Chuyên đề Hệ thống thông tin quản lý phiếu điều tra các cơ sở hành chính và sự nghiệp

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN 1

MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 4

1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CƠ QUAN

1.1. Quá trình phát triển. 4

1.2. Cơ cấu và sơ đò tổ chức của tổng cục thống kê. 5

1.2.1. Sơ đồ tổ chức của tổng cục thống kê 5

1.2.2. Tổ chức bộ máy của tổng cục thống kê 5

1.3. Cơ cấu và sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Trung Tâm. 7

1.3.1. Chức năng và nhiệm vụ của trung tâm tính toán trung ương 8

1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của phòng lập trình và đào tạo 9

2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 10

2.1. Lý do phát sinh và lựa chọn đề tài 10

2.2. Mục đích của đề tài và vị trí của đề tài 10

2.2.1. Mục đích của đề tài. 10

2.2.2. Vị trí của đề tài 11

CHƯƠNG 2:

CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 12

1. HỆ THỐNG THÔNG TIN PHỤC VỤ QUẢN LÝ. 12

1.1. Thông tin phục vụ quản lý. 12

1.1.1. Khái niệm thông tin. 12

1.1.2. Tính chất của thông tin. 13

1.2. Hệ thông tin phục vụ quản lý. 14

1.2.1. Khái niệm hệ thống thông tin 15

1.2.2. Hệ thống thông tin dưới giác độ điều khiển học.

16

1.2.3. Thông tin dưới giác độ quản lý 16

1.3. Đặc điểm của hệ thông tin quản lý. 17

1.3.1. Luồng thông tin đầu vào. 17

1.3.2. Luồng thông tin đầu ra 17

1.4. Yêu cầu của thông tin trong hệ thống quản lý. 18

1.5. Các phương pháp xây dựng hệ thống thông tin quản lý. 19

1.5.1. Phương pháp tổng hợp. 19

1.5.2. Phương pháp phân tích 19

1.5.3. Phương pháp tổng hợp phân tích. 19

1.6. Các bước xây dựng hệ thống thông tin quản lý. 19

2. ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ. 20

2.1.Phương pháp tin học hoá toàn bộ 20

2.2. Phương pháp tin học hoá từng phần. 21

3. CÁC BƯỚC CỦA VIỆC PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG 22

3.1. Khảo sát hệ thống 22

3.2. Phân tích hệ thống. 22

3.2.1. Phân tích sơ đồ chức năng nghiệp vụ (BFD). 24

3.2.2. Phân tích sơ đồ dòng dữ liệu (DFD). 24

3.2.3. Phân tích mô hình dữ liệu. 25

3.3. Thiết kế hệ thống. 27

3.3.1. Xác định hệ thống máy tính. 27

3.3.2. Thiết lập giao diện người và máy. 28

3.3.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu (CSDL). 29

3.3.4. Hoàn thiện chương trình. 31

4. LỰA CHỌN NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH. 31

4.1. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access 32

4.1.1. Khái niệm và các tính năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ 33

4.1.2. Giới thiệu HQTCSDL ACCESS 33

4.1.3 Hệ thống menu chính của Access 33

4.1.4. Cách tổ chức CSDL trong Access 33

4.1.5. Công cụ Wizard và Builder 34

4.2. Phần mềm lập trình hướng đối tượng Visual Basic 34

CHƯƠNG 3:

PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ PHIẾU ĐIỀU TRA CÁC CƠ SỞ HÀNH CHÍNH VÀ SỰ NGHIỆP 37

1. KHẢO SÁT BÀI TOÁN QUẢN LÝ PHIẾU ĐIỀU TRA CÁC CƠ SỞ HÀNH CHÍNH VÀ SỰ NGHIỆP 37

1.1 Những vấn đề chung về các thông tin đầu vào của bài toán 37

1.1.1. Sơ lược về phiếu điều tra cơ sở hành chính và sự nghiệp số 3. 37

1.1.2. Chế độ báo cáo 42

1.1.3. Tính chất báo cáo 42

1.1.4. Các phân tổ thống kê dùng trong bài toán 42

1.2. Các thông tin đầu vào của bài toán 47

1.3. Cách thức nhập liệu đầu vào 48

1.4. Thông tin đầu ra của bài toán 48

2. PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG QUẢN LÝ PHIẾU ĐIỀU TRA CÁC CƠ SỞ HÀNH CHÍNH VÀ SỰ NGHIỆP 49

A. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ PHIẾU ĐIỀU TRA CÁC CƠ SỞ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 49

