Chuyên đề Giáo viên với công tác tư vấn học đường trong trường trung học phổ thông

Hãy để ý tới 5 biểu hiện sau để kịp thời giúp đỡ những người xung quanh mình.

1. ĐỘT NGỘT THAY ĐỔI TÍNH NẾT.

Điều này có thể xảy đến dần dần, nhưng chỉ đến khi sự thay đổi đã trở nên nghiêm trọng thì bạn mới bắt đầu nhận thấy. Một người vốn lúc nào cũng quảng giao vui tươi nay bỗng trở nên ít nói ở chỗ đông người. Họ không còn thích ra ngoài gặp gỡ người khác nữa, hoặc ít giao tiếp hơn với những người họ vẫn thường qua lại. Một cú sốc tình cảm có thể là lý do dẫn tới sự thay đổi đột ngột đó. Họ không cố tình thay đổi như vậy. Đó chỉ là cách họ chọn để tránh xa người khác. Cảm giác lo sợ ảnh hưởng đến cách nhìn của họ và chỉ đơn giản là họ không thể kết nối với mọi người mà thôi.

2. TỎ RA CÁU BẲN, DỄ KÍCH ĐỘNG VÀ BỐC ĐỒNG.

Điều này xảy ra khi một người có thể đã bị ám ảnh bởi vấn đề nào đó và phản ứng thái quá. Họ sẽ luôn lo lắng về người khác, thường thay đổi tâm trạng một cách quá khích. Họ thường nổi đóa một cách vô lý. Bất cứ điều gì cũng có thể làm họ tổn thương, và sự giận dữ chỉ là nhiên liệu làm bùng lên cảm xúc đó. Giấc ngủ của họ cũng bị xáo trộn, lúc thì ngủ vùi, lúc lại mất ngủ. Khi không giải tỏa được nỗi đau trong tâm hồn, họ sẽ tìm đến rượu, ma túy, thức ăn, tình dục hoặc có những hành vi tự hủy hoại bản thân. Phải để mắt tới những hành vi kiểu này bởi nó có thể được giấu kín trong một thời gian dài. Những trạng thái cảm xúc này, chẳng hạn như một cơn thịnh nộ, chính là biểu hiện của tiếng kêu cứu. Bên cạnh đó, phải để ý tới cả những thay đổi về thể chất: họ có tự làm tổn thương bản thân không, và sức khỏe của họ có xấu đi không?

 

docx40 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 3825 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giáo viên với công tác tư vấn học đường trong trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình này bạn sẽ nhận thấy được rõ hơn vấn đề mà mình đang gặp phải, mặc dù trước kia bạn không thể nào tự mình nhận thấy được. Thậm chí bạn còn có những suy nghĩ tiêu cực hơn vì không thể nào tìm ra được lối thoát. Thế nhưng qua tiến trình này bạn sẽ cảm thấy mình lớn dần lên, trưởng thành hơn về mặt kiến thức, suy nghĩ, cảm nhận của mình về thế giới xung quanh. THAM VẤN TƯ VẤN/ CỐ VẤN Là một cuộc nói chuyện mang tính cá nhân giữa nhà tham vấn với một hoặc một vài người đang cần sự hỗ trợ để đối mặt với khó khăn hoặc thách thức trong cuộc sống. Tham vấn khác nói chuyện ở chỗ trọng tâm của cuộc tham vấn nhằm vào người nhận tham vấn. Là một cuộc nói chuyện giữa một “chuyên gia” về một lĩnh vực nhất định với một hoặc nhiều người đang cần lời khuyên hay chỉ dẫn về lĩnh vực đó. Nhà tham vấn hỗ trợ thân chủ ra quyết định bằng cách giúp họ xác định và làm sáng tỏ vấn đề, xem xét tất cả các khả năng, và đưa ra lựa chọn tối ưu nhất cho chính họ sau khi xem xét kỹ lưỡng các quan điểm khác nhau Nhà cố vấn giúp thân chủ ra quyết định bằng cách đưa ra những lời khuyên “mang tính chuyên môn” cho thân chủ Mối quan hệ tham vấn quyết định kết quả đạt được của quá trình tham vấn, nhà tham vấn phải xây dựng lòng tin với thân chủ và thể hiện thái độ thừa nhận, thông cảm và không phán xét. Mối quan hệ giữa nhà cố vấn và thân chủ không quyết định kết quả cố vấn bằng kiến thức và sự hiểu biết của nhà cố vấn về lĩnh vực mà thân chủ đang cần cố vấn Tham vấn là một quá trình gồm nhiều cuộc nói chuyện hoặc