MỤC LỤC
CHƯƠNG I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 4
1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Đặc điểm 5
1.1.3 Phân loại hợp đồng 6
1.1.3.1 Theo nội dung hợp đồng 6
1.1.3.2 Theo các lĩnh vực đời sống 6
1.1.3.3 Theo nghĩa vụ hợp đồng 7
1.2 HỢP ĐỒNG DÂN SỰ 7
1.2.1 Khái niệm 7
1.2.2 Giao kết hợp đồng dân sự 8
1.2.2.2 Chủ thể của hợp đồng dân sự 8
1.2.3 Nội dung của hợp đồng dân sự 9
1.2.4 Trình tự giao kết hợp đồng dân sự 10
1.3 HỢP ĐỒNG KINH DOANH - THƯƠNG MẠI 11
1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật thương mại và hợp đồng thương mại Việt Nam 11
1.3.2 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng thương mại 13
1.3.3 Sự khác biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh doanh thương mại 14
1.3.4 Một số loại hợp đồng thương mại điển hình 15
1.3.4.1. Hợp đồng mua bán hàng hoá 15
1.3.4.2. Hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại 16
1.3.4.3. Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 18
CHƯƠNG II. THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC GIA LÂM 19
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC GIA LÂM 19
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 19
2.1.1.1 Giai đoạn phát triển trước năm 1975 19
2.1.1.2 Giai đoạn từ 1975 – 1994. 19
2.1.1.3 Giai đoạn từ 1995 tới nay 20
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh 20
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ 21
2.1.3.1 Chức năng của Điện lực 21
2.1.3.2 Nhiệm vụ của Điện lực 21
2.1.4 Loại hình doanh nghiệp, tư cách pháp lý của Công ty điện lực Gia Lâm 22
2.1.5 Cơ cấu tổ chức của Điện lực 24
2.1.5.1 Ban Giám đốc của Điện lực bao gồm: 24
2.1.5.2 Các phòng ban chức năng 27
2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 32
2.1.6.1. Phân tích chi phí và giá thành. 32
2.1.6.2 Phân tích tình hình tổn thất điện năng: 34
2.1.6.3 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. 38
2.2 TÌNH HÌNH GIAO KẾT HỢP ĐỒNG TẠI CÔNG TY 42
2.2.1 Giao kết hợp đồng: 42
2.2.2 Thực hiện hợp đồng 44
2.3 NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG 48
2.3.1 Thuận lợi: 48
2.2.3. Khó khăn: 50
CHƯƠNG III. QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI CỦA NGÀNH ĐIỆN VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ GIAO KẾT - THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN ĐẶT RA ĐỐI VỚI ĐIỆN LỰC GIA LÂM 52
3.1 LỘ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI TỪ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SANG CÔNG TY CỔ PHẦN CỦA NGÀNH ĐIỆN LỰC 52
3.1.1 Việc chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang hình thức tập đoàn: 52
3.1.2 Quá trình cổ phần hoá Tập đoàn điện lực Việt Nam 54
3.1.2.1 Sự cần thiết cổ phần hoá 54
3.1.2.2 Cổ phần hoá tập đoàn điện lực 58
3.1.3.3 Cổ phần hoá Công ty điện lực Gia Lâm 62
3.2 MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG ĐỐI VỚI VIỆC GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY TRONG THỜI HỘI NHẬP 64
3.2.1 Lộ trình phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam 64
3.2.1.1 Cấp độ 1: thị trường phát điện cạnh tranh 65
3.2.1.2 Cấp độ 2: thị trường bán buôn điện cạnh tranh 69
3.2.1.3 Cấp độ 3: thị trường bán lẻ điện cạnh tranh 71
3.2.1.4 Công tác phối hợp tổ chức thực hiện xây dựng thị trường điện cạnh tranh: 73
3.2.2 Phương thức giao kết hợp đồng mua bán điện. 75
Kết luận 82
Danh mục tài liệu tham khảo 83
88 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1489 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giao kết - Thực tiễn hợp đồng mua bán điện năng tại Công ty Điện lực Gia lâm và một số khuyến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệu quả của các giải pháp đề ra trong việc giảm tổn thất.
