Quy trình luân chuyển chứng từ của phần hành kế toán TSCĐ
a. Khi phát sinh nhu cầu về tài sản, bộ phận hành chính lập yêu cầu mua hàng hoá gửi Ban giám đốc.
b. Nhận được yêu cầu, Ban GĐ tổ chức họp, căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, căn cứ và nhu cầu đặt ra, khả năng sử dụng và hiệu quả mang lại, Ban GĐ quyết định đầu từ TSCĐ. Quyết định đầu tư gửi cho bộ phận kế toán tài chính và hành chính.
c. Bộ phận kế toán và hành chính kết hợp mua hàng theo quyết định của Ban giám đốc. Kế toán hạch toán theo dõi quá trình mua hàng.
d. Khi TSCĐ mua về đảm bảo các thông số kỹ thuật, yêu cầu đặt ra, sẵn sàng đưa vào sử dụng. Kế toán và hành chính thực hiện bàn giao TSCĐ cho bộ phận sử dụng.
e. Khi TSCĐ đã hoàn thành đưa vào sử dụng được kế toán hạch toán kết chuyển tăng TSCĐ, tính khấu hao và theo dõi về mặt giá trị trong suốt thời gian sử dụng.
f. Song song với quá trình theo dõi mặt giá trị, bộ phận hành chính thực hiện quản lý, duy tu, bảo dưỡng, sữa chữa TSCĐ đảm bảo hoạt động hết công suất.
g. Tài sản hết thời gian sử dụng, lỗi thời, không phù hợp với chức năng hiện tại, hai bộ phận kế toán và hành chính tổ chức thanh lý, thu hối phế liệu. Kế toán ghi giảm TSCĐ, khấu hao, báo thôi khấu hao và hạch toán giá trị thanh lý.
54 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2392 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hạch toán tài sản cố định hữu hình tại công ty TNHH một thành viên Mai Linh - Hội An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Số khấu hao giảm
IV. Số KH phải trích tháng này
5.3.2Kế toán tổng hợp khấu hao TSCĐ
Để tính hao mòn TSCĐ, kế toán sử dụng TK 214: " Hao mòn TSCĐ "
Công dụng: TK này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích KH và những khoản tăng, giảm, hao mòn khác của TSCĐ trong DN.
Kết cấu:
Nợ TK 214 Có
SD : Giá trị hao mòn lũy kế đầu kỳ
- Giá trị hao mòn TSCĐ giảm do TSCĐ giảm
-Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do trích khấu hao và các nguyên nhân khác
SD: Giá trị hao mòn TSCĐ hiên có
TK 214 có 3 TK cấp 2: + TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình
+ TK 2142: Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
+ TK 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình
Ngoài ra kế toán còn sử dụng TK 627, TK641, TK642...
Hạch toán tổng hợp hao mòn và khấu hao TSCĐ
- Định kỳ kế toán trích khấu hao TSCĐ tính vào chi phí SXKD trong kỳ
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 214
- Đối với TSCĐ đầu tư mua sắm bằng quỹ phúc lợi, nguồn kinh phí sự nghiệp ... ghi: Nợ TK 431 (4313) : Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ
Nợ TK 466 : Nguồn kinh phí sự nghiệp đã hình thành TSCĐ
Có TK 214 : Hao mòn TSCĐ
- Cuối năm tài chính, DN xem xét lại thời gian và phương pháp tính khấu hao TSCĐ vô hình, nếu có sự thay đổi mới cần phải điều chỉnh:
+ Nếu mức khấu hao tăng lên, ghi:
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 214 : Chênh lệch khấu hao tăng
+ Nếu mức khấu hao giảm, ghi:
Nợ TK 214 : Chênh lệch khấu hao giảm
Có TK 627, 641, 642
6. Kế toán sửa chữa TSCĐ
6.1. Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ:
Sửa chữa thường xuyên là sửa chữa nhỏ, mang tính chất bảo trì, bảo dưỡng TSCĐ, chi phí sửa chữa ít, thời gian sửa chữa ngắn nên chi phí sửa chữa được tập hợp trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận sử dụng
- Khi phát sinh các khoản chi phí sửa chữa thường xuyên do chính doanh nghiệp làm, kế toán ghi:
Nợ TK 627,641,642
Có TK111,112,334…..
