MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÁ XẺ VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ ĐÁ. 5
I.1. Đặc điểm ngành công nghiệp sản xuất đá xẻ và tiềm năng lợi thế của Thanh Hoá về đá xẻ .5
I.2. Các sản phẩm đá xẻ Thanh Hoá 10
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐÁ XẺ Ở THANH HOÁ. 15
II.1. Khả năng sản xuất của ngành công nghiệp đá xẻ Thanh Hoá 13
II.1.1 Nhân lực và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực 13
II.1.2. Máy móc - Kỹ thuật, Công nghệ 16
II.1.3. Về mặt bằng sản xuất 18
II.2. Chính sách giá, chất lượng, dịch vụ của các doanh nghiệp trong ngành 19
II.2.1. về chất lượng sản phẩm đá xẻ 19
II.2.2. về giá cả 19
II.2.3. về dịch vụ marketing 20
II.2.4. về sản phẩm đá xẻ 21
II.3. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm đá 21
II.3.1. Lượng tiêu thụ.21
II.3.2. Nhóm khách hàng và khu vực thị trường.27
II.3.3. Phương thức tiêu thụ.27
II.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành đá xẻ Thanh hoá.28
II.4.1. Nhóm nhân tố ngoài ngành.28
II.4.2. Nhóm nhân tố nội bộ ngành. 31
II.5. Những yếu kém cơ bản trong sản xuất và kinh doanh đá xẻ ở Thanh Hoá 34
II.5.1 Vấn đề quy hoạch phát triển:.34
II.5.2. Còn thụ động chưa mở rộng thị trường.35
II.5.3 Đào tạo nhân lực:.36
II.5.4. Môi trường sống:.36
II.5. 5. Quản lý nhà nước.38
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÁC SẢN PHẨM ĐÁ XẺ VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÁ XẺ THANH HOÁ.39
III.1. Định hướng phát triển ngành .39
III.1.1. Chính sách đối với ngành đá xẻ Thanh Hóa.40
III.1.2. Quan điểm phát triển của tỉnh đối với ngành đá xẻ Thanh Hoá.40
III.2. Các giải pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp đá xẻ Thanh Hoá.45
III.2.1. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước và hiệp hội đá xẻ, đẩy mạnh quy hoạch phát triển sản xuất đá xẻ ở Thanh Hoá.45
III.2.2. Đổi mới công nghệ, trang thiết bị máy móc.49
III.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực.50
III.2.4. Liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất đá xẻ Thanh Hoá trong sản xuất và kinh doanh.52
KẾT LUẬN 58
Danh mục các doanh nghiệp tác giả điều tra 59
Danh mục tài liệu tham khảo 61
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển ngành công nghiệp Đá xẻ Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có mức vốn khoảng (1-5tỷ VNĐ) thực hiện theo cả hai hình thức, số lượng còn lại thực hiện theo một trong hai hinh thức. Xét từng hình thức như sau:
- Về Hình thức bán hàng trực tiếp theo đơn đặt hàng:
Đây là hình thức chủ yếu, đơn đặt hàng do các công ty nước ngoài chủ yếu là Hà Lan, Bỉ, Mỹ... , Đặt hàng trực tiếp tại các công ty xây dựng , các công trình xây dựng trong nước, song số lượng này rất ít. Đơn đặt hàng có thể là các công ty Thương Mại, hoặc ngay cả doanh nghiệp sản xuất đá ( Cty Liên Doanh VINASTONE là một ví dụ), việc các doanh nghiệp sản xuất đá có số vốn lớn hơn đặt gia công ở các cơ sở sản xuất nhỏ giúp các cơ sở đó phát triển, tận dụng tối đa chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên việc này cũng làm cho nhiều cơ sở sản xuất nhỏ ra đời với vốn kỹ thuật kém dẫn đến hao phí tài nguyên đá, và phần nào đó hình thức này làm cho các doanh nghiệp trở nên thụ động trong sản xuất, một số lớn lại trông chờ, ỷ lại các doanh nghiệp có thị trường liên tục, điều này là không tốt bởi sự không chủ động này khiến doanh nghiệp có thể bị ép giá từ khách hàng, hoặc có thể bị giải tán hàng loạt. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là việc các doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu thị trường còn ít, có 8 doanh nghiệp có điều tra thị trường, với số kính phí trích ra là nhỏ hơn 10% lợi nhuận. Số lượng còn lại thì không quan tâm.
