Sau khi tính được giá trị mỗi loại vật liệu xuất dùng cho sản xuất bán thành phẩm thông qua "Sổ theo dõi chi phí vật liệu của bán thành phẩm" (biểu số 04), số liệu ở biểu này được tính toán như sau:
Căn cứ vào tổng số lượng và số tiền của vật liệu thực tế dùng để sản xuất bán thành phẩm trong tháng (ở cột xuất của biểu số 03). Kế toán tiến hành tính chi phí NVL của từng bán thành phẩm bằng cách: lấy giá bình quân của từng loại vật liệu nhân với số lượng từng loại vật liệu đã được phân bổ cho từng loại bán thành phẩm theo "Bảng phân bổ NVL sử dụng theo đơn pha chế" (ở biểu 01)
Ví dụ: Tính giá trị than đen dùng để sản xuất mặt lốp mới.
Giá trị than đen dùng để sản xuất mặt lốp mới.
6.826,34 x 42.152kg = 287.743.881 đồng.
Như vậy, mỗi loại bán thành phẩm sử dụng bao nhiêu loại vật liệu ta tính giá trị cho bấy nhiêu loại vật liệu.
60 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3090 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cao su Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
do mất điện) thì số sản phẩm trên dây chuyền sẽ bị hỏng. Vì vậy đặc điểm công nghệ sản xuất dây chuyền được phân ra thành các công đoạn sản xuất.
Về tổ chức sản xuất: Công ty Cao Su Đà Nẵng tổ chức sản xuất theo mô hình công ty, trực thuộc công ty là các xí nghiệp, hiện nay công ty tổ chức thành 6 xí nghiệp.
a. Xí nghiệp Cán luyện:
Có nhiệm vụ sản xuất ra các loại bán thành phẩm theo các đơn pha chế để cung cấp cho các xí nghiệp sản xuất rảp. Xí nghiệp có 1 giám đốc, 1 thống kê, 1 kỹ sư công nghệ và 1 kỹ sư cơ khí . thống kê xí nghiệp có nhiệm vụ thống kê toàn bộ nguyên vật liệu nhận về thực tế đã đưa vào sản xuất bán thành phẩm và tổng số bán thành phẩm sản xuất được (về số lượng từng loại), theo dõi công lao động và tính toán chi tiết cho công nhân.
b. Xí nghiệp xăm lốp xe máy:
Có nhiệm vụ nhập bán thành phẩm liên quan đến sản xuất xăm lốp xê đạp, xe máy và các vật tư nguyên liệu khác, từ kho công ty về phục vụ cho sản xuất. Xí nghiệp có 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 1 thống kê và 3 trưởng ca. Thống kê xí nghiệp có nhiệm vụ thống kê số lượng bán thành phẩm, vật tư, nguyên liệu, nhận về thực tế đã đưa vào sản xuất thành phẩm, thống kê toàn bộ lượng sản phẩm sản xuất được để làm thủ tục nhập kho công ty, theo dõi lao động và sản phẩm theo công đoạn sản xuất để tính lương cho CBCNV xí nghiệp.
c. Xí nghiệp xăm lốp ôtô mới:
Có nhiệm vụ nhận bán thành phẩm từ xí nghiệp cán luyện và vật tư nguyên liệu khác từ kho công ty về sản xuất thành sản phẩm xăm lốp ôtô mới các loại. Xí nghiệp có giám đốc, phó giám đốc, 1 thống kê và 3 trưởng ca. Thống kê có nhiệm vụ thống kê toàn bộ số lượng bán thành phẩm, vật tư, nguyên liệu sử dụng trong tháng và số lượng sản phẩm xuất nhập kho, theo dõi công và lương sản phẩm cho cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp.
d. Xí nghiệp sản phẩm mới:
Có nhiệm vụ bán thành phẩm từ xí nghiệp cán luyện và vật tư nguyên liệu khác từ kho công ty về sản xuất ra sản phẩm cao su kỹ thuật theo đơn đặt hàng và sản phẩm phụ là các tấm lợp kích cỡ. Xí nghiệp có 1 giám đốc và 1 thống kê. Thống kê có nhiệm vụ thống kê toàn bộ bán thành phẩm và vật tư khác sử dụng thực tế vào sản xuất và số lượng sản phẩm nhập kho. Thống kê chuyên về theo dõi sản xuất.