- Khi phát sinh các khoản sửa chữa thường xuyên TSCĐ (doanh nghiệp thuê ngoài), kế toán ghi:
Nợ TK 627,641,641
Nợ TK 133
Có TK 111,112,331
- Trường hợp chi phí sữa chữa thường xuyên lớn cần phân bổ nhiêu kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 142
Nợ TK133 ( nếu thuê ngoài dịch vụ sữa chữa)
Có TK 111,112,331
- Từng kỳ sản xuất kinh doanh, phân bổ chi phí sữa chữa thường xuyên, kế toán ghi:
Nợ TK 627,641,642
Có TK 142
6.2. Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ(SCLTSCĐ):
Việc sửa chữa lớn TSCĐ thường có chi phí sửa chữa nhiều và được tiến hành theo kế hoạch, dự toán theo công trình sửa chữa. Để tính chính xác giá trị thực tế cho từng công trình sửa chữa lớn, mọi chi phí được tập hợp vào TK 241( 2413)- Sửa chữa lớn TSCĐ, chi tiết cho từng công trình sửa chữa lớn Nội dung và kết cấu của TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang
Kết Cấu TK 241
Nợ TK 241(2413) Có
- Tập hợp chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh (CP cải tạo, nâng cấp...)
- Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn hoàn thành vào các tài khoản có liên quan
SD : Chi phí sửa chữa lớn dở dang
TK 241 có 3 tài khoản cấp 2:
+ TK 2411 : mua sắm TSCĐ
+ TK 2412 : xây dựng cơ bản
+ TK 2413 : sửa chữa lớn TSCĐ
Trình tự kế toán
Sửa chữa theo kế hoạch
Căn cứ vào kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ và các dự toán chi phí sửa chữa hàng tháng kế toán tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và chi phí sản xuất kinh doanh ở bộ phận sử dụng tài sản đó
Nợ TK 627,641,642: Chi phí sửa chữa TSCĐ dỳng cho các bộ phận
Có TK 335: Tổng chi phí sửa chữa TSCĐ trích trước
- Khi thực tế phát sinh chi phí sửa chữa lớn thì kế toán căn cứ vào chứng từ liên quan để phản ánh
Nợ TK 2413 – XDCB dở dang
Nợ TK 133 – TGTG được khấu trừ (nếucó
Có TK 111,152
- Khi công trình sửa chữa lớn hoàn thành
Nợ TK 335
Có TK 2413
Trường hợp sửa chũa bất thường
- Khi phát sinh sửa chữa lớn do doanh nghiệp thuê ngoài lúc công trình hoàn thành bàn giao
Nợ TK 2413
Nợ TK 133
Có TK liên quan (111,112,331,)
- Khi công việc sửa chữa hoàn thành.
