Mục lục
Trang
Mục lục. 1
Lời nói đầu 4
Phần I: Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty thép
Việt Nam 6
1. Sự hình thành và phát triển của Tổng công ty thép Việt Nam 6
2. Một số đặc điểm chủ yếu của Tổng công ty 8
2.1. Đặc điểm về sản phẩm của VSC 8
2.2. Đặc điểm về thị trường cuẩ VSC 9
2.3. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức của Tổng công ty 11
2.3.1. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty 11
2.3.2. Cơ cấu tổ chức cơ quan văn phòng của VSC. 13
2.4. Đặc điểm về lao động của Tổng công ty. 14
2.5. Đặc điểm về công nghệ máy móc thiết bị 15
2.5.1. Dây chuyền sản xuất của khối sản xuất 15
2.5.2. Công nghệ khai thác và chuẩn bị nguyên, liệu cho luyện kim 16
2.5.3. Trình độ công nghệ luyện Gang 17
2.5.4. Trình độ công nghệ luyện thép 17
2.5.5. Trình độ công nghệ cán thép 17
2.5.6. Trình độ công nghệ sản xuất các sản phẩm sau cán 18
2.5.7. Chiến lược đổi mới và phát triển KHCN của VSC 18
2.6. Tình hình nguyên, nhiên vật liệu 19
2.6.1. Nguồn nguyên, nhiên vật liệu trong nước 19
2.6.2. Nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài 21
2.7. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty 22
2.7.1. Đối với đơn vị thành viên VSC 22
2.7.2. Đối với các công ty liên doanh VSC 24
2.7.3. Đánh giá về năng lực sản xuất của Tổng công ty 25
2.8. Tình hình tài chính của Tổng công ty 26
2.8.1. Nguồn vốn của các đơn vị thành viên VSC 26
2.8.2. Các chỉ tiêu kinh tế – tài chính đối với một số mặt hàng thép 29
2.8.3. Sơ bộ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VSC 31
2.9. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm của Tổng công ty 32
2.9.1. Các tiêu chuẩn chất lượng được áp dụng cho sản phẩm của VSC 32
2.9.2. Tình hình về quản lý chất lượng sản phẩm 35
2.9.3. Đánh giá về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng của VSC 37
Phần II. Thực trạng năng suất của Tổng công ty thép Việt Nam khi
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000. 39
I. Phân tích thực trạng năng suất của Tổng công ty thép Việt Nam
khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000. 39
1. Tình hình năng suất của VSC trong một vài năm qua. 39
2. Mối quan hệ giữa ISO và năng suất trong Tổng công ty 40
2.1. Danh sách các đơn vị có hệ thống chất lượng ISO 9000 40
2.2. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 với công tác quản lý chung
của các đơn vị thuộc VSC 41
2.3. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 với hiệu quả chung của các
đơn vị thuộc VSC 42
3. Phân tích thực trạng năng suất của các đơn vị thành viên VSC 43
3.1. Các chỉ tiêu phản ánh năng suất của các đơn vị thành viên VSC
áp dụng ISO 9000. 43
3.2. Các chỉ tiêu phản ánh năng suất của các đơn vị thành viên VSC
chưa áp dụng ISO 9000. 49
3.3. Các chỉ tiêu phản ánh năng suất của toàn Tổng công ty. 54
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của Tổng công ty thép
Việt Nam 55
3.4.1. Các nhân tố bên ngoài 55
3.4.2. Các nhân tố bên trong. 59
II. Đánh giá thực trạng năng suất của Tổng công ty thép Việt Nam
khi áp dụng ISO 9000 63
1. Những thành tựu đạt được. 63
2. Những hạn chế còn tồn tại 65
3. Những nguyên nhân của những hạn chế 67
Phần III. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất ở Tổng công ty
thép Việt Nam 69
1. Phát triển nguồn nhân lực 69
2. Đổi mới công nghệ thiết bị 71
2.1. Thiết bị và công nghệ phôi thép 71
2.2. Thiết bị và công nghệ cán thép 72
2.3. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu KH – KT – CN 72
3. Chống lãng phí về thời gian, về năng lượng và nguyên vật liệu 73
4. Cải tiến nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ 74
4.1. Công tác tiếp thị quảng cáo 74
4.2. Cải tiến tăng năng suất dịch vụ 75
4.3. Cải tiến tăng chất lượng dịch vụ 75
4.4. Công tác hậu cần bán hàng 76
5. Cải tiến tổ chức quản lý và phương pháp làm việc 76
6. áp dụng công nghệ thông tin 77
7. Vấn đề huy động vốn và quản lý nguồn vốn 78
8. Tổ chức phong trào quần chúng tham gia thúc đẩy năng suất 80
Kết luận 82
Nhận xét của đơn vị thực tập 83
Tài liệu tham khảo 84
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1818 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 - Công cụ để nâng cao năng suất của tổng công ty thép Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị, ngoài ra khối liên doanh có 6 đơn vị còn lại là công ty thép Đà Nẵng và công ty kim khí Miền Trung.
