Chuyên đề Giải pháp thực hiện việc chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9002:1994 sang iso 9001: 2000 tại công ty cơ khí Hà Nội

Lời nói đầu 1

Phần thứ nhất 3

Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty có liên quan đến việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng iso 9002. 3

I> Khái quát quá trình hình Thành, phát triển và phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty 1958 - 2003 . 3

KHÁI QUÁT CHUNG 3

2.1. Giai đoạn từ 1958-1965. 4

2.2.Giai đoạn 1966-1975. 5

2.3.Giai đoạn 1976-1986. 5

2.4. Giai đoạn 1986-1995. 6

2.5.Giai đoạn từ 1996 tới nay. 6

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN 7

2.Hoạt động sản xuất kinh doanh và cơ cấu tổ chức của công ty. 8

2.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 8

2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty. 10

ii. Một số đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của công ty 13

1. Đặc điểm về bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh : 13

2. Đặc điểm về lao động . 16

3. Đặc điểm máy móc thiết bị : 17

4. Đặc điểm nguyên vật liệu sử dụng trong công ty : 19

5. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. 23

6. Đặc điểm về nguồn vốn của công ty. 24

7. Đặc điểm về cơ cấu sản xuất của công ty. 25

iii. các sản phẩm chủ yếu và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty . 26

1. Các sản phẩm chủ yếu. 26

2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty . 26

2.1. Hoạt động của hội đồng kinh doanh của công ty . 26

2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2001. 28

IV. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI TRONG MỘT SỐ NĂM TỚI . 29

1. Kế hoặch sản xuất kinh doanh năm 2003. 29

2. Mục tiêu chất lượng của công ty tháng 01/2003 đến tháng 12/2003 29

3. Phương hướng phát triển . 30

PHẦN THỨ HAI 32

THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9002 TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI 32

I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Ở CÔNG TY 32

1. Bộ máy quản lý chất lượng . 32

2. Các quy trình . 35

3. Các công cụ thống kê 36

II. QÚA TRÌNH XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG ISO 9002 TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI 38

1. Nhận thức về việc áp dụng hệ thống ISO 9002 . 38

2. Lựa chọn cơ quan tư vấn và cơ quan đăng ký . 38

3. Xây dựng hệ thống văn bản . 39

3.1. Quý trình ban hành văn bản . 39

3.2. Hình thức của hạch toán văn bản: 41

3.3 Kết cấu của hệ thống văn bản theo ISO 9002: 42

3.3.1 Tầng 1 : Sổ tay chất lượng . 42

3.3.2 Tầng 2 : Quy trình quản lý . 43

3.3.3 Tầng 3: Hướng dẫn . 43

3.3.4 Tầng 4 : Hồ sơ chất lượng , biểu mẫu . 44

3.3.5 Tầng 5: Các tài liệu có nguồn gốc từ bên ngoài , 44

4. Áp dụng hệ thống văn bản theo tiêu chuẩn ISO 9002 và xin chứng nhận. 44

vii. thực trạng việc áp dụng hệ thống quản ISO 9002 hiện nay tại công ty . 45

1. Những thuận lợi của công ty trong việc áp dụng ISO 9002. 49

2. Những khó khăn của công ty trong việc áp dụng và duy trì hệ thống ISO 9002 . 52

PHẦN THỨ BA: 60

GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN VIỆC CHUYỂN ĐỐI HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9002:1994 SANG ISO 9001:2000 60

I) Cơ sở của việc chuyển đổi : 60

II) Các giải pháp để thực hiện việc chuyển đổi 61

1. Cam kết của lãnh đạo : 61

2. Giáo dục và đào tạo . 62

3. Từng bước sửa đổi hệ thống văn bản : 65

4. Vận hành thử hệ thống văn bản mới . 66

5. Vần hành hệ thống quản lý chất lượng . 66

6. Đánh giá chất lượng , phân tích dữ liệu bằng các công cụ thống kê . 67

7. Tranh thủ giúp của QUACERT . 67

KẾT LUẬN 69

 