+ Nếu chi phí sửa chữa phát sinh nhỏ, kế toán hạch toán chi phí sửa chữa vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận sửa chữa TSCĐ
+ Nếu chi phí sửa chữa phát sinh lớn kế toán kết chuyển vào TK 142,242 để phân bổ cho các kỳ sau
Nợ TK 624,641,642: Số kết chuyển vào chi phí SXKD trong kỳ
Nợ TK 142,242: Số phân bổ dần cho kỳ sau
Có TK 241; Chi phí sửa chữa thực tế phất sinh
+ Khi phân bổ chi phí cho các kỳ sau:
Nợ TK 627,641,642
Có TK 142,242: Số chi phí phân bổ
6.3. Hạch toán cải tạo nâng cấp TSCĐ sau khi nhận:
Nếu sửa chữa thuộc sửa chữa lớn nâng cấp TSCĐ là loại sửa chữa có tính chất tăng tính hoạt động của TSCĐ hoăc kéo dài tuổi thọ của nó. Bản chất của nghiệp vụ sửa chữa nâng cấp TSCĐ là một nghiệp vụ bổ sung cho TSCĐ, thoả mãn điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐ thì tập hợp toàn bộ chi phí sửa chữa lớn vào TK 241 và đồng thời ghi tăng nguyên giá TSCĐ ,kế toán ghi:
Nợ TK 241 Xây dựng cơ bản dở dang
Nợ KT 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 11,12,331,152: Tổng giá thanh toán
- Khi kết thúc giai đoạn nâng cấp sửa chữa TSCĐ đưa vào sử dụng, kế toán ghi
Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ tăng
Có TK 241; Chi phí nâng cấp TSCĐ
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN MAI LINH HỘI AN:
I. Giới thiệu về công ty:
1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH 1 TV Mai “Linh Hội An có trụ sở tại 480 Cửa Đại, TP Hội An, có đầy đủ tư cách pháp nhân, công ty được tách lập từ công ty CP Mai Linh Bắc trung bộ có trụ sở chính tại TP Đà Nẵng
Công ty TNHH Mai Linh là doanh nghiệp ngoài quốc doanh hạch toán kinh tế độc lập
- Công ty được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 2/2005
- Vốn điều lệ: 8.000.000.000đồng (tám tỷ đồng)
- Ngành nghề kinh doanh: Vận tải hành khách bằng taxi
- Tên giao dịch: Công ty TNHH một thành viên Mai Linh Hội An
- Số điện thoại: 0510.3914914
- Mã số thuế: 4000123337
- Giám đốc: Trần Phước Bảy
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
1.2.1. Chức năng
Vận tải hành khách bằng taxi; vận tải hành khách đường bộ bằng xe chất lượng cao Express; du lịch lữ hành nội địa và các dịch vụ phục vụ khách du lịch; đại lý bán vé máy bay trong nước và quốc tế; dịch vụ quảng cáo.
1.2.2. Nhiệm vụ
Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh, tổ chức nghiên cứu và thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng trong và ngoài địa bàn.
Thực hiện tốt phương pháp lãnh đạo, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công nhân viên trong công ty, thực hiện đầy đủ chế độ tiền lương, bảo hiểm, bảo hộ lao động.
Bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và chuyên môn cho cán bộ công nhân viên.
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh theo đúng ngành nghề, đúng chế độ chính sách của Nhà nước, đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước.
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý:
1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý doanh nghiệp
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng KD tiếp thị
Phòng kế toán-tài vụ
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế hoạch kinh doanh
Bộ phận khai thác dịch vụ
Phòng kỹ thuật
Tổng đài taxi
Xưởng bảo hành sửa chữa
Tổ xe số 1
Tổ xe số 3
Tổ xe số 2
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo:
Quan hệ hỗ trợ:
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty
Ban giám đốc
Giám đốc: Là người có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của Công ty theo đúng pháp luật Nhà nước, các quy định của ngành, điều lệ, quy chế, quy định của Công ty TNHH 1 TV Mai Linh,
Giúp việc cho Giám đốc là Phó Giám đốc, kế toán trưởng và các bộ phận nghiệp vụ .
Phó Giám đốc - Phụ trách kinh doanh:
Tham mưu về định hướng chiến lược, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và đề xuất các định hướng kinh doanh cho Giám đốc.
Trợ giúp Giám đốc xây dựng cơ cấu tổ chức, các nguồn lực cần thiết, trực tiếp điều hành và kiểm soát toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của phòng kinh doanh.
Lãnh đạo và phát triển nguồn nhân lực phòng kinh doanh nhằm duy trì đội ngũ nhân viên luôn đáp ứng được yêu cầu phát triển của công việc
Đề xuất, triển khai và quản lý các dự án phát triển kinh doanh của công ty
Báo cáo và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Thay mặt công ty duy trì và phát triển các mối quan hệ với các đối tác kinh doanh và cơ quan đoàn thể, chính quyền địa phương.
Phó Giám đốc - Phụ trách kỹ thuật:
Thu nhập thông tin về kỹ thuật công nghệ và tổ chức bộ phận nghiên cứu và phát triển ứng dụng các công nghệ mới, vật liệu mới, kỹ thuật mới cho công ty
Tư vấn và xét duyệt các phương án giải quyết vướng mắc, thay đổi, xử lý kỹ thuật, các phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty.
