Chuyên đề Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong đơn vị xây lắp hiện nay

 Sản phẩm dở dang trong sản xuất xây lắp được xác định bằng phương pháp kiểm kê. Việc tính và đánh giá sản phẩm dở dang trong xây dựng phụ thuộc vào phương pháp tính thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa người nhận thầu và người giao thầu.

Nừu quy định thanh toán sản phẩm xây dựng sau khi hoàn thành toàn bộ thì sản phẩm dở dang là khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật, tiêu chuẩn đã quy định trước và được đánh gía theo chi phí thực tế.

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong đơn vị xây lắp hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chi phí vật liệu Chi phí nhân công Chi phí máy thi công Chi phí chung. Thu nhập chịu thuế tính trước. Thuế giá trị gia tăng đầu ra. * Phân loại giá thành: trong xây dựng cơ bản chúng ta thường sử dụng các loại giá thành sau: Giá dự toán: là tổng số chi phí tính trước để hoàn thành số lượng xây lắp công trình. Giá này được xác định trên cơ sở khối lượng công tác xây lắp tính theo thiết kế, đơn giá xây dựng cơ bản do uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành, định mức chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước ra thuế giá trị gia tăng đầu ra. - Giá kế hoạch: là giá được xác định xuất phát từ những điều kiện cụ thể của một xí nghiệp. Trên cơ sở biện pháp thi công, các định mức và đơn giá áp dụng trong nội bộ xí nghiệp. Giá thành thực tế: phản ánh toàn bộ các chi phí thực tế để hoàn thành bàn giao khối lượng xây lắp mà doanh nghiệp đã nhận thầu (giá đấu thầu). Giá này bao gồm các chi phí theo định mức, các khoản bội chi về vật tư lao động, tiền vốn trong quá trình thi công được phép tính vào giá thành. Giá thành thực tế được xác định theo số liệu của kế toán tập hợp được. Ba loại giá trên nếu xét về thời gian ta thấy: giá thành dự toán được tính trước khi tiến hành thi công và trước cả giá thành kế hoạch vì giá thành kế hoạch được tính trước khi bắt đầu sản xuất của kế hoạch. Giá kế hoạch chính là mục tiêu phấn đấu của đơn vị để tiết kiệm được chi phí sản suất, hạ giá thành sản phẩm. Giá thành thực tế phản ánh tổng hợp kết quả phấn đấu của đơn vị. Về nguyên tắc khi xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giá thành phải theo nguyên tắc. Zthực tế < Z kế hoạch < Z Dự toán. Có như vậy đơn vị mới bảo đảm kinh doanh có lãi, có tích luỹ cho xí nghiệp và nộp ngân sách Nhà nước. Ngoài ba loại giá thành trên, do đặc điểm xây dựng cơ bản và do yêu cầu quản lý vốn trong xây dựng cơ bản đòi hỏi phải chặt chẽ và kịp thời nên trong giá thanàh còn tồn tại hai chỉ tiêu sau. + Giá thành khối lượng hoàn chỉnh: là giá thành của công trình đã thi công đến giai đoạn cuối cùng phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế đã được cả hai bên A và bên B tổ chức kiểm nhận và thanh toán, bàn giao cho đơn vị sử dụng. Giá thành khối lượng xây lắp hoàn chỉnh có ưu điểm ở chỗ nó phản ánh chính xác kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Tuy nhiên nói không phản ánh kịp thời giá thành trong quá trình thi công, do đó không đáp ứng kịp thời yêu cầu thông tin trong quản lý vốn xây dựng cơ bản. Để khắc phục nhược điểm đó người ta sử dụng giá thành khối lượng hoàn thành quy ước. - Giá thành khối lượng hoàn thành quy ước: là giá của các khối lượng xây lắp hoàn thành đến giai đoạn quy ước, thoả mãn các điều kiện. Khối lượng đó phải đo đếm được và phải được bên A công nhận hoàn thành. Khối lượng đó phải đạt độ dừng nhất định về kỹ thuật, đạt giá trị sử dụng. 3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Chi phí biểu hiện mặt hao phí còn giá thành biểu hiện mặt kết quả của sản xuất. Đây