doc72 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1105 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp thực hiện việc chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9002:1994 sang iso 9001: 2000 tại công ty cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty và chương trình công tác của hội đồng kinh doanh . - Tổng hợp ý kiến của các thành viên hội đồng kinh doanh phối hợp với các đơn vị và cá nhân nghiên cứu để sản xuất phương án thực hiện . - Kiểm tra giám sát toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua các đơn vị chức năng và các chuyên gia trong và ngoài công ty (nến cần ) - Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với giám đốc công ty về các đề xuất , kiền nghị của hội đồng sản xuất kinh doanh, các thành viên hội đồng . Với nhiềm vụ được giao, thời gian qua hợp đồng đã thực hiện được các công việc và đã được giám đốc phê duyệt, đang tiếp tục triển khai là : 1) Tư vấn về khai thác mảng thị trường sản phẩm ổn định cho năm 2003 và các năm tiếp theo . 2) Tư vấn về các sản phẩm mới, phù hợp với khả năng chế tạo của công ty mà thị trường có nhu cầu . 3) Tham gia vào việc phân tích khả năng chế tạo của công ty đối với cả dây chuyền thiết bị theo chủ trương nội địa hoá trang bị : Dây truyền thiết bị xi măng 1,4 triệu tấn / năm , dây truyền thiết bị nhà máy điện Uông Bí 300MW hệ thống thiết bị nếu bộ giâý ... 4) Đề xuất quảng cáo triển lãm một số thiết bị , sản phẩm . 2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2001. Tình hình thực hiện kế hoặch sản xuất kinh doanh tháng 12/2001 với các chỉ tiêu : Doanh thu sản xuất CN đạt 9.049.359.035; Doanh thu kinh doanh thương mại và các hoạt động khác đạt 1.725.684.118 đưa tổng doanh thu tháng 12/2001 là 10.775.043.153 đạt 153,79% so với kế hoạch đề ra . Các hợp đồng đối đầu cho năm 2002là 5,2 tỷ, tạo đà để công ty vững bước để công ty dành thắng lợi trong năm nhâm ngọ đầy biến động và thử thách , trên các cơ sở thực tế tiềm năng của công ty , ban lãnh đạo đề xuất mục tiêu năm kế hoặch 100 tỷ SXKD năm 2003 và đó cũng là ý chí hành động của gần 1000 công ty cơ khí Hà Nội . Ta có bảng chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của công ty sau Bảng 3: Một số chỉ tiêu kinh tế của HAMACO STT Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 1 Giá trị tổng sản lượng 57.092 37.673 38.824 40.123 2 Doanh thu bán hàng 74.242 46.232 48.048 63.400 3 Giá trị hợp đồng 26.716 30.932 49.715 / 4 Đầu tư xây dựng cơ bản 4.581 2.019 23.500 / 5 Lợi nhuận 342 266 270 302 6 Thu nhập bình quân 0.782 0.739 0.840 / Nguồn :Phòng kế toán – Thống kê tài chính iV. Phương hướng phát triển của công ty cơ khí Hà Nội trong một số năm tới . 1. Kế hoặch sản xuất kinh doanh năm 2003. - Giá trị tổng sản lượng đạt : 55,684 tỷ đồng, tăng 24% so năm 2002. - Doanh thu bán hàng đạt : 60,600 tỷ đồng , tăng 18%so năm 2002. - Thu nhập bình quân tăng từ 10% đến 12% so năm 2002. - Các khoản phải nộp đảm bảo theo quy định của nhà nước . - Sản xuất - king doanh tiếp tục có lãi . 2. Mục tiêu chất lượng của công ty tháng 01/2003 đến tháng 12/2003 Tiếp tục hoàn thành hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 với phương châm phù hợp - khoa học - hiệu quả . Từng bước thiết lập hệ thống văn bản của hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 trên nền tảng và sự tương thích văn bản của hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002 của công ty đang áp dụng . - Tổ chức các lớp đào tạo tại công ty cho các cán bộ chủ chốt và nhân viên phụ trách các công việc quan trọng của hệ thống về ISO 9001:2000 . - Xác định lựa chọn tiêu chuẩn bằng cách giới hạn phạm vi áp dụng . - Thiết lập chỉ đạo cho việc