Theo dõi, kiểm tra kỹ thuật của máy móc nhằm đảm bảo cho việc vận tải khách đạt chất lượng cao nhất, thoả mãn cao nhất các yêu cầu của khách hàng.
Các phòng ban tham mưu:
Phòng Tổ chức – Hành chính: Là một bộ phận nghiệp vụ của công ty, có chức năng đề xuất, giúp việc cho Ban lãnh đạo và hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra các công tác quản lý nhân sự, bảo hộ lao động, an toàn lao động, an ninh trật tự và phòng cháy chữa cháy, quản trị hành chính văn phòng.
Phòng Kỹ thuật:
Xây dựng các chương trình ứng dụng khoa học phát triển công nghệ của công ty .
Chủ trì xem xét những sang kiến có giá trị làm lợi lớn hoặc có giá trị áp dụng rộng nhằm phổ biến áp dụng chung trong toàn công ty.
Quản lý tài sản phục vụ kinh doanh của toàn công ty.
Phòng Kế toán - Tài vụ: Có chức năng đề xuất với Ban Giám đốc về công tác quản lý tài chính, kế toán, thống kê trong Công ty, đồng thời tiến hành lập, lưu trữ, kiểm tra, kiểm soát toàn bộ các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực Tài chính-Kế toán theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể:
Tham mưu cho Giám đốc và HĐQT thực hiện chức năng quản lý tài chính, tổ chức thực hiện các chỉ tiêu về tài chính -kế toán, tổ chức phổ biến và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thi hành kịp thời các quy định về tài chính của Nhà nước và cấp trên. Quan hệ với ngân hàng, cơ quan thuế và các cơ quan hữu quan để thực hiện công tác tài chính -kế toán theo quy định của pháp luật.
Quản lý tài sản, tiền vốn, hàng hoá, kinh phí và các quỹ, tổng kết thu-chi tài chính, báo cáo quyết toán, kiểm tra thường xuyên hoạt động kế toán của các bộ phận, nắm bắt tình hình kinh doanh của Công ty từ đó lập kế hoạch tài chính và cung cấp thông tin cho các bộ phận trong và ngoài Công ty .
Tổ chức thanh toán mua bán hàng hoá nhanh chóng và thu hồi công nợ, tăng nhanh vòng quay vốn, tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, bảo mật các số liệu.
Chịu trách nhiệm chung về hiệu suất làm việc của Phòng và liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật về hệ thống tài chính - kế toán tại công ty.
Phòng kế hoạch - kinh doanh: Nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch kinh doanh của công ty. Tổng hợp tài liệu từ các phòng có liên quan, xem xét có nên đầu tư mua mới, thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Lập dự toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Phòng kinh doanh - Tiếp thị: Có nhiệm vụ marketing đến với khách hàng, lập kế hoạch quảng bá thương hiệu tại vùng miền, lập kế hoạch, thực hiện chính sách khuyến mãi đến với khách hàng, các đối tác kinh doanh để đảm bảo giữ nguồn khách ổn định và khai thác các nguồn khách mới.
1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
1.4.1. Tổ chức và sơ đồ bộ máy kế toán
Công ty TNHH một thành viên Mai Linh là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, có quy mô vừa nên bộ máy kế toán của công ty tương đối gọn nhẹ, phù hợp với quy mô hoạt động của công ty. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán TSCĐ & CCDC
Kế toán CPSX & tính giá thành
Thủ quỹ
Kế toán thanh toán
1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phần hành kế toán
Kế toán trưởng: Là người chủ chốt của phòng kế toán, có quyền và trách nhiệm điều hành toàn bộ công tác chuyên môn đối với các nhân viên kế toán trong công ty. Là người trợ lý chính cho ban Giám đốc trong việc đưa ra các quyết định về sản xuất kinh doanh, tham gia vào việc lập các phương án kinh doanh.
