Chuyên đề Giảp pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà nội

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 VAI TRÒ CỦA DNVVN TRONG NỀN KINH TẾ: 4

1.1.1 Khái niệm về DNVVN: 4

1.1.2 Đặc điểm của DNVVN: 4

1.1.3 Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế : 6

1.2 CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNVVN 9

1.2.1 Khái niệm cho vay: 9

1.2.2 Đặc điểm của cho vay ngân hàng đối với DNVVN: 9

1.2.3 Vai trò của cho vay ngân hàng đối với DNVVN 10

1.2.4 Các phương thức cho vay của ngân hàng đối với DNVVN 13

1.3 MỞ RỘNG CHO VAY NGÂN HÀNG VỚI DNVVN 14

1.3.1 Hiểu về mở rộng cho vay của ngân hàng 14

1.3.2 Các tiêu chí đánh giá mức độ mở rộng cho vay ngân hàng đối với DNVVN 16

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng cho vay đối với DNVVN. 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 21

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI: 21

2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Nam Hà nội: 21

2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội 22

2.1.3 Tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh NH No & PTNT Nam Hà Nội 23

2.2.1 Thực trạng mở rộng cho vay đối với DNVVN: 27

2.2.2 Đánh giá chung 37

CHƯƠNG 3: GIẢP PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 41

3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN CỦA NHNo & PTNT NAM HÀ NỘI: 41

3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Nam Hà nội: 41

3.1.2. Định hướng cho vay đối với DNVVN của NHNo & PTNT Nam Hà nội 41

3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NHNo & PTNT NAM HÀ NỘI 41

3.2.1 Phát triển mạng lưới khách hàng: 41

3.2.2. Tăng cường hoạt động huy động vốn 41

3.2.3. Đa dạng hoá trong các phương thức cấp tín dụng đối với DNVVN 41

3.2.4. Mở rộng điều kiện về tài sản đảm bảo 41

3.2.5. Hoàn thiện quy trình cho vay phù hợp với DNVVN 41

3.2.6. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng và thẩm định dự án 41

