MỤC LỤC
Lời Mở Đầu 1
CHƯƠNG I 3
CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN 3
1.1.NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 3
1.1.1. Khái niệm. 3
1.1.2.Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại trong kinh tế thị trường. 4
1.1.3. Các loại hình tín dụng ngân hàng. 7
1.1.3.1. Phân loại tín dụng theo thời gian. 7
1.1.3.2.Phân loại theo hình thức. 8
1.1.3.3. Phân loại theo tài sản đảm bảo. 9
1.1.3.4. Phân loại theo rủi ro. 9
1.1.3.5.Phân loại khác. 10
1.2.Vai trò tín dụng của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. 11
1.2.1. Vai trò tín dụng trung và dài hạn đối với nền kinh tế. 11
1.2.2. Vai tró tín dụng trung và dài hạn đối với hoạt động của ngân hàng thương mại. 11
1.2.3. Vai trò của tín dụng trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp. 12
1.3.Chất lượng tín dụng trung và dài hạn. 13
1.3.1. Khái niệm chất lượng tín dụng trung và dài hạn. 13
1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng trung và dài hạn. 14
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại. 17
1.3.3.1 Các nhân tố bên ngoài. 17
1.3.3.2. Các nhân tố từ phía khách hàng. 19
1.3.3.3. Các nhân tố từ phía ngân hàng. 21
CHƯƠNG II 27
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ 27
DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ 27
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CAN LỘC 27
2.1 Khái quát chung về NHNO & PTNT Can Lộc. 27
2.1.1. Sự hình thành bộ máy tổ chức. 27
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT Can Lộc. 28
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh 29
2.2.1. Huy động vốn. 29
2.2.2. Hoạt động tín dụng. 30
2.2.3. Hoạt động kinh doanh ngoại hối. 34
2.2.4. Về tài chính, thanh toán, và ngân quỹ. 35
2.2.5. Hiện đại hoá ngân hàng - đổi mới công nghệ. 36
2.2.6. Các công tác khác. 36
2.3. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Huyện Can Lộc. 38
2.3.1. Phân tích chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Huyện Can Lộc. 40
2.3.2. Đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại NHNo&PTNT huyện Can Lộc. 42
2.3.2.1. Những kết quả đã đạt được. 42
2.3.2.2. Những tồn tại: 43
2.3.2.3. Nguyên nhân dẫn đến các tồn tại trên là: 45
CHƯƠNG III 48
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG 48
VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ 48
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CAN LỘC 48
3.1.Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Can Lộc. 48
3.2.Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Huyện Can Lộc. 48
3.2.1. Cải tiên, đa dạng hoá cơ cấu, loại hình cho vay trung và dài hạn. 48
3.2.2. Thực hiện tốt công tác khách hàng và mở rộng tín dụng. 49
3.2.3. Nâng cao chất lượng trên cơ sổ nâng cao chất lượng thẫm định dự án đầu tư. 50
3.2.4. Tăng cường kiểm tra tín dụng. 51
3.2.5. Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng. 52
3.2.6. Ngăn ngừa và xử lý những khoản nợ quá hạn 53
3.3.Một số kiến nghị với các cơ quan hữu quan. 54
3.3.1. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam. 54
3.3.2. Kiến nghị với NHNN. 55
3.3.3. Kiến nghị với chính phủ và các bộ ngành có liên quan. 55
3.3.4. Kiến nghị với NHNo&PTNT Hà Tĩnh. 56
KẾT LUẬN 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1579 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải phát nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Can Lộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hàng rất chú ý đến cơ cấu vốn của dự án đầu tư vì nó là cơ sỡ để ngân hàng hạch toán thu hồi vốn và lãi, để ngân hàng lựa chọn phương án về thời gian và phương thức thu hồi vốn, lãi phù hợp với hoạt động của dự án.