Kế toán tổng hợp: Có trách nhiệm tổng hợp các số liệu, tổng hợp các chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên cơ sở của các nhân viên kế toán. Đồng thời kế toán tổng hợp phải cùng với kế toán trưởng giải quyết các công việc của phòng kế toán và lập báo cáo tài chính định kỳ.
Kế toán thanh toán: Có trách nhiệm theo dõi việc thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, xác định tồn quỹ hợp lý, lập báo cáo tiền mặt, thanh toán lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên.
Kế toán TSCĐ và CCDC: Theo dõi, giám sát việc bảo quản, sử dụng máy móc thiết bị xuất-nhập-tồn, hao hụt vật tư hàng hóa, chuẩn bị số liệu phục vụ kiểm kê và tính toán xác định kết quả kiểm kê tài sản của công ty.
+ Tổ chức thu thập, kiểm tra chứng từ, ghi sổ, cung cấp số liệu, báo cáo công việc về TSCĐ vật tư hàng hóa.
+ Mua TSCĐ cũng như vật tư để đáp ứng nhu cầu sản xuất cũng như chất lượng và giá cả cho phù hợp
Kế toán CPSX và tính giá thành: tập hợp CPSX như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung. Tính giá thành của từng sản phẩm.
Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm tiền mặt tại quỹ, thực hiện nhiệm vụ thu chi, lập báo cáo quỹ.
1.4.3 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
Công ty hiện nay đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, chưa sử dụng hình thức kế toán máy, với hình thức này kế toán tiến hành ghi sổ kế toán và lập chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ được lập căn cứ trên các chứng từ gốc.
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ đăng ký
Chứng từ - Ghi sổ
CTGS
Sổ quỹ
Sổ, thẻ
kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán
Chứng từ gốc
SỔ CÁI
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN-BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Ghi cuối tháng
Hàng ngày hoặc định kỳ, kế toán căn cứ Chứng từ gốc đã kiểm tra để lập bảng tổng hợp chứng từ gốc, sau đó căn cứ vào bảng tổng hợp này lập ra chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong chuyển cho kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán duyệt, rồi chuyển cho kế toán tổng hợp đăng ký vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ để ghi số và ngày vào chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ chỉ sau khi đã ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ mới được sử dụng để ghi vào sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Sau khi phản ánh tất cả Chứng từ ghi sổ đã lập trong tháng vào sổ Cái, kế toán tiến hành cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính số dư cuối tháng của từng tài khoản. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu trên sổ Cái được sử dụng lập “ Bảng cân đối tài khoản ".
Đối với các tài khoản phải mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì Chứng từ kế toán, Bảng tổng hợp chứng từ kế toán kèm theo chứng từ ghi sổ là căn cứ để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khoản.
Cuối tháng tiến hành cộng các sổ, thẻ kế toán chi tiết, lấy kết quả lập Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với số liệu trên sổ Cái của tài khoản đó. Các bảng tổng hợp chi tiết của từng tài khoản sau khi đối chiếu được dùng làm căn cứ lập Báo cáo tài chính.
Quy trình luân chuyển chứng từ của phần hành kế toán TSCĐ
a. Khi phát sinh nhu cầu về tài sản, bộ phận hành chính lập yêu cầu mua hàng hoá gửi Ban giám đốc.
b. Nhận được yêu cầu, Ban GĐ tổ chức họp, căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, căn cứ và nhu cầu đặt ra, khả năng sử dụng và hiệu quả mang lại, Ban GĐ quyết định đầu từ TSCĐ. Quyết định đầu tư gửi cho bộ phận kế toán tài chính và hành chính.
c. Bộ phận kế toán và hành chính kết hợp mua hàng theo quyết định của Ban giám đốc. Kế toán hạch toán theo dõi quá trình mua hàng.
d. Khi TSCĐ mua về đảm bảo các thông số kỹ thuật, yêu cầu đặt ra, sẵn sàng đưa vào sử dụng. Kế toán và hành chính thực hiện bàn giao TSCĐ cho bộ phận sử dụng.