gặp gỡ liên tục (bởi vì những vấn đề của mỗi người hình thành và phát triển trong một khoản thời gian, do đó cũng cần có thời gian để giải quyết chúng) Quá trình cố vấn chỉ diễn ra trong một lần gặp gỡ giữa thân chủ và nhà cố vấn. Kết quả cố vấn không lâu bền; vấn đề sẽ lập lại vì các nguyên nhân sâu xa của vấn đề chưa được giải quyết. Nhà tham vấn thể hiện sự tin tưởng vào khả năng tự ra các quyết định tốt nhất của thân chủ; vai trò của nhà tham vấn chỉ là để “lái” cho các thân chủ đến những hướng lành mạnh nhất Nhà cố vấn nói với thân chủ về những quyết định họ cho là phù hợp nhất đối với tình huống của thân chủ thay vì tăng cường khả năng của thân chủ Nhà tham vấn có kiến thức về hành vi và sự phát triển của con người. Họ có các kỹ năng nghe và giao tiếp, có khả năng khai thác những vấn đề và cảm xúc của thân chủ Nhà cố vấn có kiến thức về những lĩnh vực cụ thể và có khả năng truyền đạt những kiến thức đó đến người cần hỗ trợ hay hướng dẫn trong lĩnh vực đó ( chẳng hạn quản lý tài chính) Nhà tham vấn giúp thân chủ nhận ra và sử dụng những khả năng và thế mạnh riêng của họ Tập trung vào thế mạnh của thân chủ không phải là xu hướng chung của cố vấn Nhà tham vấn phải thông cảm và chấp nhận vô điều kiện với những cảm xúc và tình cảm của thân chủ Nhà cố vấn đưa ra những lời khuyên, họ không quan tâm đến việc thể hiện sự thông cảm hay chấp nhận thân chủ Thân chủ làm chủ cuộc nói chuyện: Nhà tham vấn lắng nghe, phản hồi, tổng kết và đặt câu hỏi Sau khi thân chủ trình bày vấn đề, nhà cố vấn làm chủ cuộc nói chuyện và đưa ra những lời khuyên 3.1. Tư vấn học đường? “Tư vấn học đường” là hoạt động của những người có chuyên môn nhằm trợ giúp HS, cha mẹ HS và nhà trường (dưới các hình thức: cố vấn, chỉ dẫn, tham vấn,...) để giải quyết những khó khăn của HS liên quan đến học đường, như: về tâm sinh lí, định hướng nghề nghiệp, về học tập, về định hướng giá trị sống và kĩ năng sống, về pháp luật,... 3.2. Vai trò của tư vấn học đường Hỗ trợ HS vượt qua khó khăn về tâm lí: HS ngày nay học tập và sinh sống giữa hai áp lực mạnh mẽ trái ngược nhau, tâm lí bị phân tán. Nếu bố mẹ và GV không thấu hiểu nhu cầu tâm lí ở từng lứa tuổi của từng em thì khó mà tránh khỏi những xung đột hoặc những rối nhiễu tâm lí. Các áp lực đó là: - Một bên là khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, xã hội đòi hỏi các em phải cố gắng tối đa mới có thể đáp ứng và có chỗ đứng vẵng vàng trong xã hội. Do bố mẹ và nhà trường thường xuyên thúc ép quá sức hoặc quá sớm. Nạn “ép học” đã trở nên phổ biến. Ra khỏi trường đứa trẻ phải lao ngay vào việc học thêm, không còn thời gian vui chơi, giải trí. - Mặt khác, ngày nay, xã hội ngày càng phức tạp với nhiều mối quan hệ xã hội đan chéo với những biểu hiện hết sức đa dạng. Đứa trẻ hàng ngày bị những hàng hóa, cảnh ăn chơi, nhậu nhẹt ngoài đường phố hấp dẫn, giác quan thường xuyên bị âm thanh, màu sắc và đủ thức kích động. Vai trò của đồng tiền ngày càng mạnh hơn làm biến đổi những giá trị đạo đức truyền thống. Những tệ nạn xã hội, những lối ăn chơi sa đọa, hưởng lạc, những bệnh tật nguy hiểm luôn rình rập và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các em theo chiều hướng đe dọa các em; lôi kéo các em vào con đường tội lỗi; lung lạc tinh thần làm các em hoang mang, không biết cách xử lí. Sự ảnh hưởng đó nhiều khi thôi thúc các em phải tìm đến một nơi mà các em tin tưởng để có thể được giúp đỡ, được