Chuyên đề Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây lắp và vật tư xây dựng 5

Mục Lục

Lời nói đầu 1

Chương 1: Lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 3

 1.1 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí và giá thành trong doanh nghiệp xây lắp 3

 1.1.1 Chi phí sản xuất và giá thành trong doanh nghiệp xây lắp 4

 1.1.2 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 5

 1.1.3 Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây lắp 6

 1.1.4 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trong các doanh nghiệp xây lắp 7

 1.2 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh ngiệp xây lắp.sản xuất 8

 1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất 8

 1.2.2 Các loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 9

 1.3 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp 10

 1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 10

 1.3.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm 11

 1.3.3 Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành 12

 1.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 12

 1.4.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 13

 1.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 15

 1.4.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 16

 1.4.4 Kế toán chi phí sản xuất chung 19

 1.5 Kế toán tính giá thành sản phẩm 22

 1.5.1 PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH GIẢN ĐƠN(HAY TÍNH GIÁ THÀNH THEO PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP) 22

 1.5.2 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 22

 1.5.3 Phương pháp tính giá thành theo định mức 23

 1.6 Đánh giá sản phẩm làm dở 23

 1.6.1 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí dự toán 24

 1.6.2 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG THEO TỶ LỆ HOÀN THÀNH TƯƠNG ĐƯƠNG 24

 1.6.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở theo giá trị dự toán 24

 1.7 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp 25

 1.8 Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 26

 

Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây lắp vật tư xây dựng 5 27

 2.1 Đặc điểm chung về công ty xây lắp vật tư xây dựng 5 27

 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty xây lắp vật tư xây dựng 5 27

 2.1.2 Mô hình tổ chức của công ty 28

 2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản phẩm 30

 2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty 30

 2.1.3.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở công ty 31

 2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty 32

 2.1.4.1 Hình thức tổ chức công tác kế toán của công ty 32

 2.1.4.2 Hình thức kế toán, hệ thống sổ kế toán 33

 2.2 Thực tế tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty xây lắp vật tư xây dựng 5 34

 2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành tại công ty xây lắp vật tư xây dựng 5 34

 2.2.2 Trình tự hạch toán 34

 2.2.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 35

 2.2.2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 46

 2.2.2.3 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 52

 2.2.2.4 Hạch toán chi phí sản xuất chung 55

 2.2.2.5 Tổ chức công tác đánh giá sản phẩm dở 59

 2.2.3 Tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm 59

 2.2.3.1 Đối tượng tính giá thành 59

 2.2.3.2 Kỳ tính giá thành 59

 2.2.3.3 Kế toán tính giá thành 59

 

Chương 3: Một số nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây lắp và vật tư xây dựng 5 66

 3.1 Nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty xây lắp và vật tư xây dựng 5 66

 3.1.1 Những ưu điểm 66

 3.1.2 Một số hạn chế 68

 3.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành 69

Kết luật 72

 

