Hạch toán lao động nhằm cung cấp thông tin để có những quyết định đảm báo cho sự hoạt động bình thường, nhịp nhàng, liên tục của Công ty, đồng thời cũng tính đến sự mở rộng và phát triển hơn nữa.
Vì vậy nó đòi hỏi những hạch toán chính xác và sâu hơn về những thay đổi số lượng và chất lượng lao động, tìm ra nguyên nhân thiếu hụt hay dư thừa (nhất thời và lâu dài) để có kế hoạch bổ sung, thay thế kịp thời.
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật tư, kế toán tài sản cố định, đồng thời là thủ quỹ của Công ty có nhiệm vụ:
Theo dõi trên chứng từ sổ sách tình hình tài sản của doanh nghiệp, đối chiếu thường xuyên sổ, thẻ chi tiết với kết quả kiểm kê và với số tổng hợp.
Lập bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, bảng tính giá vật tư, bảng phân bổ công cụ dụng cụ hàng quý.
Quản lý theo dõi tiền mặt tại quỹ, lập bảng kê quỹ tiền mặt cuối ngày.
Các nhân viên kế toán đều là những người đã qua đào tạo chuyên môn, trình độ từ trung cấp trở lên làm việc theo phương châm người có kinh nghiệm hướng dẫn người chưa có kinh nghiệm dưới sự chi đạo của Kế toán trưởng.
Số lượng kế toán tuy không nhiều nhưng phù hợp với qui mô của doanh nghiệp và bộ máy quản lý đang trong quá trình tinh giảm. Việc bố trí nhân sự và phân công lao động kế toán về cơ bản đảm bảo khả năng cung cấp thông tin phục vụ quản lý của công tác kế toán trong doanh nghiệp. Hơn nữa nhằm khắc phục hạn chế của mô hình kế toán tập trung trong điều kiện địa bàn kinh doanh phân tán, cán bộ lế toán cùng các cán bộ khác của Công ty được cử xuống hiện trường để kiểm tra và nắm vững tình hình sản xuất của các đơn vị. Nhờ đó, kế toán có thể nắm bắt kịp thời tình hình sử dụng tài sản của Công ty ở các công trình, từ đó phân tích, xử lý, phối hợp với các phòng ban liên quan đưa ra những đề xuất tài chính phù hợp.
* Tình hình vận dụng chế độ kế toán hiện hành:
+ Chế độ chứng từ:
Công tác hạch toán kế toán ở Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện bao gồm cả giai đoạn hạch toán ban đầu. Để thực hiện công việc này, Công ty sử dụng hệ thống chứng từ kế toán theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định 1141 TC QĐ/CĐKT ngày 1/1/1995. Bao gồm một số chứng từ sau:
Bảng chấm công và thanh toán khối lượng khoán.
Bảng thanh toán lương và thanh toán BHXH.
Hợp đồng giao khoán.
Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho (Công ty không lập Biên bản kiểm nhận vật tư khi mua ngoài vật tư).
Phiếu chi, phiếu thu.
Giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng.
Bảng kiểm kê quỹ.
Biên bản bàn giao tài sản cố định.
Thẻ tài sản cố định.
Biên bản nghiệm thu kỹ thuật công trình thi công.
Biên bản thanh lý tài sản cố định.
Biên bản xác nhận khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành…
+ Hệ thống tài khoản sử dụng:
Hiện nay, Công ty chưa cập nhật những thay đổi về tài khoản (ban hành theo 4 chuẩn mực kế toán đầu tiên của Việt Nam (chuẩn mực số 02, 03, 04, 14)). Hệ thống tài khoản sử dụng trong hạch toán kế toán tại Công ty là hệ thống tài khoản thống nhất ban hành theo Quyết định số 1141 TC QĐ/CĐKT của Bộ Tài chính. Tuy nhiên do đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh, Công ty không mở một số tài khoản sau:
1/ Tài khoản loại 1: TK 151, 155, 156, 157.
2/ Tài khoản loại 5: TK 512, 531, 532.
3/ Tài khoản loại 6: 631, 641.
