Chuyên đề Giải pháp và khuyến nghị nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp 24 Láng Hạ

Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư, cán bộ thẩm định phải xem xét tất cả các khía cạnh liên quan đến dự án đầu tư. Cán bộ thẩm định phải phân tích một cáh khách quan và chính xác khi xem xét và đánh giá các khía cạnh lieen quan của dự án đầu tư, dựa trên các văn bản chính sách của Nhà nước đã quy định để đi đến kết luận về tính khả thi của dự án, sau đó ra quyết định có cho vay hay không đối với dự án.

Trong khi tiến hành thẩm định, cán bộ thẩm định phải đánh giá xem xét dự án có mang lại lợi nhuận hay không, nguồn để trả nợ có khả năng trả nợ hết ngân hàng hay không, tình hình tài chính của dự án có lành mạnh hay không, thời gian trả nợ dự án là bao lâu. Tính chính xác khách quan và linh hoạt trong quá trình xem xét đánh giá các vấn đề đó thể hiện rằng công tác thẩm định đã đạt được chất lượng tốt hay không.

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp và khuyến nghị nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp 24 Láng Hạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phân tích, xử lý bằng thủ công thì hết sức chậm chạp, hiệu quả công việc rất thấp... nhiều khi, NHTM thẩm định xong, có được kết luận cần thiết thì cơ hội đầu tư đã trôi qua, việc tài trợ vốn cho dự án trở nên không còn hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy, các NHTM nước ngoài đã sớm trang bị cho công tác thẩm định những công cụ cần thiết để phục vụ cho phân tích dự án đặc biệt là trong khâu phân tích rủi ro tài chính, là khâu đòi hỏi một khối lượng tính toán nhiều và phải áp dụng nhiều phương pháp tính toán khá phức tạp đòi hỏi nhiều công sức. Để có thể tin học hoá quá trình xử lý các thông tin dự án, đòi hỏi phải có 2 điều kiện căn bản sau: Một là: Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác xử lý, ta tạm gọi là “phần cứng”. Phần này bao gồm các máy tính chuyên dùng và không chuyên dùng (máy tính thông thường ). Trong điều kiện hiện nay và với đòi hỏi thực tế của phân tích dự án, kỹ thuật tin học hiện đại hoàn toàn có thể đáp ứng được, ngay cả ở điều kiện những nước có trình độ phát triển tin học chưa cao. Hai là: Xây dựng được một hệ thống các phần mềm chuyên dùng cho thẩm định và phân tích rủi ro dự án. Hiện nay, các NHTM nước ngoài thường phân tích nội dung tài chính và rủi ro của dự án trên cơ sở phương pháp hiện giá các dòng tiền ( Present Value ) hay còn gọi là phương pháp hiện tại hoá (Actualisation Method ). Phương pháp này có độ chính xác cao so với phương pháp thông thường ( Conventional Method ), nhưng lại đòi hỏi phức tạp hơn về phương pháp tính toán. Do đó, vấn đề đặt ra là phải xây dựng được các phần mềm chuyên dùng thích hợp với bản chất kinh tế đòi hỏi của việc phân tích...Để đáp ứng mục tiêu này, trong các phần mềm phổ thông của các hãng máy tính lớn trên thế giới đã đưa vào những công cụ căn bản như “Các hàm tài chính “ trong các bảng tính điện tử tiện dụng như Microsoft EXCEL hay trong LOTUS .v.v. Để tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cơ bản như PV, NPV, IRR... Tuy nhiên mức độ còn đơn giản và khả năng kết nối dữ liệu, khả năng hoàn thành một hệ thống các bước tính toán để cho ra kết quả cuối cùng còn chưa cao. Thời gian gần đây, Một số Viện Đại học và các