Chuyên đề Góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải Phòng

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM KẾT

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I: Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và môi trường đầu tư. 3

1.1. Những lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài 3

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm 3

1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm cơ bản của đầu tư 3

1.1.1.2. Khái niệm, đặc điểm cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài 5

1.1.2. Các hình thức FDI cơ bản 7

1.1.2.1. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) 8

1.1.2.2. Hình thức doanh nghiệp liên doanh 8

1.1.2.3. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài 9

1.1.3. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài 10

1.1.3.1. Vai trò của FDI đối với nước đi đầu tư 10

1.1.3.2. Vai trò của FDI đối với nước nhận đầu tư 11

1.2. Những lý luận cơ bản về môi trường đầu tư 15

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của môi trường đầu tư 15

1.2.2. Nội dung của môi trường đầu tư 17

1.2.2.1. Môi trường chính trị - xã hội 17

1.2.2.2. Môi trường cơ sở hạ tầng 18

1.2.2.3. Môi trường kinh tế 19

1.2.2.4. Môi trường luật pháp, chính sách 19

1.2.2.5. Môi trường lao động, tài nguyên 20

1.2.3. Sự cần thiết phải cải thiện môi trường đầu tư 21

1.3. Kinh nghiệm thu hút FDI ở một số tỉnh, thành phố 22

Chương II: Thực trạng thu hút vốn FDI và môi trường đầu tư ở thành phố Hải Phòng. 29

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên thành phố Hải Phòng 29

2.2. Tình hình thu hút vốn FDI vào Hải Phòng từ 2005 đến 2009 31

2.2.1. Quy mô và tốc độ thu hút FDI tại Hải Phòng 31

2.2.2. Tình hình thu hút FDI theo đối tác 33

2.2.3. Tình hình thu hút vốn FDI theo hình thức đầu tư 34

2.2.4. Tình hình thu hút vốn FDI theo ngành, lĩnh vực đầu tư 35

2.2.5. Đánh giá kết quả hoạt động thu hút FDI 36

2.3. Thực trạng môi trường đầu tư ở Hải Phòng 41

2.3.1. Môi trường chính trị - xã hội 41

2.3.2. Môi trường cơ sở hạ tầng 42

2.3.3. Môi trường kinh tế 45

2.3.4. Môi trường luật pháp, chính sách 47

2.3.5. Môi trường lao động, tài nguyên 48

2.4. Đánh giá thực trạng môi trường đầu tư trong việc thu hút FDI ở Hải Phòng 50

2.4.1. Một số kết quả nổi bật 50

2.4.2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân 51

Chương III: Giải pháp góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh thu hút FDI ở Hải Phòng 55

3.1. Cơ hội thách thức đối với Hải Phòng trong việc thu hút FDI 55

3.2. Mục tiêu thu hút FDI của Hải Phòng trong thời gian tới. 58

3.3. Giải pháp chung của nhà nước nhằm tăng cường thu hút FDI 58

3.2.1 Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp. 59

3.2.2 Cải cách thủ tục hành chính 59

3.2.3 Đào tạo nguồn nhân lực 60

3.2.4. Cải thiện cơ sở hạ tầng 60

2.3.5. Một số giải pháp khác 60

3.4. Giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh thu hút FDI ở Hải Phòng 61

3.4.1. Đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật 61

3.4.2. Tiếp tục cải thiện môi trường pháp lý. 62

3.4.3. Đẩy mạnh nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến, vận động, thu hút vốn FDI 63