là hai mặt thống nhất của cùng một quá trình vì giữa chúng có những điểm giống nhau và khác nhau. Giống nhau: chúng đều là các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà đơn vị đã bỏ ra trong quá trình sản xuất thi công. Sự thống nhất về lượng xảy ra trong trường hợp toàn bộ đối tượng đều khởi công và hoàn thành trong một kỳ. Khác nhau: giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp thường không thống nhất với nhau về mặt khối lượng bởi vì gía thành sản phẩm xây lắp trong kỳ này có thể bao gồm cả chi phí sản xuất dở dang kỳ trước. Tổng giá thành =chi phí dở dang + chi phí sản xuất - chi phí sản xuất dở dang sản phẩm đầu kỳ phát sinh trong kỳ cuối kỳ Hơn nữa mối quan hệ này còn thể hiện ở chỗ: tài liệu hạch toán chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm. Nếu xác định công việc tính giá thành sản phẩm là công việc chủ yếu trong hạch toán kế toán thì hạch toán chi phí sản xuất có tác dụng quyết định đến tính chính xác của giá thành sản phẩm xây lắp. III. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Như ta đã biết dự toán công trình cơ bản được lập theo từng hạng mục công trình và được phân tích theo từng khoản mục chi phí. Do đó việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp cũng phải được phân tích theo từng khoản mục chi phí để có thể so sánh, kiểm tra việc thực hiện dự toán, thiết kế của hạng mục công trình (một bộ phận quan trọng trong giá trị hợp đồng kinh tế ký kết nhận thầu xây dựng) và phân tích đánh giá hiệu quả của quản lý. 1. Phương pháp hạch toán khoản mục giá thành xây lắp a . Phương pháp kê khai thường xuyên - Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Vật liệu là loại tài sản tồn kho thuộc tài sản lưu động, là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Là cơ sở vật chất tạo nên sản phẩm mới.Trong xí nghiệp xây lắp, vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí. Vì vậy tập trung sản xuất tiết kiệm vật tư là nỗ lực phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. + Nội dung khoản mục chi phí vật liệu trong giá thành sản phẩm xây lắp bao gồm giá trị thực tế của vật liệu chính như: xi măng, sắt, đá, cát... Vật liệu phụ, các cấu kiện luân chuyển cần cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp (không kể vật liệu phụ cho máy móc, phương tiện thi công và những vật liệu tính trong chi phí chung) + Nguyên tắc hạch toán: vật liệu sử dụng cho xây dựng hạng mục công trình nào phải tính trực tiếp cho công trình đó trên cơ sở chứng từ gốc theo giá thực tế và số lượng thực tế đã sử dụng. Cuối kỳ hạch toán và khi hoàn thành hạng mục công trình nào phải tínhtrực tiếp, kiểm kê số lượng vật liệu còn lại để ghi giảm trừ chi phí vật liệu đã tính cho công trình đó nếu điều kiện sản xuất thực tế không cho phép tính trực tiếp chi phí vật liệu cho từng đối tượng thì áp dụng phương pháp phân bổ theo khối lượng sản phẩm. + Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Bên nợ: trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động xây lắp (gồm có thuế VAT) hoặc không có thuế VAT: Bên có giá trị nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết nhập lại kho. Kếtchuyển và phân bố trị giá nguyên vật liệu, vật liệu thực tế sử dụng trong xây lắp trong kỳ vào tài khoản 154,TK621, không có số du cuối kỳ. + Trình tự hạch toán. Xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động xây lắp Nợ TK 621(giá chưa có thuế VAT) Có TK 152,153 Những nguyên vật liệu mua về không nhập kho sử dụng ngay cho công trình. Nợ TK 621 Nợ TK 133 Có Tk111,112,331,311v,v... Nếu doanh nghiệp mua nguyên vật thuộc đối tượng không chịu thuế VAT Nợ TK621 ( giá có thuế VAT) Có TK 111,112,331 Cuối kỳ vật không dùng hết nhập