Chuyên đề Hạch toán tài sản cố định tại công ty cổ phần dược thiết bị y tế Đà Nẵng

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP 2

I .NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 2

1.Khái niệm và tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định: 2

1.1 Khái niệm tài sản cố định: 2

1.2 Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định: 2

2 Đặc điểm kế toán tài sản cố định: 2

3 Nhiệm vụ của tài sản cố định: 2

II PHÂN LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH: 3

1. Phân loại theo hình thái biểu hiện: 3

1.1 Tài sản cố định hữu hình: 3

1.2 Tài sản cố định vô hình: 3

2. Phân theo quyền sở hữu: 4

2.1 Tài sản cố định tự có: 4

2.2 Tài sản cố định thuê ngoài: 4

3 Phân theo mục đích sử dụng: 5

3.1 Tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh: 5

3.2 Tài sản cố định dùng cho phúc lợi, sự nghiệp an ninh, quốc phòng: 5

3.3: Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ: 5

3.4: Tài sản cố định chờ thanh lý: 5

4 Phân theo nguồn hình thành: 5

4.1. TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn của các chủ sở hữu: 5

4.2. TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn tự bổ sung: 5

4.3. TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn vay: 5

III ĐÁNH GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH: 5

1 Nguyên giá tài sản cố định: 5

1.1.Đối với tài sản cố định hữu hình: 5

1.1.1.TSCĐ do mua sắm: 5

1.1.2.Tài sản cố định mua dưới hình thức trao đổi: 6

1.1.3 Tài sản cố định do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu: 6

1.1.4.Tài sản cố định được cấp, được điều chuyển đến: 6

1.1.5.Tài sản cố định tự xây dựng hoặc tự chế: 7

1.1.6.Tài sản cố định nhận góp vốn liên doanh: 7

1.1.7.TSCĐ được tài trợ, biếu tặng: 7

1.1.8.TSCĐ thuê tài chính: 7

1.2 Nguyên giá tài sản cố định vô hình: 7

2. Giá trị hao mòn: 8

3. Giá trị còn lại: 8

4.Thay đổi nguyên giá: 8

IV. HẠCH TOÁN CHI TIẾT TÀI SẢN CỐ ĐỊNH: 8

1. Xác định đối tượng hạch toán TSCĐ: 8

2. Hạch toán chi tiết tăng TSCĐ: 9

3. Hạch toán chi tiết giảm TSCĐ: 9

V. HẠCH TOÁN TỔNG HỢP TÀI SẢN CỐ ĐỊNH: 9

1. Hạch toán tăng tài sản cố định : 9

1.1 Tài khoản sử dụng: 9

1.2 Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ: 10

1.2.1. TSCĐ tăng do mua sắm: 10

1.2.2 TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi: 12

1.2.3. TSCĐ hữu hình tự chế: 13

1.2.4 TSCĐ hữu hình thành do XDCB hoàn thành bàn giao: 13

1.2.5 TSCĐ hữu hình được tài trợ, biếu tặng đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh : 14

1.2.6 TSCĐ hữu hình phát hiện thừa khi kiểm kê: 14

1.2.7 TSCĐ vô hình dược hình thành từ nội bộ doanh nghiệp: 14

1.2.8 Mua TSCĐ vô hình đựơc thanh toán bằng chứng từ có liên quan đến quyền sở hữu vốn của công ty (cổ phiếu): 15

1.2.9 Nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất: 15

1.2.10.Đánh giá tăng TSCĐ: 15

1.2.11. TSCĐ tăng do các nguyên nhân khác: 15

2 Hạch toán tổng hợp giảm TSCĐ: 16

2.1.TSCĐ giảm do thanh lý nhượng bán: 16

2 .2 TSCĐ đem cầm cố thế chấp: 16

2. 3 TSCĐ bị mất, phát hiện thiếu khi kiểm kê: 16

2.4 Đánh giá giảm TSCĐ: 17

2.5 TSCĐ chuyển thành công cụ dụng cụ: 17

2.6 TSCĐ giảm do đem góp vốn vào đơn vị khác 18

3 Hạch toán hao mòn và khấu hao tài sản cố định: 18

3.1 Khái niệm hao mòn và khấu hao TSCĐ : 18

3.2 Tính khấu hao tài sản cố định: 18

3.3 Phương pháp hạch toán khấu hao tài sản cố định : 19

3.3.1 Phương pháp khấu hao đường thẳng: 19

3.3.2 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: 19

3.3.3 Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm: 20

3.4 Hạch toán hao mòn và khấu hao TSCĐ: 20

3.4.1 Tài khoản sử dụng: 20

3.4.2 Phương pháp hạch toán 20

4 Hạch toán sửa chữa tài sản cố định: 21

4.1 Hạch toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ: 21

4.2 Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ: 21

A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC -THIẾT BỊ Y TẾ ĐÀ NẴNG 23