NHTM nước ngoài, đã nghiên cứu và cho ra đời một số phần mềm chuyên dụng để quản trị và phân tích dự án có hiệu quả khá cao như Microsoft Project, Project Analysis... đang được các nhà đầu tư và xây dựng áp dụng rộng rãi. Vấn đề con người trong công tác phân tích rủi ro dự án. Xét cho cùng, việc phân tích rủi ro dự án trên cơ sở các thông tin đầu vào bằng các công cụ tin học hiện đại cũng chỉ là một cách thức cụ thể hoá những ý tưởng của các chuyên gia thẩm định mà thôi. Các kết luận quan trọng rút ra từ các tính toán đó đương nhiên phải do các chuyên gia tự quyết định. Như vậy, con người là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình thẩm định và phân tích rủi ro dự án. Nhận thức được điều này, các NHTM nước ngoài rất quan tâm đến việc đào tạo các chuyên gia thẩm định dự án có trình độ cao, tức là những người có kiến thức rộng về nhiều mặt như: thị trường, giá cả, trình độ tổng quan về kinh tế - kỹ thuật, trình độ ngoại ngữ, nhân văn... Đồng thời có khả năng khai thác , sử dụng tốt các công cụ tin học được trang bị. Muốn vậy, các NHTM rất chú ý trong khâu tuyển dụng cán bộ. Hơn nữa, đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn cho cán bộ thẩm định của ngân hàng, thông qua các khoá đào tạo do các Giảng viên đại học, các chuyên gia có kinh nghiệm trong công tác thẩm định thực hiện. 2.4.4. Một số phương pháp phân tích rủi ro trong thẩm định tài chính DAĐT. Phương pháp phân tích độ nhạy (Sensitivity Analysis). Hiệu quả của dự án phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố được dự báo trong khi lập dự án. Đã là dự báo thì có thể bị sai lệch nhất là những biến động xảy ra trong tương lai xa. Vì vậy thẩm định dự án của ngân hàng cần phải đánh gia được sự ổn định của các kết quả tính toán hiệu quả của dự án, nói khác đi là cần phải phân tích độ nhạy của dự án. Trong phân tích độ nhạy, kinh nghiệm của các chuyên gia thẩm định là hết sức quan trọng bởi vì chỉ có các chuyên gia với kinh nghiệm tích luỹ được của mình mới dự kiến được khả năng nhân tố nào có thể biến đổi và biến dổi với mức độ bao nhiêu so với giá trị ban đầu. Trong phân tích độ nhạy người ta dự kiến một số tình huống thay đổi, những rủi ro trong tương lai làm cho giá nguyên vật liệu tăng, giá thuê nhân công tăng, sản lượng giảm, doanh thu giảm...rồi từ đó tính lại các chỉ tiêu hiệu quả như: T, NPV, IRR,...nếu các chỉ tiêu đó sau khi tính lại vẫn đạt yêu cầu thì dự án được coi là ổn định và được chấp thuận. Ngược lại dự án bị coi là không ổn định ( độ nhạy cảm cao ) buộc phải xem xét điều chỉnh tính toán lại mới được đầu tư. Để phân tích độ nhạy của dự án, thông thường người ta thực hiện qua 4 bước sau: - Bước 1: Xác định xem những nhân tố nào có khả năng biến động theo chiều hướng xấu ( Để xác định được xu hướng này, cần căn cứ vào các dự báo, các số liệu thống kê và đặc biệt là kinh nghiệm thực tiễn của các chuyên gia là cực kỳ quan trọng ). - Bước 2 : Trên cơ sở các nhân tố đã lựa chọn, dự đoán biên độ biến động có thể xảy ra ( Minimum và Maximum là bao nhiêu so với giá trị chuẩn ban đầu ). - Bước 3 : Chọn một phương pháp đánh giá độ nhạy nào đó ( Như phân tích độ nhạy theo chỉ tiêu NPV hoặc IRR chẳng hạn ). - Bước 4 : Tiến hành tính toán lại NPV hoặc IRR theo các biến số mới, trên cơ sở cho các biến số tăng giảm cùng một tỷ lệ % nào đó ( Chú ý là