LỜI MỞ ĐẦU 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
5. KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ 2
CHƯƠNG I 3
RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG 3
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG 3
1.1.1 Khái niệm tín dụng 3
1.1.2 Phân loại hình tín dụng 5
1.1.3 Vai trò tín dụng đối với ngân hàng 9
1.2 RỦI RO TÍN DỤNG 10
1.2.1 Khái niệm và bản chất của rủi ro tín dụng 10
1.2.2 Phân loại 11
1.2.3 Dấu hiệu của rủi ro tín dụng 11
1.2.4 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 13
1.2.4.1 Nguyên nhân chủ quan 13
1.2.4.2 Nguyên nhân khách quan 15
1.2.5 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với hoạt động ngân hàng 16
1.2.6 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng 17
1.3 YẾU TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG 19
1.3.1 Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng 20
1.3.2 Chất lượng cán bộ tín dụng và trình độ quản lý nhân sự 21
1.3.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ công nghệ ngân hàng 22
1.3.4 Thông tin thị trường 22
1.3.5 Chính sách quản lý rủi ro tín dụng 23
CHƯƠNG II 25
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN KỲ ANH - HÀ TĨNH 25
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN KỲ ANH - HÀ TĨNH 25
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 25
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy 26
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 28
2.2.1 Hoạt động huy động vốn 28
2.2.2 Hoạt động sử dụng vốn 33
2.2.3 Công tác kế toán, thanh toán và ngân quỹ 38
2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 39
2.3 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN KỲ ANH 40
2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN KỲ ANH 46
2.4.1 Những kết quả đạt được 46
2.4.2 Một số khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân 48
CHƯƠNG III 55
BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN KỲ ANH - HÀ TĨNH 55
3.1 MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TRONG NĂM 2008 55
3.1.1 Mục tiêu 55
3.1.2 Phương hướng 55
3.2 BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT HUYỆN KỲ ANH – HÀ TĨNH 57
3.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng 57
3.2.2 Xây dựng hệ thống khách hàng 60
3.2.3 Triển khai công tác trích lập dự phòng đúng, đầy đủ, hiệu quả 62
3.2.4 Tăng cường liên kết với các ngân hàng khác 65
3.2.5 Thành lập ban dự báo tình hình trên địa bàn 66
3.2.6 Cải tiến quy trình cho vay, nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư 66
3.2.7 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay 68
3.2.8 Đa dạng hoá danh mục cho vay 70
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 71
3.3.1 Kiến nghị với nhà nước 71
3.3.2 Kiến nghị với NHNN 71
3.3.3 Kiến nghị với NHNo&PTNT 73
3.3.4 Kiến nghị với NHNo&PTNN tỉnh Hà Tĩnh 73
3.3.5 Kiến nghị với chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh 73
KẾT LUẬN 75
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iền
%
Số tiền
%
Số
tiền
%
2006/2005
2007/2006
Số tiền
%
Số tiền
%
Tiền gửi của TCTK
- VND
- USD
8430
850
14,7
1,5
9260
1290
11,5
1,6
9500
1570
9,1
1,5
830
440
9,9
51,8
240
280
2,6
21,7
TGTK
- VND
- USD
29546
4036
51,4
7,0
50763
4539
63
5,6
70400
3409
67,2
3,2
21217
503
71,8
12,5
19637
-1130
38,7
-25
Phát hành giấy tờ có giá (VND)
249
0,4
420
0,5
450
0,4
171
68,7
30
7,1
Tiền gửi củaKBNN
13950
24,3
13713
17
18440
17,6
-237
-1,7
4727
34,5
Tiền gửi của TCTD
400
0,7
645
0,8
1050
1,0
245
61,3
405
62,8
Tổng
57461
100
80630
100
104819
100
23169
40,3
24189
30
Nguồn: Bảng cân đối kế toán tổng hợp năm 2005 – 2007
Nhìn vào bảng số liệu trên (Bảng 2.1), ta thấy nguồn vốn huy động được của ngân hàng liên tục tăng qua các năm: năm 2006 tăng 23169 triệu đồng, tương ứng tăng 40,3% so với 2005; năm 2007 tăng 24189 triệu đồng, tương ứng tăng 30% so với năm 2006.
Nhìn thấy rõ nguồn vốn huy động được thông qua biểu đồ sau:
Xét về cơ cấu nguồn vốn huy động, tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng lớn, quá nửa tổng nguồn vốn huy động, và có xu hướng tăng qua các năm.