Năm 2006 so với kế hoạch, tỷ lệ tổn thất thực tế đã tăng 7,09% - 7% = 0.09%. Điện lực Gia Lâm không hoàn thành kế hoạch tổn thất điện năng. Nguyên nhân là do sự phát triển của các thành phần phụ tải dẫn đến sự quá tải của một số đường dây và tình trạng chưa được nhu cầu của khách hàng trong việc cung ứng điện
Cũng kết quả trên cho thấy:
Năm 2005 tỷ lệ tổn thất của cả năm của Điện lực Gia Lâm là 6.07% tăng 1,01% so với năm 2004.
Năm 2006 tỷ lệ tổn thất của cả năm của Điện lực Gia Lâm là 7,09 tăng 1,02% so với năm 2005.
Tỷ lệ tổn thất của Điện lực Gia Lâm có xu hướng gia tăng và ở mức độ cao như vậy ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty, đây là một lãng phí rất lớn ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Mặt khác tỷ lệ tổn thất điện năng gia tăng cho thấy chất lượng của đường dây đã xuống cấp, đồng thời công tác quản lý kinh doanh điện và công tác chống tổn thất điện năng chưa thực sự mang lại hiệu quả.
2.1.6.3 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có vốn hay nói cách khác là phải có nguồn lực tài chính. Từ nguồn vốn sẽ hình thành nên các loại tài sản trong Điện đó là tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn; tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Tương ứng với 2 loại tài sản đó là nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn.
Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà Điện lực sử dụng trong khoảng thời gian dưới một năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: Các khoản nợ ngắn hạn, nợ quá hạn, nợ nhà cung cấp và nợ phải trả ngắn hạn khác. Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn Điện lực sử dụng có tính chất lâu dài từ một năm tài chính trở lên bao gồm: Nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay dài hạn.
Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành TSCĐ; nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư hình thành nên TSLĐ. Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với TSCĐ hay giữa TSLĐ với nguồn vốn ngắn hạn được gọi là vốn lưu động thường xuyên. Mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào mức độ của vốn lưu động thường xuyên.
Trong quá trình tính toán đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Điện lực luôn phải so sánh giữa tài sản và nguồn vốn:
- Khi nguồn vốn dài hạn < tài sản cố định lại thì khi đó nguồn vốn thường xuyên < 0, Điện lực phải đầu tư vào TSCĐ một phần bằng nguồn vốn ngắn hạn, lúc đó cán cân thanh toán của Điện lực sẽ mất cân bằng.
- Khi TSCĐ 0 thì khả năng thanh toán của Điện lực tốt. Khi vốn lưu động thường xuyên = 0 tức là tình hình tài chính của Điện lực đang diễn ra rất tốt.
Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Điện lực Gia Lâm
Bảng 3. Cơ cấu nguồn vốn của Điện lực Gia Lâm
đvt: đồng
chỉ tiêu
2005
7/2006
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
30016.938.366.835
22.668.751.549
1.Nợ ngắn hạn
31016.938.366.835
22.543.601.660
2. Nợ dài hạn
3200
0
3. Nợ khác
3300
125.149.889
B. Vốn CSH
40017.997.743.732
18.401.078.840
1. Nguồn vốn - Quỹ
41017.982.667.787
18.386.592.895
2. Nguồn kinh phí
42014.485.945
15.075.945
Tổng cộng
43034.936.110.567
41.069.830.389
Hệ số thanh toán ngắn hạn: 0,912 cho thấy hệ số thanh toán ngắn hạn của Điện lực Gia Lâm là cao.
Cơ cấu tài chính của Điện lực Gia Lâm
- Tỉ số nợ:
Đầu kỳ = 16.938.366.835/34.936.110.567 = 0,485
Cuối kỳ = 22.668.751.549/41.069.830.389 = 0,552
So với đầu kỳ là 48,5% thì tỉ số nợ cuối kỳ là 55,2% có nhiều so với đầu kỳ là 7,3% mà cụ thể là tổng số nợ tăng lên là 5.232.176.425 đồng.
Khả năng hoàn vốn của Điện lực ROE & ROA
ROA = 3.500.000.000/47.888.400.167 = 0,073
ROE = 3.500.000.000/18.401.078.840 = 0,19
Vậy khả năng hoàn vốn của Điện lực là khá cao, sau khoảng 5 năm 6 tháng thì Điện lực có khả năng hoàn lại nguồn vốn chủ sở hữu.
