MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I: Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật ảnh hưởng đến quản lý chất lượng tại Công ty Thuốc lá Thăng Long 3
1.1. Giới thiệu Công ty 3
1.2. Quá trình hình thành và phát triển 3
1.2.1. Lịch sử hình thành 3
1.2.2. Quá trình phát triển 4
1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty 6
1.3.1 .Cơ cấu sản xuất 6
1.3.2. Bộ máy quản lí 7
1.3.2.1. Trách nhiệm, quyền hạn của ban Giám đốc Công ty 7
1.3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn của các phòng ban 9
- Bộ máy quản trị các phân xưởng 11
1.4. Các thành tựu mà công ty thuốc lá Thăng Long đã đạt được từ năm 2005 đến nay 12
1.4.1. Kết quả sản xuất kinh doanh 12
1.4.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm 12
1.4.1.2. Kết quả sản xuất kinh doanh 14
1.4.1.3. Thu nhập bình quân người lao động 15
1.4.2. Các thành tựu ở lĩnh vực khác 16
1.5. Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 16
1.5.1. Đặc điểm thị trường tiêu thụ 16
1.5.2. Đặc điểm sản phẩm 17
1.5.3. Công nghệ sản xuất 18
1.5.4. Đặc điểm nguyên vật liệu 21
1.5.5. Trình độ nguồn nhân lực 22
Chương II. Thực trạng hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long 25
2.1. Đánh giá khái quát kết quả đạt được về việc thực hiện ISO 9001:2000 25
2.1.1. Chất lượng sản phẩm 25
2.1.2. HTQLCL tại Công ty được đảm bảo 27
2.2. Thực trạng áp dụng hệ thống QLCL ISO 9001:2000 28
2.2.1. Trách nhiệm của lãnh đạo 28
2.2.1.1. Cam kết của lãnh đạo 28
2.2.1.2. Hướng vào khách hàng 29
2.2.2. Mục tiêu chất lượng 29
2.2.3. Chính sách chất lượng 30
2.2.4. Hoạch định 30
2.2.5. Tổ chức thực hiện 30
2.2.5.1.Cơ cấu tổ chức hệ thống QLCL 30
2.2.5.2. Hệ thống tài liệu 32
2.2.5.3. Hệ thống trang thiết bị, cơ sở hạ tầng cho QLCL 33
2.2.5.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá trên từng công đoạn 35
2.3. Ưu điểm, nhược điểm của việc áp dụng hệ thống QLCL ISO 9001:2000 tại Công ty và nguyên nhân 49
2.3.1. Thành tựu của việc áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 49
2.3.2. Hạn chế của việc áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 50
2.3.2.1 Hạn chế 50
2.3.2.2. Nguyên nhân 51
Chương III:.Một số giải pháp nhằm tăng cường hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại công ty 54
3.1. Định hướng phát triển của Công ty 54
3.2. Các giải pháp tăng cường HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 54
3.3.1. Cam kết của lãnh đạo Công ty với việc duy trì cải tiến và ngày càng hoàn thiện việc triển khai hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 54
3.2.2. Đào tạo và nâng cao ý thức thực hiện qui trình chất lượng của đội ngũ công nhân viên Công ty 56
3.2.3. Đầu tư chiều sâu, mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng cho hệ thống QLCL 60
3.2.4. Thiết lập hệ thống tính chi phí chất lượng tại Công ty 62
3.2.5. Xây dựng các nhóm chất lượng 5S 64
3.2.6. Đẩy mạnh việc áp dụng các công cụ thống kê vào quản lí chất lượng 67
3.3. Kiến nghị với Nhà nước 71
Lời kết luận 72
Danh mục tài liệu tham khảo 73
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1744 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thống quản lý chất lượng và thường xuyên tìm kiếm cơ hội để cải tiến.
2.2.5. Tổ chức thực hiện
2.2.5.1.Cơ cấu tổ chức hệ thống QLCL
Giám đốc và phó Giám đốc sản xuất là người chỉ đạo chung và chịu trách nhiệm chính về chất lượng sản phẩm. Công tác QLCl chủ yếu tập trung ở 2 phòng: Phòng QLCL và phòng KTCN. Phòng Kĩ thuật công nghệ có trách nhiệm soạn thảo các thông số tiêu chuẩn cho từng công đoạn sản xuất, nghiên cứu các tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuản của Tổng Công ty và truyền đạt xuống từng bộ phận. Ngoài ra, phòng còn quản lí quy trình công nghệ sản xuất, sửa chữa máy móc, bảo dưỡng, nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới.
Phòng Quản lí chất lượng có nhiệm vụ quản lí nguyên vật liệu, hương liệu, chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, phát hiện sai sót, báo cáo để Giám đốc chỉ thị khắc phục, giám sát chất lượng thành phẩm khi xuất kho, kiểm tra kết luận nguyên nhân hàng bị trả lại hoặc hàng giả. Hiện phòng có 37 nhân viên, chia làm 5 tổ:
+ Tổ văn phòng,
+ Tổ kiểm nghiệm phân xưởng Sợi,
+ Tổ kiểm nghiệm phân xưởng Bao mềm,
+ Tổ kiểm nghiệm phân xưởng Bao cứng,
+ Tổ kiểm tra nguyên liệu.
