Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán tổng hợp vào bảng kê, từ bảng kê lên chứng từ ghi sổ. Căn cứ váo chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó dùng để ghi vào sổ cái, các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết và sổ quỹ.
Cuối tháng phải khoá sổ tính ra tổng các nghiệp vụ phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái các tài khoản, căn cứ vào sổ, thẻ chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết, bảng cân đối phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng với số liệu ghi trên bảng cân đối phát sinh và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Lập báo cáo tài chính, quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh của tất cả các tài khoản ghi trên bảng cân đối phát sinh bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
61 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1973 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm tại công ty TNHH Hoàng Tâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cuối kỳ hạch tóan kết chuyển doanh thu thuần
NợTK”511”
NợTK”512”
Có TK”911”
TK”111”,”112”,”13“136” TK”111”,”112”,”131”, “136”TK”111”,”112”,”131”, “136”
2.1
2.2
8
7
1
4
10
5
TK”111”,”112”,”131”, “136” TK”111”,”112”,”131”, “136”TK”111”,”112”,”131”, ,”,”“136” “136”
TK”333”
TK”642”
TK”641
TK”511”,”512”
TK”531”
TK”532”
TK”154”,”155”
TK”157”
TK”632”
TK”911”
9
2.2b
3
2.2a
Sơ đồ kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương thức gửi hàng đi bán giao cho các đại lý ký gửi
*Kế toán nhận bán hàng đại lý ký gửi
Kế tóan doanh nghiệp nhận bán hàng đại lý ký gửi phản ảnh tòan bộ giá trị hàng hóa nhận đại lý ký gửi trên TK”003”_ Hàng hóa nhận bán hộ , nhận ký gửi.
Khi nhận hàng đại lý , ký gửi ghi:
Nợ TK”003”hàng hóa nhan bán hộ , nhận ký gửi
Khi xuất bán hoặc xuất trả lại đơn vị gửi hàng đại lý ghi:
Có TK”003”
Doanh nghiệp nhận bán hàng đại lý đúng giá bên chủ hàng quy định chỉ hưởng hoa hồng ,tiền hoa hồng mà doanh nghiệp được hưởng đươcj coi là doanh thu của hoạt động tieu thụ lao vụ , dịch vụ và không phải tính nộp thuế GTGT đối với khỏan hoa hồng đại lý đó.
1)Khi bán được hàng đại lý theo đúng gá quy định của bên chủ hàng , kế tóan đơn vị nhận bán hàng đại lý căn cứ vào chứng từ , hóa đơn bán hàng phản ảnh tổng số tiền thu được phải trả cho chủ hàng .
Nợ TK”111”,”112”,”131”
Có TK”331”
2)Xác định số hoa hồng bán hàng đại lý dược hưởng.
Nợ TK”331”
Có TK”511”
3)Khi trả tiền cho đơn vị có hàng đại lý.
Nợ TK”331”
CóTK”111”
CóTK”112”
4)kết chuyển doanh thu cung cấp dịch vị vào TK”911”.Xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK”511”
CóTK”911”
Chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng đại lý đơn vị nhận đại lý phải chịu được coi là chi phí bán hàng tập hợp vào TK”641” _ chi phí bán hàng .
