MỤC LỤC
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1
I. Khái niệm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1
1. Chi phí sản xuất 1
2. Giá thành sản xuất 2
3. Nhiệm vụ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3
4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3
II. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành 4
1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 4
2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm 6
III. Hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất 8
1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 8
2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 9
3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 10
4. Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 12
IV. Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang 14
1.Tổng hợp chi phí sản xuất 14
2. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 15
3. Tính giá thành sản phẩm 16
PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG 18
A. Giới thiệu tổng quát về Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 18
I. Quá trình hình thành và phát triển 18
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 18
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 19
II. Đặc điểm hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 20
1. Mặt hàng kinh doanh 20
2. Thị trường tiêu thụ 20
3. Đặc điểm quy trình chế biến sản xuất tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 20
4. Tổ chức sản xuất ở Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 22
III. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 23
1. Tổ chức bộ máy quản lý 23
2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận 23
3. Tổ chức công tác kế toán tại công ty 25
4. Một số chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp 26
B. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 27
I. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 27
1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 27
2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm 27
II. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 28
1. Chứng từ sử dụng 28
2. Tài khoản sử dụng 28
3. Sổ sách sử dụng 28
III. Hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phẩn Nhựa Đà Nẵng 29
1. Hạch toán và phân bổ chi phí NVL trực tiếp 29
2. Hạch toán và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp 33
3. Hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất chung 38
4. Tập hợp chi phí sản xuất 42
5. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm 43
PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG 46
I. Nhận xét chung về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 46
1. Ưu điểm 46
2. Nhược điểm 46
II. Một số ý kiến đóng góp cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 47
1. Về công tác kế toán 47
2. Đối với chi phí NVL trực tiếp 47
3. Đối với chi phí nhân công trực tiếp 47
4. Đối với chi phí sản xuất chung 47
5. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 48
6. Một số biện pháp đóng góp nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm 48
KẾT LUẬN 50
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4269 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phẩm dở dang chỉ gồm chi phí nguyên vật liệu chính
+
Chi phí sản xuất Chi phí NVL chính Số lượng
=
x
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ thực tế sử dụng trong kỳ sản phẩm
+
dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm Số lượng sản phẩm dở dang
hoàn thành trong kỳ dở dang cuối kỳ cuối kỳ
2.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
- Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương với mức độ hoàn thành thực tế gắn liền với tất cả các khoản mục cấu thành giá thành sản phẩm
- Trong chi phí sản xuất dở dang bao gồm đầy đủ các khoản mục chi phí, từng khoản mục được xác định trên cơ sở quy đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành theo mức độ hoàn thành thực tế. Ta có công thức:
+
Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Số lượng sản phẩm
x
+
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ
dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm Số lượng sản phẩm quy đổi thành sản
hoàn thành trong kỳ dở dang cuối kỳ phẩm hoàn thành
2.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo 50 % chi phí chế biến
Phương pháp này tương đương như phương pháp đánh giá theo ước lượng hoàn thành tương đương với tỷ lệ 50%.
2.4 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức ( hoặc chi phí kế hoạch)
Phương pháp này được áp dụng trên cơ sở giá thành định mức cho từng nhân công, từng chi tiết, từng bộ phận, kết cấu của sản phẩm.
Căn cứ vào đó để xác định chi phí của sản phẩm dở dang, phương pháp này đòi hỏi phải xác định mức chi phí hoàn chỉnh.
3. Tính giá thành sản phẩm
3.1 Đối với doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn
Đối với doanh nghiệp này thường chỉ sản xuất một hoặc vài mặt hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, ít sản phẩm dở dang thì thường tính giá thành theo phương pháp trực tiếp.
3.2 Đối với doanh nghiệp sản xuất phức tạp
Những doanh nghiệp này có quy trình sản xuất phức tạp, sản xuất một hoặc nhiều sản phẩm có quy trình công nghệ phức tạp, kiểu chế biến liên tục thì tính giá thành theo phương pháp phân bước.
3.3 Đối với các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng
Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành là đơn đặt hàng, dó đó có thể dùng phương pháp giản đơn để tính giá thành.