Hiện Tổng công ty, đang triển khai đợt tuyên truyền về chất lượng thép và cách nhận dạng sản phẩm thép cán của các đơn vị thành viên, và các đơn vị liên doanh trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm tạo niềm tin cho khách hàng khi dùng sản phẩm của VSC. Thực tế đã chứng minh, các đơn vị thuộc VSC ngày càng đứng vững trên thương trường với chất lượng sản phẩm được đảm bảo và sản phẩm có tính cạnh tranh. Các đơn vị đã nhận được chứng chỉ ISO 9000 của VSC đang không ngừng cải tiến chất lượng, coi ISO 9000 chỉ là bước đệm để từ đó áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM và coi quản lý chất lượng là một quá trình bao gồm ở cả 3 khâu: sản xuất, tiêu thụ và sử dụng sản phẩm, chính điều này đã đòi hỏi Tổng công ty phải cải tiến liên tục để phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong tiến trình hội nhập.
2.9.3. Đánh giá về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng của VSC.
Tất cả các đơn vị thành viên và liên doanh sản xuất thép cán của Tổng công ty đều có các bộ phận kiểm tra sản phẩm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ, phôi thép được sản xuất bằng lò hồ quang có dung tích từ 10 – 30 tấn/ mẻ và phần lớn thép được đúc bằng máy đúc liên tục. Các sản phẩm thép cán được sản xuất trên các dây chuyền liên tục và bán liên tục có mức độ cơ giới hoá, tự động hoá khá cao theo các tiêu chuẩn như: TCVN (Việt nam ), GOST ( Nga ), JIC ( Nhật bản ), BS ( Anh ), ASTM ( Mỹ ). Ngoài ra công ty thép Thái Nguyên và công ty thép Miền Nam đã sản xuất được thép xây dựng cường độ cao như mác thép AIII và AIV tương đương với mác thép SD390 và SD490 của Nhật Bản.
Khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm đã được chấn chỉnh và thường xuyên, các lô hàng khi sản xuất được kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng và có độ tin cậy cao, trong 10 ngày các nhà máy phải báo cáo nhanh chất lượng sản phẩm lên công ty, khi có sự đột xuất về chất lượng sản phẩm phải nhanh chóng tổ chức bàn bạc và có các biện pháp khắc phục giải quyết ngay. Sản phẩm thép cán phải đạt tiêu chuẩn về cỡ loại, thông số kích thước phù hợp với TCVN đã đăng ký, và các ký hiệu bao gãi ghi nhãn bên ngoài sản phẩm, bên cạnh đó tính chất cơ lý phải được đảm bảo như: giới hạn chảy, độ bền tức thời, thành phần hoá học như: C, Mn, Si, P, S đều phải đúng nồng độ cho phép. Do đó trên bề mặt sản phẩm kể cả mặt gân và gờ có vết nứt, rỗ, nếp nhăn, các vết rỉ nhỏ, vết lõm, vết sâu …. mà vượt ra ngoài giới hạn cho phép thì đều được coi là phế phẩm và sản phẩm sai hỏng này sẽ quay lại quá trình sản xuất ban đầu.
Khi xuất kho nguyên vật liệu, thành phẩm các đơn vị sản xuất đều có kèm theo phiếu chứng nhận chất lượng, các công ty thành viên còn có chế độ thanh tra định kỳ về công tác quản lý chất lượng và chất lượng sản phẩm 6 tháng 1 lần sau đó báo cáo lên Tổng công ty. Trên các sản phẩm của các đơn vị thành viên VSC đều ghi rõ nguồn gốc xuất sứ, noi sản xuất của lô hàng, ca sản xuất để gắn liền trách nhiệm người lao động với sản phẩm, với người tiêu dùng. Hiện nay Tổng công ty đang tiến hành tuyên truyền giáo dục và đào tạo cán bộ công nhân viên về công tác bảo đảm chất lượng sản phẩm nhằm không ngừng nâng cao sự tín nhiệm của khách hàng.