Do đó, công tác thẫm định dự án nếu được thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ, cẩn thận với chất lượng cao sẽ mang lại các quyết định chính xác, hạn chế được rủi ro đảm bảo khả năng thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận cho ngân hàng. Trái lại, nếu chỉ thẫm định một cách qua loa, hình thức thiếu cẩn thận sẻ dẫn đến “Lựa chọn đối nghịch”, cho vay những dự án khả năng hoàn vốn thấp bởi vì những cá nhân và doanh nghiệp với những đầu tư cao nhất là những người sẵn sàng vay nhất kể cả với lãi suất cao. Họ sẽ trở nên giàu có nhanh chóng nếu thực hiện thành công một cuộc đầu tư rủi ro cao nhưng đối với ngân hàng khả năng dự án không thành công là rất cao và ngân hàng sẻ không được thanh toán. Các sai lầm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư mà ngân hàng thường gặp phải là:
Ngân hàng đánh giá sai về năng lực pháp lí của chủ đầu tư, về tư cách pháp lí, về giấy phép thành lập, lĩnh vực và ngành nghề được phép kinh doanh, uy tín của chủ đầu tư cũng như năng lực tài chính của họ. Trên thực tế, một số kẻ lừa đảo thành lập “công ty ma” để rút vốn ngân hàng sử dụng vào mục đích kinh doanh bất hợp pháp và khi đổ bể ngân hàng khó có thể thu hồi được vốn của mình.
Sai lầm thứ hai có thể ảnh hưởng đến chất luợng hoạt động thẩm định dự án đầu tư là phân tích đánh giá sai về thị trường. Phần lớn các dự án thẩm định tín dụng trung và dài hạn là các kế hoạch của doanh nghiệp trong tương lai. Thị phần sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp trong tương lai. tất nhiên sẻ khác nhiều so với thị phần trong giai đoạn hiện nay. Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đánh giá, dự đoán không chính xác về thị trường tương lai có thể dẩn đến sau khi đầu tư, sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ, doanh nghiệp hoạt động không có lãi, không thu hồi được vốn do đó không trả được nợ cho ngân hàng.
Một sai lầm nửa là đánh giá sai về phuơng diện kĩ thuật và phương diện tài chính của dự án. Máy móc, trang thiết bị mà doanh nghiệp đầu tư quá hiện đại, doanh nghiệp chưa có khả năng sử dụng, sửa chửa, không phù hợp với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có hay quá lạc hậu sử dụng không có hiệu quả. Năng suất dự kiến đặt ra quá cao không thể thực hiện được phân bổ chi phí, xác định giá thành sản phẩm không hợp lí, sự sẵn có hay khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào của sản phẩm…Tất cả sẽ tác động tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thẩm định dự án đầu tư về phương diện kĩ thuật là một điểm hạn chế vượt quá khả năng của cán bộ tín dụng do đó đây cũng là một khâu rất dể dẫn đến sai lầm.
Định giá tài sản cầm cố chênh lệch so với giá trị thực tế của nó. Gía trị của tài sản thế chấp, cầm cố là cơ sở để ngân hàng xác định số tiền cho vay, là vật đảm bảo ngân hàng thu hồi vốn đầu tư khi khách hàng mất khả năng trả nợ. Định giá tài sản thế chấp quá cao sẻ dẫn tới quyết định cho vay quá nhiều không phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng. Ngược lại, định giá tài sản quá thấp thì khách hàng không vay được đủ lượng vốn cần thiết cho đầu tư, họ phải đi vay thêm ở ngoài hay dùng vào việc khác dẫn đến việc sử dụng vốn không đúng với mục đích xin vay. Cung cấp thừa hoặc thiếu vốn cho khách hàng đều ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cũng không thực sự có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn trong việc đánh giá tài sản nên rất dễ sai sót nhất là khi giá trị tài sản lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố không định lượng được như tiến bộ của khoa học kỷ thuật, ý thức bảo quản giữ dìn của công nhân, giá trị tài sản, cách thức khấu hao máy…
*Công tác tổ chức ngân hàng.
Tổ chức của ngân hàng cần cụ thể hoá và sắp xếp một cách có khoa học, có tính linh hoạt trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tín dụng đã quy định về huy động vốn lẫn cho vay, quản lý tài sản nợ tài sản có của ngân hàng. Đây cơ sở tiến hành nghiệp vụ tín dụng lành mạnh. Do hoạt động tín dụng có khả năng rủi ro lớn hơn tất cả các loại hình kinh doanh khác nên cần có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, các bộ phận trong ngân hàng cũng như thiết lập quan hệ với các cơ quan tài chính, pháp luật. Thiết lập này sẻ tạo điều kiện quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng, phát hiện và giải quyết kịp thời các khoản tín dụng có vấn đề.
* Đội ngũ cán bộ tín dụng.
