Chuyên đề Giải pháp về marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bảo hiểm AAA

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ 3

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM. 3

1.1.1 Khái niệm bảo hiểm về bảo hiểm: 3

1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh bảo hiểm 4

1.1.2.1 Đối tượng kinh doanh đa dạng 5

1.1.2.2 Hoạt động kinh doanh bảo hiểm có vốn pháp định lớn 5

1.1.2.3 Hoạt động kinh doanh bảo hiểm luôn luôn phải có dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm 6

1.1.2.4 Hoạt động kinh doanh bảo hiểm luôn luôn gắn kết với hoạt động đầu tư 6

1.1.2.5 Các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải tuân thủ quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm, các quy định khác của pháp luật có liên quan và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. 7

1.1.3 Nguyên tắc chung của hoạt động kinh doanh bảo hiểm 7

1.1.3.1 Nguyên tắc lựa chọn rủi ro 7

1.1.3.2 Nguyên tắc phân tán rủi ro 8

1.1.3.3 Nguyên tắc trung thực tuyệt đối 9

1.1.3.4 Nguyên tắc số đông bù số it 10

1.1.3.5 Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm 10

1.1.4 Các loại hình kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ 11

1.1.4.1 Bảo hiểm tài sản 11

1.1.4.2 Bảo hiểm trách nhiệm 13

1.1.4.3 Bảo hiểm con người 15

1.1.5 Đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm 16

1.1.5.1 Đặc điểm chung của sản phẩm dịch vụ 16

1.1.5.2 Đặc điểm riêng của sản phẩm bảo hiểm 18

1.2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM 20

1.2.1 Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 20

1.2.1.1 Cạnh tranh 20

1.2.1.2 Năng lực cạnh tranh 20

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 21

1.2.2.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 21

1.2.2.2 Các yếu tố bên trong của doanh nghiệp 24

1.2.3.1 Thị phần của doanh nghiệp 25

1.2.3.2 Chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính 27

1.2.3.3 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh 28

1.2.3.4 Chỉ tiêu phản ánh sự thoả mãn của khách hàng 29

1.2.3.5 Chỉ tiêu phản ánh sự đổi mới trong hoạt động kinh doanh BH 30

1.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM 30

1.3.1 Cạnh tranh là quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường 30

1.3.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh là tất yếu khách quan trong quá trình phát triển của DNBH: 31

1.4 HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM 33

1.4.1 Vai trò của hoạt động Marketing trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh 33

1.4.2 Nội dung cơ bản của hoạt động marketing trong doanh nghiệp BH 35

1.4.2.1 Nghiên cứu thị trường 35

1.4.2.2 Chiến lược sản phẩm 40

1.4.2.3 Chính sách giá cả 42

1.4.2.4 Chính sách phân phối 46

1.4.2.5 Chính sách truyền thông 47

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM AAA 50

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM AAA 50

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 50

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 54

2.1.3 Sản phẩm bảo hiểm chính của doanh nghiệp 55

2.1.3 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2005- 2008 57

2.2 THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM 60

2.3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM AAA 65

2.3.1 Năng lực tài chính 65

2.3.2 Thị phần của công ty 68

2.3.2 Hiệu quả kinh doanh 71

2.4 ĐÁNH GIÁ VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY 78

2.4.1 Chiến lược sản phẩm 78

2.4.2 Chiến lược phí. 81

2.4.3 Chiến lược phân phối 84

2.4.4 Chiến lược truyền thông 87

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VỀ MARKETING NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM AAA 90

3.1 KHÓ KHĂN THUẬN LỢI CỦA CÔNG TY TRONG QUÁ TRÌNH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH 90

3.1.1. Những khó khăn trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bảo hiểm AAA 90

3.1.2 Những thuận lợi của công ty trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh 92

3.2 MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚ 93

3.3 GIẢI PHÁP VỀ MARKETING NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY 95

3.3.1 Nhóm giải pháp về Marketing 95

3.3.1.1 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 95

3.3.1.1 Giải pháp hoàn thiện sản phẩm bảo hiểm 96

3.3.1.2 Giải pháp về giá cả 98

3.3.1.3 Giải pháp thúc đẩy phân phối 99

3.3.1.4 Giải pháp truyền thông 102

3.3.2 Các giải pháp hỗ trợ khác 105

3.3.2.1 Nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp 105

3.3.2.2 Nâng cao năng lực quản lý và điều hành 105

3.3.2.3 Giải pháp về nhân lực 106

3.2.2.4 Giải pháp nâng cao khoa học công nghệ 107

KẾT LUẬN 110

 