3.2.7. Phát huy hiệu quả công tác Marketing trong cho vay DNVVN 41

3.2.8. Nâng cao chất lượng thông tin ngân hàng 41

3.2.9. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng 41

3.3. KIẾN NGHỊ 41

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước 41

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 41

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 41

KẾT LUẬN 41

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giảp pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân hàng có ý nghĩa quan trọng, là điều kiện tiên quyết cho hoạt động của ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, NHNo & PTNT – Chi nhánh Nam Hà nội luôn coi trọng công tác huy động vốn dưới mọi hình thức, để đảm bảo quy mô nguồn vốn, tiếp tục tăng trưởng nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ta có thể thấy rõ hơn ở bảng sau: Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại NH No Nam Hà nội trong 2 năm 2008 – 2009: Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 09/08 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Tổng NV huy động 6,994 100 6,243 100 -751 -0,11 1. Theo đối tượng -Dân cư 3,515 50,26 3,427 54,89 -88 -0,03 -TCKT 3,126 44,70 2,708 43,38 -418 -0,13 -TCTD 353 5,05 108 1,73 -245 -0,69 2.Theo thời hạn - TG KKH 888 12,70 830 13,29 -58 -0,07 -TG có KH<12 T 1,533 21,92 1,307 20,94 -226 -0,15 -TG có KH>12 T 4,573 65,38 4,106 65,77 -467 -0,10 (Cân đối tài sản tổng hợp của NHNo & PTNT Nam Hà nội giai đoạn 2008 – 2009) Nhận xét: Qua bảng số liệu, ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh có xu hướng giảm qua các năm. Tổng nguồn vốn huy động năm 2008 la 6,994 tỷ đồng. Năm 2009, tổng nguồn vốn huy động đạt 6,243 tỷ đồng, giảm 751 tỷ đồng tương ứng giảm 10,7% so với năm 2008. Năm 2009, công tác huy động vốn giảm do trong năm này, nền kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn và cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Theo đối tượng, tiền gửi dân cư đạt 3,427 tỷ đồng (54.89%), giảm 88 tỷ đồng, tương ứng giảm 3%. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 2,708 tỷ đồng (43,38%) giảm 418 tỷ đồng, tương ứng giảm 13%. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng đạt 108 tỷ đồng (1,73%), giảm mạnh 245 tỷ đồng, tương ứng giảm 69% so với cùng kỳ năm 2008. Theo thời hạn, tiền gửi không kỳ hạn đạt 830 tỷ đồng (13,29%) , giảm 58 tỷ đồng, tương ứng giảm 7%. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 1,307 tỷ đồng (20,94%), giảm mạnh 226 tỷ, tương ứng giảm 15%. Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng đạt 4,106 tỷ đồng (65,77%), giảm 467 tỷ đồng, tương ứng giảm 10% so với năm 2008. Tiền gửi năm 2009 giảm do một số nguyên nhân sau: - Ngân hàng hoạt động trên địa bàn có nhiều ngân hàng, với đủ các loại hình ngân hàng thương mại, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt trên nhiều mặt: lãi suất huy động, phí cho vay, phí dịch vụ… - Một số kênh đầu tư như: chứng khoán, bất động sản, vàng, USD…cũng là nguyên nhân dẫn đến ngân hàng khó huy động vốn - Do ảnh hưởng của nền kinh tế nên người dân không mặn mà với các khoản tiền gửi kỳ hạn Tất cả đã ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng. 2.1.3.3 Về tình hình sử dụng vốn: Song song với hoạt động huy động vốn thì hoạt động sử dụng vốn có vai trò hết sức quan trọng đối với trong quá trình huy động kinh doanh của ngân hàng. Nếu như huy động vốn được coi là điều kiện cần thì sử dụng vốn được coi là điều kiện đủ, quyết định đến sự sống còn của ngân hàng. Ngân hàng huy động vốn để cho vay nên huy động nhiều mà không cho vay được thì dẫn đến hậu quả “ ách tắc vốn” nhưng ngược lại cho vay được mà không thu hồi được nợ thì lại càng không tốt. Do