Khả năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức của cán bộ tín dụng có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng trung và dài hạn nói riêng. Cán bộ tín dụng mà không có đạo đức nghề nghiệp, coi tiền ngân hàng như thứ “ tiền chùa” , coi việc cho vay như là một sự ban phát, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái, thậm chí tham nhũng, nhận phong bao, quà cáp để rồi cho vay trái pháp luật : Cho vay không cần thế chấp, nhận thế chấp không cần kiểm soát… để rồi đến khi vụ việc đổ bể thì để lại cho ngân hàng cả một khoản nợ không thu hồi được ảnh hưởng đến uy tín chất lượng hoạt động của ngân hàng.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng quyết định đến sự thành công của công tác tín dụng. Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ,có kỷ năng, kinh nghiệm đánh giá chính xác tính khả thi của dự án, xác định được tính chân thực của các báo cáo tài chính,phát hiện các hàng vi cố tình lừa đảo của khách hàng: sữa chữa báo cáo tài chính, lập hồ sơ thế chấp giã, dùng một số tài sản thế chấp để đi vay ở nhiều nơi… từ đó phân tích được khả năng quản lý doanh nghiệp và năng lực thực sự của khách hàng để quyết định có cho vay hay không.
Ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ tín dụng cần có sự hiểu biết rộng về pháp luật, môi trường kinh tế xã hội, đường lối phát triển của đất nước, của thị trường…Dự đoán trước được những biến động có thể xẩy ra từ đó tư vấn cho khách hàng xây dựng lại phương án kinh doanh cho phù hợp. Nghiệp vụ hoạt động ngân hàng càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao để sử dụng các phương tiện, phương pháp làm việc hiện đại thích ứng với sự phát triển không ngừng của xã hội. Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp và sự hiểu biết rộng chính là cơ sở để nâng cao chất lượng công tác tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại.
* Thông tin tín dụng.
Thông tin tín dụng là yếu tố cơ bản trong quản lý tín dụng theo nghĩa rộng. Nhờ có thông tin tín dụng, ngân hàng có thêm cơ sỡ để đánh giá uy tín, năng lực thực sự của khách hàng. Thông tin tín dụng càng nhanh càng chính xác và toàn diện thì khả năng phòng chống rủi ro trong hoạt động tín dụng càng tốt. Hiện nay pháp lệnh kế toán thống kê chưa đủ hiệu lực bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán thống kê kịp thời. Do số liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa thực hiện chế độ kiểm toán do vậy không phản ánh chính xác tình trạng tài chímh của doanh nghiệp khi xét duyệt cho vay thậm chí họ còn cố tình đưa số liệu sai lệch. Những món vay trên thiếu cơ sỡ thiếu thông tin sẻ gặp rủi ro. Thông tin tín dụng có thể thu thập được từ rất nhiều nguồn : Từ trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước, từ phòng thông tin tín dụng của các ngân hàng thương mại, qua báo chí, các tổ chức doanh nghiệp…tương lai với sự phát triển của khoa học kỷ thuật, với sự lớn mạnh trong hoạt động và sự hợp tác mạnh mẽ giữa các ngân hàng thì việc khai thác và xử lý thông tin sẻ đem lại kết quả tích cực đối với các hoạt động tín dụng của ngân hàng.
* Các yếu tố khác.
Tình hình huy động vốn cũng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung và dài hạn. Vốn huy động trung và dài hạn là nguồn chủ yếu để cho vay trung và dài hạn. Vốn huy động càng lớn, ngân hàng càng có khả năng cho vay những dự án có quy mô lớn, mở rộng hoạt động thẩm định .Nêu ngân hàng sử dụng những nguồn vốn huy động ngắn hơn kỳ hạn mà ngân hàng cho vay đối với khách hàng mà không dự kiến được nguồn vốn bù đắp thì rủi ro thanh khoản sẻ xẩy ra. Tương tự như vậy, nếu ngân hàng cho vay dài hạn với lãi suất cố định trong khi lãi suất huy động thường xuyên thay đổi thì tiền thu được từ cho vay có khi không đủ trả lãi tiền gửi cho khách hàng.