 

doc114 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2409 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp về marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bảo hiểm AAA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g được đa số các DNBH bán các SPBH nhóm áp dụng. - Chiến lược định giá hướng theo khách hàng: Là chiến lược định phí mà DNBH sẽ tập trung vào việc đưa ra các mức giá mà những người phân phối hoặc khách hàng có thể chấp nhận được. Các chiến lược định giá hướng theo khách hàng thường thấy: + "Định giá tâm lý": là chiến lược định giá dựa trên quan niệm cho rằng khách hàng nhận thấy một số loại giá hay khoảng giá nhất định là hấp dẫn hơn các khoảng giá khác. Các DNBH áp dụng chiến lược định giá tâm lý tin rằng nếu giá cả được ấn định ở mức thấp hơn một chút so với mức dự kiến thù lượng sản phẩm bán ra sẽ được nhiều hơn. Ngoài ra đối với các sản phẩm nộp phí định kỳ thì định giá tâm lý cũng thường giả định khách hàng muốn mua sản phẩm hơn nếu phí được định trên cơ sở trả theo tháng chứ không phải theo năm hay trả một lần. Chiến lược này phù hợp với thị trường mà ở đó khách hàng cực kỳ nhạy cảm với giá cả sản phẩm hoặc khi khách hàng có nhận thức cao về giá sản phẩm và những sản phẩm được phân phối qua kênh phản hồi trực tiếp. + "Định giá hớt váng": Với chiến lược này, doanh nghiệp sẽ đưa ra mức giá cao nhất có thể cho bộ phận khách hàng có nhiều mong muốn nhất được sử dụng sản phẩm nhằm thu được doanh thu lớn trong thời gian đầu. Doanh thu này không những đủ trang trải tất cả các chi phí mà còn mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với các SPBH cũng như các sản phẩm dịch vụ thì chiến lược này hầu như không được sử dụng. + "Định giá khuyếch trương": doanh nghiệp sẽ đưa ra mức giá thấp hơn mức giá thông thường cho một số sản phẩm nhất định nhằm thúc đẩy việc bán sản phẩm của tất cả các sản phẩm khác của doanh nghiệp. 1.4.2.4 Chính sách phân phối Phân phối là quá trình đưa SPBH của doanh nghiệp đến với khách hàng. Các kênh phân phối mà các DNBH thường sử dụng: - Hệ thống đại lý chuyên nghiệp: đây là kênh phân phối truyền thống, trong đó đại lý là các tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền nhằm thực hiện việc giới thiệu, chào bán sản phẩm. Đây là kênh phân phối khá tốn kém chi phí cho DNBH do doanh nghiệp phải mất chi phí đào tạo, chi phí trả hoa hồng cho đại lý cao,... + Các mạng lưới phân phối kết hợp (hệ thống phân phối bán hàng tại điểm): Đây là hệ thống phân phối dựa trên kênh phân phối của các lĩnh vực kinh doanh khác như: ngân hàng, bưu điện, cơ quan thuế, hệ thống các cửa hàng bán lẻ,.... Kênh phân phối này có thể tận dụng dược cơ sở vật chất, con người, nguồn khách hàng của các lĩnh vực kinh doanh khác nên khá tiết kiệm chi phí cho DNBH. + Văn phòng bán bảo hiểm: Nhân viên doanh nghiệp bảo hiểm được trả lương sẽ trực tiếp thực hiện việc bán sản phẩm tại trụ sở chính của DNBH hay tại các phòng bảo hiểm khu vực, các chi nhánh,.... + Môi giới bảo hiểm: MGBH là tổ chức trung gian đại diện cho khách hàng tìm kiếm các DNBH phù hợp. Phân phối qua môi giới sẽ làm tăng uy tín của DNBH và DNBH sẽ chi trả hoa hồng cho môi giới. Tuy nhiên, DNBH sẽ không được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nếu không được MG đồng ý. + Các kênh phân phối khác: DNBH còn có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng thông qua các hình thức như: gửi thư trực tiếp, qua điện thoại, thương mại điện tử (qua mạng máy tính), qua quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng,... Nội dung cơ bản của chính sách phân phối Hệ thống phân phối mà DNBH sử dụng sẽ tác động đến loại hình sản phẩm, mức giá của sản phẩm cũng như phương thức qua đó sản phẩm được