+ Hình thức sổ kế toán:
Hiện nay Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện đang áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung. Đây là hình thức sổ khá đơn giản, dễ thực hiện, rất thích hợp với quy mô hoạt động và số lượng các nghiệp vụ phát sinh ở Công ty.
Niên độ kế toán của Công ty áp dụng từ ngày 1/1 hàng năm và kết thúc vào ngày 31/12 năm đó. Do đặc điểm của hoạt động xây lắp là thi công kéo dài, chứng từ chuyển về chậm nên Công ty lựa chọn kỳ kế toán theo từng quý. Công ty hạch toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, hạch toán chi tiết vật liệu, dụng cụ theo phương pháp số dư.
Sơ đồ 7: Hạch toán chi tiết vật liệu dụng cụ theo phương pháp số dư.
Phiếu nhập kho
Tờ kê chi tiết chứng từ nhập, xuất vật liệu, dụng cụ hàng tháng
Sổ số dư
Thẻ kho
Số tổng hợp
Phiếu xuất kho
Kế toán Công ty mở sổ Nhật ký chuyên dùng, nếu nghiệp vụ nào phát sinh với số lượng lớn, liên tục, kế toán phần hành sẽ mở sổ chi tiết để theo dõi riêng. Hiện nay, Công ty đang sử dụng hệ thống sổ tổng hợp, sổ chi tiết và các báo cáo sau:
+ Sổ tổng hợp: sổ cái tất cả các tài khoản.
+ Sổ chi tiết:
Sổ chi tiết vật tư (bao gồm 2 sổ chi tiết cho TK 1521_Vật liệu chính và cho các TK 1522_Vật liệu phụ, 1523_Nhiên liệu, 1524_Phụ tùng thay thế).
Sổ chi tiết tài sản cố định.
Sổ chi tiết tiền ngân hàng, tiền mặt, sổ quỹ.
Sổ chi tiết vay ngắn hạn ngân hàng.
Sổ chi tiết tạm ứng.
Sổ chi tiết phải trả người bán, phải thu của người mua…
+ Báo cáo tài chính chủ yếu:
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo kết quả kinh doanh.
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
- Bảng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Các đội thi công (các đơn vị trực thuộc) không mở sổ kế toán riêng mà chỉ giới hạn ở việc tâph hợp chứng từ và định kỳ chuyển chứng từ về phòng kế toán, Kế toán phần hành tập trung chứng từ, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ và ghi sổ chi tiết (nếu có), sau đó chuyển cho kế toán tổng hợp để vào sổ Nhật ký theo trình tự thời gian. Hàng ngày hoặc định kỳ, tổng hợp số liệu từ các sổ Nhật ký để ghi vào sổ Cái các tài khoản. Số liệu trên các sổ thường xuyên được đối chiếu để đảm bảo tính chính xác của ghi chép, cộng sổ. Cuối quý, tổng hợp số liệu từ sổ Cái để lập báo cáo tài chính và các báo cáo khác tuỳ theo yêu cầu của quản trị.
Sơ đồ 8: Tổ chức hạch toán theo hình thức Nhật ký chung.
Chứng từ gốc
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ quỹ
Nhật ký chuyên dùng
Nhật ký chung
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo tài chính
Ghi chú
: Ghi hàng ngày.
: Ghi cuối thàng hoặc định kỳ.
: Kiểm tra đối chiếu số liệu cuối kỳ.