3.5. Một số kiến nghị 64

KẾT LUẬN 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Thực tế tại Đà Nẵng cho thấy, không chỉ người lao động mà nhiều chủ doanh nghiệp cũng đã xem các tổ chức chính trị- xã hội là chỗ dựa tin cậy trong hoạt động của mình. Kết quả hoạt động thu hút và triển khai FDI của các địa phương trên đã có tác dụng thiết thực đối với Hải Phòng trong việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, phấn đấu thu hút nhiều dự án FDI cho thành phố góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2010 – 2015. Chương II: Thực trạng thu hút vốn FDI và môi trường đầu tư ở thành phố Hải Phòng. 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên thành phố Hải Phòng Hải Phòng là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương và là một đô thị loại 1 của Việt Nam. Ngoài tên gọi chính thức là thành phố Hải Phòng ra thì nơi đây còn được biết đến với những tên gọi không chính thức khác như: Thành phố Hoa phượng đỏ, Thành phố Cảng hay Thành Tô. Hải Phòng ở vị trí giao thông quan trọng nhất của giao thông quốc tế miền Bắc, là đầu mối của nhiều hệ thống giao thông trong và ngoài nước. * Vị trí địa lý Hải Phòng là một thành phố nằm trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ, với tổng diện tích lên đến 1507,57km2. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, Tây Bắc giáp Hải Dương, Tây Nam giáp Thái Bình và Đông là bờ biển chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam từ phía Đông đảo Cát Hải đến cửa sông Thái Bình. Là một trong ba đỉnh của tam giác kinh tế trọng điểm (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh), thuộc vùng kinh tế trọng điểm 8 tỉnh phía Bắc; có hệ thống đường thủy cùng với mạng lưới đường bộ, đường sắt, cảng biển và hàng không. Đặc biệt quốc lộ 5. quốc lộ 10 đã nâng cấp theo tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống cảng và luồng vào cảng Hải Phòng được nâng cấp, mở rộng; sân bay Cát Bi được cải tạo và nâng cấp… Chính phủ đã phê duyệt dự án xây dựng đường cao tốc mới Hà Nội – Hải Phòng, đang có kế hoạch nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng thành đường sắt hai chiều tiêu chuẩn quốc tế… là những điều kiện thuận lợi để chuyển tải hàng hóa xuất nhập khẩu cho các tỉnh vùng Bắc Bộ, các tỉnh nam Trung Quốc, đồng thời có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải và hàng không với các nước trong vùng Đông Nam Á và thế giới. Khí hậu: Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong đó, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau là khí hậu của một mùa đông lạnh và khô; từ tháng 5 đến tháng 10 là khí hậu của mùa hè, nồm mát và mưa nhiều. Lượng mưa trung bình từ 1600 đến 1800 mm/năm. Nhiệt độ trung bình trong năm 23-26 0C. Trong đó, tháng nóng nhất (tháng 6, tháng 7) nhiệt độ có thể lên đến 44 0C và tháng lạnh nhất (tháng 1, 2) nhiệt độ có thể xuống dưới 5 0C. Độ ẩm trung bình vào khoảng 80 – 85%, cao nhất vào tháng 7,8,9; thấp nhất vào tháng 1, 12. Địa hình, địa chất, đất đai: Phía Bắc có hình dáng và cấu tạo địa chất của vùng trung du với những đồng bằng thuần túy nghiêng ra biển. Cấu tạo địa chất của Hải Phòng gồm những loại đá cát kết, phiến sét, đá vôi. Diện tích đất canh tác khoàng 62.127 ha, hình thành phần lớn từ hệ thống sông Thái Bình và vùng đất bồi ven biển nên chủ yếu mang tính chất đất phèn và phèn mặn, địa hình đan xen cao thấp và nhiều đồng trũng. Diện tích bãi bồi ven biển 23000 ha gồm bãi triều đá nổi và ngập nước, trong đó khoảng 13000 ha bãi nổi, xú, vẹt,…chưa khai thác. Sông ngòi: Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc với mật độ 0.65 – 0.8 km/km2 và đều là các chí lưu của sông Thái Bình đổ ra Vịnh Bắc Bộ với 5 cửa sông chính. Trong đất liền