kho. Nợ TK 152 Có TK 621 - Chi phí nhân công trực tiếp: Phản ánh lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động xây lắp. Chi phí lao động trực tiếp bao gồm cả các khoản phải trả cho người lao động thuộc quản lý của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài cho từng loại công việc. + Nguyên tắc hoạt động: Không hạch toán vào TK này những khoản phải trả về tiền lương và các khoản phụ cấp.v.v...cho nhân viên quản lý văn phòng của bộ máy quản lý doanh nghiệp hoặc bộ phận bán hàng. Riêng đối với bộ phận xâ lắp, không hạch toán vào tài khoản này khoản trích BHXH, BHYT, CFCĐ Tính trên quỹ lương công nhân trực tiếp của hoạt động xây lắp. + Tài khoản sử dụng: 622- chi phí nhân công trực tiếp. Bên nợ. Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào qua trình sản xuất sản phẩm . Bên có: Kừt chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên nợ TK 154,TK 622 không có số du cuối kỳ. Trình tự hạch toán: Căn cứ vào bảng tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp cho hoạt động xây lắp. Nợ TK 622 Có TK 334 Cuối kỳ kế toán phân bổ, kết chuyển chi phí nhân công theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Nợ TK 154 Có TK 622 - Chi phí sử dụng máy thi công: Dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình. + Nguyên tắc: TK này chỉ sử dụng để hạch toán chi phí sử dụng xe, máy thi công đối với trường hợp doanh nghiệp xây lắp thực hiện xây, lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công, vừa kết hợp bằng máy. + Tài khoản sử dụng: 623 - Chi phí sử dụng máy thi công Bên nợ: Các chi phí liên quan đến máy thi công ( Chi phí nguyên vật liệu cho máy hoạt động, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, tiền công của công nhân trực tiếp điều khiển máy, chi phí bảo dưõng, sữa chữa máy thi công ...) Bên có: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công ào bên nợ TK 154. TK 623 không có số du cuối kỳ TK 623 có 6 tài khoản cấp 2. 6231- Chi phí nhân công 6232- Chi phí vật liệu 62333-Chi phí dụng cụ sản xuất 6234- Chi phí khấu hao máy thi công 6237- Chi phí dịch vụ mua ngoài 6238- Chi phí bằng tiền khác. + Trình tự hạch toán - Nếu tổ chức đội máy thi công riêng biệt và có phân cấp hạch toán cho đội máy có tổ chức hạch toán kế toán riêng. Nợ các Tk 621,622,627 Có các Tk liên quan. -Nếu không tổ chức đội máy riêng biệt hoặc có nhưng không tổ chức kế toán riêng. Số tiền liên quan trả công nhân điều khiển máy riêng biệt hoặc có nhưng không tổ chức kế toán riêng. Nợ Tk621,622,627 Có các Tk liên quan. - Nừu không tổ chức đội máy riêng biệt hoặc có nhưng không tổ chức kế toán riêng. Số tiền phải trả công nhân điều khiển máy,phục vụ máy Nợ TK 623 Có TK 334 Có TK 111 Khi xuất kho hoặc mua nguyên liệu phụ sử dụng cho xe, máy thi công Nợ Tk 623 Nợ TK133 Có TK 152,153,111,112,331v.v... Khấu hao xe, máy thi công sử dụng ở đội máy thi công ghi Nợ TK 623 Có TK 214 Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh Nợ Tk 623 Nợ Tk133 Có Tk 111,112,331 - Chi phí sản xuất chung: + Nội dung, nguyên tắc: Phản ánh chi phí sản xuất của đội, công trường xây dựng gồm: Lương nhân viên quản lý đội, Khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính theo tỷ lệ quy định 19% trên tổng số tiền lương phải trả công nhân trực tiếp xây lắp và nhân viên quản lý đội. Khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội. Tài khoản sử dụng: 627 - chi phí sản xuất chung. Bên nợ Các chi phí sản xuất chung phản ánh trong kỳ bao gồm: lương nhân viên quản lý đội, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định (19%). Khấu hao TSCĐ dùng chung cho đội Bên có: Các khoản ghi giản chi phí chung Kừt chuyển chi phí sản xuất chung vào bên nợ TK 154 TK 627 không