Tóm tắt phần I: Trong phần I chủ yếu giới thiệu khái quát về cơ sở lý luận về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất bao gồm: các khái niệm và cách phân loại về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, ý nghĩa và nhiệm vụ của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, việc hạch toán và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Trong phần I còn giới thiệu một số công thức chủ yếu liên quan đến việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Tóm lại, qua phần I ta có thể nắm được một số công thức tính chi phí, giá thành và việc phân bổ chi phí thích hợp để dễ dàng trong việc tính giá thành sản phẩm.
PHẦN II
THỰC TRẠNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG
A. Giới thiệu tổng quát về Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng
Năm 1976, theo Quyết định số 866/QĐUB ngày 22/11/1976 do UBND tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng (cũ) ký thành lập Xí nghiệp Nhựa Đà Nẵng, với diện tích 500m2.
Khi mới thành lập, Xí nghiệp chỉ có 15 lao động, trang bị máy móc còn thô sơ lạc hậu. Nhiệm vụ ban đầu Xí nghiệp là tái chế phế liệu, và nguồn vốn sử dụng chủ yếu là vốn vay. Đến năm 1978, để đáp ứng về công tác sản xuất, Xí nghiệp đã đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất mới trên đường Trần Cao Vân – Thành phố Đà Nẵng. Đến năm 1981, công trình mới được hoàn tất và đưa vào sử dụng.
Cùng với sự vận động để hoà nhập nền kinh tế thị trường, Xí nghiệp thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu một số sản phẩm theo giấy phép kinh doanh do Bộ Thương Mại cấp ngày 16/02/1992, theo Quyết định số 1844/QĐUB của UBND tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng ngày 29/11/1993. Xí nghiệp trở thành doanh nghiệp Nhà nước với tên giao dịch là PLASTIC Đà Nẵng.
Nằm trong xu hướng vân động chung của nền kinh tế và yêu cầu cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Nhựa đã chính thức trở thành Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng ngày 04/08/2000 theo Quyết định số 90/2000/QĐ-TTG và quyết định số 03/2000/NĐCP ngày 03/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ.
Vốn điều lệ của Công ty tại thời điểm thành lập là 15.872.800.000đ, được chia thành 158.728 cổ phần sở hữu của 406 cổ đông. Trong đó bao gồm 2 cổ đông Nhà nước chiếm tỷ lệ 31.5%, 274 cổ đông Công ty chiếm 27.33% và 130 cổ đông bên ngoài chiếm 41.17%.
Ngày 09/11/2001, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép phát hành chứng khoán ra công chúng cho Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng. Loại chứng khoán mà Công ty phát hành là cổ phiếu gồm 2 loại: cổ phiếu ghi tên và cổ phiếu không ghi tên.
Qua 25 năm hoạt động và không ngừng phát triển, Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng đã khắc phục được khó khăn và từng bước đi lên mở rộng quy mô và đáp ứng nhu cầu về sản xuất, sản phẩm Nhựa của Công ty dần thay thế hàng ngoại nhập và mở rộng xuất khẩu ra thị trường Quốc tế.
Hiện nay, Công ty đang mở rộng liên doanh với nước ngoài để sản xuất bao bì các loại, đặc biệt là túi xốp cao cấp cho xuất khẩu, liên doanh sản xuất khung cửa nhôm cao cấp, mở rộng dây chuyền sản xuất ống nước, đầu tư dây chuyền sản xuất bao bì ciment. Đặc biệt, đây là Công ty độc quyền cung cấp nhựa HDPE cho chương trình “cung cấp nước sạch cho nông thôn” của UNICEF với doanh thu trung bình 2 triệu USD/năm. Đồng thời Công ty còn ký hợp đồng dài hạn sản xuất bao bì ciment với Công ty ciment Hải Vân, Chinfon…
Sau khi cổ phần hoá, Công ty hoạt động ngày càng hiệu quả. Đồng thời cùng với sự nổ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, sản phẩm của Công ty luôn được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền, đạt huân chương lao động hạng I,II,III và Bằng khen đơn vị dẫn đầu ngành công nghiệp thành phố Đà Nẵng. Với chất lượng sản phẩm tốt và công tác sản xuất quy mô rộng, công nghệ mới (80% thiết bị ngoại nhập), Công ty đã góp phần vào công cuộc chuyên môn hoá, hiện đại hóa ngành công nghệ nhựa của thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng
2.1 Chức năng
Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng có chức năng chính là sản xuất kinh doanh các mặt hàng nhựa dân dụng, nhựa công nghiệp, nhựa kỹ thuật, nhựa xây dựng và kinh doanh nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị phục vụ ngành nhựa.