Các công việc trên được thực hiện theo đúng chu trình luân chuyển chứng từ, cộng sổ, chuyển sổ. Trê thực tế, do công tác kế toán đã được thực hiện bằng máy vi tính nên kế toán chỉ phải nhập chừng từ và kiểm tra tính đúng đắn của các thông tin kế toán thu được, các công việc còn lại do máy tính tự thực hiện. Chứng từ khi về sẽ được chuyển cho kế toán thanh toán để được thanh toán (nếu cần), sau đó kế toán tổng hợp định khoản và tập hợp để đưa sang Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt. Chỉ khi đã đủ chữ ký hợp lệ chứng từ mới được nhập vào máy và từ đó số liệu không được thay đổi. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính kiểm tra đối chiếu, kế toán các phần hành còn mở ngoà một số sổ chi tiết như: sổ chi tiết tài sản cố định, sổ quỹ, sổ vật tư…Căn cứ để ghi sổ chi tiết là các chứng từ đã đầy đủ chữ ký hợp lệ, thời điểm ghi sổ cùng ngày với thời điểm nhập chứng từ vào máy. Từ sổ chi tiết, kế toán tổng hợp lập bảng tổng hợp chi tiết vào cuối quý để đối chiếu với sổ tổng hợp. Đồng thời mỗi kế toán phần hành tuỳ theo nhiệm vụ của mình có trách nhiệm lưu giữ bảo quản các chứng từ liên quan một cách khoa học, thực hiện việc nhập các dữ liệu kế toán vào máy tính và đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết với sổ tổng hợp (trong máy tính) với số liệu trên sổ chi tiết mở ngoài.
II. Thực tế công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện:
Nội dung quỹ tiền lương và thực tế công tác quản lý quỹ tiền lương của Công ty:
Quỹ tiền lương của Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện được hình thành từ nguồn vốn do Nhà nước cấp, Tổng công ty cấp và tự bổ sung do điều chỉnh lương bằng các nguồn thu khác.
Quỹ tiền lương là toàn bộ số tiền lương phải trả cho tất cả các loại lao động thuộc quyền quản lý của Công ty và sử dụng theo tính chất, chất lượng và số lượng của đơn vị. Việc xác định quỹ tiền lương phải cân xứng giữa tiền lương, tiền thưởng với năng suất, chất lượng công tác của từng người lao động.
Quỹ tiền lương được chia thành lương chính và lương phụ:
Tiền lương chính là tiền lương phải trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân làm việc thực tế, nghĩa là thời gian thực sự có tiêu hao sức lao động, bao gồm tiền lương cấp bậc và tiền lương chức vụ của người lao động.
Tiền ưlương phụ là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian không làm nhiệm vụ nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ qui định tiền lương trong thời gian nghỉ phép, thời gian hội họp, học tập.
Theo dặc thù của Công ty là nhận khoán và ký kết các công trình nên quỹ lương được tính phụ thuộc vào từng công trình, hạng mục công trình do vậy quỹ lương được xác định:
Quỹ lương thực hiện công trình hay hạng mục công trình bằng giá trị sản lượng thực hiện của công trình hay hạng mục công trình nhân với tỷ lệ tiền lương theo kế hoạch của công trình.
Quỹ lương thực hiện đơn vị được hưởng của công trình bằng quỹ lương thực hiện công trình trừ đi tiền lương thuê ngoài của công trình.
Quỹ lương của đội được phân chia trong kỳ báo cáo bằng quỹ lương thực hiện đơn vị được hưởng của công trình nhân với số lượng của công trình hay hạng mục công trình.
Đây là một cách tính quỹ lương phù hợp với ngành nghề kinh doanh của Công ty. Với cách tính quỹ lương này khuyến khích Công ty tự mình vận động, tự mình tìm cách phát triển để tìm kiếm lợi nhuận.
Bảng 3 : Tình hình thu nhập của công nhân viên.
Đơn vị : 1000 đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Tổng quỹ lương.
Tiền thưởng.
Tổng thu nhập.
Tiền lương bình quân người /tháng.
Thu nhập bình quân người / tháng.
2.325.887
128.848
2.457.735
1.168
1.232
4.385.256
51.282
4.436.538
1.218
1.251
(Nguồn: Phòng Kế toán tài chính).
Bảng 4:
Công ty Lắp máy và Báo cáo quỹ lương thực trả.
Thí nghiệm cơ điện. Năm 2001
Quý trong năm.
Lương thực trả.
Tổng số cán bộ công nhân viên.
Trong đó.
Lương bình quân (đồng/người/tháng).
Tổng số.
Lương.
BHXH.
Hợp đồng dài hạn.
Hợp đồng ngắn hạn.