doc110 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây lắp và vật tư xây dựng 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩm dở dang hợp lý là một trong những yếu tố quyết định tính trung thực, hợp lý của giá thành sản phẩm xây lắp. Tuy nhiên do tính chất phức tạp của hoạt động xây lắp nên nên việc xác định mức độ hoàn thành là rất khó khăn. Khi đánh giá sản phẩm dở dang cần kết hợp với bộ phận kỹ thuật để xác định mức độ hoàn thành chính xác. Trên cơ sở khối lượng sản phẩm dở đã tập hợp được kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm dở. Đối với các đơn vị quy định sản phẩm xây lắp chỉ bàn giao thanh toán sau khi đã hoàn thành toàn bộ, trong kỳ kế toán một công trình, hạng mục công trình chưa bàn giao thanh toán được coi là sản phẩm dở, toàn bộ chi phí đã phát sinh thuộc công trình, hạng mục công trình đều coi là chi phí sản phẩm dở dang. Nếu những công trình, hạng mục công trình bàn giao thanh toán theo từng giai đoạn thì giai đoạn xây lắp chưa bàn giao thanh toán là sản phẩm dở dang. Khi đó doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp sau để đánh giá sản phẩm dở dang: 1.6.1 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí dự toán công thức xác định: A = B+C x E D+E Trong đó: A,B lần lượt là chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ và đầu kỳ C là chi phí thực tế của khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ D là chi phí của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ theo dự toán E là chi phí dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ 1.6.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo tỷ lệ hoàn thành tương đương Phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với việc đánh giá sản phẩm dở công tác lắp đặt Công thức xác định A = B+C x E D+E Trong đó: A,B lần lượt là chi phí thực tế của khối lượng lắp đặt dở dang cuối kỳ và đầu kỳ C là chi phí thực tế của khối lượng lắp đặt thực hiện trong kỳ D là chi phí dự toán của khối lượng lắp đặt bàn giao trong kỳ E là chi phí theo dự toán của khối lượng lắp đặt dở dang cuối kỳ đã tính theo mức độ hoàn thành. 1.6.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở theo giá trị dự toán Công thức xác định A = B+C x E D+E Trong đó: A,B lần lượt là chi phí thực tế của khối lượng lắp đặt dở dang cuối kỳ và đầu kỳ C là chi phí thực tế của khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ D là giá trị dự toán của khối lượng xây lắp bàn giao trong kỳ E là giá trị dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ tính theo mức độ hoàn thành. Ngoài ra đối với một số công việc như nâng cấp, sửa chữa, hoàn thiện xây dung các công trình có giá trị nhỏ, thời gian thi công ngắn theo hợp đồng được chủ đầu tư thanh toán sau khi hoàn thành toàn bộ công việc, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ là toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh từ khi thi công đến thời điểm kiểm kê đánh giá. 1.7 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp Để tổng hợp và tính giá thành sản phẩm xây lắp, kế toán sử dụng TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào các bảng phân bổ chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung cho các CT, HMCT, kế toán ghi: Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621,622,623,627 Kế toán giá trị xây lắp giao cho nhà thầu phụ: Căn cứ giá trị của khối lượng xây lắp do nhà thầu phụ bàn giao cho nhà thầu chính nhưng chưa được xác định là tiêu thụ trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 154(1541)(mở riêng một thể để theo dõi) Nợ TK 133(nếu thuế GTGT được khấu trừ) Có TK 111, 112, 331 Khi khối lượng xây lắp do nhà thầu phụ thực