Công tác phát triển tiền vay, kiểm soát sau khi cho vay, theo dõi nợ góp phần ngăn chặn, hạn chế khách hàng sử dụng tiền vay sai mục đích, đảm bảo đồng vốn được sử dụng đúng kế hoạch đã định
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ
DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CAN LỘC
2.1 Khái quát chung về NHNO & PTNT Can Lộc.
2.1.1. Sự hình thành bộ máy tổ chức.
Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Can Lộc được thành lập vào ngày 26/03/1988. khi mới thành lập NHNo & PTNT Can Lộc,gồm có các phòng: Phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng ngân quỹ. Hoạt động của NHNo& PTNT Can Lộc do đặc thù nông thôn và địa hình phức tạp thêm vào đó là trình độ người dân có hạn nên phần nào gặp nhiều khó khăn trong việc đưa các dịch vụ ngân hàng. Thực hiện việc huy động vốn và cho vay vì ngân hàng Can Lộc có tất cả 32 xã, trên địa bàn toàn huyện cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, chỉ riêng một chi nhánh NHNo&PTNT Can Lộc hoạt động trên địa bàn mang lại hiệu quả chưa cao. Vì vậy, ngày 15/10/1996 NHNo&PTNT Can Lộc được sự đồng ý và chỉ đạo của ngân hàng cấp trên thành lập 3 ngân hàng cấp 3, phân bổ đều cho các vùng trên địa bàn. Việc thành lập ngân hàng cấp 3 đã tháo gở một phần lớn những vướng mắc hiện tại của NHNo&PTNT Can Lộc, 3 ngân hàng cấp 3 tiến hàng hoạt động trên phạm vi do NHNo&PTNT Can Lộc quy định ngân hàng cấp 3 thực hiện mọi công việc như huy động vốn cho vay và các dịch vụ như NHNo&PTNT Can Lộc. về quản lý 3 ngân hàng cấp 3 do NHNo&PTNT Can Lộc quản lý cuối ngày làm việc 3 ngân hàng cấp3 phải tổng hợp số liệu gửi về trụ sở chính, và các ngân hàng cấp 3 này cũng coi như một phòng của NHNo&PTNT Can Lộc .
Những năm qua NHNo&PTNT Can Lộc đã có những hoạt động tích cực trong việc cơ cấu bộ máy quản lý cũng như các phòng ban, hiện nay với mô hình tổ chức hợp lý, các ngân hàng đã tập trung vào việc phát huy vai trò và năng lực của ngân hàng ngày càng phát triển. Đội ngũ cán bộ được trẻ hoá và trình độ chuyên môn được nâng cao, nghiệp vụ vững chắc trình độ cán bộ có trình độ đại học ngày càng tăng.
Hiện nay với sự hỗ trợ của 3 ngân hàng cấp 3 NHNo&PTNT Can Lộc đã mở rộng hoạt động của mình đến từng người dân trên toàn huyện, hiện tại ở trụ sở chính của NHNo&PTNT Can Lộc gồm có một giám đốc, 2 phó giám đốc và 4 phòng ban : Phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng ngân quỹ và 3 ngân hàng cấp 3. Về nhân sự hiện nay NHNO&PTNT Can Lộc có 45 cán bộ, trong đó ở trụ sở chính có 25 cán bộ, còn 20 cán bộ được phân xuống ngân hàng cấp 3.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT Can Lộc.
Cơ cấu tổ chức của chi nhánh được thể hiện qua sơ đồ sau:
Phòng Kinh doanh
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Ngân hàng cấp 3
Phòng
Kế toán
Phòng Ngân quỹ
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh
2.2.1. Huy động vốn.
Nguồn vốn kinh doanh của NHNo& PTNT Can Lộc được hình thành từ nhiều nguồn sau : Vốn điều lệ, vốn đi vay, vốn huy động, vốn uỷ thác, lợi nhuận giữ lại. Song cơ bản và quan trọng nhất là nguồn vốn huy động. Nó chứng minh cho khả năng tồn tại và chức năng trung gian tài chính của một ngân hàng, làm thế nào để tạo ra một chính sách thu hút vốn tạo tiền đề cho quá trình đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đạt hiệu quả cao luôn là mục tiêu hàng được đạt lên hàng đầu của NHNo&PTNT Can Lộc.