Tuy có nhiệm vụ chuyên trách tại từng phân xưởng nhưng khi có yêu cầu, các kiểm nghiệm viên đều có thể bổ sung, hoán đổi vị trí và phải đảm bảo công việc tại vị trí mới. Tất cả các kiểm nghiệm viên đều được lựa chọn từ những công nhân có năng lực trên dây chuyền và có tay nghề kiểm nghiệm (90% kiểm nghiệm viên đều có trình độ trung cấp, còn lại là công nhân bậc 5/6).
Như vậy, với việc tổ chức hệ thống QLCl như trên, Công ty đã sắp xếp một hệ thống khá gọn nhẹ , loại trừ tối đa sự dôi thừa các chi phí gián tiếp, trong đó, Giám đốc trực tiếp tham gia vào nhiều hoạt động và có trách nhiệm chủ đạo trong hệ thống QLCL nên nắm bắt được tình hình và định hướng hoạt động được theo cách tối ưu.
Tuy nhiên, tất cả các đơn vị đều có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến chất lượng sản phẩm nên đòi hỏi ý thức trách nhiệm của tất cả các bộ phận. Nhưng công tác QLCL lại chủ yếu tập trung ở hai phòng QLCL và phòng KTCN cùng với việc Giám đốc là người quyết định cao nhất trong Công ty làm giảm tính năng động của các đơn vị, khiến cho một số lãnh đạo đơn vị khác chưa hình thành được ý thức chủ động, ỷ lại vào những phòng chuyên trách trong công tác QLCL. Mặt khác, do đặc thù tổ chức quản lí tại Công ty, các phân xưởng sản xuất nhận lượng theo số lượng sản phẩm nên người công nhân chú trọng vào số lượng, thiếu ý thức về chất lượng. Việc kiểm tra chất lượng nhiều lúc còn phụ thuộc vào các kiểm nghiệm viên bộ phận chuyên trách. Vì thế, trên dây chuyền sản xuất còn phát sinh nhiều lỗi, gây sai hỏng sản phẩm trên các công đoạn và dẫn đến sai hỏng cho thành phẩm cuối cùng.
2.2.5.2. Hệ thống tài liệu
Các tài liệu của HTQLCL của Công ty gồm:
Sổ tay chất lượng.
Các quy trình và quá trình theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
Các hướng dẫn.
Các biểu mẫu.
Các tài liệu cần thiết để đảm bảo cho việc hoạch định, tác nghiệp và kiểm soát có hiệu lực trong việc thực hiện các quy trình, quá trình.
Các hồ sơ chất lượng.
Tầng 1: Sổ tay chất lượng
Văn bản của HTQLCL của Công ty được sắp xếp theo sơ đồ sau:
Tầng 2: Các quy trình, quá trình
Tầng 3: Các hướng dẫn, biểu mẫu
+ Tài liệu tầng 1: Sổ tay chất lượng xác định chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, và cơ cấu tổ chức quản lý chất lượng; các công việc cần làm để đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
+ Tài liệu tầng 2: Các qui trình và quá trình của các công việc trong nhà máy. Các qui trình nêu rõ: ai làm, khi nào, làm ở đâu, phương tiện gì, làm theo hướng dẫn nào?
+ Tài liệu tầng 3: Các hướng dẫn chỉ rõ cách thức tiến hành một công việc cụ thể.
+ Các biểu mẫu để thống nhất cách ghi chép, để phân loại và quản lý.
Kiểm soát hồ sơ:
+ Hồ sơ chất lượng của nhà máy được lưu giữ để chứng tỏ sự phù hợp với các yêu cầu và hoạt động có hiệu quả của hệ thống QLCL.
+ Hồ sơ chất lượng đảm bảo dễ đọc, dễ tra cứu, dễ nhận biết và truy cập.
+ Hồ sơ chất lượng của nhà máy đảm bảo được lưu giữ, bảo vệ, phục hồi, được phân loại và qui định thời gian lưu giữ và phương thức huỷ hồ sơ.
2.2.5.3. Hệ thống trang thiết bị, cơ sở hạ tầng cho QLCL
Hiện trạng thiết bị sản xuất
Trong những năm gần đây, Công ty có những nỗ lực nhằm thực hiện đầu tư chiều sâu, thay thế từng bước cho thiết bị cũ, lạc hậu đồng thời ứng dụng những thành tựu khoa học mới vào trong sản xuất.