hiện được xác định là tiêu thụ, ghi: Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán Có TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Đối với giá trị của khối lượng xây lắp do nhà thầu phụ bàn giao cho nhà thầu chính được xác định là tiêu thụ ngay trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán Nợ TK 133- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331 Các khoản thiệt hại phát sinh trong quá trình thi công xây lắp bắt người chịu trách nhiệm phải bồi thường hay phế liệu thu hồi được trừ vào giá thành xây lắp, ghi: Nợ TK 111, 138 Có TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (1541) Trường hợp sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ(xây dựng nhà để bán như: các nhà chung cư...) hoặc sản phẩm xây lắp hoàn thành nhưng chưa bàn giao, căn cứ vào giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành để nhập kho thành phẩm chờ tiêu thụ, ghi: Nợ TK 155- Thành phẩm Có TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (1541) Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức kế toán riêng nhưng chỉ hạch toán đến giá thành xây lắp, bàn giao sản phẩm xây lắp cho nhà thầu chính, ghi: Nợ TK 336-phải trả nội bộ Có TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (1541) Trường hợp doanh nghiệp xây lắp, xây dựng công trình lán trại, nhà ở tạm, công trình phụ có nguồn vốn đầu tư riêng, khi hoàn thành công trình này, ghi: Nợ TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang(2412) Có TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (1541) Trường hợp xây lắp thực hiện khối lượng xây lắp liên quan đến việc bảo hành công trình xây lắp Nợ TK 642-Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang(1541) Có 335- Chi phí phải trả(nếu thực hiện trích trước chi phí bảo hành) 1.8 Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Doanh nghiệp có thể sử dụng một trong các hình thức ghi sổ kế toán sau: - Hình thức Nhật ký sổ cái - Hình thức Nhật ký chung - Hình thức Chứng từ ghi sổ Hình thức Nhật ký chứng từ Tùy thuộc hình thức kế toán từng doanh nghiệp áp dụng mà kế toán doanh nghiệp sử dụng các loại sổ kế toán cho phù hợp cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành. Đối với hình thức Chứng từ ghi sổ để tập hợp chi phí và tính giá thành, kế toán sử dụng một số loại sổ kế toán sau: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Các sổ , thẻ kế toán chi tiết Chương 2:Thực trạng tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây lắp vật tư xây dựng 5 2.1 Đặc điểm chung về công ty xây lắp vật tư xây dựng 5 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty xây lắp vật tư xây dựng 5 Theo yêu cầu của Nghị định 338 của HĐBT về việc thành lập và giải thể Doanh nghiệp nhà nước, ngày 4/3/1993 Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ra Quyết định số 171/NN- TCCB/ QĐ thành lập Công ty Xây lắp và vật tư xây dựng 5 thuộc Tổng công ty Xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công ty có giấy phép hành nghề xây dựng số 22/BXD- CSXD do Bộ xây dựng cấp ngày 6/2/1993, giấy phép kinh doanh số 106287 do trọng tài kinh tế cấp ngày 7/4/1993. Công ty XL & VTXD 5 có trụ sở chính đặt tại Số 6 Nguyễn Công Trứ quận Hai Bà Trưng- Hà Nội (Tên giao dịch quốc tế: Construction-Assemble and construction materials supply company N0 5), là nơi tập trung nhiều trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của cả nước. Ngoài ra Công ty còn có các chi nhánh: tại TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Yên Bái, Bình Dương... Trong năm 2006 công ty đã và đang tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhằm nâng cao tính tự chủ phát huy khả năng của mình nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trải qua bao khó khăn trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt nhưng công ty xây lắp vật tư xây dựng 5 đã ngày càng có sự lớn mạnh. Từ số vốn ban đầu khi thành lập năm 1993 là 609.800.000 đồng, qua nhiều năm hoạt động số vốn của công ty không ngừng tăng lên,lợi nhuận hàng năm cũng đạt khá cao Đơn vị :VNđồng Năm 2003 2004 2005 Tổng Tài Sản 73.220.412.284 74.323.565.242 72.085.310.667 Doanh thu thuần 61.402.191..272 69.488.743.855 70.636.737.088 Tổng lợi nhuận trước thuế 637.610.948 1.020.745.067 810.662.580 Năm 2003 2004 2005 Nguồn vốn 73.220.412.284 74.323.565.242 72.085.310.667 Nguồn vốn chủ sở hữu 6.156.416.757 6.748.591.372 7.478.929.834 Nguồn vốn kinh doanh 5.395.868.801 5.395.868.801 5.499.362.572 Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà Nướ 806.248.614 928.244.376 777.598.858 Lao động là lực lượng không thể thiếu trong một công ty. Đối với công ty xây lắp vật tư xây dựng 5 thì lực lượng lao động lại càng đóng vai trò quan trọng và luôn được sự quan tâm. Thu nhập của người lao động ngày càng cao, đời sống ngày một được cải thiện. Năm 2005 thu nhập bình quân của người lao động trong toàn công ty là 1.600.000 đồng/ người Số lượng công nhân viên toàn công ty được thể hiện qua bảng sau: Năm 2003 2004 2005 Số lượng công nhân viên(người) 115 128 118 Như vậy đối với một doanh nghiệp thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ với doanh thu hàng năm và lợi nhuận như vậy đã thể hiện sự nỗ lực cố gắng hết sức mình của cán bộ, nhân viên toàn công ty. 2.1.2 Mô hình tổ chức của công ty Bất kỳ một doanh nghiệp, đơn vị kinh tế hay một cơ quan hành chính sự nghiệp nào đều phải có sự lãnh đạo, vai trò của người lãnh đạo cũng như bộ máy tổ chức cùng với việc sử dụng nguồn lực có ảnh hưởng rất lớn đến việc thành hay bại của doanh nghiệp đó. Một cơ quan tổ chức hợp lý sẽ luôn đi đôi với sự thành công trong quá trình SXKD ngược lại một cơ cấu tổ chức bất hợp lý sẽ là thất bại gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý làm giảm năng suất, giảm hiệu quả lao động và việc dẫn tới sự phá sản của doanh nghiệp là điều khó tránh khỏi. Chính vì thế mỗi doanh nghiệp phải tự xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức hợp lý, phù hợp với từng yêu cầu, từng đặc điểm của mỗi công việc. Nhưng dù hoạt động ở bất kỳ lĩnh vực gì thì nguồn lực con người cũng là yếu tố quan trọng nhất, làm thế nào để phát huy thế mạnh của con người một cách hiệu quả nhất là câu hỏi đặt ra đối với những người tổ chức. Công ty XL & VTXD 5 có bộ máy tổ chức và điều hành của công ty như sau: Sơ đồ : Bộ máy tổ chức quản lý của công ty. Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng kinh tế Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng kế toán Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh doanh vật tư Đội xây dựng số 1 Đội xây dựng số 2 Đội xây dựng số 3 Đội xây dựng số 4 Đội xây dựng số 5 Đội xây dựng số 6 - Giám đốc: là người vừa đại diện cho Nhà nước, vừa đại diện cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, chịu trách nhiệm về mọi kết quả SXKD của công ty. Phó giám đốc: giúp việc theo sự phân công của giám đốc. Trong đó có một phó giám đốc giúp việc hành chính quản trị và một phó giám đốc giúp việc kỹ thuật giải pháp thi công và một phó giám đốc phụ trách về an toàn lao động. Dưới còn có các phòng ban: Phòng Kinh tế; phòng Kế hoạch kỹ thuật; phòng Kế toán; phòng Tổ chức hành chính; phòng Kinh doanh vật tư và các đội xây dựng trực thuộc. 