1. BIỂU ĐỒ CÁC LUỒNG DỮ LIỆU XỬ LÝ CHUNG. 49

1.1. Sơ đồ luồng thông tin của các Cơ quan Thống kê, Phòng Máy Tính của các cơ quan Thống kê và Trung Tâm Tính Toán Thống Kê Trung Ương. 49

1.2. Biểu đồ dòng dữ liệu xử lý chung 50

1.3. Mô hình chức năng nghiệp vụ-bdf 51

1.4. Sơ đồ dòng dữ liệu - DFD 52

1.5. Mô hình thực thể quan hệ 53

2. LUỒNG DỮ LIỆU KẾT XUẤT BÁO CÁO 56

2.1. Cục thống kê các tỉnh, thành phố gửi báo cáo 56

2.2. Trung ương nhập số liệu cho các tỉnh 56

2.3. Kết xuất báo cáo trong môi trường nhiều người dùng 56

B. THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ PHIẾU ĐIỀU TRA CƠ SỞ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 58

1. THIẾT KẾ TỆP CƠ SỞ DỮ LIỆU Ở MỨC VẬT LÝ 58

1.1. Các tệp danh mục 58

2. THIẾT KẾ GIAO DIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ PHIẾU ĐIỀU TRA CÁC CƠ SỞ HÀNH CHÍNH VÀ SỰ NGHIỆP. 61

2.1. Các Form chính của chương trình 61

2.2. Các Form Danh mục của chương trình. 66

3. Các Medul chính của chương trình 68

CHƯƠNG 4:

CÀI ĐẶT VÀ ĐÁNH GIÁ 74

1. CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH 74

1.1. Phần cứng 74

1.2. Phần mềm 74

2. Đánh giá chương trình 74

KẾT LUẬN 76

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

 

 

