Phương pháp luận chi tiết hóa kế hoạch làm sao có thể đạt được mục đích đề ra ở trên. Chi tiết phải bao gồm, ví dụ như phải thực hiện khảo sát năng lượng, việc sử dụng các công nghệ tiên tiến có hiệu quả năng lượng, vạch ra các phương thức hoạt động , thực hiện một chương trình giảng dạy cho nhân viên về việc quan sát và đánh giá việc sử dụng năng lượng.
Tổ chức một cuộc họp giữa người trưởng ban quản lý năng lượng của nhà máy với đại diện các phòng ban quan trọng.
Sự hỗ trợ của ban lãnh đạo công ty sẽ là yếu tố dẫn đến thành công của kế hoạch năng lượng đề ra. Có cần sự cam kết quản lý bằng dẫn chứng cụ thể , liên tục kiểm tra quá trình thực hiện và báo cáo kết quả. Tham khảo ý kiến lẫn nhau bằng cách tổ chức các cuộc họp để tìm kiếm những ý kiến hữu ích cho việc thực hiện một cách hữu hiệu hơn. Ngoài ra cũng cần thành lập một ban quản lý năng lượng với nhiều thành phần khác nhau cho việc phối hợp thực hiện chương trình.
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2112 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp tiết kiệm năng lượng ở tòa nhà V-Tower thuộc công ty VINAPON, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inapon (V-Tower Building) đã và đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Ban quan lý luôn bảo đảm uy tín về chất lượng cũng như chất lượng về quản lý điều hành tòa nhà. Với đặc thù của tòa nhà là cho thuê văn phòng, và cho thuê căn hộ. Đặc biệt khu vực các căn hộ 100% là người Nhật ở nên khách hàng tại đây luôn được tạo những điều kiện tốt nhất về mọi phương diện, luôn tạo được cho khách hàng sự thoải mái. Công ty đạt mức độ tăng trưởng cao và ổn định, tổ chức có định hướng phát triển dài hạn, có trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội. Công ty luôn vượt lên những khó khăn thách thức khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực cũng như thế giới. Có thể nói với những hoạt động, cách thức tổ chức cũng nhu quản lý, những thay đổi không ngừng đã nhận được sự đánh giá rất cao của các tổ chức trong và ngoài nước cũng như các khách hàng tại công ty.
23.2. Tình hình sử dụng năng lượng
2.2.1 Hiện trạng sử dụng năng lượng của V-Tower Building
Bảng phân bố tiêu thụ năng lượng điện, nước theo các tháng trong năm 2008
( Bảng phụ lục đính kèm)
Bảng 1. Tổng hợp số liệu tiêu thụ các dạng năng lượng
Đối với hệ thống điện, các phụ tải chính sử dụng có thể kể đến là hệ thống điều hòa không khí trung tâm (dùng các điều hòa cục bộ và giàn giải nhiệt), hệ thống chiếu sáng, hệ thống bơm nước (bơm giải nhiệt cho hệ thống điều hoà không khí, bơm nước sinh hoạt, bơm nước thải, bơm cứu hoả), hệ thống thang máy, cùng một số thiết bị khác phục vụ công tác chuyên môn của V-Tower Building.
Trong tổng phụ tải của thành phố Hà Nội thì V-Tower Building là một trong những hộ tiêu thụ điện năng lớn. Hệ thống trạm biến áp công suất 1500 kVA do Điện lực Ba Đình lắp đặt, nhằm cung cấp dòng và điện thế ổn định cho hệ thống điều hoà không khí như Chiler, bơm nước lạnh và cung cấp cho các hệ thống thiết bị khác trong toà nhà như thang máy, bơm nước, điện chiếu sáng.v.v.
Quá trình biến đổi
Điện
Hệ thống chiếu sáng
Hệ thống điều hòa không khí
Hệ thống thông gió
Hệ thống thiết bị khác
Dầu sử dụng chính tại V-Tower Building phục vụ cho máy phát dự phòng khi mất điện lưới.
Nước sạch cung cấp cho V-Tower Building được cấp từ Công ty nước sạch của Thành phố Hà Nội qua hệ thống đường ống của Thành phố. Nước cấp chủ yếu phục vụ cho việc làm mát của hệ thống điều hòa không khí, hệ thống nước cứu hoả, nhu cầu sinh hoạt của toà nhà.