2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản phẩm 2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là: - Xây dựng các công trình dân dụng, công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, xây dựng đường bộ cầu cống phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng đường dây, trạm điện... - Kinh doanh Xuất nhập khẩu hàng điện lạnh, đồ gia dụng, thiết bị xây dựng và vật tư xây dựng. - Kinh doanh bất động sản Hành nghề tư vấn xây dựng Công ty có nhiều chi nhánh đặt tại nhiều tỉnh khác nhau, tổ chức sản xuất của công ty bao gồm 6 đội xây dựng. Công ty có 6 đội xây lắp và SX.Trong mỗi đội đều có đội trưởng, đội phó, kế toán, thủ kho, bảo vệ. Đội tổ chức quản lý và thi công công trình theo hợp đồng do công ty ký kết và theo thực tế được duỵêt. Làm thủ tục thanh quyết toán từng giai đoạn và toàn bộ công trình . Khai thác, SX và cung ứng các loại vật liệu phục vụ cho các công trường và SX kinh doanh theo sự chỉ đạo của công ty. Hình thức sản xuất kinh doanh mà công ty đang thực hiện gồm cả đấu thầu và chỉ định thầu. Sau khi hợp đồng kinh tế được ký kết với chủ đầu tư (bên A), các phòng chức năng, đội thi công và ban chỉ huy công trình được chỉ định phải lập kế hoạch cụ thể về tiến độ, các phương án đảm bảo cung cấp vật tư, máy móc thiết bị thi công, lên kế hoạch tổ chức thi công cho hợp lý, đảm bảo tiến độ, chất lượng như hợp đồng kinh tế đã ký kết với chủ đầu tư. - Về vật tư: công ty chủ yếu giao cho phòng kinh tế kỹ thuật và các đội tự mua ngoài theo yêu cầu thi công. - Về máy thi công: máy thi công của công ty chủng loại khá phong phú, đáp ứng tốt yêu cầu tiến độ thi công. Hầu như toàn bộ số máy thi công của công ty được giao cho xí nghiệp cơ giới bảo quản, sử dụng, phục vụ cho các xí nghiệp và các đội xây dựng trực thuộc công ty. Bên cạnh đó Công ty còn phải thuê thêm máy thi công từ bên ngoài. - Về nhân công: hiện nay chủ yếu là công ty thuê ngoài theo hợp đồng, còn một phần nhỏ là công nhân thuộc biên chế Nhà nước. Số lượng công nhân viên toàn công ty hiện nay là 118 người. - Về chất lượng công trình: đội trưởng (chủ nhiệm công trình) là người đại diện cho đội, phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về chất lượng công trình và an toàn lao động. Trường hợp bên A muốn thay đổi kết cấu đối với phần công trình đã tiến hành thi công thì bên A phải chịu chi phí phá đi làm lại. Trường hợp bên B có sai phạm kỹ thuật (rất hiếm hầu như không có) thì chi phí sửa chữa hoặc phá đi làm lại tính trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh. 2.1.3.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở công ty: Công ty xây lắp vật tư xây dựng 5 là doanh nghiệp xây dựng nên sản xuất kinh doanh chủ yếu là thi công xây mới, nâng cấp và cải tạo hoàn thiện và trang trí nội thất... các công trình dân dụng, công trình phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn. Do đó, sản phẩm của công ty có đặc điểm không nằm ngoài đặc điểm của sản phẩm xây lắp. Đó là sản phẩm xây lắp có quy mô vừa và lớn, mang tính chất đơn chiếc, thời gian sản xuất kéo dài, chủng loại yếu tố đầu vào đa dạng đòi hỏi có nguồn vốn đầu tư lớn. Để đảm bảo sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công ty phải dựa vào các bản vẽ thiết kế, dự toán xây lắp, giá trúng thầu của hạng mục công trình do bên A cung cấp để tiến hành hoạt động thi công. Quy trình công nghệ SX của công ty: Công ty XL&VTXD 5 làm các chức năng và nhiệm vụ về xây dựng, tổ chức nhận thầu và thi công xây lắp các công trình xây dựng. Sau khi ký kết hợp đồng giao thầu, công ty tổ chức thực hiện thi công theo đúng hồ sơ bản vẽ thiết kế của chủ đầu tư. Sau đây là sơ đồ quy trình công nghệ sản phẩm của công ty Nhận mặt bằng Thi công móng Đổ bê tông móng và xây cổ móng Xây, trát theo bản thiết kế Bàn giao công trình Trong