so đồ kế tóanTk”911”
TK”331”
TK”511”
TK”111”,”112”,”131”
4
2
1
3
nhận bán hàng đại lý ký gửi
3.Kế tóan tiêu thụ thành phẩm theo phương thức hàng đổi hàng
Các doanh nghiệp sản xuất có thể dùng sản phẩm của mình đổi lấy nguyên liệu ,vật liệu , CCDC… của đơn vị khác ,để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . đối với những sản phẩm dùng để trao đổi hàng hai chiều này được hạch tóan như các trường hợp tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
4. kế toán bán hàng theo phương pháp trả góp
Chỉ hoạch toán vào doanh thu bán hàng phần giá trị của hàng bán trả tiền ngay
Khoản chênh lệch giữa doanh thu bán hàng trả góp và doanh thu bán hàng trả ngay sẽ hoạch toán vào TK 3387 “Doanh thu chưa thực hiện”
+ Nợ TK 632
Có TK 155
+ Ghi nhân doanh thu
Nợ TK 131
Có TK 511
Có TK 3331
Có TK 3387
Định kỳ phân bổ doanh thu chưa thưc hiện vào doanh thu hoat đông tài chính
Nợ TK 3387
Có TK 515
CHƯƠNG II
THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG TÂM
1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY:
1.1. Quá trình hình thành, phát triển của công ty:
Để thực hiện thắng lợi chính sách của Đảng và nhà nước phát triển kinh tế, hàng hoá nhiều thành phần. Đặc biệt là thực hiện chiến lược kinh tế của Tỉnh Bình Định nhằm tạo điều kiện công ăn việc làm cho một khối lượng lao động trẻ còn thất nghiệp.
Công ty TNHH Hoàng Tâm được ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Định cấp giấy phép thành lập số 56GP/TLDN ngày 24/06/1999. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bỉnh Định cấp chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 071893 ngày 25/6/1999. Việc ra đời Cty TNHH Hoàng Tâm có ý nghĩa rất lớn về phát triển kinh tế khu vực, tạo nguồn thu đáng kể cho nhà nước giải quyết việc làm cho người lao động.
Công ty TNHH Hoàng Tâm là một đơn vị có đầy đủ tư cách pháp nhân, chế độ hạch toán kinh tế độc lập, được mở tài khoản và có quan hệ giao dịch tại ngân hàng và sử dụng con dấu riêng.
Tên gọi đầy đủ bằng tiếng việt: CÔNG TY TNHH HOÀNG TÂM
Ngành nghề kinh doanh : Sản xuất bao bì carton các loại
Trụ sở đặt tại: KCN Phú Tài– Thành phố Qui Nhơn – Tỉnh Bình Định.
Điện thoại : 056 741071
Fax : 056 741072
Với ngành kinh doanh và địa điểm như trên, Công ty có nhiều thuận lợi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì khu công nghiệp Phú Tài là khu vực trung tâm thu hút các nguồn hàng từ các tỉnh lân cận như: Gia Lai, Quãng Ngãi, Kon tum, Phú Yên…. Hiện nay trong KCN đã có 105 dự án đăng ký đầu tư trong đó đã có 60 dự án đã đi vào hoạt động, chủ yếu là sản xuất lâm sản xuất chế biến lâm sản xuất khẩu và tiêu thụ nội địa nên nhu cầu về bao bì rất lớn. Bên cạnh những thuận lợi đó Công ty còn gặp những khó khăn: Đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành nghề, tuổi đời Công ty còn trẻ.
1.2. Vị trí chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của công ty:
Vị trí của công ty:
Đóng vị trí quan trọng trong đầu tư phát triển mở rộng xây dựng sản xuất kinh doanh chằm đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đa dạng hóa nền kinh tế tạo ra nhiều sản phẩm cho các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như tiêu thụ nội địa, nhất là trong lĩnh vực sản xuất bao bì carton. Công ty được thành lập và hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu là lợi nhuận, tạo việc làm ổn định cho người lao động, đóng góp cho NSNN và sự phát triển của công ty.
Nhiệm vụ và chức năng của công ty:
+ Nhiện vụ:
Công ty có trách nhiệm tổ chức hoạt động sản xuất các loại bao bì carton để cung cấp cho các đơn vị xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Ký kết và thực hiện các hợp đồng đã ký tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế.
Sử dụng hiệu quả tài sản để thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội về các nhiệm vụ của công ty, chịu sự giám sát toàn diện của các cơ quan có thẩm quyền.
Làm tốt công tác đảm bảo an toàn lao động, an ninh trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước.
+ Chức năng:
Công ty có quyền lựa chọn ngành hàng và qui mô hoạt động.
Lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn, sử dụng vốn góp của các thành viên và các nguồn vốn khác để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh của công ty.
Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của công ty. Tuyển dụng và thuê mướn lao động theo yêu cầu kinh doanh
Chủ động trong hoạt động kinh doanh đã đăng ký.
Quyết định sử dụng và phân phối lợi nhuận còn lại cho các thành viên sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà Nước. Lập và sử dụng các quỹ theo qui định của Nhà Nước và nghĩa vụ phiên họp tập thể thành viên.
+ Nguyên tắc hoạt động:
Thực hiện nguyên tắc quản lý tập trung dân chủ, chế độ một thủ trưởng trong quản lý điều hành sản xuất kinh doanh. Không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh theo hướng phát triển của nền kinh tế, đồng thời mở rộng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm theo pháp luật và cơ chế thị trường, mọi hoạt động kinh tế đều phải chấp hành pháp lệnh kế toán – thống kê.
Sản xuất kinh doanh lấy thu bù chi, hạch toán kinh tế độc lập và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh đảm bảo có lãi để tái sản xuất mở rộng nhằm bảo tồn và phát triển vốn được giao.
Giải quyết thỏa đáng, hài hòa các lợi ích cá nhân của người lao động. Thực hiện bộ máy thu gọn quản lý được và có hiệu quả.
1.3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
1.3.1. Đặc điểm mặt hàng đơn vị sản xuất:
Căn cứ vào nhu cầu thị trường về bao bì Carton, khả năng tài chính hiện có, trình độ trang bị công nghệ sản xuất bao bì của các đơn vị bạn mà nhà máy lựa chọn dây chuyền sản xuất bao bì. Bên cạnh đó, hiện nay công nghệ sản xuất giấy trong nước và thế giới đang phát triển nhanh chóng, cho ra đời nhiều loại giấy có chất lương cao, số lượng nhiều. Với mục tiêu đặt ra là sản xuất bao bì thùng Cacton, công nghệ được bắc đầu lựa chọn từ nguyên liệu giấy cuộn và qua các bước mô tả sau:
1.3.2. Đặc điểm quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất tại đơn vị
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất:
Gấp sóng
Cắt lằn, cắt mép
In
Giấy cuộn
Giấy thùng
Cắt tờ, cắt khe
Bế lỗ
Đóng gói
Nhập kho
Đóng đinh
Từng công đoạn của quy trình công nghệ sản xuất:
- Giấy cuộn: Là sản phẩm của quy trình sản xuất giấy và là nguyên liệu chính của quy trình sản xuất bao bì Cacton. Nó chiếm 60-70% giá thành sản phẩm. Giấy ở dạng cuộn tròn, bề rộng tối đa của khổ giấy để vừa khổ máy là 1,6m. Nhà máy sử dụng hai loại giấy: giấy nhập ngoại có độ dai, độ cứng cao và giấy nội địa. Tỷ lệ hai loại giấy này tùy thuộc vào yêu cầu bao bì sản phẩm tùy theo đơn đặt hàng.
- Gấp sóng: Sản xuất bao bì thùng cacton chất lượng phụ thuộc vào hai yếu tố là giấy, keo hồ và quy trình công nghệ. Trong quy trình công nghệ quan trọng nhất là tạo nếp sóng có độ đồng đều cao và phương pháp phủ keo dà đều trên bề mặt sóng, điều đó cho phép đảm bảo sản xuất bao bì thùng Cacton có độ cứng, độ dai theo yêu cầu đồng thời góp phần tạo vẻ đẹp trên bề mặt sản phẩm, tiết kiệm chi phí điện, nhiên liệu trong quá trình sản xuất và đảm bảo an toàn cho công nhân trong khi vận hành thiết bị.
- Cắt lằn, cắt mép: sau khi gấp sóng tùy theo yêu cầu của đơn đặt hàng mà các thông số kỹ thuật về chiều rộng, chiều dài, chiều cao của thùng mà công nhân đứng máy phóng dao, cán lằn chỉnh máy cho phù hợp với lệnh sàn xuất. Tức là sản phẩm đang ở dạng băng chiều dài sẽ được cắt phân thành từng tấm sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu của lệnh sản xuất.