Tuy nhiên, Tổng công ty cũng gặp không Ýt khó khăn do nạn thép giả, thép kém chất lượng đã và đang trà trộn vào sản phẩm của công ty làm cho uy tín của Tổng công ty bị giảm đáng kể, thị phần thu hẹp, ảnh hưởng tới lợi Ých của người tiêu dùng. Hiện nay thị trường xuất hiện không Ýt các loại thép nhái thương hiệu ví dụ như: Thép thái nguyên “ TN ”, thép giả Việt – Óc: “VUC” , “VUA”; thép giả Việt – Hàn: “VP”, “UP” ….. Mặc dù vậy, vì sự tồn tại và phát triển, vì uy tín của Tổng công ty thì cán bộ công nhân viên Tổng công ty thép Việt Nam sẽ chú trọng đúng mức công tác quản lý chất lượng sản phẩm, vì đây cũng là biện pháp chính nhằm nâng cao năng suất để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.
PHẦN II: THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT CỦA TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM KHI ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9000
I. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT CỦA TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM KHI ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9000.
Tình hình năng suất của VSC trong một vài năm qua.
Trong những năm gần đây, thị trường thép luôn trong tình trạng “ cung vượt cầu”, do vậy các nhà máy cán thép của VSC chỉ phát huy được 50% - 60% công suất nên đã đẩy chi phí sản xuất luôn cao. Mặt khác, sắt thép phế liệu ngày càng khan hiếm, không đủ cung cấp cho các lò địên sản xuất liên tục, việc nhập thép phế liệu về sản xuất cũng còn nhiều khó khăn. Công nghệ thiết bị của các nhà máy thép lạc hậu, không đồng bộ, bộ máy quản lý cồng kềnh, kém hiệu quả … khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả chưa cao. Khách quan mà nói, Tổng công ty thép Việt nam đã sớm nhận thức được những bất cập khách quan và chủ quan khi hoạt động trong cơ chế thị trường đa thành phần. Do đó đã sớm quan tâm đến việc cải tiến công tác tổ chức, quản lý, tiếp thị và đặc biệt là đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, nhằm nâng cao năng suất cũng như hiệu quả hoạt động. Các phong trào sáng kiến, tiết kiệm, lao động sáng tạo của Tổng công ty thép Việt Nam đã thổi nguồn sinh khí mới và nối kết những hoạt động đó làm cho năng suất và chất lượng ngày càng một nâng cao, từng bước tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Thời gian vừa qua Tổng công ty đã có những chuyển biến tích trong công tác đổi mới nhằm thúc đẩy phong trào năng suất – chất lượng, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến một mặt giữ vững thị trường trong nước và tiến tới thâm nhập thị trường nước ngoài. Đặc biệt là công ty thép Miền Nam là đơn vị đi đầu trong các hoạt động nghiên cứu, áp dụng KHCN, phong trào sáng kiến, cải tiến, tiết kiệm vào sản xuất. Trong vòng 2 năm qua công ty đã có 795 sáng kiến, chiếm 53% số sáng kiến toàn khối, làm lợi 23.641,1 triệu đồng; giá trị tiết kiệm do giảm các định mức tiêu hao đạt 61,3 tỷ đồng và nó đã góp phần không nhỏ vào việc năng suất của công ty ngày càng được nâng cao.
Bên cạnh đó, công ty Gang thép Thái Nguyên cũng là đơn vị có truyền thống trong các phong trào tăng năng suất, đặc biệt phải kể đến phong trào “ ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi ”, công ty có 653 sáng kiến làm lợi trên 5 tỷ đồng. Trong 2 năm qua công ty đã mạnh dạn áp dụng nhiều đề tài khoa học như: Cải tạo nội hình lò nâng cao công suất; Cải tạo hệ thống nâng hạ điện cực, nối than ngoài lò; Thiết kế lại giỏ liệu, sử dụng gang với tỷ lệ cao, áp dụng phun nước làm nguội điện cực …. Chính vì thế mà giá thành thép của các nhà máy giảm 16,7%, đồng thời năng suất – chất lượng sản phẩm của các nhà máy này cũng được nâng cao một cách đáng kể.
Mối quan hệ giữa ISO và năng suất trong Tổng công ty.
Trong hoạt động kinh tế, năng suất cao là yếu tố cốt lõi để có tính cạnh tranh cao. Đương nhiên, ngoài năng suất cao, thì chất lượng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như vấn đề tự do hoá, bảo hộ quá đáng ….. và khả năng vận dụng lợi thế so sánh. Chúng ta thấy rõ là năng suất và chất lượng hoà quyện vào nhau, chính vì vậy năng suất là động lực, là yếu tố để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, là điều kiện để tối đa hoá lợi Ých của các bên liên quan ….
Danh sách các đơn vị có hệ thống chất lượng ISO 9000.