Bảng 10. Năng lực thiết bị sản xuất
TT
Danh mục
Số lượng
Nước chế tạo
Năm sản xuất
Năng suất
Hiệu suất sử dụng (%)
Thiết kế
Thực tế
PHÂN XƯỞNG SỢI
1
Dây chuyền đồng bộ sản xuất sợi thuốc lá
01
Trung Quốc
1993
2.500
kg/h
2.500 kg/h
100
PHÂN XƯỞNG BAO CỨNG
1
Máy cuốn điếu đầu lọc MK8-MAX3TFU
02
Anh
1990
2300 điếu/phút
2000 điếu/phút
87
2
Máy đóng bao bong kính
01
Anh
1990
120 bao/phút
115 bao/phút
96
3
Máy đóng tút bong kính BOXER-ME4
01
Anh
1990
28 tút/phút
24 tút/phút
86
4
Máy cuốn điếu dầu lọc MK8-AX5HCM
01
Anh
1998
3000 điếu/phút
2500 điếu/phút
83
5
Máy đóng bao bong kính HLP
01
Anh
1998
160 bao/ phút
115 bao/ phút
72
6
Máy đóng tút- Tút bong kính
01
Anh
1998
24 tút/phút
20 tút/ phút
83
7
Máy vấn ghép 3D 6000/HCF-1B
01
Pháp
2000
6000 điếu/phút
5000 điếu/phút
83
8
Máy đóng bao FOCKE348
01
Đức
2000
250 bao/phút
220 bao/phút
88
PHÂN XƯỞNG BAO MỀM
1
Máy cuốn điếu không đầu lọc
04
Trung Quốc
1968
1000 điếu/phút
670 điếu/phút
67
2
Máy cuốn điếu MK8-MAX3
01
Anh
1999
2500 điếu/phút
2300 điếu/phút
92
3
Máy cuốn điếu đầu lọc
04
Tiệp Khắc
1985
3000 điếu / phút
1800 điếu/phút
60
4
Máy cuốn điếu đầu lọc Ỵ14
03
Trung Quốc
1995
2200 điếu / phút
2100 điếu/phút
95
5
Máy cuốn điếu đầu lọc MK8-MAX4
01
Hà Lan
1992
2500 điếu/phút
2000 điếu/phút
80
6
Máy đóng bao mềm Đông Đức
04
Đức
1973
240 bao /phút
100 bao/phút
42
7
Máy đóng bao mềm Tây Đức Nepman
03
Đức
1985
250 bao/phút
200 bao/phút
80
8
Máy đóng tút mềm YB 62- YB92
04
Trung Quốc
1993
24 tút/phút
22 tút/phút
92
Nguồn: phòng KTCĐ
Ưu điểm
Dây chuyền sản xuất của Công ty là dây chuyền khép kín, từ khâu chế biến nguyên vật liệu đến khâu sản xuất thuốc lá điếu. Nhờ đó giảm được sự tiêu hao nguyên vật liệu, tiết kiệm cho sản xuất.
Trên dây chuyền chế biến sợi có lắp những máy kiểm tra chất lượng sản phẩm như máy đo độ ẩm, khối lượng sợi… nhờ đó, người công nhân có thể nắm bắt tình hình chất lượng nhờ quan sát các thông số công nghệ trên giây chuyền.
Nhìn chung hiệu suất sử dụng của các thiết bị tương đối cao, đều từ 80% trở lên.
Nhược điểm
Trong dây chuyền chế biến sợi, khâu đánh lá - tước cuộng chỉ được thực hiện một lần nên tỷ lệ cuộng trong lá mảnh còn lớn, vì vậy hiệu suất thu hồi lá chưa cao.
Phân xưởng Bao mềm còn tập trung nhiều máy móc có hiệu suất sử dụng thấp, năm sản xuất quá lâu, điều này đã dẫn tới chất lượng các sản phẩm Bao mềm thấp hơn nhiều so với sản phẩm Bao cứng.
Công ty đã trang bị một số máy móc giúp đo lường một số chỉ tiêu vật lí quan trọng như bảng sau:
Bảng 11: Thiết bị đo lường chỉ tiêu vật lí tại phân xưởng cuốn điếu
TT
Thiết bị đo lường
Nước sản xuất
Số lượng
(cái)
Năm sản xuất
1
Máy đo độ thông thoáng
Anh
01
1997
2
Máy đo chu vi điếu
Anh
01
1997
Nguồn: P.QLCL
Tuy nhiên, những thiết bị này đều tập trung tại PX. Bao cứng vì đây là PX sản xuất những mác thuốc cấp cao và xuất khẩu nên đòi hỏi nghiêm ngặt hơn về chất lượng. Trong khi đó tại PX. Bao mềm chủ yếu sử dụng phương pháp cảm quan. Do vậy, tỷ lệ phế phẩm thải ra trong quá trình cuốn điếu của PX. Bao mềm luôn cao hơn so với PX Bao cứng.