Ngoài chức năng chính là sản xuất và kinh doanh, để đáp ứng nhu cầu thị trường và mục tiêu phát triển, Công ty với sự đồng ý của các cổ đông có thể liên doanh và hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm phát triển sản xuất, mở rộng thị trường.
Độc quyền tiêu thụ một số sản phẩm nhựa công nghiệp tại miền Trung và uy tín thương mại cao.
2.2 Nhiệm vụ
Công ty Nhựa Đà Nẵng được cổ phần hoá, có nhiệm vụ chủ yếu như sau:
- Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh các mặt hàng nhựa.
- Tối đa hoá lợi nhuận
- Tạo việc làm ổn định cho người lao động
- Tăng lợi tức cho các cổ đông
- Đóng góp cho Ngân sách Nhà nước
- Đẩy mạnh việc đầu tư phát triển Công ty theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.
II. Đặc điẻm hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng
1. Mặt hàng kinh doanh
Các sản phẩm được chế biến từ nhựa phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng như: manh, bao dệt PP, túi HDPE, ống nước, tấm lớp trần, vỏ két bia…
Ngoài ra chức năng chính là sản xuất và kinh doanh, để đáp ứng nhu cầu thị trường và mục tiêu phát triển, công ty với sự đồng ý của các cổ đông – có thể liên doanh và hợp tác với các DN khác nhằm phát triển sản xuất, mở rộng thị trường.
2. Thị trường tiêu thụ
- Thị trường trong nước: Đây là thị trường tiêu thụ chủ yếu sản phẩm của công ty, trong đó thị trường miền Trung, Tây nguyên chiếm 53,8%; miền Bắc chiếm 45%; miền Nam chỉ có 1,2%. Sản phẩm tiêu thụ chủ yếu là mặt hàng ống nước nhựa, với mặt hàng này công ty đã chiếm gần 80% thị phần cung cấp cho các công ty cấp nước tại các tỉnh miền Trung và trong các chương trình nước sạch nông thôn. Còn các sản phẩm khác của công ty là các cơ sở, các công ty sản xuất hoá chất, vật tư nông nghiệp, các công ty xi măng, các công ty bia, nước ngọt.
- Thị trường xuất khẩu: Thị trường xuất khẩu trực tiếp gồm các nước Đức, Bỉ, Đài Loan, Pháp… sản phẩm chủ yếu là các loại bao bì màng mỏng, túi PE, bao dệt PP.
3. Đặc điểm quy trình công nghệ chế biến sản xuất tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng
Quá trình sản xuất sản phẩm của công ty được tiến hành trên dây chuyền cong nghệ tự động theo kiểu chế biến liên tục.
Hiện hoạt động sản xuất tại công ty áp dụng 3 quy trình công nghệ chủ yếu sau:QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÔNG NGHỆ MÀNG MỎNG
Thiết bị Làm nguội
Máy định hình
Máy đùn Thổi màng
Nguyên liệu
Máy trộn
Thành phẩm
Phế phẩm
Máy lược
Máy
Cắt dán
Máy xay
QUY TRÌNH SẢN XUẤT ỐNG NƯỚC
Máy định hình
Thiết bị kéo ống
In
Thiết bị làm nguội
Máy đùn
Hạt nhựa HDPE, PVC phụ gia
Thành phẩm
Máy cắt ống
Phế phẩm
QUY TRÌNH SẢN XUẤT BAO BÌ XI MĂNG
Máy dệt Màng PP
Máy trộn
Máy thu Chỉ
Máy kéo Chỉ
Máy
Cố định hình
Dán ống
Đục lỗ Thoát khí
Máy ghép bao
In
Máy cán tráng
Gấp miệng bao
KCS
Đóng gói
Thành phẩm Đóng gói
Phế phẩm
Hạt nhựa PP Phụ gia
Phế liệu
4. Tổ chức sản xuất ở Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng
4.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng
Công ty
Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng có quy trình công nghệ sản xuất tương đối phức tạp theo kiểu vừa sản xuất liên tục, vừa sử dụng máy móc thiết bị chuyên dùng với chu kỳ sản xuất tương đối ngắn, nên Công ty tổ chức quy trình sản xuất theo mô hình sản xuất theo 2 bộ phận: bộ phận trực tiếp sản xuất chính và bộ phận phục vụ sản xuất, mỗi bộ phận chia làm nhiều tổ với các chức năng khác nhau được thể hiện qua sơ đồ:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY
Tổ Cơ điện
Tổ can phao
Tổ sp PVC và ống nước
Tổ may bao
Tổ cắt manh
Tổ dệt bao
Tổ màng mỏng
Tổ can phao
Bộ phận sản xuất chính
Bộ phận phục vụ sản xuất
Tổ
K C S
Tổ phối liệu
4.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận
a. Bộ phận sản xuất: gồm 7 tổ
- Tổ can phao: chuyên sản xuất các loại can phao, thầu, đĩa, két nhựa…
- Tổ cắt manh: Nhận manh ống PP (bao dệt) cắt thành sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng.