Có được kết quả trên là do sự nỗ lực trong công tác huy động của ngân hàng, ngân hàng đã thực hiện đa dạng hoá hình thức tiền gửi tiết kiệm: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm gửi góp, kỳ phiếu…đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho người gửi tiền; đặc biệt là sự khuyến khích bằng vật chất đối với người gửi tiền lớn. Thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh, mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ nên đã thu hút nhiều khách hàng. Từ năm 2000 trở về trước chưa khách hàng nào có tài khoản tiền gửi ngoại tệ thì 2005 là 1490 khách hàng, giữa 2006 lên tới 1655 khách hàng, đã phục vụ được nhu cầu khách hàng nhận tiền gửi của người đi xuất khẩu lao động gửi về. Giao khoán chỉ tiêu huy động vốn cho cán bộ nhân viên, ngoài ra có chế độ thưởng cho nhân viên nào huy động được nhiều.
Bảng 2.2 Kết quả huy động vốn theo kỳ hạn ( 2005 – 2007)
Đơn vị : Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số
tiền
%
2006/2005
2007/2006
Số tiền
%
Số tiền
%
Tiền gửi
không kỳ hạn
7901
13,8
9770
12,1
13100
12,5
1869
23,7
3330
34
Tiền gửi
kỳ hạn
dưới 12
tháng
44500
77,4
63600
78,9
84860
81
19100
43
21260
33,4
Tiềngửi cókỳ hạn
từ 12
tháng trở
lên
5060
8,8
7260
9
6859
6,5
2200
43,5
-401
-5,5
Tổng
57461
100
80630
100
104819
100
23169
40,3
24189
30
Nguồn: Bảng cân đối kế toán tổng hợp năm 2005 – 2007
Qua kết quả huy động vốn theo kỳ hạn ở bảng 2.2 ta thấy: đối với nguồn có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn và tăng qua các năm. Năm 2006 đạt 63600 triệu đồng tăng 43% so với năm 2005 (tương ứng tăng 19100 triệu đồng); năm 2007 tăng 33,4% so với năm 2006 (tương ứng tăng 21260 triệu đồng); tức là huy động được 84860 triệu đồng.
Đối với nguồn không kỳ hạn, mặc dù tỷ trọng không ổn định nhưng tăng qua các năm: năm 2006 đạt 9770 triệu đồng, tăng 23,7% so với năm 2005; năm 2007 đạt 13100 triệu đồng và tăng 34%so với năm 2006.
Cuối cùng là tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: về tỷ trọng chiếm tỷ lệ nhỏ (< 10%) và không ổn định, năm 2006 tăng 43,5% so với năm 2005 thì năm 2007 giảm 5,5% so với năm 2006.
2.2.2 Hoạt động sử dụng vốn
Với nền tảng chiến lược huy động nguồn lực tại chỗ có hiệu quả, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh thực hiện hoạt động tín dụng trong 3 năm như sau:
Bảng 2.3 D ư nợ cho vay theo thời hạn ( 2005 – 2007)
Đơn vị : Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Chênh lệch
Số
tiền
%
Số
tiền
%
Số
tiền
%
2006/2005
2007/2006
Số tiền
%
Số
tiền
%
Ngắn hạn
28056
25,6
56772
38,4
148654
57
28716
102
91882
162
Trung
h ạn
81540
74,4
91072
61,6
112143
43
9532
11,7
21071
23,1
Tổng
109596
100
147844
100
260797
100
38248
34,9
112953
76,4
Nguồn: Bảng cân đối kế toán tổng hợp năm 2005 - 2007
Nhìn vào bảng số liệu 2.3 ta thấy, tổng dư nợ tín dụng tăng liên tục qua các năm: năm 2006 tăng 34,9% tương ứng 38248 triệu đồng so với năm 2005; năm 2007 tăng 112953 triệu đồng (tương ứng 76,4%) so với năm 2006. Ngân hàng chỉ có dư nợ ngắn hạn, trung hạn mà không có dư nợ dài hạn, trong đó dư nợ trung hạn chiếm tỷ trọng lớn trong 2 năm 2005, 2006 thì đến năm 2007 dư nợ ngắn hạn tăng lên quá nửa (57%). Tuy nhiên, tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn nhanh hơn dư nợ trung hạn. Cụ thể: năm 2006, dư nợ trung hạn là 91072 triệu đồng, tăng 9532 triệu đồng (tăng 11,7%) so với năm 2005; dư nợ ngắn hạn đạt 56772 triệu đồng, tăng 28716 triệu đồng (tăng 102%) so với năm 2005. Đến năm 2007, dư nợ trung hạn tăng 21071 triệu đồng (tăng 23,1%) thì dư nợ ngắn hạn tăng 91882 triệu đồng (tăng 162%) so với năm 2006.