có số du cuối kỳ. TK 627 có 6 Tk cấp 2 Tk 6271- Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272- Chi phí vật liệu Tk 6273- Chi phí dụng cụ sản xuất Tk 6274- Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277-Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278-Chi phí bằng tiền khác + Trình tự hạch toán: Nừu doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo từng tổ, đội xây lắp khi tập hợp chi phí sản xuất chung Nợ Tk 627 Có Tk 334,338,152,153,214,331,111,112 Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung thành chi phí sản xuất xây dựng dở dang. Nợ Tk 154 Có Tk627 - Tổng hợp chi phi sản xuất và tính giá thành dở dang. + TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh liên quan đến sản xuất chế tạo sản phẩm, phục vụ cho công tác xây lắp. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang phản ánh trên tài khoản 154gồm những chi phí . Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp - Chi phí sử dụng máy thi công trực tiếp - Chi phí sử dụng máy móc thi công (đối với hoạt đông xây lắp) - Chi phí sản xuất chung + Kết cấu nội dung Bên nợ: Các chi phí nguyên vật liệu,vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sửt dụng máy thi công, chi phí sản suấ chung phát sinh trong kỳ. - Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao - Chi phí thực tế của khối lượng lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng - Giá trị phế liệu thu hồi, sản phẩm hỏng không sữa chữa được giá trị nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gia công song nhập lại kho. Số du bên nợ - Chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang cuối kỳ. Tk 154 có 4 tài khoản cấp 2. 1541- Xây lắp 1542- Sản phẩm khác 1543- dịch vụ 1544- chi phí bảo hành xây lắp Trình tự hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên được khái quát qua * Phương pháp kiểm kê định kỳ. Trình tự hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ được khái quát qua sơ đồ. 111,112,331 611 621 631 3 5 8 152 1 4 334 622 6 9 214,331,111,112 627 7 10 154 1.Kết chuyển tồn kho đầu kỳ 2. Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ 3. Mua nguyên vật liệu nhập kho (số thuế đầu vào được giảm trừ nếo có) 4. Kết chuyển nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ 5. Suất kho vật liệu dùng cho sản xuất. 6. Tiền lương phải trả trích BHXH. 7. Chi phí sản xuất chung phát sinh. 8,9,10. Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu, công trình sản xuất chung vào gía thành sản xuất. 11, kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ 2. Đánh gía sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang trong sản xuất xây lắp được xác định bằng phương pháp kiểm kê. Việc tính và đánh giá sản phẩm dở dang trong xây dựng phụ thuộc vào phương pháp tính thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa người nhận thầu và người giao thầu. Nừu quy định thanh toán sản phẩm xây dựng sau khi hoàn thành toàn bộ thì sản phẩm dở dang là khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật, tiêu chuẩn đã quy định trước và được đánh gía theo chi phí thực tế. Khối lượng công tác xây lắp dở dang được đánh giá trên cơ sở tài liệu kiểm kê khối lượng xây lắp kiểm kê khối lượng dở dang cuôi kỳ. Khối lượng Khối lượng xl + Chi phí hợp lý Giá trị dự toán xây lắp dở dang = dở dang trong kỳ x của giai đoạn cuối kỳ khôi lượng dở dang cuối kỳ IV. Đẩi tưọng tính gía thành kỳ tính giá thành và các phương pháp tính gía thành. 1.