-Về Hình thức bán hàng qua công ty Thương mại
Hình thức này được một số các doanh nghiệp có số vốn nhỏ sử dụng là chủ yếu, hoặc một số doanh nghiệp có vốn lớn thông qua công ty thương mại nước ngoài. Theo điều tra thì các công ty thương mại có cả công ty thuộc tỉnh, công ty ngoài tỉnh và công ty nước ngoài, Đối với công ty ngoài tỉnh thì chỉ có ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty nước ngoài có một doanh nghiệp áp dụng. Việc các doanh nghiệp lựa chọn hình thức này sẽ giúp cho việc lưu thông một cách mạnh mẽ, tuy nhiên dễ bị ép giá và cạnh tranh không lành mạnh.
-Một số chú ý về phương thức tiêu thụ sản phẩm hiện nay,
+Đó là việc các doanh nghiệp chưa đầu tư thoả đáng vào việc tìm hiểu và điều tra thị trường, việc bán hàng nhiều khi do cạnh tranh thiếu lành mạnh dẫn đến tình trạng mạnh ai nấy làm, làm hẹp thị trường dẫn đến khó khăn trong việc ấn định giá cả, mở rộng hình thức tiêu thụ.
+Hỗ trợ về chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm của các cơ quan nhà nước còn hạn chế, các phương pháp xúc tiến bán hàng chưa được áp dụng rộng rãi.
+Các doanh nghiệp chưa nghĩ tới việc xây dựng thương hiệu cho “Đá Thanh Hoá” trên các sản phẩm của mình, cho nên còn kém cạnh tranh, hội nhập thị trường Quốc tế.
II.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành.
II.4.1. Các nhân tố ngoài ngành.
Xem xét các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành như: Môi trường kinh tế, môi trường công nghệ, môi trường văn hoá- xã hội, Môi trường tự nhiên, Môi trường pháp lý, Môi trường toàn cầu. Tác giả nhận thấy môi trường pháp lý và môi trường toàn cầu là có sự tác động lớn đến sự phát triển của ngành, do đó tác giả tập trung phân tích hai yếu này như sau:
* Quản lý của tỉnh với đá xẻ Thanh Hoá:
Với các chính sách của nhà nước và của Tỉnh Thanh Hoá được thể hiện nội dung ở phần 1.4.1 nói rõ về quản lý của tỉnh trong quy hoạch và xây dựng chiến lược cho các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong tỉnh nói chung và ngành công nghiệp sản xuất đá nói riêng.
+ Quản lý của tỉnh trong quy hoạch sản xuất đá xẻ:
Thực hiện quyết định 467/ NQ-UB của UBND tỉnh Thanh Hoá, Sở công nghiệp đã hướng dẫn, xây dựng Quy hoạch phát triển Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2001-2010 cho các huyện , thị xã, Thành phố , chỉ đạo xây dựng cụm công nghiệp làng nghề, tại các địa phương. Đối với công nghiệp đá xẻ từ năm 2001 đến nay đã quy hoạch được khu công nghiệp làng nghề : Hà Phong- Hà Đông ( Hà Trung)với diện tích 13ha có 9 doanh nghiệp đang sản xuất, các cụm công nghiệp ra đời như Hà Lĩnh ( Hà Trung), Cụm Vĩnh Minh( Vĩnh lộc)... đi vào sản xuất có kết quả cao.
- Việc quy hoạch đồng thời mặt bằng sản xuất , đường xá, điện, hệ thống sử lý chất thải..v..v tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất.
- Hạn chế trong việc quản lý quy hoạch đó là chưa quy hoạch các đối tượng là cơ sở sản xuất nhỏ, cực nhỏ để co cụm dễ dàng trong việc quản lý sản xuất, nhất là trong quản lý môi trường ô nhiễm do chất thải ở các khu này. ( hiện nay có khoảng gần 60 cơ sở không nằm trong quy hoạch ).
+ Quản lý của tỉnh trong xây dựng chiến lược phát triển sản xuất đá xẻ:
- Chiến lược xây dựng nghề sản xuất đá xẻ là một trong các ngành mũi nhọn của tỉnh, sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.
- Chính sách xây dựng thương hiệu cho đá Thanh Hoá. (1 trong 10 đề tài trọng tâm của tỉnh Thanh Hoá năm 2005)
- Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại, nghiên cứu sản phẩm, phát triển thị trường.
