MỤC LỤC
MỤC LỤC 0
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 0
Lời nói đầu 2
Chương1 KHÁI QUÁT CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU 4
1.1 Khái quát về công ty chứng khoán 4
1.1.1 Khái niệm chung 4
1.1.2 Phân loại Công Ty chứng khoán. 5
1.1.3 Các hoạt động chính của công ty chứng khoán. 6
1.1.3.1. Hoạt động môi giới chứng khoán 7
1.1.3.2. Hoạt động Tự doanh: 7
1.1.3.3 Hoạt động bảo lãnh phát hành. 8
1.1.3.4. Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán: 9
1.1.3.5. Các hoạt động khác 9
1.2. Hoạt động của công ty chứng khoán trên thị trường trái phiếu 11
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm thị trường trái phiếu 12
1.2.1.1 Khái niệm, đặc điểm trái phiếu 12
1.2.1.2 Khái niệm thị trường trái phiếu 13
1.2.3 Đặc điểm thị trường trái phiếu 16
1.2.1.4 Các thành viên tham gia thị trường trái phiếu 17
1.2.2 Hoạt động của công ty chứng khoán trên thị trường trái phiếu . . 19
1.2.2.1 Hoạt động huy động vốn 19
1.2.2.2 Hoạt động đầu tư trái phiếu 21
1.2.2.3 Hoạt động cung cấp dịch vụ 21
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của công ty chứng khoán trên thị trường trái phiếu 22
1.3.1 Các nhân tố chủ quan 22
1.3.2 Các nhân tố khách quan 26
Kết luận chương 1 29
Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG TRÊN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU 30
2.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long 31
2.1.1 Thông tin chung 31
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 32
2.1.3 Các hoạt động chính của công ty 33
2.1.4 Cơ cấu bộ máy tổ chức của các phòng ban: 36
2.1.5 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 39
2.2 Khái quát về hoạt động thị trường trái phiếu việt nam 44
2.3 Thực trang hoạt động của công ty chứng khoán thăng long trên thị trường trái phiếu 53
2.3.1 Đánh giá thực trạng hoạt động của công ty cổ phần chứng khoán thăng long trên thị trường trái phiếu 53
2.3.2 Kết quả 58
2.3.3 Hạn chế và nguyên nhân 59
2.3.3.1 Hạn chê 59
2.3.3.2 Nguyên nhân 59
Kết luận chương 2 62
Chương 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG TRÊN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU 63
3.1 Định hướng thăng cường hoat động trên thị trường trái phiếu của công ty chứng khoán thăng long 63
3.1.1 Định hướng phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam 63
3.1.2 Định hướng phát triển của công ty chứng khóan Thăng Long trên thị trường trái phiếu 66
3.2 Giải pháp cho công ty chứng khoán Thăng Long 66
3.2.1 Hoàn thiện chiến lược khách hàng: 66
3.2.2 Xây dựng và hoàn thiện chiến lược đầu tư 69
3.2.3 Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ 69
3.2.4 Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ 69
3.2.5 Hoàn thiện tổ chức 70
3.3 Kiến nghị với chính phủ 70
3.3.1 Chiến lược dài hạn 70
3.3.2 Giải pháp trước mắt 71
Kết luận 76
Tài liệu tham khảo 77
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động của công ty chứng khoán Thăng Long trên thị trường trái phiếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
òi hỏi thị trường phải sẵn có các trái phiếu có chất lượng tốt, tính thanh khoản cao, đa dạng về chủng loại và lớn về số lượng.
Ở những thị trường phát triển, các công cụ phái sinh được tạo lập nhằm cung cấp các công cụ phòng vệ hữu hiệu cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà tạo lập thị trường trái phiếu. Các điều kiện này chỉ có thể có được ở những thị trường chứng khoán phát triển.
Mặt khác công ty chứng khoán nếu muốn đầu tư trên thị trường trái phiếu thường huy động những lượng vốn rất lớn. Khả năng cung ứng vốn của thị trường quyết định rất nhiều tới khả năng huy động vốn của các tổ chức này. Thị trường càng phát triển, số lượng các nhà đầu tư, các tổ chức phát hành càng lớn sẽ tạo điều kiện phát triển các nghiệp vụ của các công ty chứng khoán như nghiệp vụ tự doanh, nghiệp vụ môi giới, nghiệp vụ tư vấn, nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư, nghiệp vụ thanh toán, lưu ký, v.v...
