MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY LÂM SẢN BẮC Á.
I- Qúa trình hình thành và phát triển của công ty
II- Tổ chức quản lý và sản xuất tại công ty
III- Tổ chức công tác kế toán tại công ty
PHẦN II: NGHIỆP VỤ CHYÊN MÔN.
I- Kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh tổắn công ty
II- Kế toán vật liệu – CCDC tại công ty
III- Kế toán TSCĐ tại công ty
IV- Kế toán lao động tiền lương tại công ty
V- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty
VI- Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm
PHẦN III: CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP “ KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG “
I: Lý do nghiên cứu đề tài
II: Cơ sở lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty
III: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty
IV: Sáng kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán
79 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1798 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hạch toán tiền lương và các khoản trích lương tại công ty lâm sản Bắc Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: 28 người.
2) Phương pháp tính lương và các khoản phải trả người lao động.
a) tiền lương chính của công ty:
tiền lương tính theo thời gian:
NCĐ
NTT
LTG = LCB * + phụ cấp + năng suất
Trong đó:
Lcb: lương cơ bản do nhà nước quy định: bằng lương tối thiểu * hệ số.
Ncđ: số ngày làm việc theo chế độ.
Ntt: số ngày làm việc thực tế theo tháng.
Năng suất = Lcb * hệ số năng suất
Phụ cấp: tiền thưởng, ăn ca, nghỉ phép…
Lương sản phẩm:
Lương sản phẩm = Qsp * ĐGsp
Trong đó:
Qsp: số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành.
ĐGsp: Dơn giá của sản phẩm.
Ngoài ra, nếu công nhân làm thêm giờ hưởng lương sản phẩm, thì căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá trả theo quy định để tính lương cho thời gian làm đêm, thêm giờ hưởng lương. Thì số giờ làm thêm được tính bằng 100% giờ hưởng lương cấp bậc và các khoản phụ cấp.
b) Phương pháp tính các khoản phải trả cho người lao động.
Ngoài lương chính công ty còn phải trả các khoản khác cho người lao động như: lương phép, ăn ca, BHXH, thưởng thi đua… Các khoản này được tính dựa trên căn cứ vào chứng từ hợp lệ như: giấy làm việc, giấy chứng nhận nghỉ ốm, giấy làm thêm giờ… Thực hiện đúng và đủ chế độ cho người lao động.
Công ty cũng thực hiện đóng đầy đủ BHXH cho người lao động có hợp đông lao động từ 3 tháng trở lên. Theo quy định công ty trích 19% hệ số mức lương đăng ký với cơ quan BHXH và người lao độnh đóng 3% mức lương công nhân hệ số đã đăng ký.
3) Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương.
a) Chứng từ kế toán sử dụng.
Bảng chấm công.
Phiếu nghỉ hưởng BHXH.
Hợp đồng giao khoán.
Phiếu sác nhận sản phẩm.
Bảng thanh toán tiền lương.
b) Sổ sách kế toán sử dụng.
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Chứng từ ghi sổ.
Sổ cái TK 334, 338.
c) Quy trình kế toán.
chứng từ gốc
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
BCTC
sổ cái TK 334, 338
chứng từ ghi sổ
sổ chi tiết TK( có liên quan )
bảng tổng hợp chi tiết
Ghi hàng ngày
Ghi chú:
Quan hệ đối chiếu
Ghi cuối tháng
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ. Nếu nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần theo dõi chi tiết, kế toán mở sổ chi tiết tài khoản ( có liên quan ) , cuối tháng vào bảng tổng hợp chi tiết. Cuối tháng từ chứng từ ghi sổ kế toán vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, vào sổ cái TK 334, 338. Đối chiếu sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết. Nếu khớp cuối tháng lập báo cáo tài chính.
V) TỔ CHỨC KẾ TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY BẮC Á.
1) Nội dung công tác quản lý chi phí sản xuất tại công ty Bắc Á.
Hoạt động sản xuất ở công ty Bắc Á được tiến hành ở phân xưởng, với nhiều công đoạn khác nhau. Do vậy, đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quá trình sản xuấttheo phân xưởngđó. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành.
Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm:
* Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
+, Vật liệu phụ: dầu bóng, chất phụ gia…
+, Nhiên liệu: ôxy, xăng…
+, Chi phí năng lượng động lực
Các nguyên vật liệu này được sử dụng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ.