bảo vệ, được tâm sự mà không bị ảnh hưởng đến nhân phẩm, danh dự, tình cảm hoặc bị la mắng, xúc phạm. Hỗ trợ HS giải quyết những yếu tố nảy sinh trong quá trình học tập: Quá trình học tập ở trường THPT đòi hỏi các em phải có tính tích cực, tính tự lập cao hơn; các em có thái độ nghiêm túc và có ý thức hơn nhiều với việc học tập và chuẩn bị cho việc thi vào các trường đại học và trường chuyên nghiệp. Do tính phức tạp của hoạt động học tập cũng như những yêu cầu ngày càng cao của gia đình và xã hội, nhiều HS rơi vào tình trạng cân thẳng, áp lực trong học tập, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập và cuộc sống. Kết quả học tập và rèn luyện của các em, vì vậy, sẽ khó được cải thiện nếu nhà trường chỉ tập trung vào việc phát triển những phương tiện giảng dạy và cơ sở vật chất, tăng cường quản lí về mặt kỹ luật mà chưa quan tâm đến nhu cầu tâm lí của HS, tâm tư nguyện vọng của các em. Đồng thời nếu nhà trường chỉ quan tâm đến kết quả học tập, thi cử, cha mẹ HS chỉ biết quan tâm đến điểm số của con ở môn này hay môn khác thì chưa đủ và có tránh khỏi những việc gây ra những rối nhiễu tâm lí đang xuất hiện ngày càng nhiều ở HS lứa tuổi này. Trên thực tế, các em cần được giúp đỡ thêm về các mặt như phương pháp học tập, giải quyết khó khăn trong các mối quan hệ trong quá trình học tập và rèn luyện ở nhà trường và xã hội. 3.2 Mục tiêu tư vấn học đường ở trung học phổ thông Hình 2: Các nhiệm vụ cơ bản của hoạt động tư vấn học đường - Hoạt động tư vấn (hoặc tham vấn) học đường tạo ra sự phát triển ở HS và các thành viên khác trong trường học. Chẳng hạn, các hoạt động tư vấn học đường định hướng cho HS đi đến một triết lý mới trong học tập: học tập để thay đổi bản thân, học để làm chủ bản thân, học để phát triển bản thân, học để hòa nhập xã hội, học để xây dựng non sông đất nước, Khi HS tìm được mục đích học tập cho bản thân, HS sẽ vượt qua được khó khăn trong học tập. - Tư vấn học đường phòng ngừa các sự kiên đẩy HS, GV đến bất lực hoặc cản trở quá trình phát triển của HS trong trường học. Chẳng hạn, ngăn ngừa HS thích đọc Facebook hay Twitter hơn là đọc sách. Phòng ngừa các hành vi tiêu cực như bắt nạt, bạo lực học đường. - Tư vấn học đường khắc phục những vấn đề hiện có cản trở quá trình phát triển của HS trong trường học. Chẳng hạn, hoạt động tư vấn học đường can thiệp vấn đề bạo lực, bắt nạt học đường, HS chán học, vi phạm kỉ luật học đường, rối nhiễu cảm xúc. Quan sát hình 2 có thể nhận thấy nhiệm vụ trọng tâm của tư vấn học đường là phòng ngừa các hành vi nguy cơ và can thiệp, khắc phục những hành vi, cảm xúc không phù hợp của HS đang cản trở sự phát triển của HS trong trường học. 3.3. Nội dung tư vấn học đường 3.3.1. Tư vấn học đường cho những học sinh đang gặp khó khăn trong học tập Một HS nữa lớp 10 đang cản thấy lo lắng, lúng túng khí phải đối đầu với đợt kiểm tra sát hạch nên đã đến gặp nhà tư vấn để tìm kiêm lời khuyên; một HS nam lớp 8 đang cản thấy chán nản trong học tập, học không hiểu và thấy khó tim đến nhà tư vấn để được giúp đỡ; một GV dạy Địa lí tìm gặp và phàn nàn với nhà tư vấn rằng trong lớp của mình có một HS nam ngồi trong lớp mà luôn mất trật tự và tỏ ra không muốn học môn học này; đó là một vài trong số rất nhiều yêu cầu giúp đỡ xuất phát từ những thất bại trong học tập của HS mà một nhà tư vấn học đường có thể nhận được. Với những thất bại trong học tập của HS, thông thường HS và GV sẽ là những