Hệ thống kiểm toán và kế toán cung cấp các quy tắc nền tảng buộc phải tuân theo đối với các công ty. Chỉ có hệ thống kế toán, kiểm toán tin cậy mới có thể cung cấp các thông tin chính xác cho các nhà đầu tư. Các tiêu chuẩn về kế toán và kiểm toán của các nước cần phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Các nhà đầu tư rất quan tâm tới hệ thống kiểm toán độc lập trong việc làm tăng uy tín của các báo cáo tài chính. Việc phát triển và hoàn thiện hệ thống kiểm toán, kế toán sẽ tạo điều kiện chuẩn hoá về thông tin và giảm rủi ro cho các thành viên tham gia thị trường.
Hệ thống thông tin của thị trường phát triển cũng có ý nghĩa quan trọng đối với sự tham gia của các thành viên trên thị trường. Mục đích cơ bản của hệ thống này là để cung cấp cho các nhà đầu tư các thông tin đầy đủ và chính xác liên quan đến trái phiếu và để ngăn chặn các gian lận trong giao dịch.
Việc lựa chọn mô hình quản lý thị trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng cần phải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố và phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường. Các mô hình quản lý và giám sát được lựa chọn trên cơ sở không để thị trường phát triển quá “nóng” gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và làm thiệt hại cho các nhà đầu tư, song cũng không nên hạn chế thị trường bằng việc can thiệp quá mức của Chính Phủ. Sự can thiệp quá mức sẽ hạn chế hiệu quả của thị trường và sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của các nhà tạo lập thị trường trái phiếu.
Sự phát triển của Hiệp hội môi giới và kinh doanh chứng khoán
Hiệp hội các nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp đại diện cho ngành chứng khoán nhằm đảm bảo và dung hoà lợi ích của các thành viên trên cơ sở đảm bảo lợi ích chung của thị trường. Hoạt động chính của Hiệp hội các nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán là điều hành các giao dịch qua quầy, đại diện cho ngành chứng khoán nêu lên những kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà Nước nhằm tăng cường tính hiệu quả và ổn định của thị trường. Ngoài ra, Hiệp hội còn thu thập và phản ánh các khiếu nại của khách hàng đến các đơn vị thành viên.
Do vậy, sự phát triển của Hiệp hội môi giới và kinh doanh chứng khoán có ảnh hưởng không thể tách rời tới các công ty chứng khoán hoạt động trên tị trường trái phiếu. Các công ty chứung khoán là thành viên của Hiệp hội họ sẽ được hưởng những quyền lợi mà chỉ có các thành viên trong Hiệp hội mới có, như quyền được chia sẻ thông tin, được ưu tiên về giá, v.v…, đồng thời Hiệp hội là những người đảm bảo và dung hoà lợi ích của các thành viên nên hạn chế được rất nhiều sự cạnh tranh không lành mạnh lẫn nhau giữa các công ty chứng khoán có hoạt động trên thị trường trái phiếu.
Bên cạnh đó nếu Hiệp hội là một tổ chức lớn, có uy tín trên thị trường, do vậy, các thành viên trong hiệp hội cũng được thị trường đánh giá cao và sẽ có được lòng tin của các nhà đầu tư. Đây là một lợi thế vô cùng lớn vì có được lòng tin của các nhà đầu tư sẽ tạo cho hoạt động của nhà tạo lập thị trường trái phiếu dễ dàng hơn, hiệu quả hơn và lợi nhuận sẽ ngày một lớn hơn.
Các điều kiện vĩ mô khác
Điều kiện về sự ổn định và tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh điều kiện ổn định về mặt chính trị thì ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với mỗi một quốc gia. Các chỉ tiêu như: tốc độ tăng trưởng GDP, chỉ số lạm phát, tỷ giá hối đoái, v.v…, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trường trái phiếu.
Với một nền kinh tế ổn định, đời sống, thu nhập của người dân được nâng cao, phần tích luỹ ngày càng lớn, từ đó nhu cầu đầu tư tăng, dẫn đến tạo ra rất nhiều nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu, hoạt động tạo lập thị trường của các công ty chứng khoán trên trường trái phiếu sẽ sôi động hơn rất nhiều.
