Chuyên đề Giải pháp xóa đói giảm nghèo tại huyện Quỳ Châu – tỉnh Nghệ An

MỤC LỤC

BẢNG BIỂU. 1

LỜI MỞ ĐẦU. 2

PHẦN I: MỘT SỐ QUAN NIÊM CHUNG VỀ XĐGN . 4

I. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ ĐÓI NGHÈO . 4

1. Quan niệm chung . 4

2. Quan niệm đói nghèo ở Việt Nam . 9

II. CÁC QUAN NIỆM VỀ XÓA ĐÓI,GIẢM NGHÈO . 10

1.Nguyên nhân của đói nghèo . 10

2. Khái niệm về xóa đói,giảm nghèo . 12

2.1. khái niệm về xóa đói 12

2.2.khái niệm về giảm nghèo . 12

3. XĐGN đối với các vấn đề trong đời sống xã hội . 13

3.1.đối với sự phát triển kinh tếi . 13

3.2.đối với vấn đề chính trị xã hội . 13

3.3. đối với các vấn đề văn hóa 15

3.4.đối với một số vấn đề khác có lien quan . 16

4. Các tiêu thức và chuẩn mực đánh giá nghèo đói . 17

2.1.các tiêu thức đánh giá nghèo đói . 17

3.4.mức chuẩn đánh giá nghèo đói . 18

PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI HUYỆN QUỲ CHÂU TỈNH NGHỆ AN 25

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN. 25

1. Vị trí địa lí. 25

2. Kinh tế xã hội. 25

2.1. Một số kết quả từ 2001-2005. 27

2.2. Mục tiêu giai đoạn 2006-2010. 31

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI TẠI HUYỆN QUỲ

CHÂU . 31

1 .Thực trạng nghèo đói huyện Quỳ Châu năm 2006 . 31

1.1- Tình hình hộ nghèo đói của huyện Quỳ Châu năm 2005 ( theo chuẩn cũ) . 31

1.2- Tình hình hộ nghèo đói của huyện Quỳ Châu năm 2006(theo chuẩn mới) 34

2- Các chương trình dự án XĐGN đã thực hiện từ năm 2006 . 38

2.1- Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng chương trình mục tiêu XĐGN 38

2.1.1- Thuận lợi . 38

2.1.2- Khó khăn . 38

2.2- Các chương trình dự án XĐGN-những kết quả đạt được . 40

2.2.1- Chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo . 40

2.2.2- Công tác khuyến nông khuyến lâm, hướng dẫn cách làm ăn

, chuyển giao kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất cho người nghèo

 đã được chú trọng 41.

2.2.3- Hỗ trợ về sản xuất . 42

2.2.4- Công tác định canh định cư ở vùng kinh tế mới . 42

2.2.5- Công tác đào tạo nâng cao năng lực cán bộ làm công tác XĐGN 43

2.2.6-Hỗ trợ khám và chữa bệnh cho người nghèo 43

2.2.7- Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho những xã nghèo . 44

2.2.8- Xây dựng trung tâm cụm xã . 45

2.3- Những tồn tại và hạn chế trong công tác XĐGN

 huyện Quỳ châu 45.

2.3.1- Về nhận thức trách nhiệm đối với công tác XĐGN . 45

2.3.2- Về việc thực hiện các chương trình dự án, cơ chế chính sách 46.

2.4- Nguyên nhân của những tồn tại . 47

PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP XĐGN HUYỆN QUỲ CHÂU TRONG NHỮNG NĂM TỚI . 48

I- MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUNG CHO VẤN ĐỀ XĐGN HUYỆN QUỲ CHÂU . 48

1- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến , nâng cao nhận thức các cấp, các ngành và người dân về XĐGN. 48

2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội với tốc độ cao, toàn diện và bền vững; lồng ghép các chương trình, tận dụng các nguồn lực để đầu tư cho mục tiêu phát triển cộng đồng và XĐGN . 49

3. Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn để xoá đói giảm

 Nghèo . 50

3.1. Nâng cao hiệu quả và đa dạng hoá sản xuất nông

 nghiệp . 50

3.1.1. Các giải pháp về đất đai và thuỷ lợi 50

3.1.2 Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật . 50

3.1.3 Về công tác đào tạo nghề 51

3.1.4. Thực hiện chính sách tín dụng . 51

3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đa dạng hoá thu nhập ở nông thôn 52

4. Phát triển công nghiệp tạo việc làm và nâng cao

 mức sống cho người nghèo . 53

5. Phát triển cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo, người

 nghèo tiếp cận dịch vụ công. 53

5.1. Về phát triển và sử dụng điện ở các xã nghèo. 53

5.2. Về phát triển đường giao thông. 54

5.3. Về phát triển thuỷ lợi nhỏ và cung cấp nước sạch

 cho các xã nghèo. 56

5.4. Về phát triển mạng lưới thông tin liên lạc,

 hệ thống phát thanh. 57

6. Phát triển các dịch vụ giáo dục, y tế và chương

 trình kế hoạch hoá cho người nghèo. 57.