Tình hình tiêu thụ năng lượng của Công ty Vinapon thực tế trong những năm qua có nhiều sự chuyển biến, bộ phận quản lý toà nhà đã có những biện pháp nhằm làm giảm mức tổn thất điện năng như thay các bóng đèn huỳnh quang cũ bằng những loại bóng đèn mới (như các bóng đèn Compact, bóng đèn tiết kiệm năng lượng) có hiệu suất chiếu sáng cao và tuổi thọ lớn, ban hành nhiều văn bản pháp quy về tiết kiệm năng lượng áp dụng trong cơ quan và đã có các cán bộ quản lý năng lượng chuyên trách,… điều này mang lại nhiều kết quả rõ nét như giảm được chí phí năng lượng hàng tháng. Tuy nhiên một số khu vực các thiết bị tiêu thụ năng lượng vẫn còn nhiều tiềm năng tiết kiệm, bộ phận quản lý toà nhà đã nhận biết được nhưng chưa có biện pháp nhằm khắc phục.
2.2.2. Thực trạng quản lý năng lượng của toà nhà
V-Tower Building là một toà nhà lớn, có quy mô tổ chức khá chặt chẽ, mô hình quản lý năng lượng của Công ty Vinapon cũng đã được xây dựng hoàn thiện, cấu trúc bộ phận quản lý năng lượng biểu diễn trong hình vẽ dưới đây:
Mô hình bộ phận quản lý năng lượng của công ty Vinapon
Chức năng, nhiệm vụ chính của các bộ phận quản lý tại Công ty Vinapon như sau:
- Tổng Giám đốc
Xây dựng và duy trì hệ thống các thủ tục, quy trình của toàn Công ty. Phụ trách tổng thể từ quản lý xây dựng, đầu tư máy móc, điều hành.
Quản lý chung mọi việc có liên quan đến tiêu thụ sử dụng năng lượng tại Công ty.
Phê duyệt, quyết định các phương án tiết kiệm năng lượng áp dụng cho các thiết bị của Công ty.
- Phó Tổng Giám đốc
Tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám Đốc trong việc xây dựng và lập kế hoạch họat động và tiêu thụ năng lượng của Công ty.
Xây dựng và lập kế hoạch kinh doanh và tổng hợp phân tích đánh giá tình hình hoạt động của Công ty theo yêu cầu của Giám đốc
Chỉ đạo, hướng dẫn, và hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn của các Bộ phận, Phòng/Ban tại Công ty trong việc áp dụng các quy trình, phương pháp quản lý, hoàn thiện và vận hành hệ thống hoạt động của Công ty.
Tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám Đốc trong việc hoạch định chiến lược đầu tư và phát triển kinh doanh của Công ty.
- Phòng Kỹ thuật
Thực hiện nhiệm vụ tiết kiệm năng theo kế hoách của Ban lãnh đạo Công ty.
Đưa ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho Công ty.
Thu thập và tổng hợp năng lượng tiêu thụ của tòa nhà, tìm hiểu và tiếp cận với các công nghệ tiết kiệm năng lượng.
Trong nhiệm vụ của mình, cám bộ của phòng Kỹ thuật sẽ cung cấp thông tin và hỗ trợ cho các tổ, nhóm đưa ra chiến lược tiết kiệm năng lượng, chỉ tiêu năng lượng tiêu hao của các thiết bị.
Bộ phận Kỹ thuật được chia làm hai tổ chuyên môn chính có nhiệm vụ như sau :
+) Tổ bảo trì, bảo dưỡng điều hòa: Lập kế hoạch sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ cho các thiết bị trong Công ty, giám sát việc thực hiện sửa chữa, quản lý các nhóm điều hòa, nhóm động cơ.
Quản lý hệ thống điều hòa của Công ty.
Lập kế hoạch bảo dưỡng cho từng hệ thống điều hòa.
Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa.
Triển khai việc bảo dưỡng thiết bị đúng kế hoạch, đảm bảo thiết bị họat động tốt không ảnh hưởng đến họat động của Công ty.
Các thiết bị đều phải có hướng dẫn sử dụng.
Tuân thủ theo quy trình bảo dưỡng thiết bị, dụng cụ đo lường.
+) Tổ bào dưỡng động cơ:
Theo dõi tình trạng thiết bị trong quá trình họat động.