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2406 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hệ thống thông tin quản lý phiếu điều tra các cơ sở hành chính và sự nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phân tích hệ thống bao giờ cũng phải đi qua tất cả những giai đoạn trên, nhưng muốn thu được kết quả thì cách thức tiến hành phải theo một phương pháp nào đó sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Trong phân tích thiết kế hệ thống người ta thường sử dụng phương pháp phân tích hệ thống có cấu trúc. Đây là cách tiếp cận hiện đại tới các giai đoạn phân tích và thiết kế của chu trình phát triển hệ thống được chấp nhận để khắc phục những điểm yếu của cách tiếp cận truyền thống. Nó bao gồm việc dùng một nhóm các công cụ và kỹ thuật, chúng được tích hợp với nhau qua cấu trúc hoặc khuôn khổ và các bước, các giai đoạn để xây dựng các mô hình ở dạng đồ họa của cả hai hệ thống : Hiện tại và Hệ thống cần xây dựng. Các mô hình này được sử dụng để liên lạc với nhiều người tham gia vào quá trình phân tích hệ thống đó là : Người sử dụng, Nhà thiết kế, Phân tích viên và Người cài đặt. - Các công cụ và mô hình được dùng trong phân tích hệ thống có cấu trúc: + Sơ đồ chức năng nghiệp vụ (Business Function Diagrams-BFD). + Sơ đồ dòng dữ liệu (Data Flow Diagrams-DFD). + Mô hình dữ liệu. + Mô hình quan hệ. + Ngôn ngữ có cấu trúc. + Từ điển dữ liệu. - Khuôn khổ chung của phương pháp luận phân tích hệ thống có cấu trúc: + Tổ hợp và giao tiếp các sản phẩm của những mô hình khác nhau trong đó mỗi mô hình là một cách nhìn khác nhau về hệ thống hiện tại hoặc hệ thống cần xây dựng và cần phải phối hợp các quan điểm khác nhau này theo một cách nào đó để nêu ra được đặc tả yêu cầu của hệ thống. + Các mô hình và kỹ thuật phải kiểm tra chéo lẫn nhau giữa các mô hình để tạo độ tin cậy cho hệ thống. 3.2.1. Phân tích sơ đồ chức năng nghiệp vụ (BFD). Mục đích của phân tích chức năng là nắm được những ràng buộc do người sử dụng áp đặt lên hệ thống. Điều này nói lên rằng khi phân tích chức năng phải xác định rõ những gì mà hệ thống sẽ phải thực hiện mà không bận tâm tới phương pháp thực hiện. Như vậy, việc phân tích phải đề cập đến những mô tả cơ sở. Trong phần việc này chúng ta sẽ phải xây dựng một sơ đồ chức năng nghiệp vụ. Một chức năng được xem là đầy đủ gồm các thành phần sau: - Tên chức năng. - Mô tả có tính chất tường thuật. - Đầu vào của chức năng. - Đầu ra của chức năng. - Các sự kiện gây ra sự thay đổi. Phân tích chức năng sẽ đưa ra được những chi tiết quan trọng mà những chi tiết đó sẽ được dùng trong các giai đoạn sau của phân tích. Sau khi lập được sơ đồ BFD chúng ta sẽ hiểu nhiều hơn về nhu cầu của hệ thống. Sơ đồ BFD chỉ cho ta biết cần phải làm gì chứ không chỉ ra là phải làm thế nào, ở đây chúng ta không cần phân biệt chức năng hành chính với chức năng quản lý. Tất cả các chức năng đó đều quan trọng và cần được xử lý như nhau như một phần của cùng một cấu trúc. 3.2.2. Phân tích sơ đồ dòng dữ liệu (DFD). Sơ đồ dòng dữ liệu nêu ra một mô hình về hệ thống có quan điểm cân xứng cho cả dữ liệu và quá trình. Nó chỉ ra thông tin vận chuyển từ một quá trình hoặc từ một chức năng này trong hệ thống sang một quá trình hoặc một chức năng khác. Điều quan trọng là nó chỉ ra thông tin nào cần phải có trước khi cho thực hiện một hàm hoặc một quá trình. Sơ đồ dòng dữ liệu là một trong những công cụ quan trọng nhất trong việc phân tích hệ thống có cấu