vậy, nghiệp vụ sử dụng vốn chỉ cần một sai lầm nhỏ có thể dẫn tới hậu quả khôn lường, thậm chí có thể dẫn tới phá sản bất cứ ngân hàng nào. Năm 2009 hoạt động của chi nhánh Nam Hà nội và hoạt động tín dụng nói riêng tiếp tục đi vào ổn định. Tổng dư nợ đến ngày 31/12/2009 của chi nhánh đạt 95,7% so với kế hoạch dư nợ được giao. Số lượng doanh nghiệp đang có quan hệ với chi nhánh hiện nay đạt con số 116 doanh nghiệp. Nợ quá hạn của chi nhánh chiếm 384,5 triệu đồng, chiếm 14,5% trên tổng dư nợ cho vay. Số dư nợ đã xử lý rủi ro đến 31/12/2009 la 26,119 triệu đồng. Kết quả thu nợ đã xử lý rủi ro là 976 triệu đồng. Bảng 2.2: Hoạt động bảo lãnh của NHNo Nam Hà nội trong 2năm 2008- 2009 Đơn vị: tỷ đồng Tiêu chí 2009 2008 +/- Tổng số dư bảo lãnh 887,4 1169,9 -282,5 Bảo lãnh vay trong nước 444,2 463,2 -19,0 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 63,8 76,2 -12,4 Bảo lãnh thanh toán 116,9 192,2 -75,3 Bảo lãnh dự thầu 14,6 47,4 -32,8 Cam kết L/C trả chậm 111,6 484,9 -373,3 Cam kết L/C trả ngay 136,1 21,9 114,2 ( Nguồn báo cáo tổng hợp của NHNo Nam Hà nội ) Số dư bảo lãnh của Chi nhánh đến 31/12/2009 đạt 887,4 tỷ đồng giảm 282,5 tỷ đồng so với năm 2008 do các khoản bảo lãnh trong năm đều giảm so với năm 2008 do ảnh hưởng của nền kinh tế. - Hoạt động TTQT: Chi nhánh luôn chú trọng công tác phát triển kinh doanh ngoại hối, thu hút khách hàng nhỏ và vừa làm công tác xuất nhập khẩu, luôn đáp ứng mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý cho khách hàng hoạt động Bảng 2.3: Hoạt động TTQT của NHNo & PTNT Nam Hà nội trong 2năm 2008-2009 Đơn vị: ngàn USD Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 +/- TT hàng nhập khẩu 178,228 73,750 -104,478 TT hàng xuất khẩu 92,967 112,322 19,355 Mua ngoại tệ 107,263 162,758 55,495 Bán ngoại tệ 109,404 159,687 50,283 ( Nguồn báo cáo tổng hợp của NHNo Nam Hà nội ) 2.1.3.4 Kết quả kinh doanh của Chi nhánh Bảng 2.4 Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo Nam Hà nội trong 2năm 2008-2009 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2008 So với 2008 Tuyệt đối Tương đối Doanh thu 574,7 592,1 -17,4 -2,94 Chi phí 455,7 464,8 -9,1 -1,96 Lợi nhuận trước thuế 119 127,3 -8,3 -6,52 Lợi nhuận sau thuế 89,25 95,475 -6,225 -6,52 ( Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo Nam Hà nội) Năm 2009, lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh đạt 119 tỷ đồng tuy có giảm so với năm trước nhưng đã vượt 44 tỷ đồng, vượt 58% so với kế hoạch năqm 2009. Đây thành tích của Chi nhánh. Lợi nhuận sau thuế đạt 89,25 tỷ đồng, giảm 6,225 tỷ đồng tương ứng giảm 6,52% so với năm 2008. Điều này là do doanh thu năm 2009 đạt 574,7 tỷ đồng, giảm 17,4 tỷ đồng (2,94%), chí phí đạt 455,7 tỷ đồng giảm 9,1 tỷ đồng(1.96%) dẫn tới lợi nhuận trước thuế đạt 119 tỷ đồng giảm 8,3 tỷ đồng, tương ứng giảm 6,52%. 2.2 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NHNo & PTNT NAM HÀ NỘI 2.2.1 Thực trạng mở rộng cho vay đối với DNVVN: Hiện đang có 116 doanh nghiệp đang có quan hệ với NH No Nam Hà nội, với tổng dư nợ đến ngày 31/12/2009 là 2403 tỷ đồng. Phần lớn các DNVVN đang có quan hệ với NHNo & PTNT Hà nội làm ăn có hiệu quả, trả nợ gốc lãi đầy đủ. Tuy nhiên có một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong ngành xây dựng, bất động sản, xuất nhập khẩu… do tính chất nguồn vốn thanh toán thường chậm dẫn đến chậm trả gốc và lãi cho ngân hàng. Trong quá trình vay vốn tại chi nhánh, DNVVN do một sô đặc thù còn hạn chế như trình độ quản lý yếu kém, phần lớn các doanh nghiệp chưa có BCTC hoặc báo cáo quyết toán thuế, vốn chủ sở hữu thấp, hệ thống kế toán còn chưa áp dụng chuẩn mực, số liệu chưa đáng tin cậy, đa phân các doanh nghiệp vay vốn bằng tài sản bảo lãnh