- Có địa phương như huyện Hà Trung thực hiện chính sách điều kiện tham gia khu công nghiệp với các nhà đầu tư vào khu công nghiệp Hà Phong, đó là phải thoả mãn điều kiện về vốn lớn, có đủ năng lực sản xuất cao, số công nhân lớn, đảm bảo về giải quyết chất thải ... nên đã đưa vào khu công nghiệp những đơn vị có quy củ, hệ thống.
- Có nhiều chính sách khuyến khích phát triển của ngành công nhiệp đá xẻ nhưng còn tồn tại nhiều hạn chế như : việc cấp giấy phép khai thác đá cho các doanh nghiệp thời hạn 1 năm là không hợp lý, trong khi lằng nhằng về thủ tục hành chính trong việc cấp phép này, lấy ví dụ một số doanh nghiệp Hà Trung sau một năm hết hạn khai thác đã xin cấp phép mới trong khi thủ tục chuyển lên xong, ngày 10/1/2005 đã được duyệt nhưng mãi đến 3/3/2005 vẫn chưa được cấp giấy phép, làm chậm tiến độ sản xuất của doanh nghiệp.
* Môi trường toàn cầu.
Sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới như tham gia ASEAN, gia nhập APTA, APEC, và tiến tới gia nhập WTO. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất đá xẻ, tuy nhiên cúng có nhiều thách thức lớn, thể hiện:
- Cơ hội:
+ Tuy hiện nay đã có một số doanh nghiệp chủ động tìm kiếm thị trường một số nước, nhưng chủ yếu các doanh nghiệp vẫn còn thụ động trong việc tìm kiếm thị trường nước ngoài, nhiều doanh nghiệp chỉ đảm nhận vai trò Uỷ thác xuất khẩu phần lớn các doanh nghiệp còn lại đảm nhận việc gia công cho một số công ty thương mại lớn, nên tuy vẫn thu được lợi nhuận nhưng lợi nhuận đó chưa thực sự đúng với phần mà doanh nghiệp xứng đáng được hưởng. Nguyên nhân của tình trạng này là : Các doanh nghiệp không có đủ tiềm lực để tìm hiểu thị trường, các thông tin về thị trường nước ngoài ít, Việc các doanh nghiệp nước ngoài tìm kiếm đối tác về đá xẻ Thanh Hoá gặp khó khăn......., Vì vậy, khi hội nhập là cơ hội để các doanh nghiệp Thanh Hoá tiếp cận và mở rộng thị trường nước ngoài.
+ Tham gia hội nhập, các doanh nghiệp Thanh Hoá sẽ có cơ hội được tiếp nhận những kinh nghiệm trong quản lý, kinh doanh, khoa học công nghệ. ...
- Thách thức:
Thách thức chủ yếu của đá xẻ Thanh Hoá trong quá trình hội nhập đó là các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Ân Độ, ... và các nước khác đầu tư vào ngành trong khi sự chuẩn bị về mọi mặt để hội nhập của các doanh nghiệp Thanh Hoá còn nhiều vấn đề yếu kém.
II.4.2. Phân tích môi trường nội bộ ngành.
Trong đề tài này, tác giả xin phép được đề cập đến mô hình năm áp lực của M.Porter, nhằm đưa ra những vấn đề căn bản của cạnh tranh, từ đó phân tích thực trạng cạnh tranh đối với ngành sản xuất đá sẻ tỉnh Thanh Hoá.
M.Porter đã nêu ra 5 lực lượng cạnh tranh trong môi trường ngành, đó là: các đối thủ cạnh tranh hiện có, những đối thủ cạnh tranh tiềm năng, các nhà cung cấp, những khách hàng, và các sản phẩm thay thế.
Cạnh tranh
tiềm ẩn
áp lực của Khách hàng
Doanh nghiệp và đối thủ hiện tại
áp lực của nhà cung ứng
Sản phẩm
thay thế
- Đối thủ cạnh tranh hiện có:
Sản phẩm cạnh tranh với sản phẩm đá của Thanh Hoá đó là của các địa phương: Quảng Nam, Bình Định, Ninh Bình, các sản phẩm của nước ngoài như: Trung Quốc, ấn Độ, Pakistan...
Thị trường trong nước thì chỉ có : Quảng Nam, Bình Định, Ninh Bình và Trung Quốc nhưng cũng chỉ có thể cạnh tranh với sản phẩm đá của Thanh Hoá ở một số loại sản phẩm mà thôi, Ví dụ như : Đá Granit ốp cầu thang, chân tường hay còn có thể lát nhà.