- Tổ dệt bao: Sử dụng dây chuyền tự động kéo chỉ sợi dệt manh.
- Tổ màng mỏng: có nhiêm vụ sản xuất các loại màng mỏng HDPE, LDPE, túi PEL…
- Tổ may bao: May bao dệt PP, bao bì xi măng…
- Tổ sản xuất sản phẩm PVC và ống nước gồm 2 bộ phận: ống nước và dép.
- Tổ bao bì: nhận manh từ tổ dệt manh để sản xuất bao xi măng và cán tráng manh dệt PP.
b. Bộ phân phục vụ sản xuất: là bộ phận gián tiếp tham gia tạo ra sản phẩm, bao gồm 3 tổ:
- Tổ cơ điện: Đảm bảo nhiệm vụ cung cấp điện cho sản xuất, xử lý sự cố về điện.
- Tổ phối liệu: Có nhiệm vụ pha trộn nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất.
- Tổ KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập và xuất kho.
III. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng
1. Tổ chức bộ máy quản lý
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại công ty là mô hình trực tuyến chức năng. Theo mô hình này Giám đốc là người đại diện cho công ty đảm nhận công việc điều hành hoạt động SXKD, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về hoạt động SXKD của công ty.
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN ĐIỀU HÀNH
Phòng Kinh doanh
Phòng Kế toán Tài chính
Phòng Kỹ Thuật
Phòng tổ chức Hành chính
Bộ phận phục vụ sản xuất
Bộ phận sản xuất chính
Bộ phận KCS
: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng
2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận quản ký tại công ty
Bộ máy quản lý tại Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Theo mô hình này :
- Đại Hội Đồng Cổ Đông (ĐHĐCĐ): Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, hoạt động thông qua các cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên, hoặc bất thường và thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản.
- Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan quản lý cấp công ty, có quyết định mọi vấn đề có liên quan đến quản lý và hoạt động của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ.
- Giám đốc (GĐ): Là người chỉ đạo cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
- Ban kiểm soát: Thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động của công ty, kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các báo cáo quyết toán… từ đó có kiến nghị khắc phục sai phạm. Báo cáo cho HĐCĐ về những sự kiên tài chính bất thường, những ưu khuyết điểm trong quản lý tài chính của công HĐQT và Ban giám đốc, chịu trách nhiệm trước những đánh giá, kết luận của mình.
- Phòng tổ chức hành chính:
+ Có nhiệm vụ tuyển dụng và đào tạo nhân sự, xây dựng chính sách về an toàn lao động, y tế, kỹ thuật lao động.
+ Đánh giá tình hình công tác của nhân viên, phát động phong trào thi đua, tham mưu cho giám đốc về khen thưởng, kỷ luật.
- Phòng kỹ thuật:
+ Thiết kế, theo dõi, lắp đặt quy trình sản xuất
+ Đào tạo và quyết định nâng bậc công nhân
- Phòng kinh doanh:
+ Nghiên cứu nhu cầu thị trường, xây dựng các kế hoạch trung và dài hạn
+ Ký kết các hợp đồng kinh tế, thực hiện mua sắm kiểm soát hàng tồn kho, nguyên vật liệu, thành phẩm. Xây dựng định mức nguyên vật liệu, kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị, nghiên cứu sản phẩm mới bảo đảm cung ứng vật tư đúng yêu cầu, đúng quy cách, phẩm chất.