Tiến hành công tác chỉ đạo quản lý chất lượng trong toàn Tổng công ty, hiện nay Tổng công ty thép Việt nam có các đơn vị sau đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 (đến hết ngày 23/12/2002 ):
Văn phòng công ty Gang thép Thái Nguyên
Nhà máy luyện thép Lưu Xá ( công ty Gang thép Thái Nguyên )
Nhà máy cán thép Lưu Xá ( công ty Gang thép Thái Nguyên )
Nhà luyện, cán thép Gia Sàng ( công ty Gang thép Thái Nguyên )
Công ty Thép Nasteelvina
Công ty Thép Vinausteel
Công ty Thép VPS
Công ty ống thép Việt nam ( Vinapipe )
Công ty cắt thép Vinanic
Văn phòng công ty Thép Miền Nam
Nhà máy Thép Nhà Bè ( công ty thép Miền Nam )
Nhà máy Thép Thủ Đức ( công ty Thép Miền Nam )
Nhà máy Thép Biên Hoà ( công ty Thép Miền Nam )
Công ty gia công thép Sài Gòn
Công ty Thép Tây Đô
Công ty thép Vinakyoei
Công ty thép Đà Nẵng
Công ty KK & VTTH Miền Trung
Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 với công tác quản lý chung của các đơn vị thuộc VSC.
Mục đích của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 là nhằm giúp cho cơ quan, tổ chức, nhà máy đã xây dựng và áp dụng có được sự ổn định về chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ trong mọi hoạt động của mình. Hệ thống quản lý này bắt buộc cán bộ quản lý và tất cả mọi người lao động đều phải đổi mới tư duy trong cách nghĩ, cách làm, hình thành một nếp làm việc mới trên cơ sở hệ thống văn bản thống nhất từ các phòng ban của Tổng công ty. Khi áp dụng hệ thống này thì từng cán bộ, công nhân viên của tất cả các bộ phận đều biết rõ một cách cụ thể những gì mình cần phải làm mà không cần phải có cán bộ quản lý đôn đốc. Quá trình xây dựng hệ thống văn bản theo tiêu chuẩn ISO 9000 đã giúp cho các đơn vị hoàn thiện việc sắp xếp lại bộ máy quản lý phù hợp hơn với nhiệm vụ sản xuất – kinh doanh, cải tiến sắp xếp lại vị trí làm việc của công nhân, mặt bằng sản xuất, kho nguyên vật liệu và sản phẩm phù hợp hơn khi vận hành các dây chuyền công nghệ, hợp lý hoá các quy trình sản xuất, các tiêu chí kỹ thuật. Trình tự thực hiện các công việc, các ký mã hiệu vật tư được hệ thống hoá, đồng thời các dữ liệu thường xuyên được cập nhật và lưu giữ nên quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh của các đơn vị được kiểm soát chặt chẽ.
Mặt khác hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 còn giúp cho các đơn vị xác định rõ nét nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban chức năng. Công việc được tiến hành không chỉ theo chiều dọc từ trên xuống mà còn được tiến hành theo chiều ngang, làm cho sự liên kết giữa các phòng ban chức năng được củng cố chặt chẽ và có mối quan hệ hài hoà hơn. Việc phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện công việc của lãnh đạo đơn vị đối với các bộ phận giúp việc trở nên rõ nét và dễ dàng hơn.
2.3. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 với hiệu quả chung của các đơn vị thuộc VSC.
Thực hiện hệ thống chất lượng theo ISO 9000 giúp các đơn vị thành viên tăng năng suất và giảm giá thành, hệ thống chất lượng theo ISO 9000 sẽ cung cấp các phương tiện giúp cho mọi người thực hiện công việc đúng ngay từ đầu và có sự kiểm soát chặt chẽ qua đó sẽ giảm tối thiểu khối lượng công việc làm lại, chi phí sử lý sản phẩm sai hỏng và giảm được lãng phí về thời gian, nguyên vật liệu, nhân lực, tiền bạc ….Đồng thời các đơn vị thành viên có hệ thống chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000 thì sẽ giảm được chi phí kiểm tra, tiết kiệm cho cả công ty và khách hàng.
Do vậy, tác động tích cực của hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 đã giúp cho các đơn vị thu được những lợi Ých thiết thực đó là sản xuất và kinh doanh có lãi, thu nhập của CBCNV và điều kiện lao động được cải thiện, đóng góp cho ngân sách nhà nước được nâng cao. Hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh có mức tăng trưởng cao theo từng năm.
Do kiểm soát được quá trình sản xuất và công tác bảo trì thiết bị được thực hiện đúng theo kế hoạch đã định nên các sự cố thiết bị giảm, tai nạn lao động giảm, sản phẩm không phù hợp giảm…. đồng thời nó giúp cho các đơn vị luôn ổn định được chất lượng sản phẩm như đã công bố, do đó giữ vững và phát triển được khách hàng truyền thống. Hệ thống chất lượng yêu cầu luôn phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, vì vậy đòi hỏi lãnh đạo các đơn vị phải luôn quan tâm đến việc đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị sao cho có hiệu quả nhất. Đây là yếu tố quan trọng giúp các đơn vị nâng cao được năng suất, chất lượng và tạo ra sức cạnh tranh cao trên thị trường.