Một số loại sản phẩm đá Mỹ nghệ như: Đài phun nước, chậu hoa, đồ nội thất như bàn, ghế ... là các sản phẩm của Quảng Nam, Ninh Bình. Còn lại rất nhiều các sản phẩm khác không thể cạnh tranh với đá Thanh Hoá bởi như đã nói ở trên với lợi thế có loại đá MARBLE với trữ lượng lớn, phù hợp với nhiều loại sản phẩm, đang được ưa chuộng nên trong nước chủ yếu là sản phẩm của đá Thanh Hoá, các sản phẩm của các địa phương khác cạnh tranh yếu.
Thị trường Quốc tế: hiện nay khi các đã vươn ra quốc tế, thị trường chủ yếu là các nước EU, Mỹ, Nhật, Đài Loan...., với các sản phẩm là đá MARBLE dùng để lát đường, hè phố, hay các sản phẩm mỹ nghệ trang trí nội thất như lát nền, bồn tắm, chậu rửa mặt. Đối thủ cạnh tranh với đá Thanh Hoá chủ yếu cạnh tranh hai loại sản phẩm là đá lát nền nhà và đá lát hè phố của các nước như Trung Quốc, Ân Độ, Paskistan. Các sản phẩm của các quốc gia khác có nhiều nét đặc trưng giống đá của Thanh Hoá nên đây thực sự là đối thủ nguy hiểm nhất.
-Đối thủ cạnh tranh tiềm năng:
Là một ngành mới phát triển nên trong tương lai sẽ còn nhiều doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường. Hơn nữa, theo xu thế hội nhập, sẽ ngày càng có nhiều các sản phẩm từ đá sẻ nước ngoài tham nhập vào thị trường nội địa và thị trường nước ngoài_đây là một thách thức rất lớn đối với đá sẻ Thanh Hoá.
Tuy nhiên rào cản tham gia ngành là tương đối lớn vì chi phí cho vốn ban đầu sản xuất lớn, đối thủ hiện tại có tiềm lực kinh tế mạnh, có thị trường đầu ra. Các đối thủ trong nước có thể cạnh tranh với đá Thanh Hoá rất ít vì đây là nguồn tài nguyên mà Thanh Hoá là lợi thế hơn cả.
- Các nhà cung cấp:
Như đã nói ở trên về đặc điểm của ngành đá xẻ Thanh Hoá về nguyên vật liệu là không thường xuyên, dẫn đến việc không cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường, khả năng sản xuất của doanh nghiệp, nên luôn bị ép giá và tồn hàng. Chính sách cấp phép khai thác mỏ của Tỉnh còn nhiều bất cập trong các thủ tục hành chính, một số vướng mắc trong việc giải toả mặt bằng khai thác đá cũng dẫn đến tình trạng mất cân đối sản xuất, nhu cầu thị trường và năng lực sản xuất của doanh nghiệp có, trong khi không được khai thác nguyên liệu để sản xuất. Ví dụ: Các doanh nghiệp sản xuất đá ở huyện Hà Trung, tỉnh cấp giấy phép khai thác đá một năm đã là ít, sau khi hết hạn các doanh nghiệp xin ra hạn thêm thì từ 10/1/2005 đến 3/3/2005 mới song được thủ tục ban đầu , thông thường đoanh nghiệp phải chờ đến 1 năm mới có giấy phép mới, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ sản xuất và cơ hội của các doanh nghiệp.