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Tổng
501.050.568
926.948.080
1.394.679.900
1.650.271.657
4.472.950.205
474.427.800
904.376.000
1.372.763.000
1.633.689.665
4.385.256.465
26.622.768
22.572.080
21.916.900
16.581.992
87.693.740
300
136
164
1.218.126
(Nguồn: Phòng Kế toán tài chính).
Hình thức tiền lương áp dụng tại Công ty:
Căn cứ vào chức năng quyền hạn của Giám đốc, theo tổ chức và điều lệ hoạt động của Công ty, Hội đồng quản trị Tổng công ty Lắp máy Việt Nam phê chuẩn theo quyết định số 57 TCT – HĐQT – QĐ ngày 15/6/1996.
Thực hiện Nghị định 59/CP của Chính phủ về qui chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước và thông tư số 13/LĐTBXH – TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động Thương binh xã hội về việc hướng dẫn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp Nhà nước. Đồng thời tăng cường công tác sản xuất kinh doanh và quản lý quỹ tiền lương của Công ty để thống nhất chung trong toàn Công ty.
* Quy chế trả lương của Công ty được thực hiện như sau:
+ Thu nhập hàng tháng của công nhân viên không cố định, có thể tăng hoặc giảm tuỳ thuộc vào năng suất lao động và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Những người trực tiếp làm ra sản phẩm áp dụng trả lương theo định mức lao động và đơn giá tiền lương sản phẩm.
+ Những người không trực tiếp làm ra sản phẩm, làm việc theo thời gian được trả 100% lương cấp bậc chức vụ, phụ cấp trách nhiệm theo nghị định 26/CP. Phần tiền lương tăng lên do kết quả sản xuất kinh doanh trong tháng được trả theo trách nhiệm đóng góp và hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi người.
+ Công ty thực hiện nâng bậc lương đúng kỳ hạn 2 năm 1 lần đối với cán bộ công nhân viên có trình độ trung cấp trở xuống và 3 năm 1 lần đối với cán bộ có trình độ đại học trở lên góp phần ổn định đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
+ Phụ cấp là phần bổ sung cho lương trong những điều kiện cụ thể, một số loại phụ cấp lương áp dụng ở Công ty như sau:
Phụ cấp chức vụ: được dành cho Giám đốc, cán sự, Kế toán trưởng, trưởng phòng hành chính nhằm khuyến khích những cán bộ này tích cực hơn trong công tác quản lý của mình. Có 2 mức 70% và 40% lương tối thiểu.
Phụ cấp làm thêm: là số tiền bồi dưỡng động viên công nhân viên khi Công ty có nhiều việc, hoặc công trình cần hoàn thành đúng thời gian qui định. Nếu làm thêm vào ngày thường thì mức phụ cấp bằng 50% lương cơ bản (theo ngày). Nếu làm vào ngày nghỉ, ngày lễ thì mức phụ cấp bằng 100% lương cơ bản.
Phụ cấp độc hại: dành cho những công nhân kỹ thuật đứng máy trong môi trường tiếng ồn, độc hại, nguy hiểm. Mức phụ cấp bằng 20% mức lương tối thiểu.
Phụ cấp đặc biệt dành cho cán bộ tham gia giảng dạy với mức phụ cấp được hưởng là 30% mức lương tối thiểu.
+ Ngoài lương và phụ cấp lương Công ty còn thực hiện đúng các chế độ qui định của Nhà nước, các chế độ trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội.
+ Hàng năm, cán bộ công nhân viên được nghỉ phép một số ngày và được hưởng nguyên lương. Tuỳ thuộc và thâm niên công tác nà cán bộ công nhân viên có số ngày nghỉ khác nhau, với công nhân viên có số năm công tác dưới 5 năm thì số ngày được nghỉ là 10 ngày/năm và thâm niên công tác cứ 5 năm thì số ngày nghỉ phép được thêm 1 ngày.
+ Các chế độ BHXH được hưởng cụ thể như sau:
- Chế độ trợ cấp ốm đau: Được hưởng BHXH là 75% lương cơ bản, thời gian hưởng trợ cấp tuỳ thuộc vào từng ngành nghề, thời gian đã đóng bảo hiểm bao lâu, khi con ốm phải được trợ cấp BHXH (áp dụng với trẻ dưới 6 thàng tuổi).