trúc. Nó đưa ra phương pháp thiết lập mối quan hệ giữa các chức năng hoặc quá trình của hệ thống với thông tin mà chúng sử dụng. Đó là phần đặc tả yêu cầu hệ thống vì nó xác định thông tin nào phải có mặt trước khi quá trình có thể được tiến hành. Một DFD có thể là vật lý : biểu thị cho điều thực tế xảy ra (hoặc dự định xảy ra) hoặc là lôgic : biểu thị cho chức năng cần tiến hành (nhưng chưa nói đến cách thực hiện). DFD được xây dựng bằng cách dùng các chức năng đã được xác định trong việc mô hình hoá cho sơ đồ BFD. 3.2.3. Phân tích mô hình dữ liệu. Phân tích dữ liệu là một phương pháp xác định các đơn vị thông tin cơ sở có ích cho hệ thống (các thực thể), và xác định rõ mối quan hệ bên trong hoặc tham trỏ chéo nhau giữa chúng. Điều này có ý nghĩa là mọi phần dữ liệu sẽ chỉ được lưu trữ một lần trong toàn bộ hệ thống của tổ chức và có thể truy cập từ bất kỳ chương trình nào bởi nhiều người sử dụng khác nhau. * Các yếu tố cơ sở trong phân tích dữ liệu : - Thuộc tính : Là một phần thông tin được dùng để mô tả các đối tượng cần quản lý. Mỗi thuộc tính bao giờ cũng được đặt một tên sao cho ngữ nghĩa mô tả được nội dung của thành phần thông tin mà nó cần biểu diễn. * Phân loại thuộc tính : + Thuộc tính khoá : Là một hay một tổ hợp của một số thuộc tính sao cho các thuộc tính còn lại trong thực thể phụ thuộc hàm vào nó. + Thuộc tính không khoá (hay mô tả) : Được dùng trong các thực thể để mô tả các thành phần dữ liệu không phải là khoá. Chúng làm tăng thên sự hiểu biết của chúng ta về bản thân thực thể. + Thuộc tính kết nối : Là một hay một tổ hợp các thuộc tính được dùng để chỉ ra mối quan hệ giữa hai thực thể. Khái niệm thực thể : Thực thể là một bảng dữ liệu bao gồm các thuộc tính dùng để mô tả một đối tượng hay nhiệm vụ giao dịch. * Có hai loại nhóm thực thể : Nhóm thực thể tài nguyên : Chỉ đơn thuần mô tả dữ liệu không đề cập đến giao dịch. Nhóm thực thể giao dịch : Đề cập đến các giao dịch giữa các thực thể. * Quan hệ giữa các kiểu thực thể gồm có ba loại : Quan hệ một-một : Là quan hệ giữa hai kiểu thực thể A và B sao cho ứng với một trường hợp hay thực thể của kiểu thực thể A có một và chỉ một trường hợp hay thực thể tương ứng ở kiểu thực thể B và ngược lại. Quan hệ một-nhiều : Là kiểu kết hợp giữa hai kiểu thực thể A và B sao cho ứng với mỗi trường hợp của A có thể có nhiều trường hợp trong B (nhiều ở đây có thể không có gì hoặc 1, 2, “.) và ngược lại ứng với một trường hợp trong B chỉ có một và duy nhất một trường hợp trong A. Quan hệ nhiều-nhiều : Là kiểu kết hợp giữa hai kiểu thực thể A và B sao cho ứng với một thực thể trong A có thể có nhiều trường hợp trong B và ngược lại. Người ta thường dùng các thực thể trung gian để tách quan hệ nhiều-nhiều thành các quan hệ một-nhiều. * Quá trình chuẩn hoá mô hình dữ liệu. Trong quá trình này người ta áp dụng các qui tắc chuẩn hoá để xác định các bảng dữ liệu (hay các thực thể và mối quan hệ giữa chúng) sao cho giảm thiểu sự dư thừa thông tin, đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu, đảm bảo khả năng truy xuất dữ liệu nhanh chóng, có hiệu quả cho người sử dụng thông qua các chương trình ứng dụng. - Khái niệm chuẩn hoá: Chuẩn hoá là việc chuyển đổi tập hợp của người sử dụng và dữ liệu được lưu trữ sang cấu trúc dữ liệu nhỏ hơn đơn giản và ổn định hơn. Cấu trúc dữ liệu được chuẩn hoá cũng thuận lợi hơn trong việc bảo quản. - Phân loại các qui tắc chuẩn hoá: + Qui tắc 1.NF: Một bảng dữ liệu hay một kiểu