Đẩy nhanh tiến trình CPH doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và cả nước, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp là những tiền đề quan trọng cho Trung tâm Tài chính - tiền tệ phát triển.
Tỷ trọng kinh tế dân doanh (bao gồm kinh tế tư nhân, HTX và kinh tế cá thể) ở Hà Nội vừa nhỏ vừa có xu hướng giảm dần. “Năm 1995, tỷ lệ kinh tế dân doanh trên địa bàn Hà Nội chiếm 22,9%GDP, năm 2000 giảm xuống còn 20,44%GDP và năm 2003 còn 20,05%GDP” [3]. Tỷ trọng kinh tế dân doanh trong giá trị sản xuất công nghiệp Hà Nội thấp hơn nhiều so với mức bình quân cả nước. Năm 2003, tỷ trọng kinh tế dân doanh trong giá trị sản xuất công nghiệp ở Hà Nội là 14,1%, trong khi của cả nước là 24,8%, ở TP.HCM là 30,2%.
Hà Nội có ít doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng có qui mô lớn, có uy tín cao. Theo Kết quả Điều tra doanh nghiệp 1.4.2001 ở Hà Nội, trong số 4672 doanh nghiệp thì có tới 1797 doanh nghiệp có dưới 10 lao động (1759 là doanh nghiệp ngoài nhà nước) và 1713 doanh nghiệp có từ 10 đến 50 lao động (1541 là doanh nghiệp ngoài nhà nước), số doanh nghiệp có từ 500 đến 1000 lao động chỉ có 128 (trong đó tới 88 là DNNN do TW quản lý) và trên 1000 lao động chỉ có 57 (trong đó 46 DNNN TW, 8 DNNN địa phương và chỉ có duy nhất một CTCP). Tình hình các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên địa bàn cũng không khả quan hơn, trong tổng số 240 doanh nghiệp thì có tới 175 doanh nghiệp sử dụng từ 10 đến 200 lao động và chỉ có 8 doanh nghiệp sử dụng trên 500 lao động.
96 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp xây dựng Hà Nội thành Trung tâm Tài chính - Tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
13.685
15.427
18.120
22.185
24.900
Tổng huy động vốn NH
152.200
176.400
238.500
283.000
-
Huy động NH của TP
55.390
74.456
98.1591
122.107
144.100
Dư nợ NH của TP
31.353
39.696
45.851
58.082
73.764
Có thể thấy các hoạt động của ngân hàng trên địa bàn Hà Nội hoạt động khá tích cực, là nguồn tài trợ chính cho các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp và phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội Thành phố. Hà Nội là địa phương có mức thu nhập bình quân đầu người cao nên mặc dù chỉ có gần 2,85 triệu dân nhưng lại dẫn đầu cả nước về số dư tiền gửi tiết kiệm (66.294 tỷ đồng) trong khi đó TP HCM có 5,47 triệu dân nhưng chỉ có 53.400 tỷ đồng tiết kiệm. Trước năm 2000, các ngân hàng thương mại huy động vốn dài hạn thông qua các hình thức: tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn không được phát hành séc và không được thực hiện các dịch vụ thanh toán (chiếm khoảng 98%) và tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế và cá nhân (khoảng 2%). Từ năm 2000 đến nay, ngân hàng thương mại có thêm các hình thức huy động vốn dài hạn thông qua việc phát hành các loại giấy tờ có giá như chứng chỉ tiền gửi dài hạn, trái phiếu... nên số lượng vốn thu hút được ngày một tăng. Cũng do nhu cầu đầu tư tăng mạnh nên dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng trên địa bàn cũng có tốc độ tăng đáng kể. Hà Nội là địa phương dẫn đầu toàn quốc về tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn trên tổng dư nợ (năm 2003 chiếm 43,5% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng trên địa bàn). Năm 2002, số dư nợ cho vay trung và dài hạn lớn hơn cả tổng vốn đầu tư toàn thành phố. Theo chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội, tháng 1/2005 tổng nguồn huy động của các tổ chức tín dụng thành phố đạt gần 180.000 tỷ đồng, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2004. Có thể nói, hoạt động của các ngân hàng thương mại đã góp phần quan trọng vào đầu tư phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung và hỗ trợ tích cực cho sự nghiệp xây dựng Thủ đô. Mặc dù hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính Hà Nội nhưng quy mô hoạt động, năng lực tài chính và quản trị kinh doanh còn yếu kém, hoạt động trong môi trường kinh tế và đầu tư nhiều rủi ro do hệ thống doanh nghiệp còn yếu kém, thị trường nhiều bất trắc và kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định... Hầu hết các ngân hàng có quy mô vốn nhỏ hơn so với yêu cầu hoạt động kinh doanh. Hoạt động của ngân hàng còn đơn điệu, chủng loại sản phẩm, dịch vụ ngân hàng còn nghèo nàn, chủ yếu dựa vào các hoạt động cho vay thuần tuý. Tỷ lệ nợ xấu còn cao, các chỉ số an toàn hoạt động ngân hàng vẫn còn là vấn đề đáng quan ngại, trong khi tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo thông lệ quốc tế là 8% thì ở Việt Nam hệ số này ở mức dưới 5% đối với toàn hệ thống và các ngân hàng thương mại nhà nước thì chỉ đạt 3- 4%. Để đáp ứng được mục tiêu xây dựng Hà Nội thành Trung tâm Tài chính - tiền tệ thì nhất thiết phải cơ cấu lại hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn đồng thời nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động ngân hàng hơn nữa.
Các định chế tài chính phi ngân hàng: Bao gồm các định chế tài chính phi ngân hàng do Bộ Tài chính quản lý và các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm... Đây là những tổ chức có vai trò quan trọng trong hoạt động của Trung tâm Tài chính. Tuy nhiên, hiện nay quy mô vốn huy động của các tổ chức này còn nhỏ, chỉ chiếm khoảng 7,36% nguồn vốn trung và dài hạn huy động trên địa bàn và chủ yếu là của các công ty bảo hiểm.
Các định chế thuộc sự quản lý của Bộ Tài chính được thực hiện các nội dung của hoạt động ngân hàng và nhiều hoạt động đặc thù khác trên cơ sở nguồn đầu tư của NSNN và các nguồn huy động khác trong nền kinh tế, vay nợ nước ngoài đã đạt mức đầu tư bình quân xấp xỉ 30% so với tổng đầu tư toàn xã hội. Hiện nay các định chế thuộc sự quản lý của Bộ Tài chính gồm có Kho bạc Nhà nước, quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, quỹ bảo lãnh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Từ năm 1991, thực hiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính, KBNN Hà Nội được giao thêm nhiệm vụ huy động vốn nhàn rỗi trong dân để đáp ứng các yêu cầu chi của NSNN và công tác huy động vốn qua KBNN đã thu được những kết quả nhất định trong việc bù đắp thiếu hụt ngân sách, ổn định tiền tệ và ngăn chặn lạm phát. Giai đoạn 1996-2000, tổng số vốn huy động thông qua Kho bạc Nhà nước thành phố đạt 7.430 tỷ đồng và Kho bạc Thành phố luôn là đơn vị dẫn đầu trong cả nước về doanh số huy động của hệ thống kho bạc Nhà nước, tỷ trọng huy động vốn của Hà Nội thường xuyên chiếm khoảng 30% số vốn huy động cả nước. Tuy nhiên, việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân thông qua KBNN chỉ thực hiện khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở nhu cầu của sự nghiệp chi phát triển kinh tế-xã hội của cả nước hoặc bù đắp thiếu hụt NSTW vì vậy đợt phát hành trái phiếu không được thường xuyên. Mặt khác, trái phiếu KBNN chưa thực sự hấp dẫn người dân do lãi suất trái phiếu chưa được linh hoạt khi thị trường có biến động, cơ chế thanh toán lãi chưa thoả đáng.