6.1. Phát triển giáo dục, rút ngắn chênh lệch về thụ hưởng giáo

 dục đảm bảo công bằng và nâng cao chất lượng

 giáo dục cho người nghèo. 57

6.2. Tăng cường các dịch vụ y tế và giảm chi phí

 y tế cho người nghèo. 58

6.3. Thực hiện có kết quả chương trình kế hoạch

 hoá gia đình và giảm tốc độ tăng dân số. 59

7. Phát triển mạng lưới ASXH giúp đỡ

 người nghèo. 60.

8. Thực hiên tốt việc xã hội hoá công tác xoá đói

 giảm nghèo. 61

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 63

KẾT LUẬN. 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 65

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3134 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp xóa đói giảm nghèo tại huyện Quỳ Châu – tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt 9.086 tấn = 96,72% kế hoạch - Năm 2004: Sản lượng đạt 12.089 tấn đạt 120% kế hoạch - Năm 2004: Sản lượng đạt 15.076 tấn đạt 100% kế hoạch So với nghị quyết đại hội huyện Đảng bộ khoá X đề ra phân theo kế hoạch hàng năm huyện đạt 110% so với kế hoạch. Nguyên nhân: - Huyện đã đầu tư giống tốt, mới - Cung cấp phân bón đảm bảo yêu cầu - Diện tích khai hoang phục hoá đất ruông được mở rộng - Giao thông, thuỷ lợi đảm bảo nguồn tưới tiêu + Chăn nuôi: - Đàn đại gia súc từ năm 2002 đến năm 2005 có xu hướng tăng - Đàn Trâu: 2134 con tăng từ 3 đến 6% - Đàn Bò: 850 con tăng từ 7 đến 15% - Đàn Lợn: 3200 con tăng từ 20 đến 25% - Đàn Gia cầm cũng tăng 10.000 con tăng từ 55 đến 56% + Lâm nghiệp: Qua 5 năm thực hiện nghi quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khoá X. Công tác chăm sóc và phát triển rừng theo chương trình 327 và chương trình 661 đạt được những kết quả sau: - Rừng trồng mới 67,62ha - Rừng chăm sóc 102.147ha - Rừng khoanh nuôi 2.000,8ha - Rừng bảo vệ 2.847ha + Tiểu thủ công nghiệp, XDCB, KDDV Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã đáp ứng phần nào nhu cầu tiêu dùng của nhân dân địa phương: Như chế biến lương thực thực phẩm, may mặc, gia công cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng. Năm 2001 đạt doanh thu 4.695.124.000đ Năm 2002 đạt doanh thu 7.321.244.000đ Năm 2003 đạt doanh thu 8.530.000.000đ Năm 2004 đạt doanh thu 10.130.241.000đ Năm 2005 đạt doanh thu 11.150.362.000đ + Tài chính thương mại: Là một huyện miền núi nguồn thu ngân sách của huyện chủ yếu là dịch vụ, buôn bán nhỏ. - Năm 2001: Tổng thu ngân sách 1.171 triệu đạt 161% kế hoạch - Năm 2002: Tổng thu ngân sách 1.198 triệu đạt 103% kế hoạch - Năm 2003: Tổng thu ngân sách 1.398 triệu đạt 150% kế hoạch - Năm 2004: Tổng thu ngân sách 1.560 triệu đạt 146% kế hoạch - Năm 2005: Tổng thu ngân sách 1.854 triệu đạt 118% kế hoạch + Văn hoá - xã hội: - Về công tác xoá đói giảm nghèo: Thực hiện nghị quyết Trung ương V khoá IX đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo ở nông thôn vùng sâu vùng xa, thực hiện "hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn" có sự phối hợp giữa các ban nghành, đoàn thể quần chúng trong công tác XĐGN. Mỗi năm, quỹ vì người nghèo do UBMTTQ huyện đứng ra kêu gọi ủng hộ. Quỹ thu được từ 50 - 100 triệu đồng. Ban vận động quỹ "vì người nghèo" huyện đã dùng số vốn này để hỗ trợ cho những gia đình gặp khó khăn hoạn nạn, do thiện tai, bão lũ, xây nhà tình thương, xoá nhà dột nát, nhà đại đoàn kết. Công tác XĐGN của huyện được thực hiện tương đối tốt: Năm 2001 tỷ lệ đói nghèo của địa phương là: 24,07% có 2.289 hộ Năm 2004 chỉ còn 14% có 1.419 hộ + Giáo dục: Sự nghiệp giáo dục luôn được quan tâm và đưa lên hàng đầu, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường luôn đạt từ 98 - 99%. Huyện Quỳ Châu luôn giữ vững là đơn vị phổ cập tiểu học. Và đã phổ cập THCS đối với các xã vùng sâu, vùng xa 10/12xã. Qua 5 năm thực hiện nghị quyết đại hội huyện Đảng bộ khoá X các bộ, chiến sỹ các lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc huyện Quỳ Châu đã có nhiều cố gắng, đoàn kết, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của đảng và chính quyền địa phương, khắc phục mọi khó khăn, từng bước đẩy mạnh sản xuất phát triển kinh tế, ổn định đời sống và thực hiện tốt các chương trình XĐGN - GQVL cho người lao động. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở các cơ sở và các cơ quan đơn vị đã phát huy tác dụng, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương. Các hoạt động văn hoá xã hội cũng được quan tâm đi vào chiều sâu, trình độ dân trí ngày cũng được nâng cao. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có những mặt hạn chế sau: - Sự chuyển dịch cơ cấu còn chậm, nền kinh tế còn nhỏ lẻ không có mô hình kinh tế lớn. Trong sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, chưa áp dụng các biện pháp mới của KHKT nên năng xuất lao động còn thấp. - Cơ sở hạ tầng được đầu tư nhưng còn chậm nên phần nào còn ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. - Nguồn thu ngân sách của địa phương tuy đạt vượt chỉ tiêu kế hoạch nhưng vẫn phải nhờ sự trợ cấp của tỉnh và truong ương. - Tệ nạn xã hội: còn rất phức tạp nhất là nan buôn bán và sự dụng các chất ma tuý. Toàn huyện Quỳ Châu đến ngày 30 tháng 5 năm 2005 có 320 đối tượng nghiện các chất ma tuý gây ảnh hưởng tới trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. - Một số cán bộ Đảng viên giảm sút ý chí năng lực, công tác chưa đáp ứng được trong thời kỳ mới, sự lãnh đạo chỉ đạo của một số cấp uỷ còn chưa triệt để. Sự điều tiết của các cấp chính quyền còn thiếu nhạy bén, công tác kiểm tra giám sát chưa được thường xuyên. 2.2. Mục tiêu giai đoạn 2006-2010 Phát huy những thành tích đã đạt được, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong toàn huyện Quỳ Châu. Quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế. + Sản lượng lương thực:15.076 tấn lên 20.000 tấn trong năm 2006 + đàn trâu tăng bình quân 2-3% mỗi năm + Đàn gia súc, gia cầm: tăng từ 10-15% mỗi năm + Trồng rừng mới từ 15-20% mỗi năm + Thu ngân sách: 2.501 triệu trong năm 2006 + XĐGN: giảm từ 3 -4% mỗi năm + Dân số KHHGĐ: giảm tỷ lệ sinh 5% mỗi năm II- PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI TẠI HUYỆN QUỲ CHÂU 1- Thực trạng nghèo đói huyện Quỳ Châu năm 2006 1.1- Tình hình hộ nghèo đói của huyện Quỳ Châu năm 2005 ( theo chuẩn cũ) Huyện Quỳ Châu là một trong những huyện có nền kinh tế phát triển chưa đồng bộ, cơ sở hạ tầng còn thiếu, công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, mật độ dân số phân bố không đồng đều giữa các vùng dân cư, lao động thiếu việc làm còn cao. Mặt khác, thời tiết khí hậu bất lợi, thiên tai bão lụt, hạn hán còn xảy ra làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân, đặc biệt là vùng núi vẫn còn nhiều hộ đói. Đứng trước tình hình đó trong những năm qua đã được sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân huyện, Ban chỉ đạo chương trình xóa đói giảm nghèo của huyện chỉ đạo phối hợp hoạt động của các nghành các cấp, các địa phương triển khai thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo đã thu được một số kết quả khả quan, để biết được củ thể tình hình nghèo đói của huyện xem bảng sau: Bảng tổng hợp kết quả xác định hộ nghèo huyện Quỳ Châu số TT Tên xã, thị trấn Tổng số hộ trên địa bàn Số hộ nghèo Tỷ lệ nghèo (%) thị trấn 544 20 3.7 châu hạnh 1747 671 38.4 châu hội 1316 482 36.6 châu bình 1925 789 41.0 châu nga 332 161 48.5 châu thắng 512 217 42.4 châu tiến 898 323 36.0 châu bính 894 327 36.6 châu thuận 547 205 37.5 châu phong 1186 498 42.0 châu hoàn 389 207 53.2 diên lãm 420 201 47.9 Tổng 10710 4101 38.3 Khu vực thành thị 544 20 3.7 Khu vực nông thôn 10166 4081 40.1 (Số liệu do Phòng Lao Đông Thương Binh Xã Hội cungcấp) Qua bảng