áp dụng hệ thống quản lý chẩt lượng theo ISO 9001:2000 Công ty hướng mục tiêu váo tháng 6/2004 đưa hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 vào áp dụng và kỳ đánh giá cuối cùng vào tháng 12/2004 chuyển sang xin cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 Duy trì tiếp tục tìm các giải pháp về công nghệ , kỹ thuật , quản lý , tổ chức sản xuất , quản lý chất lượng hữu hiẹu để tỷ lệ hàng hỏng ở mức độ cho phép - Đúc gang : 5,5% - Đúc thép : 2,5% - Khâu cơ khí : 0,4% - Rèn ,cắt thép , chế tạo kết cấu thép : 0,5% - Nhiệt luyện : 0,3% Từng bước đưa công nghệ thông tin vào điều hành sản xuất kinh doanh và phục vụ nhu cầu của khách hàng . Giữa vững và nâng cao vị thế của công ty trong đội ngũ nhà sản xuất có chất lượng cao được khách hàng tín nhiệm . 3. Phương hướng phát triển . Cho dự án đầu tư chiều sâu . - Hoàn thành và cải tiến toàn bộ hệ thống đường đi, công trình xây dựng của trung tâm tự động hoá . - Sắp xếp lại và đưa xưởng đúc với dây truền công nghệ mới vào hoạt động - Triển khai từng bước giai đoạn 2 của dự án . -Tăng cường tiết kiệm vật tư và năng lượng, phấn đấu giảm chi phí vật tư và năng lượng xuống 70% chi phí sản xuất để tăng hiệu quả cạnh tranh và tăng thu nhập cho cán bộ , công nhân viên . - Hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất và kinh doanh theo hướng giảm nhân lực và nâng cao hiệu quả . Đặc biệt đẩy mạnh việc đổi mới và tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống điều hành sản xuất , hệ thống Marketing , hệ thống cung cấp và hệ thống quản lý tài chính . - Nghiên cứu hệ thống quản lý tiền lương cho phù hợp với tình hình mới nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của người lao động . - Đẩy mạnh hoạt động khoa học - kỹ thuật theo hướng tăng cường áp dụng tự động hoá , năng cao chất lượng sản phẩm đúc , ứng dụng công nghệ cao để tăng cường độ chính sác gia công và chất lượng nhiệt luyện để chế tạo các sản phẩm có đủ khả năng cạnh tranh phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu . Phần thứ hai thực trạng của công tác xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng iso 9002 tại công ty cơ khí Hà Nội I. tình hình quản lý chất lượng ở công ty 1. bộ máy quản lý chất lượng . Xuất phát từ nhận thức : Chất lượng là kết quả tổng hợp của mọi sự nỗ lực ở nhiều khâu trong một quá trình từ việc nghiên cứu , thiết kế , sản xuất tới các thành tựu của khoa học công nghệ , sự sáng tạo của con người . trong công ty cơ khí hà nôi nói riêng , các doanh nghiệp nói riêng , các doanh nghiệp nói chung bằng chính thực lực sản xuất kinh doanh của mình đều thấy rằng : Không thể sản xuất được những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt nếu công tác điều hành và tổ chức quy trình sản xuất hoạt động kém chất lượng . Để thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng thì điều đầu tiên phải làm là xây dựng mọi quy chế trong đophân định rõ trách nhiệm của ai đối với việc gì . Quản lý chất lượng sản phẩm là trách nhiệm của tất cả các ban lãnh đạo , việc thực hiện công tác quản lý chất lượng có liên quan đến mọi thành viên trong doanh nghiệp . ở công ty cơ khí Hà Nội , công tác quảnlý chất lượng sản phẩm rất được coi trọng , được phân công , phân cấp rõ ràng . Mọi hoạt động được lãnh đạo cao nhất chỉ đạo có sự tham gia của mọi thành viên , thường xuyên có chấn chỉnh để đảm bảo phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp , thích ứng với đòi hỏi của môi trường kinh doanh . Trong đó : Đại diện lãnh đạo về chất lượng (được thành lập theo quyết định số 1226/vp do giám đốc công ty ký ngày 05/12/2000) chịu trách nhiệm về hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường gồm những nhiệm vụ sau : Chịu trách nhiệm trước giám đốc và ban lãnh đạo về xây dựng , điều hành và kiểm tra thực hiện hệ thống đảm bảo chất lượng , bảo vệ môi trường trong công ty . thay mặt giám đốc ký các băn bản , các quy chế , các quy định cũng như các hợp đồng liên quan đến đảm bảo chất lượng sản phẩm , bảo vệ môi trường , an toàn về vệ sinh an toàn lao động . Trưởng của mỗi đơn vị là điều phối viên chính của hệ thống đảm bảo chất lượng . Các phòng kỹ thuật , phòng vật tư , phòng điều độ sản xuất , phòng cơ điện có nhiệm vụ thực hiện đảm bảo chất lượng , xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm , lập kế hoạch chế thử sản phẩm mới , kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào , kiểm tra sản xuất , kiểm tra các định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩm được sản xuất ra . Phòng QLCL & MT có vai trò quan trọng trong hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm , nhiệm vụ chính của phòng là kiểm tra chất lượng sản phẩm , sự điều hành của các đơn vị sản xuất (được minh chứng qua các sơ đồ ,lưu đồ của hệ thống đảm bảo chất lượng ) và chịutrách nhiệm trước giám đốc công ty về sự sác nhận đó . Phòng QLCL & MT là phòng chuyển trách kiểm chất lượng từ đầu vào đến đầu ra , mọi lĩnh vực , mọi khâu trong quả trình sản xuất , phạm vi hoạt động của phòng rất rộng . +Kiểm tra chất lượng đầu vào . Phòng QLCL $ MT có trách nhiệm đảm bảo các vật tư , sản phẩm đầu vào đều đã được kiểm tra thử nghiệm , đánh dấu nhận biết và kết luận chất lượng trước khi nhập kho . Nguyên vật liệu mua vào được đảm bảo trong kho, thủ kho thường xuyên kiểm tra khu vực được phân công quản lý nhằm phát hiện và hạn chế những tác động sấu của môi trường đến chất lượng nguyên vật liệu , đảm bảo an toàn cháy nổ . Những vật tư , sản phẩm có yêu cầu sản xuất gấp được giám đốc hay phó giám đốc phụ trách ký lệnh cho phép cấp phát trước thì sau khi cấp phát phòng QLCL & MT vẫn phải có trách nhiệm kiêmr tra lô vật tư , sản phẩm đó . Trường hợp phát hiện vật tư không phù hợp thì được miễn kiểm tra thử nghiệm đầu vào trừ những trường hợp nghi vấn . để có sản phẩm có chất lượng tốt "phải làm đúng và làm tốt ngay từ đầu ", công tác thu mua và quản lý vật tư đã được đơn vị thực hiện tốt . + Quản lý chất lượng trong khâu thiết kế . Do đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất theo nhiệm vụ nhà nước giao và làm theo hợp đồng sản xuất , khâu thiết kế của công ty còn chưa đạt yêu cầu như mong muốn . Việc kiểm soát thiết kế chủ yếu là từ cấp trên và các chuyên gia đối tác đảm nhiệm . Công ty đang khắc phục để hoàn thiện hệ thống của mình theo tiêu chuẩn ISO 9001 (Mô hình đảm bảo cả khâu thiết kế )và áp dụng vào cuối năm nay . +Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quả trình sản xuất . Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong từng công đoạn sản xuất không những là trách nhiệm của nhân viên phòng QLCL $ MT mà còn là trách nhiệm của từmg công nhân có sự đôn đốc , giám sát của các nhân viên phòng QLCL $ MT nhằm cho sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu đặt ra . Ngoài các phòng ban chức năng khác đều có nhiệm vụ và trách nhiệm khác liên quan . Quản lý chất lượng là quản lý về mặt chất của quy trình , nó liên quan đến mọi công đoạn trong xuốt quá trình của hệ thống , liên quan đến con người , đến chất lượng công việc, quản lý chất lượng là một bộ phận hữu cơ của hệ thống quản lý của công ty, nâng cao hiêụ lực quản lý nói chung và quản lý chất lượng nói riêng có vai tró quan trọng đối với công tác đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty trong điều kiện còn nhiều khó khăn như hiện nay 2. Các quy trình . Hệ thống