Trong nhiều năm qua, sự vận hành của nền kinh tế thị trường đã tạo ra một hệ quả tất yếu đó là sự cạnh tranh mãnh mẽ trong hầu khắp các ngành nghề kinh doanh. Hoạt động của ngân hàng cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của quy luật này. Đặc biệt khi ngân hàng kinh doanh với mọi đối tượng khác nhau là kinh doanh tiền tệ. Trong những năm qua NHNo&PTNT Can Lộc đã thực hiện chiến lược của ngân hàng Tĩnh và chú trọng trong việc hoạch định chiến lược riêng của mình để tạo ra cho phù hợp với ngân hàng mình. NHNo&PTNT Can Lộc đặc biệt chú trọng chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn trên địa bàn toàn huyện và ngoài huyện.
Việc huy động vốn có những hình thức sau :
Nhận tiền gửi của các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân, và tiền gửi tiết kiệm. Hình thức gửi góp được ngân hàng giao cho từng cán bộ nhận gửi hàng tháng, hình thức này phù hợp với những người nông dân trong toàn huyện.
Phát hàng giấy tờ có giá như : Kỳ phiếu, trái phiếu.
Vay vốn của ngân hàng Tĩnh, NHNN và các tổ chức tín dụng khác.
Để tăng cường nguồn vốn ổn định và vững chắc NHNo & PTNT Can Lộc đã thu hút mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư, tổ chức kinh tế, xã hội với các chính sách ngân hàng đề ra : Như chính sách lãi suất đối với tiền gửi, hình thức khuyến mại cho những khách hàng có tiền gửi mỗi lần từ 2 triệu trở lên bằng cách trao vé tham dự trúng thưởng…Hình thức này đã thu hút được các loại nguồn vốn.
Bảng 2.1.Kết cấu nguồn vốn
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1. Nội tệ.
- Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế
- Nguồn vốn huy động từ dân cư
- Tiền gữi tiết kiệm
- Tiền vay các tổ chức tín dụng
- Tiền gữi kho bạc
- Kỳ phiếu
4.214
77.223
80.134
3.420
16.152
6.313
8.338
156.418
118.972
3.534
17.214
7.538
5.042
156.470
154.523
3.567
19.490
7.979
2. Ngoại tệ
- USD
- EUR
1.740,853
56,719
2.246,841
78,540
2.446,035
211,813
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNO&PTNT Can Lộc.
2.2.2. Hoạt động tín dụng.
Bảng cho vay qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1. Tổng doanh số cho vay
63.969
73.917
89.500
2. Tổng doanh số thu nợ
39.915
48.711
53.100
3. Dư nợ đạt
82.731
112.652
140.525
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNO&PTNT Can Lộc.
Bảng dư nợ phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1. Dư nợ doanh nghiệp nhà nước
859.575
890.876
980.178
2. Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.416
4.500
5.800
3. Dư nợ hộ sản xuất
123.359
154.113
167.053
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNO&PTNT Can Lộc.
Bảng dư nợ phân theo nguồn vốn
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1. Dư nợ ngắn hạn thông thường
61.372
89.638
65.154
2. Dư nợ trung và dài hạn thông thường
21.359
23.014
75.371
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNO&PTNT Can Lộc.
Bảng dư nợ phân theo đối tượng đầu tư
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1. Ngành nông nghiệp
51.308
70.527
95.951
2. Ngành thương mại - dịch vụ
38.481
30.159
12.080
3. Ngành tiểu thủ công nghiệp
12.827
16.102
17.102
4. Tiêu dùng đời sống
19.240
25.740
27.500
5. Các loại khác
6.413
6.780
8.102
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNO&PTNT Can Lộc.
Có được kết quả đó là sư nổ lực phấn đấu cùng với lòng say mê yêu nghề của tập thể cán bộ NHNo&PTNT Can Lộc. Đặc biệt là công tác chỉ đạo điều hành của ban giám đốc thực hiện đúng quy chế phân công rõ ràng từng phần cụ thể cho từng cán bộ theo phương châm tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách từng mũi công tác từng phòng từng đơn vị nhận khoán, lấy chỉ tiêu kế hoạch được giao, lấy đề án làm mục tiêu chỉ đạo điều hành năng động cụ thể hoá từng chỉ tiêu hàng tháng hàng quý. Định hướng về mặt chiến lược kinh doanh từng lúc từng khi đến từng phòng ban, chỉ đạo cũng cố vững chắc hoạt động vay vốn qua mạng lưới bằng họp dân họp tổ vay vốn có biện phát hoạt động sắc bén bằng nhiều biện pháp tích cực. Lấy nội quy lao động và những quy định trong công tác quản lý để thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả, làm thước đo cho mọi vấn đề thực hiện chỉ tiêu kế hoạch quản lý điều hành kinh doanh. Chỉ tiêu kế hoạch để sát với thực tế, kế hoạch không thiên vị và lấy kế hoạch là mệnh lệnh điều hành kinh doanh đến từng cán bộ, thực hiện xử lý nghiêm túc sai phạm xếp hàng tháng , quý đúng với thực hiện chỉ tiêu kế hoạch.