Điều kiện về công chúng đầu tư. Để hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trường trái phiếu có hiệu quả, cần có các chính sách tạo dựng được lòng tin cho các nhà đầu tư. Muốn tạo dựng và duy trì được lòng tin của các nhà đầu tư, các trái phiếu được phát hành phải đảm bảo chất lượng và mọi giao dịch của nhà tạo lập thị trường trái phiếu luôn phải tuân thủ pháp luật, thực hiện một cách nghiêm chỉnh các thoả thuận đã cam kết với nhà đầu tư.
Sự cạch tranh giữa các công ty chứng hoán. Các công ty chứng khóan khi tham gia thị trường có những lợi ích chung, đây là mâu thuẫn dẫn tới cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán. Các công ty chứng khoán luôn phải phân tích để đưa ra giá mua bán chứng khoán hợp lý. Cạnh tranh càng mạnh thì giá sẽ càng bám sát thị trường lợi nhuận do đó sẽ giảm xuống
Kết luận chương 1
Các nội dung cơ bản trong chương 1 được trình bày với mục tiêu hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về nhà tạo lập thị trường trái phiếu, cụ thể:
Trình bày khái niệm, đặc điểm thị trường trái phiếu
Trình bày khái niệm và các nội dung hoạt động của công ty chứng khoán trên thị trường trái phiếu
Luận giải các điều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của công ty chứng khoán trên thị trường trái phiếu.
Các nội dung này là cơ sở lý luận để luận giải và phân tích thực trạng thị trường trái phiếu và các điều kiện phát triển các hoạt động trên thị trường trái phiếu của công ty cổ phần chứng khoán thăng long ở phần sau
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG TRÊN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
2.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long
2.1.1 Thông tin chung
Tên tổ chức phát hành: Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long
Tên tiếng Anh: Thanglong Securities Joint Stock Company
Tên viết tắt: TSC
Logo:
Điện thoại: 04.7262600
Fax: 04.7262601
Website:
Mạng lưới
Tại Hà Nội
Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa nhà Toserco, 273 Kim Mã – Ba Đình - Hà Nội
Phòng Giao dịch: 14C Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm
Phòng Giao dịch: 126 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy
Tại Hồ Chí Minh
Trụ sở chi nhánh: Tầng 2 Tòa nhà Petrol Vietnam, Số 1-5 Lê Duẩn, Quận 1
Phòng Giao dịch: Số 2 Tôn Đức Thắng, Quận 1
Hồ sơ pháp nhân:
Giấy phép hoạt động Số 05/GPHĐKD do Chủ tịch UBCK Nhà nước cấp ngày 11 tháng 05 năm 2000;
Giấy phép điều chỉnh số 98/UBCK-GPĐCCTCK do Chủ tịch UBCK Nhà nước cấp ngày 28 tháng 12 năm 2007
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty chứng khoán Thăng Long (TSC) được thành lập tháng 5/2000 theo hình thức công ty Trách nhiệm Hữu hạn 1 thành viên trực thuộc một trong những ngân hàng cổ phần hàng đầu của Việt nam – Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB). Mục đích hoạt động của TSC nhằm phát triển kinh doanh chứng khoán, cung cấp bộ sản phẩm Ngân hàng – chứng khoán cho các khách hàng của MB, đồng thời thu hút thêm khách hàng đầu tư chứng khoán sử dụng dịch vụ ngân hàng.
Tháng 3 năm 2003 Công ty khai trương chi nhánh tại thành phố Hồ chí Minh
Tháng 8 năm 2003 Tăng vốn điều lệ lên 43 tỷ đồng và trở thành công ty chứng khoán với đầy đủ các nghiệp vụ theo luật định.