tổng hợp kết quả xác định hộ nghèo của huyện ta thấy: Số hộ nghèo của các xã chiếm tỉ lệ còn cao so với tổng số hộ trên địa bàn theo tiêu chí cũ là 38,3% bằng 4.101 hộ thuộc các xã đặc biệt khó khăn như: Châu Hoàn còn 207 hộ bằng 53,2%, Châu Nga 161 hộ chiếm 48,5%, Diên Lãm còn 201 hộ chiếm 47,9% con số này cho ta thấy tỉ lệ hộ nghèo còn cao đặc biệt các xã này đều xa trung tâm huyện từ 50 đến 80 km giao thông đi lại khó khăn mặt bằng dân trí thấp, hạ tầng cơ sở vật chất còn yếu kém, tập quán sản xuất còn lạc hậu sự chênh lệch hộ nghèo giữa hai khu vực quá cao, khu vực thành thị chỉ có 3,7% bằng 20 hộ, khu vực nông thôn là 40,1% chiếm 4.081 hộ, đây là điều khó khăn trở ngại của huyện để phát triển kinh tế, làm cản trở cho chương trình xóa đói giảm nghèo, không đạt kết quả như mong muốn, theo tình hình chung của huyện thì những hộ nghèo đói thường là hộ có hoàn cảnh neo đơn, tàn tật, đau ốm, chủ hộ thường là nữ, lao động chính phụ nữ chiếm đa số và những hộ này chủ yếu là hộ thuần nông. Mà trong sản xuất nông nghiệp nuôi bản thân vẫn còn thiếu nói gì đến nuôi người khác, ở những hộ này cứ 01 lao động phải nuôi 02 đến 03 người ăn theo nên dễ gây ra đói khi điều kiện thời tiết bất lợi như: hạn hán, bão lụt, sâu bệnh gây hại làm mất mùa. Hộ nghèo đói thường sống cô lập tách biệt với cộng đồng và xã hội do cơ sở hạ tầng còn thiếu như: Điện, đường, trường, trạm…Giao thông đi lại khó khăn, ngoài ra hộ nghèo đói thường thiếu các điều kiện để phát triển kinh tế như: Thiếu đất canh tác, thiếu lao động, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm làm ăn. và kiến thức…do các hộ này không đủ điều kiện để học tập nên đa số trình độ thấp và khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học kĩ thuật mới vào trong sản xuất còn hạn chế. Các hộ này thường có thu nhập thấp, chủ yếu là lo cho cái ăn vẫn chưa đủ nói gì đến vấn đề khác, nên con cái thường không được học hành, ốm đau không có tiền chữa trị, thiếu ăn, thiếu mặc thường bị suy dinh dưỡng nên sức khỏe không đảm bảo và cuộc sống luôn thiếu, nên các hộ này rất cần sự quan tâm, giúp đỡ, viện trợ của cấp trên vừa giải quyết cái ăn trước mắt còn lâu dài cần có chính sách thích hợp như: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng có năng suất cao, đạo tạo nghề. hướng dẫn cách làm ăn…Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, nhằm cải thiện điều kiện sống, vươn lên vượt qua đói nghèo. Trong những năm tới huyện cần có chính sách ưu tiên về phát trtiển kinh tế cho các vùng nghèo xã nghèo như: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý, đạo tạo nghề phù hợp cho từng vùng dân cư, phát huy lợi thế của từng địa phương tận dụng được thời gian nông nhàn theo mùa của nhân dân, làm cho người dân hiểu được lợi ích của các cây trồng vật nuôi mới có năng suất và hiệu quả cao hơn, làm thay đổi phương thức sản xuất, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống cho người dân nghèo. 1.2- Tình hình hộ nghèo đói của huyện Quỳ Châu năm 2006(theo chuẩn mới). Năm 2006 là năm đầu tiên huyện thực hiện nghị quyết đại hội Đảng Bộ huyện khóa XXIII nên được huyện rất quan tâm công tác xóa đói giảm nghèo cho người dân. Chương trình xóa đói giảm nghèo đã được đưa vào nghị quyết đại hội Đảng Bộ huyện đến các xã thị đều có ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo, cùng với các cơ quan ban nghành, nhân hàng người nghèo, ngân hàng nông nghọêp phát triển nông thôn thực hiện các biện pháp phối hợp lồng ghép các chương trình, dự án, kết hợp với phát triển kinh tế tạo điều kiện cho người ngheò có vốn, có kiến thức sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống tiến lên làm giàu. Trong năm 2006 huyện đã tổ chức 60 lớp tập huấn nhằm trang bị kiến thức, kĩ thuật sản xuất, chăn nuôi cho 2500 lượt lao động có