Song song với việc tạo ra một chính sách huy động vốn hiệu quả, khả năng hoạt động tín dụng cũng như thu hồi vốn là mối quan tâm thường xuyên của NHNo&PTNT Can Lộc. Khác với hoạt động tín dụng của NHNN, hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Can Lộc nói riêng cũng như các ngân hàng thương mại nói chung là nhằm mục tiêu lợi nhuận dựa trên nguyên tác là “đi vay để cho vay”. Do đó chất lượng tín dụng luôn được các ngân hàng thương mại đặt lên hàng đầu. Trong quá trình cho vay tại chi nhánh NHNo&PTNT Can Lộc, tât cả các món vay đều được áp dụng quy trình nghiệp vụ của ngành một cách đúng đắn, khoa học, đảm bảo hiệu quả và chất lượng tín dụng. Hiện nay NHNo&PTNT Can Lộc tiến hành những hoạt động tín dụng sau: Cho vay, chiết khấu, bão lãnh trong đó hoạt động cho vay đóng vai trò chủ yếu. NHNo&PTNT Can Lộc sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của mọi thành phần kinh tế và các cá nhân , hộ gia đình, tổ hợp tác. Đặc biệt chi nhánh chú trọng tới vấn đề cấp tín dụng cho cá nhân là hộ gia đình sản xuất, tạo điều kiện cho khách hàng này có vốn sản xuất . Qua đó thực hiện chính sách nhà nước, dần nâng cao chất lượng đời sống của một bộ phận dân cư. Đến với NHNo&PTNT Can Lộc, khách hàng có thể lựa chọn một trong các phương thức cho vay đa dạng phù hợp với nhu cầu và dự kiến hoạt động kinh doanh của mình. Chi nhánh sẻ dựa trên những điều kiện vay vốn của khách hàng như năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng, khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết, uy tín của khách hàng, mục đích sử dụng vốn có hợp pháp hay không, để ra quyết định có cấp tín dụng hay không.
Mức cho vay được căn cứ vào nhu cầu vay của khách hàng, tỷ lệ vốn vay so với giá trị tài sản đảm bảo tiền vay, khả năng trả nợ khách hàng nhưng không quá 15% vốn tự có của các tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với các khoản vay uỷ thác của ngân hàng cấp trên. Đăc biệt đối với món vay vượt quá mức phán quyết của chi nhánh thì NHNo&PTNT Can Lộc đề nghị khách hàng đến với ngân hàng có đủ quyền phán quyết cụ thể giới thiệu khách hàng đến với ngân hàng Tĩnh. NHNo&PTNT Can Lộc thực hiện nghiêm túc các quyết định của ngân hàng cấp trên.
Thủ tục pháp lý trong cấp tín dụng cho mọi khác hàng luôn đảm bảo cho việc nắm bắt mọi thông tin cần thiết và đầy đủ về mọi khách hàng, tạo điều kiện cho chi nhánh trong việc đánh giá khả năng thu hồi vốn cũng như tạo cho khách hàng ý thức về nghĩa vụ trả nợ. Tuỳ theo loại khách hàng, phương thức vay chi nhánh và khách hàng lập một bộ hồ sơ cụ thể.
Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp : Hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn. Nếu là pháp nhân, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân còn phải cần thêm hồ sơ kinh tế.
Hồ sơ do chi nhánh lập : Báo cáo thẫm định, tái thẫm định. Biên bản họp hội đồng tín dụng, các thông báo như thông báo nợ quá hạn, sổ theo dõi cho vay và thu nợ.