Kiểm tra, giám sát hỏng hóc và sửa chữa các động cơ của thiết bị.
Kiểm tra phụ tùng thiết bị, vật tư gia công bên ngoài.
2.2.3. Sơ đồ khối hệ thống năng lượng và hệ thống nước
- Sơ đồ khối hệ thống điện:
Trạm biến áp của Thành phố Hà Nội
Hệ thống điều hoà
Trạm biến áp 1500 kVA của toà nhà
Hệ thống bơm nước sinh hoạt
Hệ thống bơm nước giải nhiệt
Hệ thống bơm cứu hoả
Hệ thống thang máy
Hệ thống chiếu sáng
Hệ thống khác
Biểu đồ 1. Sơ đồ khối hệ thống điện
- Sơ đồ khối tiêu thụ dầu:
Dầu trong kho chứa
Máy phát dự phòng
Biểu đồ 2. Sơ đồ khối tiêu thụ dầu
- Sơ đồ khối hệ thống nước:
Cấp nước cho hệ thống điều hoà
Cấp nước cho sinh hoạt
Bể chứa sạch nước của toà nhà
Nước thành phố
Cấp nước cho cứu hoả
Biểu đồ 3. Sơ đồ khối hệ thống nước
2.2.4. Hiện trạng hệ thống thiết bị của công ty Vinapon
Mô tả hiện trạng của hệ thống thiết bị tiêu thụ năng lượng của toà nhà
- Hệ thống điều hòa
Trong các hệ thống tiêu thụ năng lượng của toà nhà thì hệ thống điều hoà không khí có công suất lớn nhất, hệ thống này dùng Chiller làm lạnh và môi chất lạnh là nước. Sau khi nước được làm lạnh đến 7 0C sẽ được bơm nước lạnh cấp vào đường ống gió tươi và đến vị trí các AHU&FCU, khi AHU&FCU hoạt động sẽ lấy gió của AHU&FCU thổi tới đã được làm giảm nhiệt độ ở một mức nào đó và sẽ được trao đổi nhiệt thêm một lần nữa với giàn trao đổi nhiệt tại các AHU&FCU đó để thổi gió có nhiệt độ khoảng 25 0C tới các khu vực sử dụng. Trong quá trình sử dụng hệ thống này nếu như có nhiều khu vực không dùng hay nói cụ thể hơn là các AHU&FCU không được vận hành tại một số khu vực thì khi đó lượng nước lạnh cấp cho những khu vực đó sẽ được qua đường Bybas để trở lại đường ống cấp nước lạnh trở lại chiller tuần hoàn cho một chu trình. Hệ thống bơm cung cấp nước lạnh gồm hai chiếc có công suất 11 kW và hai chiếc 5,5 kW chạy 100% công suất trong cả năm, không có bơm dự phòng, do đó khí số lượng các AHU&FCU dùng nhiều hoặc dùng ít thì lúc này áp suất của đường ống nước lạnh sẽ thay đổi, nhưng bơm nước lạnh vẫn hoạt động hết công suất. Cho nên cần phải lắp hệ thống điều chỉnh tự động thay đổi công suất của bơm (lắp biến tần) để công suất của bơm luôn luôn phù hợp với phụ tải tại những thời điểm cụ thể tương ứng với số lượng AHU&FCU hoạt động.
Tại giàn giải nhiệt (thực chất là giàn ngưng tụ giải nhiệt bằng gió): Môi chất lạnh trao đổi nhiệt với nước và sau đó được nén lại và về giàn ngưng tụ (giàn giải nhiệt), môi chất lạnh đi vào trong các dàn ống trao đổi nhiệt bằng ống thép hoặc ống đồng có cánh nhôm hoặc cánh sắt bên ngoài, không khí được quạt thổi, chuyển động ngang bên ngoài qua dàn ống với tốc độ cao, sau đó ngưng tụ và tiếp tục một chu trình mới. Nhiệt độ nước lạnh khi ra khỏi Chiler sau khi trao đổi nhiệt với môi chất lạnh được đặt ở 70C, do hệ thống này cũng chưa được điều chỉnh tự động bằng phần mềm máy tính, các thao tác điều chỉnh hệ thống này đều bằng tay.