Đẩi tượng tính giá thành. Xác định đối tượn tính giá thành là công việc đầu tiên của toàn bộ công việc tính giá thành. Xuất phát từ đặc điểm của XDCB do đó đối tượng tính gía thành trong xây dựng cơ bản là các công trình, hạng mục đã hoàn thành, các giai đoạn công việc đã hoàn thành. Trong trường hợp các đơn vị xây lắp có tổ chức thêm phân xưởng sản xuất phụ, sản xuất vật liệu.v.v... thì đối tượng tính giá thành là một đơn vị sản phẩm hay lao vụ cung cấp. 2. Kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thành hợp lý, khoa học. - Đối với những loại sản phẩm, các đơn đặt hàng có thời gian sản suất thi công dài thi khi hoàn thành toàn bộ mới tính giá thành thực tế cuả bộ phận đó. 3. Các phương pháp tính giá thành: Phương pháp tính giá thành sản phẩm là các cách thức, các phương pháp tính toán, xác định giá thành đơn vị của tưng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụhoàn thành. Tuỳ theo đặc điểm quy trình sản xuất cũng như yêu cầu về trình độ của công tác quản lý mà mỗi đơn vị thường áp dụng một số phương pháp tính gía sau. a.Phương pháp tính trực tiếp: Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước các doanh nghiệp khai thác. Tất cả các chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trực tiếp cho công trình tư khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thực tế của công trình. Giá thành thực= Chi phí thực tế dở dang + Chi phí phát sinh - Chi phí thưc tế của sản phẩm đầu kỳ trong kỳ tế dở dang cuối kỳ b. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng: Ap dụng trong các doanh nghiệp nhận thầu xây lắp theo đơn đạt hàng. Đẩi tượng tính giá là đơn đặt hàng hoàn thành. Theo phương pháp này, hàng tháng chi phí sản xuất thực tế phát sinh đã tập hợp được theo từng đơn đặt hàng và khi nào hoàn thành công trình thì chi phí sản xuất tập hợp đựơc theo từng đơn đặt hàng đó. c. Phương pháp hệ số. Ap dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, cũng sử dụng một thứ nguyên liệu và cùng một lượng lao động nhưng thu được đồng thời cùng nhiều sản phẩn khác nhau nhừng chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất theo phương pháp này trước hết, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc. Từ đó dựa vào chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính gía thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính giá thanh sản phẩm gốc. Từ đó dựa vào chi phí có liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm. Giá thành đơn vị = Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm sản phẩm gốc Số lượng sản phẩm quy đổi (sản phẩm gốc) Giá thành đơn vị = Giá thành đơn vị x Hệ số quy đổi sản Sản phẩm từng loại sản phẩm gốc phẩm từng loại Trong đó: Số lượng sản = số lượng sản phẩn loại 1 x Hệ số quy đổi sản phẩm đổi phẩm quy loại i Tổng giá thành Giá trị sản phẩm Tổng chi phí Dở dang đầu sản xuất của các = dở dang + sản xuất phát - sản phẩm loại sản phẩm kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ d.Phương pháp tổng cộng chi phí: Vận dụng thích hợp với đối tượng tính giá thành là các loại hình sản xuất phúc tạp, quá trình sản xuất chía làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn hạch toàn riêng biệt, có thế là từng khối lượng công việc xây lắp có dự toán, thiết kế riêng, có bộ phận riêng đảm nhận giá thành thực tế khâu cuối cùng tính như sau: Z = Dđk + C1 + C2 + ... + Cn - Dck Trong đó: Z: Giá thành sản phẩm Dđk: Giá trị chi phí dở dang đầu kỳ. C1 + C2 + Cn: Chi phí sản xuất các khối lượng công việc ở các giai đoạn, các bộ phận. Dck: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Phần II THựC trạng công việc hạch toán chi phi sản suất và tính giá thành sản phẩm xây dựng ở Công ty xây dựng dân dụng và công nghiệp vật liệu. I- Giới thiệu về Công ty xây dựng dân dụng và công nghiệp vật liệu. 1. Quá trinhd hình thành và phát triển. Công ty xây dựng dân dụng và công nghiệp vật liệu tiền thân là công ty xây lắp và ật tư xây dựng 2 