e. Khi TSCĐ đã hoàn thành đưa vào sử dụng được kế toán hạch toán kết chuyển tăng TSCĐ, tính khấu hao và theo dõi về mặt giá trị trong suốt thời gian sử dụng.
f. Song song với quá trình theo dõi mặt giá trị, bộ phận hành chính thực hiện quản lý, duy tu, bảo dưỡng, sữa chữa TSCĐ đảm bảo hoạt động hết công suất.
g. Tài sản hết thời gian sử dụng, lỗi thời, không phù hợp với chức năng hiện tại, hai bộ phận kế toán và hành chính tổ chức thanh lý, thu hối phế liệu. Kế toán ghi giảm TSCĐ, khấu hao, báo thôi khấu hao và hạch toán giá trị thanh lý.
1.4.4 Các chế độ và phương pháp kế toán áp dụng
a. Chế độ kế toán áp dụng: áp dụng chế độ kế toán Việt Nam, ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006; hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định về sửa đổi, bổ sung có liên quan của bộ Tài chính.
b. Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam; các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang VNĐ theo tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán. Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh trong kỳ và do đánh giá lại số dư cuối kỳ được phản ánh vào kết quả kinh doanh trong kỳ.
c. Ghi nhận và khấu hao TSCĐ
Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: TSCĐ được phản ánh theo nguyên giá và khấu hao luỹ kế
Phương pháp khấu hao TSCĐ: đường thẳng
d. Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ thuế
e. Nguyên tắc vốn hóa các khoản chi phí đi vay:
Nguyên tắc ghi nhận các khoản chi phí đi vay
Tỷ lệ vốn hóa được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hóa trong kỳ
f. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: đươc ghi nhận khi giao hàng, khách hàng chấp nhận thanh toán và phát hành hóa đơn.
Doanh thu tài chính: được ghi nhận theo lãi suất phát sinh trong kỳ
g. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính
Là tổng chi phí tài chính trong kỳ không bù trừ với doanh thu tài chính
i. Kỳ kế toán: tháng
k. Niên độ kế toán: năm
II. Kế toán tăng, giảm tài sản cố định tại công ty TNHH một thành viên Mai Linh Hội An
2.1 Phân loại, đánh giá TSCĐ:
2.1.1. Phân loại TSCĐ:
Để quản lý và sử dụng có hiệu quả, công ty đã tiến hành phân loại TSCĐ, thực tế có nhiều cách phân loại khác nhau, nhưng tại công ty TNHH Mai Linh, công ty đã phân loại theo kết cấu TSCĐ và nguồn hình thành TSCĐ.
Phân loại theo kết cấu TSCĐ, gồm:
Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Phương tiện vận tải
Thiết bị, dụng cụ quản lý
Phân loại theo kết cấu giúp cho việc quản lý TSCĐ về chi tiết từng loại TSCĐ, đối tượng quản lý và sử dụng từ đó có các kế hoạch đầu tư hay trang bị thêm TSCĐ phù hợp với yêu cầu sản xuất.
Đvt: đồng
Chỉ tiêu
Giá trị
%
Nhà cửa, vật kiến trúc
1.100.000.000
12,61
Máy móc, thiết bị
550.000.000
6,3
Phương tiện vận tải
6.650.000.000
76,2
Thiết bị, dụng cụ quản lý
425.000.000
4,89
Tổng
8.725.000.000
100
Qua bảng số liệu ta thấy TSCĐ của công ty chủ yếu là phương tiện vận tải, chiếm 76,2%, do công ty hoạt động chưa lâu nên TSCĐ của công ty chưa thật sự lớn.
Phân loại theo nguồn hình thành, gồm:
Nguồn vốn tự có
Nguồn vốn vay ngắn hạn, dài hạn
Đvt: đồng
Chỉ tiêu
Giá trị
%
Vốn tự có
7.485.000.000
85,78
Vốn vay
1.240.000.000
14,22
Tổng
8.725.000.000
100
Tài sản của công ty được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn tự có, chiếm 85,78% , ngoài ra TSCĐ của công ty còn được hình thành từ nguồn vốn vay cũng chiếm một phần tương đối 14,22%, đây là thách thức công ty phải trả lãi vay hàng năm.