người tìm đến nhà tư vấn để mong nhận được sự trọ giúp. Lúc này, nhà tư vấn tiếp nhận HS và GV cũng như những lời phàn nàn của họ về vấn đề mà họ đang gặp phải. Trong tư vấn về thất bại học đường của HS, nhà tư vấn cần làm sáng tỏ nguyên nhân dẫn đến thất bại. Giả thuyết thứ nhất, thất bại học đường có thể gắn liền với sự thiếu hụt trí tuệ hoặc sự suy thoái về năng lực nhận thức do rối loạn tâm thần gây ra. Một HS học kém, chán học, học không nổi có thể do châm phát triển trí tuệ hoặc do rối loạn tâm thần. Giả thuyết thứ hai, thất bại trong học tập của HS có thể xuất phát từ việc HS không tìm thấy động lực trong học tập. HS không tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi “Học để làm gì?“. Từ đó, HS không đặt ra được các mục tiêu trong học tập, việc học trở nên nặng nề. Giả thuyết thứ ba, thất bại học đường của HS gắn với những yếu tố bên ngoài: bắt nạt học đường, phương pháp giảng dạy của GV, sự phá phách của nhóm bạn trong lớp. Sau khi lắng nghe lời phàn nàn của HS, nhà tư vấn có thể đưa ra các giả thuyết khác nhau về vấn đề của HS, rồi tiến hành quá trình đánh gia tìm hiểu rõ vấn đề HS đang gặp phải. Sau khi có kết quả đánh giá thì mới đưa ra các giải pháp. Nếu HS thất bại trong học tập do chậm phát triển trí tuệ, rối loạn tâm thần, nhà tư vấn cần tư vấn cho HS, và cha mẹ HS lựa chọn và theo đuổi những chương trình học tập phù hợp. Nếu HS thất bại trong học tập do nguyên nhân bên ngoài như bắt nạt học đường, bạo lực học đường, phương pháp giảng dạy của GV, nhà tư vấn cần can thiệp để châm dứt ngay tình trạng bắt nạt học đường và hướng dẫn các em đương đầu tốt với những hiện tượng đó. Khi tư vấn cho những HS thất bại trong học tập, có thể sử dụng cả hai hình thức tư vấn: tư vấn cá nhân hoặc tư vấn nhóm. Riêng đối với HS gặp vấn đề về trí tuệ, tư vấn cá nhân được ưu tiên hơn, sau đó hướng dẫn các em tham gia trong các hoạt động nhóm. 3.3.2. Tư vấn học tập cho những học sinh có vấn đề về cảm xúc và hành vi HS có thể gặp vấn đề về cảm xúc và hành vi như: buồn rầu, mệt mỏi, lo âu, thu mình, từ chối các hoạt động trong nhóm, vi phạm kỉ luật học đường, bắt nạt HS khác hoặc có hành vi bạo lực, thích chơi điện tử hơn là học, Khi tư vấn cho những HS này, cần tiến hành một đánh giá nhanh để nhận diện và phân loại mức độ khó khăn về cảm xúc, hành vi của các em. Khi xem xét một vấn đề cảm xúc và hành của HS, cần tham chiếu theo 3 tiêu chí sau: Thứ nhất, hành vi đó làm đau khổ và gây ra sự khó chịu cho chính bản thâm HS và những người khác. Thứ hai, hành vi đó làm suy giảm chức năng tâm lí, cản trở các hoạt động thường ngày của HS ở trường, ở nhà hoặc trong những hoàn cảnh khác. Chẳng hạn, một HS lớp 11 muốn ở nhà suốt bởi vì sợ hãi và lo lắng khi đến trường. Thứ ba, hành vi đó không hợp với những giá trị chuẩn mực văn hóa của trường học, nhóm, cộng đồng hoặc xã hội mà trẻ đang sống. Ngoài ba tiêu chí trên, nhà tư vấn học đường cần phải xem xét độ tuổi và mức độ phát triển của HS khi đánh giá và chuẩn đoán hành vi của HS. Bởi vì tuổi của HS là điểm cốt yếu để xác định hành vi của HS đó là bình thường, bất bình thường, hay rối nhiễu. Hành vi được chấp nhận và là bình thường ở độ tuổi này có thể là lệch chuẩn ở độ tuổi khác. (Trước mặt người lạ, một trẻ nhỏ có thể rụt rè, sợ sệt, điều này là bình thường nhưng sẽ là bất bình thường ở những trẻ lớn hơn. Tương tự, hành vi của người lớn như uống rượu, hút thuốc lá và ra ngoài