Hệ thống điều hòa không khí được triển khai lắp đặt sau khi tòa nhà hoàn thành vào năm 1999 nên đã được áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến của thời điểm đó, tính đến thời điểm hoạt động hiện nay của hệ thống thì hiệu suất sử dụng vẫn đạt giá trị cao. Tại mỗi Chiller, với số lượng 02 chiếc hoạt động 10 giờ một ngày, hệ thống này là một trong những phần tiêu thụ điện năng nhiều nhất trong hệ thống điều hòa. Vì vậy toà nhà đã tự đầu tư và quản lý trạm biến áp để có thể cấp dòng điện và điện thế ổn định, phù hợp cho các hệ thống tiêu thụ năng lượng trong toà nhà.
Tại hệ thống điều hoà không khí của toà nhà theo nhóm kiểm toán là nên tác động thêm về mặt kỹ thuật lắp đặt các hệ thống biến tần cho các bơm nước lạnh như đã phân tích quá trình hoạt động ở trên. Do hệ thống điều hòa này dùng giải nhiệt bằng gió nên trong quá trình hoạt động dàn ngưng thường bụi bám bụi bẩn, giảm hiệu quả trao đổi nhiệt nên thường xuyên vệ sinh bằng chổi hoặc nước. Khi khí không ngưng lọt vào bên trong dàn sẽ làm tăng áp suất ngưng tụ. Cần che chắn nắng cho dàn ngưng vì hệ thống hiện tại đang đặt ở vị trí chịu bức xạ mặt trời ảnh hưởng đến hiệu quả trao đổi nhiệt. Nên ghi chép đầy đủ số liệu vận hành cũng như lượng điện tiêu thụ của tháng, năm để có thể so sánh, đánh giá mức tiêu thụ năng lượng giữa các tháng, các năm từ đó tìm ra các nguyên nhân gây lãng phí lượng tại các khu vực (như những địa điểm cần phải bảo ôn, ..) để có biện pháp khắc phục và sửa chữa.
- Hệ thống chiếu sáng
Hệ thống chiếu sáng của tòa nhà được sử dụng với số lượng lớn với rất nhiều các loại bóng đèn ( bóng nêon, bóng compact, đèn cao áp...)
Toàn bộ hệ thống đèn chiếu sáng tại khu văn phòng là đèn huỳnh quang công suất 36W, số giờ sử dụng trung bình là 10h/ngày. Tại khu vực căn hộ cho thuê sử dụng các loại bóng compact với công suất bóng khác nhau như 18W, 14W, 13W, 10W, số giờ sử dụng là khoảng 6h/ngày. Tại khu vực hành lang tòa nhà sử dụng bóng compact 26W và bóng neon 18W, số giờ hoạt động là khoảng 10h/ngày. Tất cả hệ thống đèn ở tòa nhà đều được lắp chao chụp, máng âm trần nên độ rọi của đèn đã được khai thác hết tính năng. Ngoài ra tòa nhà còn sử dụng bóng đèn cao áp công suất 300W chiếu sáng xung quanh tòa nhà, số giờ sử dụng là 11h/ngày.
Có thể nói với đặc thù là văn phong cho thuê và căn hộ cho thuê nên hệ thống chiếu sáng tại tòa nhà có số lượng rất lớn và đa dạng với rất nhiều loại bóng với các công suất khác nhau.
- Hệ thống điện
Hệ thống trạm biến áp của tòa nhà có 01 trạm - công suất trạm là 1500 KVA. Hệ thống trạm biến áp này cung cấp điện cho tòa bộ hệ thống điện trong tòa nhà: hệ thống điều hòa không khí, hệ thống bơm nước và các hệ thống thiết bị khác trong tòa nhà như thang máy, bơm nước, điện chiếu sáng, bình đun nước nóng, hệ thống thông gió...