Hồ sơ do chi nhánh và khách hàng cung lập : Hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ, hợp đồng bảo hiểm tiền vay, biên bản kiểm tra sau khi vay, biên bản xác nhận rủi ro bất khả kháng, biên bản thế chấp tài sản…Những giấp tờ trên được lập theo mẫu tại danh mục các biểu mẫu(kèm theo quy định cho vay đối với khách hàng). Bộ hồ sơ cho vay được lưu giữ và bảo quản ở phòng kế toán ( hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn) và phòng tín dụng lưu giữ và bảo quản hồ so kinh tế. Những tài liệu này chứa đụng những thông tin thiết yếu liên quan đến khách hàng, là cơ sở quan trọng đối với việc kiểm tra giám sát và xử lý nợ, những khâu quan trọng nhất của quá trình cấp tín dụng. Cán bộ của chi nhánh luôn chú trọng dành nhiều thời gian cho việc thẫm định kiểm tra trước khi cấp tín dụng cũng như theo dõi quá trình cấp tín dụng. Do đó vấn đề này được quy định rõ trong hướng dẫn thẩm định, tái thẫm định, các điều kiện vay vốn của khách hàng và hướng dẫn nội dung thẫm định cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác, sau khi nghiên cứu hố sơ khách hàng lập cán bộ tín dụng sẻ làm một bản báo cáo thẫm định, tái thẫm định gồm những nội dung điều kiện vay vốn trong hồ sơ đã thẫm tra là đúng và đánh giá của cán bộ tín dụng cho vay, ý kiến của trưởng phòng tín dụng và ý kiến của gián đốc phê duyệt cho vay hay không cho vay.
2.2.3. Hoạt động kinh doanh ngoại hối.
NHNo&PTNT Can Lộc là một chi nhánh của NHNo&PTNT Hà Tĩnh. Chi nhánh hoạt động trên địa bàn nông nghiệp ngư nghiệp, diêm nghiệp nguồn vốn hoạt động chính của chi nhánh là nội tệ, hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở chi nhánh thực hiện chiếm một phần nhỏ.
2.2.4. Về tài chính, thanh toán, và ngân quỹ.
Bảng 2.2: Công tác kế toán ngân quỹ.
Đơn vị:Triệu đồng
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1. Nội tệ
- Tổng thu:
- Tổng chi :
525.500
525.414
752.422
752.018
1.048.298
1.045.486
2. Ngoại tệ
- Tổng thu:
- Tổng chi:
2.119,753
2.103,23
4.656,975
4.655,938
7.866,781
7.857,321
Nguồn: Từ phòng kinh doanh NHNo&PTNT huyện Can Lộc
-Trong năm 2007 tiếp tục tăng về khối lượng khách hàng giao dịch lên ngân hàng có tốc độ tăng mạnh dẫn đến bút toán kế toán tăng so với năm 2006.
- Tổng số khách hàng năm 2007 là : 23.829 khách hàng tăng so với năm 2006 là gần 2000 khách hàng.
Trong đó - khách hàng có dư nợ : 11.613 khách hàng.
- Khách hàng TG tài khoản : 9.809 khách hàng.
- Khách hàng mở TKTG : 475 khách hàng.
- Khách hàng nhận tiền chuyển : 1.932 khách hàng.
- Ưu tiên sắp xếp cán bộ trẻ vào bộ phận kế toán nhằm áp dụng tốt các phần mềm cho nên năng suất lao động tăng lên, giải quyết khách hàng kịp thời.
- Chấp hành nghiêm túc chế độ quy định của nhà nước, của ngành và chế độ tài chính thu đúng, thu đủ, chi đúng chế độ, nhanh, gọn, chính xác đảm bảo chế độ thông tin báo cáo đầy đủ kịp thời.
Công tác ngân quỹ :
- Khối lượng thu chi tiền mặt qua ngân hàng ngày càng tăng về số lượng khách hàng, số lượng tiền mặt nội tệ, ngoại tệ.
- Công tác an toàn kho quỹ qua các năm đảm bảo an toàn 100% đây là cố gắng lớn của cán bộ làm công tác kho quỹ và cán bộ thu tại các điểm thu nợ tại xã.
- Trả tiền thừa cho khách hàng là : 26.317.000đ với số món 44 món trong đó món cao nhất là : 1.295.000đ. Đây thể hiện phẩm chất đạo đức cao đẹp của người cán bộ ngân hàng.
Kết quả tài chính : Thực hiện tốt các quy chế, quy định của ngân hàng cấp trên. Đảm bảo đúng tiền lương quy định của ngân hàng cấp trên.