khi ta dùng các phương pháp khác nhau để phân tích độ nhạy, các kết quả đưa ra cũng có sự khác biệt về mặt số học. Tuy nhiên, các kết luận về mặt kinh tế thì vẫn không có gì thay đổi ). Độ nhạy của một nhân tố tác động đến dự án có thể tính theo công thức sau đây: Trong đó : E là hệ số độ nhạy DFi là mức biến động của chỉ tiêu đánh giá DXi là mưc biến động của nhân tố ảnh hưởng. Ví dụ: Từ một DAĐT, qua phân tích độ nhạy có kết quả thể hiện ở bảng sau: Các yếu tố thay đổi IRR(%) Tỷ lệ % thay đổi của DIRR Chỉ số độ nhạy Trường hợp cơ sở 6,00 0 0 Vốn đầu tư tăng 10% 5,85 2,5 0,25 Chi phí khả biến tăng 10% 4,00 33,0 3,30 Giá bán SP giảm 10% 5,50 8,33 0,83 Thời gian thu lợi chậm 10% 5,2 13,33 1,33 Như vậy độ nhạy cao nhất ở nhân tố chi phí khả biến và thời gian thu lợi nhuận. Do đó, cần đặc biệt quan tâm đến 2 yếu tố này. Phải tìm mọi biện pháp giảm thấp (tiết kiệm) các chi phí khả biến và đảm bảo việc tiêu thụ sản phẩm đúng tiến độ đẻ có lợi nhuận như dự kiến. Kết quả của việc phân tích độ nhạy sẽ cho ta biết nhân tố nào trong dự án cần được nghiên cứu kỹ, cần thu thập đủ thông tin để phòng ngừa và quản trị rủi ro xảy ra trong quá trình khai thác dự án. Phân tích độ nhạy là một kỹ thuật phân tích rủi ro dự án tương đối giản đơn. Tuy nhiên, nhược điểm chính của kỹ thuật này là chưa tính đến xác suất có thể xảy ra của các biến rủi ro và nó cũng không thể đánh giá được cùng một lúc sự tác động của tất cả các biến rủi ro đến dự án. Phương pháp phân tích tình huống. Mặc dù phân tích độ nhạy là kỹ thuật phân tích rủi ro khá phổ biến, tuy nhiên nó cũng có những hạn chế như đã chỉ ra ở trên. Do đó, trong thẩm định và phân tích rủi ro dự án người ta còn sử dụng phương pháp phân tích tình huống. Phân tích tình huống là kỹ thuật phân tích rủi ro kết hợp cả hai nhân tố là tính đến xác suất xảy ra của các biến rủi ro và sự tác động của chính biến đó đối với dự án. Trong sự phân tích này đòi hỏi phải xem xét cả một tập hợp những hoàn cảnh tài chính tốt và xấu từ đó so sánh với trường hợp cơ sở. Tức là ta tính toán lại NPV hoặc IRR trong điều kiện tốt và xấu sau đó so sánh với các giá trị làm chuẩn (giá trị cơ sở). Ví dụ: Một dự án sau khi tiến hành dự kiến các tình huống có thể xảy ra có kết quả theo như bảng sau: Tình huống Xác suất (Pi) Số lượng bán Giá bán NPV (1000USD) Xấu nhất 0,25 150000 15.000 -5761 Cơ sở 0,50 200000 20000 6996 Tốt nhất 0,25 250000 25000 23397 Chúng ta tính NPV bình quân như sau: Thay số liệu từ bảng trên vào ta có: NPV = 7907 Thay số vào ta có kết quả là Hệ số biến thiên của dự án được so sánh với hệ số biến thiên của các dự án trung bình của doanh nghiệp hay NHTM đã tiến hành thẩm định từ đó xác định được mức độ rủi ro tương đối của dự án đang xem xét. Chẳng hạn các dự án được lấy ra so sánh có hệ số biến thiên là 1,1. Như vậy, người thẩm định có thể kết luận rằng dự án đang xem xét có mức độ rủi ro cao hơn các dự án so sánh. Tuy nhiên, phân tích tình huống vẫn tồn tại những nhược điểm như không thể xác định được tất cả các trường hợp kết hợp lẫn nhau của các yếu tố và chỉ phân tích được mộtvài khả năng ( biến cố ) rời rạc, trong khi thực tế có thể có vô số khả năng kết hợp có thể xảy ra giưã các biến của dự án. Phương pháp phân tích rủi ro theo mô phỏng MONTE CARLO. Khắc phục nhược điểm của các phương pháp phân tích rủi ro nói