Các công ty tài chính nhìn chung quy mô hoạt động cũng còn hạn chế, phần lớn các công ty đều chưa đạt mức vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng theo Nghị định số 82/1998/NĐ-CP ngày 3/10/1998 của Thủ tướng chính phủ, khả năng huy động vốn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh còn nhiều hạn chế. Trong 7 công ty tài chính đang hoạt động trên thị trường Việt nam thì có 5 đơn vị thuộc các tổng công ty được thành lập trong nỗ lực tích tụ vốn, tập trung chuyên môn hoá để nâng sức cạnh tranh cho các tổng công ty và các đơn vị thành viên. Nhìn chung các công ty này có lợi thế hơn các ngân hàng thương mại trong việc thẩm định các dự án do có hiểu biết chuyên ngành và khả năng tiếp cận các nguồn thông tin. Tuy vậy, do nguồn vốn hạn chế nên các công ty này chỉ đáp ứng được nhu cầu vốn trong nội bộ tổng công ty ở một mức độ nhất định, chứ chưa nói đến nhu cầu vốn cho phát triển xã hội. Tình trạng tương tự cũng xảy ra với 2 công ty tài chính cổ phần còn lại dù được thành lập sớm hơn so với các công ty tài chính thuộc các tổng công ty.
Các công ty cho thuê tài chính cũng chưa thực sự là một kênh huy động vốn cho phát triển kinh tế Thủ đô mặc dù thuê mua tài chính là hình thức tạo vốn và dẫn vốn hiệu quả cao cho CNH, HĐH. Tổng giá trị tài sản của 9 công ty cho thuê tài chính chỉ chiếm 0,5% so với các NHTM, tổng vốn huy động của các công ty cho thuê tài chính chỉ bằng 1,11% so với tổng vốn huy động của các NHTM. Tính đến ngày 31/12/2002, số dư vốn huy động qua các công ty tài chính, các công ty thuê tài chính là 470 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 3,3% nguồn vốn trung và dài hạn. Các công ty này được phép nhận tiền gửi, phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác có kỳ hạn trên một năm. Tuy nhiên, vai trò cung ứng vốn và sức cạnh tranh của các công ty này rất hạn chế cho nên các nghiệp vụ trên hầu như không thực hiện được. Vì vậy, các công ty cho thuê tài chính chỉ tập trung cho thuê các tài sản thông dụng như phương tiện vận tải, máy móc thiết bị... Và việc sử dụng phương án thuê tài chính cũng chỉ là sự lựa chọn cuối cùng nếu như khách hàng không có khả năng vay tiền từ ngân hàng.
Các công ty bảo hiểm: Ngành bảo hiểm thương mại Việt Nam được hình thành từ năm 1965 với chức năng cơ bản là trợ giúp về mặt tài chính cho các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm khi không may gặp rủi ro bất ngờ theo nguyên tắc san sẻ bớt rủi ro của số ít người cho số đông người tham gia bảo hiểm. Trước năm 1994 ở Việt Nam chỉ có 1 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm là TCT Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt). Sau hơn 10 năm mở cửa thị trường, phạm vi và qui mô thị trường bảo hiểm đã tăng lên đáng kể, đóng góp ngày càng lớn đối với sự phát triển kinh tế và ổn định đời sống xã hội. Hầu hết các công ty Bảo hiểm trong và ngoài nước đều có mặt tại Hà Nội và Hà Nội cũng là nơi thị trường Bảo hiểm hoạt động mạnh nhất cả nước.
Trong thời kỳ 1993 -2003 doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường tăng bình quân 33,2%/ năm. Tỷ trọng doanh thu dịch vụ bảo hiểm cũng tăng nhanh từ 0,37%/GDP năm 1993 lên 1,3%/GDP năm 2003. Mức thu phí bảo hiểm ước đạt khoảng 12 ngàn tỷ đồng năm 2004. Theo dự báo của Bộ Tài chính, mức thu phí bảo hiểm đến năm 2010 đạt gần 40.000 tỷ đồng.