được thành lập trên cơ sở sát nhập xí nghiệp xây lắp 2 và xí nghiệp xây dựng Nông nghiệp 3 theo quyết định số 314 NN-TCCB/QĐ ngày 10/03/1991 của bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Khi đó xuất liên hiệp các XNXDNN và PTNT là thi công công trình phục vụ nông nghiệp và nông thôn. Các công trình huyện xã và một số công trình dân dụng khác với tổng số vốn của công tymới thành lập là 732 triệu đồng. Thời gian này, công ty gặp rất nhiều khó khăn về vốn, thị trường chỉ giới hạn trong phạm vi Hà Nội, máy móc thi công hầu hết đã cũ hoặc không đủ năng lực phục vụ sản xuất. Ngày 24/03/1993 công ty được bộ xây dựng cấp giáy phép số 116 BXD/QLXD cho phép nhận thầu thi công các công trình dân dụng quy mô lớn, xây dựng phần bao che công trình công nghiệp có quy mô vừa vói tổng số vốn là 2.169.701.000đồng. trong đó vốn cố định: 590.034.000 vốn lưu động 1.579.667.000tính đến 31/03/1993 phạm vi hoạt động ở các tỉnh miền bắc. Thừa thiên Huế, và TPHCM. Ngày 14/03/1996 công ty được bộ nông nghiệp và phát tiển nông thôn cấp giáy phép số 07/GP/NN cho phép được nhận thầu thi công các công trình loại nhỏ và một số hạng mục công trình thuỷ loại vừa với phạm vi hoạt độngcả nước. Ngày 22/04/1996 Bộ xây dựng cho phép công ty mở rộng phạm vi hoạt động nhận thầu xây lắp trong cả nước. Ngày 13/02/1997 công ty xây lắp và vật tư xây dựng 2 được đổi tên thành Công ty xây dựng dân dụng và công nghiệp vật liệutheo quy định số 246 NN-TCCB/QĐ của BNN và phát triển nông thôn. Công ty xây lắp và vật tư xây dựng Nông nghiệp và phát triển nông thôn .Công ty xây lắp vật tư xây dựng số 6 là một đơn vị cơ sở, thực hiện được chế độ kinh tế độc lập có đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng theo mẫu quy địnhvà được mở tài khoản ngân hàng theo quy chế hiện hành của nhà nước. Qua ba năm (1997-1999) tuy khoảng thòi gian chư nhiều nhưng nhìn vào kêt quả hoạt độngmà công ty đã đạt được thật xứng là đơn vị mạnh của tổng công ty xây dựng và phát triển nông thôn. Sau đây là một số chỉ tiêu của công ty. TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 1997 1998 1999 1 Doanh thu bán hàng Triệu đồng 24.796 36.946 35.194 2 Giá vốn hàng bán Triệu đồng 20.800 30.936 29.523 3 Lãi Gộp Triệu đồng 4.176 6.010 5.671 4 Chi phí bán hàng + QLDN Triệu đồng 2.428 3.427 3.342 5 Lãi trước thuế Triệu đồng 1.748 2.583 2.329 Số liệu của báo cáo khác. TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 1997 1998 1999 1 Vốn kinh doanh Triệu đồng 6.214 6.532 6.740 2 Số lao động Người 240 250 252 3 Nộp ngân sách Triệu đồng 1.269 1.627 1.721 4 Thu nhập bình quân Nghìn đồng 450 500 5302 Kế hoạch đề ra nam 2000 công ty đạt sản lượng là 35 tỷ đồng. Theo số liệu báo cáo sơ bộ ước tính đến 30/04/2000 sản lượng của công ty đạt được 12 tỷ đồng phần lớn các công trình về thuỷ lợi. Thu nhập bình quan 550nghìn đồng/người. 2. Đăc điểm về quy trình công nghệ. Từ khi thực hiện công tác đổi mới quản lý,xoá bỏ cơ chế hành chính bao cấp, chuyển sang cơ chế quản lý Nhà nước. Công ty đã được tổ chức sản xuất theo hình thức định mức chi phí công việc. Cho nên quá trình kinh doanh của công ty được đưa ra mô hình riêng. Do đặc điểm kinh doanh chủ yếu của công ty là xây lắpcác công trình dân dụng và các công trình thuỷ lợi. Khi bị đấu thầu phòng kỷ thuật công ty lập dự toán và chuẩn bị tài liệu cần thiết gửi đi đấu thâù. Nừu công ty trúng thầu, ban giám đốc họp và quyết định giao công trình đã trúng cho đội thi công. Đẫi nào được giao thi công, lập kế hoạch tiến độ thi công theoyêu cầu của bên A. Vật tư thi công, công trình một do công ty cấp còn lại một số mặt hàng do đội tự tìm nguồi và liên hệ mua. Nhân công:Do công ty có nhiều công trình trong phạm vi cả