- Hệ thống bơm nước
Hệ thống bơm nước sinh hoạt gồm có 2 bơm công suất 7,5 kW làm việc 3h một ngày, trong quá trình hoạt động chỉ có một bơm làm việc và một bơm dự phòng, sẽ cấp nước toàn tòa nhà, hiện bơm đang hoạt động tối đa công suất, được nối dạng sao/tam giác. Trên tầng thượng có bố trí các bể nước sạch cung cấp cho sinh hoạt. Dạng điều khiển của hệ thống này là dạng van phao, van phao đặt ở một mức nước cố định, khi nước sử dụng tới mức dưới van phao thì van sẽ cấp điện cho bơm hoạt động. Trong quá trình hoạt động như vậy bơm phải hoạt động hết công suất để đạt đủ áp suất và lưu lượng cho đường ống, khi nước trong bể đã đạt đến mức cao nhất định theo van phao đặt thì bơm sẽ được ngắt điện ra. Đây là điểm đã hiệu quả của hệ thống bơm này và đây là nguyên lý điều khiển chung của hệ thống bơm nước của các tòa nhà cao tầng hiện nay. Tuy nhiên hiện tại phần điều khiển cho bơm nước này lại chỉ mới ở dạng đổi nối sao/tam giác nếu được điều khiển bằng thiết bị khởi động mềm thì sẽ tăng được tính hiệu quả hơn nữa cho bơm.
Hệ thống bơm nước lạnh cho chiler có 4 chiếc chia làm hai loại bơm, hai bơm có công suất lần lượt là 11 kW và hai bơm có công suất 5,5 kW thời gian làm việc 10 giờ một ngày.
- Hệ thống thang máy
Hệ thống thang máy của tòa nhà có 03 chiếc của hãng Mitsubishi trong đó có 01 thang công suât 9,5 kW và 02 thang có công suất 13kW. Đặc thù tòa nhà là cho thuê văn phòng và căn hộ nên việc đi lai trong tòa nhà là rất nhiều. Với nhu cầu phục vụ khách hàng được tốt nhất, vì vậy khi vào tòa nhà mọi người đều có cảm giác thuận tiện khi di chuyển, đảm bảo được việc đi lại thật nhanh chóng, an toàn và thuận tiện dù đi lên hay xuống.
Các thang máy đều phải có biến tần điều khiển cho động cơ những lúc khởi động và lúc dừng nên tính năng hiệu quả của hệ thống thang máy được đặt nên hàng đầu. Còn việc điều khiển thang sẽ do bộ điều khiển đảm nhiệm, thông thường được thiết kế theo dạng thông minh lý do các thang được đặt ở vị trí gần nhau và khi có tín hiệu gọi thang ở 1 vị trí bất kỳ bộ điều khiển sẽ điều khiển thang ở vị trí gần nhất so với vị trí gọi thang. Với cách hoạt động như vậy nên giúp tiết kiệm năng lượng đáng kể cho hệ thống thang máy của tòa nhà. Ngoài ra tòa nhà còn có những thang chỉ vận hành đến những khu vực tầng nhất định phục vụ cho những khu văn phòng.
- Hệ thống thông gió
Vị trí sử dụng chính khu hầm để xe, các khu hành lang của vị trí phòng khách kéo dài nên nhu cầu trao đổi không khí là rất cần thiết. Tùy vào từng vị trí cụ thể mà những động cơ này có thời gian vận hành khác nhau như khu tầng hầm do nhu cầu trao đổi không khí là rất lớn nên thời gian vận hành hệ thống là 24/24 giờ. Còn tùy thuộc vào những vị trí khác nhau mà thời gian sử dụng khác nhau.
Với khu vực hành lang, tại mỗi đầu hồi của tầng đều có động cơ quạt hút và đẩy để trao đổi khí tươi. Đây là một hệ thống quan trọng giúp tạo sự thông thoáng cho khu phòng khách nói riêng và toàn tòa nhà nói chung đảm bảo sự thông thoáng và thoải mái trong tòa nhà.
2.2.5. Đánh giá các chỉ tiêu tiêu thụ năng lượng của toà nhà
*) Chỉ số hiệu quả năng lượng trong tòa nhà kWh/m2 (trung bình trong một năm)
- Tổng công suất điện (quy đổi) trong một năm:
W = 2.004.000 (kWh)
- Tổng diện tích mặt sàn sử dụng năng lượng của V-Tower Building:
S = 20.000 m2
Vậy kWh/m2
*) Chỉ số hiệu quả năng lượng khu vực có điều hòa không khí kWh/m2 (trung bình trong một năm)
- Tổng công suất sử dụng điều hòa Wđh= 877.219,2 (kWh)
- Diện tích mặt sàn sử dụng điều hòa: Sđh = 9.000 m2
Vậy kWh/m2
*) Phụ tải chiếu sáng trong tòa nhà W/m2 (trung bình trong một năm)
- Tổng công suất sử dụng chiếu sáng Wcs= 121.348,8 (kWh)
- Diện tích mặt sàn sử dụng cho chiếu sáng: Scs = 20.500 m2
Vậy kWh/m2
23.3. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng
2.3.1. Đánh giá tình hình sử dụng năng lượng của toà nhà
Trong năm qua, với thời gian hoạt động trong năm là 8760 h và tổng chi phí năng lượng của công ty là 4.024.925.000 VNĐ. Các thiết bị tiêu thụ năng lượng hầu hết được vận hành và khai thác một cách triệt để, bộ phận quản lý năng lượng của toà nhà đã có những cố gắng lớn trong công việc của mình như việc thắt chặt trong quá trình quản lý và vận hành các thiết bị năng lượng. Việc dần thay mới các bóng đèn T5-36W thay cho bóng T10-40W cũ cũng đã được thực hiện và kết hợp việc sử dụng các choá đèn để nâng cao hiệu suất chiếu sáng, việc bảo hành, bảo dưỡng cũng được thực hiện thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả làm việc và tuổi thọ của thiết bị.