Qua hoạt động kinh doanh bảo hiểm, các DNBH đã huy động được nguồn tài chính khá lớn từ các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, tạo lập nguồn vốn đầu tư trở lại phát triển kinh tế - xã hội. Thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng từng bước được hình thành với đầy đủ các yếu tố thị trường. Trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện có 24 DNBH thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có 7 công ty cổ phần, 7 doanh nghiệp liên doanh, 6 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và trên 30 văn phòng đại diện các tổ chức bảo hiểm nước ngoài đã làm cho sự cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam thêm sôi động.
Nội dung và lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm cũng được mở rộng, không chỉ có hoạt động bảo hiểm gốc mà còn cả tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, môi giới bảo hiểm. Cơ cấu sản phẩm cũng chuyển dần từ ngắn hạn (sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ) sang dài hạn (sản phẩm bảo hiểm nhân thọ). Do không còn tình trạng độc quyền nên các doanh nghiệp đã chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm. Thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng đã từng bước hội nhập với thị trường bảo hiểm khu vực và quốc tế thông qua các cơ chế hợp tác thương mại, dịch vụ tài chính đa phương hoặc song phương với các nước ASEAN, Liên minh châu Âu, Hoa kỳ và Nhật bản.
Với số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm tăng lên, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã trở nên sôi động hơn, cạnh tranh trong việc cấp đơn bảo hiểm diễn ra mạnh mẽ giữa các Công ty bảo hiểm trên tất cả các loại hình dịch vụ. Doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường tăng lên rất cao. Các công ty bảo hiểm chủ yếu khai thác 3 nhóm bảo hiểm: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm con người. Phí bảo hiểm thu được chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực tài chính như chứng khoán và các giấy tờ có giá được niêm yết trên thị trường chứng khoán; kinh doanh bất động sản, cho vay, gửi. Theo quy định pháp luật hiện hành, yêu cầu về vốn pháp định của các công ty bảo hiểm, công ty môi giới bảo hiểm tại Việt Nam như sau:
Loại hình công ty
Mức vốn pháp định
Công ty bảo hiểm nhân thọ
140 tỷ đồng hoặc 10 triệu USD
Công ty bảo hiểm phi nhân thọ
70 tỷ đồng hoặc 5 triệu USD
Công ty môi giới bảo hiểm
4 tỷ đồng hoặc 300,000 USD
Như vậy, yêu cầu về vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam hiện nay khá cao so với các nước trong khu vực, nhất là khi tính đến trình độ phát triển kinh tế nói chung. Tuy nhiên, trên thực tế số vốn điều lệ của các công ty bảo hiểm ở Việt Nam lại thấp hơn nhiều do quy mô hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam còn nhỏ.
Căn cứ theo hình thức sở hữu, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước có tổng số vốn điều lệ là 841 tỷ đồng (trong đó DNBHNN có số vốn điều lệ là 686 tỷ VND, các công ty bảo hiểm cổ phần có số vốn 155 tỷ đồng), bằng khoảng 50% so với tổng vốn điều lệ của các công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài (khoảng 111,25 triệu USD, tương đương 1.691 tỷ đồng). Điều này rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến năng lực tài chính cũng như khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước so với các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn ĐTNN. Ưu thế hơn hẳn về vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn ĐTNN thể hiện rõ trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, nơi các doanh nghiệp này chiếm ưu thế cả về số lượng và quy mô vốn.