e. Xí nghiệp đắp lốp ôtô:
Có nhiệm vụ nhận bán thành phẩm từ xí nghiệp cán luyện và vật tư nguyên liệu khác từ kho công ty để sản xuất sản phẩm (riêng phần đắp và hấp) thống kê số lượng lốp nhận của khách, ghi sổ từng quy cách và đắp xong nhập kho công ty, giao lại cho khách, xí nghiệp này không có giám đốc mà có phó giám đốc phụ trách sản xuất của công ty kiêm nhiệm.
f. Xí nghiệp cơ điện - năng lượng:
Có nhiệm vụ phục vụ sửa chữa và chế tạo mới khuôn mẫu và phụ tùng thay thế cho 1 xí nghiệp khác, cung cấp hơi, nhiệt cho các xí nghiệp trên sản xuất ra sản phẩm. Xí nghiệp này do phó giám đốc công ty kiêm nhiệm lãnh đạo xí nghiệp và 1 thống kê, 1 phó giám đốc. Xí nghiệp có 3 bộ phận chính:
- Bộ phận cung cấp hơi nhiệt: có nhiệm vụ nhận dầu đốt lò về cung cấp hơi nhiệt cho các xí nghiệp sản xuất, cuối tháng thống kê số lượng dầu tiêu thụ thực tế trong tháng.
- Bộ phận sửa chữa: bộ phận này được hạch toán riêng, khoán công việc, mỗi 1 phần việc đều có hợp đồng do phòng kỹ thuật, phòng tổ chức lao động.
- Bộ phận chế tạo mới: cũng như bộ phận sửa chữa được phép hạch toán riêng. Nhiệm vụ chủ yếu là chế tạo khuôn mẫu, các phụ tùng thay thế. Thống kê có nhiệm vụ theo dõi số lượng vật tư, nguyên vật liệu nhận từ kho công ty, theo dõi công lao động cho công nhân xí nghiệp.
* Tóm lại: Tổ chức sản xuất của công ty gồm có 6 xí nghiệp sản xuất, mục đích là từng bước giao quyền tự chủ cho từng xí nghiệp, nhưng hiện nay mới chỉ giao tiền lương cho từng xí nghiệp, còn các nhiệm vụ khác thì chưa giao. Do vậy chưa phát huy được hiệu quả và tính chủ động, tình trạng lãng phí vật tư còn phổ biến. Để khắc phục tình trạng này lãnh đạo công ty đề ra việc hạch toán nội bộ cho các xí nghiệp, trong đó hạch toán chi phí nguyên vật liệu, bán thành phẩm là chủ yếu, có chế độ thưởng phạt rõ ràng cho từng xí nghiệp.
Một số quy định công nghệ chính ở công ty Cao Su Đà Nẵng:
Mỗi loại sản phẩm của công ty có một quy trình sản xuất riêng. Mỗi sản phẩm lại sử dụng một bộ bán thành phẩm do xí nghiệp cán luyện sản xuất ra và coi bán thành phẩm như một số nguyên vật liệu chính khác đưa vào sản xuất sản phẩm. Để sản xuất ra bán thành phẩm xí nghiệp cán luyện phải theo đúng quy trình công nghệ sản xuất bán thành phẩm.
Công ty
Xí nghiệp
Cán luyện
Bộ phận SX lốp xe đạp
Bộ phận SX xăm xe đạp
Bộ phận SX xăm lốp xe máy
Bộ phận sản xuất lốp ôtô
Bộ phận SX sàm yếm ôtô
XN Xăm lốp xe đạp
Xí nghiệp
Xăm lốp ôtô
Các Xí nghiệp khác
Các tổ sản xuất
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SẢN XUẤT Ở CÔNG TY CAO SU
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ
Giám đốc
PGĐ
kỹ thuật
PGĐ
Sản xuất
PGĐ
Kinh doanh
KTT kiêm trưởng phòng TCKT
A
B
2
I
1
3
4
5
6
7
8
D
C
K
G
H
E
* Ghi chú:
A. Phòng kỹ thuật cơ năng 1. Xí nghiệp cán luyện
B. Phòng kỹ thuật công nghệ 2. XN cơ điện năng lượng
C. Phòng kế hoạch kinh doanh 3. XN xăm lốp xe đạp, xe máy
D. Phòng cung cấp xuất nhập khẩu 4. Xí nghiệp xăm lốp ôtô mới
E. Phgòng tài chính kế toán 5. Các xí nghiệp khác
G. Phòng tổ chức lao động 6. Cửa hàng trung tâm
H. Phòng KCS 7. Chi nhánh DRC miền Bắc
I. Ban an toàn 7. Chi nhánh DRC miền Nam
K. Đội bảo vệ công ty
Các nét liền nối biểu hiện phân công, phân nhiệm trực tiếp. Ngoài ra có mối quan hệ qua lại cùng cấp và dưới sự lãnh đạo của cấp trên.