- Khách hàng:
Thị trường của các doanh nghiệp đá xẻ Thanh Hoá bao gồm cả thị trường trong và ngoài nước (chủ yếu là thị trường Đông Âu và Bắc Âu). Đối với thị trường trong nước, yêu cầu về sản phẩm là chưa cao. Tuy nhiên, thị trường nước ngoài là một thị trường khó tính về chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm. áp lực chính của khách hàng đó chính là giá cả của sản phẩm đá. Tình trạng ép giá từ phía khách hàng, nhất là ở thị trường nước ngoài thể hiện rõ rệt, nguyên nhân là do thị trường chưa rộng dẫn đến cung>cầu, Việc cung ứng sản phẩm nhiều khi không đáp ứng đúng nhu cầu thị trường dẫn đến tồn kho trong khi đó lại thiếu sự thống nhất giữa các doanh nghiệp trong việc bán hàng, sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, chưa có ý thức cộng đồng của các doanh nghiệp ngay trong Tỉnh đã là cơ sở cho khách hàng ép giá. Điều đó đòi hỏi ở các doanh nghiệp có trình độ sản xuất cao, kỹ thuật tốt, mạng lưới phân phối rộng, hiệu quả_đây chính là những yếu tố khiến việc cạnh tranh của sản phẩm đá sẻ Thanh Hoá với các sản phẩm nước ngoài trở nên khó khăn
- Sản phẩm thay thế:
Sản phẩm thay thế lớn nhất đối với sản phẩm đá đó là gạch ốp lát, sứ, sành...Hiện nay trên thị trường trong nước có các loại sản phẩm của Italia, Trung Quốc, các công ty của Việt Nam như sứ Thanh Trì, Long hầu.....ưu điểm của đồ gạch men và sứ đó là : nhẹ, rẻ, dễ vận chuyển, sản xuất liên tục, hàng loạt, mầu sắc đa dạng, phù hợp với đối tượng khách hàng có thu nhập thấp, thích mầu sắc nhân tạo hoặc với các công trình xây dựng mang tính công cộng, v..v... hiện nay thị trường trong nước chủ yếu sử dùng loại sản phẩm này là :
Thị trường xây dựng nhà cửa, các công trình xây dựng công cộng ở Nông Thôn, đây là thị trường rộng lớn bởi vì khi thu nhập tăng cao ở nông thôn người dân chủ yếu đầu tư vào việc xây dựng nhà ở....với túi tiền có hạn, tâm lý thích vẻ đẹp nhân tạo, chưa quen với việc sử dụng các sản phẩm từ đá, với việc xây dựng quy mô nhỏ, ít phải vận chuyển xa thì các sản phẩm như gạch lát nền, ốp tường....lại phù hợp hơn cả. Với các công trình xây dựng công cộng như bệnh viên, trường học thì không cần thiết thể hiện sự mạnh mẽ, quí phái, trang nghiêm mà sản phẩm đá mang lại do đó đá tiêu thụ ở thị trường nông thôn là rất khó khăn. Tuy nhiên một số sản phẩm vẫn được ưa chuộng ở thị trường nông thôn như đá lát cầu thang, đài phun nước ở các công sở...
Thị trường đô thị, mấy năm trước kia hầu như loại sản phẩm này chiếm ưu thế, sản phẩm đá hầu như không xuất hiện, nhiều chủng loại gạch, sứ cho nhiều loại khách hàng có thu nhập cao và thấp ( như Gạch của Italia cho tầng lớp trung và thượng lưu, Trung Quốc cho tầng lớp bình dân). Nhưng ngày nay khi mà nhu cầu thay đổi trong một bộ phận lớn nhân dân thành thị do thu nhập ngày một cao, họ mong muốn các đồ dùng trang trí nội thất cần có sự sang trọng, nổi bật vẻ đẹp tự nhiên, mạng mẽ, phong cách mà chỉ có sản phẩm đá xẻ mới có được, hay các công trình xây dựng công cộng như vỉa hè, lòng đường dành cho người đi bộ (ở nước ngoài), các công trình kiến trúc cổ, các trụ sở sang trọng, các khách sạn dành cho giới thượng lưu....thì các sản phẩm từ đá lại thể hiện rõ ưu điểm hơn các sản phẩm thay thế do đó đây chính là thị trường chính của các sản phẩm đá xẻ.
II.5. Những yéu kém cơ bản trong sản xuất và kinh doanh đá xẻ ở Thanh Hoá:
II.5.1 Vấn đề quy hoạch phát triển:
- Chưa thực hiện đồng bộ trong quy hoạch về thời gian, các bước, các giai đoạn phát triển của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
- Chưa có chính sách quy hoạch các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ thành các cụm công nghiệp nhỏ nhất định, hiện nay các doanh nghiệp này mọc lên một các tự phát, các điều kiện về cơ sở mặt bằng rất kém nhất là khâu sử lý chất thải, việc phân tán không tập trung dẫn đến việc khó về quản lý doanh nghiệp, khó tạo điều kiện đồng bộ trong việc giúp đỡ doanh nghiệp, trong khi đó các doanh nghiệp cực nhỏ này với số vốn ít, năng xuất lao động thấp, hao phí cao lại là đối tượng cản trở cho sự phát triển chung của toàn ngành.