quản lý chất lượng của công ty hiện nay bao gồm 20 quy trình ; Sổ tay chất lượng . QT01 Xem xét của lãnh đạo QT02 Trách nhiệm, quyền hạn lãnh đạo QT03 Xem xét hợp đồng QT05 Kiểm soát tài liệu QT06 Mua hàng QT07 Kiếm soát sản phẩm do khách hàng cấp QT08 Nhận biết và xác định nguồn gốc sản phẩm QT09 Kiểm soát quá trình QT10 Kiểm tra thử nghiệm QT11 Kiểm soát thiết bị kiểm tra, đo lường và thử nghiệm QT12 Trạng thái kiểm tra thử nghiệm QT13 Kiểm soát sản phẩm không phù hợp QT14 Hành động khắc phục phòng ngừa QT15 Xếp dỡ - Lưu kho - Bao gói - Bảo quản về giao hàng QT16 Kiểm soát hồ sơ chất lượng QT17 Đánh giá chất lượng nội bộ QT18 Đào tạo QT19 Dịch vụ sau bán hàng QT20 Kỹ thuật thống kê 3. Các công cụ thống kê Kiểm tra kiểm soát chất lượng . Để đảm báo rằng các mục tiêu chất lượng được thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra của công ty tiến hành các hoạt động kiểm tra, kiểm soát chất lượng, kiểm soát chất lượng là các hoạt động mang tính tác nghiệp được thực hiện thông qua hoạt động kiểm tra chất lượng . Kiểm tra chất lượng là hoạt động theo dõi thu thập , phát hiện và đánh giá những khuyết tật của sản phẩm , những điều biến thiên của quá trình vượt qua tầm kiểm soát Các công cụ thống kê được áp dụng chủ yếu là biểu đồ PARETO và biểu đồ nhân quả . +Biểuđồ PARETO : Biểuđồ PARETO là một biểu đồ cột dùng các dữ liệu thu thập được trong các phiếu kiểm tra hoặc lấy từ các nguồn khác . Sau đó sắp xếp các dữ liệu theo lớn đến nhỏ các sự kiện hoặc các sai sót cùng các triệu chứng , nguyên nhân . Từ đó có thể phát hiện được các kiểu sai sót phổ biến nhất , tỷ lệ giữa các vấn đề đang được xem trên tổng số các sai sót và thứ tự ưu tiên của các vấn đề cần ưu tiên và khắc phục . Cách vễ biểuđồ PARETO như sau : Bước 1: Xác định các phân loại và thu thập các dữ liệu . Cách tốt nhất là dùng phiếu kiểm tra để thu thập . Bước 2: Sắp xếp các dữ liệu cố lượng lớn nhất đến nhỏ nhất Bước 3: Tính số sai sót tích luỹ và phần trăm của sai sót , tích luỹ phần trăm của sai sót . Bước 4: Vẽ trục tung , trục hoành , vẽ biểu đồ hình cột . Bước 5: Vẽ một đường thẳng song song với trục tung để biểu diễn phần trăm tích luỹ ,sau đó vẽ đường cong tích luỹ tương ứng với phần trăm tích luỹ . + Sơ đồ nhân quả : Đây là sơ đồ biểu diễn mối quan hệ những nguyên nhân và kết quả , sử dụng sơ đồ này có thể phát hiện những nguyên nhân gây nên những vấn đề trục trặc về chất lượng , từ đó đề xuất các biện phát khắc phục nguyên nhân ,cải tiến chất lượng , hoàn thiện chất lượng . Các bước xây dựng sơ đồ nhần quả như sau : Bước 1: Xác định các đặc tính chất lượng cần phân tích . Bước 2: Vẽ đặc tính đó bằng mũi tên dài , đầu mũi tên chỉ các đặc tính Bước 3: Xác định nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chỉ tiêu chất lượng đó , vẽ các nguyên nhân chính bằng các mũi tên ngắn hơn , trên các nhánh , hướng về các mũi tên dài chỉ đặc tính Bước 4: Xác định nguyên nhân phụ ánh hưởng đến nguyên nhân chính ,thể hiện bằng các mũi tên ngắn hơn , hướng về mũi tên chính . Ngoài ra , tuỳ từng loại sản phẩm cụ thể , có thể áp dụng các công cụ thống kê khác một cách thích hợp ii. qúa trình xây dựng và áp dụng hệ thống ISO 9002 tại công ty cơ khí Hà Nội 1. Nhận thức về việc áp dụng hệ thống ISO 9002 . Trong những năm gần đây, hoà cùng với xu hướng quốc tế hoá của nền kinh tế thế giới là chính mở cửa của nền kinh tế trong nước chính sách một cách thông thoáng của Việt Nam . Điều này tạo ra cho các doanh nghiệp trong nước nhiều điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi nhưng đi kèm đó là những khó khăn thử thách . Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết cải thiện và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường nhằm tồn tại và phát triển trong thời đại mới . Công ty cơ khí Hà Nội cũng nằm trong tình trạng đó. Những năm gần đây, công ty sự cạnh tranh của nhiều công ty cơ khí khác trong và ngoài nước , những sản phẩm truyền thống của công ty là các loại máy công cụ thì sự cạnh tranh chủ yếu là hàng "Secondhand" hoặc hàng trung quốc nhập lậu . Từ nhận thức đó , qua tìm hiểu về hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, kết hợp với tình hình thực tế của công ty , lãnh đạo công ty đã quyết định xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 tại công ty cơ khí Hà Nội . Sở dĩ công chọn hệ thống ISO 9002 để áp dụng là vì hiện nay Công ty nhận hợp đồng gia công chi tiết máy công nghiệp với số lượng lớn hơn nhiều (cả về mặt khối lượng gia công và giá trị sản xuất ) so với các sản phẩm truyền thống . Các hợp đồng naỳ được thực hiện với thiết kế chủ yếu là của khách hàng (ISO 9002 không bao gồm việc kiểm soát thiết kế sản phẩm ), và công ty phải đảm bảo rằng sẽ làm đúng như thiết kế của khách hàng , đúng như hợp đồng đã kỹ kết ISO 9002 như là một chứng chỉ đảm bảo sự cam kết đó . 2. Lựa chọn cơ quan tư vấn và cơ quan đăng ký . Năm 1998 , ban lãnh đạo công ty quyết định xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 . Công ty đã đăng ký hợp đồng tư vấn với trung tâm Năng xuất - Chất lượng , VPC, thuộc tổng cục tiêu chuẩn - Đo lường -Chất lượng Việt Nam , Bên tư vấn cũng giúp đỡ công ty trong việc truyền đạt hiêủ biết cơ bản về ISO 9002 cho người lao động . Đặc biệt là sự giúp đỡ các cán bộ chuyên trách của công ty trong việc viết văn bản của hệ thống quản lý chất lượng , các quy trình , hướng dẫn , biểu mẫu ... Công ty đã lựa chọn cơ quan đăng ký chứng nhận là trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Quacert ( Tổng cục TC-ĐL-CL) và công ty AJA (Anglo janese American) của anh thông qua văn phòng đại diện của công ty này tại Singapore . Đây là sự liên kết giữa hai cơ quan chứng nhận , trong đó AJA giữ vai trò quyết định trong lần đánh giá cuối cùng vào tháng 2/2000-AJA đã cử chuyên gia sang để cùng với cán bộ trung tâm Quacert đánh giá và cấp chứng chỉ . Khi được chứng nhận thì chứng chỉ đồng thời mang biểu tượng (Logo) của quacert và AJA . Điều này tạo sự thuận lợi hơn trong giao dịch với các công ty nước ngoài . 3. Xây dựng hệ thống văn bản . Với sự cộng tác giúp đỡ của công ty tư vấn , ban bảo đảm chất lượng đã đi sâu nghiên cứu tình hình sản xuất - Kinh doanh của công ty , phân tích ưu khuyết điểm của từng phòng ban , phân xưởng ; xác định mặt mạnh , mặt yếu , khả năng , nguồn lực của công ty để lập kế hoặch xây dựng và áp dụng hệ thống ISO 9002 các phòng ban, phân xưởng cũng được phân công trách nhiệm một cách rõ ràng băng văn bản đến từng thành viên cụ thể . Mỗi văn bản viết song đều có người kiểm tra , người duyệt sau đó mới đưa vào áp dụng . Công tác phân công đó thể hiện qua bảng sau: 3.1. Quý trình ban hành văn bản . Bắt đầu Đề nghị viết - sửa tài liệu Phân công trách nhiệm Viết - sửa - hoàn thành Phân phối - lưu chữ Kết thúc ự trù vật tư theo kế hặch dàn dxQuyết định Kiểm tra Quá trình ban hành hoạch toán văn bản của công ty tuân theo đúng quy định của ISO 9002. Có thể biểu diễn theo lưu đồ sau : Hình 9: Quy trình ban hành văn bản tại HAMECO 3.2. Hình thức của hạch toán văn bản: Hệ thống văn bản theo ISO 9002 tại công ty có hình thức như sau : trang 1 (của mỗi loai tài liệu ) Biểu tượng HAMEC Tên tài liệu (Sổ tay chất lượng – Quy trình -hướng – Biểu mẫu ) Mã số Ngày Trang 1. Mục đích :nêu lên mục đích của tài liệu . 