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý:
a. Đặc điểm:
Căn cứ vào đặc đfiểm sản xuất, hình thức tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm mà công ty hình thành cơ cấu tổ chức quản lý gồm các bộ phận phòng ban và được phân cấp một số trách nhiệm và quyền hạn nhất định nhămg đảm bảo thực hiện chức năng quản lý sản xuất một cách trọn vẹn.
b. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý: bao gồm:
- Giám đốc là người điều hành cao nhất, toàn quyền quyết định mọi vấn đề trong công ty và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi mặt hoạt động của công ty.
- Các phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc theo từng lĩnh vực chuyên môn, được giám đốc uỷ quyền chỉ dạo trực tiếp các phòng ban các xí nghiệp sản xuất theo từng lĩnh vực được phân công. Hàng tuần có trách nhiệm báo cáo với giám đốc tình hình sản xuất, tình hình quản lý và doanh thu tại các bộ phận mà các phó giám đốc chịu trách nhiệm chính.
- Các phòng ban, các xí nghiệp , chi nhanh: có trách nhiệm tổ chức bộ máy của mình về lqs kinh tế, quản lý kỹ thuật chuyên môn, để hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty thuộc mình đảm nhiệm.
Việc thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty đảm bảo tính chặt chẽ có hệ thống, các cấp điều hành hiểu rõ trách nhiệm quyền hạn, nghĩa vụ và quyền lợi của mình, tạo mọi điều kiện chủ động và sáng tạo trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty.
4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán:
a. Tổ chức bộ máy kế toán: Căn cứ vào quy mô đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý kinh tế tài chính của đơn vị, căn cứ vào khối lượng công việc kế toán, công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Tất cả các công việc như kiểm tra phân loại chứng từ gốc, định khoản kế toán, ghi sổ chi tiết và tổng hợp, hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất, lập báo cáo kế toán... đều tập trung ở phòng kế toán tài chính.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp
Phó phòng kế toán kiêm KT giá thành, kế toán XDCB
Thủ
quỹ
Kế toán thanh toán kiêm kế toán TSCĐ
Kế toán tiêu thụ kiêm kế toán tiền lương và BHXH
Kế toán vật liệu kiêm thống kê tổng hợp
Các thống kê xí nghiệp
Các kế toán chi nhánh
* Chức năng nhiệm vụ của từng kế toán:
- Phòng kế toán tài vụ có trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức các thông tin kinh tế hạch toán kinh tế nội bộ, quyết toán việc thực hiện các kế hoạch sản xuất, phân tích hoạt động kinh tế, thực hiện đúng chế độ kế toán của Nhà nước. Định kỳ lập báo cáo kế toán kiểm tra chế độ hạch toán, chế độ quản lý tài chính, đề xuất tham mưu cho giám đốc các phương án sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả.
- Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm phụ trách phòng kế toán tài vụ , kế toán trưởng kiêm phần kế toán tổng hợp.
- Phó phòng Kế toán : là người giúp việc cho kế toán trưởng, phụ trách công tác tài chính và kiêm kế toán giá thành.
- Nhân viên của phòng kế toán: được chia phụ trách từng phần hành công việc theo hướng chuyên môn hoá gồm các khâu:
+ KẾ TOÁN tiêu thụ kiêm tiền lương và BHXH.
+ Kế toán thanh toán kiêm kế toán TSCĐ.
+ Kt nguyên vật liệu kiêm thống kê tổng hợp.