thực thể được gọi là thoả mãn qui tắc 1.NF nếu tồn tại sự phụ thuộc hàm của tất cả các thuộc tính không khóa vào khoá của bảng đó hay nói cách khác qui tắc 1.NF nhằm loại bỏ tính nhóm lặp, nghĩa là bảng 1.NF không được chứa các thuộc tính có thể xuất hiện nhiều lần đối với cùng một thực thể. + Qui tắc 2.NF: Một bảng dữ liệu hay một kiểu thực thể được gọi là thoả mãn qui tắc 2.NF là bảng 1.NF và các thuộc tính không khoá phải phụ thuộc hàm giữa một thuộc tính không khoá vào một bộ phận của khoá. + Qui tắc 3.NF: Một bảng dữ liệu hay một kiểu thực thể được gọi là thoả mãn qui tắc 3.NF là bảng dữ liệu đã thoả mãn qui tắc 2.NF và đồng thời không có sự phụ thuộc hàm giữa các thuộc tính không khoá với nhau. + Qui tắc BC.NF : Một bảng dữ liệu hay một kiểu thực thể được gọi là thoả mãn qui tắc BC.NF là bảng dữ liệu đã thoả mãn qui tắc 3.NF và đồng thời loại bỏ sự phụ thuộc hàm giữa một bộ phận của khoá vào một thuộc tính không khoá. 3.3. Thiết kế hệ thống. 3.3.1. Xác định hệ thống máy tính. Đây là tiến trình đầu tiên của công việc thiết kế hệ thống, nó sử dụng sơ đồ dòng dữ liệu nghiệp vụ làm đầu vào chính. Mục đích của giai đoạn này là xác định bộ phận nào của hệ thống cần có sẽ được xử lý bằng máy tính, phần nào do người dùng xử lý. Phương pháp được sử dụng là dùng DFD nghiệp vụ từ đặc tả yêu cầu và làm việc qua toàn bộ tiến trình, xem xét vai trò của máy tính phải thế nào trong mỗi tiến trình này”. 3.3.2. Thiết lập giao diện người và máy. Đây là một giai đoạn quan trọng bởi thiết lập giao diện người-máy phải làm sao phù hợp với nhiệm vụ được giao và phù hợp với người sử dụng-người sẽ tham gia vào đối thoại với máy. Chỉ tiêu quan trọng cần có để đánh giá khi thiết kế giao diện người-máy là: - Dễ sử dụng: Giao diện phải dễ sử dụng ngay cả với người sử dụng thiếu kinh nghiệm. - Dễ học: Các chức năng, thao tác của giao diện phải đảm bảo dễ học. - Tốc độ thao tác: Giao diện phải có hiệu quả trong hạn định các bước thao tác, nhấn phím và thời gian trả lời. - Kiểm soát: Người sử dụng phải kiểm soát được giao diện. - Dễ phát triển: Phải đảm bảo cho ứng dụng có khả năng phát triển. Dưới đây xin trình bày một số dạng cơ bản của giao diện người - máy. * Hỏi và đáp Thứ tự các câu hỏi (hoặc các dấu nhắc trên màn hình máy tính) lần lượt được người sử dụng trả lời. Những câu trả lời của con người thường bị giới hạn bởi một số ít những câu trả lời đúng vì vậy, độ tinh vi của đối thoại cũng bị giới hạn. Việc hỏi đáp sẽ dễ dàng tiếp thu cho người sử dụng hơn nếu có thêm những lời chú thích đầy đủ. Do đó, kiểu giao diện này thích hợp cho hững người mới sử dụng và ít kinh nghiệm thông qua hội thoại đơn giản. * Đơn Đơn là một kiểu đối thoại đơn giản cho những người sử dụng ít kinh nghiệm. Tất cả các tuỳ chọn sẽ được hiện lên màn hình như những lời gợi ý. Đơn được giới hạn bởi số các tuỳ chọn mà nó có thể hiện lên trên màn hình. Đơn được thiết kế đơn giản cho lập trình và dễ sửa đổi. Đơn là một phương sách tốt nếu màn hình thể hiện đầy đủ được đơn. * Điền mẫu Là một dạng đối thoại được dùng phổ biến nhất đối với dữ liệu và nó cũng được sử dụng trong việc khôi phục dữ liệu. Mẫu được thể hiện trên màn hình như bản báo cáo mẫu. Trên màn hình có tên mẫu chú thích cho các trường hợp và các thông báo hướng dẫn sử dụng. Kiểu giao diện này phù hợp với tất cả người sử dụng. 3.3.