có 16 sông chính tỏa rộng khắp địa bàn với độ dài hơn 300km và những sông nhánh lớn nhỏ chia cắt khắp địa hình thành phố. Bờ biển, biển, hải đảo: Biển Hải Phòng là một bộ phận thuộc Tây Bắc vịnh Bắc Bộ với đường bờ biển dài hơn 125km (kể cả bờ biển quanh các đảo khơi) có hình là một đường cong lõm của bờ vịnh Bắc Bộ, thấp và bằng phẳng. Mũi Đồ Sơn nhô ra biển như một bán đảo, tạo cho Đồ Sơn một vị trí chiến lược quan trọng và thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng. Ngoài khơi thuộc địa phận Hải Phòng có nhiều đảo rải rác, quan trọng nhất là đảo Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ. Trong đó, Cát Bà là hòn đảo có diện tích lớn thứ hai trong Vịnh Bắc Bộ với nhiều hang động và rừng nguyên sinh, thung lũng màu mỡ. Bạch Long Vĩ là đảo nhỏ tiền tiêu giữa Vịnh Bắc Bộ. * Tài nguyên thiên nhiên Khoáng sản, chủ yếu là đá vôi tập trung ở Tràng Kênh (Thủy Nguyên), Cát Bà,… với trữ lượng trên 200 triệu tấn. Khoáng sản gốc kim loại không nhiều với một số mỏ sắt Dương Quan (Thủy Nguyên), kẽm (Cát Bà), than (Vĩnh Bảo),… Muối và cát tập trung ở vùng bãi giữa sông và bãi biển Cát Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, Đồ Sơn… Năm 2004, một số nghiên cứu đã phát hiện có tiềm năng dầu khí ở ngoài khơi Hải Phòng. Tài nguyên sinh vật, nhất là sinh vật biển với gần 1000 loài tôm cá, hàng chục loại rong biển với nhiều loại có giá trị kinh tế cao như: tôm he, tôm rồng, đồi mồi, của biển, sò huyết, ngọc trai, bảo ngư… cùng nhiều bãi cá thuận lợi cho khai thác như: bãi giữa vịnh Bắc Bộ, bãi Bạch Long Vĩ, hòn Mê, hòn Mát… với độ rộng hơn 10.000 hải lý vuông, trữ lượng cao và ổn định (có trên 100 loài có giá trị kinh tế, sản lượng có thể khai thác trên 2 triệu tấn/năm). Hải Phòng được Bộ Thủy sản xác định là 1 trong 4 ngư trường lớn của toàn quốc, là vùng trọng điểm phát triển kinh tế thủy sản của Việt Nam. Ngoài ra, còn có hơn 12 nghìn ha vừa phục vụ cho khai thác, vừa có thể nuôi trồng thủy sản nước mặn và lợ. Tài nguyên rừng: Hải Phòng còn có rừng ngập mặn và rừng cây lấy gỗ, cây ăn quả, tre, mây… với diện tích 17.000 ha. Rừng nguyên sinh Cát Bà với thảm thực vật phong phú, đa dạng, nhiều loại thảo mộc quý hiếm như lát hoa, kim giao, đinh,… hệ động vật đa dạng với 36 loài chim (đại bang, hải âu, đa đa, én…). Đặc biệt là loài vọc đầu trắng, trên thế giới chỉ thấy ở Cát Bà. Chính sự đa dạng về chủng loại, chi họ của hệ động thực vật nơi đây đã biến vườn quốc gia Cát Bà và các danh thắng trên đảo trở thành một khu du lịch nổi tiếng. Cát Bà được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển quốc tế. 2.2. Tình hình thu hút vốn FDI vào Hải Phòng từ 2005 đến 2009 Những năm gần đây, Hải Phòng luôn đứng trong “top” 5 địa phương thu hút FDI cao nhất cả nước. Thu hút FDI của thành phố này đã có bước tiến đáng kể cả về quy mô, nhịp độ, cơ cấu và hình thức đầu tư… 2.2.1. Quy mô và tốc độ thu hút FDI tại Hải Phòng Thành phố Hải Phòng luôn chú trọng tới hoạt động thu hút vốn đầu tư đặc biệt là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm 2006 đã có chuyển biến mạnh với số vốn đăng kí trên 200 triệu USD thì riêng đầu năm 2007, thu hút FDI của thành phố đã lên tới con số 214 triệu USD. Đến hết tháng 6 năm 2008, thu hút FDI trên địa bàn thành phố đạt con số kỉ lục từ trước tới nay, gần 964 triệu USD, gấp 2,3 lần so với mức thu hút của cả năm 2007. Trong số đó, có 21 dự án cấp giấp chứng nhận đầu tư mới đăng kí vốn hơn 339 triệu USD, 14 dự án tăng vốn thêm gần 625 triệu USD. Dự án lớn nhất của công ty TNHH Amco- Mibeak Vina tăng vốn thêm 555 triệu USD (khi chưa tăng vốn là 27 triệu USD) xây dựng sân golf và khu nghỉ dưỡng Sông Giá- Thuỷ Nguyên. Các dự án lớn khác của công ty cổ phần KCN Đình Vũ đầu