Các chi nhánh kế toán có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu mua vật tư và tiêu thụ sản phẩm, thu tiền bán hàng định kỳ hàng tháng về đối chiếu số liệu với phòng kế toán công ty, thanh toán công nợ.
b. Tổ chức bộ sổ kế toán:
Công ty Cao Su áp dụng hình thức nhật ký chứng từ cho công tác kế toán vì hình thức này phù hợp với loại hình kế toán của công ty. Theo hình thức này các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày được phản ánh trên chứng từ gốc, từ chứng từ gốc được ghi thẳng vào nhật ký hoặc chứng từ gốc ghi vào bảng kê, từ bảng kê ghi vào nhật ký chứng từ. Mỗi nhật ký chứng từ dùng cho một hoặc nhiều tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau hoặc có mối quan hệ đối ứng mật thiết với nhau. Từ nhật ký chứng từ ghi vào sổ cái, sổ cái làm căn cứ để lập báo cáo kế toán. Ngoài việc sử dụng bảng kê, nhật ký chứng từ, sổ cái kế toán còn sử dụng một số sổ chi tiết, sổ tổng hợp chi tiết để phục vụ cho công tác quản lý chung, tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm. Với loại sổ này các chi phí phát sinh trên chứng từ gốc được ghi vào sổ chi tiết. Cuối tháng ghi vào sổ tổng hợp, sổ tổng hợp chi tiết làm căn cứ báo cáo định kỳ.
SƠ ĐỒ HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN
Chứng từ gốc
Nhật ký chứng từ
Sổ cái
Báo cáo kế toán
Bảng kê, bảng phân bổ
Sổ chi tiết từ
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
III. TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CAO SU ĐÀ NẴNG :
1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cao Su Đà Nẵng:
Với loại hình sản xuất hàng loạt, khối lượng lớn, quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục, có sản xuất bán thành phẩm và tiếp tục chuyển sang giai đoạn sản xuất tiếp theo. Nên đối tượng tập hợp chi phí là từng giai đoạn công nghệ sản xuất ra bán thành phẩm và sản phẩm. Đối tượng tính giá thành chủ yếu là sản phẩm hoàn thành.
Phương pháp tính giá thành là phương pháp phân bước:
Kỳ tính giá thành được tính theo từng tháng.
2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành bán thành phẩm:
A. Tập hợp chi phí sản xuất:
Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong tháng xí nghiệp cán luyện tiến hành sản xuất bán thành phẩm thích hợp và cân đối về mặt số lượng sản xuất để phục vụ đủ cho việc sản xuất sản phẩm.
Ứng với mỗi loại bán thành phẩm có một đơn pha chế riêng biệt do phòng kỹ thuật công nghệ cung cấp, chi phí NVL sản xuất ra bán thành phẩm được tính như sau:
Chi phí NVL sản xuất bán thành phẩm
=
Số lượng NVL xuất dùng
x
Đơn giá bình quân thực tế NVL
a.1. Số lượng nguyên vật liệu xuất dùng:
Số lượng nguyên vật liệu thực tế sử dụng do thống kê xí nghiệp cán luyện tổng hợp đưa lên hàng tháng, so sánh với số lượng NVL theo đơn pha chế (số lượng này do phòng kỹ thuật công nghệ tính toán tổng hợp lại từ đơn pha chế ).
Kế toán thực hiện việc phân bổ NVL thực tế sử dụng cho các bán thành phẩm bằng tiêu thức tỷ lệ với đơn pha chế bán thành phẩm thông qua bảng "Phân bổ NVL sử dụng theo đơn pha chế cho từng loại bán thành phẩm" (Biểu số 01).
a.2. Đơn giá NVL xuất dùng cho sản xuất được tính như sau:
Trước hết tínhNVL xí nghiệp nhập trong tháng, thông qua bảng tính giá thực tế nhập kho xí nghiệp. Căn cứ vào số lượng NVL tại kho công ty thực chất xuất kho xí nghiệp (xuất theo đơn đã được đối chiếu) trong tháng, kế toán vật liệu tính giá trị NVL xuất theo giá bình quân cột tổng cộng thông qua biểu (Biểu số 02).