muộn vào buổi tối có thể bị coi là không chấp nhận được ở một HS 16 tuổi). Khi một HS chỉ bị xáo trộn cảm xúc và có một hành vi kém thích nghi cản trở HS trong học tập và hoạt động hằng ngày, nhà tư vấn học đường tiến hành làm tư vấn giúp HS lấy lại cân bằng cảm xúc và điều chỉnh lại hành vi. Đối với HS bị rối loạn về cảm xúc và hành vi, nhà tư vấn cần chuyển các em cho các nhà trị liệu tâm lí chuyên biệt để các em nhận được một sự can thiệp sâu hơn. Tư vấn cá nhân và tư vấn nhóm là hai hình thức phù hợp cho những HS có vấn đề về cảm xúc và hành vi. Tuy nhiên đối với những trường hợp rối loạn cảm xúc, tư vấn cá nhân được ưu tiên và sẽ có hiệu quả hơn. (Trên thực tế, có rất nhiều người đang bị chứng rối loạn tâm lý hoặc gặp phải những vấn đề về tâm thần. Họ thường bị bỏ rơi. Lại có những người đang trải qua những tổn thương tâm lý nghiêm trọng nhưng lại cố không biểu lộ ra bên ngoài. Theo điều tra của Bộ Y tế và Dịch vụ Con người Mỹ, cứ năm người thì lại có khoảng một người (tương đương với 42,5 triệu người Mỹ trưởng thành) đang có vấn đề về sức khỏe tâm thần với những triệu chứng có thể chẩn đoán. Bạn bè và gia đình thường không nhận thấy những thay đổi trong hành vi của họ cho đến khi quá muộn. Hãy để ý tới 5 biểu hiện sau để kịp thời giúp đỡ những người xung quanh mình. 1. ĐỘT NGỘT THAY ĐỔI TÍNH NẾT. Điều này có thể xảy đến dần dần, nhưng chỉ đến khi sự thay đổi đã trở nên nghiêm trọng thì bạn mới bắt đầu nhận thấy. Một người vốn lúc nào cũng quảng giao vui tươi nay bỗng trở nên ít nói ở chỗ đông người. Họ không còn thích ra ngoài gặp gỡ người khác nữa, hoặc ít giao tiếp hơn với những người họ vẫn thường qua lại. Một cú sốc tình cảm có thể là lý do dẫn tới sự thay đổi đột ngột đó. Họ không cố tình thay đổi như vậy.  Đó chỉ là cách họ chọn để tránh xa người khác. Cảm giác lo sợ ảnh hưởng đến cách nhìn của họ và chỉ đơn giản là họ không thể kết nối với mọi người mà thôi. 2. TỎ RA CÁU BẲN, DỄ KÍCH ĐỘNG VÀ BỐC ĐỒNG. Điều này xảy ra khi một người có thể đã bị ám ảnh bởi vấn đề nào đó và phản ứng thái quá. Họ sẽ luôn lo lắng về người khác, thường thay đổi tâm trạng một cách quá khích. Họ thường nổi đóa một cách vô lý. Bất cứ điều gì cũng có thể làm họ tổn thương, và sự giận dữ chỉ là nhiên liệu làm bùng lên cảm xúc đó. Giấc ngủ của họ cũng bị xáo trộn, lúc thì ngủ vùi, lúc lại mất ngủ. Khi không giải tỏa được nỗi đau trong tâm hồn, họ sẽ tìm đến rượu, ma túy, thức ăn, tình dục hoặc có những hành vi tự hủy hoại bản thân. Phải để mắt tới những hành vi kiểu này bởi nó có thể được giấu kín trong một thời gian dài. Những trạng thái cảm xúc này, chẳng hạn như một cơn thịnh nộ, chính là biểu hiện của tiếng kêu cứu. Bên cạnh đó, phải để ý tới cả những thay đổi về thể chất: họ có tự làm tổn thương bản thân không, và sức khỏe của họ có xấu đi không? 3. TỰ CÔ LẬP. Một người vốn thường thích gặp gỡ giao lưu nay lại tự nhốt mình trong nhà. Họ không đến thăm ai, không ra ngoài tụ tập. Họ thậm chí còn trốn học hoặc bỏ làm. Sự suy sụp làm cho họ kiệt sức và ngay cả nói chuyện cũng là quá nhiều đối với họ. Hãy để ý nếu họ bắt đầu bị ám ảnh về sự việc nào đó. Họ có tự dằn vặt bản thân và nhắc đi nhắc lại chuyện quá khứ không? Tâm trí lúc đó là kẻ thù lớn nhất và nguy hiểm nhất của chính họ. Họ dần dần mất kiểm soát. Điều quan trọng bây giờ là phải lái họ chú ý tới một số hoạt động giúp họ thư giãn. 4. ÍT CHĂM SÓC BẢN THÂN. Họ không còn quan tâm