Ngoài ra, ban quản lý cũng đã xây dựng các văn bản, nội quy về sử dụng năng lượng tiết kiệm đối với các nhân viên, các phòng trong toà nhà, các quy chế về thưởng, phạt đối với các nhân viên. Vì vậy trong năm qua mức tiêu thụ năng lượng so với năm trước đã có nhiều thay đổi tích cực cả về phương diện kỹ thuật và chi phí năng lượng.
2.3.2. Nhận dạng các khu vực có tiềm năng tiết kiệm năng lượng
a. Các lĩnh vực trong quản lý năng lượng cần cải tiến
Trong nội dung trên đã phân tích một số nguyên nhân làm việc sử dụng năng lượng tại Công ty Vinapon còn chưa hiệu quả, nguyên nhân một phần là do công nghệ và tình hình vận hành thiết bị. Tuy nhiên qua đợt điều tra khảo sát tình hình sử dụng năng lượng tại Công ty, tôi thấy cần đề xuất tới Công ty một số biện pháp quản lý nội vi nhằm thực hiện tốt việc theo dõi và quản lý tình hình sử dụng năng lượng tại Công ty tốt hơn nữa. Các giải pháp này có thể phân nhóm thành các loại sau:
- Quản lý nội vi tốt
- Thay thế các thiết bị kém hiệu quả
- Áp dụng các giải pháp đối với hệ thống điều hòa không khí
Để thực hiện tốt được các giải pháp trên công ty cần cái tiến hơn nữa các hoạt động quản lý năng lượng và sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.
Công ty có thể dựa vào việc so sánh mức độ quản lý năng lượng hiện tại và mục tiêu cần đạt được để tìm ra các giải pháp cải tiến hệ thống quản lý năng lượng của Công ty. Để cải tiến hoạt động quản lý, Công ty nên xem xét trên các lĩnh vực sau:
Chính sách năng lượng: quản lý hiệu quả luôn bắt đầu bằng chính sách năng lượng tốt. Công ty nên thiết lập chính sách năng lượng, kế hoạch hành động, có cam kết của Giám đốc một cách rõ ràng.
Công tác tổ chức: xác định rõ trách nhiệm quản lý năng lượng, lồng ghép trách nhiệm này vào các nhiệm vụ quản lý khác trong Công ty. Nên có một cán bộ hoặc 1 ủy ban chuyên trách về năng lượng, coi việc quản lý năng lượng là 1 trong những nội dung của việc quản lý Công ty.
Động cơ - mục tiêu: các kênh truyền thông được sử dụng để thông báo cho Giám đốc và toàn thể nhân viên trong Công ty về những vấn đề về năng lượng. Bộ phận quản lý năng lượng phải luôn có mối liên hệ trực tiếp với các hộ tiêu thụ năng lượng chính.
Hệ thống thông tin: cho phép giám sát và ghi chép các đặc tính năng lượng của công ty. Có hệ thống đặt mức tiêu thụ năng lượng, giám sát việc thi hành tiết kiệm năng lượng.
Marketing: cho phép đánh giá nhận thức về năng lượng và các thành công về TKHQ năng lượng được nhân rộng ở bên trong và ngoài Công ty. Luôn có thông tin, quảng cáo các hoạt động TKHQNL cả trong nội bộ lẫn ngoài Công ty.