2.1.2. Đánh giá TSCĐ hữu hình
Để tiến hành hạch toán và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ, công ty cần thiết phải đánh giá TSCĐ, công ty TNHH một thành viên Mai Linh Hội An đánh giá lại nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ và tiến hành đánh giá lại khi:
Có quyết định của ban Giám đốc
Mua sắm mới hay cũ
Thanh lý, nhượng bán
2.1.2.1. Đánh giá nguyên giá TSCĐ hữu hình
Công ty tính giá theo nguyên giá và giá trị còn lại
Đánh giá theo nguyên giá TSCĐ
Đối với TSCĐ mua ngoài:
Nguyên giá = Giá mua chưa thuế + Các chi phí liên quan
Ví dụ: tháng 7/2010 công ty mua 01 ôtô 7 chỗ hiệu Inova-G, giá mua chưa thuế là 750 trđ, các chi phí liên quan như chi phí vận chuyển, chi phí chạy thử không có, như vậy nguyên giá của TSCĐ này là 750trđ.
Đánh giá theo giá trị còn lại
Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn lũy kế
Ví dụ: Năm 2010, công ty mua lại 01 ôtô Camry, nguyên giá là 650trđ, đã sử dụng được 02 năm, đã khấu hao hết 150trđ, theo biên bản kiểm nghiệm của phòng kỹ thuật, xe còn mới 70%. Vậy, trong trường hợp này công ty tính TSCĐ theo giá trị còn lại. Giá trị còn lại = 650trđ - 150trđ = 500trđ. Công ty tiến hành ghi sổ TSCĐ này với giá trị là 500trđ.
2.2. Kế toán tăng TSCĐ
2.2.1. Kế toán chi tiết tăng TSCĐ
Chứng từ và thủ tục kế toán tăng tài sản cố định hữu hình
Hàng năm, công ty căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, sau khi cân đối TSCĐ lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị cho năm. Kế hoạch tăng TSCĐ ở công ty chủ yếu là xe ô tô phục vụ cho việc vận chuyển khách.
Khi có TSCĐ tăng do bất kỳ nguyên nhân nào đều phải có đầy đủ chứng từ gốc có liên quan như: hợp đồng mua bán tài sản, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng, hóa đơn GTGT, biên bản giao nhận TSCĐ,... kèm theo đó là quyết định mua sắm của ban Giám đốc theo đề nghị của phòng kế hoạch kinh doanh
Trong năm 2010, công ty tiến hành mua ô tô 7 chỗ hiệu Inova-G phục vụ vận chuyển khách căn cứ theo nhu cầu của phòng kinh doanh đã được Giám đốc công ty phê duyệt.
Đơn vị: Cty TNHH 1 TV Mai Linh Hội An
Địa chỉ: 480 Cửa Đại, Hội An, Quảng Nam
SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Năm 2010
Loại tài sản: ôtô Inova-G
STT
GHI TĂNG TSCĐ
KHẤU HAO TSCĐ
GHI GIẢM TSCĐ
Chứng từ
Tên, đặc điểm, ký hiệu TSCĐ
Nước sản xuất
Tháng năm đưa vào sử dụng
Số hiệu TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
Khấu hao
Khấu hao đã tính đến khi ghi giảm TSCĐ
Chứng từ
Lý do giảm TSCĐ
SH
Ngày tháng
Tỷ lệ khấu hao (%)
Mức khấu hao
Số hiệu
Ngày, tháng, năm
A
B
C
D
E
G
H
1
2
3
4
I
K
L
01
LU/2010B
24/7/07
Ôtô 7chỗ Inova-G
Nhật
8/2010
Inova-G08
577.500.000
5%
28.875.000
0
Cộng
577.500.000
28.875.000
Ngày 26 tháng 7 năm 2010
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên, đóng dấu)
Công ty TNHH 1TV Mai Linh Hội An Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
480 Cửa Đại, Hội An, Quảng Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
QUYẾT ĐỊNH
Số 15/QĐHA
Hội An, ngày 20 tháng 7 năm 2010
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty TNHH 1 TV Mai Linh Hội An được Sở kế hoạch - Đầu tư tỉnh Quảng Nam phê duyệt tại quyết định số 465QĐ/KHQT ngày 15/02/2005
Căn cứ vào đề nghị mua của phòng kế hoạch kinh doanh về việc bổ sung 01 ô tô khách 07 chỗ phục vụ việc vận chuyển khách.