Hệ thống bảo hiểm Việt Nam hiện tại cũng còn một số hạn chế: tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường so với GDP còn rất nhỏ. Trong 2 năm gần đây mới đạt khoảng 1,3-1,5%/GDP, trong khi ở các nước trong khu vực từ 3-5%, mức trung bình của thế giới là 8%, còn các nước phát triển từ 10-14%. Tỷ trọng sử dụng dịch vụ bảo hiểm của khu vực kinh tế tư nhân còn thấp (trong 2 năm 2002-2003 khoảng 5% tổng phí bảo hiểm) so với khoảng 56-61% của khu vực DNNN. Dịch vụ bảo hiểm nhân thọ hiện tại chủ yếu mới được cung cấp cho các cá nhân. Đối với dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ, hiện nay khách hàng sử dụng dịch vụ vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của các dịch vụ bảo hiểm Việt Nam hiện tại cũng còn thấp so với các nước trong khu vực. Hệ thống thông tin phục vụ cho việc thẩm định, đánh giá rủi ro, đề phòng tổn thất chưa theo kịp sự phát triển của thị trường. Ngoài ra còn có hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã tín dụng song quy mô hoạt động còn nhỏ bé, vai trò quá mờ nhạt trong hoạt động của thị trường tài chính.
Có thể nói rằng nhìn chung, các tổ chức trung gian tài chính trên địa bàn Hà Nội hoạt động còn kém hiệu quả, chưa phát huy được hết các tiềm lực tài chính của mình cũng như của Thành phố, do đó cần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động cũng như tính năng động của các tổ chức này mới có thể đáp ứng các yêu cầu của một Trung tâm Tài chính - tiền tệ.
2.2.2 Sự phát triển của thị trường tài chính
Thị trường tài chính Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng được hình thành trong thời kỳ đổi mới ngày càng gia tăng về quy mô, đồng bộ về cơ cấu, hiện đại hơn về công nghệ, nghiệp vụ và cũng ngày càng khẳng định đậm nét hơn vị thế, vai trò trong tổng thể nền kinh tế thị trường, tạo động lực định hướng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Cùng với sự chuyển biến về nhận thức và hoàn thiện cơ chế, thị trường tài chính đang được củng cố và phát triển cả về quy mô và công cụ, dịch vụ.
Về cơ bản, các cấu thành của thị trường đã được hình thành với sự tham gia của các trung gian tài chính như công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính... và hoạt động tương đối hiệu quả. Hệ thống ngân hàng đã và đang có những thay đổi căn bản theo hướng tích cực.
Từng bước thực hiện tốt các vai trò, chức năng của mình, thị trường tiền tệ được hoàn thiện dần theo xu hướng tích cực là công cụ để NHNN thực thi các chính sách tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế. Thị trường chứng khoán đã được hình thành và thị trường tín dụng đang được cơ cấu lại nhằm tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng các yêu cầu hội nhập, thông lệ quốc tế.
TTTC được vận hành trong khung khổ pháp lý xác định, bước đầu kết hợp kinh nghiệm quốc tế vào tình hình thực tiễn ở Việt Nam. Các nguyên tắc quản lý tài chính tiên tiến và chuẩn mực quốc tế về tính minh bạch, kế toán, kiểm toán, giám sát... đã từng bước được áp dụng.
Tuy nhiên, thị trường tài chính nói chung vẫn còn chưa phát triển thể hiện ở chỗ: Các công cụ giao dịch trên thị trường còn nghèo nàn và khối lượng giao dịch còn hạn chế, thị trường thứ cấp các công cụ giao dịch của thị trường gần như chưa có, hoạt động của thị trường sơ cấp còn hạn chế, thị trường chưa thu hút được đông đảo các thành viên tham gia và chưa thể hiện được tính chuyên nghiệp. Sự phát triển thị trường các yếu tố sản xuất còn chưa đồng bộ, vừa thiếu tính thị trường vừa thiếu sự quản lý, giám sát hợp lý và có hiệu lực.