Nguyên nhân của kết quả trên là do: đặc điểm sản xuất kinh doanh trên địa bàn là sản xuất theo thời vụ chuyển sang trồng cây công nghiệp dài ngày để phục vụ các nhà máy chế biến nguyên liệu sắp thành lập và các hộ nông dân có nhu cầu phát triển trang trại để chăn nuôi (bò, dê, lợn, trâu…) nên nhu cầu nguồn vốn trung hạn là chủ yếu. Ngoài ra ngân hàng còn cho vay trung dài hạn chủ yếu là cho vay đời sống, cho vay tiêu dùng vì hiện nay mức sống của nhân dân trên địa bàn ở thị trấn đang ngày càng được nâng lên rõ nét, nhu cầu tiêu dùng rất lớn.
Xét theo thành phần kinh tế: dư nợ cho vay được chia theo thành phần cá nhân, hộ sản xuất hoạt động trong ngành nông nghiệp nông thôn và các thành phần khác. Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.4 Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế (2005 - 2007)
Đơn vị : Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Chênh lệch
Số
tiền
%
Số
tiền
%
Số
tiền
%
2006/2005
2007/2006
Số tiền
%
Số
tiền
%
Cánhân, hộ sản xuất
104774
95,6
136460
92,3
237352
91
31686
30,2
100865
74
Vay
khác
4822
4,4
11384
7,7
23472
9
6562
136
12088
106
Tổng
109596
100
147844
100
260797
100
38248
34,9
112953
76,4
Nguồn: Bảng cân đối kế toán tổng hợp năm 2005 - 2007
Qua bảng 2.4 ta thấy ở NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh cho vay hộ sản xuất, cá nhân hoạt động trong ngành nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ trọng lớn. Khi vay vốn ở ngân hàng họ trả nợ đúng hạn, linh hoạt trong những ngành sản xuất kinh doanh mới, đạt hiệu quả. Trên địa bàn huyện có 5 doanh nghiệp nhà nước và 25 doanh nghiệp tư nhân nhưng hầu hết không có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Nguyên nhân đối với doanh nghiệp nhà nước đó là do sự thay đổi chính sách của nhà nước không phân biệt cách thành phần kinh tế, làm ăn không hiệu quả, không đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng. Còn đối với doanh nghiệp tư nhân thì họ không đủ hồ sơ pháp lý về theo dõi quyết toán hàng tháng, quý, năm theo chế độ quy định nên việc cho vay không có.
Đi cùng với công tác tăng dư nợ cho vay NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh cũng thực hiện tốt công tác thu nợ, đẩy nhanh vòng quay vốn tín dụng và được thể hiện qua bảng doanh số cho vay và doanh số thu nợ như sau:
Bảng 2.5 Doanh số cho vay và doanh số thu nợ ( 2005 – 2007 )
Đơn vị : Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Chênh lệch
Số
tiền
Số
tiền
Số
tiền
2006/2005
2007/2006
Số
tiền
%
Số
tiền
%
Doanhsố cho vay
84650
120580
230324
35930
42,4
109744
91
Doanh số
thu nợ
72340
109324
208687
36984
51
99363
91
Nguồn: Bảng cân đối kế toán tổng hợp năm 2005 - 2007
Nhìn vào bảng số liệu 2.5, doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng qua các năm. Doanh số thu nợ năm 2006 tăng 51% so với năm 2005, năm 2007 tăng 91% so với 2006. Doanh số cho vay năm 2006 đạt 102589 triệu đồng tăng 42,4% (tương ứng 35930 triệu đồng) so với năm 2005; còn năm 2007 doanh số cho vay đạt 230324 triệu đồng tăng 91% (tương ứng 109744 triệu đồng) so với năm 2006.