Các chỉ số kinh tế trên cho thấy tình hình tài chính của Điện lực Gia Lâm là tốt, phản ánh rõ nét trong sự tăng lên không ngừng của kết quả sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu vô cùng quan trọng phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính đến thời điểm hiện tại của năm 2006 lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng là 114% so với năm 2005. Chỉ tiêu lợi nhuận so với chỉ tiêu tổng doanh thu tổng chi phí là khá hợp lí. Sự tăng lên của lợi nhuận rõ ràng là một tín hiệu cho thấy tình hình tài chính của Điện lực ngày càng mạnh mẽ.
Ngoài ra, dựa vào bảng cân đối kế toán chúng ta có thể nói Điện lực Gia Lâm là một doanh nghiệp Nhà nước loại vừa có số tài sản là: 47.888.400.167 đồng, doanh thu đạt 64.635.640.018 đồng nhưng lãi thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh là: 3.500.000.000 đồng. Vây chỉ tiêu lãi trên tổng tài sản ROA của Điện lực là:
- Sức sản xuất của vốn lưu động: 0,0035 nghĩa là 1 đồng vốn mang lại 0,0035 đồng doanh thu thuần.
- Sức sinh lời của vốn lưu động: 0,0013 nghĩa là cứ 1 đồng vốn cho ta 0,0013 đồng lãi gộp.
- Sức sinh lời của TSCĐ: 0,073 nghĩa là cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ đem lại 0,073 đồng doanh thu thuần.
- Hệ số sinh lời vốn kinh doanh: 0,021 đồng nghĩa là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu mang lại 0,021 đồng lãi ròng trước thuế.
- Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu: 0,785 nghĩa là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu mang lại 0,785 lãi ròng trước thuế.
Chỉ tiêu lãi trên tổng tài sản: 0,0204. Tỉ lệ lãi trên tài sản chỉ đạt 0,0204 lần tức 2,04%. Hệ số quay vòng vốn đạt 1,4842 lần. Tỉ lệ lãi trên doanh thu đạt 0,0138 lần tức 1,38%.
Qua các số liệu trên ta thấy, quá trình sinh lời của Điện lực Gia Lâm thấp, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh lớn. Tính năng động trong kinh doan của Điện lực thấp phản ánh phương thức kinh doanh của doanh nghiệp chưa phù hợp, chưa khai thác hết tiềm năng hiện có của mình.
Tình hình tài chính của Điện lực Gia Lâm là khả quan tuy nhiên mức độ an toàn về tài chính còn thấp cần phải cải thiện và qua đó cải thiện khả năng sinh lợi của Điện lực.
Trong những năm tới đây chắc chắn tình hình tài chính của Điện lực Gia Lâm còn có nhiều biến chuyển tích cực bởi đường lối chiến lược của Điện lực Gia Lâm được hoạch định kĩ lưỡng. Mục tiêu của Điện lực trong những năm tiếp theo sẽ là:
- Từng bước nâng cao chất lượng điện năng, nâng cao công tác tiếp khách hàng và lắp đặt công tơ mới.
- Duy trì và phát triển mối quan hệ với các khách hàng có mức tiêu thụ cao, tiếp tục mở rộng thêm các khách hàng mới để tăng sản lượng điện năng tiêu thụ, tăng điện thương phẩm.
- Nâng cao giá trị và uy tín của Điện lực Gia Lâm với các khách hàng và với các chính quyền huyện, xã, thị trấn từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo dựng nền tảng tài chính lành mạnh và gia tăng khả năng thu hồi vốn.
- Từng bước đầu tư nâng cao chất lượng lưới và các thiết bị điện hiện đại, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho Điện lực và cho Công ty Điện lực TP Hà Nội.