Có thể nói thị trường tài chính mới chỉ tập trung vào thị trường vốn ngắn hạn, chưa nhiều các hoạt động trên thị trường vốn dài hạn. Hơn nữa, trong thị trường vốn ngắn hạn cũng chỉ chủ yếu tập trung ở một số hoạt động huy động và cho vay tín dụng thông thường của các ngân hàng thương mại nhà nước, còn ở thị trường vốn dài hạn mới tập trung ở các hoạt động vay nợ dài hạn của Chính phủ hoặc doanh nghiệp nhà nước... Ngày 27/02/2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án thành lập thị trường chứng khoán dành cho cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trung tâm giao dịch chứng khoán ở Hà Nội được giao nhiệm vụ xây dựng và quản lý hệ thống giao dịch này. Trên địa bàn Hà Nội hiện có 9 công ty chứng khoán và trên 10.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Đây là một bước mở đầu tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường chứng khoán và Trung tâm Tài chính - tiền tệ ở Hà Nội. Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội được xây dựng theo mô hình thị trường phi tập trung theo định hướng của chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mô hình thị trường này sẽ bổ sung cho mô hình thị trường tập trung tập trung của Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, tạo ra sự đa dạng về cơ hội đầu tư, từ đó thu hút thêm sự quan tâm và tham gia của các tổ chức phát hành tiềm năng cũng như công chúng đầu tư. Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội góp phần mở rộng quy mô, nâng cao năng lực, hoàn thiện cơ cấu tổ chức của thị trường chứng khoán Việt Nam, sớm thúc đẩy thị trường này trở thành một kênh huy động và phân bổ nguồn vốn trung và dài hạn có tính hiệu quả và cạnh tranh cao trong nền kinh tế. Ngày 8/3/2005 trung tâm này đã được khai trương và cũng chỉ mới bắt đầu đi vào hoạt động nên về cơ bản hiện nay vẫn chưa là kênh huy động vốn hiệu quả. Bên cạnh đó, thị trường tiền tệ hoạt động vẫn còn kém năng động, thiếu tính kết dính và quy mô bé phản ánh tính bất đối xứng của hệ thống tài chính Hà Nội, chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng. Hoạt động của thị trường tiền tệ bị ách tắc, trì trệ do thiếu công cụ giao dịch, số lượng và chủng loại giấy tờ có giá phát hành hạn chế, chủ yếu là tín phiếu và trái phiếu kho bạc.
Quy mô thị trường còn nhỏ, các hàng hoá và dịch vụ tài chính còn nghèo nàn. Các ngân hàng và các công ty bảo hiểm quốc doanh lớn nhất nước ta cũng chỉ mới cung cấp chừng 90 sản phẩm dịch vụ cho các khách hàng so với con số 200-600 sản phẩm dịch vụ hết sức đa dạng và linh hoạt của các ngân hàng và công ty bảo hiểm trung bình ở các nước phát triển trên thế giới.
Hiện nay, hàng hoá trên thị trường tài chính còn ít về số lượng, kém về chất lượng, nghèo nàn về chủng loại nên đã hạn chế sự phát triển của thị trường. Biến động giá cả thường xuyên làm cho thị trường không ổn định, lúc "sốt nóng", lúc "sốt lạnh". Hơn 4 năm hoạt động, thị trường chứng khoán mới chỉ có 27 công ty niêm yết với tổng giá trị vốn điều lệ là 1.240 tỷ đồng, 147 loại trái phiếu Chính phủ, 2 loại trái phiếu ngân hàng Đầu tư phát triển, 01 trái phiếu đô thị với tổng giá trị niêm yết trên 17.300 tỷ đồng. Uỷ ban chứng khoán cũng đã cấp phép hoạt động cho 13 công ty chứng khoán, 01 công ty quản lý quỹ đầu tư và 5 ngân hàng lưu ký. Năm 2004, quỹ đầu tư chứng khoán đầu tiên đã tiến hành huy động vốn và đi vào hoạt động.
Năm 2002, nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 13,3% tổng khối lượng giao dịch và 13,35% tổng giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán. Đến cuối 2002, có hơn 13.000 tài khoản giao dịch chứng khoán của khách hàng mở tại các công ty chứng khoán, trong đó có tài khoản của 91 nhà đầu tư có tổ chức và 33 nhà đầu tư nước ngoài. Các công ty chứng khoán hiện có các chi nhánh và đại lý nhận lệnh tại 7 tỉnh thành phố là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Đến ngày 17/12/2004 thị trường có 27 loại cổ phiếu với tổng giá trị vốn hoá là 3.936 tỷ đồng [11], bao gồm cả các cổ phiếu của công ty quản lý quĩ. Theo Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2010, qui mô thị trường chứng khoán phải đạt khoảng 10-15% GDP.