- In: căn cứ vào yêu cầu của khách hàng cần thể hiện trên thùng nơi sản xuất, tên sản phẩm, lô sản phẩm, ngày sản xuất, hạn sử dụng, cách bảo quản, vận chuyển … sẽ được hệ thống máy in ba màu của nhà máy đáp ứng một cách đầy đủ với độ nét cao. Đối với loại sản phẩm mà mặt giấy bóng hoặc chất lượng cao hơn thì tiến hành in lụa. Riêng đối với các sản phẩm có hình ảnh phức tạp sắc nét thì nhà máy tiến hành cho In Offset.
- Cắt tờ - cắt khe: sau khi in xong, các tấm sản phẩm này sẽ được đứa vào khe tạo thành rãnh. Đến đây tấm Caton có thể gấp thành thùng theo các khe đã cắt và lằn đã cán ngang. Sau đó sản phẩm sẽ được chuyển sang máy dán hoặc đóng đinh tùy theo yêu cầu của khách hàng để nhằm khép kín các mép lại với nhau và tạo thành sóng.
- Bế lỗ: bước này đa số chỉ tiến hành với các dạng sản phẩm như các hộp vừa và nhỏ, giấy nguyên liệu cho sản phẩm này đã qua các bước cán lằn, cắt mép, cắt tờ in bế lỗ là công đoạn hình thành những nếp gấp để theo đó gấp thành nếp.
- Đóng gói: sản phẩm bao bì sau khi đã hoàn thành sẽ được buộc dây thành từng bó, tuỳ thuộc vào kích cỡ, trọng lượng và yêu cầu của khách hàng.
- Nhập kho: sản phẩm sau khi thu được buộc dây sẽ tiến hành phân phối. Kho thành phẩm phải đảm bảo kho thoáng, đủ điều kiện phòng chữa cháy.
Cơ cấu sản xuất của nhà máy:
Được tạo lập bởi các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất với những hình thức tổ chức xây dựng sự phân bố về không gian và mối liên hệ giữa các bộ phận với nhau. Hiện ở công ty chỉ có một phân xưởng sản xuất. Theo yêu cầu của quá trình sản xuất tại phân xưởng bố trí toàn bộ dây chuyền sản xuất bao bì Caton trong phân xưởng chia thành các bộ phận sau:
+ Bộ phận sản xuất chính gồm: gồm hai tổ dợn sóng và hai tổ thành phẩm
+ Bộ phận phục vụ sản xuất.
Loại hình sản xuất ở nhà máy là loại hình sản xuất hàng loạt vừa, xong do công nghệ áp dụng hiện đại, sự khác nhau giữa các loại sản phẩm bao bì Cacton là đơn giản như sự khác nhau về kích thước, nội dung và số màu in, kiểu thùng… cho nên việc điều chỉnh đơn giản và ít tốn thời gian. Khó khăn nhất là khâu chế bản nhưng hiện nay khâu này được sự giúp đỡ của bộ phận máy móc In Offset.
Nhìn chung, trình độ chuyên môn hoá trong nhà máy tương đối cao, mức độ phức tạp của kết cấu sản phẩm không cao lắm. Sản xuất với quy mô vừa và phương pháp sản xuất theo nhóm.
1.3.3. Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty:
Công Ty TNHH Hoàng Tâm là một đơn vị sản xuất kinh doanh đóng tại địa bàn thành phố Qui Nhơn. Được tự chủ trong công tác hạch toán và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cơ cấu tổ chức quản lý có đầy đủ các bộ phận chức năng cần thiết đảm bảo cho công tác quản lý được tiến hành một cách có hiệu quả cao. Cơ cấu quản lý của công ty tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị:
Hội đồng thành viên
Giám đốc
P. Kế toán, tài vụ
P. Tổ chức
Tổ bảo vệ
P. Kế hoạch và nghiệp vụ
Phân xưởng
Kho
2 tổ dợn sóng
2 tổ thành phẩm
: Quan hệ trực tiếp
: Quan hệ phân phối qua lại
Ghi chú:
Nhiệm vụ, chức năng của từng phòng ban, bộ phận và mối quan hệ giữa đơn vị của công ty.