tư hơn 146 triệu USD, mở rộng KCN Đình Vũ giai đoạn 2, chi nhánh công ty TNHH GE Việt Nam, đầu tư trên 61 triệu USD (giai đoạn 1) sản xuất, lắp ráp phụ kiện, linh kiện, thiết bị cho các nhà máy phát điện, công ty TNHH Agape Việt Nam, đầu tư 55 triệu USD xây dựng tổ hợp căn hộ nhà ở, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại…. Trong 10 tháng đầu năm 2009, có 15 dự án cấp mới với tổng số vốn thu hút 38.005.556 USD, 07 dự án tăng vốn thêm 56.000.000USD, tổng số thu hút tính đến 31/10/2009 là 94.005.556 USD bằng 7,5% so với cùng kỳ năm 2008, (10T/2008 tổng số thu hút 1.250.612.036 USD, trong đó cấp mới: 591.640.169 USD, tăng vốn 658.971.867 USD). Bên cạnh sự tăng về tổng số vốn đăng kí đầu tư vào thành phố thì số vốn FDI đưa vào thực hiện cũng tăng cao và luôn đạt ở mức cao. Đáng chú ý, có những dự án lớn đã được tăng vốn và khởi công là dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng tổng hợp Sông Giá do Hàn Quốc làm chủ đầu tư. Riêng dự án này đã có tổng vốn đầu tư gần 600 triệu USD. Việc các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tập trung vốn cho lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ - BĐS sẽ góp phần quan trọng thay đổi diện mạo thành phố, đồng thời phát huy tiềm năng, thế mạnh của Hải Phòng theo định hướng đã được đặt ra là phát triển mạnh công nghiệp - dịch vụ. Những dự án này góp phần tích cực xây dựng Hải Phòng trở thành đô thị văn minh, hiện đại, trung tâm dịch vụ và công nghiệp lớn của cả nước. Tính đến 31/12/2009, tổng số dự án còn hiệu lực là 282 dự án với vốn đầu tư 4.189.244.592 USD, vốn pháp định/điều lệ: 1.500.944.620 USD, vốn thực hiện đạt 45% vốn đăng ký. Số dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh là 193 dự án chiếm 68,44%. Nhìn chung, các dự án tại Hải Phòng triển khai tốt, số dự án đang hoạt động và trong quá trình triển khai dự án không có vướng mắc chiếm 85,9% tổng số dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Số dự án trong quá trình triển khai gặp vướng mắc, khó khăn, dự án không triển khai, chưa triển khai, ngừng hoạt động, không có khả năng triển khai tiếp, đang thanh lý, giải thể chỉ chiếm 14,1% tổng số dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Cụ thể số dự án đang trong quá trình thanh lý: 11 dự án chiếm 3,9%, số dự án không triển khai: 10 dự án chiếm 3,5%, số dự án chậm triển khai: 07 dự án chiếm 2,5%. Số dự án xin tạm ngừng hoạt động: 02 dự án chiếm 0,7%. Số dự án đã triển khai sản xuất nhưng gặp nhiều khó khăn đang trong tình trạng ngừng hoạt động: 10 dự án chiếm 3,5%. Bảng 1: Thu hút FDI của 1 số tỉnh – thành phố tính đến 15/12/2009 STT Địa phương Dự án mới Tổng vốn đầu tư mới Số lượng (dự án) Tỉ trọng(%) Số vốn (triệu USD) Tỉ trọng(%) 1 TP.Hồ Chí Minh 318 37.90 984,4 6,02 2 Bà Rịa-Vũng Tàu 12 1.43 2,857.5 17,48 3 Hà Nội 219 26.10 413,9 2,53 4 Bình Dương 96 11.44 2.152,8 13,17 5 Hà Giang 2 0.24 3,4 0,02 6 Huế 3 0.36 26.8 0,16 7 Đà Nẵng 11 1,31 422,42 5,12,58 8 Bắc Ninh 10 1.19 277,13 1,70 9 Hải Phòng 18 2.15 48,97 0,30 10 Cả nước 839 100% 16.345,4 100% Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch và đầu tư Qua bảng trên, mặc dù tổng số dự án FDI đầu tư vào Hải Phòng trong năm 2009 là 18 dự án, cao hơn rất nhiều so với các địa phương khác như Bà Rịa – Vũng Tàu, Huế, Đà Nẵng, Bắc Ninh... nhưng tổng số vốn đầu tư thì ít hơn các địa phương đó rất nhiều lần. Tuy một số tập đoàn kinh tế lớn có thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đều đã có mặt tại Hải Phòng, nhưng phần lớn các dự án đều ở quy mô nhỏ. Các dự án được coi là lớn cũng chỉ từ vài chục đến hơn trăm triệu USD nhưng thành phố cũng không ít lần phải rút giấp phép đầu tư một số dự án không được triển khai. Hiện nay, trên địa