tới bản thân nữa. Họ có thể có những hành động bất thường. Sự thay đổi tâm lý thái quá có thể dẫn tới nhiều cấp độ thờ ơ với bản thân khác nhau. Họ có thể ít tắm giặt hơn hoặc bị ảm ánh bởi sự sạch sẽ. Một người trước đây thích tập tành bỗng nhiên dừng tập hoặc coi nhẹ chuyện tập tành, cũng là một biểu hiện của sự ít chăm sóc bản thân. Họ không buồn tắm rửa hay dọn dẹp nhà cửa. Họ để thức ăn vương vãi khắp mọi mơi. Họ sẽ ăn quá  nhiều hoặc chẳng ăn gì. 5. CHOÁNG NGỢP BỞI HOÀN CẢNH. Người có vấn đề về tâm lý thường cảm thấy bất lực và buồn bã trước hoàn cảnh. Có thể họ đang trải qua một nỗi đau quá lớn hoặc bị dày vò bởi một vết thương lòng trong quá khứ. Họ có thể thấy mặc cảm, tủi hổ và tội lỗi. Thậm chí họ có thể đề cập tới chuyện tự tử và cho rằng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu không có họ. Đừng xem nhẹ những biểu hiện này! Họ đang cần được giúp đỡ. Những dấu hiệu trên đây không dễ nhận biết nếu chúng ta vô tâm. Trầm cảm, buồn chán, đau khổ, mất mát và tất cả các trạng thái bất ổn tâm lý cần được nhìn nhận nghiêm túc. Việc của chúng ta không phải là giải quyết được vấn đề cho người bệnh hay cố gắng giúp họ nhận ra vấn đề, mà là tìm sự trợ giúp thích hợp cho họ. Sự tư vấn và trợ giúp của chuyên gia tâm lý hoặc bác sỹ y khoa là rất quan trọng. Mặt khác, để giúp người bệnh hiệu quả, chúng ta cần giữ thái độ sau: Luôn sẵn sàng ở bên người bệnh, cho dù chỉ là ngồi bên họ trong tĩnh lặng. Động viên họ bằng những việc làm đơn giản như: nấu ăn cho họ, gửi những thông điệp yêu thương. Đừng phán xét hay chỉ trích Đừng coi nhẹ hoặc phủ nhận nỗi đau của họ Đừng cố gắng giải quyết vấn đề hay so sánh vấn đề của họ với kinh nghiệm bản thân. Hãy kiên nhẫn với họ. Đây là điều đặc biệt quan trọng. Hãy cho họ không gian và thời gian để nỗi đau nguôi ngoai. Chấn thương tâm lý có thể tác động đến mỗi người theo những cách và mức độ khác nhau. Hãy là nguồn cảm hứng cho người bệnh. Dành cho họ thời gian và tình yêu thương. Hãy kết nối, giang rộng vòng tay và để họ cho phép chúng ta trợ giúp, bởi vì món quà quý giá nhất đối với bất cứ ai là biết rằng mình không đơn độc trong những thời khắc tuyệt vọng). 3.4. Phương pháp tư vấn học đường 3.4.1. Tham vấn cá nhân Tham vấn cá nhân là hình thức được nhà tham vấn học đường sử dụng nhiều nhất trong trường học. Khi HS gặp một vấn đề nào đó, có thể đên gặp nhà tham vấn thì sẽ được nhà tham vấn tiếp đón và tiến hành một cuộc tham vấn cá nhân. Với những khó khăn học đường như: vi phạm kỉ luật học đường, lo âu, chán học, mâu thuẫn cá nhân,tham vấn cá nhân cần được ưu tiên. Sau khi tham vấn cá nhân cho HS, nhà tham vấn có thể đề nghị HS tham gia vào một đợt tham vấn nhóm. Mục đích của tham vấn cá nhân: Giúp HS thấu hiểu và phát huy tiềm năng của bản thân vào việc giải quyết vấn đề mà HS đang gặp phải. Các kỹ năng tham vấn cá nhân: Kỹ năng thiết lập mối quan hệ, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng phản hồi, kỹ năng lắng nghe và kỹ năng tóm tắt, kỹ năng củng cố. Tiến trình một ca tham vấn cá nhân cho HS bao gồm 9 bước: Thiết lập mối quan hệ. Tiếp nhận yêu cầu và lắng nghe lời phàn nàn của HS. Giới thiệu với HS về công việc tham vấn. Lắng nghe – nhận diện vấn đề của HS. Xác định mong đợi của HS và khả năng ứng phó, đương đầu với vấn đề của HS. Thảo luận về các giải pháp. Lựa chọn giải pháp. Khích lệ thực hiện các giải pháp. Chia tay và hẹn gặp buổi tiếp theo. 3.4.2 Tham