- Chế độ thai sản: Được BHXH trả thay lương 4 tháng và trợ cấp thêm 1 tháng tiền lương đóng bảo hiểm khi sinh. Nếu có nhu cầu người lao động có thể nghỉ thêm (với sự đồng ý của Công ty) nhưng không được hưởng trợ cấp.
- Chế độ trợ cấp tai nạn lao động: Được hưởng trợ cấp bằng 100% tiền lương trong thời gian điều trị, trợ cấp chi phí khám chữa bệnh cho người lao động. Tuỳ vào mức suy giảm khả năng lao động có mức phụ cấp cụ thể cho phù hợp.
- Chế độ hưu trí: Được áp dụng điều kiện: nam đủ 60 tuổi; nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên. Lương hưu được tính theo số năm đóng BHXH và mức lương đóng bình quân làm căn cứ đóng BHXH, nếu thưòi gian đóng BHXH đủ 15 năm thì lương hưu được tính bằng 45% mức lương tháng bình quân đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH lương hưu được tính thêm 2% như mức lương hưu hưởng tối đa là 75% lương tháng bình quân làm căn cứ đóng BHXH và mức lương hưu thấp nhất cũng bằng lương tối thiểu.
- Chế độ tử tuất: Khi người lao động đang làm việc nghỉ việc chờ thời gian giải quyết hay nghỉ hưu bị chết thì người lo mai táng được nhận một khoản bằng 8 tháng lương tối thiểu. Nếu người chết đã có thời gian đóng bảo hiểm đủ 15 năm, thân nhân chưa đủ 15 tuổi, bố mẹ già đã hết tuổi lao động thì được hưởng tiền tuất bằng 40% mức lương tối thiểu, trường hợp thân nhân không có nguồn thu nào khác thì được hưởng 70% lương tối thiểu. Nếu thân nhân không thuộc diện hưởng tiền tuất tháng thì được nhận tiền tuất một lần bằng 6 tháng lương hiện hưởng.
Để thực hiện các chế độ trên, Công ty hàng tháng đóng góp vào quỹ BHXH 20% tổng quỹ lương, trong đó 15% tính vào chi phí và 5% tính vào lương cán bộ công nhân viên. Sau khi nộp được cơ quan bảo hiểm ứng là 3% nhờ đơn vị trả hộ khi công nhân viên đau ốm, tai nạn lao động, thai sản.
+ BHYT trợ cấp cho các trường hợp ốm đau, tai nạn…bất ngờ xảy ra, ngẫu nhiên được khám chữa bệnh nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước với mức độ trợ cấp 100%. Các trường hợp như tự tử, dùng ma tuý, say rượu, vi phạm pháp luật thì không được hưởng trợ cấp BHYT.
Để thực hiện chế độ BHYT hàng tháng Công ty tiến hành 3% trên tổng số tiền lương của công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng, trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 1% trừ vào thu nhập của người lao động.
+ KPCĐ là nguồn tài chính đảm bảo cho các hoạt động của công đoàn cơ sở nhằm đẩy mạnh các phong trào thi đua trong công nhân viên chức, lao động và xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ của đơn vị.
Theo thông tư liên tịch số 76/1999/TTLT/TC – TLĐ ngày 16/6/1999 hướng dẫn trích nộp KPCĐ. Đối với công nhân viên hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước thì không phải trực tiếp thu KPCĐ mà do công đoàn các cấp trên thu qua cơ quan cơ sở bình quân bằng 50% số kinh phí đã thu qua cơ quan tài chính. Đối với công nhân viên không hưởng lương Ngân sách thì công đoàn cơ sở trực tiếp thu KPCĐ bằng 2% quỹ tiền lương đó, đơn vị giữ lại 1% để chi tiêu và nộp lên công đoàn cấp trên 1%.
Như vậy, việc trả lương ở Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện có thể chia làm 2 hình thức:
Hình thức trả lương trực tiếp sản xuất.