bàn thành phố cũng đã xuất hiện những dự án quy mô khá lớn như dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng tổng hợp Sông Giá- Thuỷ Nguyên với tổng vốn đăng kí đầu tư gần 600 triệu USD… nhưng số dự án như thế vẫn còn rất hạn chế. 2.2.2. Tình hình thu hút FDI theo đối tác Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông, Hoa Kì… là những quốc gia và vùng lãnh thổ đứng đầu trong danh sách đầu tư vào thành phố Hải Phòng. Hàn Quốc là quốc gia có tổng vốn đầu tư vào thành phố Hải Phòng nhiều nhất với 909.003.500 USD, chiếm 21,70% tổng dòng vốn FDI vào thành phố; kế đến là Nhật Bản với tổng vốn đầu tư 811.833.989 USD, chiếm 19.38%; Đài Loan với 622.344.206 chiếm 14,86%; Hồng Kông với 337.930.000 chiếm 8.07%; Trung Quốc với 335.238.846 USD chiếm 8.00%. Hình 1: Kết quả thu hút FDI theo đối tác năm 2009 của Hải Phòng Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng Trong thời gian gần đây, các vấn đề được quan tâm chủ yếu của các đối tác đã có sự khác nhau rõ rệt. Và cũng vì thế mà xu hướng đầu tư vào các ngành, lĩnh vực cũng khác nhau. Nếu như các nhà đầu tư Nhật quan tâm tới các yếu tố sau khi đầu tư: sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ như công nghiệp sản xuất các linh, phụ kiện điện tử, xe máy; công nghiệp cơ bản và công nghệ cao; chi phí sản xuất thấp; nguồn lao động dồi dào; cơ sở hạ tầng tốt; hệ thống vận tải và phân phối thuận lợi; thì các nhà đầu tư Hàn Quốc thường có nhu cầu đầu tư trong ngành công nghiệp giải trí, kinh doanh bất động sản, cao ốc văn phòng và khu đô thị hiện đại; còn các nhà đầu tư Singapore lại thường quan tâm tới công nghiệp du lịch, công nghệ cao, y tế và giáo dục; các nhà đầu tư Mỹ và Châu Âu đầu tư nhiều vào lĩnh vực tin học và phần mềm, các dịch vụ ngân hàng vào bảo hiểm... 2.2.3. Tình hình thu hút vốn FDI theo hình thức đầu tư Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động theo chiều hướng xấu, thu hút FDI vào Hải Phòng vẫn tăng cao chưa từng thấy từ trước tới nay, cơ cấu theo hình thức đầu tư đã có sự thay đổi rõ rệt. Bảng 2: Thu hút FDI vào thành phố Hải Phòng theo hình thức đầu tư (tính đến hết tháng 12/2009) STT Hình thức đầu tư Dự án Tổng vốn đầu tư Số lượng (dự án) Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (tỷ USD) Tỷ trọng (%) 1 DNLD 78 27,66 1,655 39.51 2 DN 100% VNN 191 67,73 2.515 60.04 3 HĐHTKD 13 4,61 0.019 0,45 Tổng 282 100 4,189 100 Nguồn: Sở Kế hoạch – Đầu tư Thành phố Hải Phòng (Ghi chú: DNLD: doanh nghiệp liên doanh; DN 100% VNN: doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; HĐHTKD: hợp đồng hợp tác kinh doanh) Đáng chú ý, nếu như những năm trước đây thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố chủ yếu vào các KCN thuộc lĩnh vực công nghiệp thì bước sang năm 2008, xu hướng thu hút đầu tư FDI vào thành phố cảng lại tập trung chuyển sang lĩnh vực BĐS, xây dựng các khu đô thị, văn phòng cao ốc hiện đại cho thuê. Năm 2009, trong tổng nguồn vốn FDI vào Hải Phòng đạt gần 4,2 tỉ USD thì vốn đổ vào BĐS gần 0,6 tỉ USD chiếm 14.3% lượng vốn thu hút. Không riêng Hải Phòng, trong cả nước, xu hướng FDI đầu tư vào lĩnh vực BĐS đang tăng. Đây là điều tất yếu bởi sau một thời gian dài các dự án đầu tư vào phát triển công nghiệp thì nay cần phát triển đô thị và dịch vụ để hỗ trợ công nghiệp. Tuy các giao dịch BĐS của Hải Phòng không sôi động như các tỉnh- thành phố khác như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh nhưng Hải Phòng có nhiều tiềm năng và cơ hội lớn: cảng biển lớn nhất phía bắc, một loạt các dự án được chính phủ quan tâm đầu tư trên địa bàn thành phố như: dự án Cảng cửa Ngõ quốc tế Hải Phòng, đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng, khu kinh tế Đình Vũ- Cát Hải, cầu