cá nhân, giá trị tài sản còn hạn chế, thanh toán mặt quá nhiều, chiếm dụng vốn lẫn nhau…nên ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như việc theo dõi giám sát sử dụng vốn sau giải ngân. Vì vậy chiến lược chung của toàn ngành và tại NH No & PTNT Việt Nam, để mở rộng cho vay khu vực DNVVN cấn có những giảp pháp toàn diện không chỉ từ các chính sách kinh tế của Nhà nước, các quy định từ phía Ngân hàng mà còn cả từ phía khách hàng. 2.2.1.1 Số lượng khách hàng Trong quá trình hoạt động, chi nhánh Nam Hà nội không chỉ duy trì các mối quan hệ tín dụng với các khách hàng cũ mà còn mở rộng các đối tượng khách hàng. Nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của DNVVN trong nền kinh tế quốc dân, NHNo & PTNT Nam Hà nội đã coi việc mở rộng khách hàng là DNVVN là mục tiêu chiến lược trong giai đoạn hiện nay. Hàng năm, số lượng DNVVN được NHNo & PTNT Nam Hà nội cấp tín dụng ngày càng tăng thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.5: Tỷ trọng DNVVN trong tổng số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với NH No & PTNT Nam Hà nội Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng số DN có quan hệ tín dụng với CN 74 94 121 Trong đó: DNVVN 65 87 116 Tỷ trọng 88% 92% 96% ( Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng giai đoạn 2007 – 2009) Nhìn vào bảng 2.5, ta thấy số lượng khách hàng là DNVVN của chi nhánh luôn có xu hướng tăng. Năm 2007, số DNVVN được chi nhánh cấp tín dụng là 65 doanh nghiệp thì đến cuối năm 2008 số DNVVN được vay đã là 87 doanh nghiệp ( tăng 29,72% so với năm 2007 ) và đến ngày 31/12/2009 đã có 116 doanh nghiệp ( tăng 30,85% so với năm 2008 ) tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng. Trong cơ cấu cho vay, số lượng DNVVN chiếm tỷ trọng rất cao: Năm 2009, trong số các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thì số lượng DNVVN chiếm tới 96% cho thấy đối tượng khách hàng chính của chi nhánh là các DNVVN. Sự tăng lên của số lượng các DNVVN có quan hệ tín dụng với NH No & PTNT Nam Hà nội đã cho thấy trong quá trình hoạt động, chi nhánh luôn chú trọng và quan tâm đến việc mở rộng tín dụng đối với các nghiệp đặc biệt là các DNVVN. Thực tế hầu hết các doanh nghiệp được cho vay đều là những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, đáp ứng đủ yêu cầu của ngân hàng. Tuy nhiên so với tốc độ phát triển về số lượng các DNVVN trong vài năm gần đây ( đến ngày 31/12/2009 số DNVVN khoảng 460 nghìn doanh nghiệp, chiếm 96% tổng số doanh nghiệp trên cả nước ) trong khi số DNVVN mà NHNo & PTNT Nam Hà nội đang có quan hệ tín dụng mới chỉ dừng lại ở 116 doanh nghiệp. Đây là con số quá nhỏ. Số DNVVN có nhu cầu về vốn hiện nay rất lớn. Tuy nhiên, NHNo & PTNT Nam Hà nội mới đáp ứng được một số ít trong số đó. Nguyên nhân của kết quả này từ nhiều phía. Một mặt là do chi nhánh Nam Hà nội hoạt động trên một địa bàn có rất nhiều các ngân hàng nên vấp phải sự cạnh tranh rất lớn. Cán bộ tín dụng của ngân hàng chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, đặc biệt là DNVVN. Chủ yếu là các doanh nghiệp tự tìm đến ngân hàng. Trong quá trình hoạt động của mình, ngân hàng đã đón tiếp rất nhiều doanh nghiệp đến vay vốn, tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp có thể đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng lại rất ít. Chính vì vậy chỉ có một số ít doanh nghiệp tiếp cận đựơc nguồn vốn vay của Ngân hàng. Trong quá trình hoạt động, chi nhánh Nam Hà nội liên tục mở rộng số lượng khách hàng là DNVVN nhưng sự mở rộng này chưa khai thác được hết các tiềm năng, ngân hàng cần có những giải pháp hợp lý. 2.2.1.2 Doanh số cho vay DNVVN Bảng 2.6: Tình hình vay vốn tại NHNo & PTNT Nam Hà nội ( Đơn vị: tỷ đồng ) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Tổng doanh số cho vay 24540 100 17330 100 26894 100 Doanh số cho vay DNVVN 22337 91,2 16280 93,94 25791 95,89 ( Nguồn: Phòng kế toán NHNo Nam Hà nội ) Bảng 2.7: Tốc độ gia tăng doanh số cho vay của NHNo Nam Hà nội (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Số tiền Tốc độ tăng Số tiền Tốc độ tăng DSCV đối với DNVVN 22337 16280 -27,12% 25791 1,58% Căn cứ vào bảng 2.7 ta thấy tỷ trọng doanh số cho vay DNVVN của chi nhánh luôn chiếm trên 90% trong tổng doanh số cho vay. Đến đây ta có thể khẳng định, đối tượng cho vay chính của chi nhánh chính là các DNVVN. Điều này cũng dễ hiểu, khi trên địa bàn hoạt động của chi nhánh có rất nhiều các DNVVN Doanh số cho vay các DNVVN của chi nhánh là khá cao. Nguyên nhân là do NHNo Nam Hà nội đã có chính sách hợp lý và ngoài ra chi nhánh có một số lợi thế nhất định, đó là: thời gian hoạt động khá lâu trên địa bàn ( từ năm 2001 ) và có một đội ngũ cán bộ, nhân viên đông đảo, giàu kinh nghiệm cộng với cơ sở vật chất hùng hậu với 7 phòng nghiệp vụ tại Hội sở va 10 phòng giao dịch. Năm 2007 doanh số cho vay DNVVN của Ngân hàng là 22337 tỷ đồng. Đến năm 2008 doanh số cho vay lại có xu hướng giảm, chi đạt 16280 tỷ đồng ( giảm 27,12% so với năm 2007 ). Đây là tình hình chung của toàn ngành ngân hàng, do sự suy giảm của nền kinh tế đã ảnh hưởng lớn tới khả năng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, làm giảm nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, sang đến năm 2009, doanh số cho vay DNVVN đã tăng lên 25791 tỷ đồng ( tăng 1,58% so với năm 2008 ), do trong năm Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất cho các DNVVN khi vay vốn, thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng một cách thận trọng. Chính sách giúp các DNVVN có vốn để sản xuất kinh doanh, từ đó tăng khả năng sản xuất. 2.2.1.3 Dư nợ tín dụng đối với DNVVN: Dư nợ tín dụng đối với các DNVVN cũng là một tiêu thức quan trọng để xem xét, đánh giá mức độ mở rộng tín dụng của NHNo Nam Hà nội Bảng 2.8: Tình hình dư nợ tín dụng của NHNo Nam Hà nội ( Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng dư nợ cho vay 2381 2450 2630 Dư nợ cho vay DNVVN 2143 2196 2403 Tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN(%) 88,19 89 91,36 Mức tăng dư nợ cho vay DNVVN 53 207 Tốc độ tăng dư nợ DNVVN 2,47 9,4 (Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng giai đoạn từ 2007–2009 của NHNo Nam Hà nội) Dư nợ tín dụng đối với các DNVVN của NHNo Nam Hà nội luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng, điều này một lần nữa thể hiện hầu hết các mội quan hệ tín dụng của chi nhánh là với các DNVVN. Số liệu bảng cho thấy, dư nợ tín dụng đối với DNVVN của chi nhánh không ngừng tăng lên tuy nhiên tốc tăng không ổn định. Năm 2007, dư nợ tín dụng đối với DNVVN của chi nhánh là 2143 tỷ đồng. Sang năm 2008 tăng lên 2196 tỷ đồng do tác động xấu của nền kinh tế ( tăng 53 tỷ đồng tương ứng 2,47% ). Đến năm 2009, dư nợ tín dụng tăng 9,4% so với năm 2008 do gói kích cầu và chính sách tiền tệ nới lỏng của Chính phủ để kích thích nền kinh tế phát triển và dư nợ tín dụng đạt 2403 tỷ đồng. Mặc dù giá trị của mỗi khoản vay của DNVVN không lớn nhưng do số lượng khách hàng DNVVN nhiều và không ngừng tăng nên tổng giá trị dư nợ tín dụng của chi nhánh vẫn tăng. Tuy nguồn vốn huy động của chi nhánh có xu hướng giảm trong 2 năm 2008 và 2009 nhưng ngân hàng vẫn tạo điều kiện cho chi nhánh mở rộng tín dụng với DNVVN, dư nợ tín dụng đối với DNVVN có xu hướng tăng. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng kinh doanh của chi nhánh là mở rộng thị phần cho vay đối với khối DNVVN. * Dư nợ tín dụng đối với DNVVN chia theo thời gian: Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ tín dụng đối với DNVVN của NHNo Nam Hà nội chia theo thời gian ( Đơn vị: tỷ đồng ) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Dư nợ cho vay DNVVN 2143 100 2196 100 2403 100 Dư nợ ngắn hạn 1677 78,25 1491 67,89 1498 62,34 Dư nợ trung dài hạn 466 21,75 705 32,11 905 37,66 (Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng giai đoạn từ 2007–2009 của NHNo Nam Hà nội) Qua bảng số liệu cho thấy chi nhánh Nam Hà nội đầu tư vốn cho các DNVVN chủ yếu là vốn ngắn hạn, luôn chiếm hơn 60%. Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay DNVVN. Nguyên nhân là do đa số các DNVVN tiếp cận vốn của chi nhánh nhằm đáp ứng sự thiếu hụt tạm thời nhu cấu vốn lưu động, do đó các doanh nghiệp này chỉ vay trong thời gian ngắn. Ngoài ra việc dư nợ ngắn hạn tín dụng chiếm tỷ trọng lớn cũng giúp chi nhánh có thể tăng nhanh vòng quay vốn tín dụng. Có thể thấy tỷ trọng dư nợ trung dài hạn tuy chỉ chiếm một lượng nhỏ nhưng lại có xu hướng ngày càng tăng. Các doanh nghiệp vay trung dài hạn thường nhằm mục đích đầu tư mua sắm máy móc thiết bị hình thành cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất. Khi vay trung dài hạn các doanh nghiệp phải thoả mãn các yêu cầu tỷ lệ nguồn vốn tự có. Trong 3 năm, từ năm 2007 đến năm 2009, với các biện pháp hợp lý, dư nợ trung dài hạn của chi nhánh tăng từ 466 tỷ lên 905 tỷ - tỷ trọng cũng tăng từ 21,75% lên 37,66%. Điều này thể hiện NHNo Nam Hà nội đang có những khách hàng rất tiềm năng. Ngoài ra, qua các khoản vay trung dài hạn cũng giúp Ngân hàng tăng cường mối quan hệ với các DNVVN. * Dư nợ tín dụng với DNVVN chia theo ngành kinh tế: Bảng 2.10: Cơ cấu dư nợ tín dụng đối với DNVVN của NHNo Nam Hà nội chia theo ngành kinh tế Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dư nợ cho vay DNVVN 2143 100 2196 100 2403 100 Xây dựng - kinh doanh BĐS 891,6 41,6 837,2 38,1 871,6 36,2 TM & DV 647,4 30,2 740 33,7 840,6 34.9 Công nghiệp 506,7 23,6 541,3 24,7 602,1 25,05 Khác 97,3 4,6 77,5 3,5 88,7 3,7 (Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng giai đoạn từ 2007 – 2009 của NHNo Nam Hà nội) Các DNVVN đến vay vốn Chi nhánh hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực. Nhưng có 3 lĩnh vực vay chủ yếu là: Xây dựng – kinh doanh BĐS, TM & DV, công nghiệp. Các lĩnh vực khác như nông – lâm – ngư nghiệp lại có dư nợ cho vay rất thấp ( chiếm không quá 10% trong tổng dư nợ ). Nguyên nhân của tình trạng này là do chi nhánh hoạt động trên địa bàn Hà nội – nơi hội tụ, tập trung của rất nhiều DNVVN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, TM & DV. Do đó nhu cầu tín dụng của các ngành này là rất lớn, trong khi đó nhu cầu phục vụ các ngành khác như nông – lâm – ngư nghiệp lại rất thấp. Ngành Xây dựng – kinh doanh BĐS luôn là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay các DNVVN. Năm 2007, dư nợ ngành này là 891,6 tỷ đồng. Sang năm 2008, thị trường BĐS đóng băng làm cho dư nợ giảm từ 891,6 tỷ đồng xuống còn 837,2 tỷ đồng. Đến năm 2009, ảnh hưởng của năm trước đó, thị trường BĐS vẫn ảm đạm, dư nợ ngành là 871,6 tỷ đồng, tăng 33,4 tỷ đồng so với năm 2008, tương ứng 4,1%. Ngành TM & DV xu hướng tăng qua các năm, cả về dư nợ và tỷ trọng. Điều này phù hợp với xu thế ngành TM & DV phát triển trong các năm qua. TM & DV còn là lĩnh vực có nhu cầu vốn nhỏ lẻ, không đòi hỏi lượng vốn lớn, chu kỳ kinh doanh ngắn, vì thế cho vay TM & DV giúp ngân hàng có thể tăng nhanh vòng quay vốn tín dụng. Chính vì vậy trong các nưm qua, NHNo Nam Hà nội rất chú trọng việc cho vay trên lĩnh vực này. Bảng 2.11: Cơ cấu dư nợ tín dụng đối với DNVVN của NHNo Nam Hà nội chia theo thành phần kinh tế ( Đơn vị: tỷ đồng ) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng dư nợ cho vay 2381 2450 2630 Dư nợ cho vay DNVVN 2143 2196 2403 Tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN(%) 88,19 89 91,36 Mức tăng dư nợ cho vay DNVVN 53 207 Tốc độ tăng dư nợ DNVVN 2,47 9,4 (Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng giai đoạn từ 2007–2009 của NHNo Nam Hà nội) Qua bảng ta thấy, chi nhánh Nam Hà nội cấp tín dụng chủ yếu cho các DNVVN ngoài quốc doanh, chiếm 85,3% số lượng các DNVVN với tỷ trọng trong tổng dư nợ các DNVVN đạt 92,7%. Nguyên nhân là do trong tổng các DNVVN thì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm chủ yếu, với lĩnh vực hoạt động vô cùng đa dạng và phong phú. 2.2.1.4 Tình hình thu nợ đối với DNVVN tại NHNo Nam Hà nội Ngoài số lượng DNVVN, doanh số cho vay, dư nợ tín dụng thì doanh số thu nợ cũng là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả mở rộng cho vay đối với DNVVN. Cụ thể tại NHNo Nam Hà nội: Bảng 2.12: Tình hình thu nợ đối với DNVVN tại NHNo Nam Hà nội Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh số cho vay DNVVN 22337 16280 25791 Doanh số thu nợ DNVVN 22403,1 16000,7 25925,8 Dsố thu nợ/Dsố cho vay(%) 100,29 98,28 100,52 Qua các số liệu trên, ta có thể thấy công tác thu hồi nợ trong thời gian vừa qua tại NHNo Nam Hà nội đựơc thực hiện khá tốt, thể hiện ở tốc độ tăng doanh số thu nợ thường lớn hơn tốc độ tăng doanh số cho vay DNVVN( riêng năm 2008, doanh số thu nợ DNVVN thấp hơn nhưng cũng đạt xấp xỉ doanh số cho vay ). Doanh số thu nợ DNVVN năm 2007 là 22403,1 tỷ đồng. Sang đến năm 2008 doanh số thu nợ lại giảm, chỉ đạt 16000,7 tỷ đồng, do ảnh hưởng của sự suy giảm của nền kinh tế. Tuy thế, trong năm 2009, doanh số thu nợ vẫn cao hơn doanh số cho vay. Để đạt được kết quả cao trong công tác thu nợ, ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp như đôn đốc khách hàng có nợ vay sắp đến hạn, phân chỉ tiêu cụ thể cho từng cán bộ tín dụng, có kế hoạch thu hồi nợ đối với từng trường hợp cụ thể, đối với trường hợp phát sinh nợ quá hạn thì có những biện pháp xử lý linh hoạt như: yêu cầu khách hàng phải giải trình lý do và cam kết lịch trả cụ thế… 2.2.1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNVVN Tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Chính vì vậy việc mở rộng tín dụng luôn là mục tiêu mà các ngân hàng hướng đến. Tuy nhiên, trong bản thân hoạt động tín dụng lại chứa đựng các rủi ro. Vì vậy việc mở rộng tín dụng tràn lan mà không đi kèm với kiểm soát chất lượng tín dụng có thể khiến ngân hàng gặp những nguy cơ rất lớn, với hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, các ngân hàng nói chung và NHNo Nam Hà nội nói riêng, trong quá trình mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNVVN phải luôn được kiểm soát chất lượng tín dụng đối với DNVVN, từ đó mới có thể hạn chế được rủi ro đồng thời tăng thu nhập cho ngân hàng. a.Vòng quay vốn tín dụng đối với DNVVN Vòng quay vốn tín dụng là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng trong một thời kỳ. Sử dụng chỉ tiêu này còn có tác dụng dự báo xem lĩnh vực đầu tư này có hiệu quả hay không để xác định có mở rộng hay thẹp đầu tư trong thời kỳ tới. Bảng 2. 