Hình thức trả lương theo thời gian.
2.1 . Hạch toán lao động:
Hạch toán lao động nhằm cung cấp thông tin để có những quyết định đảm báo cho sự hoạt động bình thường, nhịp nhàng, liên tục của Công ty, đồng thời cũng tính đến sự mở rộng và phát triển hơn nữa.
Vì vậy nó đòi hỏi những hạch toán chính xác và sâu hơn về những thay đổi số lượng và chất lượng lao động, tìm ra nguyên nhân thiếu hụt hay dư thừa (nhất thời và lâu dài) để có kế hoạch bổ sung, thay thế kịp thời.
Bảng 5: Tỷ lệ cơ cấu cán bộ Công ty như sau.
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Thực hiện 2001
%
Tổng số CBCNV trong biên chế
Trình độ đại học.
Trung cấp.
Công nhân kỹ thuật.
Nam
Nữ
Độ tuổi trung bình.
Công nhân thuê ngoài.
Người
Người
Người
Người
Người
Người
Tuổi
Người
120
59
34
27
85
35
30 -> 40
180
100
49
30
21
(Nguồn: Phòng Kế toán tài chính).
Trong nền kinh tế thị trường, các công ty phải cạnh tranh với nhau một cách gay gắt, muốn đạt hiệu quả kinh doanh cao Công ty cần có một đội ngũ cán bộ, công nhân có đầy đủ trình độ.
Năm 2001 cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty như trên là hợp lý 49% nhân viên có trình độ đại học, có kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công nhân kỹ thuật có tay nghề, đã đào tạo chuyên sâu có đủ khả năng, trình độ trong công tác vận hành máy móc tiết bị, lắp đặt thiết bị hiệu chỉnh kiểm tra mối hàn.
Công ty thuê ngoài 180 lao động giản đơn. Đây cũng là đặc trưng của ngành xây dựng, việc thuê ít hay nhiều lao động bên ngoài là phụ thuộc yêu cầu về tiến độ thi công công trình mà bên A đặt ra. Lao động thuê ngoài giúp Công ty giảm bớt chi phí phân công, các chế độ BHXH, BHYT.
Việc thuê nhân công bên ngoài tuy Công ty không phải “mua” bảo hiểm cho họ nhưng phải trả lương. Do vậy Công ty phải có tiền để trả lương. Thuê công nhân ngoài ít hay nhiều phụ thuộc vào yêu cầu của bên A về thời hạn hoàn thiện của công trình. Do đó Công ty không xác định đúng lượng tiền cần có để trả lương. Như vậy nếu Công ty không có đủ tiền thì phải áp dụng một số biện pháp huy động vốn ngắn hạn nào đấy.
Bên cạnh việc hạch toán số lượng và chất lượng lao động phải hạch toán thời gian lao động mới phản ánh được đầy đủ tiềm năng lao động được sử dụng. Chứng từ dùng để phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động là “bảng chấm công”. Bảng này được lập theo từng phòng ban, từng bộ phận trong đó ghi chép cho từng người hàng ngày theo các cột thời gian có mặt, thời gian vắng mặt (chi tiết cho từng nguyên nhân). Cuối kỳ gửi lên phòng hành chính tập hợp và gửi cho phòng kế hoạch tài vụ tính trả lương.
Theo quyết định số 118/1999/QĐ-TTG ngày 17/9/1999 về việc thực hiện chế độ tuần làm 40 giờ nên số ngày làm việc thực tế là 22 ngày đã được áp dụng ở Công ty.
Tổng hợp số liệu tính lương và các khoản trích theo lương:
Bảng chấm công
Đơn vị: Công ty lắp máy và Tháng 10 năm 2001.
Thí nghiệm cơ điện.
Bộ phận: Phòng thiết bị vật tư. Nguồn: Phòng kế toán tài chính.