- Hội đồng thành viên: Bao gồm các cổ đông lớn có quyền tham gia quản lý công ty thông qua các kỳ họp hàng năm.
- Giám đốc:
Do tập Hội đồng thành viên quyết định, là người đại diện cho Công ty trước pháp luật và các cơ quan nhà nước. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và pháp luật toàn bộ hoạt động sản xuất của công ty.
Chỉ đạo điều hành hoạt động tài chính của công ty, huy động nguồn lực để đáp ứng nhu cầu xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng, thực hiện các cam kết về chất lượng sản phẩm đối với khách hàng.
Trực tiếp chỉ đạo, định hướng hoạt động các phòng như: phòng Kế toán phòng kế hoạch và nghiệp vu, phòng tổ chức.
Có quyền quyết định cao nhất về mọi hoạt động của Công ty.
- Phòng kế toán, tài vụ:
Chịu trách nhiệm trước giám đốc và Nhà Nước theo qui định kế toán về hoạt động tài chính kế toán của công ty. Theo dõi và tập hợp các số liệu có liên quan về kết quả đầu tư tài chính trong năm.
xác lập và theo dõi hệ thống sổ sách kế toán có liên quan trong quá trình sử dụng hệ thống tài chính: thanh toán tiền hàng bằng thủ tục thông qua ngân hàng, các hoạt động thu-chi, cam kết và thanh lý hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa phục vụ cho nhu cầu sản xuất của công ty.
-Phòng tổ chức:
Chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác hành chính quản trị, công tác an ninh, an toàn phòng chống nổ... Trong phạm vi toàn Công ty, trực tiếp chỉ đạo các hoạt động của phong ban, phòng tổ chức hành chính, đội bảo vệ.
Đảm bảo các nhu cầu sản xuất, sinh hoạt, ra quyết định và quản lý các văn bản trong phạm vi trách nhiệm được giao theo sự phân công ủy quyền của giám đốc. Có quyền ra quyết định ngừng sản xuất khi phát hiện các vi phạm về kỷ luật lao động, kịp thời báo cáo ngay lên trên biết về các quyết định của mình.
-Phòng kế hoạch và nghiệp vụ: Là phòng tham mưu tổng hợp cho Giám đốc có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hàng tháng, quí, năm, dài han thay đổi sản xuất xây dựng cung ứng vật tư kỹ thuật theo dõi việc sản xuất và xây dựng chương trình sản xuất kinh doanh của công ty, tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ công nhân trong quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chuyên môn của mình đã được giám đốc giao cho.
-Kho: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động mua sắm vật tư, tổ chức sản xuất, tổ chức cung ứng nguyên vật liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất, xây dựng kỷ thuật sản xuất kiểm tra định mức vật tư, nhiên liệu, chủ trì đánh giá các nhà cung ứng trình giám đốc lựa chọn. Chỉ đạo và giám sát mua hàng xét trình giám đốc các đề xuất về trang thiết bị máy móc, công cụ lao động và chịu trách nhiệm giám sát có hiệu quả.
1.4. Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị
1.4.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị
Sơ đồ 1.3: tổ chức bộ máy kế toán
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
KẾ TOÁN
VẬT TƯ
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
KẾ TOÁN
CÔNG NỢ
THỦ QUỸ
: Chỉ đạo trực tiếp
: Qquan hệ phân phối
Ghi chú:
1.4.2. Nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán ở công ty
-Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm mọi hoạt động kinh tế tài chính, lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh tế một cách thường xuyên để tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, trực tiếp chỉ đạo điều hành các bộ phận kế toán , ký duyệt các chứng từ gốc, các thủ tục đầu tư trước khi trình lãnh đạo công ty.
-Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp các sổ sách, chứng từ của các bộ phận kế toán, lập báo cáo có liên quan lên kế toán trưởng, chịu trách nhiệm về mọi nghiệp vụ kinh tế của mình trước kế toán trưởn và giám đốc.
- Kế Toán Công Nợ: Theo dõi các khoản thu chi, tồn qũy tiền mặt hàng ngày theo chế độ làm căn cứ vào chứng từ gốc. Cập nhập các khoản phải thu, phải trả, ứng trước người mua, trả trước người bản khoản tạm ứng... Chịu trách nhiệm theo dõi kiểm tra đôn đốc thu nợ và kế hoạch trả nợ trước lãnh đạo của công ty.
- Kế toán tiền lương: Tính tiền lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Kế toán vật tư: Theo dõi giám sát tình hình nhập - xuất- tồn kho vật tư của toàn công ty.
- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ theo dõi số tiền mặt thu chi hằng ngày, báo cáo tình hình tăng giảm tồn quỹ tiền mặt của đơn vị lên cấp trên.
1.4.3. Hình thức kế toán đang áp dụng tại công ty.
Công ty sử dụng hình thức sổ kế toán theo phương pháp chứng từ ghi sổ và kê khai hàng tồn kho theo theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Để đảm bảo sự thống nhất công tác hạch toán trong toàn Công ty, việc áp dụng chung một hình thức kế toán là cần thiết. các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ảnh ở chứng từ gốc sẽ được phân loại để ghi vào chứng từ ghi sổ, cuối tháng tập hợp số liệu từ các sổ chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái. Từ đó căn cứ cơ sở lập bảng cân đối kế toán và báo cáo kế toán khác.
Sơ đồ 1.4: Hệ thống kế toán chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
( Bảng tổng hợp CTG)
Sổ quỹ
Sổ, thẻ hạch toán
chi tiết
Sổ đăng ký
Chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo kế toán
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu, kiểm tra
Để đảm bảo sự thống nhất công tác hạch toán trong toàn Công ty, việc áp dụng chung một hình thức kế toán là cần thiết. các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ảnh ở chứng từ gốc sẽ được phân loại để ghi vào nhật ký chứng từ, cuối tháng tập hợp số liệu từ các sổ nhật ký chứng từ để ghi vào sổ cái. Từ đó căn cứ cơ sở lập bảng cân đối kế toán và báo cáo kế toán khác.
Hình thức chứng từ ghi sổ thích hợp với mọi loại hình đơn vị, thuận tiện cho việc áp dụng máy tính. Tuy nhiên việc ghi chép bị trùng lắp nhiều nên việc lập báo cáo dễ bị chậm trễ nhất là trong điều kiện thủ công.
- Các sổ kế toán sử dụng gồm có:
Sổ cái: Là sổ phân loại (ghi theo hệ thống) dùng để hạch toán tổng hợp. Mỗi tài khoản được phản ánh trên một trang sổ cái (có thể kết hợp phản ánh chi tiết). Có thể sử dụng sổ ít cột hoặc nhiều cột.
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Là sổ ghi theo thời gian, phản ánh toàn bộ chứng từ ghi sổ đã lập trong tháng. Sổ này nhằm quản lý chặt chẽ chứng từ ghi sổ và kiểm tra, đối chiếu với số liệu sổ cái. Mọi chứng từ ghi sổ sau khi lập xong đều phải đăng ký vào sổ này để lấy số hiệu và ngày tháng. Số hiệu của chứng từ ghi sổ được đánh liên tục từ đầu tháng (hoặc đầu năm) đến cuối tháng (hoặc cuối năm ); ngày, tháng trên chứng từ ghi sổ tính theo ngày ghi vào “sổ đăng ký chứng từ ghi sổ”.
Bảng cân đối tài khoản: Dùng để phản ánh tình hình đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và tình hình cuối kỳ của các loại tài sản và nguồn vốn với mục đích kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép cũng như cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý.