Đình Vũ- Cát Hải…và các dự án do thành phố đầu tư. 2.2.4. Tình hình thu hút vốn FDI theo ngành, lĩnh vực đầu tư Đối với các dự án cấp mới trong năm 2009, lĩnh vực dịch vụ, thương mại chiếm 26,6% về số dự án và 32,2% về số vốn đầu tư, lĩnh vực công nghiệp chiếm 70,21% về số dự án và 54,30% về số vốn đầu tư. Số dự án đầu tư trong lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn hơn các dự án sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp. Các dự án trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại tăng lên đã phù hợp với tiến trình mở cửa thị trường của Việt Nam khi gia nhập WTO, tuy nhiên số dự án này thu hút được lượng vốn đầu tư không lớn. Nguồn vốn đầu tư của năm nay chủ yếu xuất phát từ Châu Á: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Malaysia, Singapore, có một số dự án của Mỹ nhưng đa số đều là người Mỹ gốc Hoa, chưa có dự án của Châu Âu đầu tư tại thành phố Hải Phòng trong năm vừa qua. Cụ thể hơn, kết quả thu hút vốn FDI vào thành phố theo các lĩnh vực hoạt động được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3: Thu hút FDI vào Hải Phòng theo lĩnh vực hoạt động (năm 2009) STT Lĩnh vực đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư Số lượng Tỉ trọng (%) Số vốn (tỉ USD) Tỉ trọng (% ) 1 Công nghiệp 198 70,21 2,28 54,30 2 Dịch vụ - du lịch 29 10,28 1,612 38,39 3 Cơ sở hạ tầng 20 7,09 0.036 0,86 4 Giao thông - vận tải 8 2,85 0,036 0,86 5 Nông nghiệp 9 3,19 0,035 0,83 6 Thương mại 18 6,38 0,2 4,76 Tổng 282 100 4.199 100 Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng Hải Phòng là đô thị loại I, cấp quốc gia, theo tiêu chí phải đạt 85% dân số đô thị, song hiện nay, dân số đô thị của Hải Phòng chỉ là 41%. Nếu tính cả người nông thôn ra nội thành làm việc mới đạt 60%. Bởi vậy, thành phố vẫn chưa ưu tiên phát triển đô thị, nhiều dự án FDI vào thành phố trong lĩnh vực đô thị sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá và phù hợp với quy hoạch và mục tiêu phát triển. Mặt khác, đầu tư vào BĐS đòi hỏi phải có lượng vốn lớn. Do vậy, các dự án có số vốn hàng trăm triệu USD vào thành phố thời gian qua cũng như thời gian thực hiện các dự án về BĐS thường kéo dài là điều bình thường nhưng không phải ngay một lúc, lượng vốn FDI ồ ạt vào thành phố mà có thể gây nên sự mất cân bằng về cơ cấu kinh tế. 2.2.5. Đánh giá kết quả hoạt động thu hút FDI Là một trong những địa phương đi đầu trong đổi mới, mở cửa trong chiến lược phát triển kinh tế, Hải Phòng xứng đáng đứng trong “top" 5 địa phương thu hút được nhiều dự án, vốn đầu tư FDI vào địa bàn. a. Kết quả đạt được Hải Phòng luôn chú trọng tới công tác thu hút nguồn vốn FDI vào thành phố những năm qua. Sang thế kỷ XXI, Hải Phòng càng đẩy mạnh công tác thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy những năm đầu thực hiện, tổng vốn FDI được thu hút vào thành phố còn hạn chế, nhưng những năm sau đó, tổng nguồn vốn FDI đã có sự tăng vọt, đặc biệt trong năm 2008: Hình 2: Biểu đồ thu hút FDI vào Hải Phòng qua các năm Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng Đến năm 2005, Hải Phòng thu hút gần 2,1 tỉ USD vốn FDI. Với 34 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư với tổng mức vốn đăng kí trên 251 triệu USD, 18 dự án điều chỉnh tăng vốn trên 70 triệu USD, tổng vốn thu hút trên 322 triệu USD vốn ĐTNN. Đặc biệt, chỉ trong 7 tháng đầu năm 2007, thành phố đã cấp mới 6 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng kí đầu tư là 29,5 triệu USD, điều chỉnh tăng vốn đầu tư 5 dự án với số vốn điều chỉnh tăng là 35,5 triệu USD, tổng vốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 7 tháng này đạt 65 triệu USD, bằng 129% so với cùng kì năm 2006. Đến tháng 10 năm 2008, tổng số vốn đăng kí