Chí phí NVLTT chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành sản phẩm, hàng ngày căn cứ vào nhu cầu sản xuất, của các đôn vị bộ phận trong công ty, các nhân viên thống kê đơn vị lập phiếu xin lĩnh vật tư trên cơ sở định mức vật tư cho sản xuất và cho nhu cầu đột xuất, gửi lên phòng vật tư cho các đơn vị và chuyển toàn bộ chứng từ xuất sang phòng kế toán. NVL xuất dùngcho phân xưởng nào thì hạch toán cho phân xưởng đó. Phiếu xuất kho sẽ không ghi cột số tiền, cuối tháng kế toán sẽ tiến hành tính giá trung bình bằng chương trình phần mềm kế toán máy. Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán lập bảng kê chứng từ xuất theo tháng và theo thứ tự thời gian theo định khoản.
*Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí NCTT bao gồm: tiền lương, tiền công phụ cấp lương, tiền ăn ca… Phải trả công nhân viên trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện lao vụ, dịch vụ. Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định, trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất tính vào chi phí sản xuất.
*Tập hợp chi phí sản xuất chung.
- Là những chi phí phục vụ cho sản xuất chung như: chi phí điện nước, khấu hao máy móc thiết bị… Và những chi phí khác. Ngoai 2 khoản mục chi phí trên (CPNVLTT và CPNCTT ) phát sinh ở các phân xưởng sản xuất.
*Phương pháp kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang.
Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp trực tiếp ( giản đơn ).
Gía trị sản phẩm dở dang cuối kỳ tính phần chi phí NVL trực tiếp, còn các chi phí khác như: CPNVLTT, CPSXC, sẽ tính cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Công thức tính:
DCK + CN
QTP + QP
DCK = * QP
Trong đó:
Dck: chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Cn: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ.
Qp: sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Qtp: sản lượng thành phẩm hoàn thành.
Công ty áp dụng phương pháp này vì nó thích hợp với các đặc điểm của công ty, là sản xuất mặt hàng gỗ có chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và không biến động nhiều với đầu kỳ.
Kế toán tính giá thành sản phẩm.
Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ, và chi phí của sản phẩm dở dang đã xác định được trong kỳ tính giá thành sản phẩm hoàn thành, theo phương pháp tính giá thành đơn giản.
Z = Dđk + C – Dck
Z
QTP
Zi =
Trong đó:
Z: tổng chi phí.
Zi: giá thành đơn vị sản phẩm i
C: tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng đối tượng.
Trường hợp cuối kỳ không có sản phẩm dơ dang hoặc có ít, ổn định nên không tính chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ tổng chi phí sản xuất tập hợp trong kỳ. Đồng thời cũng là tổng giá thành sản phẩm hàng hoá Z = C.
2) Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
a) Chứng từ kế toán sử dụng.
Phiếu xuất vật tư.
Bảng tổng hợp hàng xuất kho.
Bảng tính giá thành sản phẩm.
Giấy thanh toán các hàng hoá chi phí trong sản xuất.
b) Sổ sách kế toán sử dụng.
Sổ chi tiết.
Bảng kê phiếu xuất.
Sổ cái TK 154, 621, 622, 627.
Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ.
Nhật ký chứng từ.
c) Quy trình kế toán.
phiếu xuất, HĐGTGT chứng từ gốc.
sổ chi tiết TK
bảng kê phiếu xuất.
nhật ký chứng từ.
BCTC
sổ cái TK 154, 621, 622...
bảng tổng hợp phiếu xuất
Hàng ngày căn cứ vào phiếu xuất HĐGTGT, và các chứng từ gốc kế toán vào bảng kê phiếu xuất, vào nhật ký chứng từ. Nếu cần theo dõi chi tiết thì mở sổ chi tiết TK để theo dõi.
Hàng ngày từ bảng kê phiếu xuất vào nhật ký chứng từ, từ nhật ký chứng từ và bảng kê phiếu xuất, vào sổ cái TK 154, 621, 622, từ sổ chi tiết TK vào bảng tổng hợp phiếu xuất. Đối chiếu với sổ cái TK 154, 621, 622. Nếu khớp làm căn cứ vào bảng tổng hợp phiếu xuất sổ cái và bảng kê phiếi xuất để lập báo cáo tài chính.
VI) KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM Ở CÔNG TY BẮC Á.
1) Giớichung về thành phẩm và tổ chức tiêu thụ thành phẩm tại công ty Bắc Á.