quá trình thi công, công ty đề ra các biện pháp khuyến khích lực lượng thi công nâng cao năng suất lao động, đẩy nhanh quá trình hoàn thành công việc, thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ chất lượng, kỹ thuật từng giai đoạn, giai đoạn nào hoàn thành thì được nghiệm thu giai đoạn đó theo từng hạng mục công trình. Sau khi công trình hoàn thành tất cả các giai đoạn, ban quản lý tái nghiệm thu toàn công trình và lập biên bản bàn giao cho chủ đầu tư. Dù bất kỳ ở giai đoạn nào, công ty cũng cố gắng thực hiện tốt nhất công việc với tất cả khả năng của công ty. Chính điều này thể hiện năng lực của công ty, đồng thời nâng cao uy tín cũng như khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường xây dựng. 2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty 2.1.4.1 Hình thức tổ chức công tác kế toán của công ty Công ty xây lắp vật tư xây dựng 5 tổ chức kế toán theo hình thức kế toán tập trung. Bộ máy kế toán của công ty gồm 6 người: 1 kế toán trưởng, 1 kế toán ngân hàng, 1 kế toán thanh toán, 1 kế toán tổng hợp, 1 thủ quỹ, 1 kế toán vật tư, thuế Kế toán trưởng Kế toán ngân hàng Kế toán thanh toán Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư, thuế Thủ quỹ Sơ đồ Bộ máy kế toán của Công ty - Kế toán trưởng: là người lãnh đạo của phòng chịu trách nhiệm bao quát toàn bộ các khâu công việc kế toán. - Kế toán ngân hàng có nhiệm vụ giao dịch với ngân hàng các khoản tiền gửi, tiền vay và các khoản thanh toán qua ngân hàng. -Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ thanh toán về lương, BHXH, các khoản chi phí, thu chi tiền mặt của công ty. -Kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm tổng hợp và theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Thủ quỹ: chịu trách nhiệm chi ra các khoản hoạt động của công ty, những phiếu chi đó phải có hoá đơn và những chữ ký của giám đốc ký duyệt. - Kế toán vật tư, thuế: theo dõi tình hình vật tư, kê khai, quyết toán thuế của công ty. 2.1.4.2 Hình thức kế toán, hệ thống sổ kế toán Công ty áp dụng hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ. Hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên Hệ thống sổ bao gồm sổ tổng hợp và sổ chi tiết. - Sổ tổng hợp bao gồm : + Sổ cái : ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản kế toán. Dùng để kiểm tra, đối chiếu số liệu ghi trên sổ, đăng ký chứng từ ghi sổ, các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và lập các báo cáo tài chính. - Sổ chi tiết gồm : + Sổ chi tiết các tài khoản 111, 112, 141, 131,... + Sổ chi tiết CPSX kinh doanh. ở công ty, do đặc điểm riêng là kinh doanh xây lắp, các chứng từ phát sinh hàng ngày như phiếu thu, phiếu chi ...được tập hợp để ghi vào chứng từ ghi sổ là 5 ngày một lần. Riêng việc tập hợp CP, hàng tháng kế toán đội mới gửi chứng từ về nên sẽ ghi vào chứng từ ghi sổ theo tháng. Công ty đã áp dụng kế toán máy từ năm 2003, sử dụng phần mềm kế toán Nhật Minh. Trình tự kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ có áp dụng Kế toán máy: Chứng từ gốc Lên bảng kê chứng từ bên Có TK 136 Chứng từ ghi sổ Vào máy Vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ 2.2 Thực tế tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty xây lắp vật tư xây dựng 5 2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành tại công ty xây lắp vật tư xây dựng 5 Do tính chất SX phức tạp, quy trình công nghệ liên tục, loại hình SX đơn chiếc, SX theo đơn đặt hàng nên công ty xác định đối tượng tập hợp CP theo từng công trình, hạng mục công trình. Đồng thời do quy mô SX lớn, mật độ phát sinh CP dày nên công ty tổ chức hạch toán CPSX theo phương pháp kê khai thường xuyên. Các tài khoản 621, 