Phân tích thực trạng năng suất của các đơn vị thành viên VSC.
Các chỉ tiêu phản ánh năng suất của các đơn vị thành viên VSC áp dụng ISO 9000.
Nhìn chung, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn Tổng công ty chưa được cao, khối sản xuất đẫ bắt đầu định hình được mục tiêu của mình và bước đầu hoạt động có hiệu quả, năng suất ngày càng được cải thiện, bên cạnh đó thì sự hoạt động kém hiệu quả của khối lưu thông đã làm cho hiệu quả hoạt động chung của toàn Tổng công ty chưa đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra. Còn các công ty liên doanh do được đầu tư mới toàn bộ nên hoạt động rất hiệu quả.
Để đánh giá một cách đầy đủ và chính xác năng suất, hiệu quả hoạt động của một đơn vị thành viên, thông thường chúng ta phải dựa và các báo cáo tài chính như: Bảng cân đối tài sản, Bảng kết toán chi tiết lỗ lãi, Bảng kết toán sản xuất. Sau đây chúng ta lấy một đơn vị điển hình để phân tích thực trạng năng suất, đó là các báo cáo tài chính của công ty Thép Biên Hoà –là công ty thành viên VSC, thuộc công ty thép Miền Nam ( SSC ), hoạt động chính của công ty là sản xuất các ống thép, gia công những cấu kiện từ ống thép, gia công mạ kẽm những cấu kiện, thiết bị bằng thép, và các loại thép xây dựng… Các bảng báo cáo tài chính được thể hiện trong các biểu 15, 16, 17.
Biểu 15: Bảng kết toán lỗ/ lãi năm 2002 của công ty Thép Biên Hoà.
Đơn vị: 1000 Đ
Chỉ Tiêu
Năm 2002
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
172.710.286
2. Các khoản giảm trừ
132.073
3. Doanh thu thuần
172.578.213
4. Chi phí kinh doanh
132.532.660
5. Tổng lợi nhuận
40.045.553
6. Tiền lương và tiền công
241.300
7. Tiền lãi vốn vay
680.395
8. Nộp ngân sách nhà nước
7.086.811
9. Các khoản chi tiêu
4.256.580
10. Các chi phí khác
1.175.218
11. Lợi nhuận hoạt động
26.605.249
12. Thu nhập phi hoạt động
15.242
13. Chi phí phi hoạt động
3.537
14. Lợi nhuận ròng
26.616.954
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của VSC.
Biểu 16: Bảng kết toán sản xuất công ty Thép Biên Hoà ( SSC ).
Đơn vị: 1000 Đ
Chỉ Tiêu
Năm 2002
1. Chi phí nguyên vật liệu
5.256.578
2. Chi phí hợp đồng phô
0
3. Chi phí lao động
1.612.146
4. Khấu hao
269.150
5. Chi phí chung
725.141
6. Chi phí sử dụng ( điện, nước, dầu, năng lượng…)
474.923
7. Các chi phí chung khác
1.175.218
8. Tổng chi phí sản xuất
9.513.156
Nguồn: Phòng tài chính – Kế toán, VSC.
Biểu 17: Bảng cân đối tài sản của công ty Thép Biên Hoà ( SSC ).
Chỉ Tiêu
Năm 2002 ( 1.000đ )
Đầu kỳ: - Tài sản lưu động
- Tài sản cố định
- Số lượng nhân viên
- Tồn kho : + Nguyên vật liệu
+ Sản phẩm dở dang
+ Thành phẩm
41.666.403
38.973.045
147 ( người )
8.031.020
3.229
9.335.913
Cuối kỳ: - Tài sản lưu động
- Tài sản cố định
- Số lượng nhân viên
- Tồn kho: + Nguyên vật liệu
+ Sản phẩm dở dang
+ Thành phẩm
65.138.214
33.436.565
141 ( người )
17.877.722
13.594
17.184.390
Nguồn: Phòng tài chính - kế toán, VSC.
Từ các báo cáo tài chính trên chúng ta tính được các giá trị sau:
Sè lao động bình quân: 143 ( người )
TSCĐ bình quân: 36.204.805 ( 1.000đ )
Lợi nhuận ròng: 26.616.953 ( 1.000đ )
Chi phí lao động: 1.853.446 ( 1.000đ )
Giá trị gia tăng ( AV – Added Value ): 36.506.755 ( 1.000đ )
Tổng sản lượng: 180.452.296 ( 1.000đ )
* Nhóm chỉ tiêu năng suất lao động.