Phòng hóa nghiệm của Công ty được thành lập từ năm 1996. Hiện phòng đang phân tích 03 chỉ tiêu hóa học nhưng hệ thống điện và hệ thống cấp thoát nước cho phòng không đảm bảo tiện nghi và an toàn nếu như bổ sung thêm chỉ tiêu.
Bảng 12: Hiện trang phòng Hóa nghiệm
Tên chỉ tiêu
Khu vực
kiểm tra
Thiết bị
Hiện trạng
Nicotin
- Nguyên liệu
- Thành phẩm
Cân phân tích
Bộ nghiền mẫu
Tủ sấy và tủ lạnh
Bộ chưng cất
Các thiết bị, dụng cụ hóa chất, đều được đầu tư từ năm 1996 trở lại đây.
Đường khử, đường tổng
Máy hút chân không
Bếp điện
Bếp cách thủy
Nguồn : Phòng KTCN
Phép thử Nicotin của phòng hóa nghiệm là phương pháp cũ, chủ yếu dựa vào tay nghê và kinh nghiệm của nhân viên. Thêm vào đó, kết quả xác định đường tổng số và đường khử thực hiện bằng phương pháp giống nhau nên kết quả gần tương tự nhau.
Nhìn chung, các thiết bị đo lường - thử nghiệm của các đơn vị được sử dụng và bảo quản đạt yêu cầu, các thiết bị được hiệu chuẩn đúng kế hoạch. Tuy nhiên, các phép thử chưa mang lại kết quả chính xác do máy móc chưa được trang bị hiện đại theo tiêu chuẩn.
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá trên từng công đoạn
Kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào
Bảng 13: Chỉ tiêu kiểm tra nguyên liệu
Chỉ tiêu kiểm tra
Phương pháp kiểm tra
Cấp loại
TC26-1-02
Nicotin
Phương pháp PLIT và SMIT
Vùng nguyên liệu
Cảm quan
Quy cách thùng, kiện nguyên liệu, khối lượng thuốc lá lá
Cảm quan, cân
Độ ẩm
Theo quy định của Công ty
Nguồn: phòng QLCL
Bảng 14 :Các chỉ tiêu kiểm tra vật tư
Chỉ tiêu kiểm tra
Phương pháp kiểm tra
Thùng carton:
màu sắc, bố cục, in ấn.
Kích thước, số ghim
Cảm quan
Đo
Nhóm nhãn, tút:
chất liệu, màu sắc, bố cục, mùi
kích thước, định lượng
Cảm quan
Đo
Nhóm phụ liệu:
Chất liệu, màu sắc
Kích thước,
định lượng
Cảm quan
Đo
TCVN1270:2000
Cây đầu lọc:
Chu vi, độ giảm áp, khối lượng.
Tỷ lệ bong hồ
Đo trên máy chuyên dụng.
TCVN 6672:2000
Hương liệu
Cảm quan
Nguồn: phòng QLCL
Nguồn vật tư nhập từ nước ngoài như: keo, giấy cuốn, ...chưa có tiêu chuẩn và phương pháp kiểm tra nên nhân viên kiểm tra chủ yếu dựa vào hợp đồng và cho chạy thử trên máy. Điều này ảnh hưởng đến sự đảm bảo chất lượng đầu vào của vật tư phụ liệu.
Nhìn chung, việc mua sắm nguyên vật liệu đã được lên kế hoạch cẩn thận nên Công ty đã giảm được chi phí tồn kho, nhờ đó mà giảm chi phí sử dụng nguyên vật liệu. Công ty cũng thực hiện đáng giá nhà cung cấp, đây là một biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí nguyên liệu đầu vào.
Tuy nhiên, do thiếu thiết bị kiểm tra chất lượng nên việc kiểm tra vật tư phụ thuộc vào nhà cung cấp. Công ty cần đầu tư một số thiết bị đo lường phục vụ một số chỉ tiêu quan trọng như: độ nhẵn vật liệu, độ thông khí, độ xốp của giấy cuốn....
Đánh giá chất lượng trong quá trình sản xuất
Công ty luôn xác định đảm bảo chất lượng sản phẩm không chỉ là nhiệm vụ của nhân viên kiểm tra chất lượng mà là của mọi thành viên trong Công ty. Vì vậy, việc kiểm tra chất lượng trên dây chuyền là trách nhiệm của mọi người tham gia sản xuất.
Công ty quy định rõ chỉ tiêu kiểm tra và phương pháp xác định. Ngoài những chỉ tiêu kiểm tra trên dây chuyền, công nhân phân xưởng và kiểm nghiệm còn theo dõi thông số công nghệ trên từng công đoạn.
Khi phát hiện có sự sai lệch thì báo ngay với người có trách nhiệm để khắc phục. Bên cạnh đó, kiểm nghiệm phải theo dõi vệ sinh môi trường sản xuất và nhiệt độ, độ ẩm để kịp nhắc nhở, không để ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Sản phẩm qua mỗi công đoạn đều phải có xác nhận của kiểm nghiệm thì mới được tiếp tục được đưa vào sản xuất. Nhờ đó, chất lượng sản phẩm nói chung đã được cải thiện như đã phân tích ở phần trên.