2.2 TÌNH HÌNH GIAO KẾT HỢP ĐỒNG TẠI CÔNG TY
2.2.1 Giao kết hợp đồng:
Bất kể một sự trao đổi nào cũng hình thành nên một hợp đồng nó là loại hợp đồng nào còn tuỳ thộc vào nhiều yếu tố. Việc mua bán điện năng cũng là những hành vi trao đổi như các hành vi khác nên nó cũng hình thành nên một loại hợp đồng đó là hợp đồng mua bán điện năng. Hợp đồng mua bán điện là văn bản thoả thuận về quyền, nghĩa vụ và mối quan hệ giữa bên bán và bên mua điện. Hợp đồng mua bán điện có hai loại:
a) Hợp đồng dân sự: Áp dụng cho việc mua bán điện với mục đích sinh hoạt thực hiện theo quy định của bộ luật dân sự. Mẫu của hợp đồng do Bộ Công nghiệp quy định và được chi tiết tại phụ lục của chuyên đề này.
b) Hợp đồng kinh doanh: Áp dụng cho việc mua bán điện với mục đích sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác, thực hiện theo quy định của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989.
Các bên ký kết hợp đồng có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định trong hợp đồng. Nếu trong điều kiện thực tế mà việc cấp điện không đáp ứng nhu cầu của bên mua điện thì bên bán điện phải thông báo cho bên mua điện biết khả năng cung ứng của hệ thống điện để cùng thoả thuận trước khi ký hoặc điều chỉnh hợp đồng cho phù hợp. Trường hợp không thoả thuận được, thì các bên có quyền kiến nghị với Sở Công nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết. Trường hợp này xảy ra rất phổ biền trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang hội nhập cao độ do đó nhu cầu sử dụng điện tăng mạnh để phục vụ cho kinh doanh dịch vụ. Trong khi cơ sở hạ tầng nghành điện vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển của đất nước nên trong những ngày đầu năm 2007 này thì nghành điện đã cắt điện luân phiên các quận huyện trên điạ bàn thành phố Hà Nội để giành điện cho mùa hè nắng nóng. Trước khi cắt điện thì nghành điện phải thông báo trước cho người dân cũng như các doanh nghiệp biết trước.
Để giao kết hợp đồng mua bán điện thì cá nhân, tổ chức phải đáp ứng các điều kiện ký kết các hợp đồng điện dân sự cũng như các hợp đồng điện kinh doanh. Các điều kiện này được quy định cụ thể tại điều 27, điều 28 Nghị định số 45/2001/NĐ-CP quy định về hoạt động điện lực và sử dụng điện.
* Điều kiện để ký hợp đồng mua bán điện dân sự
+ Bên mua điện có giấy đề nghị mua điện theo bản sao hợp leej của một trong các giấy tờ sau: hộ khẩu thường trú hay giấy chứng nhận tạm trú, giấy chứng nhận sở hữu nhà, hợp đồng thuê nhà
+ Bên mua điện phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; đối với người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự, phải thực hiện uỷ quyền theo quy định của Bộ luật dân sự
+ Lưới điện tiêu dùng sinh hoạt phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo đúng quy định của pháp luật
+ Hệ thống đo đếm phải được lắp đặt đúng thiết kế, kiểm định đúng tiêu chuẩn Nhà nước và kẹp chì niêm phong theo quy định
+ Bên mua điện phải thanh toán chi phí lắp đặt đường dây nhánh từ lưới điện của bên bán điện vào nhà hoặc khu vực quản lý tài sản của bên mua điện.
* Điều kiện để ký hợp đồng kinh tế mua bán điện
+ Bên mua hoặc bên bán phải là pháp nhân hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
+ Bên mua điện là tổ chức, cá nhân sử dụng điện phải có bản đề nghị, ghi rõ mục đích sử dụng điện, bảng kê công suất của thiết bị sử dụng điện. Đối với tổ chức, cá nhân sử dụng điện có công suất sử dụng từ 80kW hoặc máy biến thế có dung lượng từ 100kVA trở lên phải đăng ký biểu đồ phụ tải và đặc tính kỹ thuật công nghệ của dây chuyền sản xuất
+ Công trình điện phải được xây dựng, nghiệm thu theo đúng tiêu chuẩn và thiết kế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
+ Hệ thống đo lường phải được lắp đặt đúng thiết kế kẹp chì niêm phong, được kiểm định, có chứng chỉ đạt tiêu chuẩn cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng hoặc tổ chức được uỷ quyền.
Khi đã đáp ứng được các yêu cầu trên thì bất cứ một tổ chức, cá nhân nào cũng có thể trở thành khách hàng của Công ty điện lực Gia Lâm.