thể tiến hành sản xuất hợp lý đạt kết quả cao, phù hợp với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. Đồng thời ban chỉ đạo cũng đã tổ chức tập huấn nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo cho 80 người. Cùng với việc phát triển kinh tế công tác chăm sóc sức khỏe cho người nghèo và học tập cho con em nghèo cũng được huyện quan tâm, tạo điều kiện miễn giảm học phí và các loại đónh góp xây dựng trường đối với học sinh là con em nghèo đói được đến trường và giảm viện phí cho các đối tượng nghèo đói khi ốm đau đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế đều không mất tiền theo nghị định 95/CP của chính phủ, bình quân hàng năm số tiền miễn giảm đóng góp xây dựng trường là 65 triệu đồng và khám chữa bệnh cho người nghèo là 54 triệu đồng. Ngoài ra huyện còn miễn giảm thuế nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế công thương cho các hộ nghèo đói, còn các hộ già cả, neo đơn, người tàn tật mất khả năng lao động và hộ chính sách được trích ngân sách hàng năm của huyện trên 200 triệu đồng giúp đỡ các hộ này. Điều này góp phần không nhỏ cho tình hình xóa đói giảm nghèo của huyện. Để biết rõ hơn tỉ lệ hộ nghèo của huyện năm 2006 giữa các xã trong huyện ta xem bảng: Số liệu điều tra hộ nghèo năm 2006 theo chuẩn mới TT Đơn vị Tổng số hộ trên địa bàn Thực trạng nghèo năm 2006 Số hộ nghèo Tỉ lệ nghèo % (Theo chuẩn mới) 1 thị trấn 544 199 21,9 2 châu hạnh 1747 926 53,0 3 châu hội 1316 651 49,5 4 châu bình 1925 997 51,8 5 châu nga 332 224 67,5 6 châu thắng 512 328 64,1 7 châu tiến 898 431 48,0 8 châu bính 894 465 52,0 9 châu thuận 547 287 52,5 10 châu phong 1186 688 58,0 11 châu hoàn 389 274 70,0 12 diên lãm 420 266 63,3 Tổng 10.710 5.656 52,8 Năm 2006 huyện đã tiến hành điều tra số hộ nghèo theo chuẩn mới do Bộ lao động thương binh xã hội công bố áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 là nhóm người có mức thu nhập bình quân dưới 200.000 đồng/ tháng đối với vùng nông thôn và 260.000 đồng/ tháng đối với khu vực thành thị. Cùng với quá trình tăng trưởng và phát triển nền kinh tế chất lượng cuộc sống nâng lên, chuẩn nghèo cũng từng giai đoạn cũng tăng lên bình quân gần hai lần. Tuy nhiên xem bảng ta thấy phản ánh tỉ lệ nghèo của huyện vẫn còn cao: 52,8% chiếm 5.656 hộ nghèo. Đặc biệt có xã như Châu Nga là 67,5% chiếm 224/332 hộ trong toàn xã, Châu Thắng 328 hộ nghèo chiếm 64,1%, Châu Hoàn274 hộ chiếm 70,4%, Diên Lãm266 hộ chiếm 63,3%, Đây là con số đang báo động cho huyện cần tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác xóa đói giảm nghèo một cách đồng bộ trên toàn huyện cần phải có những giả pháp hữu hiệu hơn nữa. Từ kết quả trên, chúng ta thấy rằng sự quan tâm giúp đỡ của huyện không đồng bộ giữa các xã, tạo nên sự chênh lẹch nghèo đói rất lớn như đã nêu trên. Nên huyện cần xem xét, đánh giá đúng sự thật, đúng đối tượng cụ thể tùy theo từng địa phương để có chính sách giải quyết kịp thời, tạo điều kiện cho người nghèo phát triển kinh tế. Vào năm 2006 vốn từ các hội phụ nữ, hội nông dân…đã tín chấp cho 3609 hộ vay với số tiền lên đến 4.380 triệu đồng, bên cạnh đó, các đoàn thể còn có những phong trào hoạt động sôi nổi đem lại hiểu quả thiết thực, thu hút đông đảo hội viên tham gia và huy động thêm nguồn vốn tại cộng đồng, giải quyết cho những gia đình nghèo đói vay vốn để sản xuất kinh doanh, giúp nhau kinh nghiệm làm ăn, đổi công trong những lúc thời vụ cao điểm. Phần lớn việc vay vốn của các hộ nông dân nói chung và các hộ nghèo nói riêng đều sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, các hộ này vay vốn chủ yếu để mua trâu bò cày kéo, chăn nuôi lợn, gà, vịt…Mua nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất, còn có một số hộ vay để mua máy móc, cải tạo vườn tạp và và có một số hộ vay để kinh doanh buôn bán