truyền thông. Khi lựa chọn hệ thống phân phối DNBH cần phải xét các nhân tố: - Đặc tính người mua trên thị trường mục tiêu: Mục đích của phân phối là chuyển giao sản phẩm từ doanh nghiệp đến tay người mua, vì vậy khi lựa chọn hệ thống phân phối phải đáp ứng nhu cầu khách hàng, tức là phải chú trọng đến đặc tính của khách hàng trên thị trường đó. Đặc tính của người mua ở đây đề cập đến các yếu tố như: Số lượng người mua, loại người mua trên thị trường mục tiêu (cá nhân hay doanh nghiệp), đặc tính mua (mua sản phẩm gì, mua bao nhiêu, ở đâu, khi nào, thói quen mua qua đại lý quen thuộc hay chọn sản phẩm rẻ nhất,...) - Đặc tính của sản phẩm: Tính đơn giản hay phức tạp của sản phẩm sẽ tác động đến hệ thống phân phối sử dụng. Chỉ có những SPBH khá đơn giản mới có thể được phân phối qua kênh phân phối trực tiếp, còn các sản phẩm phức tạp hơn thì chỉ có thể phân phối qua lực lượng bán cá nhân. - Đặc tính của doanh nghiệp: Nguồn nhân lực của doanh nghiệp, khả năng tài chính, cơ sở kỹ thuật, mục tiêu kinh doanh, triết lý quản trị mà doanh nghiệp theo đuổi.... cũng sẽ tác động đến hệ thống phân phối sử dụng. Ngoài ra, môi trường marketing, mức độ kiểm soát, ... cũng là các yếu tố tác động đến việc lựa chọn hệ thống phân phối. 1.4.2.5 Chính sách truyền thông Quảng cáo: Quảng cáo là công cụ truyền thông không trực tiếp, phi cá nhân, được thực hiện thông qua các phương tiện truyền tin phải trả tiền và các chủ thể quảng cáo phải chịu chi phí. Truyền thông đó có thể là về doanh nghiệp hay về sản phẩm và do một nhà tài trợ xác định tạo ra và được truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng. Theo quan điểm quản lý, quảng cáo là phương sách có tính chất chiến lược để đạt được hoặc duy trì một lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Trong nhiều trường hợp, đầu tư cho quảng cáo là đầu tư dài hạn. Các phương tiện thông tin đại chúng được sử dụng để quảng cáo bao gồm: vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, gửi thư trực tiếp, tạp chí hay các phương tiện ngoài trời như bảng hiệu, áp phích, mạng internet,... Các chủ thể quảng cáo có thể quảng cáo có thể truyền tin quảng cáo cho hàng hoá, dịch vụ hay chính uy tín, hình ảnh của công ty thông qua các phương tiện truyền tin quảng cáo tới đối tượng người nhận tin là khách hàng tương lai. Quảng cáo là công cụ truyền thông mang tính kinh tế hơn so với bán hàng cá nhân vì nó có thể tiếp cận số lượng lớn khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên người làm marketing cần phải xem xét kỹ những quy định của pháp luật liên quan đến quảng cáo cũng như các phương tiện thông tin đại chúng sử dụng để tiếp cận thị trường mục tiêu. Lý do là vì chi phí gắn với từng loại phương tiện thông tin sử dụng sẽ rất khác nhau. Xúc tiến bán hàng: Là các nỗ lực nhằm khuyến khích các thành viên trong kênh phân phối bán được nhiều sản phẩm hoặc khuyến khích khách hàng mua sản phẩm. Hoạt động xúc tiến nhằm vào các thành viên của kênh phân phối (ví dụ như đại lý hoặc môi giới bảo hiểm) được gọi là "xúc tiến thương mại"; còn các hoạt động xúc tiến bán nhằm vào người mua cá nhân hay người mua là các tổ chức được gọi là "xúc tiến tiêu dùng". Hầu hết các nỗ lực xúc tiến bán hàng thường được thực hiện trong ngắn hạn nhằm tăng doanh số bán trong một khoảng thời gian nhất định Quan hệ với công chúng Quan hệ với công chúng là một hình thức truyền thông phi cá nhân cung cấp thông tin về sản phẩm, về doanh nghiệp và được truyền đi dưới dạng tin tức qua các phương tiện thông tin đại chúng. Như vậy, cũng giống như quảng cáo, hình thức quan hệ với công chúng có sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên khác với quảng cáo ở chỗ DNBH sẽ không phhải trả tiền để các phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin về doanh nghiệp và doanh nghiệp cũng không kiểm soát nội dung các thông điệp được truyền đạt. Quan hệ công chúng có vai trò quan trọng trong giai đoạn giới thiệu sản phẩm vì DNBH không phải trả chi phí cho các phương tiện thông tin đại chúng nên đây là biện pháp đưa thông tin đến khách hàng tiết kiệm nhất. Tuy vậy, với hình thức này, DNBH không kiểm soát được nội dung thông điệp truyền đạt nên khó có thể đảm bảo được nỗ lực của họ có thu được kết quả hay không. Dịch vụ sau bán hàng Dịch vụ khách hàng là một bộ phận của marketing bảo hiểm. Trong điều kiện kinh tế thị trường, muốn duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh trước hết các doanh nghiệp phải bảo vệ được thị phần hiện có của mình, sau đó bằng các biện pháp cạnh tranh sẽ phát triển dần sang thị trường tiềm năng mà mình xác định. Do đặc thù của SPBH nên trong kinh doanh bảo hiểm, vấn đề tổ chức dịch vụ sau bán hàng,giữ khách hàng luôn được coi trọng. Dịch vụ sau bán hàng gồm các dịch vụ chăm sóc khách hàng, dịch vụ hỗ trợ khách hàng, dịch vụ khách hàng dành cho đại lý. Dịch vụ sau bán hàng được thực hiện ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, giúp DNBH nâng cao được uy tín của mình trong cạnh tranh. Đồng thời, qua dịch vụ sau bán hàng DNBH có thể biết được phản hồi của khách hàng, nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của khách hàng để từ đó hoàn thiện và đổi mới sản phẩm. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM AAA GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM AAA Quá trình hình thành và phát triển Thông tin chung về công ty - Tên công ty: Công ty cổ phần bảo hiểm AAA - Trụ Sở Công Ty: 02 Bis Trần Cao Vân, Quận I, TP.HCM - Điện thoại: (848) 3 8228499 Fax : (848) 3 8228488 - Website: www.aaa.com.vn - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc: Bà Đỗ Thị Kim Liên. - Kiểm toán độc lập: Công ty Kiểm toán tư vấn Xây dựng Việt Nam - Lĩnh vực hoạt động: Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và hoạt động đầu tư. - Hình thức Pháp Lý: Công ty được thành lập với hình thức là công ty cổ phần bảo hiểm. - Địa bàn hoạt động: Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA được phép hoạt động trên phạm vi cả nước. - Đối tượng khách hàng: là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước sinh sống, học tập và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. - Công ty cổ phần bảo hiểm AAA kinh doanh bảo hiểm theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài khoản tại Ngân hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Công ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA được Bộ Tài Chính cấp giấy phép thành lập số 30/GP/KDBH ngày 28/02/2005, chuyên cung cấp các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ. Tuy nhiên, đến ngày 02/11/2005, Bảo Hiểm AAA mới chính thức khai trương công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh và đi vào hoạt động. Vốn điều lệ: Tại thời điểm thành lập vốn điều lệ của công ty là 80 tỷ đồng. Trong đó, số vốn góp của các cổ đông sáng lập như sau: Bảng 2.1: PHẦN VỐN GÓP CỦA CÁC CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP Cổ đông Số vốn góp tính bằng tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ góp vốn (%) Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam 8 10,00 Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội 5 6,25 Công ty TNHH Thái Bình 5 6,25 Công ty cổ phần tơ tằm Á Châu 5 6,25 Bà Đỗ Thị Kim Liên 13 16,25 Ông Nguyễn Ngọc Anh 5 6,25 Ông Nguyễn Trọng Bảy 5 6,25 Bà Trương Thị Quốc Khánh 5 6,25 Ông Lê Việt Thành 5 6,25 Ông Ngô Quang Dũng 2,5 3,13 (Nguồn: Công ty cổ phần bảo hiểm AAA) Sau một thời gian hoạt động, công ty đã hai lần tăng