Đánh giá chất lượng thành phẩm
Hiện nay các tiêu chuẩn và hướng dẫn xác định chất lượng sản phẩm đã được phổ biến theo hệ thống văn bản ISO do phòng quản lí chất lượng soạn thảo. Công ty có hơn 40 tiêu chuẩn sản phẩm các mác thuốc. Tiêu chuẩn sản phẩm được lập ra dựa vào các tiêu chuẩn sau: Tiêu chuẩn Việt Nam; Tiêu chuẩn ngành; Tiêu chuẩn cơ sở.
Việc đánh giá chất lượng thành phẩm do trưởng phòng QLCL, trực tiếp phụ trách. Các lô thuốc trước khi xuất kho phải có sự xác nhận của nhân viên kiểm tra thành phẩm. Sản phẩm thuốc lá của Công ty có hai chỉ tiêu đánh giá chất lượng là chỉ tiêu vật lí và chỉ tiêu hóa học. Chỉ tiêu hóa học bao gồm: Độ ẩm, hàm lượng nicotin, hàm lượng gluxit hòa tan, hàm lượng các chất khử. Chỉ tiêu vật lí bao gồm: kích thước sợi, rỗ đầu, eo lưng, độ lỏng chặt điếu, bong hồ, tỷ lệ bụi trong sợi,…Để đánh giá chỉ tiêu hóa học, Công ty dùng phương pháp phân tích, còn đánh giá chỉ tiêu vật lí, dùng đồng thời cả phương pháp phân tích và cảm quan.
Hiện, Công ty còn sử dụng nhiều chỉ tiêu cảm quan và chưa tự xác định được hết các chỉ tiêu thành phẩm thuốc lá điếu mà phải thuê Viện Kinh tế- kĩ thuật thuốc lá đánh giá. Đây là một hạn chế gây nhiều tốn kém.
Bảng 15. Một số chỉ tiêu chất lượng thuốc lá điếu
Chỉ tiêu
Phương pháp xác định
1.Cỡ sợi
Cảm quan
2.Chiều dài phần chứa thuốc
TCVN6669:2000
3.Chiều dài phần đầu lọc
TCVN6670:2000
4.chu vi điếu
TCVN6668:2000
5.Hiệu cách mép sáp nâu
Đo theo tiêu chuẩn sản phẩm
6.Độ ẩm sợi trong điếu
Sấy ở nhiệt độ T = 95 độ C, thời gian 3h
7.Tỷ lệ bong hồ
TCVN6672:2000
8.Độ rỗ đầu
TCVN6674-2:2000
9.Khối lượng 20 điếu
Cân theo tiêu chuẩn sản phẩm của Công ty
10.Độ giảm áp
Xác định trên máy chuyên dụng Fỉltonal
Nguồn: phòng QLCL
Ngoài ra, định kì hàng tháng, phòng QLCL tổ chức cuộc bình hút trong phòng họp của Công ty. Để hiểu rõ phương pháp chuyên gia này, ta lấy số liệu về chất lượng sản phẩm thuốc Du lịch tháng 3-2008 làm 1 ví dụ để minh họa:
Phiếu bình hút
Bảng 16. Đánh giá thuốc lá: Du lịch
ĐVT: Điểm
stt
Tiêu
Chuẩn
CG1
CG
2
CG
3
CG
4
Cg
5
CG
6
CG
7
CG
8
Cg
9
CG
10
TB
1
Hương khí
3
4
3
2.5
3.5
3.5
2.5
4
3.5
3.5
3.3
2
Khẩu vị
3
3.5
2.5
3
2.5
4
3
3.5
3.5
3
3.15
3
Độ nặng
2.5
3
3
2.5
2.5
2.5
3
2.5
2
2.5
2.6
4
Sức cháy
2
2
2
2.5
2.5
2
2.5
2
2.5
2
2.2
5
Màu sắc sợi
3
3.5
2
2.5
2.5
3
3
3.5
2
2.5
2.65
Nguồn: Phòng QLCL
Thang điểm của mỗi tiêu chuẩn là thang điểm 5, chất lượng tốt được 5 điểm, khá từ 3-4 điểm, dưới 3 là trung bình và yếu. Sau đó nhân với hệ số quan trọng của từng chỉ tiêu một rồi cộng lại sẽ ra điểm chất lượng chung cho cả điếu thuốc. Thang điểm chung cho cả điếu thuốc là thang điểm 20. Nếu:
* 11,2 – 15,2 điểm: chất lượng trung bình.
* 5,2 – 18,2 xếp loại khá.
* > 18,2 xếp loại tốt.