+ Quản lý các giao dịch nhập xuất, giới thiệu hàng, marketting trực tiếp, ký nhận các đơn hàng của các đối tác nước ngoài.
- Phòng Kế toán tài chính:
+ Tổ chức công tác hạch toán kế toán, phân tích hoạt động kinh doanh, báo cáo tình hình kinh doanh, thực hiện đúng chế độ kế toán của Nhà nước.
+ Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, thanh toán các chi phí phát sinh.
+ Thông qua phân tích tình hình kinh doanh, đề xuất tham mưu cho ban điều hành về phân bổ, sử dụng vốn nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD.
3. Tổ chức công tác kế toán tại công ty
3.1 Tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung, có áp dụng kế toán máy
3.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán Thanh toán ngoại tệ & Thống kê
Kế Toán Tiêu Thụ
Kế Toán Vật tư
Kế toán Tiền lương BHXH TSCĐ
Kế toán Thanh toán Tiền mặt
Thủ quỹ
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
3.1.2 Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
- Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán trong công ty, là người điều hành mọi công việc của phòng kế toán tài chính, tổ chức ghi chép và trực tiếp phân công chỉ đạo công việc của tất cả nhân viên kế toán trong công ty
- Kế toán tổng hợp kiêm kế toán tính giá thành: Phụ trách cho kế toán trưởng trong điều hành quản lý công tác kế toán, thay thế cho kế toán trưởng khi kế toán trưởng vắng mặt. Đông thời, tổng hợp số liệu từ các phần hành kế toán khác để tính giá thành sản phẩm, lập báo cáo tổng hợp quyết toán cuối quý, cuối năm.
- Kế toán TSCĐ, chứng khoán, ngoại tệ, thu chi ngoại tệ: phản ánh chính xác sự hao mòn và tính khấu hao TSCĐ theo quy định.
- Kế toán tiền lương, BHXH, nguyên vật liệu, nợ phải trả: tính lương, thưởng, phụ cấp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cán bộ công nhân viên. Theo dõi tình hình hiện có và biến động về nhập, xuất tồn kho vật tư, về số lượng và giá trị. Đồng thời theo dõi tình hình thanh toán về nguyên vật liệu cho nhà cung cấp.
- Kế toán tiêu thụ, nợ phải thu: Theo dõi từng loại sản phẩm nhập kho, tình hình tiêu thụ và tình hình công nợ của khách hàng tại công ty.
- Kế toán tiền mặt: Phụ trách theo dõi tiền mặt VN tại quỹ, tại ngân hàng, tình hình tạm ứng thanh toán với cán bộ công nhân viên trong công ty, kết hợp với thủ quỹ để kiểm tra chặt chẽ lượng tiền mặt tại quỹ.
- Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt tại quỹ, thực hiện nghĩa vụ thu, chi, báo cáo quỹ theo đúng quy định.
4. Một số chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp
1. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 vè kết thúc ngày 31/12 năm dương lịch.
2. Đơn vị sử dụng trong hạch toán: đồng. Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: tỷ giá mua bán thực tế bình quân liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nan công bố theo thông tư 105/2003 BTC hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 (VAS 10).
3. Hình thức sổ kế toán áp dụng: chứng từ ghi sổ
4. Phương pháp kế toán TSCĐ
- Nguyên tắc đánh giá: nguyên tắc giá ban đầu
- Phương pháp khấu hao: khấu hao theo đường thẳng
5. Phương pháp kế toán hàng tồn kho
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: đánh giá theo giá gốc
- Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ: theo giá bình quân gia quyền
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
6. Tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng
- Thực hiện theo thông tư 107/2001 TT-BTC ngày 31/12/2001 của BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng, giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ khó đòi tại DN.
7. Chính sách kế toán đối với chi phí đi vay.
- Chính sách kế toán được áp dụng cho chi phí đi vay
- Tổng chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ
- Tỷ lệ vốn hoá được sử dụng để xác định chi phí vay được vốn hoá trong kỳ
8. Phương pháp xác định doanh thu và phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng.
- Phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành các giao dịch cung cấp dịch vụ.
- Phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng.
B. Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng
I. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng
1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của công ty là từng nhóm sản phẩm.
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là theo tổ sản xuất, tức là chi phí sản xuất ở tổ nào thì tập hợp theo tổ đó, sau đó phân bổ cho đối tượng tính giá thành theo tiêu thức phù hợp.