nhỏ. Nhờ vậy đã thu hút nhiều lao động có việc làm, phát triển các ngành nghề truyền thống, chăn nuôi gia súc, gia cầm…tăng thu nhập cải thiện đời sống. Được sự quan tâm giúp đỡ của Nhà nước và huyện đã xây dựng và cải tạo nhiều cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo đói, bằng cách cho vay vốn, hỗ trợ kĩ thuật sản xuất, kinh nghiệm làm ăn và các hoạt động khác. Bên cạnh đó, được sự nỗ lực giữa hai phía, người hỗ trợ và người được hỗ trợ có mối quan hệ với nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, làm cho cuộc sống người dân không ngừng tăng lên. Qua bảng chúng ta thấy rõ hơn vấn đề chi tiêu của các hộ nghèo đói trong huyện: Một số chỉ tiêu bình quân đối với các hộ nghèo đói của huyện vào năm 2006. chỉ tiêu ĐVT Hộ nghèo đói Hộ nghèo Hộ đói 1. Bình quân diện tích đất canh tác/khẩu m2/khẩu 234 266 202 2. Bình quân nhân khẩu/hộ khẩu/hộ 5,14 4,75 5,53 3. Bình quân lao động/hộ lao động/hộ 2,1 2,3 1,9 4. Bình quân lương thực/người/năm kg/người 247 288 206 5. Bình quân thu nhập/người/năm 1000đ/người 677 816 538 6. Bình quân chi tiêu/người/năm 1000/người 727 852 602 (Số liệu Phòng thống kê huyện cấp) Qua bảng này chúng ta thấy rằng diện tích đât canh tác tính bình quân trênmột người của các hộ nghòe đói rất ít, đói với hộ đói là202m2, hộ nghòe là 266m2, còn hộ nghòe đói là 234 m2. Trong khi đó tính bình quân nhân khẩu/hộ rất cao, đối với hộ nghèo đói là 5,14 người, còn với hộ nghèo có ít hơn 4,75 người và hộ đói là 5,53 người và nếu tính bình quân lao động/hộ thì cũng rất ít, đối với hộ nghèo đói là 2,1 lao động, điều này cho thấy 01 lao động phải nuôi thêm 2,4 người ăn theo, còn đối với hộ nghèo là 2,3 lao động, nên 01 lao động phải nuôi theo 2,1 người ăn theo và đối với hộ đói là 1,9 lao động, 01 người lao động phải nuôi thêm 2,9 người ăn theo, làm cho cuộc sống của họ vốn đã nghèo lại càng nghèo hơn là điều không tránh khỏi. Nhờ được sự quan tâm của huyện và cộng đồng nên bình quân lương thực trên đầu người tren năm cũng tương đối cao, hộ nghèo đói 247 kg, hộ nghèo 288 kg và hộ đói 206 kg, còn nếu tính theo bình quân thu nhập đầu người trên năm đối với các hộ như sau: Hộ nghèo đói 677.000 đồng, hộ nghèo 816.000 đồng, hộ đói 538.000 đồng, do thu nhập của hộ thấp mà nhu cầu chi tiêu lại cao nên các hộ này thường thiếu nếu tính theo chi tiêu đầu người/năm đối với các hộ như sau: Các hộ nghèo đói là 727.000 đồng, hộ nghèo là 852.000 đồng, hộ đói là 620.000 đồng. Nhìn chung đối với các hộ nghèo đói thường chi lớn hơn thu, nên họ luôn luôn nằm trong tình trạng thiếu, do đảm bảo duy trì cuộc sống nên họ phải đi vay, mượn để chi tiêu cho cuộc sống gia đình nên cuộc sống của họ rất khó khăn cần các ban nghành, chính quyền huyện quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện cho họ cải thiện điều kiện sống và đưa công tác xóa đói giảm nghèo của huyện trong thời gian tới đạt kết quả cao hơn. 2- Các chương trình dự án XĐGN đã thực hiện từ năm 2006 2.1- Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng chương trình mục tiêu XĐGN 2.2.1- Thuận lợi XĐGN là một trong những chính sách cơ bản trong chiến lược phát triển KT-XH được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, là một trong những mục tiêu trọng điểm được Đại hội Huyện Đảng bộ khoá 22 đặt ra. Kết quả thực hiện XĐGN trong những năm qua đã cho chúng ta những bài học kinh nghiệm về quản lý, điều hành, huy động nguồn nhân lực và tổ chức thực hiện, đã xuất hiện nhiều mô hình XĐGN làm ăn có hiệu quả, vận dụng và nhân rộng trong toàn huyện. Nền kinh tế của huyện nhà ngày càng tăng trưởng cao, các chủ trương chính sách về XĐGN ngày càng được hoàn thiện và đi vào cuộc sống. 2.2.2- Khó khăn Tuy những kết quả về XĐGN trong những năm qua là đáng ghi nhận, song chúng ta còn đứng trước nhiều khó khăn và thách