trên, người ta áp dụng phương pháp phân tích rủi ro theo mô phỏng MONTE CARLO. Tức là phân tích rủi ro dự án dưới sự tác động đồng thời của tất cả các nhân tố gây ảnh hưởng, có tính đến xác suất xảy ra và mức độ biến thiên của từng nhân tố tác động đó. Khác với phân tích độ nhạy, phân tích rủi ro theo mô phỏng MONTE CARLO xem xét đồng thời sự kết hợp của nhiều yếu tố tác động. Khác với phân tích tình huống, phân tích rủi ro MONTE CARLO tính đến sự tác động qua lại ( tương hỗ ) giữa các nhân tố đó. Chính vì những khả năng nói trên mà phân tích MONTE CARLO có một phạm vi ứng dụng hết sức rộng rãi. Phân tích rủi ro mô phỏng MONTE CARLO có thể trình bày theo sơ đồ sau đây: Nội dung các bước như sau: - Bước 1: Lựa chọn các biến ( nhân tố ) rủi ro đưa vào phân tích. Bước này căn cứ vào kinh nghiệm của các chuyên gia để dự đoán các biến (Các nhân tố ) có thể xảy ra rủi ro từ đó đưa vào tính toán sự tác động của chúng đến các chỉ tiêu tài chính dự án như NPV, IRR...( có thể chọn một số hoặc thậm chí tất cả các nhân tố đầu vào, đầu ra có thể của dự án ). - Bước 2: Lựa chọn khoảng biến động của các biến rủi ro. Trong bước này, các chuyên gia có thể dự kiến và đưa vào mức Minimum và Maximum của khả năng biến động của các biến rủi ro ( còn gọi là biên độ của giá trị rủi ro ). - Bước 3: Phân tích độ nhạy và phân tích mô phỏng MONTE CARLO bằng phần mềm chuyên dùng. Sau khi có đủ các dữ kiện đầu vào, sử dụng phần mềm chuyên dùng để xử lý trên máy tính, sau đó in kết quả ra dưới dạng các báo cáo và các đồ thị. - Bước 4: Phân tích kết quả tính toán và đưa ra kết luận của chính người phân tích rủi ro dự án. Như vậy, để phân tích rủi ro theo phương pháp này cần có các điều kiện căn bản là người phân tích phải được trang bị máy tính, phần mềm chuyên dụng và đặc biệt là phải được đào tạo tốt về kỹ năng sử dụng máy đồng thời, phải có những kinh nghiệm nhất định trong công tác thẩm định mới có thể có được nhưng kết luận đúng đắn và có giá trị. Hiện nay, một số Trường đại học và Viện nghiên cứu trên thế giới đã áp dụng mô phỏng MONTE CARLO để đưa ra một số phần mềm chuyên dùng cho phân tích rủi ro như phần mềm Risk Master của Đại học Harvard University; Phần mềm Gestion des Risque - version 1.2 của Đại học UQAM (Université de Québec à Montréal) v.v. Đó là những phần mềm rất hiệu quả trong phân tích rủi ro dự án. Tuy nhiên, một nhược điểm đáng nói, đặc biệt trong điều kiện Việt nam, là các phần mềm nói trên đều được viết bằng tiếng Anh... Do đó, các cán bộ thẩm định của NHTM Việt nam muốn sử dụng có hiệu quả trong công việc của mình đòi hỏi phải thành thạo tiếng ngoại ngữ. Đây cũng chính là xuất phát điểm của đòi hỏi phải nghiên cứu và cho ra đời một phần mềm kiểu mô phỏng MONTE CARLO phân tích rủi ro dự án bằng tiếng Việt, chạy trên môi trường phổ thông là Microsoft EXCEL. Từ đó có thể áp dụng rộng rãi trong tất cả các NHTM Việt nam khi tiến hành thẩm định và tài trợ dự án. 2.5. Chất lượng thẩm định dự án đầu tư 2.5.1 Khái niệm về chất lượng thẩm định dự án đầu tư Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư, cán bộ thẩm định phải xem xét tất cả các khía cạnh liên quan đến dự án đầu tư. Cán bộ thẩm định phải phân tích một cáh khách quan và chính xác khi xem xét và đánh giá các khía cạnh lieen quan của dự án đầu tư, dựa trên các văn bản chính sách của Nhà nước