Công ty lâm sản Bắc Á sản xuất và kinh doanh các mặt hàng về ván sàn, trang trí nội bgoại thất… Nên thành phẩm chủ yếu của công ty sản xuất là những mặt hàng về gỗ ( ván sàn, khung cửa… )
Thành phẩm là sản phẩm đã két thúc quá trình chế biến trong công ty. Việc quản lý thành phẩm là quan trọng, đòi hỏi kế toán tổ chức, ghi chép phản ánh đầy đủ chính xác,kịp thời tình hình thu nhập, tồn kho thành phẩm. Tính toán ghi chép phản ánh chính xác chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí thu nhập hoạt động tài chính, hoạt động khác. Tham gia kiểm kê, đánh giá thành phẩm, hàng hoá, lập báo cáo về dịch vụ. báo cáo kết qủa kinh doanh.
*Thủ tục nhập- xuất kho thành phẩm:
- Đối với sản phẩm xuất kho:
Gía trị của thành phẩm xuất kho xác định theo phương pháp đánh giá theo giá bình quân:
ZTT TP xuất kho = số lượng TP * ZSX TP đơn vị
xuất kho bình quân
Ztt TP nhập kho trong kỳ
Ztt Tp tồn kho đầu kỳ
+
Số lượng TP nhập kho trong kỳ
Số lượng TP tồn kho đầu kỳ
Zsx TP đơn vị =
_ Đối với thành phẩm nhập kho:
Đối với thành phẩm sản xuất hoàn thành tiến hành nhập kho được xác định theo giá thực tế của thành phẩm, bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất thành phẩm đó, các chi phí này bao gồm 3 khoản mục:
+, Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
+, Chi phí nhân công trực tiếp.
+, Chi phí sản xuất chung.
2) Kế toán chi phí thành phẩm tại công ty Bắc Á.
Tất cả các chi phí sản xuất xong, hoặc do đơn vị khác góp vốn liên doanh trong công ty đều phải qua kiểm tra, nếu đủ tiêu chuẩn kỹ thuật mới tiến hành nhập kho. Khi nhập kho phải có phiếu nhập kho thành phẩm.
Phiếu xuất kho.
Chứng từ xuất kho thành phẩm là phiếu xuất kho.
Trong trường hợp xuất kho thành phẩm nội bộ, đến các đại lý ký gửi sẽ sử dụng chứng từ phiếu xuất kho, kiêm vận chuyển nội bộ. Do đặc diểm của công ty, nên công ty hạch toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.
3) Kế toán tổng hợp thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty Bắc Á.
a) Chứng từ kế toán sử dụng.
Hoá đơn GTGT.
Hoá đơn bán hàng.
Bảng kê thanh toán hàng, đại lý ký gửi.
Phiếu xuất kho.
Phiếu nhập khẩu hàng bán bị trả lại.
b) Sổ sách kế toán sử dụng.
Sổ chi tiết bán hàng các TK 155, 157, 632…
Sổ cái.
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
c) Quy trình kế toán
phiếu xuất kho hoá đơn GTGT
sổ chi tiết thành phẩm và sổ chi tiết tiêu thụ TP
sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
chứng từ ghi sổ
bảng tổng hợp chi tiết
sổ cái TK 155, 511, 521, 531, 532, 632
BCTC
Ghi hàng ngày
Ghi chú:
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Hàng ngày từ chứng từ gốc kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ. Cuối tháng từ chứng từ ghi sổ vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và vào sổ cái các TK. Từ chứng từ gốc, nếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần theo dõi chi tiết thì vào sổ chi tiết, cuói tháng vào bảng tổng hợp chi tiết. Đối chiếu bảng tổng hợp chi tiết với sổ cái TK lập báo cáo tài chính.