Nay, Giám đốc công ty ra quyết định:
Điều 1: Mua ô tô hiệu Inova-G
Điều 2: Trích nguồn vốn khấu hao của đơn vị để tiến hành mua sắm.
Điều 3: Các phòng ban liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
GIÁM ĐỐC
Nơi nhận:
- Như điều 3
- Lưu VP
Công ty TNHH Hòa Lạc
Địa chỉ: 311/36 đường số 6, P.9, Q.Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 7 năm 2010
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Số 123/HĐKT
Căn cứ pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25 tháng 9 năm 1989 của Hội đồng Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Căn cứ nghị định số 17/HĐBT ngày 16 tháng 01 năm 1990 của Hội đồng bộ trưởng ban hành quy định chi tiết pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
Căn cứ nhu cầu và khả năng đáp ứng của hai bên.
Hôm nay, ngày 24 tháng 7 năm 2010. Chúng tôi gồm:
BÊN A (Bên bán): CÔNG TY TNHH HÒA LẠC
Đại diện là: Ông Lê Hồng Thắng Chức vụ: Giám đốc công ty
Địa chỉ: 311/36 đường số 6, P.9, Q.Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.9968385
Tài khoản: 2003201039330 ngân hàng No & PTNT TP Hồ Chí Minh
Mã số thuế: 0303055343
BÊN B (Bên mua): CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN MAI LINH HỘI AN
Đại diện là: Ông Trần Phước Bảy Chức vụ: Giám đốc công ty
Địa chỉ: 480 Cửa Đại, Hội An, Quảng Nam
Điện thoại: 0510.3914914
Tài khoản:
Mã số thuế: 4000123335
Cùng nhau thương lượng đi đến thống nhất, ký kết hợp đồng kinh tế với các điều khoản sau:
Điều 1: Nội dung, giá trị hợp đồng:
Bên A nhận cung cấp cho bên B 01 ôtô Inova-G
Giá trị hợp đồng: tổng chi phí thanh toán: 605.000.000đ (Sáu trăm lẻ năm triệu đồng chẵn)
Điều 2: Phương thức thanh toán
Tạm ứng 60% giá trị hợp đồng
Thanh toán 40% giá trị hợp đồng còn lại sau khi bên A vận chuyển ôtô đến kho của bên B và chạy thử thiết bị (có biên bản giao nhận)
Thanh toán bằng tiền mặt sau khi chạy thử, thời hạn thanh toán không quá 15 ngày kể từ khi hai bên thống nhất ký biên bản giao nhận
Điều 3: Thời hạn, địa điểm giao nhận
Thời gian giao: 05 ngày kể từ khi ký kết hợp đồng và bên A nhận được tiền tạm ứng của bên B
Địa điểm: Giao hàng tại kho bên B
Điều 4: Trách nhiệm của 2 bên
Trách nhiệm của bên A: Đảm bảo đúng tiêu chuẩn, mẫu mã theo hợp đồng đã ký
Trách nhiệm của bên B: Chịu trách nhiệm lập quyết toán, chuyển cho bên A một bản gốc làm cơ sở thanh toán, cung cấp cho bên A hóa đơn hợp pháp.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
(ký, đóng dấu) (ký, đóng dấu)
Hợp đồng kinh tế là cơ sở pháp lý mà hai bên ký kết trao đổi, mua bán theo khả năng và nhu cầu của hai bên. Hợp đồng là cơ sở để thanh toán và xuất hóa đơn bán hàng. Kế toán sẽ lưu hợp đồn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hạch toán tài sản cố định hữu hình tại công ty TNHH một thành viên Mai Linh Hội An - Quang Nam.doc