đầu tư của các dự án FDI mới và các dự án đăng kí tăng vốn vào Hải Phòng đã gần 1,3 tỉ USD, tăng gấp 5 lần so với cả năm 2007. Đây là kết quả thu hút cao nhất từ trước tới nay của thành phố. Trong đó, 34 dự án cấp mới với tổng số vốn đầu tư là 588.640.169 USD, số dự án điều chỉnh bổ sung tăng vốn đầu tư có 19 dự án với số vốn tăng thêm đạt 646.101.867 USD. Đáng chú ý có những dự án lớn đã được tăng vốn và khởi công là dự án của công ty TNHH Amco Mibeak Vina tăng vốn thêm 555 triệu USD xây dựng sân golf và khu nghỉ dưỡng Sông Giá - Thuỷ Nguyên, dự án của công ty cổ phần KCN Đình Vũ đầu tư 147 triệu USD để mở rộng KCN Đình Vũ giai đoạn 2, dự án của chi nhánh công ty TNHH GE Việt Nam đầu tư hơn 61 triệu USD (giai đoạn 1) sản xuất, lắp ráp phụ kiện… Theo kế hoạch năm 2009, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cần thu hút 1.000.000.000 USD, nhưng do tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh đến tình hình đầu tư nói chung, trong 10 tháng đầu năm 2009, số vốn đầu tư thu hút chỉ đạt 9,4% kế hoạch đã đề ra. Đến nay, thành phố đã có trên 282 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng kí đầu tư gần 4,2 tỉ USD. Trong đó, vốn đầu tư đưa vào thực hiện 1,89 tỉ USD đạt 45% tổng vốn đầu tư. Theo đánh giá chung, hầu hết các dự án FDI tại đây đều đúng mục đích, định hướng, đúng lĩnh vực đang khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài. Để có được kết quả này, Hải Phòng cũng đã trả giá rất nhiều cho một thời kì tồi tệ, thủ tục rườm rà, điều hành rắc rối, phiền nhiễu làm nhiều nhà đầu tư nản lòng quay gót. Từ đó, thành phố đã dành nhiều sự ưu ái cần thiết nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI hoạt động hiệu quả, đóng góp thiết thực vào công cuộc xây dựng, phát triển KT- XH luôn tăng trưởng ở mức cao. Trong đó phải kể đến các dự án không những thực hịên đầy đủ việc đưa vốn điều lệ, vốn đăng kí vào đầu tư, thực hiện cả vốn đăng kí như công ty liên doanh phát triển KCN Nomura, các công ty thuê mặt bằng trong KCN này như Yazaki, Toyota Boshuko, Toyoda Gosei, Pioneer… Giai đoạn gần đây nhất, việc thực hiện các chuyên đề theo niên hạn như “Cải cách hành chính", “năm doanh nghiệp", “Năm kỉ cương hiệu quả"… đã bắt đầu phát huy tác dụng. Các nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến Hải Phòng, coi đây là nơi tin cậy đầu tư vốn liếng, đặt nền tảng công cuộc làm ăn lâu dài. Hiện nay, có nhiều tập đoàn lớn đang xúc tiến đầu tư vào Hải Phòng như: Tập đoàn Semco (Singapore) sẽ đầu tư xây dựng khu đô thị công nghiệp mới rộng hàng ngàn ha tại Bắc Sông Cấm, tập đoàn Hồng Hải (Đài Loan) đầu tư xây dựng KCN công nghệ cao tại khu vực Tràng Cát. Mới đây nhất, thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc) đã chính thức đề nghị đầu tư một KCN Thâm Quyến tại Hải Phòng với quy mô khoảng 800 ha. Với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã mở rộng, một yêu cầu cấp thiết đặt ra với thành phố là làm thế nào để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư hoạt động một cách hiệu quả - trong đó các yếu tố như mặt bằng sạch, nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời gắn phát triển với bảo vệ môi trường. Việc hấp thụ có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ là một trong những công cụ hữu hiệu để đẩy nhanh tiến trình CNH- HĐH của thành phố. b. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân Thu hút FDI ở Hải Phòng những năm vừa qua đã thu được những thành tựu rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố này vẫn còn nhiều tồn tại. Trước hết nguồn vốn FDI vào các lĩnh vực vẫn chưa cân đối, tỷ trọng các dự án đầu tư vào dịch vụ còn quá nhỏ, đặc biệt là các dự án đầu tư vào các lĩnh vực Chính phủ ưu tiên thu hút như giáo dục, y tế; chưa có các trường học, bệnh viện đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu của người dân thành phố và các vùng lân cận. Việc thu hút nguồn vốn FDI cho phát triển kinh tế còn chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của thành phố. Nguyên nhân của hạn chế trên là nhà đầu tư nhận thức chưa đủ về tiềm năng, thế mạnh cũng như nhu cầu của các ngành, lĩnh vực. Giao thông giữa nội thành với ngoại thành và giữa thành phố với các tỉnh thành lân cận mới đang trong quá trình hoàn thiện. Nguồn nhân lực vốn có chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế về chất lượng của nhà đầu tư. Việc hỗ trợ giải phóng đền bù cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế còn chưa hiệu quả. Thực tế, thành phố vẫn đón tiếp nhiều đoàn doanh nghiệp nước ngoài đến tìm hiểu, xúc tiến đầu tư. Lãnh đạo cũng nhiều lần tổ chức đoàn đi nước ngoài kêu gọi, xúc tiến thương mại. Các chính sách vận động, thưởng vận động thu hút đầu tư cũng không thiếu. Nhưng cũng lạ là thực tế, sau khi xem xét phân tích, đánh giá… quá ít dự án FDI lớn nào muốn thực hiện ở Hải Phòng. Nguyên nhân là do đâu? Một trong những vướng mắc nhất khiến cho thu hút đầu tư nước ngoài của Hải Phòng chưa xứng với lợi thế vốn có của thành phố là khâu giải phóng mặt bằng. Thật vậy, đã có rất nhiều dự án đầu tư tại Hải Phòng đã bị “tắc” do không giải phóng được mặt bằng. Chẳng hạn công ty TNHH Phú Cường phải mất hơn 3 năm với trên 20 tỉ VND mới nhận được mặt bằng. Tương tự là dự án nhiệt điện Hải Phòng cũng mất tới 4 năm mới giải phóng xong mặt bằng một số hạng mục. Nhiều dự án khác cũng trong tình trạng tương tự: dự án của công ty TNHH Hiệp Phong đầu tư vào khu đô thị Olympia tại huyện Kiến Thụy, dự án xây dựng CSHT KCN Đồ Sơn, dự án Tràng Duệ,… đều chậm tiến độ do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Theo báo cáo của ban quản lý các KCN và KCX ở Hải Phòng, công tác thu hút FDI của thành phố những năm gần đây được đánh giá là khá lạc quan nhưng hiện thành phố vẫn "thiếu đất sạch, chưa quy hoạch, xây dựng những KCN đủ điều kiện để thu hút những dự án đầu tư lớn". Không những vậy, báo cáo còn khẳng định: nếu nhà đầu tư cần quỹ đất trên 500ha cho dự án thì sẽ khó mà đáp ứng được. Thiếu đất là vậy, nhưng Hải Phòng lại tồn tại một nghịch lý, trong khi các dự án này không thể triển khai vì thiếu mặt bằng sạch thì một số dự án khác lại có hiện tượng “chiếm đất, giữ chỗ". Tới nay, Hải Phòng đã và đang tiếp nhận nhiều dự án trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực phát triển đô thị, trong đó mỗi dự án sử dụng hàng chục đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn ha đất. Tuy nhiên trong khi hàng chục nghìn hộ nông dân không còn đất canh tác do phải trả đất cho Nhà nước để chuyển đổi mục đích sử dụng, thì có không ít dự án bất động sảnBĐS chậm được triển khai, có dấu hiệu “chiếm đất, giữ chỗ". Các dự án này thường tổ chức khá rầm rộ lễ khởi công, sau đó lại rơi vào tình trạng “bất động" kéo dài. Điển hình là dự án phát triển đô thị của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tại phường Tân Thành, quận Dương Kinh. Gần 40ha đất canh tác của nông dân đã được chuyển giao cho chủ đầu tư nhưng vẫn “bất động" từ hơn 10 năm nay, ngoại trừ có hơn hai lần “khởi công" rầm rộ báo hiệu việc thi công dự án. Trên diện tích gần 1ha ở đường Lê Thánh Tông, quận Ngô Quyền, một công ty dự định trong 21 tháng sẽ hoàn tất việc thi công và đưa vào sử dụng 5 tầng khối nhà Trung Tâm Thương Mại, văn phòng và căn hộ cao cấp tới 28 tầng. Tuy nhiên, sau gần 6 tháng "động thổ" hiện trường thi công dự án vẫn im lặng, chưa có dấu hiệu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31754.doc
Tài liệu liên quan