+ Năng suất lao động tính theo giá trị gia tăng: Nó phản ánh lượng của cải doanh nghiệp tạo ra từ số lượng lao động làm việc. Tỷ số này chịu ảnh hưởng bởi: Hiệu quả sản xuất, thái độ làm việc, ảnh hưởng của giá cả, nhu cầu của sản phẩm. Tỷ số cao chỉ ra ảnh hưởng thuận lợi của yếu tố lao động, tỷ số thấp chỉ ra quá trình làm việc không thuận lợi như: chi phí trung gian cao, lãng phí nguyên vật liệu, thời gian, tiền lương không thoả đáng ….và nó được xác định bằng công thức.
Giá trị gia tăng ( AV ) 36.506.755
NSLĐ = = = 272.438,470(1000Đ/người)
Sè lao động làm việc bq 134
+ Năng suất lao động tính theo giá trị sản xuất: Đây là chỉ tiêu phản ánh lượng đầu ra tạo bởi mỗi người lao động, nó chỉ ra hiệu quả hoặc khả năng marketing, tỷ số cao phản ánh marketing tốt, tỷ số thấp có thể do chính sách kinh doanh ( doanh thu thấp nhưng có lợi nhuận …) hoặc chất lượng sản phẩm kém, và tỷ số này được xác định bằng công thức:
Giá trị sản lượng 180.452.296
Sè lao ®éng bq 134
NSLĐ = = = 1.346.658,930(1000Đ/người)
* Nhóm chỉ tiêu năng suất vốn.
+ Giá trị gia tăng làm ra từ một đơn vị TSCĐ: tỷ số này chỉ ra mức độ sử dụng tài sản cố định, tỷ số này cao biểu thị hiệu quả sử dụng tài sản tốt và ngược lại, và nó được xác định bằng tỷ số.
AV 36.506.755
NSV = = = 1,012
TSCĐ 36.204.805
+ Năng suất vốn cố định tính theo giá trị sản xuất: Tỷ số này chỉ ra mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn hoặc hiệu quả của marketing. Tỷ số này cao chỉ ra hiệu quả sử dụng vốn và hệ thống marketing hoạt động tốt, tỷ số này thấp chỉ ra quay vòng nguyên vật liệu thấp, sản phẩm dở dang và tài sản cố định lớn, và nó được xác định bằng công thức.
Tổng sản lượng 180.452.296
NSV = = = 4,990
TSCĐ 36.204.805
+ Cường độ vốn: tỷ số này chỉ ra chiến lược hoạt động của doanh nghiệp theo hướng tăng cường lao động, cường độ vốn là yếu tố góp phần lớn cho tăng năng suất khi nó chưa tới ngưỡng, tương ứng với trình độ sản xuất còn thấp, và nó được xác định bằng tỷ số.
TSCĐ 36.204.805
CĐV = = = 270.185,121 (1000Đ/người).
Sè lao động bq 134
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh tính cạnh tranh.
+ Giá trị gia tăng làm từ một đơn vị chi phí lao động: là năng suất lao động tính theo chi phí lao động, đây cũng là chỉ tiêu cạnh tranh về chi phí lao động
tỷ số thấp chỉ ra chi phí lao động cao, không tương xứng với giá trị gia tăng tạo ra, và nó được xác định bằng tỷ số.
= 19,693
=
AV 36.506.755
Chi phí lao động 1.853.446
+ Chi phí lao động cho mét lao động: Tỷ số này chỉ ra tiền thù lao trung bình cho mét người lao động, tỷ số này cao chỉ ra thu nhập của người lao động cao và ngược lại, tỷ số này được xác định bằng tỷ số.
= 13.831,680 (1000§/ ngêi)
=
Chi phí lao động 1.853.446
Sè lao động bq 134
+ Chi phí lao động để làm ra một đơn vị giá trị sản xuất: Tỷ số này chỉ phần chi phí lao động trong giá trị sản xuất, tỷ số cao chỉ ra chi phí lao động cao có thể do thiếu lao động, lao động kỹ năng thấp hoặc do thu nhập của lao động cao, và tỷ số này được xác định bằng công thức.
= 0,011
Chi phí lao động 1.853.446
=
Tổng sản lượng 180.452.296
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh tính lợi nhuận.
+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn: Là lợi nhuận làm ra từ một đơn vị vốn cố định, tỷ số này chỉ cho thấy lợi nhuận làm ra từ vốn là tài sản cố định, tỷ lệ này cao chỉ ra khả năng sinh lời cao từ tài sản cố định và ngược lại, và nó được xác định bằng tỷ số.