PHẦN III:
KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY BẮC Á
LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
Mỗi công ty khi bắt đầu đi vào sản xuất kinh doanh thì mục đích đầu tiên của mỗi doanh nghiệp là lợi nhuận, để đạt được lợi nhuận cao là một vấn đề rất khó khăn, đòi hỏi các công ty phải có các biện pháp quản lý tốt. Lao đông trong mỗi công ty là một yếu tố quan trọng trong viêc quyết đinh một phần kết quả lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp đó. Để người lao đông nhiệt tình trong công vịêc, đem laị hiêụ quả cao, thì mỗi doanh nghiệp phải có những chính sách khuyến khích người lao động đem hết khả năng của mình, nỗ lực phấn đấu sáng tạo trong công việc.Một trong những công cụ hiệu quả nhất nhằm đạt tới mục tiêu trên là việc trả lương cho người lao động. Xuất phát từ điều đó, trong quá trình thực tập và tìm hiểu công tác hạch toán lao động tiền lương tại công ty Bắc Á. Em nhận tháy việc quản lý người lao động, trả lương cho người lao động cũng như việc tiến hành trích lập và lập các quỹ là cần thiết đối với mỗi người lao đông và tập thể công ty nói chung. Vì vậy em đã đi sâu vào tìm hiểu và chọn đề tài: “ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty lâm sản Bắc Á “.
II) CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.
1) Khái niệm về lao động tiền lương và các biện pháp quản lý lao động tiền lương.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải có 3 yếu tố cơ bản: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động. Trong đó lao động là yếu tố quyết định tới thành công của doanh nghiệp.
a) Khái niệm về lao động.
Lao động là hoạt động chân tay và hoạt động trí óc của con người nhằm biến đổi vật thể tự nhiên thành những vật phẩm cần thiết, để thoả mãn nhu cầu xã hội, nên việc tạo ra của cải vật chất không thẻ tách rời lao động.
b) Khái niệm tiền lương.
Tiền lương là số tiền thù lầom doanh nghiệp trả cho người lao độngtheo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho doanh nghiệp. Nhằm đảm bảo cho người lao động đủ để tái sản xuất sức lao động, nâng cao bồi dưỡng sức lao động. Về mặt bản chất tiền lương chính là giá cả của sức lao động.
Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng những khoản trợ cấp, BHXH, BHYT. Như vậy tiền lương, BHXH, BHYT, là thu nhập chủ yếu của người lao động. Đồng thời đây cũng là yếu tố chi phí quan trọng, là một bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.
c) Quản lý tiền lương.
Dảm bảo vai trò quản lý của tiền lương, công ty sủ dụng công cụ tiền lương với mục đích tạo điều kiện vật chất cho người lao động mà còn có mục đích sử dụng lao động. Thông qua tiền lương, công ty có thể theo dõi kiểm tra, giám sát người lao động làm việc theo tiêu chí của mình đảm bảo tiền lương chi ra phải đem lại hiệu quả. Vì vậy để quản lý tiền lương công ty phải lựa chọn đúng hình thức trả lương cho phù hợp với những đặc điểm riêng của công ty mình.
2) Các hình thức trả lương tại các doanh nghiệp sản xuất.
a) Khái niệm, công thức tính và đối tượng áp dụng.
Tiền lương trả cho người lao động phải quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, trả lương theo số lượng và chất lượng lao động. Việc trả lương cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động có ý nghĩa rất lớn trong việc động viên, khuyến khích người lao động phát huy tinh thần dân chủ ở cơ sở, thúc đẩy họ hăng say lao động sáng tạo nâng cao năng suất lao động, nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho mỗi thành viên trong doanh nghiệp. Hiện nay việc tính trả lương của doanh nghiệp được tiến hành theo hình thức chủ yếu: tiền lương theo thời gian, tiền lương theo sản phẩm và tiền lương khoán.
*Tiền lương theo thời gian:
Tiền lương tính theo thời gian, có thể tính theo tháng, ngày, giờ làm việc của người lao động tuỳ thuộc theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp.
Tiền lương tính theo thời gian giản đơn hay thời gian có thưởng:
NTT
LTG = LCB * + phụ cấp + năng suất
NCD
Trong đó:
Lcb: lương cơ bản do nhà nước quy định = lương tối thiểu * hệ số cấp bậc
Ncd: số ngày làm việc theo chế độ quy định.
Ntt: số ngày làm việc thực tế trong tháng.
Năng suất = Lcb * hệ số năng suất.
Phụ cấp: ăn ca, lương phép, lương thưởng…
Hình thức tính lương theo thời gian có nhiều hạn chế vì tiền lương tính đến một cách đầy đủ chất lượng lao động do đó chưa phát huy được đầy đủ chức năng đòn bẩy kinh tế chủ tiền lương trong việc kích thích sự phát triển của sản xuất, chưa phát huy hết khả năng sẵn có của người lao động.