2.2.5. Hiện đại hoá ngân hàng - đổi mới công nghệ.
Chi nhánh NHNo&PTNT Can Lộc được sự giúp đỡ của NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã tiến hành áp dụng công nghệ mới, từ làm kế toán bằng sổ, giao dịch băng ghi sổ, chuyển số liệu bằng sổ thì bây giờ đã đưa máy tính kết mạng nội bộ vào hoạt động. NHNo&PTNT Can Lộc tuy đổi mới có chậm mãi đến năm 2000 đổi mới những việc tiếp thu thực hiện các nghiệp vụ qua công nghệ mới rất tốt. Hiện nay 100% cán bộ phòng kế toán sử dụng thành thạo máy tính thực hiện nghiệp vụ qua mạng, để có được thành qủa đó NHNo&PTNT Can Lộc liên hệ với ngân hàng Tỉnh mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cán bộ làm công tác kế toán, các chương trình ứng dụng tín dụng.
2.2.6. Các công tác khác.
Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Can Lộc luôn chú trọng đến công tác hỗ trợ cho kinh doanh đó là :
Công tác quản lý và điều hành: nhận thức được khó khăn và thử thách trong năm 2006 ban lãnh đạo NHNo& PTNT Huyện Can Lộc đã xác định phương châm hoạt động đúng đắn, chính xác, đặt mục tiêu an toàn, tiết kiệm và hiệu quả lên hàng đầu tập trung chấn chỉnh các hoạt động ngân hàng rà soát lại các nghiệp vụ và bộ máy tổ chức nhân sự công tác chỉ đạo điều hành luôn theo sát các diễn biến và nguồn vốn, đầu tư vốn để từ đó có sự chỉ đạo kịp thời và chính xác hoạt động của chi nhánh.
Công tác kiểm soát : Chi nhánh NHNo&PTNT Can Lộc tập trung nâng cao chất lượng kết hợp cả hình thức kiểm soát từ xa và kiểm soát tại chổ đã có tác dụng ngăn ngừa sai phạm xẩy ra.
Công tác đào tạo năm 2006 NHNo&PTNT Can Lộc đã tổ chức tập huấn các nghiệp vụ tín dụng, kế toán, vi tính và ngân quỹ cho đội ngủ cán bộ của chi nhánh vào các ngày nghỉ sau mỗi đợt tập huấn đều có bài thu hoạch và thu được kết quả tốt.
Bảng tổng kết quả kinh doanh của ngân hàng
Đơn vị:Triệu đồng
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1. Tổng tài sản
218.910
420.152
4998.213
2. Tổng vốn huy động
189.253,572
314.339,381
349.728,848
3. Tổng dư nợ
82.731
112.652
140.525
4.Nợ quá hạn
2.382
2.377
1.800
5. Lợi nhuận trước thuế
352
429
2.295
Nguồn: Từ phòng kinh doanh NHNo&PTNT huyện Can Lộc
2.3. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Huyện Can Lộc.
Bảng 2.2: Cơ cấu cho vay theo thời hạn.
Đơn vị:Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
Marketingỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
1.Dư nợ
82.731
112.652
140.525
Ngắn hạn
61.372
74,18%
89.638
79,57%
65.154
46,36%
Trung và dài hạn
21.359
25,82%
23.014
20,43%
75.371
53,64%
2.Doanh số cho vay
63.969
73.917
89.500
Ngắn hạn
41.254
64,49%
49.351
66,77%
60.154
67,21%
Trung và dài hạn
22.715
35,51%
24.566
33,23%
29.346
32,79%
3.Doanh số thu nợ
39.915
48.711
53.100
Ngắn hạn
22.404
56,13%
25.573
52,5%
29.466
55,49%
Trung và dài hạn
17.511
43,87%
23.138
47,5%
23.634
44,51%
Nguồn: Từ phòng kinh doanh NHNo&PTNT huyện Can Lộc
Nhìn vào bảng ta thấy tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn trong các năm có sự tăng trưởng đều đặn. Điểm lại tình hình dư nợ của ngân hàng ta có thể thấy như sau: Năm 2005 dư nợ tín dụng trung và dài hạn 21.359 triệu đồng, chiếm 35,51% tổng dư nợ. Đến năm 2006 dư nợ tín dụng trung
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải phát nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Huyện Can Lộc.DOC