2.2.2 Thực hiện hợp đồng
Quá trình thực hiện hợp đồng mua bán điện cũng như các loại hợp đồng khác các bên phải thực hiện các nghĩa vụ của mình đã giao kết trong hợp đồng. Hợp đồng mua bán điện có một đặc điểm khác biệt so với các hợp đồng khác đó là: Các hợp đồng mua bán khác thì có sự thoả thuận về giá còn trong hợp đồng mua bán điện năng hiện tại thì không có thoả thuận về giá giữa bên bán và bên mua mà cả hai đều phải giao kết theo biểu giá điện của hệ thống điện quốc gia do Bộ Công nghiệp xây dựng sau đó trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến thảm định của Ban Vật giá Chính phủ và các cơ quan có liên quan. Hiện nay mức giá như sau:
Lượng điện năng thanh toán được xác định theo các chỉ số và thông số kỹ thuật của các thiết bị đo đếm điện. Cách xác định này được ghi rõ trong hợp đồng.
Trên đây là những quy định chung đối với cả bên bán và bên mua. Ngoài ra, trong hợp đồng mua bán điện năng bên bán và bên mua có những quyền và nghĩa vụ nhất định được Nhà nước quy định tại Nghị định số 45//2001/NĐ-CP ngày 20-08-2001 của Chính phủ về hoạt động điện lực và sử dụng điện.
Bên bán có quyền và nghĩa vụ như
Quyền của bên bán:
+ Từ chối ký hợp đồng với các bên mua không đủ điều kiện để ký kết hợp đồng mua bán điện.
+ Kiểm tra định kỳ và đột suất việc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng mua bán điện, lập biên bản nếu bên mua vi phạm hợp đồng .
+ Cắt điện trước thông báo sau cho bên mua điện trong trường hợp có nguy cơ gây sự cố nghiêm trọng mất an toàn cho người, thiết bị
+ Phát hiện và ghi nhận lại những hành vi vi phạm hành chính về hoạt động điện lực và sử dung điện của mọi tổ chức, cá nhân và báo cáo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền xem xét sử lý theo quy định của pháp luật.
+ Ngừng bán điện một phần hoặc toàn bộ khi bên mua vi phạm các điều khoản của hợp đồng.
+ Việc bán điện trở lại chỉ được tiến hành khi bên mua điện đã thực hiện đầy đủ quyết định xử lý của các cấp có thẩm quyền khi vi phạm hợp đồng và phải trả phí đóng cắt điện theo quy định của Bộ Công nghiệp.
b) Nghĩa vụ của bên bán
+ Bán đủ số lượng (công suất, điện năng), bảo đảm chất lượng ổn định (tần số, điện áp) cho bên mua điện theo quy định chung nghành điện và các điều khoản của hợp đồng.
+ Thông báo bằng văn bản và niêm yết công khai tại các địa điểm giao dịch mua bán điện về các quy định pháp luật có liên quan và quy định của bên bán điẹnn mà bên mua điện cần biết để cùng thực hiện.
+ Trường hợp cắt điện theo kế hoạch cần thông báo cho bên mua điện ít nhất 05 ngày trước thời điểm cắt điện bằng các hình thức gửi văn bản hoặc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
+ Khi lưới điện bị sự cố, gây mất điện hoặc phải cắt điện khẩn cấp để xử lý tình huống nguy hiểm phải thông báo kịp thời cho các tổ chức cá nhân sử dụng điện với số lượng lớn, quan trọng biết và thời gian dự kiến cấp điện trở lại.
+ Phải tiến hành xử lý sự cố trong thời gian 02 giờ kể từ khi bên mua điện báo mất điện; trường hợp không thể thực hịên được thời hạn trên phải thông báo cho bên mua điện biết.
+ Bồi thường cho bên mua những thiệt hại do bên bán gây ra theo quy định và thoả thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.
+ Thoả thuận với chủ sở khi sử dụng công trình điện của bên mua để cung cấp điện cho tổ chức, cá nhân sử dụng điện khác.
+Chụi sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
+ Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ của bên mua
Bên mua điện có quyền
+ Được lựa chọn bên bán điện
+ Yêu cầu bên bán điện ký hợp đồng bán điện khi có đủ điều kiện ký kết hợp đồng mua bán điện theo quy định của nghị định số 45/2001/NĐ-CP
+ Yêu cầu bên bán điện cung cấp đủ số lượng, bảo đảm chất lượng và thời gian cấp điện ghi trong hợp đồng.