*Hình thức trả lương theo sản phẩm:
Theo hình thức này tiền lương phải trả cho người lao động được tính theo số lượng và chất lượng công việc đã hoàn thành, đây là hình thức trả lương tiên tiến nhất, vì tiền lương gắn liền với số lượng, chất lượng lao động, nó có tác dụng trong việc tăng năng suất lao động, khuyến khích cải tiến kỹ thuật, tăng nhanh hiệu quả công tác, tang thu nhập cho người lao động.
Muốn thực hiện hiện được hình thức trả lương theo sản phẩm, thì doanh nghiệp phải xác định đúng mức vè kinh tế kỹ thuật. Đây là cơ sở cho việc xác định đơn giá tiền lương đối với từng loại doanh nghiệp, từng loại sản phẩm, thì doanh nghiệp phải xác định được đúng định mức về kinh tế kỹ thuật. Đây là cơ sở xác đinh đơn giá tiền lương đối với từng loại doanh nghiệp, từng loại sản phẩm, từng loại dich vụ… Trong những điều kiện cụ thể và hợp lý.
Để áp dụng phương pháp trả lương theo sản phẩm, đòi hỏi hàng hoá cung cấp phải đầy đủ ổn định. Việc xác định đơn giá tiền lương cho từng mặt hàng, từng hoạt động dịch vụ chính xác. Tiền lương trả theo sản phẩm có thể tính riêng cho từng cá nhân hoặc tính chung cho cả tổ, đội tập thể người lao động.
Công thức tính lương trong kỳ mà 1 công nhân hưởng theo chế độ trả lương theo sản phẩm.
L = ĐG * Qsp
Trong đó:
L: tiền lương thực tế mà công nhân nhận được.
Qsp: số lượng sản phẩm thực tế mà công nhân hoàn thành.
ĐG: đơn giá tiền lương trả cho 1 sản phẩm.
ĐG = Lcb * T
Trong đó:
T: thời gian hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm.
Lcb: lương cơ bản tính theo thời gian.
Áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, đảm bảo thực hiện đày đủ theo nguyên tắc phân phối theo lao động. Gắn chặt với số lượng lao động, động viên người lao động sáng tạo và tích cực hăng say lao động.
*Hình thức tiền lương khoán:
Tiền lương khoán là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượng công việc của mình hoàn thành.
Ngoài chế đọ tiền lương các doanh nghiệp còn xây dựng cho mình chế độ tiền lương cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiền thưởng bao gồm thưởng thi đua ( lấy từ quỹ khen thưởng ) và thưởng trong sản xuất kinh doanh ( thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng phát minh sáng kiến… ).
3) Các khoản trích theo lương ( BHXH, BHYT, KPCĐ ).
Ngoài tiền lương công nhan viên chức còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội trong đó trợ cấp BHXH, BHYT, KPCĐ.
Quỹ BHXH: là tổng số tiền trả cho người lao động trong thời gian ốm đau, thai sản, tai nạn lao động…
+, Trợ cấp cho cán bộ công nhân viên khi ốm đau.
+, Trợ cấp cho công nhân viên nữ khi thai sản.
+, Trợ cấp cho công nhân viên bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
+, Trợ cấp cho công nhân viên mất sức lao động.
+, Trợ cấp tiền tuất.
+, Chi phí công tác quản lý BHXH và các sự nghiệp BHKH khác.
Quỹ BHXH đườc hình thành bằng cách trích tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ tiền lương cấp bậcvà cáckhoản phụ cấp ( chức vụ, thâm niên, khu vực ) của công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng. Theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích BHXH là 20%, trong đó 15% do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp, được tính vào chi phí kinh doanh, 5% còn lại do người lao đông góp và được trừ vào lương hàn tháng của người lao động.
Quỹ BHYT: nhằm xã hội hoá việc khám chữa bệnh, người lao động còn được hưởng chế độ khám chữa bệnh không mất tiền bao gồm các khoản chi viện phí, thuốc men … Khi ốm đau.
Điều kiện để người lao động khám chữa bệnh không mất tiền thì họ phải có thẻ BHYT. Thẻ BHYT được mua từ tiền BHYT thẻ theo quy định hiên nay BHYT được trích theo tỷ lệ 3% tiền lương phải thanh toán cho công nhân đó, trong đó tính vào chi phí sản xuất la 2% và khấu trừ vào lương công nhân 1%.