Tháng 5 năm 2006 Tăng vốn điều lệ lên 80 tỷ đồng ;Chuyển trụ sở chính tới 273 Kim Mã – Hà Nội; Tăng số lượng chi nhánh/phòng giao dịch lên 2 điểm
Việc thành lập trụ sở mới này là một phần trong kế hoạch tăng năng lực cạnh tranh và cung cấp dịch vụ của TSC với phương châm xây dựng cơ sở vật chất và dịch vụ tiêu chuẩn chất lượng. Với số vốn điều lệ tăng gần 200% (80 tỷ), với số nhân viên làm việc tăng gấp đôi so với năm ngoái 2005, TSC tự hào cung p dịch vụ chất lượng và hiệu quả cho các nhà đầu tư như ứng trước tiền bán chứng khoán, ứng trước cổ tức, repo cổ phiếu, trái phiếu, hỗ trợ đấu giá, hỗ trợ mua cổ phiếu, và cùng với MB cung cấp các dịch vụ tín dụng như cho vay cầm cố chứng khoán, bảo chứng, bảo lãnh đặt lệnh v.v..
Tháng 12 năm 2006 Tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng
Năm 2007, Công ty đã tăng vốn điều lệ từ 120 tỷ lên 250 tỷ đồng
Năm 2007, Công ty đã là một trong 8 đơn vị đủ tiêu chuẩn tham gia vào đợt thử nghiệm nhập lệnh từ xa đầu tiên của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM.
Cũng trong năm 2007, Công ty Chứng Khoán Thăng Long được nhận danh hiệu thương hiệu cạnh tranh do Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam và mạng thương hiệu Việt trao tặng .
Đầu năm 2008, UBCKNN đã chấp thuận cho Công ty được chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần với tên mới là Công ty cổ phần Chứng khóan Thăng Long.
Trong đợt này, Công ty sẽ tiến hành tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng, tăng 50 tỷ đồng so với mức vốn điều lệ cũ là 250 tỷ đồng.Dự kiến năm 2010, TSC sẽ tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng
Sau 7 năm hoạt động và là 1 trong 5 đơn vị tiên phong trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cho đến nay TSC đã rất thành công trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình. Không chỉ là địa chỉ tin cậy đối với các nhà đầu tư cá nhân khi tham gia vào thị trường chứng khoán, TSC còn được biết đến với tư cách là một đơn vị cung cấp các dịch vụ tư vấn cổ phần hoá chuyên nghiệp, rất nhiều đơn vị lớn như Vietfracht, Horuco, Công ty Xây dựng Lũng Lô, Cavico Mỏ,cà phê An Giang….đã tin cậy hợp tác với TSC trong quá trình chuyển đổi cổ phần hoá.
2.1.3 Các hoạt động chính của công ty
Công ty Chứng khoán Thăng Long là thành viên của Ngân hàng TMCP Quân Đội, chuyên thực hiện các nghiệp vụ về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán. Công ty là một trong năm công ty chứng khoán đầu tiên đã kinh doanh trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ tháng 7 năm 2000.
Các nghiệp vụ chính :
Môi giới chứng khoán;
Tư vấn;
Bảo lãnh phát hành;
Quản lý danh mục đầu tư
Tự doanh;
Lưu ký
Các nghiệp vụ khác
Dịch vụ REPO cổ phiếu, trái phiếu;
Tư vấn tài chính, tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp
Đối với khách hàng cá nhân:
Môi giới chứng khoán niêm yết và chứng khoán OTC
+ Là công ty chứng khoán đầu tiên đưa vào hoạt động Trung tâm đặt lệnh qua điện thoại (Call Center) từ tháng 7/2006
Dịch vụ lưu ký chứng khoán
Tư vấn đầu tư
Các dịch vụ bổ trợ khác
Hỗ trợ đấu giá mua cổ phần
Hỗ trợ mua cổ phần
Hợp đồng REPO (mua – bán lại chứng khoán)
Dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán.
Dịch vụ ứng trước cổ tức
Dịch vụ cầm cố các giấy tờ có giá để vay vốn đầu tư chứng khoán
Dịch vụ cầm cố chứng khoán
Dịch vụ cho vay bảo chứng
Dịch vụ bảo lãnh đặt lệnh
Đối với khách hàng tổ chức:
Tư vấn niêm yết
Tư vấn Cổ phần hoá
Quản lý cổ đông
Tư vấn Tài chính
Tư vấn Quản trị
Bảo lãnh phát hành
Đại lý phát hành
Khách hàng của công ty :
Chủ yếu là những khách hàng là những doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, xây lắp,vật tư, giao thông, nông nghiệp, lâm nghiệp.