Giai đoạn 2004-2005, Hà Nội dự định phát hành trái phiếu Thủ đô xây dựng cầu Nhật Tân và đường 5 kéo dài thông qua TTGDCK Hà Nội với tổng trị giá 3.500 tỷ đồng. Bên cạnh đó, để tạo hàng hoá cho TTGDCK Hà Nội, dự định đưa 6 CTCP của Hà Nội và 5- 10 CTCP của Hải Phòng niêm yết tại TTGDCK này.
Nhìn chung, thị trường tài chính hoạt động chưa mang tính thị trường cao và chưa gắn đồng bộ với các thị trường khác trong nền kinh tế. Dòng vốn xã hội thông qua thị trường tài chính vẫn còn chưa thực sự chảy đến những nơi cần đến và tuân theo tín hiệu, nguyên tắc thị trường. Tính cạnh tranh thị trường giữa các ngân hàng mới được khởi động gần đây, từ khi Ngân hàng nhà nước áp dụng chế độ lãi suất cơ bản và bãi bỏ kiểm soát lãi suất... Nợ quá hạn, khó đòi của các ngân hàng vẫn còn nhiều do chịu sức ép "cho vay chính sách", thị trường hoạt động thiếu sự gắn kết đồng bộ với nhiều thị trường và các hoạt động kinh tế-xã hội lớn khác. Chẳng hạn, thị trường chứng khoán còn chưa thực sự tham gia vào quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước hoặc thị trường tiền tệ cũng ít có quan hệ với thị trường tài chính quốc tế...
Thị trường tài chính tuy đã hình thành với các bộ phận cơ bản nhưng vẫn còn thiếu vắng các quỹ hưu trí, quỹ đầu tư tương hỗ, quỹ đầu tư mạo hiểm trong nước, các công ty định mức tín nhiệm. Nhiều công cụ tài chính hiện đại như chứng quyền, quyền mua trước chưa được hoặc ít được sử dụng.
Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng chưa phản ánh chính xác quan hệ cung cầu, xu hướng vận động của lãi suất thị trường ít nhạy cảm trước những thay đổi trong chính sách của NHNN (năm 2001, lãi suất trúng thầu trên thị trường đấu thầu trái phiếu kho bạc tăng từ 5,5 lên 5,7% trong khi lãi suất VND trên thị trường khá ổn định và có xu hướng giảm nhẹ),
Thị trường chứng khoán còn non trẻ và phát triển ở trình độ thấp, cung cầu hàng hóa trên thị trường cũng còn ít, các nhà đầu tư cá nhân còn thiếu hiểu biết về thị trường chứng khoán, tính chuyên nghiệp cũng như bản lĩnh đầu tư, làm cho hoạt động đầu tư chủ yếu là mang tính ngắn hạn, gây biến động lớn về giá cả trên thị trường làm giảm độ tin cậy của thị trường. Đến ngày 31/12/2003 số tài khoản của khách hàng đạt 16.226, song tỷ lệ người dân đầu tư cổ phiếu còn rất thấp, khoảng 2 tài khoản so với 66 tài khoản/10.000 dân ở Trung Quốc. Số lượng các nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng còn ít và thiếu tính chuyên nghiệp. Các nhà bảo lãnh phát hành mới chỉ thực hiện bảo lãnh phát hành đối với trái phiếu chính phủ chứ chưa bảo lãnh phát hành trái phiếu công ty, đặc biệt là bảo lãnh phát hành cổ phiếu. Các công ty chứng khoán chưa đóng vai trò thực sự của nhà tạo lập thị trường trên thị trường chứng khoán. Sự thiếu vắng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm làm cho các nhà đầu tư và các công ty chứng khoán gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn cổ phiếu.