đã quy định để đi đến kết luận về tính khả thi của dự án, sau đó ra quyết định có cho vay hay không đối với dự án. Trong khi tiến hành thẩm định, cán bộ thẩm định phải đánh giá xem xét dự án có mang lại lợi nhuận hay không, nguồn để trả nợ có khả năng trả nợ hết ngân hàng hay không, tình hình tài chính của dự án có lành mạnh hay không, thời gian trả nợ dự án là bao lâu. Tính chính xác khách quan và linh hoạt trong quá trình xem xét đánh giá các vấn đề đó thể hiện rằng công tác thẩm định đã đạt được chất lượng tốt hay không. Như vậy chất lượng thẩm định dự án đầu tư thể hiện ở mức độ chính xác, trung thực, tính linh hoạt trong việc đánh giá tính hiệu quả của dự án đầu tư sẽ đem lại một kết quả là: một kết luận chính xác và khách quan về tính khả thi của dự án đầu tư, từ đó ngân hàng sẽ quyết định có cho vay hay không, tránh những rủi ro cho ngân hàng khi tiến hành cho vay, đồng thời cũng không bỏ qua các dự án có khả năng sinh lời, đem lại thu nhập cho ngân hàng. Chất lượng thẩm định của mỗi ngân hàng có ảnh hưởng gián tiếp rất lớn đến các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội. Để có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về chất lượng thẩm định không phải là điều dễ dàng. Nhưng trên cơ sở yếu tố, quy trình thẩm định, ta cũng có thể xây dựng được một hệ thống các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định là cơ sở, căn cứ cho công tác thẩm định-đó là yêu cầu và cũng là mong muốn của hệ thống ngân hàng. Hiện nay, ở nước ta chưa có một cơ quan, thực hiện điều này. Sau đây là một số chỉ tiêu cơ bản làm căn cứ, cơ sở cho việc đánh giá chất lượng thẩm định: - Thẩm định phải đúng quy trình khoa học và toàn diện - Thông tin thu thập đa dạng được sử dụng tốt để làm căn cứ cho ra quyết định, đánh giá khách quan. - Công tác tổ chức và bộ máy thẩm định phù hợp với hoạt động của ngân hàng. - Thẩm định với thời gian ngắn, chi phí thấp(Giảm thời gian và chi phí thẩm định trên cơ sở vẫn đảm bảo các yêu cầu về thẩm định). - Phát hiện và dự báo tốt các xu hướng, các rủi ro liên quan đến quá trình đầu tư, có biện pháp đề phòng, hạn chế rủi ro. - Xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá dự án phù hợp với từng dự án. Kết quả thẩm định sẽ cho biết: + Độ rủi ro của dự án + Khả năng sinh lời của dự án + Tính khả thi của dự án. Cuối cùng các quyết định cho vay sẽ liên quan đến việc ngân hàng có thể: + Có khả năng thu hồi được nợ hay không, làm thế nào để hạn chế được nợ quá hạn và nợ khó đòi. + Đóng góp vào nền kinh tế quốc dân là nhiều hay ít, có góp phần thực hiện các chính sách đầu tư của chính phủ hay không. Nếu như việc thẩm định dự án đầu tư được thực hiện với chất lượng thẩm định tốt thì quyết định đầu tư của ngân hàng sẽ đảm bảo tăng được lợi nhuận trong khi giảm được rủi ro trong hạot đọng cho vay. Tất nhiên việc đánh giá chính xác hiệu quả của từng quá trình thẩm định dự án đầu tư là rất khó khăn và đòi hỏi có thời gian dài. Mỗi khâu của quá trình thẩm định dự án đầu tư mà đạt được chất lượng tốt thì chất lượng thẩm định dự án đầu tư sẽ cao. 2.