Lợi nhuận ròng 26.616.953
3100% = 3100% = 75,51 (%)
TSCĐ 36.204.805
+ Tỷ suất lợi nhuận: Là tỷ phần lợi nhuận trong giá trị sản xuất, tỷ số này chỉ ra phần lợi nhuận hoạt động trong giá trị sản xuất, tỷ số cao là doanh nghiệp có doanh thu cao do sử dụng đầu vào hợp lý, ngược lại tỷ số thấp thường do chi phí cao, và nó được xác định bằng tỷ số .
Lợi nhuận ròng 26.616.953
3100% = 3100% = 14,75 (%)
Tổng sản lượng 180.452.296
Các chỉ tiêu phản ánh năng suất của các đơn vị thành viên VSC chưa áp dụng ISO 9000.
* Các chỉ tiêu về tính cạnh tranh.
+ Cạnh tranh về chi phí lao động: Tính cạnh tranh về chi phí lao động chỉ ra khả năng so sánh trong khối lưu thông VSC về kinh doanh và dịch vụ ở mức chi phí lao động thấp nhất có thể. Tính cạnh tranh xác định bằng tỷ số sau:
Giá trị gia tăng ( lãi gộp )
LCC =
Chi phí lao động
Tỷ số này là một con số thuần tuý, chỉ ra sức cạnh tranh của doanh nghiệp về chi phí lao động. Tỷ số thÊp chỉ ra chi phí lao động cao không tương ứng với AV tạo ra, theo biểu 18 cho thấy các công ty Kim khí Bắc Thái, công ty Kinh doanh thép & thiết bị Công Nghiệp có tính cạnh tranh về chi phí lao động thấp. Tại các đơn vị này chi phí lao động được trả cao hơn mức tạo ra AV của chính người lao động.
Biểu18: Tỷ suất tính cạnh tranh về chi phí lao động.
Đơn vị: triệu đồng
TÊN ĐƠN VỊ
Năm 2002
Chi phí lao động
Lãi gộp
Tỷ suất
1. Công ty Kim Khí Bắc Thái
1.540
5.060
3,29
2. Công ty Kim Khí Hà Nội
2.925
14.324
4,90
3. Công ty KDT& VT Hà Nội
2.625
20.396
7,78
4. Công ty Kim Khí Hải Phòng
2.446
15.141
6,19
5. Công ty KK&VTTH Miền Trung
3.311
20.627
6,23
6. Công ty Kim Khí TPHCM
2.924
20.931
7,16
7. Công ty KDT & TB Công Nghiệp
3.485
14.299
4,10
Nguồn: Phòng kỹ thuật của VSC.
* Chỉ tiêu về năng suất lao động.
Tỷ số năng suất lao động được tính bằng tỷ số: Tổng doanh thu trên tổng số lao động của đơn vị, tỷ số này biểu thị lượng giá trị kinh doanh do mỗi lao động tạo ra. Nói cách khác năng suất lao động đánh giá hiệu quả của mỗi lao động trong việc tạo ra AV hoặc doanh thu của đơn vị. Lao động được xem là một trong những nguồn đầu vào quan trọng nhất, vì thế năng suất lao động được sử dụng rộng rãi, và nó được xác định bằng tỷ số.
Doanh thu thuần ( AV )
LP =
Số lượng lao động
Giá trị tỷ số này chỉ rõ lượng doanh thu thuần ( AV ) được tạo ra bởi người lao động trong đơn vị, nó chỉ ra hiệu quả hoặc khả năng của đơn vị trong việc tiếp thị, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tỷ số cao phản ánh chiến lược marketing của đơn vị tốt. Tuy nhiên tỷ số này cao nhưng AV lại thấp thì lại không tốt vì có thể bị lỗ do phải trả nhiều lãi vay vốn hoặc rơi vào tình trạng khách hàng nợ mà không có khả năng thanh toán. Do đó để đánh giá chính xác hơn hiệu quả kinh doanh, chóng ta sử dụng tỷ số năng suất lao động theo cách tính không những phụ thuộc doanh thu thuần, lợi nhuận mà còn phụ thuộc vào tổng vốn lưu động đã sử dụng theo công thức sau.
Doanh thu thuần 3 Lợi nhuận
Lpv =
Số lượng lao động 3 Tổng vốn lưu động
Biểu 19: Chỉ tiêu đánh giá về năng suất lao động
Đơn vị: triệu đồng
TÊN ĐƠN VỊ
Năm 2002
DT thuần
Vốn LĐ
Sè lao động
Lợi Nhuận
Lpv
1. Công ty Kim Khí Bắc Thái
245.424
50.136
155
309
9,76
2. Công ty Kim Khí Hà Nội
490.062
144.657
399
248
2,11
3. Công ty KDT& VT Hà Nội
470.434
187.225
407
105
0,65
4. Công ty Kim Khí Hải Phòng
437.570
106.216
431
245
2,34
5. Công ty KK&VTTH Miền Trung
696.701
176.563
378
203
2,12
6. Công ty Kim Khí TPHCM
706.690
184.062
264
889
12,9
7. Công ty KDT & TB Công Nghiệp
390.302
93.890
242
514
8,83
Nguồn: Phòng kỹ thuật của VSC.