Doanh số cho vay trong năm 2006 tăng nhanh, có được kết quả này là do chiến lược kinh doanh của ngân hàng, ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư cho vào các dự án, mua máy móc phục vụ ngành nông nghiệp; máy xay xát, máy cày bừa…mua xe công nông, xe bò lốp. Ngoài ra, cho vay để phát triển đàn trâu bò, loại gia súc, gia cầm ở các hộ có điều kiện phát triển chăn nuôi tốt. Đồng thời, ngân hàng cho cán bộ, hưu trí vay làm nhà cửa mua phương tiện đi lại, đồ dùng sinh hoạt…
Doanh số thu nợ qua các năm tăng đều, do ngân hàng đầu tư đúng hướng, nền kinh tế trên địa bàn trong những năm qua phát triển khá, nhân dân có cuộc sống đầy đủ hơn, có thu nhập đều để trả nợ cho ngân hàng. Ngân hàng đã thực hiện nghiêm túc quá trình cho vay, thẩm định kỹ các dự án, phương án sản xuất kinh doanh, thường xuyên quan tâm theo dõi khách hàng sau khi cho vay. Do đó, nắm chắc được tình hình biến động của khách hàng từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, góp phần nâng cao khả năng thu hồi vốn, ngoài ra, ngân hàng coi trọng công tác phân tích nợ theo mặt bằng dư nợ, nợ đến hạn, quá hạn, trên cơ sở đó phân loại và xác định khả năng thu hồi nợ cũng như nguồn trả nợ của từng người đi vay, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện những sai sót từ đó có biện pháp xử lý kịp thời. Hơn nữa ngân hàng còn phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để tăng cường công tác đôn đốc thu nợ.
Trong 3 năm qua kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng đã thực hiện được những thành công nhất định đó là: đáp ứng được 89% nhu cầu vay vốn để mở rộng phát triển ngành nghề, sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Với việc mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng và đời sống đã làm đời sống của người dân, nhiều gia đình thay đổi: xây dựng được nhà cửa đàng hoàng, mua sắm được đồ dùng đắt tiền như xe máy, ti vi…cho vay để đi xuất khẩu lao động đã góp phần giải quyết việc làm cho con em trong huyện và cải thiện đời sống nhân dân, đến nay ngân hàng đã cho hơn 3500 hộ vay vốn đi xuất khẩu lao động. Với kết quả đó, cho thấy NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh đã góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển xã hội trên địa bàn huyện. Đặc biệt trong việc thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, ổn định chính trị, từng bước cải thiện đời sống, giải quyết việc làm, góp phần hạ tỷ lệ đói nghèo trong huyện.
2.2.3 Công tác kế toán, thanh toán và ngân quỹ
Về công tác kế toán, thanh toán:
Mặc dù trình độ khoa học công nghệ và thông tin còn nhiều bất cập, khối lượng khách hàng tăng, khối lượng công việc nhiều song cán bộ kế toán cố gắng tìm tòi học hỏi, hăng say với công việc đáp ứng yêu cầu cập nhật thông tin báo cáo hàng ngày, thực hiện giao dịch 100% công việc trên máy. Thực hiện đầy đủ chính xác các nghiệp vụ phát sinh, chấp hành tốt chế độ hạch toán kế toán, thu chi tài chính, quản lý tốt quỹ an toàn chi trả, đảm bảo khả năng chi trả, đảm bảo khả năng thanh toán. Thực hiện có hiệu quả chuyển tiền điện tử, từ đó thu hút được khách hàng mở tài khoản, tăng tiền gửi và tăng thu dịch vụ. Năm 2004, số khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán khoảng 1500, đến năm 2006 đã tăng lên 2650, đặc biệt là tiền gửi thanh toán ngoại tệ năm 2004 dịch vụ này mới bắt đầu phát sinh đến năm 2006 đã có gần 980 tài khoản tiền gửi thanh toán ngoại tệ.
Công tác ngân quỹ:
Tổng thu tiền mặt trong năm 2007 là 126 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2006
Tổng chi tiền mặt 2007 là 96,3 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2006
Khối lượng thu chi tiền mặt qua quỹ là rất lớn, đặc biệt khi chi tiền mặt cho kho bạc, bảo hiểm, chi cho vay hộ nghèo, chi cho các dự án tài trợ…Song vẫn đáp ứng đầy đủ kịp thời cho khách hàng không thất thoát. Phát huy truyền thống tốt đẹp và đạo đức của người cán bộ ngân hàng, cán bộ ngân quỹ đã thực hiện đầy đủ chế độ đảm bảo an toàn tài sản kho quỹ, đã thực hiện được bản chất liêm khiết, tận tuỵ trong công việc, trả lại tiền thừa cho khách hàng.