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư Hoạt động thẩm định dự án đầu tư bị tác đọng bởi nhiều yếu tố, muốn chất lượng này nâng cao, các ngân hàng phải xem xét một cách kỹ lưỡng các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thẩm định của ngân hàng, để tăng cường mặt tích cực, hạn chế các tiêu cực. Thông tin Bất kỳ một daonh nghiệp nào khi vay vốn ngân hàng đều phải có phương án hoạt động sản xuất kinh doanh đã được soạn thảo kỹ lưỡng. Để có thể nhận được các khoản vay từ phía ngân hàng, không chỉ đòi hỏi dự án đầu tư phải đạt được hiệu quả cao, ít rủi ro tiềm ẩn mà còn cần đự án đầu tư có một bản báo cáo đẹp cũng như tiềm lực tài chính manhj trong hiện tại cũng như trong tương lai. Mọi yếu tố trên ảnh hưởng không nhỏ tới số liệu, nội dung trong báo cáo tài chính, thuyết minh giải trình dự án và các thông tin khác mà bản thân dự án đầu tư cung cấp là không đầy đủ và thiếu trung thực. Quy trình thẩm định dự án đầu tư bao gồm hai giai đoạn: thu thập tài liệu thông tin cần thiết cho phân tích, đánh giá chủ đầu tư và dự án đầu tư, tiến hành sắp xếp thông tin theo các nội dung thẩm định. Hai công đoạn này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và trên thực tế chúng thường xuyên đem lại kết quả thông tin không cân xứng, phiến diện không đảm bảo độ tin cậy. Hiện nay, việc thu thập thông tin, thành lập hồ sơ khách hàng đều do cán bộ thẩm định ngân hàng đmr nhiệm. Mọi nguồn thông tin thẩm định phần lớn dựa vào nguồn tài liệu mà nguồn thông tin đại chúng về chủ đầu tư mà các thông tin này không mang tính pháp lý, chỉ có ý nghĩa tham khảo khi phân tíchđánh giá. Bên cạnh đó, việc sàng lọc, xử lý thông tin của ngân hàng nhiều khi không cẩn thận, do vậy chưa phát hiện ra được những bất hợp lý trong báo cáo tài chính cung như các dự án đầu tư mà chủ đầu tư gửi đến ngân hàng. Một lĩnh vực thông tin khác cũng hết sức quan trọng và cần thiết đối với công tác thẩm định là thông tin về chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, ngành địa phương, thông tin về lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, môi trường kinh doanh của dự án đầu tư, thông tin mang tính pháp luật có liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tư như Luật đầu tư, hợp đồng kinh tế… Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn chưa phát triển như hiện nay, mạng lưới phương tiện, trang thiết bị thu thập thông tin nhìn chung còn ít ỏi, đơn giản. Thêm vào đó sự sửa đổi, bổ sung các loại thông tin này hầu như chưa được cập nhật liên tục, vì vậy thông tin mất đi tính thời sự. Mọi nguyên nhân đều quy tụ lại dẫn đến vấn đề thiếu hụt thông tin, thông tin kém trung thực, thông tin không đầy đủ. Thực tế này dẫn đến các báo cáo thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng trên nhiều phương diện cìn phiến diện, thiếu chuẩn xác. Để khắc phục được đièu này đòi hỏi ngân hàng phải có một chính sách hiệu quả và cụ thể nhằm đạt được kết quả cao hơn trong công tác thẩm định thông qua các thông tin chính xác nhanh chóng. Kiến thức chuyên môn, năng lực thẩm định, phẩm chất đạo đức của các cán bộ thẩm định Ngân hàng với tư cách là người cho vay đồng thời là người phân tích tín dụng sẽ phải chịu trách nhiệm chính thức về chất lượng các khoản tín dụng. Tất nhiên không một ngân hàng nào mong muốn đối đầu với các món vay quá hạn, có vấn đề. Cán bộ thẩm định chính là người trực tiếp tiến hành thẩm định dự án đầu tư. Chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định có ảnh hưởng lớn đến quy trình nghiệp vụ có được thực hiện đúng và đạt chất lượng cao hay không. Song