Thị trường trái phiếu cũng mới chỉ phát triển ở thị trường trái phiếu chính phủ, còn thị trường trái phiếu công ty thì đang ở giai đoạn rất sơ khai và trong tương lai gần cũng rất khó có thể hình thành một thị trường trái phiếu công ty do còn thiếu nhiều điều kiện để phát triển thị trường này. Thị trường trái phiếu chính phủ mặc dù đã được hoàn thiện trong phương thức phát hành và khung pháp lý song trên thực tế quy mô vẫn còn rất nhỏ.
Các tiền đề về pháp lý
Trên cơ sở chủ trương của Đảng và Nhà nước, chúng ta đã nghiên cứu, xây dựng và ban hành một hệ thống văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý để Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô các hoạt động dịch vụ tài chính - kế toán, đồng thời làm cơ sở cho các chủ thể khác tham gia vào các hoạt động của thị trường nói chung và Trung tâm Tài chính nói riêng.
Tuy nhiên vấn đề nổi cộm nhất của hệ thống khung pháp lý điều chỉnh hoạt động dịch vụ ngân hàng hiện nay là tương đối phức tạp, nhiều văn bản hướng dẫn, sửa đổi, dẫn đến khó trong tra cứu, áp dụng; các văn bản pháp luật còn rườm rà, nặng về thủ tục hành chính, can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh... của các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính trên thị trường; mặt khác hệ thống văn bản pháp luật này vẫn còn thiếu và yếu.
Sự ra đời của hai Luật NHNN Việt Nam và Luật các TCTD trong điều kiện thị trường tài chính Việt Nam đang trong quá trình phát triển, cho đến nay, thị trường tài chính nói chung và thị trường tín dụng Việt Nam đã có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ, dẫn đến Luật còn nhiều quy định thể hiện sự bao cấp trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Một số quy định của luật còn lạc hậu so với công cuộc cải cách hành chính đang được đẩy mạnh. Luật giao cho Chính phủ quá nhiều công việc hướng dẫn thi hành luật mà lẽ ra có thể cụ thể hoá hơn trong luật để tránh việc ban hành quá nhiều văn bản dưới luật, gây khó khăn trong việc áp dụng. Luật chưa tạo tính tự chủ, chủ động kinh doanh, tự chịu trách nhiệm cho từng TCTD.
Trong khi một số hoạt động được quy định trong Luật còn chưa có hướng dẫn thi hành, thì một số quy định khác của Luật đã không còn phù hợp so với thực tế. Trong Luật NHNN Việt Nam, Luật các TCTD các định nghĩa về thị trường tiền tệ, nghiệp vụ thị trường mở, chiết khấu, tái chiết khấu đã cho thấy không còn phù hợp so với thực tế, khi chỉ cho phép mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn.
Như vậy, môi trường pháp lý và cơ chế chính sách còn thiếu, chưa ổn định và thiếu đồng bộ. Tuy đã có bước tiến quan trọng về mặt cơ chế chính sách đối với hoạt động tín dụng, nhưng đến nay một số cơ chế chính sách vẫn chưa thực sự sát với thực tiễn, còn chồng chéo, chắp vá, mâu thuẫn nhau. Chính những vấn đề này đã kìm hãm không nhỏ tới sự phát triển lành mạnh và có hiệu quả của các hoạt động dịch vụ ngân hàng.
Nhằm đa dạng hóa và thúc đẩy thị trường phát triển, ngày 18/12/1993, Chính phủ đã ban hành NĐ 100/NĐ/CP về kinh doanh bảo hiểm. Trước nhu cầu đòi hỏi cần phải có một tổ chức nghề nghiệp để thống nhất hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm, là cầu nối để tiếp thu và phản ánh những kiến nghị của doanh nghiệp với cơ quan quản lý bảo hiểm của Nhà nước. Cuối năm 1999, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam ra đời và Luật kinh doanh Bảo hiểm được Quốc hội thông qua ngày 09/12/2000, có hiệu lực từ ngày 01/04/2001. Tiếp theo là Nghị định 42/2001/NĐ-CP, n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2303.doc