Số liệu ở biểu số 3 được kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành kế toán tính toán như sau:
Đơn giá thực tế bình quân
=
Trị giá thực tế NL,VL tồn ĐK+ Tổng trị giá NL,VL nhập trong kỳ
Số lượng NL,VL tồn ĐK + Tổng số lượng NL,VL nhập trong kỳ
Do đó
Giá thực tế của NL,VL xuất trong kỳ
=
Số lượng NL,VL xuất trong kỳ
x
Đơn giá thực tế bình quân
Ví dụ: Tính đơn giá bình quân của 1kg than đen xuất dùng trong tháng và trị giá than đen xuất dùng trong tháng ở biểu số 03 như sau:
Đơn giá bình quân 1kg than đen xuất dùng
=
13.663.231 + 554.527.426
= 6.826,34
2.008 + 81.227
Giá trị then đen (xuất dùng trong tháng) = 80.766 x 6.826,34
= 551.336.176.
Các loại vật liệu khác đều cũng được tính toán như vậy:
B. Tính giá thành bán thành phẩm:
Sau khi tính được giá trị mỗi loại vật liệu xuất dùng cho sản xuất bán thành phẩm thông qua "Sổ theo dõi chi phí vật liệu của bán thành phẩm" (biểu số 04), số liệu ở biểu này được tính toán như sau:
Căn cứ vào tổng số lượng và số tiền của vật liệu thực tế dùng để sản xuất bán thành phẩm trong tháng (ở cột xuất của biểu số 03). Kế toán tiến hành tính chi phí NVL của từng bán thành phẩm bằng cách: lấy giá bình quân của từng loại vật liệu nhân với số lượng từng loại vật liệu đã được phân bổ cho từng loại bán thành phẩm theo "Bảng phân bổ NVL sử dụng theo đơn pha chế" (ở biểu 01)
Ví dụ: Tính giá trị than đen dùng để sản xuất mặt lốp mới.
Giá trị than đen dùng để sản xuất mặt lốp mới.
6.826,34 x 42.152kg = 287.743.881 đồng.
Như vậy, mỗi loại bán thành phẩm sử dụng bao nhiêu loại vật liệu ta tính giá trị cho bấy nhiêu loại vật liệu.
a. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Kế toán chi phí NVL chính: như đã trình bày ở trên, bán thành phẩm do xí nghiệp cán luyện sản xuất đưa vào giai đoạn sản xuất sản phẩm được coi như là NVL chính để sản xuất ra sản phẩm.
Số lượng bán thành phẩm sử dụng trong tháng được xác định bằng số liệu thống kê hàng tháng thông qua "bảng phân bổ bán thành phẩm, nguyên vật liệu" sử dụng cho sản xuất sản phẩm (BIểu số 05)
Đơn giá bán thành phẩm xuất dùng trong tháng được xác định theo phương pháp giá bình quân thông qua "Sổ theo dõi nhập - xuất - tồn bán thành phẩm" (Biểu số 06) trong tháng.
Cách tính như sau:
Đơn giá bán thành phẩm bình quân xuất dùng trong tháng
=
Giá trị BTP tồn đầu tháng + Giá trị BTP nhập trong tháng
Số lượng BTP tồn đầu tháng + Số lượng BTP nhập trong tháng
Giá trị BTP xuất dùng trong tháng
=
Số lượng BTP xuất dùng trong tháng
x
Đơn giá bình quân
Giá trị bán thành phẩm nhập trong tháng chính là giá thành sản xuất bán thành phẩm đó trong tháng. Số liệu được lấy ở dòng tổng cộng của mỗi loại bán thành phẩm trong (biểu số 04) "Sổ theo dõi chi phí NVL của bán thành phẩm" còn về lương bán thành phẩm nhập trong tháng do thủ kho bán thành phẩm của công ty đưa số liệu lên.
Cụ thể như cách tính toán sau:
Đơn giá bình quân 1kg than đen xuất dùng trong tháng
=
252.118.755 + 1.802.753.913
= 11.865,95đ
22.229 + 151.029
Giá trị mặt lốp mới xuất dùng = 142.512 x 11.865,95 = 1.691.041.692đ.