thẩm định dự án đầu tư không phải là quy trình đơn giản, đòi hỏi cán bộ thẩm định không những có kiến thức chuyên sâu về thẩm định, phải am hiểu nghiệp vụ cho vay, đầu tư của ngân hàng mà còn phải biết vận dụng các kiến thức bổ trợ khác như: Luật thuế, quy định về môi trường…Ngoài ra cán bộ thẩm định còn bị chi phối bởi tư tưởng truyền thống, rất cổ điển của ngân hàng đó là họ cho rằng sẽ dễ dàng tin cậy hơn khi phát tiền vay cho khách hàng lâu năm và đã từng vay vốn trước đó của ngân hàng, nên nhiều khi xem xét một cách không kỹ lưỡng tính khả thi của đầu tư. Kết quả là ngân hàng gặp nhiều khó khănđối với các khoản vay do sự không cẩn trọngtrong công tác thẩm định của cán bộ. Bên cạnh đó đạo đức cán bộ thẩm định cũng có một vai trò quan trọng trong việc ra quyết định chính xác cho các khoản vay. Phương pháp thẩm định Các ngân hàng hay sử dụng phương pháp so sánh đơn giản và phổ biến trong khi thẩm định. Một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế tài chính chủ yếu của dự án đầu tư thường được sử dụng như khả năng thanh toán, thời hạn thu hồi vốn, cơ cấu vốn, doanh lợi vốn tự có… Vấn đề cốt lõi khi sử dung các phương pháp này là ngân hàng căn cứ vào mức chuẩn để thẩm định về mặt tài chính của dự án vay vốn. Nhưng hiện nay ở nước ta các dự án đầu tư đang hoạt động phần lớn có hiệu quả thấp, do đó nếu so sánhnhư trên thì mức hiệu quả của các dự án đầu tư chưa chắc đã được như mong muốn. Do vậy việc thẩm định dự án đầu tư nằng phương pháp so sánh có rất nhiều nhược điểm. Từ trước đén nay chưa có cơ quan chuyên môn, chuyên gia kinh nghiệm xây dựng thành công một chuẩn mực nào để làm cơ sở so sánh, thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư. Do vậy công tác thẩm định có thể phải dựa vào kiến thức hiểu biết về các lĩnh vực kinh doanh, đầu tư, kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư trên thực tiễncũng như các đánh giá chủ quan của cá nhân cán bộ thẩm định. Chất lượng thẩm định của dự án đầu tư cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố này. Tỷ lệ chiết khấu Một trong những yếu tố quan trọng để xác định hiệu quả kinh tế tài chính khi thẩm định các dự án đầu tư là tỷ lệ chiết khấu được chọn để tính toán. Nếu tỷ lệ này quá thấp sẽ khuyến khích đầu tư kém hiệu quả, ngược lại sẽ hạn chế đầu tư. Thực tế, nước ta chưa có quy định pháp lý về tỷ này đối với những ngành cụ thể, điều này dẫn đến việc đánh giá dự án đầu tư thường có các tỷ lệ chiết khấu khác nhau, làm cho cán bộ thẩm định thực hiện phương pháp so sánh gặp nhiều khó khăn, nên việc lựa chọn các dự án đầu tư thường không thuận lợi và không chính xác. Các nhân tố khác Trình độ tổ chức điều hành của ngân hàng trong công tác thẩm định có ảnh hưởng gián tiếp tới công tác thẩm định của ngân hàng. Thẩm định dự án đầu tư là tập hợp của rất nhiều hoạt đọng khác nhau và có liên hệ chặt chẽ với các hoạt động khác. Do đó, việc sắp xếp tổ chức ra sao để kết hợp được các hoạt động trong tổng thể, kế thừa, hỗ trợ nhau sẽ tác động đáng kể đến chát lượng thẩm định dự án đầu tư. Công tác tổ chức thẩm định dự án đầu tư được tổ chức và thực hiện một cách chặt chẽ, khoa học sẽ phát huy được năng lực, sức mạnh của từng cá nhân, hạn chế được những mặt yếu của họ, liên kết nghề nghiệp, khai thác tối đa mọi nguồn lực phục vụ cho hoạt động thẩm định dự án đầu