I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 23

II CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY: 24

1 Chức năng: 24

2 Nhiệm vụ: 24

3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 25

4 Hướng phát triển của công ty: 25

III. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - THIẾT BỊ Y TẾ ĐÀ NẴNG: 25

1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí: 25

2 Chức năng nhiệm vụ của bộ phận : 26

1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán: 27

1.1Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: 27

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận: 28

2 Hình thức sổ áp dụng tại công ty Dược- Thiết bị y tế Đà Nẵng: 29

2.2 Trình tự ghi sổ: 29

B. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DƯỢC - THIẾT BỊ Y TẾ ĐÀ NẴNG 30

I. ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY 30

1 Đặc điểm tài sản cố định tại công ty: 30

2 Phân loại tài sản cố định: 30

3 Nguồn hình thành tài sản cố định: 30

II HẠCH TOÁN TỔNG HỢP TĂNG, GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH: 31

1 Hạch toán tăng tài sản cố định tại công ty: 31

1.1 Tài khoản sử dụng: 31

1.2 Trình tự ghi sổ: 31

2 Hạch toán giảm TSCĐ: 37

3. Hạch toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ: 40

III KẾ TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY: 43

1.Chứng từ sử dụng: 43

2.Tài khoản sử dụng: 43

3. Phương pháp hạch toán: 43

IV HẠCH TOÁN SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 47

PHẦN III: 50

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - THIẾT BỊ Y TẾ ĐÀ NẴNG 50

I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DƯỢC –TBYT ĐÀ NẴNG 50

1 Những ưu điểm đạt được: 50

2 Những nhược điểm : 50

II . NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY DƯỢC –TBYT ĐÀ NẴNG 51

1 Những ưu điểm đạt được: 51

2 Những nhược điểm : 51

II MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - THIẾT BỊ Y TẾ ĐÀ NẴNG: 52