vốn điều lệ nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty: Lần thứ nhất là tại đại hội cổ đông thường niên năm 2006 trước yêu cầu phát triển mới, công ty đã nhất trí thông qua phương án tăng vốn điều lệ. Tháng 4 năm 2007, phương án này đã được Bộ Tài Chính phê duyệt theo Quyết định số 30/GPDC/KDBH của Bộ Tài Chính. Ngày 19/09/2007, theo công văn số 0758/CV/07-AAA, công ty quyết định tăng vốn điều lệ từ 80 tỷ đồng lên 380 tỷ đồng. Lần thứ hai là vào ngày 18/10/2007, công ty có phương án tăng vốn điều lệ ghi trong công văn số 891/CV/07-AAA gửi Bộ Tài Chính và được Bộ Tài Chính chấp thuận về nguyên tắc tại công văn số 15828/BTC-BH ngày 22/11/2007. Ngày 22/12/2007, công ty chính thức tăng vốn điều lệ từ 380 tỷ đồng lên 1500 tỷ đồng. Cùng với việc tăng vốn điều lệ từ 80 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng, AAA đã cho thấy tiềm lực tài chính của mình ngày càng tăng, khẳng định cam kết phát triển của công ty, từng bước củng cố niềm tin của khách hàng vào thương hiệu AAA. Cổ đông chiến lược: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB). Ngân hàng Xuất khẩu Việt Nam (Eximbank). Tập đoàn BankInvest và một số doanh nghiệp. Các tổ chức và cá nhân khác giàu tâm huyết và kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm Đến năm 2007, với sự tham gia góp vốn của BankInvest của Đan Mạch (tập đoàn đầu tư lớn nhất khu vực Bắc Âu với hơn 20 năm kinh nghiệm), công ty cổ phần bảo hiểm AAA trở thành DN cổ phần bảo hiểm đầu tiên của Việt Nam có đối tác chiến lược nước ngoài với tư cách là cổ đông. Đối tác chiến lược: Sau bốn năm hoạt động công ty cổ phần Bảo hiểm AAA đã có quan hệ đối tác chiến lược với nhiều công ty, tập đoàn lớn trong nước và trên thế giới như: Tập đoàn Assist-Card International (Thụy Sỹ) Tập đoàn Archimedes (Israel) Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam (Vinamotor) Tập đoàn địa ốc Chuang Hồng Kông Công ty đóng tàu và dịch vụ dầu khí Vũng Tàu (Vung Tau Shipyard) Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Đà Lạt (Dalat Toserco) Công ty cổ phần tài trợ địa ốc R.C (Refico) Công ty tái bảo hiểm B.E.S.T – Văn phòng Tiếp thị (Malaysia) Vinashin Công ty TNHH HAAKON (Asia) – Văn phòng tiếp thị Kuala Lumpur (Malaysia) Công ty chuyển phát nhanh TTC Hệ thống chi nhánh: Từ khi thành lập đến nay, hệ thống chi nhánh của công ty cổ phần bảo hiểm AAA đã tăng nhanh chóng, từ chỗ chỉ có 9 chi nhánh khi thành lập thì đến tháng 1 năm 2008 đã tăng lên hơn 109 văn phòng, chi nhánh, trung tâm giao dịch rộng khắp 64 tỉnh thành trong cả nước. Sự gia tăng mạng lưới chi nhánh một cách nhanh chóng đã cho thấy sự vươn lên mạnh mẽ của công ty cổ phần bảo hiểm AAA đồng thời tạo điều kiện, tiền đề để công ty triển khai các nghiệp vụ của mình rộng rãi trong cả nước, phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, nhanh chóng và thuận tiện nhất. Về nhân sự: Khi mới đi vào hoạt động, công ty chỉ có khoảng 60 cán bộ- công nhân viên, nhưng cho đến nay, đội ngũ nhân viên đã tăng lên với hơn 650 người và khoảng 10.000 đại lý có trình độ chuyên môn khá cao, có tinh thần trách nhiệm và thấm nhuần văn hoá kinh doanh của công ty. Các kênh khai thác chủ yếu: Khai thác qua Ngân hàng. Khai thác qua đại lý. Khai thác trực tiếp qua các văn phòng và nhân viên khai thác. Cơ cấu tổ chức Mô hình tổ chức của công ty AAA là mô hình tổ chức kết hợp giữa mô hình tổ chức theo chức năng và mô hình tổ chức theo lãnh thổ như sơ đồ sau: Sơ đồ 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM AAA Hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Kiểm soát độc lập Tổng giám đốc Phòng CNTT Ban cố vấn Phó tổng giám đốc Giám đốc vùng Phó tổng giám đốc Giám đốc vùng Giám đốc vùng Giám đốc kinh doanh Giám đốc