Trong tháng, sau khi xác định được giá trị của từng loại bán thành phẩm dùng vào sản xuất và tổng giá trị bán thành phẩm xuất dùng trong tháng, kế toán văn cứ vào bảngphân bổ bán thành phẩm, nguyên vật liệu (Biểu số 05) để tiến hành phân bổ giá trị của từng loại bán thành phẩm cho từng sản phẩm thông qua "Sổ phân bổ bán thành phẩm cho từng sản phẩm" (Biểu số 07). Cột tổng cộng của biểu số 07 chính là cột xuất dùng trong kỳ của biểu số 06. Phân bổ giá trị của mỗi loại bán thành phẩm cho từng sản phẩm, kế toán căn cứ vào lượng đã được phân bổ ở biểu số 05 nhân với đơn giá của bán thành phẩm đó.
- Kế toán chi phí vật liệu khác: để sản xuất ra sản phẩm, ngoài bán thành phẩm, sản phẩm của công ty còn cần nhiều loại NVL khác như: vải ôtô, vải phin, thép fi 10, PE bọc lốp, thùng các ton... và các vật liệu dùng để đốt lò lưu hoá sản phẩm. Để theo dõi các chi phí này kế toán thông qua "Sổ theo dõi nhập - xuất - tông, vải, kim loại, vật liệu khác, nhiên liệu" (Biểu số 08).
Hàng tháng kế toán giá thành căn cứ vào số lượng vật liệu dệt, vật liệu kim loại, vật liệu khác, nhiên liệu... xuất kho công ty cho các xí nghiệp (xuất theo định mức). Và số tiền (cột tổng cộng ở biểu 02) ghi vào cột nhập trong kỳ cộng tồn cuối kỳ (Về lượng), từ đó lượng xuất trong kỳ được tính toán như sau:
Số lượng xuất trong kỳ = SLtồn đầu kỳ + SL nhập trong kỳ - SL tồn cuối kỳ.
Đơn giá xuất trong kỳ được tính theo đơn giá bình quân:
Giá trị NVL xuất dùng trongkỳ = Số lương NVL xuất x Đơn giá xuất.
Sau khi tổng hợp chi phí NVL khác xuất dùng trong tháng, kế toán tiến hành phân bổ NVL khác cho từng sản phẩm thông qua bảng "Phân bổ nguyên vật liệu khác cho từng sản phẩm" (Biểu số 09) .
Trong biểu 09, về lượng mỗi loại vật liệu phân bổ cho từng sản phẩm được lấy ở bảng phân bổ bán thành phẩm, NVL cho sản phẩm (ở biểu 05), đơn giá được lấy ở biểu 08. Cách phân bổ cho từng sản phẩm như biểu 07 "Phân bổ bán thành phẩm cho từng sản phẩm".
Vi dụ: Giá trị vải ôtô xuất dùng cho lốp 1.200 - 200.
8.019 x 56.323,96 = 451.661.835 đồng.
Tổng cộng giá trị của cac s NVL phân bổ cho từng sản phẩm, kế toán cộng thêm phần chi phí về bán tỏ phân bổ cho sản phẩm đó (lấy ở dòng tổng cộng của mỗi sản phẩm ở biểu 07). Dòng tổng cộng chính là tổng chi phí về NVL phân bổ vào giá thành sản phẩm đó.
- Kế toán chi phí nhiên liệu: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành xác định tổng chi phí nhiên liệu xuất dùng vào sản xuất thông qua biểu số 08 "Sổ theo dõi nhập - xuất - tồn vải, kim loại, vật liệu khác, nhiên liệu"
Sau đó căn cứ vào số tiền đã được xác định và lượng phân bổ cho từng sản phẩm thông qua "Bảng phân bổ nhiên liệu" (Cở biểu số 10).
b. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp:
Các sản phẩm của công ty luôn tồn tại ở 2 loại đơn giá lương, đó là đơn giá tiền lương thực tế áp dụng để trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất và đơn giá tiền lương xây dựng với cấp trên, đồng thời được sử dụng để xác định tổng số chi phí tiền lương hạch toán vào giá thành sản phẩm trong tháng. Vì vậy tổng số tiền lương được tính vào gtfspr hàng tháng thường lớn hơn tổng số tiền lương thực tế đã trả trong tháng. Sở dĩ có khoản chênh lệch này là để bù đắp thu nhập khi công ty gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, góp phần ổn định đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Hàng tháng kế toán tiền lương căn cứ vào sản lượng thực tế nhập kho và một số khoản thực tế đã trả, lập "Bảng phân bổ tiền lương, BHXH và giá thành sản phẩm" (Biểu số 11). Kế toán tiền lương trích 19% BHXH.