- Trong quy hoạch chưa đặt ngưỡng với các doanh nghiệp tham gia vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Đó là việc đặt điều kiện về vốn, lao động, mặt bằng thuê, thị trường, hao phí sản xuất, các điều kiện về bảo hộ lao động, môi trường... nhằm tập trung các doanh nghiệp có quy mô lớn, tập trung nguồn lực nhằm giảm hao phí nguồn tài nguyên, sử dụng hợp lý, tối ưu nguồn lực hiện có, tránh tình trạng ở các ngành công nghiệp khác đồng ý cho cả các doanh nghiệp kém về tiêu chuẩn chất lượng tham gia vào khu công nghiệp đến lúc các doanh nghiệp này lại là tác nhân làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp khác, ảnh hưởng tới môi trường sống trong khu, cụm công nghiệp,... mà không sao có thể đưa ra khỏi khu công nghiệp được. Có nơi đã đặt ngưỡng nhưng đặt nưỡng thấp nên vẫn chưa phát huy được ưu điểm của việc đặt ngưỡng tại các khu công nghiệp.
- Quy hoạch và phát triển chưa thực sự đồng bộ với các yêu cầu của sản xuất như cơ sở hạ tầng nhiều nơi chưa tốt trong việc vận chuyển đá về nơi sản xuất, vận chuyển hàng bằng Contener ..., chưa có điểm sửa chữa, thay thế, bảo dưỡng máy móc thiết bị nhằm giảm thời gian ngưng hoạt động do trục trặc về thiết bị.
- Chưa có quy hoạch trong việc khai thác các mỏ đá theo hướng khai thác hạn chế, sử dụng hiệu quả, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, tạo điều kiện khai thác lâu dài, hiệu quả cho các thế hệ sau.
- Chưa có quy hoạch trong việc xây dựng chiến lược sử dụng mỏ đá khi khai thác hết nguồn tài nguyên này. Ví dụ có thể phát triển du lịch sinh thái khi mỏ đá đã bị khai thác hết chẳng hạn.
II.5.2. Còn thụ động chưa mở rộng thị trường.
- Do nguồn lực còn hạn chế do đó các doanh nghiệp chưa chủ động tìm kiếm thị trường nhất là thị trường nước ngoài, hàng xuất chủ yếu từ các công ty thương mại giới thiệu hoặc thuê gia công, một số doanh nghiệp có thị trường là do doanh nghiệp nước ngoài trực tiếp đặt vấn đề liên doanh hoặc đặt gia công.
- Một số doanh nghiệp có thị trường nước ngoài ngoài nhưng thị trường hẹp, chưa đủ nguồn lực để có thể mở rộng thị trường nước ngoài, trong khi đó sản phẩm đá xẻ Thanh Hoá chưa có thương hiệu cho mình, điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp đá xẻ khi bán sản phẩm ở nước ngoài phải htông qua thương hiệu của các doanh nghiệp khác, điều này nếu không giải quyết sớm có thể ảnh hưởng tới sự phát triển chung của toàn ngành sau naỳ khi các doanh nghiệp trong nước đã mạnh thì yếu tố lấy lại thương hiệu là vấn dề khó khăn. Điều này đã được gặp ở nhiều trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam khi bước vào hội nhập.
- Trong khi các doanh nghiệp đang cố gắng mở rộng thị trường nước ngoài thì thị trường trong nước hầu như chưa được quan tâm tạo nền móng cơ bản chưa đến mức bỏ ngỏ cho sản phẩm đá của các địa phương khác và của nước ngoài ( Trung Quốc ) chiếm lĩnh song sự quan tâm phát triển thị trường trong nước là chưa lớn, nhất là chưa quan tâm đến phát triển mạng lưới phân phối, các cửa hàng của sản phẩm đá Thanh Hoá.
II.5.3. Đào tạo nhân lực:
- Chưa có chính sách cụ thể trong việc đào tạo nhân lực dành riêng cho ngành đá xẻ về đội ngũ quản trị viên doanh nghiệp, các thợ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật cung cấp cho các doanh nghiệp, khu công nghiệp của địa phương và từng doanh nghiệp.
- Ngành chưa tạo được động lực mạnh về vốn, bảo hộ lao động, lương, khả năng thăng tiến để thu hút lao động có trình độ cao vào phục vụ ngành nhất là lao động là ngươì trong tỉnh Thanh Hoá đang học tập ở ngoài tỉnh.
- Nhiều doanh nghiệp chưa tạo được sự gắn bó với nghề của lao động, chưa coi đây là nghề chính, quan trọng, tâm lý còn e ngại về hình thức sở hữu tư nhân, ý thức kỷ luật lao động, nắm bắt kỹ thuật của lao động chưa tốt.