Các sổ và thẻ hạch toán chi tiết: Dùng để phản ánh các đối tượng cần hạch toán chi tiết (vật liệu, dụng cụ, tài sản cố định, chi phí sản xuất, tiêu thụ, thanh toán.v.v…).
Chứng từ ghi sổ: Thực chất là sổ định khoản theo kiểu tờ rời để tập hợp chứng từ gốc cùng loại. Chứng từ ghi sổ sau khi vào “ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ” mới được dùng làm căn cứ vào sổ cái.
QUAN HỆ CÂN ĐỐI
Tổng số tiền Tổng số phát sinh bên nợ
trên “sổ đăng ký = (hoặc bên có) của tất cả các tài khoản
chứng từ ghi sổ” trong sổ cái (hay bảng cân đối tài khoản)
Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán tổng hợp vào bảng kê, từ bảng kê lên chứng từ ghi sổ. Căn cứ váo chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó dùng để ghi vào sổ cái, các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết và sổ quỹ.
Cuối tháng phải khoá sổ tính ra tổng các nghiệp vụ phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái các tài khoản, căn cứ vào sổ, thẻ chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết, bảng cân đối phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng với số liệu ghi trên bảng cân đối phát sinh và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Lập báo cáo tài chính, quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh của tất cả các tài khoản ghi trên bảng cân đối phát sinh bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
1.5. Hệ thống tài khoản đang áp dụng
CTy TNHH Hoàng Tâm đang áp dụng bảng hệ thống tài khoản do bộ tài chính ban hành.
1.6. Phương pháp tính giá thực tế xuất kho vật tư, hàng hóa, sản phẩm:
Cty tính giá hàng hóa xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước.
1.7. Phương pháp tính và nộp thuế GTGT :
Công ty nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIỆU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG TÂM TRONG THÁNG 12 NĂM 2007
2.1. HẠCH TOÁN THÀNH PHẨM TẠI ĐƠN VỊ
2.1.1. Đặc điểm thành phẩm tại đơn vị
Sản phẩm của công ty sản xuất là thùng Bao Bì cartton, nhằm đáp ứng nhu cầu Bao bì cho các đơn vị làm hàng xuất khẩu như chế biến gỗ xuất khẩu, giày dép, may mặc, hàng song mây…Vì vậy nên thực tế thùng carton có nhiều nhu cầu đa dạng, có mẫu mã khác nhau:
Thông thường sản phẩm công ty có 2 lọai chính như sau:
-Bao bì cartton 5 lớp AD
-Bao bì cartton 5 lớp Thường
Vì sản phẩm là thùng Bao bì Cartton để đóng gói bảo vệ các sản phẩm khác, nên Sản phẩm của công ty không có bán thành phẩm.
Thành phẩm của đơn vị được đánh giá theo giá thành thực tế đơn vị sản xuất:
Để đánh giá được giá thành sản xuất, đơn vị phải dựa trên định mức tiêu hao trên m2 diện tích.
2.1.2. Đặc điểm tiêu thụ thành phẩm tại Công Ty TNHH Hoàng Tâm.
Sản phẩm của công ty được sản xuất theo một quy trình công nghệ máy móc thiết bị mới. Sản phẩm tạo ra là các loại bao bì carton vì vậy việc sản xuất được tiến hành một cách thuận lợi sẽ tạo ra nhiều sản phẩm, chi phí giảm làm cho giá thành giảm, thu hút được nhiều khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Sản phẩm tiêu thụ nhiều sẽ làm cho doanh thu tăng dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng Còn ngược lại, nếu thị trường có sự chuyển biến về giá cả làm cho chi phí trong sản xuất tăng lên cũng gây cho công ty gặp khó khăn trong việc sản xuất.