Trong đó có một số doanh nghiệp lớn như
Công ty Cavico Khai thác mỏ và xây dựng
Công ty Cao su Hòa Bình
Công ty vận tải Biển Bắc
Công ty cà phê An Giang.
…….
Với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu, làm quen và tiến tới tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam, Công ty chứng khoán Thăng Long luôn cung cấp những dịch vụ trọn gói cho khách hàng theo tôn chỉ: “Chuyên nghiệp - Hiệu quả - Vì quyền lợi của khách hàng".
2.1.4 Cơ cấu bộ máy tổ chức của các phòng ban:
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long
Chức năng của các Bộ phận
Môi giới giao dịch và lưu ký chứng khoán
Quản lý các đầu mối nhận, nhập, duyệt lệnh; đại diện giao dịch trong sàn; cung cấp các thông tin về tài khoản và kết quả giao dịch cho khách hàng;
Cung cấp thông tin giao dịch chứng khoán và thông tin về các tổ chức niêm yết, các bài bình luận, tổng hợp diễn biến giao dịch hàng tuần;
Tư vấn đầu tư cho khách hàng cá nhân và tổ chức thông qua các sản phẩm phân tích;
Chăm sóc, duy trì khách hàng cũ, tăng cường thu hút khách hàng mới;
Lưu ký chứng khoán của công ty đại chúng, chứng khoán niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán;
Thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội;
Thực hiện theo ủy quyền của tổ chức phát hành trong việc quản lý sổ cổ đông, cung cấp thông tin và đảm bảo các quyền chuyển nhượng, quyền nhận cổ tức, quyền dự Đại hội cổ đông, quyền đăng ký mua thêm cổ phiếu của nhà đầu tư.
Tư vấn tài chính doanh nghiệp
Thực hiện các nghiệp vụ tư vấn cổ phần hóa, tư vấn niêm yết và đăng ký giao dịch;
Tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp, mua bán – sáp nhập – chuyển đổi doanh nghiệp;
Tư vấn dịch vụ thị trường vốn (bao gồm tư vấn đấu giá, tư vấn phát hành và bảo lãnh phát hành), hỗ trợ doanh nghiệp sau niêm yết…;
Nghiên cứu thị trường, phối hợp với bộ phận phát triển kinh doanh để mở rộng và chăm sóc khách hàng…
Phân tích - đầu tư
Lập các báo cáo phân tích, đánh giá và dự báo thị trường chứng khoán, đưa ra khuyến nghị đầu tư;
Lập các báo cáo phân tích ngành kinh tế; phân tích, đánh giá và xác định giá trị doanh nghiệp;
Đưa ra chiến lược và lập phương án đầu tư; thực hiện đầu tư; giám sát, quản lý danh mục đầu tư;
Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tư vấn đầu tư cho các đối tượng khách hàng.
Dịch vụ tài chính
Cung cấp các dịch vụ tài chính hỗ trợ giao dịch chứng khoán, bao gồm: Dịch vụ mua bán kỳ hạn chứng khoán, dịch vụ hỗ trợ mua cổ phần, dịch vụ hỗ trợ đấu giá mua cổ phần;
Thực hiện các thủ tục liên quan đến hoạt động Bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành trái phiếu.
Phát triển kinh doanh và Marketing
Tiếp nhận và xử lý thông tin phản hồi từ phía khách hàng về sản phẩm;
Xây dựng chính sách khách hàng ở các giai đoạn phát triển;
Duy trì và mở rộng quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước trong phát triển kinh doanh;
Nghiên cứu các sản phẩm mới;
Xây dựng và quản lý kế hoạch kinh doanh chung của Công ty;
Phối hợp với tổ chức tư vấn thực hiện quảng bá thương hiệu.