2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành sản phẩm là nhóm sản phẩm hoàn thành nhập kho của từng tổ sản xuất khác nhau.
Phương pháp tính giá thành của công ty là theo phương pháp trực tiếp của từng loại sản phẩm.
-
+
=
Giá thành Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất phát Chi phí sản xuất
sản phẩm dở dang đầu kỳ sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ
Giá thành đơn vị SP = Tổng chi phí phát sinh trong kỳ/ Tổng SPSX trong kỳ
II. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng
1. Chứng từ sử dụng:Phiếu xuất kho, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng phân bổ nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu; Bảng phân bổ công cụ dụng cụ; Bảng khấu hao tài sản cố định…
2. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng đã sử dụng các tài khoản sau:
Tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung
Tài khoản 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng
Tài khoản 6273 – Chi phí công cụ dụng cụ
Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
3. Sổ sách sử dụng: Để phù hợp với đặc điểm SXKD, trình độ quản lý và nghiệp vụ kế toán, công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ cải biên. Toàn bộ hệ thống công tác kế toán (trừ giá thành) thực hiện trên máy vi tính.
Công ty sử dụng các loại sổ sau: Sổ quỹ, Sổ kế toán chi tiết. Sổ tổng hợp tài khoản
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ LƯU CHUYỂN CHỨNG TỪ
Chứng từ gốc
Sổ kế toán chi tiết
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp CT gốc
Sổ tổng hợp tài khoản
Báo cáo kế toán
Sổ tổng hợp tài khoản
Bảng cân đối tài khoản
Ghi chú:
: ghi hàng ngày : quan hệ đối chiếu ngày
: ghi hàng tháng : quan hệ đối chiếu tháng
: ghi hàng quý
Quy trình ghi sổ:
Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán lập định khoản phản ánh vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Các chứng từ gốc thu, chi tiền mặt hằng ngày được thủ quỹ vào sổ quỹ, cuối ngày chuyển cho kế toán. Đồng thời, căn cứ vào chứng từ gốc kế toán lập sổ chi tiết tài khoản, sổ này được dùng đối chiếu với sổ quỹ và sổ, thẻ kế toán chi tiết hàng ngày.
Cuối tháng, căn cứ vào sổ chi tiết tài khoản kế toán lập sổ tổng hợp tài khoản, căn cứ sổ, thẻ kế toán chi tiết để lập sổ tổng hợp chi tiết, căn cứ vào sổ tổng hợp tài khoản để lập bảng cân đối tài khoản.
Cuối quý, căn cứ vào số liệu của bảng cân đối tài khoản và sổ tổng hợp chi tiết để lập báo cáo tài chính.
III. Hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng
1. Hạch toán và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
1.1 Chứng từ và tài khoản sử dụng
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty là toàn bộ chi phí nguyên liệu, nhựa nguyên chất, nhiên liệu dùng để sản xuất sản phẩm như: ống nước, két bia, dép nhựa…
Để theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng chứng từ là: Phiếu xuất kho.