Mặc khác, sản phẩm của công ty có đặc điểm là sản xuất theo nhu cầu đặt hàng của khách hàng, mà bao bì để bảo vệ sản phẩm thì không thể thiếu được, vì vậy mà nhu cầu này đòi hỏi rất cao, nên sản lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty ngày một tăng nhanh. Nhưng chủ yếu là tiêu thụ trong nước chưa được xuất khẩu sang nước ngoài.
Ngày nay với xu thế không ngừng phát triển, công ty đã mở rộng việc sản xuất của mình bằng cách đầu tư thêm nhiều máy móc, thiết bị mới và mở rộng phân xưởng sản xuất, nên sản lượng hàng năm tăng dần lên, từ đó khả năng tăng doanh thu của đơn vị rất cao.
2.1.3. Kế toán hạch toán chi tiết thành phẩm tại đơn vị:
2.1.3.1. Phương pháp tính giá thành nhập kho thành phẩm tại đơn vị:
Cty tính giá hàng nhập kho theo định mức tiêu hao nguyên vật liệu đã được xây dựng dựa trên thực tế theo bảng sau:( Sản phẩm thùng 5 lớp )
Giá thành phẩm nhập kho = giá thành sản xuất
2.1.3.2. Phương pháp tính giá thành xuất kho thành phẩm tại đơn vị:
Vì Cty sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng. Nên Gía thành thực tế xuất kho tại công ty được tính theo giá thỏa thuận giữa hai bên( trên cơ cở giá thành nhập kho ) sau khi nhận đơn hàng (Trước khi sản xuất)
Công thức
Giá thành thực tế Thành phẩm xuất Trong kỳ
=
Giá thực tế thỏa thuận
X
Số lượng thành phẩm xuất kho trong kỳ
Trong đó:
Giá thực tế
thỏa thuận
=
Giá nhập kho
X
Tỷ lệ lợi nhuận kế hoạch
(8%)
Trong Tháng 12 năm 2007 tại đơn vị Cty TNHH Hoàng Tâm có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau :
Theo phiếu nhập kho số 180 ngày 10 tháng 12 năm 2007 của công ty TNHH Hoàng Tâm về nhập kho thành phẩm.
Sản phẩm bao bì 5 lớp AD có diện tích 4,81 m 2 với số lượng 16.000 Thùng
Kế toán đã tính giá thành phẩm nhập kho như sau:
Giá SP nhập kho
=
4,81
X
6.000
=
28.860 đồng/Thùng
Theo phiếu nhập kho số 175 ngày 20 tháng 12 năm 2007 của công ty TNHH Hoàng Tâm về nhập kho thành phẩm:
Sản phẩm bao bì 5 lớp NCD có diện tích 4,62 m2 với số lượng 10.000 thùng
Kế toán đã tính giá thành phẩm nhập kho như sau:
Giá SP nhập kho
=
4,62
X
6.000
=
27.720 đồng/Thùng
Theo phiếu nhập kho số 201 ngày 28 tháng 12 năm 2007 của công ty TNHH Hoàng Tâm về nhập kho thành phẩm:
Sản phẩm bao bì 5 lớp NCR có diện tích 4,420 m2 với số lượng 21.600 thùng
Kế toán đã tính giá thành phẩm nhập kho như sau:
Giá SP nhập kho
=
4,420
X
6.000
=
26.520 đồng/Thùng
2.1.4. Thủ tục, chứng từ dùng để hạch toán thành phẩm.
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành
- Phiếu nhập kho
Căn cứ lập chứng từ:
Hằng ngày, kế toán thành phẩm và thủ kho phải kiểm tra, xác định tiêu chuẩn kỹ thuật của những sản phẩm nhập kho để lập phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành, kế toán tiến hành lập phiếu nhập kho, phiếu nhập kho lập thành 02 liên:
_ Liên 01 :Lưu tại nơi lập phiếu
_ Liên 02 : Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và cuối ngày chuyển đến phòng kế toán để ghi sổ.
Qúa trình luân chuyển chứng từ nhập kho thành phẩm :
Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành
Phiếu nhập kho
Kế toán kho,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm tại Công Ty TNHH Hoàng Tâm.docx