II.5.4. Môi trường sống:
-Ngành công nghiệp đá xẻ cũng là ngành gây ra nhiều ô nhiễm cho môi trường sống chung quanh, như :
+Ô nhiễm về tiếng ồn: của việc khai thác nổ mìn đá, do các động cơ máy xẻ, máy nổ, máy mài...trong quá trình sản xuất đá.
+Ô nhiễm từ bụi đá: bụi đá xuất hiện ở quá trình khai thác đá, vận chuyển đá, quá trình sản xuất, bụi này hoà lẫn vào không trung bay vào các khu vực dân cư gần đó gây tác hại nhiều về môi trường sống.
+Ô nhiễm từ bột đá: Trong quá trình sản xuất như: xẻ thô, mài- đánh bóng, cắt đá... nước đóng vai trò phụ trợ nhằm làm mềm đá để quá trình sản xuất trên diễn ra dễ dàng tránh hao mòn máy móc, vấn đề là khi thực hiện các công đoạn trên thì nước xẽ kéo theo một lượng bột đá tương đối lớn chảy ra bên ngoài, bột đá này chứa thành phần các chất : Ca, P, Si, SiO2 ... các chất này khi gặp nước ngấm vào đất làm ô nhiễm nguồn đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp tại các địa phương.
- Thực trạng hiện nay về vấn đề ô nhiễm môi trường tự nhiên hầu như đang còn thả nổi, việc không đồng bộ trong quy hoạch khai thác, tự phát trong sản xuất dẫn đến nhưng cơ sở sản xuất nhỏ không nằm trong quy hoạch thì vấn đề ô nhiễm môi trường cũng không được quản lý một cách có hệ thống, dẫn đến chất thải từ bột đá chảy thẳng ra ruộng, kênh, ao... làm ô nhiễm nguồn đất nông nghiệp ở nhiều địa phương.
- Các cơ sở sản xuất đá không được quy hoạch, nằm ngay gần khu dân cư, dẫn đến vấn đề ô nhiễm về tiếng ồn, bụi đá chưa có phương án kiểm soát và hạn chế.
- Qua điều tra của nhóm tác giả thì có 100% ( 40/40) doanh nghiệp sản xuất đá xẻ trả lời là có quan tâm tới vấn đề môi trường, giải pháp của các doanh nghiệp này là xây bồn, bể chứa chất thải, song chưa có giải pháp sử lý chất thải này. Nếu theo đà sản xuất ngày một tăng như ngày nay thì xẽ không đủ bể để chứa lượng chất thải như trên, không biết doanh nghiệp sẽ sử lý như thế nào. Bên cạnh đó hiện nay cũng không có quy định đồng bộ về quy trình xây dựng bể chứa ở các doanh nghiệp, thả nổi trong việc xây các bể chứa này, dẫn đến việc dò rỉ , vỡ bể cũng làm ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường tự nhiên của ngành đá xẻ có liên quan trực tiếp tới sự phát triển của ngành, bởi vì việc phát triển bền vững là xu thế tất yếu hiện nay, nếu chi phí cho việc xử lý hậu quả của ô nhiễm lớn hơn so với lợi nhuận thu được thì ngành lại là tác nhân gây hại cho nền kinh tế quốc dân. Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề nhạy cảm được xã hội quan tâm, nếu không quản lý tốt vấn đề này thì xẽ trở thành vấn đề của xã hội, ảnh hưởng tới thế hệ sau khi khai thác và sản xuất đá.
II.5.5. Quản lý nhà nước.
- Yếu kém trong nhận thức về kinh tế thị trường trong cán bộ quản lý ở địa phương không đồng đều, dẫn đến trong công tác quản lý và tạo điều kiện, định hướng phát triển ngành công nghiệp đá xẻ còn gập nhiều khó khăn, Việc quán triệt chính sách của của nhà nước, của địa phương đến cán bộ nhân dân còn hạn chế.
- Yếu kém trong các thủ tục hành chính nhất là thủ tục cấp đất, cấp giấy phép khai thác mỏ, các thủ tục còn rườm rà, phức tạp chưa thông thoáng ở một số cấp.
- Chưa có hệ thống chính sách dành riêng cho ngành công nghiệp đá xẻ.