Phiếu xuất kho được áp dụng trong trường hợp xuất nguyên vật liệu để phục vụ trực tiếp cho sản xuất
Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng một số tài khoản sau:
TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 1521 – Nguyên vật liệu chính
TK 1522 – Vật liệu phụ
TK 1523 – Nhiên liệu
Công ty tiến hành xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất theo đơn giá bình quân gia quyền (bình quân cả kỳ dự trữ)
Công thức:
Giá trị thực tế tồn đầu kỳ + Giá trị thực tế nhập trong kỳ
Đơn giá bình quân =
(xuất) Số lượng thực tế tồn đầu kỳ + Số lượng thực tế nhập trong kỳ
1.2 Phương pháp hạch toán: Định kỳ căn cứ vào phiếu đề nghị xuất kho của bộ phận trực tiếp sản xuất gửi lên phòng kế toán vật tư, khi phiếu xuất kho được duyệt thì thủ kho sẽ xuất nguyên vật liệu theo số lượng trên phiếu xuất kho
Công ty CP Nhựa Đà Nẵng
PHIẾU XUẤT KHO Số: 315
Ngày 01 tháng 12 năm 2007
Tên địa chỉ người nhận Bùi Nữ Thanh Hiền/ Cán Manh PP
Nhận tại kho: Kho A (thành phẩm)
Lý do xuất: Xuất phục vụ sản xuất
Tên vật tư sản xuất
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
Manh PP K49cm
Kg
2.217
21.500
47.665.500
Manh PP K108cm
Kg
2.784
21.500
59.856.000
Manh PP K50cm
Kg
5.608
21.500
120.572.000
Tổng cộng
228.093.500
Người nhận Thủ kho Kế toán Phụ trách đơn vị
Ngoài phiếu xuất kho, kế toán vật tư sẽ nhận được Bảng Kê vật tư xuất dùng cho từng bộ phận trực tiếp sản xuất do tổ trưởng bộ phận sản xuất lập
Công ty CP Nhựa Đà Nẵng
BẢNG KÊ VẬT TƯ XUẤT DÙNG CHO SẢN XUẤT
Ngày 01 tháng 12 năm 2007
Sản phẩm: Manh PP
Danh mục vật tư
ĐVT
Định mức vật tư/ sản phẩm
Tổng vật tư xuất ra
Manh PP K49cm
Kg
2.217
Manh PP K108cm
Kg
2.784
Manh PP K50cm
Kg
5.608
Tổng cộng
Căn cứ vào Phiếu xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, trong kỳ kế toán vật tư sẽ tiến hành phân bổ chi phí nguyên vật liệu vào các tổ sản xuất, chi phí phát sinh ở tổ, bộ phận nào thì phân bổ trực tiếp cho tổ hay bộ phận đó.
Ta có Bảng phân bổ như sau:
BẢNG PHÂN BỔ
TK 1521 – Nguyên vật liệu chính
Quý 4/2007
TK đối ứng
Bộ phận
Tiền xuất
621
Bao PP
4.050.164.709
621
Mũ bảo hiểm Sun nam
591.115.935
621
Dép
246.471.320
621
Túi HDPE
722.897.712
621
Ống nước PVC
1.803.160.901
…
…
…
Tổng cộng
13.689.520.400
BẢNG PHÂN BỔ
TK 1522 – Nguyên vật liệu phụ
Quý 4/2007
TK đối ứng
Bộ phận
Tiền xuất
621
Bao PP
57.446.011
621
Mũ bảo hiểm Sun nam
708.276.955
621
Dép
16.537.303
621
Túi HDPE
4.216.928
621
Ống nước PVC
49.577.107
…
…
…
Tổng cộng
842.294.297
BẢNG PHÂN BỔ
TK 1523 – Nhiên liệu
Quý 4/2007
TK đối ứng
Bộ phận
Tiền xuất
621
Can phao
58.700
621
Tổ dệt
20.462.947
621
May bao
1.565.839
…
…
…
Tổng cộng
31.403.742
Căn cứ vào các bảng phân bổ nguyên vật liệu thì kế toán tổng hợp tất cả các số liệu và vào sổ chi tiết tài khoản 621.
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Quý 4/2007
TK – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
SH: 621
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
Ngày
Số CT
Nợ TK 621
Có TK 621
05/10/07
77/15211
Nhựt/1.2sx m/m,3,manh,4.5. dĩa,6.đế lịch,7à9dép
15211
4.050.164.709
11/10/07
77/15211
Nhựt/sx mũ bảo hiểm
15211
591.115.935
17/10/07
57/1522
Dung/Pliệu ống nước, dép
1522
49.577.107
…
…
…
…
…
31/10/07
621/154
Kết chuyển sang TK 154
154
5.105.425.322
03/11/07
72/1522
Nhựt/sx mũ bảo hiểm
1522
708.276.955
15/11/07
73/1522
Dương/sx dép
1522
16.537.303
25/11/07
94/1523
Lê/phục vụ may bao
1523
1.565.839
27/11/07
75/15211
Đéc/sx dép
15211
246.471.320
…
…
…
…
…
30/11/07
621/154
Kết chuyển sang TK 154
154
4.078.664.373
05/12/07
99/15211
Đéc/sx túi HDPE
15211
722.897.712
12/12/07
100/15211
Dung/sx ống nước
15211
1.803.160.901
20/12/07
77/1522
Nhựt/sx manh PP
1522
57.446.011
24/12/07
101/1523
Dung/sx chỉ dệt
1523
20.462.947
27/12/07
151/15211
Nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 18005.doc