STT
Họ và tên
Ngày trong tháng
Quy ra công
1
2
3
…
30
31
Công lương thời gian
Công nghỉ hưởng lương
Công nghỉ không lương
Công hưởng BHXH
1
Hoàng Minh Phương
x
x
x
x
x
24
2
Nguyễn Mạnh Đoàn
x
x
x
x
x
24
3
Hoàng Thị Đoài
x
x
x
23,5
4
Đào Thị Hạnh
x
x
24
5
Quách Thị Quỳnh
23
6
Nguyễn Hữu Dậu
23
7
Nguyễn Danh Tuấn
23
Người duyệt. Phụ trách bộ phận. Người chấm công.
Ký hiệu chấm công:
Lương thời gian: x ; ốm điều dưỡng: ô ; Con ốm: cô ; Thai sản: S ; Tai nạn: T.
Nghỉ không lương: Ro ; Nghỉ phép: P ; Hội nghị học tập: H.
Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
Đến kỳ trả lương cho cán bộ công nhân viên kế toán tiền lương tiến hành:
Thanh toán tiền lương và BHXH cho công nhân viên.
Tổng hợp tiền lương của toàn Công ty.
Tiến hành trích các khoản theo lương.
A. Hình thức trả lương theo thời gian:
Công ty đã tổ chức họp tất cả các lãnh đạo đầu ngành, dựa vào việc cân đối giữa sản lượng và giá trị thu về, cùng thống nhất đưa ra hệ số lương cho từng đối tượng được hưởng lương theo thời gian áp dụng cho toàn Công ty bắt đầu từ năm 1996.
Tất cả cán bộ công nhân viên trong Công ty (từ Giám đốc đến nhân viên) đều hưởng lương hệ số 3, tức là lương cấp bậc (cộng cả lương phụ nếu có) nhân với 3.
Việc qui định hệ số đã trở thành một qui chế của Công ty, áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định.
Từ cơ cấu trả lương theo thời gian với hệ số qui định trên Công ty có mức lương thời gian của 1 người/tháng.
Mức lương thời gian = Mức lương cơ bản x Hệ số thang lương cấp bậc.
(1 người/1 tháng)
Mức lương thời gian 1 người/1tháng.
Mức lương thời gian =
24 ngày .
Số ngày làm việc thực tế sẽ tính bằng tổng số ngày ở bảng chấm công và cộng với số ngày ở bảng thanh toán làm thêm giờ (nếu có) cộng với số ngày nghỉ theo chế độ như: nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ ơm hưởng 100% lương.
Số ngày làm việc thực tế bằng tổng số ngày ở bảng chấm công cộng tổng số ngày làm thêm cộng tổng số ngày lễ, nghỉ.
Ngoài ra, Công ty còn qui định cụ thể các khoản phụ cấp trách nhiệm, hệ số lương trách nhiệm được qui định tại nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của chính phủ như sau:
Giám đốc: hệ số 0,5.
Phó giám đốc và chức vụ tương đương: hệ số 0,3.
Trưởng phòng và chức vụ tương đương: hệ số 0,2.
Phó phòng và chức vụ tương đương: hệ số 0,15.
Kế toán tính lương cụ thể cho bộ phận được hưởng lương như các phòng ban cụ thể:
Phòng kinh tế lỹ thuật.
Phòng thiết bị vật tư.
Phòng tổ chức hành chính.
Phòng kế toán tài chính.
Giữa tháng mỗi cán bộ công nhân viên đều được nhận tiền tạm ứng. Số tiền tạm ứng mà họ nhận được căn cứ vào bảng chấm công giữa tháng mà các phòng ban gửi về phòng lao động tiền lương, mặt khác việc phát tiền tạm ứng cũng căn cứ vào bậc lương trả trong tháng của từng người.
Số tiền tạm ứng thường được tính khoảng từ 50% - 70% mức lương trả trong tháng.
Bảng thanh toán tạm ứng.
Đơn vị: Công ty lắp máy và Tháng 10 năm 2001.
Thí nghiệm cơ điện.
Bộ phận: Phòng thiết bị vật tư.
Đơn vị tính: đồng.