KẾT LUẬN 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3180 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hạch toán tài sản cố định tại công ty cổ phần dược thiết bị y tế Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác động của tự nhiên (độ ẩm, hơi nước, không khí…) không phụ thuộc vào việc sử dụng. Hao mòn vô hình:là sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ của khoa học kỹ thuật Khấu hao TSCĐ: là việc phân bổ hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật tiến bộ nhanh như hiện nay, việc trích khấu hao TSCĐ không những phải bù đắp hao mòn hữu hình mà còn phải bù đắp hao mòn vô hình. 3.2 Tính khấu hao tài sản cố định: - Giá trị phải khấu hao của TSCĐ: là nguyên giá của TSCĐ ghi trên báo cáo tài chính trừ giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó - Giá trị thanh lý ước tính: là giá trị ước tính thu được khi hết thời hạn sử dụng hữu ích của tài sản sau khi trừ chi phí ước tính. * Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ: + Mọi TSCĐ của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải trích khấu hao vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Những tài sản đã hết khấu hao thì không trích khấu hao + Những TSCĐ không tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì không trích khấu hao. + TSCĐ cho thuê hoạt động thì phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê. + Doanh nghiệp đi thuê TSCĐ tài chính phải trích khấu hao như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. + Việc trích khấu hao hay thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày ( theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh . 3.3 Phương pháp hạch toán khấu hao tài sản cố định : 3.3.1 Phương pháp khấu hao đường thẳng: Đây là phương pháp khấu hao mà mức khấu hao hằng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ Phương pháp tính: - Xác định thời gian sử dụng của TSCĐ - Xác định mức khấu hao trung bình + Mức khấu hao trung bình hằng năm : Mức khấu hao trung bình hằng năm của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ Thời gian sử dụng + Mức khấu hao trung bình hằng tháng: Mức khấu hao trung bình hằng tháng của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ Thời gian sử dụng x 12 Mức khấu hao cho năm cuối cùng: Mức khấu hao cho năm cuối cùng = Nguyên giá TSCĐ - Số khâú hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng 3.3.2 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: Đây là phương pháp khấu hao phải trích hằng năm của TSCĐ giảm dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ đó. Phương pháp tính: Xác định thời gian sử dụng của TSCĐ - Xác định mức trích khấu hao của TSCĐ + Mức trích khấu hao cho các năm đầu: Mức trích khấu hao hằng năm của TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỉ lệ khấu hao nhanh Trong đó: Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = 1 x Hệ số điều chỉnh Thời gian sử dụng Hệ số điều chỉnh được quy định như sau: Thời gian sử dụng Hệ số điều chỉnh Đến 4 năm 1,5 Trên 4 năm đến 6 năm 2,0 Trên 6 năm 2,5 Những năm cuối khi mức khấu hao xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng hoặc thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ. + Mức khấu hao hằng tháng : Mức khấu hao hằng tháng của TSCĐ = Nguyên giá cuả TSCĐ Thời gian sử dụng x 12 3.3.3 Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm: Phương pháp tính: - Xác định sản lượng theo công suất thiết kế - Xác định số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất thực tế hằng tháng, hằng năm của TSCĐ. - Xác định mức trích khấu hao của TSCĐ theo công thức dưới đây: Mức khấu hao thángcủa TSCĐ = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân cho một đơn vị sản phẩm + Mức khấu hao năm của TSCĐ= Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐ. 