thức đặt ra trong giai đoạn tới. - theo số liệu điều tra thực trạng đói nghèo, theo tiêu chuẩn Quốc gia mới so với cả Tỉnh thì tỷ lệ hộ nghèo huyện Quỳ châu đang ở mức cao. Toàn huyện có 4101 hộ nghèo, chiếm 38,29% ( theo chuẩn mới) Hộ có thu nhập bình quân dưới 120.000đ có 2426 hộ, chiếm 59,1%. Hộ có thu nhập dưới 200.000 có 1575 hộ, chiếm 38,4 % - Huyện Quỳ châu là một huyện miền núi thường xuyên bị thiên tai, lốc cục bộ thường ảnh hưởng đến những hộ nghèo, vẫn còn hiện tượng đói nghèo nên những kết quả XĐGN trong những năm qua thiếu tính bền vững. - XĐGN hoạt động theo cơ chế phối hợp liên ngành công tác điều hành càng phức tạp, cán bộ làm công tác XĐGN chủ yếu còn kiêm nhiệm, cán bộ cơ sở còn rất yếu về chuyên môn. 2.2- Các chương trình dự án XĐGN-những kết quả đạt được 2.2.1- Chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo Nguồn tín dụng ưu đãi cho người nghèo được cấp bởi ngân hàng chính sách phục vụ người nghèo, nay là ngân hàng chính sách xã hội. - Mục đích: Cung cấp tín dụng ưu đãi cho tất cả các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh và phát triển chăn nuôI với lãI suất thấp không phảI thế chấp tài sản, để phát triển sản xuất tăng thu nhập hộ gia đình nhằm xoá đói giảm nghèo. - Nội dung: Trong 5 năm ngân hàng chính sách phục vụ người nghèo, nay là ngân hàng chính sách xã hội đã thực hiện cho vay với doanh số là 19.205 tỷ đồng, trong đó: +Nguồn vốn về phòng NV- LĐTBXH: Tổng vốn: 860 triệu đồng Tổng hộ được vay: 287 hộ Bình quân vay: 3 triệu đồng/hộ +Nguồn vốn được ngân hàng chính sách xã hội cho vay: Tổng vốn: 18.545 tỷ đồng Tổng hộ được vay: 4053 hộ Bình quân vay:4.500.000 đồng / hộ Hàng năm phòng NV- LĐTBXH phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội thẩm định hướng dẫn làm thủ tục nhanh gọn, giảI ngân kịp thời, đúng thời vụ, cho vay đúng đối tượng, sử dụng đồng vốn đúng mục đích. Ngân hàng chính sách xã hội đã phối hợp với cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ vay vốn để đảm bảo cho vay vốn đúng đối tượng, phát huy hiệu quả của đồng vốn, thu hồi đủ vốn và lãI đúng thời hạn. Nâng cao năng lực của các hộ vay vốn, thông qua đào tạo tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhóm, đưa tổ vay vốn thực sự trở thành nơI hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo. 2.2.2- Công tác khuyến nông khuyến lâm, hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất cho người nghèo đã được chú trọng. Được sự hỗ trợ của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn , sở Thuỷ sản, UBND huyện đã chỉ đạo trạm khuyến nông khuyến lâm huyện triển khai chương trình tập huấn cho các xã, thị trấn. Tổng vốn chương trình: 231 triệu đồng Số lớp: 199 lớp Số người tham gia: 13.860 hộ Việc tập huấn khuyến nông khuyến lâm cho người nghèo đã thay đổi cả nội dung lẫn hình thức, nội dung tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất. Xuất phát từ yêu cầu đặt ra của người nghèo, việc tổ chức tập huấn được chuyển tảI về tận thôn bản, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tham gia các chương trình, dự án, công tác hướng dẫn bà con nghèo cách làm ăn, được cán bộ khuyến nông khuyến lâm thực hiện theo phương châm “cầm tay chỉ việc” 2.2.3- Hỗ trợ về sản xuất: Các hộ nghèo vùng sâu vùng xa đã được hỗ trợ về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, cùng với chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển, đã tạo điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôI, phù hợp với đặc điểm sinh tháI cho năng suất cao hơn nhằm xoá một phần tập quán làm ăn lạc hậu. Hỗ trợ sản xuất phát triển ngành nghề: Trong những năm gần đây huyện đã chú trọng xây dựng các làng nghề truyền thống như : dệt thổ cẩm ( Bản Hoa tiến- Châu tiến; bản Đồng minh-Châu hạnh), đan lát mây tre đan xuất khẩu ( Châu