622, 623, 627 được dùng để tập hợp CP nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung trong kỳ. Các tài khoản trên được mở chi tiết cho từng công trình. Công ty thực hiện chế độ khoán CPSX trong toàn bộ các đội xây dựng trực thuộc công ty. Đối với mỗi công trình xây dựng, khi lập dự toán xây dựng, công ty đã xác định giá dự toán. Ban quản lý đội tự chi tiêu, mua sắm các khoản đầu vào cần thiết tại công trường và gửi các chứng từ gốc về công ty để hạch toán. Các chứng từ được tập hợp về phòng kế toán công ty theo tháng. Công ty quản lý số vốn này thông qua TK 136- Thanh toán các công trình Nội dung TK này như sau: Bên nợ: Tạm ứng tiền cho sản xuất tại công trường. Bên có: Thanh toán tạm ứng, hoàn chứng từ khoán. Dư nợ: Những khoản công trường còn phải thanh toán với công ty. Dư có: Những khoản công trường chi nhiều hơn số tạm ứng. 2.2.2 Trình tự hạch toán Công ty tham gia dự thầu với bản vẽ thiết kế công trình. Phòng kế hoạch kỹ thuật tiến hành bóc tách từng khối lượng công trình thông qua bản vẽ và dựa vào đơn giá của Nhà nước tại nơi thi công công trình đó để lập giá thành dự toán cùng phương án và tiến độ thi công. Sau khi công ty trúng thầu, giá thành dự toán và phương án thi công... chính là cơ sở để công ty lập kế hoạch chuẩn bị vốn đầu tư cho CT, đồng thời công ty giao nhiệm vụ thi công CT cho đội sản xuất (Theo quyết định giao khoán công trình của công ty cho đội sản xuất). Khi có nhu cầu xây dựng, đội trưởng đội sản xuất căn cứ vào nhiệm vụ thi công được giao và dựa vào bảng dự toán công trình sẽ làm giấy đề nghị công ty cung ứng gửi lên phòng kế toán và Giám đốc công ty để cân đối vốn và xác nhận duyệt chi. Sau khi hoàn tất các thủ tục, xem xét các xác nhận của kế toán trưởng và Giám đốc công ty, kế toán thanh toán tiến hành viết phiếu chi và định khoản ngay trên chứng từ có liên quan và ghi sổ kế toán. Do đặc thù của ngành XDCB sản phẩm là các CT, HMCT. Mỗi CT, HMCT lại có các chi phí và giá thành khác nhau phụ thuộc vào từng công trình. Do đó để thấy được công tác hạch toán chi phí và tính GTCT tại Công ty XL & VTXD 5, trong chuyên đề này em chọn công trình Ký túc xá -Trường Đại học Bách Khoa- Hà Nội. Công trình này thi công từ 02/01/2005 hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng ngày 31/12/2005 nên đầu kỳ và cuối kỳ báo cáo không có khối lượng xây dựng dở dang. 2.2.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tại Công ty xây lắp vật tư xây dựng 5, chi phí vật liệu thường chiếm khoảng từ 60% - 80% trong tổng sản phẩm. Do vậy, việc quản lý chặt chẽ, tiết kiệm vật liệu là một yêu cầu hết sức cần thiết, nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Xác định được tầm quan trọng đó, công ty luôn chú trọng tới việc quản lý vật liệu từ khâu thu mua, vận chuyển cho tới khi xuất dùng và cả trong quá trình sản xuất thi công ở hiện trường. Vật liệu ở công ty bao gồm nhiều loại, chủ yếu là công ty mua ngoài theo giá thị trường. Điều này là tất yếu trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Song nó đã gây khó khăn cho công tác hạch toán khoản mục vật liệu. Bởi vì, công trình xây dựng thường kéo dài nên có nhiều biến động theo sự biến động cung cầu trên thị trường. Do áp dụng hình thức khoán gọn nên công ty chịu trách nhiệm cấp vốn để các đội tự trang trải các khoản chi phí. Công ty cũng có kho vật tư riêng nhưng chỉ thực hiện cấp phát tới công trình nằm gần công ty, chi phí vận chuyển là không đáng kể. Những công trình ở quá xa thì các đội phải tự tổ chức mua vật tư và bảo quản tại kho chân công trình. Đây là một ưu điểm rất lớn trong cơ chế khoán gọn, tạo điều kiện thuận lợi cho các đội xây dựng chủ động trong thi