Kinh phí công đoàn: hàng tháng doanh nghiệp còn phải trích theo một tỷ lệ quy định tổng số tiền lương, tiền công, phụ cấp ( phụ cấp chức vụ, phụ cấp chách nhiệm, phụ cấp khu vực… ).
Thực tế phải trả cho người lao động, kể cả lao động hợp đồng tính vào chi phí kinh doanh.
Để hình thành chi phí công đoàn tỷ lệ trích kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành là 2%.
4) Kế toán chi tiết tiền lương.
a) Chứng từ chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương.
Bảng chấm công.
Phiếu theo dõi sản phẩm, khối lượng công việc.
Giấy nghỉ phép, nghỉ ốm.
Quyết định hưởng phụ cấp.
Bảng phân bố tiền lương và khoản trích theo lương.
Bảng thanh toán tiền lương.
Danh sách người lao động hưởng BHXH.
Phiếu báo làm thêm giò.
Hợp đồng giao khoán.
Biên bản điều tra tai nạn lao động.
b) Sổ sách kế toán sử dụng.
Sổ lương của công ty ( sổ cái TK 334, 338 ) .
Bảng phân bổ tiền lương.
Sổ chi tiết TK 334, 338.
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Chứng từ ghi sổ.
Sổ chi tiết các TK 622, 627, 641, 642.
Bảng cân đối tài khoản.
c) Quy trình kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương.
Sơ đồ luân chuyển chứng từ
Bảng chấm công.
Bảng tổng hợp ngày công
Giấy nghỉ phép, ốm đau, thai sản, hội họp.
Phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành.
Kế toán trích lập, lập bảng toán tiền lương và các khoản khác.
Giám đốc duyệt.
Thủ quỹ chi tiền.
Trưởng phòng ký duyệt.
Bộ phận kế toán.
Lưu chứng từ.
5) Quy trình kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương.
a) Sơ đồ quy trình kế toán:
*Hình thức ghi sổ kế toán nhật ký chung:
bảng tổng hợp chi tiết
sổ chi tiết
BCTC
bảng cân đối số phát sinh
sổ cái
chứng từ gốc
nhật ký chung
nhật ký đặc biệt
Hàng ngày, khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinhcăn cứ vào chứng từ gốc, kế toán vào sổ nhật ký đặc biệt hoặc ghi vào sổ nhật ký chung, nếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần theo dõi chi tiết, kế toán mở sổ theo chi tiết theo dõi hàn ngà hoặc định kỳ. Từ nhật ký chung kế toán ghi vào sổ cái, cuối tháng cộng tổng phát sinh trên nhật ký đặc biệt để ghi vào sổ cái, cuối tháng cộng phát sinh trên sổ chi tiết để lập bảng tổng hợp chi tiết, từ sổ cái lập bảng cân đối phát sinh, đối chiếu giữa 2 bảng này với nhau, nếu khớp thì căn cứ vào bảng cân đối phát sinh và bảng chi tiết để lập báo cáo tài chính.
*Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ:
sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
chứng từ ghi sổ
sổ chi tiết
BCTC
bảng cân đối phát sinh
sổ cái
chứng từ gốc
sổ quỹ
bảng tổng hợp chi tiết
Hàng ngày khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh căn cứ vào chứng từ gốc để ghi vào sổ quỹ và lập các chứng từ ghi sổ, từ các chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sau đó ghi vào sổ cái, nếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần theo dõi chi tiết kế toán mở sổ chi tiết cuối tháng tổng hợp để lập bảng chi tiết từ sổ cái cuối tháng lập bảng cân đối phát sinh đối chiếu với bảng tổng hợp chi tiết. Nếu khớp thì số liệu trên bảng cân đối số phát sinh và tổng hợp chi tiết làm cơ sở để lập báo cáo tài chính.
*Hình thức kế toán nhật ký sổ cái:
BCTC
bảng cân đối số phát sinh
bảng tổng hợp chi tiết
nhật ký sổ cái
sổ chi tiết
sổ quỹ
chứng từ gốc
Hàng ngày khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào chứng từ gốc có liên quan đến tiền mặt được ghi vào sổ quỹ và sau đó ghi vào nhật ký sổ cái. Nếu cần theo dõi chi tiết ghi vào sổ cái chi tiết, cuối tháng từ sổ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết từ bản nhật ký sổ cái lập bảng cân đối phát sinh. Đối chiếu sổ quỹ với bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết, nếu khớp căn cứ vào đó lập báo cáo tài chính.