3.4 Hạch toán hao mòn và khấu hao TSCĐ: 3.4.1 Tài khoản sử dụng: * TK 214 :Hao mòn TSCĐ Kết cấu TK 214 Bên Nợ : Giá trị hao mòn TSCĐ, bất động sản đầu tư giảm Bên Có : Giá trị hao mòn TSCĐ, bất động sản đầu tư tăng. Số dư bên Có: Giá trị hao mòn TSCĐ, bất động sản đầu tư hiện có. TK 214 có các TK cấp 2: - TK 2141- Hao mòn TSCĐ hữu hình - TK 2142- Hao mòn TSCĐ thuê tài chính - TK 2143 – Hao mòn TSCĐ vô hình - TK 2147- Hao mòn bất động sản đầu tư. 3.4.2 Phương pháp hạch toán * Hạch toán hao mòn và khấu hao TSCĐ: - Định kỳ tính, trích khấu hao TSCĐ, bất động sản đầu tư: Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 214 - Cuối mỗi năm, khi tính hao mòn TSCĐ dùng cho hoạt động văn hoá, phúc lợi, sự nghiệp, chương trình dự án..,ghi: Nợ TK 466: Dùng cho sự nghiệp dự án Nợ TK 431(4313): TSCĐ dùng cho phúc lợi Có TK 214 - Cuối năm tài chính, doanh nghiệp xem lại thời gian và phương pháp tính khấu hao TSCĐ vô hình, nếu có sự thay đổi mức khấu hao cần có sự điều chỉnh: +Nếu mức khấu hao tăng: Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 214 : Chênh lệch khấu hao tăng + Nếu mức khấu hao giảm: Nợ TK 214: Chênh lệch khấu hao giảm Có TK 627, 641, 642 4 Hạch toán sửa chữa tài sản cố định: 4.1 Hạch toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ: Sửa chữa thường xuyên là hoạt động sửa chữa nhỏ mang tính bảo dưỡng, chi phí sửa chữa thường phát sinh thấp, vì vậy được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận sử dụng TSCĐ. - Khi chi phí sửa chữa phát sinh: Nếu tự sửa chữa: Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 111,112,152,153, 334, 338... Nếu thuê ngoài sửa chữa: Nợ TK 627, 641, 642 Nợ TK 133(1331) Có TK 111,112, 331 4.2 Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ: Sửa chữa lớn là việc sửa chữa, thay thế những bộ phận, chi tiết bị hư hỏng trong quá trình sử dụng mà nếu không sửa chữa, thay thế thì TSCĐ sẽ không hoạt động được hoặc hoạt động không bình thường. Chi phí sửa chữa phát sinh lớn, thời gian sửa chữa kéo dài. - Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, ghi: Nợ TK 627,641, 642 Có TK 335 - Khi sửa chữa phát sinh: Nếu tự sửa chữa: Nợ TK 241(2413) Có TK 111, 112, 152, 153, 334, 338... Nếu thuê ngoài sửa chữa: Nợ TK 241(2413) Nợ TK 133(1331) - Khi công việc sửa chữa hoàn thành, tiến hành quyết toán, ghi: Nợ TK 335: Nếu sửa chữa trong kế hoạch Nợ TK 142, 242: Nếu sửa chữa ngoài kế hoạch Có TK 241(2413) PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - THIẾT BỊ Y TẾ ĐÀ NẴNG A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC -THIẾT BỊ Y TẾ ĐÀ NẴNG I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Vào đầu thập niên 80, công ty cổ phần Dược- Thiết bị y tế Đà Nẵng xuất thân từ một hiệu thuốc của thành phố Đà Nẵng với chức năng là phân phối lưu thông dược phẩm trong phạm vi thành phố dưới sự quản lí độc quyền của Nhà nước. Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, nền kinh tế nước ta đổi mới là tiền đề cho sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và cả đất nước nói chung Năm 1990, thực hiện nghị quyết số 217/HĐBT, hiệu thuốc Đà Nẵng được phân cấp thành công ty Dược Quảng Nam- Đà Nẵng trực thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Từ đó công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện còn nhiều khó khăn, hạn chế về vốn, cơ sở vật chất và nguồn nguyên liệu khan hiếm. Thực hiện nghị định số 338/HDBT ngày 20/11/1991, công ty Dược Đà Nẵng được thành lập theo quyết định số 1037/TCKT của bộ y tế, quyết định số177/QĐUB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng và được cấp giấy phép kinh doanh số 10488/TTKD vào tháng 3/1993. Chức năng chính của công ty là bán sỉ và lẻ dược phẩm, dược liệu, vật tư y tế và sản xuất một số dược phẩm thông dụng. Công ty đăng ký nhãn hiệu thương mại và lấy tên giao dịch viết tắt là DAPHARCO theo giấy phép số 13028 tại sổ đăng ký giấy phép công nghệ thuộc Bộ khoa học công nghệ và môi trường Năm 1997, Đà Nẵng được công nhận là thành phố trực thuộc Trung Ương theo quyết định số 4896/QĐ- UB. Công ty Dược Đà Nẵng hợp nhất với công ty Dược Quảng Nam- Đà Nẵng thành công ty Dược Đà Nẵng vào ngày 30/11/1997, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 112302 do sở kế hoạch và đầu tư cấp ngày 11/02/1998. Năm 2005, công ty Dược Đà Nẵng chuyển sang công ty cổ phần theo quyết định số 195/2004/QĐ- UB về việc phê duyệt phương án cổ phần hoá chuyển công ty Dược Đà Nẵng thành Công ty cổ phần Dược- Thiết bị y tế Đà Nẵng. - Tên công ty: Công ty cổ phần Dược- Thiết bị y tế Đà Nẵng - Tên giao dịch: DANANG PHARMACEUTCAL- MEDCAL EQUIPMENT JOINT STOCK COMPAMY. - Tên viết tắt: DAPHARCO - Trụ sở chính: 02 Phan Đình Phùng-Quận Hải Châu-TP Đà Nẵng. - Điện thoại: 0511 38222247- Mã số thuế: 0400101404. Công ty cổ phần Dược – Thiết bị y tế Đà Nẵng có tư cách pháp nhân theo luật pháp Việt Nam, thực hiện chế độ hạch toán độc lập, có con dấu riêng, mở tài khoản tại ngân hàng, được tổ chức hoạt động theo điều lệ của công ty cổ phần và luật doanh nghiệp Mục tiêu cổ phần hoá nhằm huy động vốn của các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài doanh nghiệp để tạo ra nguồn vốn lớn nâng cao thị phần cho công ty, đồng thời tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần được làm chủ thực sự, thay đổi phương thức quản lí, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao thu nhập của người lao động góp phần tăng trưởng đất nước. Thời gian đầu mới thành lập, công ty đã trải qua nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, vốn hoạt động, tìm kiếm thị trường kinh doanh, trình độ lao động còn hạn chế …Mặc dù vậy công ty đã đứng vững và khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nhiều năm qua. Những mặt hàng của công ty ngày càng đáp ứng nhu cầu sức khoẻ của con người, tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong nước và mở rộng thị trường sang nước ngoài. Hệ thống phân phối của công ty bao gồm: 03 hiệu thuốc bán buôn tại 3 chi nhánh; 07 hiệu thuốc bán buôn tại thành phố Đà Nẵng; 10 hiệu thuốc chuyên sâu; 01 trung tâm dược phẩm; 01 hiệu thuốc Đông dược; 02 trung tâm vật tư thiết bị y tế và hơn 320 hiệu thuốc bán lẻ phân khắp địa bàn thành phố Đà Nẵng. II CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY: 1 Chức năng: Theo quyết định số 195/QĐ-UB ngày 08/12/2004, công ty cổ phần Dược - Thiết bị y tế Đà Nẵng được phép kinh doanh các ngành nghề: - Kinh doanh – Sản xuất- Xuất nhập khẩu: * Dược phẩm, dược liệu, hoá chất. * Trang thiết bị vật tư y tế khoa học kĩ thuật. * Thực phẩm dinh dưỡng, vacxin phòng bệnh và chế phẩm sinh học y tế. * Hương xông muỗi, thuốc xịt muỗi, mắt kính thuốc, mỹ phẩm, sữa các loại, nước bổ dưỡng có vitamin…v.v * Trực tiếp nhập khẩu hàng hoá phục vụ sản xuất kinh doanh. * Nhận uỷ thác nhập khẩu và bán hàng đại lý các mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh. * Sản xuất dược phẩm theo đúng danh mục cho phép của Bộ y tế. - Chuyển giao công nghệ và dịch vụ kĩ thuật y tế, khoa học kĩ thuật: giao nhận, lắp đặt, hướng dẫn sử dụng, bảo trì, bảo hành, sửa chửa trang thiết bị y tế 2 Nhiệm vụ: Đây là công ty kinh doanh mặt hàng là những dược phẩm thiết yếu, liên quan đến sức khoẻ, tính mạng con người. Nhiệm vụ chính của công ty là: - Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty theo luật doanh nghiệp. - Tổ chức mua bán dự trữ dược phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng . - Quản lí và sử dụng vốn theo đúng chế độ, chính sách đạt hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo trang trải về tài chính, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. - Tổ chức lưu trữ, bảo quản dược phẩm đảm bảo chất lượng sản phẩm và thời hạn sử dụng. - Nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng, khả năng sản xuất để từ đó xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. - Quản lí và sử dụng đội ngũ cán bộ, công nhân viên theo đúng chế độ, chính sách, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hoá, trình độ kĩ thuật cho cán bộ công nhân viên. 3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh Dược phẩm, dược liệu, vật tư y tế là những mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu khám chữa bệnh cho con người. Vì vậy phải được giám sát, kiểm tra chất lượng từ khâu sản xuất đến lưu thông theo qui định của ngành dược Việc sản xuất kinh doanh dược phẩm cũng dựa vào thời tiết, từng mùa trong năm. Do vậy phải cố kế hoạch sản xuất hợp lí về chủng loại nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của mọi người Hiện nay công ty thực hiện các chức năng chính là tự sản xuất và mua bán lại: - Đối với hàng trong nước: việc thanh toán tiền hàng có thể thực hiện ngay tại thời điểm giao hàng hoặc từ 7-10 ngày hay 1-3 tháng sau khi hàng về nhập kho. - Đối với hàng nhập khẩu: được sử dụng theo giá CIF để thanh toán, thường được thanh toán theo phương thức nhờ thu, phương thức mở thư tín dụng L/C. 4 Hướng phát triển của công ty: * Mục tiêu phát triển của doanh nghiệp là: “Xây dựng công ty Dapharco trở thành nhà phân phối chuyên nghiệp Dược phẩm- mỹ phẩm và thiết bị y tế” * Phương châm hoạt động: “Sự hợp tác bền vững” III. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - THIẾT BỊ Y TẾ ĐÀ NẴNG: 1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ CỦA CÔNG TY HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CHỦ TỊCH HĐQT KIÊM GIÁM ĐỐC Phòng TCHC PHÓ GĐ SẢN XUẤT Phòng KT-VT Phân xưởng SX CH vật tư y tế Các cửa hàng sỉ & lẻ Phòng KCS CN -Hà Nội CN- Quảng Nam CN- TP HCM PHÓ GĐ KINH DOANH Phòng KHKD Kho CH trung tâm CH chuyên sâu * Ghi chú: Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng: 2 Chức năng nhiệm vụ của bộ phận : Hội đồng quản trị: theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, định hướng chiến lược phát triển lâu dài cho công ty, phân phối lợi nhuận phù hợp nhất. Giám đốc: là người điều hành quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và ban hành các quyết định, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể lao động về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Phó GĐ kinh doanh : là người tổ chức và trực tiếp điều hành mảng kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm mọi việc liên quan đến kinh doanh thương mại, tham mưu cho giám đốc về hướng phát triển trong tương lai Phó GĐ sản xuất: là người trực tiếp đưa ra kế hoạch sản xuất, mua bán hàng hoá, trực tiếp lên kế hoạch dự trữ hàng tồn kho trong tương lai, chịu trách nhiệm và tham mưu cho giám đốc về mảng sản xuất của công ty. Phòng kế hoạch kinh doanh(KHKD): có nhiệm vụ tổng hợp và phân tích các số liệu thống kê để thấy được tình hình kinh doanh của công ty. Lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức thu mua nguyên liệu, kí kết các hợp đồng kinh tế, dự đoán số lượng các sản phẩm tiêu thụ trong năm kế hoạch, bảo quản vật tư trong kho, giám sát các cửa hàng chuyên sâu. Phòng tổ chức hành chính (TCHC): thực hiện chức năng hành chính, Pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ quản lí lao động, tổ chức quản lí đời sống cán bộ công nhân viên, lập kế hoạch hằng năm về tuyển dụng lao động… Phòng kế toán tài vụ (KT-TV) : tổng hợp cân đối vật tư, lao động để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty theo từng quý, năm, chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác thống kê kinh tế, tài chính, ngân sách của công ty. Kiểm tra, giám sát, báo cáo cung cấp kịp thời về tình hình tài chính cho giám đốc và cơ quan Nhà nước có liên quan. Phòng kiểm tra chất lượng (KCS): tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức sản xuất kinh doanh, nghiên cứu đưa ra định mức kĩ thuật cho mẫu mã chất lượng sản phẩm, kiểm tra việc thực hiện quy trình kĩ thuật trong sản xuất kinh doanh, không cho phép sản xuất những sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng. Phân xưỏng sản xuất: tổ chức sản xuất trực tiếp sản phẩm theo kế hoạch được duyệt. Kho: có 2 kho, nhiệm vụ chính là lưu trữ, bảo quản các loại dược phẩm, dược liệu, vật tư y tế, nguyên vật liệu… Cửa hàng trung tâm: đặt ở trụ sở chính 02 Phan Đình Phùng chủ yếu bán sỉ và cung cấp các mặt hàng hiện có tại công ty. Cửa hàng bán sỉ và lẻ: giao dịch, giới thiệu bán sản phẩm của công ty ra thị trường. Cửa hàng chuyên sâu: bán hàng của các hãng uỷ thác cho công ty như các hãng Imexpharm, Sanofi, Tenamid, Canada.. và chủ yếu bán sỉ. Cửa hàng y tế vật tư: chuyên cung cấp các loại vật tư y tế của công ty cho các trung tâm y tế, bệnh viện, bác sĩ trong và ngoài thành phố. IV. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY 1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán: Công tác kế toán tại công ty cổ phần Dược- Thiết bị y tế Đà Nẵng được tổ chức theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán. Tại các phân xưởng, các cửa hàng có tổ chức kế toán riêng. Tất cả các nhân viên kế toán đều đặt dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng, các bộ phận kế toán đều đựơc kiểm tra đối chiếu lẫn nhau vào cuối quý. 1.1Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp KT công nợ KT ngân hàng KT tiền mặt KT kho KT tiền lương KT CH trung tâm KT cửa hàng sỉ KT PX SX Thủ quỹ Tổ thu tiền các quầy lẻ KT các đơn vị hạch toán độc lập KT các đơn vị hạch toán báo sổ * Chú thích: Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng: 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận: Kế toán trưởng: lãnh đạo trực tiếp bộ máy kế toán theo yêu cầu quản lí của công ty, tham mưu cho giám đốc và cơ quan tài chính về tình hình tài chính của công ty. Kế toán tổng hợp: theo dõi số liệu tổng hợp của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty, phụ trách quyết toán lập báo cáo quyết toán vào cuối năm. Báo cáo cho kế toán trưởng và giám đốc những thông tin kịp thời hợp lí của việc theo dõi quản lí tài chính, là bộ phận trực tiếp theo dõi các khoản nộp ngân sách thanh toán với các cơ quan chức năng. Kế toán tổng hợp kiêm kế toán tài sản cố định. Kế toán tiền gởi ngân hàng: có nhiệm vụ vay vốn để thực hiện các hợp đồng kinh tế, chuyển trả cho các đơn vị cung ứng hàng hoá, vật tư, làm việc với các đơn vị tín dụng. Kế toán tiền mặt: theo dõi đảm bảo tiền mặt, thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, ngân phiếu và các chứng từ có giá trị khác dựa trên cơ sở phiếu thu, chi do công ty phát hành. Kế toán tiền lương: thực hiện tính bảng lương, thanh toán lương, thu, chi tạm ứng, theo dõi và thanh toán các khoản lương và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên theo đúng quy định. Kế toán kho: theo dõi số lượng hàng hoá, vật tư xuất nhập tồn ở kho. Thường xuyên kiểm tra đối chiếu số liệu thực tế với sổ sách. Kế toán phân xưởng sản xuất: tập hợp chi phí sản xuất ở phân xưởng để tính giá thành sản phẩm. Kế toán cửa hàng trung tâm: theo dõi mua bán hàng hoá, tình hình nhập xuất nội bộ giữa các cửa hàng, tập hợp chi phí liên quan đến các cửa hàng. Kế toán cửa hàng sỉ: theo dõi tình mua bán hàng hoá giữa các cửa hàng sỉ với nhau hoặc giữa các cửa hàng trung tâm. Hàng tháng tập hợp các chi phí có liên quan tại các cửa hàng sỉ và lập báp cáo gởi lên phòng kế toán. Kế toán cửa hàng lẻ: có nhiệm vụ đến các quầy lẻ thu tiền, nộp lên phòng kế toán và theo dõi công nợ. 2 Hình thức sổ áp dụng tại công ty Dược- Thiết bị y tế Đà Nẵng: Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán là: “Chứng từ ghi sổ” . Đặc điểm của hình thức ghi sổ này là dễ làm, dễ kiểm tra đối chiếu phù hợp với công ty và các cửa hàng, quầy hàng có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Niên độ kế toán bắt đầu vào 01/01/N và kết thúc vào ngày 31/12/N. công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kì, đơn vị tiền tệ là Việt Nam đồng Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối phát sinh Báo cáo kế toán Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 2.1 Sơ đồ luân chuyển chứng từ: * Chú thích: Ghi hàng ngày: Ghi cuối quý hoặc định kì: Đối chiếu,kiểm tra: 2.2 Trình tự ghi sổ: Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra làm căn cứ ghi sổ(thẻ) TSCĐ để hạch toán chi tiết TSCĐ,sau đó ghi vào Sổ TSCĐ,sổ này được lập chung cho từng đơn vị. Sau khi lập xong kế toán phản ánh vào chứng từ ghi sổ. Căn cứ chứng từ ghi sổ ghi số liệu vào sổ Cái. Cuối tháng, kế toán phải khoá sổ, tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế , tài chính phát sinh trong tháng như tổng phát sinh Nợ, tổng phát sinh Có, số dư từng tài khoản trên sổ Cái. Căn cứ sổ. Cái lập Bảng cân đối phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp, đúng với số liệu trên sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết lập Báo cáo tài chính. B. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DƯỢC - THIẾT BỊ Y TẾ ĐÀ NẴNG I. ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY 1 Đặc điểm tài sản cố định tại công ty: Với vai trò là một công ty Dược, chuyên về sản xuất và cung cấp các loại dược phẩm, dược liệu, vật tư y tế nên tài sản cố định chủ yếu của công ty là máy đo mắt, máy sao dược liệu, máy xét nghiệm …ngoài ra còn có các loại tài sản cố định dùng cho bộ phận văn phòng. 