13: Vòng quay vốn tín dụng đối với DNVVN tại NHNo Nam Hà nội ( Đơn vị: tỷ đồng ) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền % tăng giảm Số tiền % tăng giảm Doanh số thu nợ DNVVN 22403,1 16001 -28,58 25925 62,02 Dư nợ bình quân đối với DNVVN 1469,05 1411 -3,95 2045 44,90 Vòng quay vốn tín dụng đối với DNVVN 15,25 11,34 -25,64 12,68 11,82 ( Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng giai đoạn 2007- 2009 của NHNo Nam Hà nội) Vòng quay vốn tín dụng càng lớn thì chứng tỏ hoạt động tín dụng càng có hiệu quả. Nhìn vảo bảng trên ta thấy, vòng quay vốn tín dụng đối với DNVVN của chi nhánh Nam Hà nội là khá lớn ( trung bình mỗi năm lớn hơn 10 vòng ). Kết quả đạt được này là nhờ những nỗ lực của ngân hàng trong công tác quản lý vốn và thu nợ, giảm vốn tín dụng bị chiếm dụng của các doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng thu nhập cho chi nhánh. Năm 2007 vòng quay vốn tín dụng là 15,25 vòng. Đến năm 2008 giảm còn 11,34 vòng ( giảm 25,64% so với năm 2007 ), do dư nợ bình quân và doanh số thu nợ trong năm đều giảm. Tuy nhiên sang năm 2009, lại tăng lên 12,68 vòng ( tăng 11,82% so với năm 2008 ). Nguyên nhân của tình trạng này là do donah số thu nợ tăng mạnh đạt 25925 tỷ đồng, tăng 62,02% và dư nợ bình quân tăng 44,90% so với năm 2008. b. Nợ quá hạn Chỉ tiêu nợ quá hạn được coi là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng. Nợ quá hạn là biểu hiện không lành mạnh của khoản vay, chứa đựng những nguy cơ đối với ngân hàng mà khách hàng gây ra. Các khoản nợ quá hạn làm kéo dài thưòi hạn tín dụng, làm thay đổi kế hoạch tài trợ, kinh doanh của ngân hàng. Mặt khác có thể dẫn tới nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán của ngân hàng và có thể làm ngân hàng phá sản. Bảng 2.14: Tình hình nợ quá hạn của NHNo Nam Hà nội Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Dư nợ cho vay DNVVN 2143 2196 2403 Nợ quá hạn DNVVN 303,5 351,6 364,9 Tỷ lệ nợ quá hạn 14,1 16 15,2 (Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng giai đoạn từ 2007–2009 của NHNo Nam Hà nội) Những số liệu trên cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn của NHNo Nam Hà nội thường ở mức khá cao. Tỷ trọng nợ quá hạn của DNVVN trong 3 năm lần lượt là 14,1%, 16%, 15,2%. Có một điểm cần chú ý là năm 2008 tỷ trọng này lại tăng lên từ 14,1% năm 2007 lên 16%, tăng 1,9%. Nguyên nhân lớn nhất phải kể đến là cuộc khủng hoảng kinh tế cùng những biến động phức tạp khác của nền kinh tế trong năm 2008 như lạm phát, giá nhiên liệu, vật liệu xây dựng tăng cao,… đã tác động không nhỏ tới tình hình sản xuất kinh doanh của các DNVVN làm cho các doanh nghiệp này không có khả năng hoàn trả các khoản vay ngân hàng đúng thời hạn. Đến năm 2009 tỷ trọng nợ quá hạn là 15,2%, giảm 0,8%. Điều này cho thấy chi nhánh đã có nhiều biện pháp kịp thời để hạn chế và thu hồi nợ quá hạn. Trong tổng nợ quá hạn thì chủ yếu là nhóm 2( thường chiếm tới xấp xỉ 90%). Nguyên nhân là do ảnh hưởng của nền kinh tế, có nhiều doanh nghiệp vay vốn ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hoặc kinh doanh bất động sản, ngành xây dựng…do tính chất nguồn vốn thường chậm dẫn đến chậm trả gốc và lãi cho ngân hàng, mặt khác là do sự yếu kém của ngân hàng trong việc đáng gía các khoản vay và thời hạn vay. Ngân hàng cần chú ý theo dõi, đôn đốc sát sao các khoản vay quá hạn. 2.2.2 Đánh giá chung 2.2.2.1 Những thành tựu đạt được của NHNo Nam Hà nội Trong vài năm trở lại đây, với sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng các DNVVN đã tạo cho các ngân hàng nói chung và NHNo Nam Hà nội nói riêng không ít những cơ hội mở rộng cho các doanh nghiệp này. Sau 9 năm hoạt động, NHNo Nam Hà nội đã không ngừng vươn lên và đạt những kết quả đáng kể: - Số lượng DNVVN vay vốn, được cấp vốn tại chi nhánh đã tăng đều qua các năm, đây là một dấu hiệu tích cực. Điều đó chứng tỏ ngân hàng đang thu hút được đông đảo đối tượng doanh nghiệp là các DNVVN. Từ những khách hàng có quan hệ tín dụng tốt với ngân hàng đã mở rộng thêm được quan hệ với những khách hàng mới là bạn hàng của những khách hàng cũ và khách hàng quen thuộc. Điều này không chỉ có ý nghĩa rất lớn đối với Ngân hàng tăng thu nhập. Bởi lẽ các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26907.doc
Tài liệu liên quan