công. Khi các đội được công ty giao cho nhiệm vụ sản xuất thi công sẽ tiến hành triển khai công việc được giao. Mỗi bộ phận của đội sẽ đảm nhận những phần việc dưới sự chỉ đạo của đội trưởng đội xây dựng công trình. Các cán bộ kỹ thuật của đội sẽ thường xuyên giám sát công việc. Theo thực tế tiến độ thi công, đội xây dựng lập bảng kế hoạch mua vật tư dựa trên dự toán khối lượng xây lắp và định mức tiêu hao vật tư. Căn cứ vào bảng kế hoạch mua vật tư và phiếu báo giá kèm theo có xác nhận của phòng kế hoạch, kế toán đội lập phiếu chi cấp tiền cho đội đi mua vật tư. Vật tư mua về được thủ kho đội và nhân viên cung ứng kiểm tra về số lượng, chất lượng vật tư, sau đó làm thủ tục nhập tại kho của công trường. Vì công ty nộp thuế theo phương pháp khấu trừ nên hoá đơn mua vật tư sẽ là hoá đơn giá trị gia tăng. Phần thuế GTGT sẽ được tách riêng khỏi chi phí vật tư cho công trình. Phần thuế này do công ty hạch toán vào TK133 - Thuế GTGT được khấu trừ. Khi có nhu cầu vật tư cho thi công, thủ kho công trường sẽ lập phiếu xuất kho. Cuối tháng, kế toán đội tập hợp chứng từ gốc và các chứng từ có liên quan nộp về phòng kế toán của công ty. Kế toán tại công ty sử dụng TK 621 để hạch toán chi phí NVL trực tiếp và các chứng từ gốc như hạn mức vật tư, phiếu xuất kho, hoá đơn mua hàng. Căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán công ty sẽ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ rồi lập lên bảng kê chi phí NVL trực tiếp của công trình. Đơn vị:CTXL&VTXD5 Mẫu số:02VT Địa chỉ:6-Nguyễn công trứ Ban hành theo QĐ số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995của Bộ tài chính phiếu xuất kho Ngày 09 tháng12 năm 2005 Số :128 Nợ: Có: -Họ tên người nhận: Nguyễn Viết Phụng -Lý do xuất kho: Thi công móng công trình Nhà A- KTX trường Đại học Bách Khoa-Hà Nội. -Xuất tại kho: công trình KTX trường Đại học Bách Khoa-Hà Nội. Số TT Tên quy cách vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo ct Thực xuất 1 Cửa sổ chớp M2 10,40 550.000 5.720.000 2 Cửa sổ lùa M2 28 500.000 1.400.000 3 Khuôn cửa M2 33 110.000 3.630.000 4 gỗ ván khuôn M2 81 22.000 1.782.000 Tổng 12.532.000 Cộng thành tiền (bằng chữ):Mười hai triệu năm trăm ba mươi hai ngàn đồng chẵn Xuất, ngày 9 tháng 12 năm 2005 Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho thủ trưởng đơn vị Vật tư sử dụng cho thi công được hạch toán theo giá thực tế. Giá thực tế vật liệu bao gồm giá mua, CP vận chuyển, bốc dỡ. Tại kho công trường, kế toán sử dụng phương pháp trực tiếp để xác định giá trị thực tế của vật liệu xuất dùng. Giá thực tế xuất kho = Số vật liệu thực tế xuẫt x Đơn giá thực tế xuất Đối với công trình KTX Đại học Bách Khoa Hà Nội trong quý IV nguyên vật liệu được xuất làm 2 đợt, đợt 1 với tổng trị giá nguyên vật liệu xuất kho là 127.740.411 đ, đợt 2 là 79.312.762 đ. Mỗi đợt như vậy kế toán sẽ căn cứ vào các phiếu xuất kho là 1 căn cứ để lên bảng kê chứng từ phát sinh bên Có TK 136 và ghi Nợ các tài khoản. Sau đó tiến hành lập bảng kê chi tiết nguyên vật liệu công trình hoặc bảng kê chứng tư bên Có TK 152. Đối với đợt xuất nguyên vật liệu lần thứ nhất trong quý IV Bảng kê số 1 Bảng kê chứng từ phát sinh bên có tk 136 và ghi nợ các tài khoản. Công trình: KTX Đại học Bách Khoa Hà Nội Ngày Nội dung Tổng Số tiền Các tài khoản ghi bên Nợ 152 133 623 627 334 10/10 TT tiền mua vtư các loại 60.636.565 20.301.805 4.334.760 15/10 TT tiền xmăng 6.840.000 6.218.181 621.819 18/10 TT tiền mua sơn 9.428.947 8.979.950 448.997 31/10 TT tiền nhân công tháng 10/05 31.190.000 31.190.000 30/11 TT tiền nhân công tháng 11/05 21.814.000 41.814.000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32712.doc
Tài liệu liên quan