hạnh, Thị trấn, Châu thắng). Tuy nhiên các mô hình làng nghề truyền thống vẫn chưa được nhân rộng vì bản tính cố hữu của người TháI là chịu khổ nhưng không chịu khó, ít học tập lẫn nhau. Xây dựng mô hình xoá đói giảm nghèo: Trong 5 năm, ngoài những mô hình làm ăn giỏi cũ còn xuất hiện thêm nhiều mô hình mới như nhà anh Đàm Đức Điểm phát triển đàn lợn thịt và náI khoảng 30 con, một năm 4 lứa thu về khoảng 40 triệu trừ chi phí, nhà anh Võ Văn Minh phát triển đàn bò sinh sản và thịt mỗi năm thu về khoảng 70 triệu ở bản Lâm Hội- Châu Hội và một số hộ ở Tân Hương, Hoa Hải- Châu Hạnh cũng tự mình vươn lên làm giàu chính đáng. 2.2.4- Công tác định canh định cư ở vùng kinh tế mới: Dân số ổn định, luồng di dân tự do ở huyện Quỳ Châu không có. Công tác định canh định cư: hỗ trợ cho dân hưởng nhiều chính sách xã hội đối với người dân tộc thiểu số, người ở vùng 135/CP về vật chất, cây con giống, vật nuôI cây trồng, khoanh nuôI rừng. 2.2.5- Công tác đào tạo nâng cao năng lực cán bộ làm công tác XĐGN: Được sự quan tâm của sở LĐTB&XH, UBND huyện Quỳ Châu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để phòng NV- LĐTB XH cùng các ban ngành mỗi năm mở 4 lớp chia thành 4 cụm cho 12xã, nhằm nâng cao năng lực chỉ đạo cấp cơ sở ngày một tốt hơn. Cụ thể: Trong 5 năm mở được 14 lớp Số người tham gia: 811 người Tổng số tiền: 48.836.000 đồng Tuy thời gian ngắn, lượng bài giảng dài nhưng học viên đã tiếp thu được một số kiến thức cơ bản để về áp dụng vào thực tế từng công việc cụ thể. 2.2.6-Hỗ trợ khám và chữa bệnh cho người nghèo: Trong 5 năm huyện đã trợ giúp người nghèo trong việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu, miễn giảm phí khám chữa bệnh bằng các hình thức như mua thẻ BHYT, giấy chứng nhận k hám chữa bệnh miễn phí, khám chữa bệnh nhân đạo, từ thiện… + Tổng số thẻ được cấp: 39.870 thẻ + Điều trị ngoại trú: 19.760 người + Điều trị nội trú: 1.863 người + Tổng kinh phí : 1.326.905.980 đồng Thực hiện chính sách này thực sự đã tạo điều kiện cho người nghèo trong việc chăm sóc sức khoẻ. Song việc thực hiện còn nổi lên những tồn tại của cơ quan BHXH Tỉnh Nghệ An là cấp thẻ BHYT cho người nghèo còn chậm, sai họ tên, địa chỉ ghi chung chung đến đơn vị xã, thị trấn chứ không ghi rõ thôn, bản , khối. Do đó việc cấp thẻ ở cơ sở rất khó khăn khi phân cho từng bản. điều kiện đồng bào vùng sâu vùng xa tiếp cận thụ hưởng chính sáhc BHYT còn hạn chế do đường xá đI lại khó khăn, một số cơ sở y tế chưa đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân. Đến năm 2004, 2005 trung tâm y tế huyện đã cấp phát tủ thuốc BHYT tới một số xã. * Hỗ trợ người nghèo về giáo dục đào tạo: Đảng bộ và chính quyền huyện Quỳ châu đã quan tâm đến các chính sách giáo dục như thực hiện chế độ thu hút giáo viên về giảng dạy các xã đặc biệt khó khăn. Học sinh đI học chuyên nghiệp có thẻ hộ nghèo được miễn giảm toàn phần. Học sinh PTTH ở vùng đặc biệt khó khăn được cấp sách giáo khoa, được miễn giảm học phí, có nơI nội trú. Kinh phí của chương trình 135/CP cho sự nghiệp giáo dục là 52.534.498.600 đồng 2.2.7- Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho những xã nghèo: Trong 7 năm đã xây dựng được 52 công trình hạ tầng của 11 xã đặc biệt khó khăn, với tổng kinh phí đầu tư la 28,9 tỷ đồng + Giao thông: xây dựng được 7 công trình cầu tràn ổn định cho ô tô đI lại, đưa tổng số xã có đường ô tô vào đến trung tâm xã là 11/11 xã + Thuỷ lợi: xây dựng được 17 công trình gồm 13 đập và 9,6km kênh mương + Nước sạch: 2 công trình + Trường học: 19 công trình gồm 17 nhà học với 126 phòng học. Trong đó có 10 nhà học cao tầng với 96 phòng học, 7 công trình nhà học cấp 4 với 30 phòng học và 2 phòng hiệu vụ, ổn định chỗ học tập khang trang cho học s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21784.doc
Tài liệu liên quan