STT
Họ và tên
Số tiền được thanh toán
Số tiền đã tạm ứng
Số tiền còn lĩnh
Ký nhận
1
2
3
4
5
6
7
Nguyễn Mạnh Đoàn
Hoàng Minh Phương
Hoàng Thị Đoài
Đào Thị Hạnh
Quách Thị Quỳnh
Nguyễn Hữu Dậu
Nguyễn Danh Tuấn
900.000
700.000
400.000
400.000
600.000
600.000
600.000
Cộng
4.200.000
Kế toán thanh toán. Kế toán trưởng. Giám đốc.
Cụ thể: Việc tính lương của ông Hoàng Minh Phương.
+ Mức lương cơ bản: 328.800 (đồng) (Trích trong sổ lương cá nhân).
+ Số ngày làm việc: 24 ngày.
+ Lương trách nhiệm trưởng phòng
= hệ số lương trách nhiệm x mức lương tối thiểu.
= 0,2 x 210.000 = 42.000 (đồng).
+ Kỳ I đã tạm ứng: 700.000 (đồng).
+ Kế toán tính lương như sau:
Lương tháng = lương cơ bản + phụ cấp trách nhiệm.
= 328.800 + 42.000 = 370.800 (đồng).
Lương tháng x hệ số lương của Công ty.
- Lương trung bình =
1 ngày công 24 ngày công
= (370.800 x 3) / 24 = 46.350 (đồng).
Tính tổng số lương theo số ngày công trong tháng
= Tổng số ngày công x lương trung bình 1 ngày công.
= 24 x 46.350 = 1.112.400 (đồng).
Vậy số tiền được lĩnh kỳ II
= 1.112.400 - 700.000 = 412.400 (đồng).
Tương tự như trên ta tính được tiền lương của những người còn lại, kế toán lập sổ lương và theo dõi sổ lương suốt 12 tháng, tiếp đó ghi vào bảng thanh toán tiền lương theo mẫu.
Sau khi tính được tổng số tiền lương phải trả cho bộ phận hưởng lương thời gian của Công ty, cụ thể tổng số lương của các phòng ban, kế toán thanh toán ghi:
Nợ TK 642 (6421) 92.559.235
Có TK 334 92.559.235
Và khi trả lương cho công nhân viên, kế toán ghi:
Nợ TK 334 92.559.235
Có TK 111 (1111) 92.559.235
Khi đã tính được lương và định khoản xong, kế toán căn cứ vào số Nhật ký chung và từ Nhật ký chung kế toán ghi vào số Cái TK 334 và các TK khác.
B. Hình thức trả lương khoán: áp dụng cho bộ phận trực tiếp sản xuất.
Sau một thời gian áp dụng qui chế khoán và nội bộ của Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện ban hành ngày 6/5/1996. Căn cứ vào giá trị nhận thầu và giá quyết toán của các công trình đã và đang thi công, điều kiện thi công thực tế của từng công trình có mức độ khó khăn, phức tạp khác nhau. Đồng thời mức độ cạnh tranh trong kinh tế thị trường ngày cành gay gắt, đòi hỏi Công ty phải điều chỉnh giảm giá linh hoạt để thắng thầu.
Để kết hợp hài hoà giữa lợi ích của Công ty và người lao động, căn cứ vào tình hình thực tế. Sau một thời gian áp dụng qui chế khoán ngày 6/5/1996, Giám đốc Công ty ban hành qui chế khoán đã được điều chỉnh cho phù hợp sau đây nhằm nâng cao tính tự chủ của các đội sản xuất thi công nhanh gọn các công trình, đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn lao động.
Mặt khác, Công ty cũng phải đảm bảo các nghĩa vụ nộp ngân sách, đầu tư phát triển sản xuất.
Tuỳ theo đơn giá nhận thầu, điều kiện thi công thực tế công trình sẽ xem xét giao khoán theo tỷ lệ phù hợp nằm trong giới hạn qui định trong qui chế.
* Đối với công trình đấu thầu:
+ Khoán gọn công trình:
Giao khoán từ 65% đến 72% tổng giá thầu.
Bao khoán bao gồm toàn bộ chi phí nhân công, vật liệu phụ, phương tiện dụng cụ thi công và chi phí chung.
+ Khoán gọn nhân công:
Giao khoán từ 50% đế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28177.doc