+ Yêu cầu bên bán điện xử lý ngay sự cố mất điện hoặc có nguy cơ đe doạ gây sự cố mất điện, không bảo đảm an toàn đối với người, tài sản và ảnh hưởng xấu tới môi trường.
+ Yêu cầu bên bán điện cung cấp hoặc giới thiệu các văn bản pháp luật có liên quan đến việc mua bán điện.
+ Yêu cầu bên bán điện bồi thường thiệt hại do lỗi của bên bán gây ra theo quy định của pháp luật
+ Phối hợp với bên bán điện kiểm tra việc thực hiện các điều khoản ghi trong hợp đồng. Nếu bên bán điện không thực hiện đúng các quy định của hợp đồng thì đề nghị bên bán điện xác nhận bằng văn bản và cùng có biện pháp xử lý
b) Bên mua điện có nghĩa vụ
+ Đăng ký nhu cầu sử dụng điện với bên bán điện, ký hợp đồng và thực hiện đầy đủ các quy định và thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện.
+ Giảm ngay công suất đang sử dụng xuống công suất hạn chế theo thông báo của bên bán điện khi có những lý do bất khả kháng xảy ra với hệ thống điện.
+ Sử dụng đúng kỹ thuật,an toàn, tiết kiệm.
+ Thông báo ngay cho bên bán điện khi phát hiện thiết bị đo đếm bị hư hỏng hoặc nghi ngờ chạy không chính xác.
+ Thông báo bằng văn bản cho bên bán điện trước 15 ngày nếu có yêu cầu thay đổi các điều khoản của hợp đồng để cùng thảo luận về việc sửa đổi hợp đồng.
+ Thông báo cho bên bán điện trước 15 ngày khi có yêu cầu chấm dứt hợp đồng mua bán điện. Trong thời hạn 5 ngày kể từ khi nhận được thông báo của bên mua điện, bên bán điện cùng với bên mua điện tiến hành thanh lý hợp đồng theo quy định
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho bên bán điện kiểm tra việc thực hiện hợp đồng mua bán điện, thực hiện các yêu cầu kiến nghị của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
+ Bồi thường cho bên bán những thiệt hại do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật và các thoả thuận cụ thể trong hợp đồng mua bán điện.
+ Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
+ Bên mua điện là cá nhân,tổ chức sử dụng điện không được bán điện cho tổ chức, cá nhân sử dụng điện khác nếu không có sự đồng ý của bên bán điện; trừ trường hợp đặc biệt cần giải quyết những nhu cầu đột xuất cũng như sự cố, nhưng phải báo ngay cho bên bán điện biết.
2.3 NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
2.3.1 Thuận lợi:
Việc giao kết và thực hiện hợp đồng trong đời sống xã hội thường gặp rất nhiều khó khăn và là mắt nối để nảy sinh những tranh chấp. Có rất nhiều các đối tượng để nảy sinh tranh chấp trong hợp đồng như: số lượng, chất lượng hàng hoá, thời gian giao hàng, các biện pháp đảm vệ hàng hoá….. Nhưng trong hợp đồng mua bán điện thì các mâu thuẫn nảy sinh tranh chấp là hạn chế bởi nhiều nguyên nhân: Chất lượng điện đối với đa phần các đối tượng là như nhau và theo quy định của Nhà nước dòng điện phục vụ sinh hoạt là 220V; Số lượng điẹn thì tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng của khách hàng được đo đếm bằng công tơ được kiểm định niêm phong dưới sự giám sát của cả bên mua và bên bán điện; Bên cung cấp sẽ cung cấp điện 24/24 giờ/ngày tạo điều kiện cho bên mua và khi xảy ra sự cố về kỹ thuật hay thều điện mả phải căt điện thì bên mua phải thông báo cho bên bán biết thời gian cắt điện cụ thể.
Hiện nay đây vẫ là quan hệ mua bán giữa công dân và các cơ quan Nhà nước nên có sự tin tưởng tuyệt đối của bên mua với bên bán nên tránh được những sự khúc mắc hiểu lầm không đáng có. Hạn chế được những hành vi gian lận trong giao kết hợp đồng mua bán điện.