Tổng lương cơ bản : 246.115.079 đồng.
15% BHXH theo lương cơ bản : 26.049.168 đồng.
2% BHYT theo lương cơ bản : 3.473.220 đồng.
1% KPCĐ theo lương cơ bản : 17.239.477 đồng.
Vậy tổng BHXH phải tính trong tháng 5/1999 là 46.761.865 đồng.
Sau khi nhận bảng tổng hợp của kế toán tiền lương, kế toán giá thành tách riêng phần tiền lương và BHXH đã tính trực tiếp cho các sản phẩm và cộng các chi phí tiền lương và BHXH của công nhân sản xuất xí nghiệp cán luyện, cơ điện... rồi phân bổ lại cho từng sản phẩm theo tiêu chức tỷ lệ với tiền lương đã tính trực tiếp thông qua biểu 12 "bảng phân bổ tiền lương và BHXH"
c. Kế toán chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung của công ty được tính toán tập hợp chi phí và tính giá thành chia thành hai loại để theo dõi và phân bổ sản phẩm đó là chi phí năng lượng phân bổ cho các loại sản phẩm theo định mức và chi phí khác phân bổ cho các sản phẩm theo tiêu thức tiền lương.
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành xác định chi phí năng lượng dùng vào sản xuất thông qua số chữ điện của Sở điện của tháng đó nhân với đơn giá điện (nghĩa là tổng số tiền phải trả cho sở điện). Kế toán phân bổ cho từng sản phẩm theo tỷ lệ với số chữ điện thực tế công ty dùng, được phòng công nghệ thể hiện ở biểu số 05 "Bảng phân bổ bán thành phẩm, NVL cho từng sản phẩm". Số chữ điện ở công ty với số chữ điện của Sở điện thường xuyên có sự chênh lệch nhau do Sở điện đọc đồng hồ điện không cùng ngày với công ty. Kế toán phân bổ tiền điện cho từng sản phẩm thông qua "Bảng phân bổ chi phí năng lượng cho từng sản phẩm" (biểu số 13).
d. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp:
Các chi phí này được kế toán căn cứ vào bảng phân bổ số 1, 2, 3 các bảng kê và các nhật ký chứng từ có liên quan để ghi vào các cột và cung cấp dòng cho phù hpựp với bảng kê số 4 (Biểu số 14) .
Từ số liệu tậop hợp được chi phí sản xuất chung ở bảng kê số 4, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tiến hành phân bổ cho từng đối tượng sử dụng, theo tiêu thức tỷ lệ với tiền lương tính vào giá thành sản phẩm. Bước phân bổ này được kế toán tiến hành ngay trên sổ tổng hợp giá thành thực tế. Tổng giá trị phân bổ theo tiêu thức tiền lương là số tổng cộng đã tập hợp được ở sổ theo dõi chi phí sản xuất chung đã trừ đi phần chi phí năng lượng tập hợp ở TK 335.
e. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang:
Để xác định lượng bán thành phẩm, nguyên vật liệu dùng vào sản xuất sản phẩm, hàng tháng, cuối mỗi tháng đại diện phòng tài vụ công ty và thống kê các xí nghiệp tiến hành kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang, Sản phẩm dở dang của công ty bao gồm: bán thành phẩm đang làm dỡ trên các công đoạn sản xuất, bán thành phẩm tồn kho ở các xí nghiệp, các sản phẩm dở dang chưa đến công đoạn cuối.
Ví dụ: Lốp ôtô chỉ mới hình thành nhưng chưa đắp mặt lốp các ống vải vừa mới hoàn thành giai đoạn dán ống... nhưng đều đang ở các mức độ hoàn thành khác nhau. Bằng việc cân, đo, đếm ở từng xí nghiệp, trên từng dây chuyền và căn cứ vào định mức tiêu hao bán thành phẩm, NVL nhóm kiểm kê tiến hành quy đổi sản phẩm dở dang về dưới dạng bán thành phẩm, NVL ban đầu như: kg bán thành phẩm, kg vải ôtô, hoặc mét vải phin...
Sau đó lập biểu bảng kê cuối tháng cho từng xí nghiệp. Biên bản kiểm kê hàng tháng được định mức kỹ thuật công nghệ công ty tổng hợp lại từ các xí nghiệp để tính ra số lượng bán thành phẩm, NVL tồn của công ty.