nước. Lương công nhân trong công ty lại có hạn và có người lại có hoàn cảnh riêng nên các đội lại phải thuê thêm lực lương lao động ngoài khi cần tiến độ nhanh. Đẫi trưởng cùng cán bộ kỷ thuật lập biểu đồ kế hoạch trình ban giám đốc và phòng tài vụ công ty để công ty kịp thờ đáp ứng nhu cầu, giúp đội hoàn thành tố nhiêm vụ được giao. Khi công trình hoàn thành từng công đọan như phần móng, thô tầng 1. Thô tầng 2.v.v. được xác định qua biên bản nghiệm thu chất lượng có chữ ký đóng dấu của các bên có liên quan như: Thiết kế, đại diện bên A, đại điện bên B. Công trình hoàn thành bàn giao bên A được sự xác nhận của bên có liên quan và giá trị công trình được duyệt qua quyết toán. Hiện nay đấu thầu là phương thức chủ yếu trong xây dựng. Giá thầu là giá quyết toán của công trình. Sự giám sát các bên liên quan Quy trình công nghệ được thể hiện qua sơ đồ. Đấu thầu Bàn Giao Công trình Hoàn thành Trúng thầu Đội thi công 3. Đặc điểm về tổ chức hoạt động kinh doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được phân nhỏ thành các đội thi công 1. Các công trường xây dựng theo các hợp động đã ký với bên giao thầu. Cơ cấu của một công trường bao gồm: Một chỉ huy trưởng phu trách chung Một đến hai kỷ sư xây dựng làm nhiềm vụ giám sát kỷ thuật. Một kế toán, 1 thủ kho kiêm thủ quỹ, 1 bảo vệ. Đội ngũ công nhân tuy theo yêu cầu sản xuất từng thời kỳ. 2. Điện điện nước: Bao gồm một đội trưởng kiêm kỷ thuật, 1 kế toán. Nhiệm vụ của tổ là thi công phân cấp cấp thoát nước cho các công trình và phần điện nội thất. Đây là công đoạn cuối cùng của sản phẩm xây lắp. 3. Tổ vật tư: Gồm một tổ trưởng, 1 kế toán với nhiệm vụ khai thác nguồn vật tư, vật liệu cung cấp tới các công trình của công ty theo từng giai đoạn và nhu cầu vật tư vật liệu của các công trường. Tổ vật tư trực thuộc công ty không tổ chức hạch toán riêng và chịu sự chỉ đạo của ban lãnh đạo công ty. Các bộ phận này trong công ty luôn được sự chỉ đạo gám sát chặt chẽ của ban gám đốc và phòng tài vụ công ty. Khi các đội có nhu cầu về vật tư tiền vốn, kế toán các đội xin ứng qua phòng tài vụ công ty kiểm tra số ứng, số hoàn và ký yêu cấuau đó đưa gửi ban giám đốc duyệt nhu cầu của đội. Trong công ty luôn có sự đối chiếu lẫn nhau để hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất. 4. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý. Với quy mô hoạt đông tương đối lớn, nhưng lại không tập trung ở một nơi mà sản xuất rải rác theo đơn vị công trình. Do đó yêu cầu bộ máy quản lý của côngty phải gọn nhẹ và năng động. Ban giám đốc a. Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Gám đốc là ngưòi đứng đầu công ty, là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm về tất cả kết quả sản xuất kinh doah của công ty và làm tròn trách nhiềm đối vôí nhà nứoc theo quy định hiện hành. Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo chế độ của thủ trưởng, có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty theo nguyên tắc đảm bảo tôi ưu linh hoạ. Đẫ tin cậy và đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Một phó giám đốc giúp giám đốc về công việc sản xuất kinh doanh. 1 phó giám đốc giúp về cong việc hành chính. B. Phòng tà vụ:Cónhiệm vụ giúp đỡ ban giám đốc trong công việc cung cấp các thông tin kinh tế. Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của các công trường, tập hợp và lên bào cáo kế toán. Hướng dẫn các bộ phận trong công ty thực hiện chế độ tài chínhcủa nhà nước. C. Phòng tổ chức hành chính. Quản lý về lao động trong côngty, các chế độ chính sách với cán bộ công nhân viên, các thr tục về hành chính. d.Phòng kỹ thuật - kế hoạch. Có trách n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33501.doc
Tài liệu liên quan