2. Phạm vi áp dụng : Phạm vi và lĩnh vực mà tài liệu áp dụng. 3. Tài liệu có liên quan : Các tài liệu được trích dẫn hay áp dụng trong quá trình viết. 4. Định nghĩa và viết tắt : Giải thích các từ viết tắt hoặc thuật ngữ được sử dụng trong tài liệu (Trường hợp không có thể bỏ ) Người soạn Người kiểm tra Người duyệt Bản đồ Tên Tên Tên Chữ ký Chữ ký Chữ ký Dấu kiểm soát Ký / ngày Từ trang 2 của mỗi loại tài liệu có hình thức như sau : Biểu tượng HAMECO Tên tài liệu Mã số Ngày Trang 3.3 Kết cấu của hệ thống văn bản theo ISO 9002: Công ty xây dựng hệ thống văn bản bao gồm 5 tầng : 3.3.1 Tầng 1 : Sổ tay chất lượng . Sổ tay chất lượng là : Bộ tài liệu giới thiệu toàn bộ hệ thống tổ chức và hoạt động đảm bảo chất lượng của công ty cơ khí Hà Nội phù hợp với những yêu cầu của TCVN ISO9002:1996, là công cụ giúp đỡ cán bộ công nhân viên của công ty lao động có chất lượng , đồng thời để đánh giá hiệu quả và chứng minh với khách hàng về hệ thống đảm bảo chất lượng của công ty . Sổ tay chất lượng là tài liệu bao gồm : * Chính sách chất lượng : Nêu lên chính sách về chất lượng mà công ty đang áp dụng . Chính sách chất lượng của công ty ban hành ngày 1/08/1999 như sau: Lãnh đạo công ty cơ khí Hà Nội cam kết : 1. Luôn luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ có chất lượng thoả mãn mọi yêu cầu của khách hàng 2. Thực hiện đúng và đầy đủ phương châm : "Vui lòng khách đến , vừa lòng khách đi " . Luôn cải tiến phương thức phục vụ, tôn trọng mọi cam kết của khách hàng . 3. Bằng mọi phương tiện tuyên truyền và giáo dục cho cán bộ công nhân viên hiểu rõ : Chất lượng là sự sống còn của công ty , lao động có nghĩa vụ đồng thời là quyền lợi sát sường của mỗi người . 4. Thường xuyên cải tiên sản phẩm . Thực hiện chiến lược đầu tư đổi mới công nghệ , đào tạo nâng cao năng lực cán bộ công nhân viên : Đáp ứng moi yêu cầu phát triển của công ty . 5 . Xây dựng duy trì hệ thống đảm bảo chất lượng theo mô hình TCVN ISO 9002-96. Giám đốc công ty yều cầu mọi cán bộ công nhân viên công ty thực hiện 5 điều cam kết trên mọi lúc , mọi nơi mình làm *Mục tiêu chất lượng và mô tả hệ thống chất lượng của công ty . Mục tiêu chất lượng có thể được thay đối theo từng thời kỳ cho phù hợp với tình hình thực tế . * Cơ cấu tổ chức , chức năng nhiệm vụ từng chức danh và đơn vị chủ yếu . *Những nguyên tắt trong từng mảng hoạt động của công ty theo các chuẩn mực của TCVN ISO 9002:1996. 3.3.2 Tầng 2 : Quy trình quản lý . Là các tài liệu quy định quyền hạn , trách nhiệm và các phương pháp tiến hành để hoàn thành một chuỗi công việc hoặc từng bước công việc . Hệ thống văn bản của công ty có 19 quy trình được soạn thảo theo đúng yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 9002:1994 (TC VN ISO 9002:1996) và phù hợp với điều kiện thực tế tại công ty . 3.3.3 Tầng 3: Hướng dẫn . Gồm các văn bản chỉ dẫn cách làm cụ thể đối với một công việc cụ thể quy định trong các tài liệu của tầng 2 . (Công nghệ , vận hành và bảo trì máy móc . Hiệu chuẩn thiết bị hoặc các loại bản vẽ , tài liều kỹ thuật khác ). 3.3.4 Tầng 4 : Hồ sơ chất lượng , biểu mẫu . Là kết quả sau khi diễn các số liệu vào các biểu mẫu trọng quá trình thực hiện các quy trình , hướng dẫn (Các quy trình , hướng dẫn , biểu mẫu có thể được sửa đổi , bổ sung cho phù hợp điều kiện thực tế ) 3.3.5 Tầng 5: Các tài liệu có nguồn gốc từ bên ngoài , Đó có thể là các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế ; tài liệu do khách hàng cung cấp (bản vẽ , đặc tính kỹ thuật ); các quy định pháp lý . 