- Vai trò định hướng chưa rõ ràng đối với tổng thể ngành, mới chỉ dùng lại ở những nhiệm vụ chung chung, mà chưa định hướng cụ thể nhiệm vụ các giai đoạn, thị trường tiêu thụ, loại sản phẩm ... chính vì vậy mà hoạt động sản xuất khai thác đá thời gian qua còn mang tính tự phát, tự do , manh mún, nhỏ lẻ không tập trung ở nhiều vùng có mỏ đá dẫn đến việc khai thác lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên, công tác quản lý sản xuất không được đảm bảo làm nẩy sinh nhiều vấn đề xã hội.
Chương III
Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thị trường các sản phẩm đá xẻ và phát triển ngành công nghiệp Đá xẻ Thanh Hóa.
III.1. Định hướng phát triển ngành đá xẻ
III.1.1. Chính sách đối với ngành sản xuất Đá xẻ ở Thanh Hoá.
- Chính sách của Tỉnh Thanh Hoá đối với Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nói chung và tác động tới ngành sản xuất và kinh doanh đá xẻ nói riêng được thể hiện thông qua các văn bản cụ thể như sau:
+ Quyết định số: 3431/2002/QĐ-UB ngày 21/10/2002 của UBNN tỉnh Thanh Hoá về chính sách khuyến khích phát triển xuất khẩu.
+ Nghị quyết số 03/NQ/TU ngày 04/11/2002 của Ban thường vụ tỉnh uỷ Thanh Hoá về phát triển ngành, Nghề tiểu thủ Công nghiệp.
+ Nghị quyết số 28/2003/NQ-HĐNDK14 của HĐND tỉnh Khoá XIV kỳ họp thứ 8 ngày 12/01/2003.
+ Quyết Định số :467/2003/QĐ-UB ngày 12/3/2003 của UBNN Tỉnh Thanh Hoá về việc ban hành Quy định tạm thời về một số chính sách khuyến khích phát triển Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
+ Báo cáo số: 38-BC/KT ngày 28/7/2003 của ban kinh tế Tỉnh uỷ Tinh Thanh Hoá về việc kết quả kiểm tra triển khai và thực hiện Nghị Quyết 03-NQ/TU của ban thường vụ tỉnh uỷ “ Về phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp”
+ Báo cáo số: 19/CN-NQD của Sở Công nghiệp tỉnh Thanh Hoá ngày 14/1/2004 về tình hình sản xuất công nghiệp huyện, thị, thành phố năm 2004 và phương hướng nhiệm vụ năm 2005.
+ Quyết định số 3108/QD-CT ngày 1/10/2004 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hoá về việc cho phép thành lập hiệp hội sản xuất kinh doanh đá Đông Sơn – Thanh Hoá.
+ Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 21/3/2005 của Đảng bộ Tỉnh Thanh Hoá về phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2005-2010.
- Trong các văn bản trên chính sách đối với công nghiệp nói chung và đối với ngành đá xẻ nói riêng tập chung chủ yếu vào các vấn đề đó là:
+ Đầu tư cơ sở hạ tầng cho xây dựng cụm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên tinh thần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư vào các cụm, khu công nghiệp làng nghề được an toàn, hiệu quả tránh gây phiền hà cho nhà đầu tư.( VD: cụm công nghiệp làng nghề đá sẻ Hà Phong – Hà Trung).
+ Ưu đãi về Tài chính- tín dụng, các chế độ xã hội tạo điều kiện quan trọng về nguồn vốn cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư, khuyến khích sản xuất.
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp về việc nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới và chăm lo tới việc đào tạo nghề cho sản xuất.
+ Khuyến khích về thị trường tiêu thụ nhấn mạnh đến mặt hàng xuất khẩu trong đó có đá xẻ Thanh Hoá.
+ Xây dựng môi trường tâm lý xã hội hướng về phát triển doanh nghiệp.
Đây là cơ hội quan trọng cho các doanh nghiệp đá xẻ Thanh Hoá phát triển.
III.1.2. Quan điểm phát triển ngành công nghiệp đá xẻ của Tỉnh Thanh Hoá và các doanh nghiệp sản xuất đá xẻ Thanh Hoá.
* Phải có kế hoạch, quy hoạch. Không sản xuất kinh doanh phân tán, tự phát.
Thực trạng về sản xuất đá xẻ hiện nay còn thiếu về việc quy hoạch đồng bộ, tổng thể toàn ngành, dẫn đến sản xuất kinh doanh còn mang tính t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32262.doc