tư. Các trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại ngày nay đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác thẩm định dự án đầu tư. Với sự phát triển của các trang thiết bị hiện đại, ngân hàng có thể giải quyết được một khối lượng lớn thông tin xung quanh dự án đầu tư, có khả năng truy cập nhanh chóng các cơ sở dữ liệu, khai thác các thông tin cần thiết cho thẩm định, áp dụng các phương pháp thẩm định dự án đầu tư hiện đại. Ngoài ra một số yếu tố khác của ngân hàng như chiến lược hoạt động, cơ chế chính sách, năng lực quản lý của ban lãnh đạo trong toàn ngân hàng…. cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng. Công tác thẩm định tại ngân hàng còn chịu ảnh hưởng của những nhân tố khcáh quan khác: Nhân tố này bao gồm những áp lực chính trị, quyền lực, yếu kém trong cơ chế, chính sách, luật pháp của Nhà nước gây khó khăn cho hoạt động xã hội, về thị trường gây ra những tác động bất thường tới dự án; trình độ nhận thức và khả năng lập và thẩm định của các chủ đầu tư trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng. Chương II Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn 24 Láng hạ I.Vài nét khái quát về ngân hàng nông nghiệp 24 Láng hạ 1.1 Quá trình hình thành và phát triển Chi nhỏnh Ngõn hàng Nụng nghiệp và phỏt triển nụng thụn Lỏng Hạ được thành lập và đi vào hoạt động ngày 18/3/1997 tại Quyết định số 334/QĐ-HĐQT của Hội đồng Quản trị của Ngõn hàng Nụng nghiệp và phỏt triển nụng thụn Việt nam, là chi nhỏnh trực thuộc trung tõm điều hành Ngõn hàng Nụng nghiệp và phỏt triển nụng thụn Việt nam, hoạt động theo luật cỏc tổ chức tớn dụng và điều lệ hoạt động của Ngõn hàng Nụng nghiệp và phỏt triển nụng thụn Việt Nam. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của chi nhỏnh Ngõn hàng Nụng nghiệp và phỏt triển nụng thụn Lỏng Hạ: Khai thỏc và huy động vốn trong và ngoài nước, huy động cỏc nguồn vốn ngắn hạn, trung và dài hạn từ cỏc thành phần kinh tế như Chớnh phủ, cỏc tổ chức tớn dụng,cỏc doanh nghiệp, dõn cư, cỏc tổ chức nước ngoài bang VND và USD để tiến hành cỏc hoạt động cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, đầu tư và tham gia hoạt động trờn thị trường chứng khoỏn. 1.2 Cơ cấu tổ chức bộ mỏy quản lý: Về mụ hỡnh tổ chức : Đến 31/12/2002 ngoài ban giỏm đốc cú 4 người, Chi nhỏnh gồm 7 phũng chức năng, 2 chi nhỏnh trực thuộc, 6 phũng giao dịch. 7 phũng chức năng: phũng Kế hoạch (5 người); phũng Tớn dụng (15 người); phũng Kế toỏn ngõn quỹ (39 người); phũng Thanh toỏn Quốc tế(10 người); phũng Tổ chức cỏn bộ và đào tạo (4 người); phũng Kiểm tra, kiểm toỏn nội bộ (4 người); phũng Hành chớnh (14 người). 2 chi nhỏnh trực thuộc: chi nhỏnh Bỏch Khoa (18 người); chi nhỏnh Bà Triệu (27 người). 6 phũng giao dịch: số 1 (Lỏng Hạ); số 2 (Ngừ Trạm); số 3 (Mai Dịch); số 4 (Lũ Đỳc); số 5 (Trung Kớnh); số 6 (Hàng Mó).…. Tổng số lao động: 153 người trong đú: trờn đại học 4 người (chiếm 4,6%); Đại học và cao đẳng 99 người (chiếm 64,7%); Trung và sơ cấp 20 người (chiếm 13,1%); chưa qua đào tạo 30 người (chiếm 19,6%). 1.3. Đỏnh giỏ kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhỏnh Ngõnhàng Nụng nghiệp và phỏt triển nụng thụn Lỏng Hạ: 1.3.1Những thuận lợi, khú khăn tỏc động đến hoạt động kinh doanh trong 5 năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100874.doc
Tài liệu liên quan