4. áp dụng hệ thống văn bản theo tiêu chuẩn ISO 9002 và xin chứng nhận. Trên thực tế , công ty không phân biệt hẳn giai đoạn xây dựng và áp dụng ..Văn bản nào được xây dựng xong là được đưa vào áp dụng ngay để có thể rút kinh nhiệm và bổ xung xửa đổi cho hoàn thiện đúng yêu cầu của ISO 9002 và phù hợp với điều kiện thực tế tại công ty , đến tháng 7/1999 , toàn bộ hệ thống văn bản ban hành theo yêu cầu của ISO 9002 đã được đưa ra áp dụng , sau đó là các cuộc đánh giá nội bộ được tổ chức bởi ban bảo đảm chất lượng của công ty kết hợp vơí bên tư vấn . Những cuộc đánh giá nội bộ đã tìm ta những điểm không phù hợp tiêu chuẩn hoặc thực tế của hệ thống nhằm đưa ra biện pháp sửa đổi , bổ sung . Cho đến ngày 20 và 21/12/1999 , cuộc đánh giá sơ bộ của AJA và quacert được tiến hành tại công ty đã chỉ ra ba điểm "Không phù hợp " đề nghị công ty sửa đổi hoàn thiện trước khi đánh giá chính thức . Ngày 23/02/2000 , cuộc đánh giá chính thức được tiến hành , đoàn đánh giá đã xem xét và đánh giá việc đánh giá việc áp dụng hệ thống văn bản tại những đơn vị : + Văn phòng giao dịch thương mại +Phòng điều độ sản xuất +Phòng vật tư +Tổng kho +Phòng tổ chức +Phòng QLCLSP &MT, Đánh giá cũng kiểm tra các mặt: +Quản lý hồ sơ +Thực hiện các văn bản ISO 9002 trong công tác chuyên môn , +Xem xét kỹ các hành động khắc phục , phòng ngừa qua các cuộc đánh giá nội bộ . Kết thúc đánh gía , đoàn đánh giá đã công nhận : Hệ thống quản lý chất lượng của công ty cơ khí Hà Nội đã đạt tiêu chuẩn ISO 9002 , ngày 7/3/2000, công ty chính thức đón nhận chứng chỉ ISO 9002 được cấp bởi AJA và quacert, chứng chỉ mang số HT , 057.00.29 có giá trị đến ngày 23/02/2003 vii. thực trạng việc áp dụng hệ thống quản ISO 9002 hiện nay tại công ty . Theo như sơ đồ thể hiện hệ thống quản lý chất lượng của công ty thỉ ISO9002 được áp dụng đối với hầu hết các bộ phận , các đơn vị , phòng ban quan trọng trong toàn công ty và áp dụng cho quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ các sản phẩm maý công cụ và thiết bị công nghiệp được sản xuất tại công ty , trưởng các bộ phận , các đơn vị , phòng ban quan trọng trong toàn công ty , có ban đại diện lãnh đạo về chất lượng với ba thành viên là những người am hiểu về lĩnh vực quản lý chất lượng , Trong quá trình áp dụng kể từ khi hệ thống quản lý chất lượng được công nhận đến nay , công ty đã tiến hành ba cuộc đánh giá nội bộ đều cho thấy kết quả tốt , công ty đã thường xuyên nghiêm cứu để bố xung ,sửa đổi hệ thống văn bản cho phù hượp . Đến nay công ty đã sửa đổi 18 lần cho 13/19 quy trình .Ngày 15/08/2000 , cuộc đánh giá giàm sát đầu tiên đã được tiến hành , Bà Nguyễn thị minh lý cùng đoàn đánh giá của quacert đã công nhận hệ thống quản lý chất lượng của công ty vẫn duy trì đúng theo tiêu chuẩn ISO 9002. Công tác ISO 9002 đã đi vào nề nếp , thực sự là nòng cốt trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của công ty và mang lại hiều quả thiết thực ; đã góp phần phát hiện , điều chính kịp thời những sai xót trong khâu sản xuất , do đó , sản phẩm hỏng tại một số khâu đã giảm xuống ; khâu đúc năm 2000 giảm 14%so 1999 , năm 2001 giảm 9% so với năm 2000 . Tỷ lệ hàng hỏng ở các khâu khác bằng hoặc thấp hơn mức quy định . Tuy nhiên nếu cho rằng : Sau khi hệ thống quản lý chất lượng theo ISO9002 được thực hiện mà có sự thay đổi đột biến trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm thì đó là điều duy ý trí , còn nếu là không có dâú hiệu của sự thay đổi về chất lượng sản phẩm thì cũng không đúng . Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO9002 không tự nó làm ra chất lượng mà hoàn toàn phụ thuộc vào việc thực hiện của mỗi người ở công đoạn sản xuất , ở mọi nơi làm việc cho từng chi tiết thiết bị có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng sản phẩm ... đều kiểm soát một cách đầy đủ và liên tục thì chất lượng sản phẩm mới ổn định . Việc nhận bi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9477.doc
Tài liệu liên quan