2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong 3 năm qua, chi nhánh đã đạt kết quả kinh doanh hết sức khả quan, thể hiện:
Bảng 2.6 Kết quả kinh doanh NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh (2005 – 2007)
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
S ố tiền
%
S ố tiền
%
S ố tiền
%
Thu lãi cho vay
21467
95,2
25060
93,1
29637
93,8
Thu về dịch vụ
812
3,6
1025
3,8
1060
3,3
Thu khác
273
1,2
836
3,1
902
2,9
Tổng
22552
100
26921
100
31599
100
Chi phí
16106
19199
22666
Lãi trước thuế
6446
7722
8933
Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh (2005 - 2007)
Qua bảng số liệu 2.6 ta thấy lợi nhuận của ngân hàng tăng đều qua các năm. Năm 2006 tăng 1276 triệu đồng so với năm 2005 tương ứng là 18,9 %; năm 2007 tăng 121 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng là 15,68%. Tuy nhiên, nguồn thu chủ yếu của ngân hàng từ hoạt động cho vay có tăng nhưng chậm. Nguyên nhân là do trong năm 2005, 2006 ngân hàng bàn giao các khoản cho vay hộ nghèo cho ngân hàng chính sách xã hội nên nguồn thu từ dịch vụ ngân hàng nghèo giảm xuống một cách đáng kể. Kết quả tài chính của ngân hàng đạt khá, đảm bảo quỹ tiền lương và ăn ca theo chế độ, ổn định và từng bước cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách và nộp đầy đủ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định, đồng thời tăng cường trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động kinh doanh, tạo kinh doanh phục vụ khách hàng tốt hơn.
2.3 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN KỲ ANH
Rủi ro tín dụng là hoạt động đem lại thu nhập lớn nhất nhưng chứa đựng rủi ro. Đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng không phải chỉ quan tâm đến dư nợ cơ cấu dư nợ, mà cần coi ngân hàng thu hồi lại được bao nhiêu vốn cho vay, mất vốn bao nhiêu…Tại NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh khi xem xét rủi ro tín dụng người tài chính dùng chỉ tiêu nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ để đo lường mức độ rủi ro. Đồng thời việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh tuân theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.
Bảng 2.7 Nợ quá hạn (2005 – 2007)
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
Số tiền
2006/2005
(%)
Số tiền
2007/2006
(%)
Nợ quá hạn
1640
2513
53,2
6520
159,5
Tổng dư nợ
109596
147844
34,9
260797
76,4
Nợ quá hạn Tổng dư nợ
1,5%
1,7%
2,5%
Nguồn: bảng cân đối kế toán tổng hợp (2005-2007)
Nhìn vào bảng số liệu (bảng 2.7) ta thấy không những dư nợ tín dụng mà cả nợ quá hạn cũng có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2006, nợ quá hạn là 2513 triệu đồng với tỷ lệ nợ quá hạn là 1,7%, tương ứng tăng 52,3% so với năm 2005 tức là năm 2005 nợ quá hạn là 1640 triệu đồng. Năm 2007, nợ quá hạn là 6520 triệu đồng ; tỷ lệ nợ quá hạn là 2,5%.
Với tỷ lệ nợ quá hạn trên cho thấy dấu hiệu của hoạt động tín dụng có xu hướng ngày càng đi xuống. Mặc dù tỷ lệ này vẫn chưa nằm vào dấu hiệu xấu của ngân hàng (thường là 7% đến 8%) tuy nhiên, tình trạng trên đặt ra cho ngân hàng cần có biện pháp kịp thời để khắc phục. Nguyên nhân của nợ quá hạn tăng nhanh là do: từ năm 2005 khi phân loại nợ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN thì ngoài có sự tăng lên nợ quá hạn trong năm đó còn có nợ quá hạn của những năm trước chưa thu hồi được cơ cấu lại kỳ hạn chuyển sang năm tiếp; những khoản nợ trong hạn nhưng tiềm ẩn rủi ro. Đứng về phía khách hàng, do thua lỗ trong sản xuất kinh doanh mà không có khả năng trả nợ hoặc có những khách hàng vẫn có khả năng trả nợ tuy nhiên với khoản lãi phạt của ngân hàng nhỏ so với lãi do sử dụng vốn vay ngân hàng đem lại thì họ vẫn chấp nhận trả lãi phạt.