tài chính Giám đốc hành chính Giám đốc kỹ thuật Giám đốc chi nhánh Giám đốc chi nhánh Giám đốc chi nhánh (Nguồn: Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA) Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị của công ty cổ phần bảo hiểm AAA bao gồm: Bà Đỗ Thị Kim Liên – Chủ tịch hội đồng quản trị Ông Đinh Nam Thắng – Phó chủ tịch hội đồng quản trị Ông See Chin Thye – Ủy viên hội đồng quản trị Ông Đặng Đức Hoàng – Ủy viên hội đồng quản trị Ông Đặng Quốc Tiến – Ủy viên hội đồng quản trị Ông Lê Toàn – Ủy viên hội đồng quản trị Ông Han Christian Jacobsen – Ủy viên hội đồng quản trị Ban điều hành Bà Đỗ Thị Kim Liên – Tổng Giám đốc Ông Nguyễn Phúc Kỳ – Phó Tổng giám đốc Ông Phạm Trường Khê – Phó Tổng giám đốc Ông Nguyễn Quang Vinh – Phó Tổng giám đốc Ông Đặng Đức Hoàng – Phó Tổng giám đốc Bà Nguyễn Thị Hiền Khanh – Phó Tổng giám đốc Ban kiểm soát Ban kiểm soát có nhiệm vụ thay mặt Đại hội đồng Cổ đông giám sát, đánh giá công tác điều hành, quản lí của Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc theo đúng các qui định trong Điều lệ Công ty, các Nghị quyết, Quyết định của Đại hội đồng Cổ đông. Sản phẩm bảo hiểm chính của doanh nghiệp Bảo hiểm hàng hải. - Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển - Bảo hiểm tàu biển - Bảo hiểm đóng tàu - Bảo hiểm tàu sông, tàu ven biển - Bảo hiểm tàu cá - Bảo hiểm trách nhiệm vận chuyển tổng hợp - Bảo hiểm thuyền viên - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu P&I hoặc Bảo hiểm Trách nhiệm người thuê tàu Bảo hiểm phi hàng hải. - Bảo hiểm xe cơ giới: Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba Bảo hiểm vật chất xe cơ giới Bảo hiểm tai nạn lái, phụ xe và người ngồi trên xe Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hàng hóa - Bảo hiểm tài sản: Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt Bảo hiểm thiệt hại vật chất bất ngờ Bảo hiểm mọi rủi ro trong công nghiệp - Bảo hiểm kỹ thuật: Bảo hiểm máy móc Bảo hiểm mọi rủi ro về xây dựng Bảo hiểm mọi rủi ro trong lắp đặt Bảo hiểm thiết bị điện tử - Bảo hiểm con người: Bảo hiểm khách đi du lịch Bảo hiểm sinh mạng con người Bảo hiểm con người Bảo hiểm tai nạn con người theo chỗ ngồi trên xe cơ giới Bảo hiểm học sinh Bảo hiểm trợ cấp nằm viện, phẫu thuật Bảo hiểm tai nạn hộ người sử dụng điện Bảo hiểm du lịch toàn cầu - Bảo hiểm trách nhiệm: Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp Bảo hiểm trách nhiệm công cộng - Bảo hiểm khác: Bảo hiểm tiền Bảo hiểm trộm cướp Bảo hiểm nông nghiệp Bảo hiểm dầu khí 2.1.3 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2005- 2008 Công ty cổ phần bảo hiểm AAA chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11 năm 2005. Qua hơn 3 năm hoạt động, công ty đã thu được một số kết quả sau: Bảng 2.2: SỐ LIỆU VỀ TÀI CHÍNH (2005- 2008) Đơn vị:tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Nguồn vốn chủ sở hữu 75,649 56,041 395,514 578,182 Doanh thu phí 5,081 48,576 158,344 203,059 Chi phí hoạt động KDBH 2,040 17,407 65,980 305,639 Lợi nhuận sau thuế (4,351) (19,609) (61,051) (11,215) Quỹ dự phòng nghiệp vụ 3,330 24,083 118,160 341,102 (Nguồn: Công ty cổ phần bảo hiểm AAA). Ta có thể thấy: Doanh thu phí năm 2008 của công ty là 203.059 tỷ đồng, tăng gần 40 lần so với năm 2005, tăng hơn 4 lần so với năm 2006 và tăng gấp 1,28 lần so với 2007. Tốc độ tăng doanh thu phí của năm 2008 so với 2007 đạt khoảng 28,24 %. Doanh thu phí của các nghiệp vụ phi hàng hải năm 2008 tăng trưởng 25% so với năm 2007. Trong đó tài sản tăng trưởng 30%, kỹ thuật tăng trưởng 55%, trách nhiệm tăng trưởng 48,8%. Trong 3 năm liên tiếp công ty chưa thu được lợi nhuận. Năm 2006, nếu tính lợi nhuận sau thuế thì công ty lỗ khoảng 19,6 tỷ đồng, con số này năm 2007 là hơn 