2 Phân loại tài sản cố định: Công ty cổ phần Dược – TBYT Đà Nẵng phân loại tài sản cố định căn cứ vào hình thái hiện hữu và kết cấu, tài sản cố định được chia làm 2 loại sau: * Tài sản cố định hữu hình: - Nhà cửa, vật kiến trúc - Máy móc thiết bị: + Máy móc thiết bị chuyên dùng + Máy móc thiết bị quản lý - Phương tiện vận tải - Tài sản cố định quản lý khác * Tài sản cố định vô hình:quyền sở hữu nhà… Tính đến ngày 31/12/2007, tài sản cử công ty này hiện có như sau: DANH MỤC TSCĐ NGUYÊN GIÁ KHẤU HAO GIÁ TRỊ CÒN LẠI TSCĐ hữu hình 5.613.960.185 2.717.697.916 2.896.262.269 Nhà cửa,vật kiến trúc 2.156.730.153 533.742.722 1.622.987.431 Máy móc thiết bị 1.283.805.531 897.381.875 386.423.656 Phương tiện vận tải 1.173.795.165 395.654.721 778.140.444 TSCĐ quản lý khác 999.629.336 890.918.598 108.710.738 TSCĐ vô hình 5.202.659.344 19.740.000 5.182.919.344 Tổng cộng 10.816.619.539 2.737.437.916 8.079.181.613 3 Nguồn hình thành tài sản cố định: Tài sản cố định của công ty được hình thành từ các nguồn cơ bản sau: nguồn vốn tự có, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn vay… Tính đến ngày 31/12/2007 nguồn hình thành tài sản cố định của công ty hiện có: CHỈ TIÊU NGUYÊN GIÁ TỶ TRỌNG(%) TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn tự có 7.254.458.296 67.1 TSCĐ đầu tư bằng vốn vay 3.562.161.243 32.9 Tổng cộng 10.816.619.539 100 II HẠCH TOÁN TỔNG HỢP TĂNG, GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH: 1 Hạch toán tăng tài sản cố định tại công ty: 1.1 Tài khoản sử dụng: -Tài khoản 211: Tài sản cố định hữu hình - Tài khoản 213 : Tài sản cố định vô hình - Các tài khoản có liên quan như: TK 111, TK 112, TK 331, TK1332… Căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến TSCĐ và căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ để phản ánh vào thẻ. Cuối kì, tổng hợp số liệu để khoá thẻ và mở thẻ để theo dõi cho từng đơn vị, kiểm tra đối chiếu số phát sinh Nợ, Có và số dư cuối kì. 1.2 Trình tự ghi sổ: Căn cứ các chứng từ tăng TSCĐ như Biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ kế toán ghi tăng TSCĐ vào các loại sổ chi tiết như: -Sổ TSCĐ dùng chung cho toàn doanh nghiệp - Sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất của công ty nhằm tăng sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm, phân xưởng sản xuất đề xuất Ban Giám Đốc trang bị cho phân xưởng sản xuất một máy cắt gạc công nghiệp.Căn cứ giấy đề nghị mua vật tư được sự ký duyệt của ban Giám đốc, ngày 06/11/2007 công ty mua một máy cắt gạc công nghiệp của công ty Minh Toàn để dùng trong phân xưởng sản xuất. Giá mua chưa thuế là 40.800.000đ, thuế GTGT là 10%, thời gian sử dụng 5 năm. Công ty đã thanh toán bằng tiền gởi ngân hàng. Căn cứ vào hợp đồng kinh tế số 350/HDKT, công ty Minh Toàn lập và giao hoá đơn GTGT cho công ty cổ phần Dược- TBYT Đà Nẵng như sau: HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Số:07 Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 06/11/2007 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Minh Toàn Địa chỉ : 135 Lê Duẩn TP Đà Nẵng Số tài khoản : 1792.0100.5625 – Ngân hàng Đông Á Đà Nẵng Điện thoại : 0511.3 581587 MS: 0400105689 Họ và tên người mua hàng: Nguyễn Văn An Đơn vị Phân xưởng SX- Công ty Dược-TBYT Đà Nẵng Địa chỉ : 02 Phan Đình Phùng-TP Đà Nẵng Số tài khoản : 0189.8842.0016 – EXIMBANK Đà Nẵng Hình thức thanh toán : Tiền gởi ngân hàng MS: 0400101404 STT Tên hàng hoá ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Máy cắt gạc công nghiệp Cái 1 40.800.000 40.800.000 Cộng tiền hàng: 40.800.000 Thuế suất thuế GTGT (%) 4.080.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 44.880.000 Số tiền viết bằng chữ:Bốn mươi bốn triệu tám trăm tám mươi nghìn đồng chẵn. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Nguyễn Văn An Lê Thị Thanh Căn cứ hoá đơn kế toán nhận tài sản cố định lập biên bản giao nhận tài sản cố định gồm 2 bản : bên giao giữ 1 bản, bên nhận giữ 1 bản. Phòng kế toán sao lục cho mỗi đối tượng một bản để lưu vào hồ sơ riêng. Hồ sơ TSCĐ được lập thành 2 bộ: 1bộ lưu ở phòng kỹ thuật, 1bộ lưu ở phòng kế toán. Đơn vị : công ty cổ phần Dược-TBYT Đà Nẵng Bộ phận: sản xuất BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số : 03 Nợ: 2113,1332 Có: 112 - Căn cứ quyết định số 129 ngày 06 tháng 11 năm 2007 của Giám đốc công ty về việc bàn giao tài sản cố định là máy cắt gạc công nghiệp - Ban giao nhận gồm: + Ông(bà):Lê Thị Thanh - Chức vụ:Trưởng phòng kinh doanh Đại diện bên giao + Ông(bà): Đỗ Thanh Hải -Chức vụ: P.Giám đốc sản xuất Đại diện bên nhận + Ông(bà):Nguyễn Hữu Công -Chức vụ:Kế toán trưởng công ty Đại diện bên nhận Địa điểm giao nhận TSCĐtại công ty cổ phần Dược –TBYT Đà Nẵng. Xác nhận việc bàn giao TSCĐ như sau: số TT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHạch toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Dược- Thiết bị y tế Đà Nẵng.DOC
Tài liệu liên quan