Xét theo thời gian, nợ quá hạn tại chi nhánh thể hiện qua bảng:
Bảng 2.8 Nợ quá hạn theo thời gian
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
2006/2005
2007/2006
Số tiền
%
Số tiền
%
NQH<90 ngày
1150
70,1
1809
72
4760
73
659
57,3
2951
163
NQH từ
90 đến
180ngày
246
15
337
13,4
965
14,8
91
37
628
186
NQH từ 181 đến 360 ngày
130
7,9
163
6,5
326
5
33
25,4
163
100
NQH trên
360 ngày
114
7
204
8,1
469
7,2
90
79
265
130
Tổng
1640
100
2513
100
6520
100
873
53,2
4007
159,4
Nguồn: Bảng cân đối kế toán tổng hợp(2005-2007)
Nhìn vào bảng số liệu 2.8 ta thấy nợ quá hạn tại NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh chiếm tỷ trọng lớn ở nợ quá hạn < 90 ngày.
Đối với nợ quá hạn < 90 ngày: luôn chiếm quá nửa tổng nợ quá hạn. Năm 2005 là 1150 triệu đồng, chiếm 70,1% nợ quá hạn. Năm 2006 là 1809 triệu đồng tăng 659 triệu đồng, tương ứng tăng 57,3 triệu đồng so với năm 2005. Đặc biệt năm 2007 nợ quá hạn là 4760 triệu đồng tăng 163%, tương ứng 2951 triệu đồng.
Đối với nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày: chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng nợ quá hạn. Năm 2006 là 337 triệu đồng tăng 91% so với năm 2005. Năm 2007, so với nợ quá hạn < 90 ngày thì tốc độ tăng của nhóm này nhanh hơn: nợ quá hạn < 90ngày tăng 163% còn nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày tăng 186%.
Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày: tỷ trọng qua các năm có xu hướng giảm dần, tương ứng qua 3 năm 2005, 2006, 2007 là 7,9%; 6,5%; 5%. Tuy nhiên, vẫn tăng qua các năm: năm 2006 đạt 163 triệu đồng tăng 33% so với năm 2005; năm 2007 đạt 326 triệu đồng tăng 100% so với năm 2006.
Nợ quá hạn trên 360 ngày: chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trên tổng nợ quá hạn của ngân hàng. Kết quả này không phải do nỗ lực của ngân hàng trong công tác thu hồi nợ, mà do ngân hàng có sự điều chỉnh trong hoạt động tín dụng đó là ngân hàng đã cho khách hàng tiếp tục vay nợ hoặc gia hạn nợ để giúp khách hàng cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh thay vì chuyển thành nợ quá hạn, khách hàng thu được lãi, có điều kiện trả nợ cho ngân hàng. Ngoài ra, trong năm 2006, ngân hàng đã có nguồn để xử lý các khoản nợ khó đòi, mặt khác theo lệnh của chính phủ ngân hàng đã tiến hành khoanh nợ, xoá nợ cho hộ nghèo và những gia đình thuộc diện chính sách ưu tiên.
Nợ quá hạn của ngân hàng tập trung chủ yếu ở 2 nhóm đầu. Ngoài những lý do trên thì do khách hàng gặp khó khăn trong môi trường kinh doanh: do ảnh hưởng lũ lụt hạn hán, giá nguyên vật liệu, đầu vào tăng cao, gia súc gia cầm bị dịch bệnh đã hạn chế khả năng trả nợ của khách hàng cho nên một phần nợ quá hạn chuyển thành nợ khó đòi.