61 tỷ đồng. Năm 2008 lợi nhuận trước thuế của công ty là -11,83497 tỷ đồng. Tuy nhiên AAA là doanh nghiệp bảo hiểm mới thành lập nên việc thua lỗ trong những năm đầu mới đi vào hoạt động là có thể chấp nhận được và công ty vẫn đạt được mức tăng trưởng khá cao qua các năm. Hiện nay hệ thống chi nhánh, văn phòng đại diện, trung tâm giao dịch của AAA đã phủ rộng hầu hết các tỉnh thành trên toàn quốc. Một số chi nhánh hoạt động rất hiệu quả như chi nhánh Nghệ An, tuy mới chính thức đi vào hoạt động từ tháng 2/2008 đã hoàn thành 190% kế hoạch, tương đương với trên 11tỷ đồng, cao nhất trong số các chi nhánh, trung tâm giao dịch của toàn công ty. Chi nhánh Bà Rịa- Vũng Tàu hoàn thành kế hoạch đầu tiên và về đích với con số 10tỷ đồng, đạt 129% kế hoạch giao; Chi nhánh Hải Phòng doanh thu 6,6 tỷ đạt 111% kế hoạch; chi nhánh An Giang doanh thu trên 12,7 tỷ đồng, đạt 108% kế hoạch; chi nhánh Bình Dương doanh thu 10tỷ đồng đạt 100% kế hoạch; trung tâm giao dịch số 3 doanh thu 6,5 tỷ, đạt 117% kế hoạch; trung tâm giao dịch số 8, doanh thu 6tỷ đạt 101% kế hoạch năm… Các chi nhánh miền Bắc cũng đạt mức tăng trưởng cao: Sở giao dịch bảo hiểm AAA miền Bắc đạt doanh thu hơn 17,3 tỷ đồng đạt 102,02 %, chi nhánh Hải Phòng doanh thu hơn 10 tỷ đồng đạt 111,88% kế hoạch,... Tuy mới đi vào hoạt động không lâu song công ty cổ phần bảo hiểm AAA đã tạo dựng được thương hiệu và niềm tin trong lòng dân Việt Nam, điều đó được thể hiện qua hàng loạt các giải thưởng sau: Giải thưởng "Vương miện vàng chất lượng quốc tế" (International Quality Crown Award) do Tổ chức Sáng tạo Thương mại Quốc tế (BID) trao tặng hàng năm lần đầu tiên đã được trao cho một doanh nghiệp Việt Nam tại London. Giải thưởng “ INTERNATIONAL QUALITY SUMMIT NEW YORK 2008” (Thượng Đỉnh Chất Lượng Quốc tế – hạng Bạch Kim năm 2008)  do tổ chức BID trao tặng tại New York, Hoa kỳ. Cúp vàng “Top 100 Thương hiệu Việt hội nhập WTO năm 2008” của Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam. Giải thưởng Trí Tuệ Việt Nam 2008 cho các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ của Bảo hiểm AAA. Top 500 Thương hiệu Nổi tiếng VN năm 2008, xếp thứ 3 trong bảng xếp hạng Thương hiệu Nổi tiếng khối ngành bảo hiểm phi nhân thọ. Cúp vàng “Top 10 của tất cả các ngành hàng/ sản phẩm/ Dịch vụ Thương hiệu Việt hội nhập WTO” lần II – 2008 dành cho sản phẩm Bảo hiểm Du lịch Toàn Cầu của Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam trao tặng. ............................ Với phương châm hoạt động “Nhanh – Đúng – Đủ”, công ty cổ phần bảo hiểm AAA mong muốn đem lại cho khách hàng những dịch vụ có chất lượng quốc tế, giá cả hợp lý thông qua những sản phẩm độc đáo, giàu tính sáng tạo. Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA đặt chữ “Tâm” và “Tài” là kim chỉ nam cho mọi hành động, dẫn dắt công ty thực hiện thành công sứ mạng mang đến cho khách hàng những quyền lợi tốt đẹp nhất, để có thể trao cho khách hàng “Quyền được an tâm”. THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM Thị trường bảo hiểm Việt Nam ra đời khá muộn. Khái niệm bảo hiểm thương mại tại Việt Nam chỉ thực sự xuất hiện khi Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) ra đời vào năm 1965. Suốt từ 1965 đến 1992, Bảo Việt là công ty bảo hiểm duy nhất độc quyền trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Phải đến năm 1993, sau nghị định 100/NĐ- CP về kinh doanh bảo hiểm ban hành ngày, các doanh nghiệp bảo hiểm đã ra đời với nhiều hình thức tổ chức khác nhau, phá vỡ thế độc quyền của Bảo Việt. Và từ đó, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam phát triển không ngừng: Chủ thể tham gia thị trường BHPNT ngày một gia tăng, số lượng sản phẩm cung ứng trên thị trường ngày càng phong phú