Bảng 17. Điểm chất lượng cho thuốc Du Lịch
Tiêu chuẩn
Trung bình điểm
Hệ số quan trọng
Điểm quy đổi
Hương khí
3.3
0.8
2.64
Khẩu vị
3.15
1
3.15
Độ nặng
2.6
1.2
3.12
Sức cháy
2.2
0.6
1.32
Màu sắc sợi
2.65
0.4
1.06
Tổng điểm
11.29
Nguồn: Phòng QLCL
Như vậy, thuốc Du lịch đạt chất lượng vì điểm chất lượng lớn hơn 11,2 nhưng chỉ vào mức chất lượng trung bình.
Thành viên Hội đồng là những chuyên gia có nhiều kĩ năng, kinh nghiệm trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm và chịu sự quản lí của chủ tịch Hội đồng Cảm quan, Giám đốc. Họ thường là trưởng phó phòng các đơn vị, các thành viên này đều đã được tham gia các khóa học về cảm quan do Tổng Công ty tổ chức. Điều này giúp cho việc đánh giá mang lại kết quả chính xác.
Tuy nhiên, Công ty chưa có phòng đáng giá cảm quan nên việc tổ chức đánh giá cảm quan trong phòng họp chưa đảm bảo các điều kiện môi trường xung quanh như: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm...như qui định. Mặt khác, các thành viên của hội đồng ngồi kề nhau, khói thuốc sẽ ảnh hưởng tới thành viên bên cạnh.
2.2.5.4. Hoàn thiện quy trình theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000
Quá trình đánh giá chất lượng nội bộ
Kế hoạch
Phê duyệt
Danh sách chuyên gia ĐGNB
Thành lập nhóm chuyên gia
Lịch đánh giá
Điều mục đánh giá
Đánh giá
Họp nhóm đánh giá
Yêu cầu hành động KP/PN
Hình 3: Sơ đồ thực hiện xem xét đánh giá chất lượng nội bộ:
Sổ theo dõi đánh giá
Công ty tổ chức đánh giá định kì 6 tháng 1 lần, ngoài ra có thể đánh giá đột xuất khi cần thiết. Nội dung đáng giá: sự phù hợp của hệ thống tài liệu đối với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO và đánh giá sự tuân thủ các quy trình, hướng dẫn trong hệ thống tài liệu. Chuyên gia đánh giá nội bộ là cán bộ, công nhân của Công ty đã được đào tạo qua lớp đánh giá và có chứng chỉ. Việc lập và thông báo chương trình đánh giá do Trưởng phòng QLCL thực hiện. Trưởng phòng QLCL có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện hành động khắc phục/phòng ngừa của các bộ phận sau đánh giá.
Vào tháng 1 hàng năm, Trưởng phòng QLCL lên “kế hoạch đánh giá nội bộ”, trình Giám đốc xét duyệt, sau đó gửi các bộ phận liên quan. Chương trình đánh giá thì có cuộc họp kết thúc, theo dõi hành động thực hiện KP/PN.
Quy trình hành động khắc phục, phòng ngừa
Công ty tiếp nhận thông tin từ: các báo cáo sự không phù hợp, kết quả xem xét của lãnh đạo, kết quả từ đánh giá nội bộ hoặc bên ngoài,…Khi phát hiện sự không phù hợp, người phát hiện báo cáo cho trưởng bộ phận nơi có sự không phù hợp. Trưởng bộ phận có trách nhiệm xem xét, tiến hành các biện pháp xử lí kịp thời để khắc phục, hạn chế hậu quả do có sự không phù hợp xảy ra.
Trưởng bộ phận nới có sự không phù hợp kết hợp với Trưởng phòng QLCL xem xét, tìm nguyên nhân và biện pháp hành động KP/PN và chuyển đến bộ phận/người thực hiện sau khi đã được phê duyệt. Trường hợp liên quan đến nhiều bộ phận cần thành lập nhóm khảo sát để tìm nguyên nhân và đề xuất hành động KP/PN thì Trưởng phòng QLCL thành lập nhóm khảo sát.Trưởng phòng QLCl kiểm tra kết quả thực hiện hành động KP/PN, nếu đạt yêu cầu thì kí xác nhận đẻ kết thúc, nếu chưa đạt thì lập phiếu yêu cầu hành động mới.
Bảng 18. Hành động khắc phục phòng ngừa
Khu vực phát sinh
Số phiếu phát sinh
Số phiếu tồn
Kết quả
Nguyên nhân
Kết thúc
Chưa kết thúc
Kiểm tra thử nghiệm
0
0
0
0
Đánh giá nội bộ
0
0
0
0
Sự KPH của SP
1
0
1
0
Ý kiến khách hàng
0
0
0
0
Kiểm soát quá trình
10
1
9
1
Kế hoạch thực hiện quí 2/07
Xem xét lãnh đạo
1
0
1
0
Cải tiến
0
0
0
0
Khác
0
0
0
0
Tổng số
12
1
11
1
Nguồn : phòng QLCL
Nhận xét: Trong năm 2008, lập 12 biên bản KPPN, tập trung chủ yếu khu vực kiểm soát quá trình (10 biên bản). Còn lại 1 biên bản số 02/08 về đanh số kí hiệu theo từng mẫu vật tư, phụ liệu, phòng KTCN tiếp tục bổ sung khi có mẫu mới.