vấn nhóm Tham vấn nhóm là một quá trình tham vấn tâm lí trong đó cá nhân chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của mình với các thành viên khác để từ đó hiểu rõ vấn đề của mình, của người khác và đưa ra chiến lược giải quyết các vấn đề đang gặp phải. Tham vấn nhóm được sử dụng nhiều trong tham vấn học đường với những HS gặp khó khăn trong giao tiếp, nhút nhát, những HS là nạn nhân của hành vi bắt nạt học đường. Mục đích tham vấn nhóm trong tham vấn học đường: - HS tham gia tìm thấy người cùng cảnh ngộ, đồng cảm với nhau. - HS tham gia vào nhóm tham gia chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, do vậy HS được tiếp cận vấn đề và giải quyết vấn đề từ nhiều góc độ. - Học hỏi lẫn nhau trong quá trình giao tiếp (tương tác với nhau). - Tiếp cận với những kinh nghiệm từ các cách nhìn của HS khác. - HS tham gia vào nhóm tham vấn có cơ hội thể hiện kinh nghiệm của mình trong nhóm. Các kỹ năng tham vấn nhóm: - Lắng nghe tích cực: Nhà tham vấn lắng nghe một cách tích cực những gì HS bày tỏ và những gì HS khác trong nhóm phản hồi lại. - Kỹ năng kết nối: Nhà tham vấn giúp các HS nhận ra những nét tương đồng giữa họ với nhau. Nhà tham vấn có thể nói “Hoa và Lan có hoàn cảnh giống nhau, các bạn đều bị các bạn nam trong lớp trêu chọc”. - Kỹ năng ngăn cản: Nhà tham vấn không để cho các thành viên trong nhóm mất tập trung, phá phách các hoạt động của nhóm bằng cách định hướng lại cho các thành viên hoặc ngăn cản một thành viên nào đó độc thoại. - Kỹ năng tổng hợp: Nhà tham vấn mô tả những gì đã diễn ra, những điều đã thay đổi trong nhóm và ở các thành viên bằng cách tổng hợp lại những điều đã diễn ra. Tiến trình tham vấn nhóm: - Giai đoạn tạo nhóm: Các thành viên tham gia giới thiệu về bản thân và những mong đợi của mình khi tham gia vào nhóm tham vấn. Nhà tham vấn cùng HS xác định mục tiêu chung của nhóm. - Giai đoạn xây dựng quy tắc hoạt động của nhóm tham vấn: HS và nhà tham vấn cùng nhau đưa ra các nguyên tắc trong tham vấn nhóm và các nguyên tắc hoạt động của nhóm. Các nguyên tắc này được đưa ra và thảo luận, sau đó đi đến thống nhất, về sau nhóm tham vấn sẽ vận hành theo các nguyên tắc đó. - Giai đoạn làm việc: Các chủ đề tham vấn nhóm được tiến hành. - Giai đoạn kết thúc: Nhà tham vấn chuẩn bị cho HS thời điểm kết thúc. Khi HS tham gia vào nhóm tham vấn có đủ sự tiến bộ và thể hiện được khả năng áp dụng các kỹ năng mới thì đó là lúc kết thúc nhóm. Kết thúc, các thành viên trong nhóm chia tay nhau. Ngoài ra, còn có tác giả cho rằng kỹ năng tham vấn của nhà tham vấn học đường bao gồm hai nhóm kỹ năng sau: 1. Nhóm kỹ năng TV cơ bản: là những kỹ năng nền tảng giúp cho việc thực hiện có hiệu quả hoạt động tham vấn nói chung, bao gồm các kỹ năng: - Kỹ năng thiết lập mối quan hệ. - Kỹ năng hỏi. - Kỹ năng lắng nghe. - Kỹ năng quan sát. - Kỹ năng thấu hiểu. - Kỹ năng phản hồi. 2. Nhóm kỹ năng TV chuyên biệt: - Kỹ năng phát hiện sớm. - Kỹ năng đánh giá tâm lý học sinh. - Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động phòng ngừa toàn trường. - Kỹ năng can thiệp. - Kỹ năng phối hợp các lực lượng giáo dục. - Kỹ năng lập và lưu trữ hồ sơ tâm lý học sinh. Hai nhóm KNTVCB và KNTVCB có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó KNTVCB là cơ sở, điều kiện để thực hiện các KNTVCB, các KNTV chuyên biệt chi phối và ảnh hưởng đến hiệu quả của các KNTVCB. CÂU HỎI ÔN TẬP Phân tích một số đặc điểm phát triển tâm lý của học sinh trung học phổ thông. 