Sau khi tính được số lượng bán thành phẩm, nguyên vật liệu dở dang cuối kỳ (số lượng bán thành phẩm, NVL tồn cuối kỳ) ta tính được lượng váb thành phẩm , nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất trong tháng.
Số lượng BTP, NVL xuất dùng cho SX trong tháng
=
Số lượng NVL, BTP tồn đầu kỳ
+
Số lượng BTP,NVL nhập trong kỳ (SL nhận từ kho công ty trong tháng)
±
Số lượng NVL, BTP tồn kho cuối đầu kỳ
Sau khi xác định được số lượng bán thành phẩm, nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất trong tháng, định mức công nghệ, công ty tiến hành phân bổ cho từng sản phẩm thông qua "Bảng phân bổ bán thành phẩm, NVL" (Biểu số 05)
Số liệu ở biểu 05 đã được đối chiếu giữa xí nghiệp với xí nghiệp, giữa kho với xí nghiệp và được phòng công nghệ phân bổ cho từng loại sản phẩm dựa trên định mức đã được ban hành (Cứ 1064 chiế lốp ôtô 1200-20: cần36.946kg bán thành phẩm MLM, 14.758kg bán thành phẩm TT...)
f. Phương pháp tính giá thành sản phẩm:
Trên cơ sở các chi phí sản xuất và tập hợp và đã phân bổ cho từng sản phẩm, kế toán giá thành tổng hợp lại thông qua "Sổ tổng hợp giá thành thực tế" (biểu số15) .
BIỂU SỐ 1
Trích : BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU THEO ĐƠN PHA CHẾ
Tháng 5 năm 2004 ĐVT : Kg
Tên NVL
TÊN BÁN THÀNH PHẨM
Tổng NVL sử dụng
M/m
TT
TN
DD
Săm ô tô
MLXĐ đen
MLXĐ đỏ
....
Than đen
42.152
11.216
8.036
1.787
2,943
.......
80.766
Xúc tiến M
26,4
59,72
17,48
.......
220
Xúc tiến DM
144,6
69,7
6,84
13,04
.......
444
Phòng lão RD
935,4
359,2
215,8
97,2
35,4
115,24
25,16
.......
2.530
A. Stearic
2.322,2
708
431,06
115
70,8
233
49,6
.......
5.177
Kẽm nội
623,9
.......
647
Kẽm xạ hiếm
4.676,7
2.863,8
1.084
366
175,5
176,8
.......
12.270
Lưu huỳnh
1.767,69
752,1
452,1
96,9
322
64,4
.......
4.872
Phòng lão 4010
1.872,4
359,2
215,8
35,46
.......
2.578
Dầu F.112
3.688
1.334
829
397
653
50
.......
10.200
.......
.......
.......
.......
.......
.......
......
.......
.......
.....
Cao su cốm 1
70.814,3
26.832
17.254
2.288
2.503
.......
142.750,3
Cao su cốm 3
4.509
8.425
.......
25.897
Cao su CKC
8.738
3.578
.......
14.619
Cao su BR40
22.700
4.260
.......
32.144
.......
.......
.......
.......
.......
.......
.......
.......
.......
.......
Biểu số 2: Trích: NVL XUẤT VÀO GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Tháng 5 năm 2004
Tên vật tư
Tiền theo hoá đơn
Vận chuyển
Tổng số tiền
Lương
Tiền
1. Cao su các loại
2.810.468.231
7.962.978
2.818.431.209
- Cốm 1
138.533,33
1.766.294.448
5.004.489
1.771.298.937
- Tờ 1
10.800
125.050.012
354.307
125.404.319
- Cốm 3
25.500
278.883.909
790.169
279.674.078
- CKC
14.000
144.692.436
409.961
145.102.397
-BR40
33.388
458.338.168
1.298.621
459.363.789
.....
.....
.....
.....
.....
2. Hoá chất các loại
1.228.141.128
3.479.724
1.231.620.852
- Xúc tiến M
220
6.603.396
18.709
6.622.105
- Xúc tiến DM
400
13.213.514
37.438
13.250.952
- Lưu huỳnh
4.750
16.673.471
47.241
16.720
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cao Su Đà Nẵng.doc