Kế toán – Tài chính
Thực hiện các nghiệp vụ kế toán tổng hợp, kế toán thanh toán, kế toán Tài chính;
Theo dõi tiền mặt tại quỹ, các khoản đầu tư của Công ty, thực hiện các quyền phát sinh từ khoản đầu tư của Công ty, theo dõi chứng chỉ có giá, thanh toán các khoản thu chi nội bộ, tài sản cố định, văn phòng phẩm, công cụ dụng cụ, thanh toán lương và các khoản trích theo lương, các khoản thuế phải nộp;
Thường xuyên cân đối nguồn vốn – sử dụng vốn, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, dự báo dòng tiền;
Kiểm tra, kiểm soát và lập các báo cáo tài chính;
Công nghệ thông tin
Nâng cấp và phát triển hệ thống thông tin, quản trị mạng, quản trị hệ thống, đảm bảo an toàn và bảo mật dữ liệu toàn Công ty;
Đảm bảo tính ổn định và sẵn sàng cho hệ thống đường truyền và phần mềm giao dịch;
Phát triển website của Công ty, đảm báo cung cấp thông tin kịp thời, gia tăng tiện ích sử dụng và khả năng truy cập của khách hàng.
Hành chính – Nhân sự - Luật
Thực hiện công tác hành chính phục vụ, công tác văn thư lưu trữ, lễ tân, quản lý chi phí điều hành, cấp phát văn phòng phẩm;
Soạn lập hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm, các chính sách đãi ngộ, chế độ lương thưởng…liên quan đến chính sách tuyển dụng, quản lý, phát triển nguồn nhân lực;
Xây dựng kế hoạch và tổ chức các chương trình đào tạo;
Tổng hợp báo cáo tháng, quý, năm của các bộ phận gửi UBCKNN;
Quản lý hệ thống văn bản pháp luật, tư vấn pháp lý cho các nghiệp vụ.
2.1.5 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Doanh thu các hoạt động
Tổng doanh thu của TSC tăng trưởng qua các năm, đặc biệt trong năm 2006 khi thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chiều sâu. Doanh thu từ hoạt động tự doanh và môi giới chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu. Kết quả của hoạt động tự doanh có được là do định hướng xây dựng danh mục hiệu quả và an toàn của TSC. Tính tới thời điểm hiện tại, hoạt động đầu tư của TSC tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thuộc các ngành kinh tế có triển vọng phát triển lâu dài.
Với điều kiện thuận lợi của thị trường trong năm 2006, dịch vụ môi giới của TSC đã phát triển mạnh mẽ, thu hút khối lượng khách hàng lớn giao dịch tại công ty và doanh thu từ hoạt động này cũng tăng lên đáng kể.
Bảng 2.2 Chỉ tiêu doanh thu các năm
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Giá trị
Giá trị
% tăng giảm
Giá trị
% tăng giảm
Giá trị
% tăng giảm
Môi giới
579,13
841,28
45,27%
8.450
904,47%
73.744
772,71%
Tự doanh
3.575,32
6.079,74
70,05%
17.835
193,35%
49.290
176,37%
Tư vấn
1.653,50
2.072,50
25,34%
2.283
10,15%
4.105
79,8%
Ủy thác đầu tư
-
-
21.413
1.670
-92,2%
Dịch vụ tài chính
458,83
1.163,05
153,48%
8.884
663,89%
74.413
737,61%
Hoạt động khác
81,00
625,75
672,53%
781
24,82%
1.848
136,62%
Tổng cộng
6.347,77
10.782,31
69,86%
59.647
453,19%
205.071
243,8%
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của TSC)
TSC đã và đang cung cấp những loại hình dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư ngày càng tăng của khách hàng, thị phần dịch vụ tài chính năm 2007 là 30%. Nhờ đó, doanh thu từ hoạt động này đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu của Công ty. Trong năm 2008, TSC tiếp tục nghiên cứu và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm mở rộng và thu hút nhiều hơn lượng khách hàng sử dụng dịch vụ.
Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng doanh thu các hoạt động năm 2007
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của TSC)
Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 4 năm gần nhất
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Tổng tài sản
52.538
71.304
542.188
2.517.039
Tăng trưởng
-
35,72%
660,38%
364,23%
Vốn chủ sở hữu
46.627
51.134
146.671
385.184
Tăng trưởng
-
9,67%
186,83%
162,62%
Tổng doanh thu
6.347
10.782
59.646
198.578
Tăng trưởng
-
69,86%
453,19%
232,93%
Lợi nhuận trước thuế
4.533
7.545
43.666
96.366
Tăng trưởng
-
66,44%
478,73%
120,69%
Lợi nhuận sau thuế
4.533
6.902
35.456
78.953
Tăng trưởng
-
52,27%
413,67%
122,68%
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của TSC)
Kế hoạch kinh doanh và lợi nhuận trong 3 năm tới
Căn cứ vào tình hình tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận các năm trước, kết hợp với dự kiến về việc giải ngân vốn cho các hoạt động và dự báo tình hình thị trường, Công ty đã xây dựng kế hoạch kinh doanh với các nội dung như sau:
Cổ phần hóa và tăng vốn điều lệ
Được sự chấp thuận của Đại Hội đồng cổ đông và Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Quân Đội, ngày 28/12/2007, TSC đã hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa, tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng. Trong năm 2008, TSC sẽ thực hiện việc tăng vốn điều lệ lên 400 tỷ đồng thông qua phát hành thêm cổ phiếu.
Kế hoạch tăng vốn sẽ được tiếp tục thực hiện vào năm 2008 với số vốn điều lệ dự kiến là 600 tỷ đồng và đạt 1.000 tỷ đồng vào năm 2010.
Tiến trình tăng vốn điều lệ được xây dựng bám sát mục tiêu hoạt động và chiến lược phát triển của TSC trong giai đoạn 5 năm tới, thời kỳ được xác định thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đạt tới sự phát triển ổn định, hội nhập toàn diện hơn với khu vực và thế giới và sức ép mạnh mẽ về cạnh tranh trong hoạt động cung cấp dịch vụ chứng khoán.
Những mục tiêu chính trong năm 2008
Đảm bảo mức vốn điều lệ mới cho hoạt động của một công ty chứng khoán theo luật định;
Đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh phát hành và đầu tư phục vụ mục tiêu phát triển thành ngân hàng đầu tư;
Tập trung đầu tư vào cơ sở vật chất, công nghệ thông tin, đào tạo nhân lực nhằm đảm bảo những cam kết cho chất lượng dịch vụ chứng khoán;
Thực hiện chương trình định vị thương hiệu với sự hỗ trợ của các tổ chức tư vấn uy tín và thương hiệu lớn.
Bảng 2.5 Kế hoạch lợi nhuận của TSC 2008 – 2010
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Tỷ đồng
% tăng giảm
Tỷ đồng
% tăng giảm
Tỷ đồng
% tăng giảm
Vốn điều lệ
400
33,33%
600
50,00%
1.000
66,67%
Thặng dư
100
300
200,00%
700
133,33%
Doanh thu từ hoạt động KDCK
309,65
51%
478,12
54,41%
746,84
56,2%
Lợi nhuận trước thuế
156,11
62,01%
254,46
63,00%
389,32
53,00%
Lợi nhuận sau thuế
124,89
58,19%
206,11
65,04%
311,23
51,00%
Tỷ lệ LNST/DTT
31,45%
40,00%
71,62%
Tỷ lệ cổ tức
15%
15%
20%
(Nguồn: nghị quyết đại hội đồng cổ đông TSC)
2.2 Khái quát về hoạt động thị trường trái phiếu việt nam
Thị trường trái phiếu ra đời như là một tất yếu khách quan nhằm tạo động lực cho phát triển kinh tế. Có thể nói, việc phát hành trái phiếu ở Việt Nam có từ khá lâu, từ khi hình thành nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945 với việc phát hành Công trái kháng chiến. Tuy nhiên, thị trường mới thực sự hình thành từ sau cải cách kinh tế từ những năm 90 của thế kỷ XX. Sang đầu thế kỷ XXI, kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng, nhiều năm liên tục đạt tốc độ tăng trưởng GDP trên 8%/năm. Thị trường trái phiếu phát triển là một đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế, và đến lượt nó, sự phát triển kinh tế lại là điều kiện quan trọng cho phát triển thị trường trái phiếu.
Bảng 2.6 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1993-2006 và dự báo 2007-2008
(Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Kế hoạch và đầu tư và ADB)
Biểu đồ 2.7 Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản
Nguồn IMF
Có thể chia thị trường trái phiếu Việt Nam thành hai loại: Thị trường trái phiếu Chính Phủ và Thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Những phân tích sau khái quát về hai thị trường đó.