Sau nghị định 100/ CP, một loạt DNBH được thành lập. Cùng góp mặt với Bảo Việt trên thị trường lúc bấy giờ là sự ra đời của Bảo Minh (1994); PJICO, Bảo Long (1995); PVI , VIA (1996), UIC (1997) v.v… Nếu năm 1995 mới chỉ có 1 doanh nghiệp BHPNT thì đến hết năm 2007 cả nước đã có 22 doanh nghiệp, năm 2008 con số này là 26 doanh nghiệp và hiện nay số doanh nghiệp BHPNT đã là 29. Trong đó, một số doanh nghiệp lớn đã có tên tuổi, thương hiệu mạnh, như: Bảo Việt; Bảo Minh; PJICO, PVI, PTI,... Với số lượng các công ty BHPNT đông đúc như vậy, cùng với sự xuất hiện liên tục của các công ty bảo hiểm trong nước và ngoài nước, thị trường BHPNT Việt Nam phát triển ngày càng sôi động và mức độ cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, mức sống của người dân hiện nay đã tăng lên đáng kể, cùng với nó là nhận thức của họ về bảo hiểm cũng được cải thiện. Chính vì vậy, công ty nào tìm cách đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì công ty đó có khả năng giành thắng lợi. Cùng với sự gia tăng về số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm, số lượng sản phẩm bảo hiểm trên thị trường cũng ngày một đa dạng, phong phú. Trước năm 1993, thị trường BHPNT mới chỉ có khoảng hơn 20 sản phẩm, chủ yếu là các sản phẩm truyền thống như: Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển, bảo hiểm thân tàu,..... Đến năm 2002, số sản phẩm bảo hiểm cung ứng trên thị trường đã lên tới gần 500 sản phẩm gồm có bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm con người và bảo hiểm tài sản. Đến nay trên thị trường đã có khoảng hơn 1.000 sản phẩm bảo hiểm được cung ứng, trong đó có những sản phẩm cho những ngành quan trọng như dầu khí, hàng không, xây dựng cầu đường,... Bên cạnh đó, các sản phẩm bảo hiểm cũng ngày càng có chất lượng cao hơn, sản phẩm ngày càng hoàn thiện, công tác dịch vụ ngày một tốt hơn,... nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải hết sức chú trọng phát triển hoàn thiện sản phẩm để có thể cạnh tranh trên thị trường. Thị trường BHPNT Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng đều đặn tuy nhiên còn tồn tại nhiều hạn chế. Thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung, bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng, dù còn non trẻ, nhưng có tốc độ phát triển khá mạnh. Doanh thu toàn thị trường tăng trưởng tương đối đều và ổn định. Bảng 2.3: DOANH THU PHÍ TOÀN THỊ TRƯỜNG BHPNT VIỆT NAM Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Doanh thu phí 2.162 3.153 3.976 4.727 5.535 6.359 8.201 10.855 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hằng năm của các công ty (2001 - 2008) thuộc Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam) Trong giai đoạn 2001 - 2008,doanh thu phí liên tục tăng trưởng. Năm 2008, doanh thu phí là 10.855 tỷ đồng, tăng hơn 5 lần so với 2.162 tỷ đồng năm 2001, tăng xấp xỉ 32% so với năm 2007 và vượt chỉ tiêu chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2010 là 20,9%. Top 5 doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu cao là Bảo Việt 3.305 tỷ đồng, PVI 2.016 tỷ đồng, Bảo Minh 1.887 tỷ đồng, PJICO 1.061 tỷ đồng. So với các DNBH PNT nước ngoài thì các DNBHPNT trong nước vẫn chiếm ưu thế. Tốc độ tăng trưởng doanh thu phí BHPNT được thể hiện trong đồ thị dưới đây: Biểu đồ 2.1:TỐC ĐỘ TĂNG DOANH THU PHÍ TOÀN THỊ TRƯỜNG BHPNT VIỆT NAM (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm) Tuy nhiên, thị trường BHPNT Việt Nam vẫn tồn tại những hạn chế, đó là năng lực tài chính của các DNBHPNT nước ta và hầu hết các doanh nghiệp ở lĩnh vực này còn rất hạn chế so với các doanh nghiệp cùng loại trong khu vực và thế giới. Tổng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111314.doc
Tài liệu liên quan