2. Phân biệt tư vấn và tham vấn. Những nội dung tư vấn học đường trong trường trung học phổ thông là gì? 3. Phân tích phương pháp tư vấn học đường. Nêu một tình huống đã tư vấn để minh họa. 4. Anh (chị) nêu một số tình huống cụ thể đã gặp trong thời gian công tác và cách thức mà anh anh (chị) đã tư vấn cho học sinh. So sánh, đối chiếu với lý luận đã học và rút ra bài học cho bản thân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Anh Phước. Kỹ năng tham vấn học đường. Nxb Đại học Sư phạm 2. Hoàng Văn Chức & Nguyễn Đại Dương & Trần Ngọc Giao & Hoàng Thị Hạnh & Nguyễn Thúy Hồng & Nguyễn Thị Hương & Lương Việt Thái & Lê Thị Thu & Nguyễn Hồng Thuận. Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II. Nxb Giáo dục Việt Nam. 3. Hoàng Anh Phước. Kỹ năng tham vấn học đường. Nxb Đại học Sư phạm 4. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng. (1995). Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm. Hà Nội 5. Nguyễn Quang Uẩn. (2009). Tâm lý học đại cương. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. 6. Phạm Minh Hạc. (1997). Tâm lý học. Nxb Giáo dục 7. Trần Trọng Thủy (1999). Tâm lý học lao động. Nxb Giáo dục. 8. Vũ Thị Nho. Tâm lý học phát triển. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. CHUYÊN ĐỀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỚI CÔNG TÁC TƯ VẤN HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.VỊ TRÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Sự phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông 1.1.1.Các giai đoạn phát triển được phân chia như sau: Giai đoạn trước tuổi học: + Tuổi sơ sinh : thời kì 2 tháng đầu + Tuổi hài nhi : từ 2 - 12 tháng + Tuổi nhà trẻ : từ 1 - 3 năm + Tuổi mẫu giáo : từ 3 - 6 năm Giai đoạn tuổi học sinh gồm: + Thời kì học sinh tiểu học (nhi đồng) : từ 6 tuổi - 11 tuổi + Thời kì học sinh trung học cở sở (thiếu niên) : từ 11 tuổi - 15 tuổi + Thời kì học sinh trung học phổ thông (đầu thanh niên) : từ 15 tuổi - 18 tuổi Mỗi thời kì có một vị trí, vai trò nhất định trong quá trình chuyển từ đứa trẻ mới sinh sang một nhân cách trưởng thành. Một thời kì phát triển có nét tâm lý đặc trưng của mình, mà đứa trẻ phải trải qua. Sự chuyển từ thời kì này sang thời kì khác bao giờ cũng gắng với sự xuất hiện những cấu tạo tâm lý mới về chất. HS THPT còn được gọi là tuổi thanh niên – là giai đoạn bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bắt đầu vào tuổi người lớn. Tuổi thanh niên được tính từ 15 đến 25 tuổi, được chia làm 2 thời kì: - Thời kì 15 đến 18 tuổi : là tuổi đầu thanh niên - Thời kì 18 đến 25 tuổi : là giai đoạn hai của tuổi thanh niên (sinh viên). Tuổi thanh niên cũng thể hiện chất phức tạp và nhiều mặt của lứa tuổi, tuổi thanh niên được giới hạn ở hai mặt: sinh lí và tâm lí. Đây là vấn đề khó khăn và phức tạp, vì không phải lúc nào cũng nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát tiển của tâm sinh lí cũng trùng hợp với các thời kì trưởng thành về mặt xã hội. sự trưởng thành về mặt thể chất, nhân cách, trí tuệ, năng lực lao động sẽ có thể không trùng hợp với thời gian phát triển của lứa tuổi. 1.1.2 Đặc điểm phát triển thể chất: - Sự phát triển thể chất đã bước vào thời kì phát triển bình thường, hài hòa, cân đối. Cơ thể của các em đã đạt đến mức phát triển c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxCHUYEN DE CDNN GIAO VIEN THCS HANG 2_12402370.docx