Kết quả niêm yết trái phiếu thời kỳ 2000 – 2004
Bảng 2.8 Kết quả niêm yết trái phiếu thời kỳ 2000 – 2004
Năm
Trái phiếu Chính phủ
Trái phiếu công ty
Tổng cộng
2000
Số lượng
3
2
5
Khối lượng
11.000.000
1.577.050
12.577.050
Giá trị (1000đ)
1.100.000.000
157.705.000
1.257.705.000
2001
Số lượng
13
13
Khối lượng
16.316.330
16.316.330
Giá trị (1000đ)
1.631.633.000
1.631.633.000
2002
Số lượng
23
23
Khối lượng
13.820.000
13.820.000
Giá trị (1000đ)
1.382.000.000
1.382.000.000
2003
Số lượng
61
61
Khối lượng
75.530.000
75.530.000
Giá trị (1000đ)
7.553.000.000
7.553.000.000
2004
Số lượng
104
104
Khối lượng
118.817.000
118.817.000
Giá trị (1000đ)
11.881.700.000
11.881.700.000
Luỹ kế đến hết 2004
Số lượng
204
2
206
Khối lượng
235.483.330
1.577.050
237.060.380
Giá trị (1000đ)
23.548.333.000
157.705.000
23.706.038.000
(Nguồn: Phòng treasury Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội)
Nhận xét:
Nhìn vào bảng ta thấy rằng, trái phiếu Chính phủ được niêm yết là chủ yếu với 99,3% tổng giá trị niêm yết. Trong các loại trái phiếu, chỉ có trái phiếu kho bạc kỳ hạn 5 năm được niêm yết; trong các loại trái phiếu đầu tư, chỉ có trái phiếu Quỹ hỗ trợ phát triển là được niêm yết. Chưa có trái phiếu công trình nào được niêm yết. Đến 2004, trong các trái phiếu công ty mới chỉ có trái phiếu của NHĐT&PTVN là được niêm yết với tổng giá trị niêm yết là 157,7 tỷ đồng, chiếm 0,66% giá trị niêm yết. Như vậy, trái phiếu danh nghiệp chưa thực sự đảm bảo được tính thanh khoản vốn có của nó.
Trái phiếu doanh nghiệp chủ yếu được phát hành bởi các tổ chức kinh tế sau:
Phát hành trái phiếu để tăng vốn, đáp ứng điều kiện về vốn, phục vụ cho chiến lược cổ phần hoá của các tổ chức tài chính, tín dụng như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Nông nghiệp.
Phát hành trái phiếu cho nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất của các tổ chức kinh tế: Công ty Tài chính Dầu khí, Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy, Tổng công ty Cao su Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Việt Nam EVN, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Vinashin, Tcty Lắp máy Việt Nam Lilama, Tcty Sông Đà, Cty Công nghiệp Tàu thuỷ Nam Triệu…
Hiện tại, có khoảng 367 loại trái phiếu trên thị trường, nhưng dư nợ trái phiếu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP, số liệu đến tháng 9/2006 là 11%, so với mức bình quân là 30% của các nước Châu Á. GDP của Việt Nam năm 2006 là 63 tỷ USD, tổng khối lượng trái phiếu trên thị trường do đó bằng khoảng 110.880 tỷ đồng.
Số liệu dư nợ trái phiếu/GDP ở một số quốc gia Châu Á: Trung Quốc là 21%; Thái Lan 33%; Malaysia 62%.
Bảng 2.9 Số liệu dư nợ trái phiếu/GDP ở một số quốc gia Châu Á:
(Nguồn Business Monitor International)
Quy mô giao dịch trái phiếu qua các năm
Bảng 2.8 Quy mô giao dịch trái phiếu qua các năm
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Khối lượng giao dịch (TP)
21.790
693.730
1.292.710
25.081.840
171.679.232
232.110.825
383.542.000
Giá trị giao dịch (tr.đ)
2.143
70.702
121.561
2.496.299
17.883.282
23.837.589
37.857.234
(Nguồn: Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM)
Quy mô giao dịch thị trường tăng mạnh qua các năm trong đó giao dịch kỳ hạn (repo) trái phiếu chiếm tỷ trọng lớn. Loại giao dịch này (repo) phát triển mạnh trong những năm gần đây và là một công cụ hữu hiệu để các tổ chức tài chính nhanh chóng huy động vốn ngắn hạn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20198.doc