Đầu tư: chính sách và khả năng thực hiện đầu tư cho các dự án tiết kiệm năng lượng. Có kế hoạch đầu tư cụ thể và chi tiết cho các đầu tư mới và cải thiện các thiết bị đang sử dụng.
b. Phát triển một số chính sách quản lý năng lượng
Trước hết cần có bộ phận quản lý năng lượng theo đúng nghĩa và phát triển một số chính sách quản lý năng lượng: Quản lý năng lượng là một hoạt động có trật tự, tổ chức nhằm hướng tới việc sử dụng tiết kiệm năng lượng mà không làm suy giảm hiệu suất thiết bị.
Lợi ích của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là rất rõ ràng:
+ Đối với cơ sở: Giảm chi phí năng lượng, tăng khả năng cạnh tranh, tăng hiệu suất thiết bị.
+ Đối với quốc gia: giảm nhập khẩu năng lượng, tiết kiệm nguồn tài nguyên quốc gia, tiền tiết kiệm được có thể dùng cho các hoạt động xóa đói giảm nghèo, chủ động hơn trong việc sản xuất năng lượng.
+ Đối với toàn cầu: giảm phát thải khí nhà kính, duy trì và ổn định môi trường bền vững.
Ngoài ra, để cải tiến thường xuyên việc quản lý năng lượng, cơ sở cần phải thực hiện quản lý năng lượng bền vững:
- Quản lý năng lượng bền vững là một quá trình quản lý tiêu chụ năng lượng tại công ty nhằm đảm bảo rằng năng lượng được sử dụng một cách hiệu quả.
- Quản lý năng lượng (QLNL) bao gồm toàn bộ các lĩnh vực có liên quan đến tiêu thụ năng lượng tại công ty, không những lưu ý đến việc tiêu chụ năng lượng của thiết bị, máy móc, mà còn phải đặc biệt chú trọng đến việc tìm kiếm giải pháp để có thể vận hành các máy móc thiết bị một cách tốt nhất.
Nguyên lý quản lý năng lượng bền vững
- Quản lý năng lượng phải thích hợp, phù hợp với mục tiêu phát triển của công ty.
- Có khả năng kêu gọi và tập hợp toàn thể cán bộ của công ty tham gia vào các hoạt động tiết kiệm và nâng cao hiệu quả năng lượng (TKHQNL).
- Nâng cao kiến thức của các nhân viên toàn công ty về TKHQNL.
- Tạo ra một quá trình hoàn thiện liên tục về hoạt động TKHQNL trong công ty.
- Có khả năng lồng ghép, tích hợp với các quy trình làm việc chuẩn hoặc các hệ thống chất lượng khác tại công ty.
Lợi ích của hệ thống QLNL bền vững
- Cho phép quản lý giá năng lượng một cách có hệ thống nhằm tiết kiệm chi phí năng lượng.
- Giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng.
- Nâng cao nhận thức của nhân viên về bảo toàn năng lượng, giảm thiểu tổn thất.
- Nâng cao kiến thức của nhân viên, công ty về quản lý năng lượng.
- Xây dựng kế hoạch và mục tiêu sử dụng năng lượng.
- Xây dựng được quy trình kiểm soát, xác nhận việc sử dụng năng lượng tại công ty.
- Hỗ trợ các hệ thống khác như ISO 14000, quản lý chất lượng toàn bộ (TQM).
Chi phí năng lượng của công ty khi không có hệ thống QLNL bền vững:
Chi phí năng lượng trước khi thực hiện quản lý năng lượng bền vững
Chi phí năng lượng của công ty khi có hệ thống QLNL bền vững :
Lộ trình xây dựng hệ thống QLNL bền vững gồm 4 bước chính
- Đánh giá hiện trạng quản lý năng lượng
- Chuẩn bị về khâu tổ chức (uỷ ban năng lượng thiết lập các bộ phận quản lý năng lượng, đào tạo nâng cao nhận thức).
- Thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng (kiểm toán năng lượng, lựa chọn mục tiêu tiết kiệm và kế hoạch thực hiện).
- Tổ hợp hệ thống (kết hợp quản lý năng lượng với các hệ thống quản lý khác).
Chuẩn bị tổ chức - thực hiện QLNL bền vững
Các nhiệm vụ chính:
- Xác định chính sách năng lượng của công ty.
- Thiết lập một đội tiết kiệm năng lượng.