Quá trình tuyển dụng
Người lao động là người mang quốc tịch Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên. Hội đồng tuyển dụng là những người đại diện cho Công ty trực tiếp tuyển lao động.
Trình tự quy trình tuyển dụng như sau:
- Trưởng các đơn vị xác định nhu cầu tuyển dụng của đơn vị
- Phòng TCNS căn cứ vào Kế hoạch sản xuất kinh doanh, quy hoạch lao động dài hạn,…và nhu cầu nhân sự từ các đơn vị tiến hành lập kế hoạch tuyển dụng trình Giám đốc phê duyệt.
- Thông báo nhu cầu tuyển dụng lao động: Thông báo bằng văn bản đến các đơn vị và niêm yết Thông báo về các nội dung như: số lượng, công việc cần tuyển,…
- Tiếp nhận hồ sơ
- Sơ tuyển
- Đào tạo
- Kí kết hợp đông lao động
- Đánh giá kết quả trong thời gian kí hợp đồng xác định thời hạn.
- Tổng hợp báo cáo tuyển dụng năm
- Tuyển dụng chính thức.
Các phiếu đề nghị xin người được các đơn vị phòng ban lập theo quy định của biểu mẫu. Việc xem xét của phòng TCNS được phụ trách phòng căn cứ vào kế hoạch nhân sự định kì hàng năm để đối chiếu. Bằng phương pháp kiểm tra, xem xét, hồ sơ với yêu cầu, nhiệm vụ công việc đã được phê duyệt, phòng TCNS sẽ thông báo với các đối tượng lọt qua vòng sơ tuyển để phỏng vấn. Các ứng viên qua vòng này được đào tạo và thử việc trước khi kí hợp đồng chính thức.
Quá trình đào tạo
Quy trình đào tạo chủ yếu gồm 3 bước: xác định nhu cầu đào tạo; tổ chức đào tạo; kiểm tra xác nhận và theo dõi kết quả. Phòng tổ chức nhân sự chịu trách nhiệm chính trong cả 3 bước của quy trình đào tạo: Lập kế hoạch đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo, kết hợp với các đơn vị trong Công ty, các trường đào tạo để tổ chức đào tạo định kì, đồng thời tổng hợp theo dõi các kết quả đào tạo đẻ làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tiếp theo trong việc đào tạo.
Vào tháng 1 hàng năm, các đơn vị căn cứ vào nhu cầu đào tạo, lập phiếu yêu cầu đào tạo, thi nâng bậc công nhân, nâng lương CBCNV theo biểu mẫu gửi về phòng TCNS. Từ đó, phòng TCNS căn cứ vào kế hoạch sử dụng lao động hàng năm lập kế hoạch; thông báo cho các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện. Sau mỗi khóa đào tạo do Công ty trực tiếp tổ chức có đánh giá kết quả khóa đào tạo; bao gồm đánh giá chất lượng học viên và giảng viên để rút ra những bài học kinh nghiệm.
Trong năm 2008, Công ty đã thực hiện:
- Mở lớp nâng cao kĩ năng đánh giá nội bộ cho các chuyên gia đánh giá nội bộ của Công ty nhằm kiện toàn hệ thống QLCL.
- Tổ chức tập huấn; đào tạo vận hành vận thăng cho 14 người; phổ biến hệ thống văn bản Công ty ban hành lại tại các đơn vị cho 948 người; Đào tạo 34 công nhân dẫn máy, bổ sung cho dây chuyền sản xuất; 100% cán bộ phòng tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu chung của Công ty; Đảm bảo 100% người lao động được huấn luyện an toàn lao động.
Hàng năm, phòng QLCL đều tổ chức kiểm tra trình độ tay nghề kiểm nghiệm viên dưới sự giám sát của phòng TCNS. Những kiểm nghiệm viên không đạt yêu cầu được đào tạo và kiểm tra lại.
Nói chung, với các khâu tuyển chọn, đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên như trên trong Công ty đã góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo hệ thống QLCL hoạt động trôi chảy. Nhưng Công ty mới chỉ chú trọng vào đào tạo chuyên môn mà quên rằng ý thức trách nhiệm mỗi CBCNV là điều quan trọng không kém. Trong Công ty còn tồn tại nhiều vấn đề trong dây chuyền sản xuất, nhiều vấn đề quản lí chất lượng xuất phát từ sự thiếu ý thức của CBCNV, vì vậy, công tác đào tạo cần bổ sung công tác giáo dục phẩm chất, trách nhiệm trong toàn tổ chức.