So sánh năng suất lao động của 7 công ty, có tính đến yếu tố doanh thu và tổng vốn lưu thông thì công ty kim khí TPHCM đạt chỉ số cao nhất nhưng công ty này vẫn chưa phát huy hết so với năng lực hiện có, nhìn chung các chỉ số về năng suất lao động của tất cả các đơn vị kinh doanh VSC quá thấp so với chỉ số chung của các công ty kim khí kinh doanh thép ngoài VSC, khi chỉ số của họ luôn đạt từ 3 con số trở lên.
* Hiệu quả quá trình kinh doanh.
Hiệu quả quá trình đánh giá tính hiệu quả sử dụng tiềm lực sẵn có của các đơn vị như: lao động, cơ sở hạ tầng vầ vốn để tạo ra AV và tối thiểu hoá chi phí lưu thông, chi phí quản lý và các dịch vụ mua vào, tỷ số này là con số thuần tuý nó được xác định.
Lợi nhuận
PE =
Lãi gộp
Tỷ số này chỉ ra hiệu lực và tính hiệu quả của quá trình, nó thường chịu ảnh hưởng bởi kỹ năng marketing, kỹ năng bán hàng và chất lượng dịch vụ sau bán hàng, kỹ năng quản lý và kỹ năng lao động nói chung, tỷ số cao chỉ ra hệ thống quá trình kinh doanh có hiệu quả và ngược lại và nó được tính toán trong biểu 20.
Biểu 20: Tỷ số hiệu quả quá trình kinh doanh.
Đơn vị: triệu đồng
TÊN ĐƠN VỊ
Năm 2002
Lãi gộp
Lợi nhuận
Tỷ sè
1. Công ty Kim Khí Bắc Thái
5.060
309
0,061
2. Công ty Kim Khí Hà Nội
14.324
248
0,071
3. Công ty KDT& VT Hà Nội
20.396
105
0,005
4. Công ty Kim Khí Hải Phòng
15.141
245
0,016
5. Công ty KK&VTTH Miền Trung
20.627
203
0,010
6. Công ty Kim Khí TPHCM
20.931
889
0,042
7. Công ty KDT & TB Công Nghiệp
14.299
514
0,036
Nguồn: Phòng kỹ thuật của VSC.
Phân tích các số liệu trong biểu có thể thấy hiệu quả quá trình kinh doanh của các đơn vị thành viên không đồng đều và tỷ suất của từng đơn vị cũng không ổn định theo thời gian. Một số công ty như công ty KDT & VT Hà Nội, công ty Kim Khí & VTTH Miền Trung, công ty Kim Khí TPHCM đều có lãi gộp cao nhưng tỷ số hiệu quả quá trình lại thấp, điều này phản ánh chi phí lưu thông quá cao hoặc có thể giá mua các sản phẩm đầu vào quá cao.
Nhìn chung hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khối lưu thông còn rất thấp kém và nó được tính toán trong biểu 21.
Biểu 21: Các chỉ tiêu cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân lớn và trung bình của VSC, năm 2002.
Đơn vị: triệu đồng
Tên doanh nghiệp
Lãi gộp
Lợi nhuận
Chỉ số cạnh tranh
Năng suất lao động
HQ QT
Công ty TNHH Nam Vang
3.842
1.805
4,54
1.886
136,8
0,47
Dịch vô KK TháI Hưng
9.024
4.174
6,27
2.350
326,3
0,46
Trung tâm DVTN&XL TN
10.240
4.320
7,76
2.909
392,0
0,42
Công ty thép Việt
45.620
25.270
12,67
5.500
1090,9
0,55
Trung bình VSC
97.992
5.034
6,75
1.420
3,99
0,023
Nguồn: Phòng kỹ thuật của VSC.
Phân tích các chỉ số trong biểu 21, ta nhận thấy rằng các đơn vị lưu thông hoạt động quá yếu so với các công ty ngoài VSC, điển hình là công ty thép Việt với các chỉ số cạnh tranh, năng suất lao động, hiệu quả quá trình … vượt trội.
Các chỉ tiêu phản ánh năng suất của toàn Tổng công ty.
Theo số liệu của phòng tài chính và phòng kỹ thuật Tổng công ty thì các số liệu về hệ thống các chỉ tiêu đá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tt.doc