Phân loại nợ quá hạn theo thành phần kinh tế gồm có: nợ quá hạn của hộ sản xuất, cá nhân hoạt động trong ngành nông nghiệp nông thôn và nợ quá hạn của thành phần khác. Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế tại chi nhánh thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.9 Phân loại nợ quá hạn theo thành phần kinh tế (2005-2007)
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
%
Tỷ lệ
NQH
(%)
Số tiền
%
Tỷ lệ NQH
(%)
Số tiền
%
Tỷ lệ NQH
(%)
Cá nhân,
hộ sản xuất
1295
79
1,24
2016
80,2
1,5
5593
85,8
2,4
Thành phần khác
345
21
7,2
497
19,8
4,4
927
14,2
4
Tổng NQH
1640
100
1,5
2513
100
1,7
6520
100
2,5
Nguồn: Bảng cân đối kế toán tổng hợp (2005-2007)
Nợ quá hạn của cá nhân, hộ sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nhất (quá nửa) qua các năm. Năm 2005, nợ quá hạn là 1295 triệu đồng, chiếm 79% tổng nợ quá hạn. Năm 2006, là 20016 triệu đồng, chiếm 80,2%; tăng 721 triệu đồng tương ứng tăng 55,67% so với năm 2005. Đến năm 2007 là 5593 triệu đồng, chiếm 85,8%; tăng 3577 triệu đồng, tương ứng 177%. So với năm 2006 nợ quá hạn của thành phần này tương ứng cân bằng với dư nợ của nó. Ngoài ra, tố độ tăng của nợ quá hạn của thành phần này lớn hơn tốc độ tăng của dư nợ.
Nguyên nhân của kết quả này là do thành phần này hoạt động trong môi trường phụ thuộc phần lớn vào tự nhiên, mà thời tiết ở địa bàn không ổn định, nắng mưa thất thường, lũ lụt, hạn hán khó có thể tránh khỏi. Bằng việc gia hạn nợ, hoặc cho vay thêm đối với thành phần này ngân hàng muốn khách hàng có thể sản xuất tốt để tăng lãi kinh doanh, thuận lợi cho việc trả nợ. Ngoài ra, có những khách hàng cố tình vay vốn của ngân hàng để chiếm đoạt vốn ngân hàng nên ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ.
Đối với nợ quá hạn ở thành phần khác thì tỷ trọng chiếm phần nhỏ và có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2005, nợ quá hạn là 345 triệu đồng, chiếm 21%. Năm 2006, nợ quá hạn là 497 triệu đồng, chiếm 19,8% tăng 44% so với năm 2005, thì đến năm 2007 tăng 86,5% so vo năm 2006. Ngược lại với xu hướng của tỷ trọng dư nợ cho vay với thành phần này là tăng qua các năm thì tỷ trọng nợ quá hạn có xu hướng giảm. Thành phần này dần dần biết nắm bắt cơ hội kinh doanh, mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh vực mới, tiếp cận được thị trường nhanh cho nên tỷ lệ nợ quá hạn qua 3 năm trên giảm dần tương ứng là 7,2%; 4,4%; 4%.
Xét theo kỳ hạn cho vay, nợ quá hạn được phân thành ngắn hạn, trung và dài hạn. Tình hình nợ quá hạn theo kỳ hạn nợ thể hiện qua bảng như sau:
Bảng 2.10: Phân loại nợ quá hạn theo kỳ hạn nợ
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
%
Tỷlệ NQH (%)
Số tiền
%
Tỷ lệ
NQH
(%)
06/05 (%)
Số tiền
%
Tỷ lệ NQH (%)
07/06
(%)
Ngắn hạn
582
35,5
2,07
931
37,1
1,6
60
2621
40,2
1,76
181
Trung, dài hạn
1058
64,5
1,3
1582
62,9
1,7
49,5
3899
59,8
3,5
146
Tổng NQH
1640
100
1,5
2513
100
1,7
53,2
6520
100
2,5
160
Nguồn: Bảng cân đối kế toán tổng hợp (2005 -2007)
Qua bảng số liệu 2.10 ta thấy, trong 3 năm qua nợ quá hạn tại ngân hàng chủ yếu là trung, dài hạn, chiếm quá nửa tổng nợ quá hạn. Vì phần lớn nguồn vốn huy động được là ngắn hạn và dư nợ tín dụng là trung, dài hạn. Nợ quá hạn của ngân hàng tương đương với dư nợ tín dụng cả về tỷ trọng lẫn xu hướng: về ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn và tỷ trọng tăng; về trung dài hạn chiếm phần lớn và tỷ trọng giảm dần qua các năm. Ngoài ra, tốc độ tăng nợ quá hạn ngắn hạn nhanh hơn tốc độ tăng nợ quá hạn trung, dài hạn. Năm 2005, nợ quá hạn là 1640 triệu đồng, trong đó, nợ quá hạn ngắn hạn là 582 triệu đồng, nợ quá hạn trung, dài hạn là 1058 triệu đồng. Năm 2006, nợ quá hạn là 2513 triệu đồng, tăng 53,2% so với năm 2005, trong đó nợ quá hạn ngắn hạn là 931 triệu đồng, chiếm 37,1%; nợ quá hạn trung, dài hạn là 1582 triệu đồng chiếm 62,9% tương ứng tăng 60%, 49,5% so với năm 2005. Đến năm 2007, nợ quá hạn ngắn hạn chiếm 40,2%, tăng 181% so với năm 2006. Nợ quá hạn trung, dài hạn chiếm 59,8% tăng 146% so với năm 2006. Xét về tỷ lệ nợ quá hạn thì có thể chấp nhận được vì vẫn thuộc phạm vi kiểm soát của ngân hàng, tuy nhiên tốc độ tăng đặc biệt là ở trung, dài hạn là nhanh. Vì vậy, ngân hàng cần chú ý trong công tác quản trị tín dụng để đạt kết quả tốt hơn.