*Hình thức kế toán nhật ký - chứng từ:
chứng từ gốc
BCTC
bảng cân đối số phát sinh
sổ cái
sổ chi tiết
nhật ký chứng từ
bảng kê
sổ quỹ
bảng tổng hợp chứng từ
Hàng ngày khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền mặt thì ghi vào sổ quỹ. Sau đó từ chứng từ gốc, kế toán ghi vào nhật ký chứng từ có liên quan, trường hợp không ghi trực tiếp được vào nhật ký chứng từ tập hợp để cuối tháng ghi vào bảng kê, tập hợp ghi và nhật ký chứng từ, cuối tháng ghi vào sổ cái đối chiếu sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết nếu khớp từ sổ cái lập bảng cân đối phát sinh và lập báo cáo tài chính cùng với bàng kê Nhật ký chứng từ và bảng tổng hợp chi tiết.
Ghi hàng ngày
Ghi chú:
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
b) Quy trình luân chuyển chứng từ
Trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ kế toán do kế toán trưởng của đơn vị quy định, chứng từ gốc do đơn vị lập ra hoặc chứng từ bên ngoài vào đều phải tập trung tại bộ phận kế toán của đơn vị. Bộ phận kế toán phải kiểm tra kỹ lưỡng tát cả các chứng từ đã nhận hoặc đã lập và chỉ sau khi kiểm tra xác minh là đúng thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.
Trình tự luân chuyển chứng từ gồm các bước sau:
+ lập chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tào chính vào chứng từ.
+ kiểm tra sắ xếp từ chứng chứng từ phê duyệt, nội dung nghiệp vụ
+ căn cứ vào các chứng từ kế toán để ghi sổ kế toán
+ bảo quản lưu trữ chứng từ kế toán
6) Kế toán tổng hợp và các khoản trích theo lương
a) Chứng từ kế toán sử dụng
+ Bảng chấm công
+ Bảng thanh toán lương
+ Phiếu nghỉ hưởng BHXH
+ Bảng thanh toán BHXH
+ Bảng thanh toán tiền thưởng
+ Phiếu xác nhận sản phẩm công việc hoàn thành
+ Phiếu báo làm thêm giờ
+ Hợp đồng giao khoán
+ Biên bản điều tra tai nạn lao động
b) Sổ kế toán sử dụng
* Hình thức ghi sổ Kế toán Nhật ký chung.
_ Nhật ký chung là sổ ké toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ phát sinh theo trình tự thời gian.
_ Nhật ký đặc biệt
_ Sổ cái
_ Sổ kế toán chi tiết
* Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
_ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
_ Sổ cái
_ Sổ kế toán chi tiết
* Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái
_ Sổ Nhật ký sổ cái
_ Sổ kế toán chi tiết
* Hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ
_ Sổ nhật ký chứng từ
_Bảng kê
_ Sổ cái
_ Sổ kế toán chi tiết
c) Tài khoản sử dụng.
* TK334 “ phải trả công nhân”
_ Nội dung:
TK334 được sử dụng để phản ánh các khoản phải trả công nhân viên và tình hình thanh toán các khoản đó bao gồm tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp BHXH và các khoản thu nhập công nhân viên.
Kết cấu:
TK 334
- Các khoản tiền lương và các khoản
khác đã trả công nhân viên
- Các khoản khấu trừ vào lương của
Công nhân viên
Các khoản tiền lương và thu nhập
của công nhân viên chưa lĩnh được
chuyển sang khoản thanh toán khác
- Phản ánh các khoản tiền lương
tiền công, tiền thưởng và các
khoản phải trả công nhân viên
( Dư nợ: phản ánh số tiền trả thừa
Công nhân viên )
Dư có: số còn phải trả công nhân
viên
*TK 338 “ phải trả phải nộp khác “
- Nội dung:
TK này dùng để phản ánh tình hình thanh toánh về các khoản phải trả phải nộp khác.
TK 338
Kết cấu:
Các khoản đã nộp cho chi phí
quản lý.
- Kinh phí công đoàn đã chi ở đơn vị
- BHXH phải trả cho công nhân viên
- Kết chuyển doanh thu chưa thực
hiện sang TK 511
- Câc khoản đã trả đã nộp khác
- Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ
Trích theo tỷ lệ quy định
- Kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hạch toán tiền lương và các khoản trích lương tại công ty lâm sản Bắc Á.docx