- Nhận dạng các trung tâm tiêu thụ năng lượng chính (EAC – Energy Accounting Centres)
- Lập sơ đồ nguyên lý hoạt động cho từng EAC.
- Nhận dạng các thông số cần kiểm tra (số liệu năng lượng cho từng EAC (đầu vào/ đầu ra)).
- Thiết lập đường cơ sở về tiêu thụ năng lượng của công ty, định mức tiết kiệm cho từng EAC và cho toàn công ty.
- Tổ chức đo đạc và ghi chép các thông số kiểm tra.
- Phân tích số liệu, chuẩn bị các hướng dẫn vận hành cho từng EAC.
- Đào tạo nâng cao nhận thức cho các nhân viên của công ty.
Để có thể triển khai các giải pháp khả thi và phát huy được hiệu quả việc quản lý năng lượng, Ban lãnh đạo công ty nên phát triển một chính sách thích hợp và chính sách này cần phải chứa đựng những nội dung sau :
+ Mục tiêu chung
+ Mục tiêu cụ thể
+ Phương pháp luận
+ Theo dõi
+ Xem xét và đánh giá hệ thống
- Mục tiêu chung
Mục đích này cần nhằm vào một vấn đề tổng quát , ví dụ như để giảm thiểu nhu cầu sử dụng năng lượng và giới thiệu hiệu quả sử dụng năng lượng.
- Mục tiêu cụ thể
Đây là những mục tiêu mà kết quả của nó có thể đo lường được và do đó có thể so sánh với mục đích của chính nó. Thí dụ về một mục tiêu làm giảm 10% chi phí điện năng/một năm trong suốt 3 năm. Mục đích cần phải thể hiện được lượng tiết kiệm năng lượng cụ thể mong muốn.
- Phương pháp luận
Phương pháp luận chi tiết hóa kế hoạch làm sao có thể đạt được mục đích đề ra ở trên. Chi tiết phải bao gồm, ví dụ như phải thực hiện khảo sát năng lượng, việc sử dụng các công nghệ tiên tiến có hiệu quả năng lượng, vạch ra các phương thức hoạt động , thực hiện một chương trình giảng dạy cho nhân viên về việc quan sát và đánh giá việc sử dụng năng lượng.
Tổ chức một cuộc họp giữa người trưởng ban quản lý năng lượng của nhà máy với đại diện các phòng ban quan trọng.
Sự hỗ trợ của ban lãnh đạo công ty sẽ là yếu tố dẫn đến thành công của kế hoạch năng lượng đề ra. Có cần sự cam kết quản lý bằng dẫn chứng cụ thể , liên tục kiểm tra quá trình thực hiện và báo cáo kết quả. Tham khảo ý kiến lẫn nhau bằng cách tổ chức các cuộc họp để tìm kiếm những ý kiến hữu ích cho việc thực hiện một cách hữu hiệu hơn. Ngoài ra cũng cần thành lập một ban quản lý năng lượng với nhiều thành phần khác nhau cho việc phối hợp thực hiện chương trình.
- Theo dõi
Cần phải theo dõi thiết bị có tại khu vực, trách nhiệm, tần suất theo dõi và tính tự nguyện của việc theo dõi. Có thể giao trách nhiệm cho những người vận hành tại khu vực này thực hiện quan sát theo dõi như một phần trách nhiệm của họ.
- Hệ thống thẩm định
Cần phải xem xét đánh giá lại thường kỳ nhằm mục đích nghiên cứu hoạt động của các biện pháp tiết kiệm năng lượng. Bước này rất quan trọng bởi nó cung cấp cho chúng ta biện pháp tự khắc phục, cải tiến .
- Khuyến khích và đào tạo nhân viên
Sự khích lệ của ban lãnh đạo đối với một kế hoạch tiết kiệm năng lượng, khác với sự khích lệ của nhân viên. Lợi ích của ban lãnh đạo gồm :
Tiết kiệm tiền bằng tiết kiệm năng lượng
Giảm chi phí dẫn đến tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh
Sự khích lệ hiển nhiên cho nhà lãnh đạo
Cải thiện vai trò tổ chức trong cộng đồng – ví dụ như phần thưởng năng lượng. Nhằm mục đích khuyến khích nhân viên, chìa khoá của sự thành công là giải quyết bài toán “
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyen_de_5796.doc