2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN KỲ ANH
2.4.1 Những kết quả đạt được
Với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên, trong 3 năm qua chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh đạt được những thành công nhất định trong công tác hoạt động tín dụng.
+ Quy mô tín dụng lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh qua các năm.
+ Tỷ lệ nợ quá hạn không cao (< 5%). Tuy tỷ lệ nợ quá hạn có tăng qua các năm nhưng vẫn thuộc phạm vi kiểm soát của ngân hàng.
+ Thực hiện có hiệu quả công tác thu hồi nợ. Ngân hàng tăng cường thu hồi đối với các khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn, thu khoản nợ rủi ro, thu lãi cho vay, xử lý nợ khó đòi, nợ có vấn đề. Do đó, trong 3 năm qua tỷ lệ thu lãi từ hoạt động tín dụng luôn đạt gần 95% lãi, thu hồi những khoản nợ quá hạn đã được xử lý rủi ro bình quân hàng năm là 450 triệu đồng.
+ Xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp giữa các phòng ban với nhau. Đặc biệt là mối quan hệ giữa cán bộ tín dụng và kế toán cho vay biểu hiện như: đối với những khoản vay từ lần thứ 2 trở đi khi thẩm định hồ sơ xin vay cán bộ tín dụng đã có thể thu thập được nhiều thông tin thông qua việc xem số lưu các chứng từ của bộ phận kế toán cho vay. Do kế toán cho vay tại ngân hàng theo dõi việc trả nợ gốc và lãi của khách hàng theo kỳ hạn nợ một cách khoa học và thông báo kịp thời cho cán bộ tín dụng nên đã tạo điều kiện đôn đốc khách hàng trả nợ, trả lãi.
+ Ngân hàng đã thực hiện đúng hướng trong cơ cấu cho vay qua các năm. Với đặc điểm trên địa bàn hay gặp khó khăn trong hoạt động nông nghiệp nông thôn do ảnh hưởng môi trường tự nhiên khắc nghiệt. Nhận thức được vấn đề này cho nên trong những năm qua ngân hàng đã chuyển hướng từ cho vay các hộ sản xuất , cá nhân hoạt động trong ngành nông nghiệp, nông thôn sang cho vay thành phần khác. Tỷ trọng cho vay ở cá nhân, hộ sản xuất giảm dần cùng với sự tăng lên về tỷ trọng cho vay thành phần khác. Sự chuyển dịch này tránh được rủi ro từ việc làm ăn thua lỗ trong hoạt động nông nghiệp đồng thời khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh khác đầy tiềm năng phát triển của huyện nhà.
Trong 3 năm qua, do hoạt động kinh doanh đều có lãi đã nâng cao mức sống cho cán bộ công nhân viên. Đây là kết quả hết sức khả quan vừa là nguồn động viên khích lệ rất lớn đối với cán bộ toàn ngân hàng. Dưới dự lãnh đạo đúng đắn của ban giám đốc chi nhánh cũng như quá trình làm việc nhiệt tình của cán bộ, nguồn vốn huy động được sử dụng một cách có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vay vốn trong địa bàn góp phần vào quá trình phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Bên cạnh những kết quả đạt được trên, hoạt động tín dụng tại ngân hàng còn bộc lộ những điểm yếu cần khắc phục.
2.4.2 Một số khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân
Một số khó khăn, vướng mắc
+ Khi vay vốn tại ngân hàng, thủ tục giấy tờ quá rườm rà. Hồ sơ vay vốn gồm rất nhiều giấy tờ, cần nhiều chữ ký, chứng nhận của các cơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33193.doc