Một trong những đặc thù của hợp đồng mua bán điện hiện nay là bên bán điện thì hạn chế khi không nói là duy nhất trên địa bàn huyện chỉ có một công ty điện lực của huyện là bên bán, còn bên mua lại rất đông đó là toàn bộ các cá nhân, tổ chức, đơn vị đóng trên địa bàn huyện. Từ thực tế này thì số lượng người bán chỉ có một trong khi số lượng người mua rất lớn tình trạng đợoc quyền trong bán loại hàng hoá đặc biệt này nên việc giao kết hợp đồng là hết sức thuận lợi cho bên bán mà cụ thể ở Công ty điện lực Gia Lâm là Phòng kinh doanh của Công ty.
Do những lợi thế nêu trên mà doanh thu bán điện của Công ty tăng rất nhanh với tốc độ cao và ổn định. Doanh thu trên tài sản của công ty là rất cao so với mức trung bình của toàn nghành điện.
Tình hình phát triển khách hàng mua điện tăng theo sự phát triển của dân số và mức độ đô thị hoá của khu vực ngoại thành Hà Nội làm cho sồ lượng khách hàng của Công ty phục vụ ngày càng tăng cả về số lượng khách hàng lẫn sản lượng điện.
Công ty điện lực Gia Lâm có một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao, trẻ trung, năng động, sáng tạo, hoạt bát. Những người thực sự có năng lực tiếp nhận vào việc tại phòng kinh doanh làm công tác tiếp nhận điện nông thôn và ký hợp đồng với khách hàng.
Luôn cập nhật, áp dụng khoa học kỹ thuật cao trong quản lý vận hành hệ thống điện và công tác văn phòng của Công ty trong đó thì khâu tiếp nhận mới, ký lại hợp đồng mua bán điện được đặc biệt quan tâm bởi nếu khâu này được làm tốt sẽ tránh được các tranh chấp và là một mắt xích quan trọng trong việc cải cách thủ tục hành chính của nghành điện. Việc soạn thảo và ký lại hợp đồng đã được Công ty đầu tư nhiều tiền của và công sức xây dựng chương trình phần mền tự cập nhật và in ra hợp đồng cho từng khách hàng trên địa bàn huyện. Sự phát triển của công nghệ thông tin và việc chủ động ứng dụng sự phát triển này đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc ký và quản lý hợp đồng của Công ty.
Sự chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo Công ty cùng với tinh thần làm việc miệt mài của đội ngũ cán bộ công nhân viên đã tạo ra một môi trường làm việc hết sức trẻ trung, năng động. Đội ngũ lao động luôn có ý thức cập nhật thông tin mới, tự làm mới mình cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Một số lượng lớn cán bộ công nhân viên ban ngày làm việc hăng say, buổi tối vẫn tham gia các khoá học nâng cao trình độ.
Có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương, tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương và nhân dân trên địa bàn huyện Gia Lâm tiến hành tiếp nhận toán bộ số hợp đồng giao kết trực tiếp với người dân tránh qua bộ máy địa phương cấp xã như trước đây. Hiện tại điện lực Gia Lâm đã tiếp nhận được 22 xã trên điạc bàn huyện hoàn thành kế hoạch do Công ty Điện lực Hà Nội giao cho.
2.2.3. Khó khăn:
Khó khăn hiện nay là khó khăn chung của toàn nghành điện đó là tình trạng thiếu điện trầm trọng hiện nay. Nghành điện đã phải xin lỗi với toàn thể khách hàng và kêu gọi khách hàng thực hiện tiết kiệm điện chia sẻ những khó khăn cùng nghành điện. Theo đánh giá của Tập đoàn điện lực Việt Nam, chỉ riêng 3 tháng mùa khô tới có thể thiếu khoảng 141 triệu kWh. Tình trạng này do hai nguyên nhân chủ quan và khách quan sau:
Nguyên nhân khách quan là hiện tượng El-nino gây nên hạn hán kéo dài trên diện rộng trong cả nước nên thiếu nước cho các hồ thuỷ điện lớn, đặc biệt là thuỷ điện Hoà Bình năm nay mực nước được đánh giá là thấp nhất trong vòng gần 100 năm qua.