Quá trình đánh giá sự thỏa mãn khách hàng
Hình 4: Trình tự đánh giá sự thỏa mãn khách hàng
Lập kế hoạch
Phê duyệt
Triển khai thực hiện
Tổng hợp, phân tích
Phê duyệt
Tổ chức thực hiện
Lưu hồ sơ
- Đánh giá sự thỏa mãn của Khách hàng đối với sản phẩm thuốc lá bao: chất lượng, mẫu mã, giá cả,…
- Đáng giá sự thỏa mãn khách hàng về phương thức phân phối và các hình thức hỗ trợ bán hàng
- Đánh giá về thái độ phục vụ khách hàng
Đối tượng đánh giá là: nhà phân phối cấp I, kênh phân phối trung gian, người tiêu dùng. Hình thức đánh giá: điều tra trực tiếp với các đối tượng trên; trực tiếp lấy ý kíên khách hàng trên kênh phân phối hoặc người tiêu dùng; thu thập ý kiến qua hội nghị khách hàng, hội chọ,….
Công ty thực hiện theo 2 phương thức:
- Định kì: Hàng năm đánh giá đối với một hoặc một số sản phẩm tại các thị trường truyền thống.
- Đột xuất: đối với sản phẩm mới, sản phẩm giai đoạn sản xuất thử, thăm dò thị trường,…
Sau mỗi đợt đánh giá đều có sự tổng hợp do Trưởng phòng TTr tổng hợp từ toàn bộ thông tin thu được, đưa ra nhận xét và kiến nghị phù hợp. Trong năm 2008, Công ty đã có những biện pháp thực hiện nhằm nâng cao sự thỏa mãn khách hàng như sau:
Về sản phẩm
Tập trung ổn định và duy trì chất lượng đối với các sản phẩm truyền thống: Hoàn kiếm menthol BM, Sapa thuốc thơm, Thủ đô. Tiến hành nâng cao chất lượng sản phẩm Thăng long (có thể điều chỉnh giá bán khi có cơ hội).
Cải tiến chất lượng, gu hút để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong điều kiện mới đối với sản phẩm: M (02 loại), Golf Fish.
Cải tiến bao gói, mẫu mã đối với sản phẩm Hoàn Kiếm menthol BM chuyển sang bao cứng và nâng cao chất lượng của sản phẩm Viland menthol.
Xem xét, cải tiến bao gói đối với sản phẩm: Thăng long, Thủ đô (bao mềm thành bao cứng); Hà nội.
Nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới có gu hỗn hợp phục vụ người tiêu dùng ở thị trường miền Bắc, Trung, Nam.
Thay thế sản phẩm không đầu lọc bằng bao mềm có đầu lọc (Sapa BM, …).
Chính sách bán hàng
Đối với sản phẩm truyền thống: xem xét có chế độ hậu bán hàng đối với kênh phân phối hoặc áp dụng các hình thức chiết khấu
Đối với sản phẩm mới: Có các hình thức vật phẩm, quà tặng, thuốc mời,…giới thiệu sản phẩm tới hệ thống bán lẻ và người tiêu dùng; Có chính sách trả thù lao cho điểm bán lẻ theo khu vực thị trường, thời điểm, cấp, loại sản phẩm.
Hệ thống kênh phân phối
Rà soát, củng cố hệ thống kênh phân phối.
Tăng cường công tác bán lẻ để mở rộng, củng cố thị trường, đặc biệt là thị trường kém ổn định, thị trường trống.
Triển khai lập các văn phòng đại diện, cửa hàng giới thiệu sản phẩm và các chi nhánh để kiểm soát việc tiêu thụ sản phẩm trong hệ thống kênh phân phối, chủ động và ổn định ở một số khu vực: Phú Thọ, Hưng yên,…
Xây dựng và tạo quan hệ tốt với hệ thống bán hàng các cấp.
Củng cố hoạt động tiếp thị
Củng cố theo hướng chuyên nghiệp hóa đội ngũ làm công tác phát triển sản phẩm (nhân viên nghiên cứu thị trường, giám sát khu vực và nhân viên bán hàng).
Nhờ có những biện pháp đúng đắn, kịp thời như vậy nên trong năm 2008, doanh thu Công ty tăng lên một cách ấn tượng, đồng thời lượng hàng bán bị trả lại giảm xuống con số lí tưởng, bằng 0. Công ty cần phát huy điều này.
Quá trình phân tích dữ liệu thống kê
Công ty xây dựng quy trình này nhằm thống nhất phương pháp thu thập dữ liệu, tổng hợp thống kê để phục vụ cho việc đưa ra quyết định biện pháp khắc phục và cải tiến chất lượng.
Phòng QLCL/ Các đơn vị dựa trên thực tế về tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty xác đinh nhu cầu và mục tiêu phải thống kê để phân tích dữ liệu, từ đó đưa ra các quyết định tối ưu cho hệ thống quản lí chất lượng của Công ty. Người được giao nhiệm vụ tiến hành thu thập số liệu theo các tài liệu, hồ sơ chất lượng liên quan đẻ phân tích dữ liệu. Sa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31807.doc