Nguyên nhân chủ quan do ngành chậm đưa vào hoạt động một số nhà máy điện mà lẽ ra phải hoàn thành vào đầu năm nay. Ví dụ nhà máy điện Cà Mau và nhà máy Uông bí mở rộng, Sê-San 3A, chưa kể Nhiệt điện Phả Lại bị sự cố cháy 1 tổ máy. Trong khi đó nhu cầu điện cho sản xuất trong năm nay cũng tăng lên để đáp ứng tăng trưởng của nền kinh tế.
Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 19 quy định về việc thực hành tiết kiệm điện:
- Đối với các cơ quan công sở nhà nước: thì tiết kiệm ít nhất 10% chi phí điện năng, cần tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, giảm ít nhất một nửa số lượng đèn chiếu sáng ở các hành lang, khu vực sân chơi, vườn, hàng rào…;
- Đối với điện chiếu sáng đô thị, giảm 50% đèn chiếu sáng tại các tuyến phố, quảng trường, công viên …;
- Đối với điện sinh hoạt và điện kinh doanh dịch vụ thì: hạn chế sử dụng các thiết bị tiêu thụ lớn (như máy điều hoà, bình nóng lạnh, bàn là) trong thời gian cao điểm từ 18 đến 22 giờ đêm.
Sự khó khăn trên khiến cho Điện lực Gia Lâm thực hiện quy định của Tập đoàn điện lực Việt Nam thực hiện cắt điện luân phiên trên địa bàn huyện gây rất nhiều khó khăn cho đời sống nhân dân cũng như các hộ kinh doanh các khu công nghiệp. Tình trạng này diễn ra rất gay gắt có thời gian thì Điện lực Gia Lâm phải cẳt điện 3 ngày đêm trong một tuần. Khách hàng của Công ty có phản ứng rất gay gắt về tình trạng này nhất là các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp họ đang thực hiện các đơn đặt hàng nay cắt điện với tần suất thường xuyên khiến họ không thực hiện được các hợp đồng và chi phí sản xuất của họ tăng lên đáng kể.
Những khó khăn này cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán điện của Công ty điện lực Gia Lâm. Bởi tình hình thiếu điện mặc dù là ngoài sự kiểm soát của nghành điện do cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan nhưng vẫn gây ra những tổn thất rất lớn cho khách hàng và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Trong hợp đồng có điều khoản quy định về bồi thường thiệt hại nếu một bên gây ra những tổn thất cho bên kia. Mà hiện nay nghành điện lại đang gây tổn thất cho rất nhiều nghành khác. Do đó mà nghành điện không thể kéo dài tình trạng này mà phải khắc phục tình trạng này bằng mọi cách.
CHƯƠNG III. QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI CỦA NGÀNH ĐIỆN VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ GIAO KẾT - THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN ĐẶT RA ĐỐI VỚI ĐIỆN LỰC GIA LÂM
3.1 LỘ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI TỪ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SANG CÔNG TY CỔ PHẦN CỦA NGÀNH ĐIỆN LỰC
3.1.1 Việc chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang hình thức tập đoàn:
Nước ta đang chủ động và tích cực đàm phán gia nhập WTO, trong đó vấn đề sống còn được đặt ra là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam như thế nào. Trong những yếu tố nhằm nâng cao nâng lực cạnh tranh thì việc đổi mới tổ chức quản lý của tất cả các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn đóng vai trò quyết định. Thực tế cho thấy những tập đoàn kinh tế mạnh là “đội quân chủ lực” đảm bảo quá trình hội nhập thành công. Nhiều Tổng công ty của Việt Nam đã và đang xây dựng mô hình tập đoàn kinh tế. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách đã bàn nhau và đưa ra “hình hài” của các tổng công ty là các tập đoàn kinh tế tương lai của Việt Nam.
Sáng 17/12, tại Hà Nội, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã tổ chức đón nhận Quyết định 147/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và chính thức ra mắt Tập đoàn vào đúng dịp kỷ niệm 52 năm ngày truyền thống ngành điện Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2006).
Bởi vai trò quan trọng của nghành điện phát triển năng lượng điện là chiến lược mấu chốt trong chiến lược phát triển năng lượng của đất nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 1 thì tốc độ tăng trưởng năng lượng phải gấp đôi mà điện năng chính là nguồn năng lượng số một để đất nước ta tiến
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32191.doc