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu (CSDL). Trong việc triển khai một ứng dụng, thiết kế tốt một cơ sở dữ liệu ngay từ ban đầu là một điều quan trọng, làm thế nào để hệ thống không bị cứng nhắc mà có thể thay đổi một cách dễ dàng, uyển chuyển. Đồng thời phải làm thế nào để duy tu bảo dưỡng chương trình không gây tốn kém và phiền hà cho người sử dụng. Dưới đây xin trình bày một cách khái quát về các bước thiết kế cơ sở dữ liệu. - Bước 1 : Phân tích toàn bộ những yêu cầu. Đây là bước đầu tiên, ở bước này khó khăn nhất là việc phân tích trọn vẹn những yêu cầu trong việc hình thành cơ sở dữ lệu cho một đơn vị. Trong giai đoạn này người thiết kế phải tìm hiểu kỹ xem việc xử lý dữ liệu ở đơn vị ra làm sao để từ đó có cái nhìn tổng quát trước khi chính thức bắt tay vào thiết kế CSDL. - Bước 2 : Nhận diện những thực thể. Sau khi đã tìm hiểu kỹ tiến trình xử lý, nhà thiết kế phải nhận diện được những thực thể sẽ làm việc. Mỗi thực thể được xem như là một đối tượng xử lý rõ ràng riêng biệt. Những thực thể này có thể được biểu diễn bởi những bảng dữ liệu trong CSDL. Khi cần thiết có thể thêm vào những bảng dữ liệu hoặc tách rời thực thể ra làm nhiều bảng dữ liêụ khác nhau. - Bước 3 : Nhận diện các mối tương quan giữa các thực thể. Sau khi nhận diện xong các thực thể, công việc tiếp theo là phải nhận diện tiếp các thực thể đó quan hệ với nhau như thế nào? Giữa các thực thể có thể có các quan hệ : một-một, hoặc một-nhiều, hoặc nhiều-nhiều. - Bước 4 : Xác định mục khoá chính. Trên mỗi bảng dữ liệu cần phải nhận diện một trường cho phép phân biệt không nhập nhằng các bản ghi. Vì nguyên tắc cơ bản trong thiết kế là không cho phép những bản ghi trùng nhau, nghĩa là phải đảm bảo tính duy nhất của các bản ghi trong bảng dữ liệu. Trong trường hợp nếu có nhiều chọn lựa phải chọn một trường nào có ý nghĩa nhất đối với ứng dụng để làm mục khoá chính. Ngoài ra, có thể phối hợp nhiều trường khác nhau để hình thành mục khoá chính gọi là khoá kép. - Bước 5 : Nhận diện mục khoá ngoại lai. Khóa ngoại lai là một trường trên bảng dữ liệu 1 mà trị của nó bắt buộc phải khớp với giá trị của mục khoá chính của bảng dữ liệu 2 để nhằm kết nối 2 bảng dữ liệu có quan hệ với nhau. - Bước 6 : Thêm các trường không phải là mục khoá vào bảng dữ liệu. Sau khi đã khai báo, định nghĩa các thực thể, các mục khoá chính và mục khóa ngoại lai, công việc tiếp theo là phải xác định được các trường còn lại trên bảng dữ liệu thuộc CSDL. Đây là bước khá quan trọng trong việc hình thành cấu trúc của bảng dữ liệu. Trong bước này phải quyết định việc đặt tên các trường sao cho thuận tiện khi xử lý các dữ liệu trên bảng. Tiếp theo là việc chuẩn hoá các bảng dữ liệu. Công việc này sẽ loại bỏ những dữ kiện trùng lặp và giữ cho các dữ kiện có liên hệ dính chặt với nhau nhằm bảo đảm không bị mất thông tin. - Bước 7 : Xây dựng mạng dữ liệu. Công việc của giai đoạn này là vẽ ra những gì đã khai báo, định nghĩa để có thể nhìn nhận cơ sở dữ liệu một cách tổng quát hơn. Từ đó dễ dàng tìm ra các sai sót để kịp thời sửa chữa. - Bước 8 : Khai báo phạm vi của mỗi trường. Đây là bước cuối cùng của quá trình thiết kế CSDL, trong bước này phải xác định kiểu dữ liệu thích hợp cho mỗi trường (kiểu số, kiểu ký tự, kiểu logic,”.) và phạm vi dao động của các trị nhằm xác định độ rộng của mỗi trường. 3.3.4. Hoàn thiện chương trình. Đây là khâu cuối cùng của phương pháp luận. Công việc phải làm trong giai đoạn này là thiết kế các module chương trình nhằm giải quyết những vấn đề của bài toán. Giai đoạn này sẽ dùng đến một ngôn ngữ lập trình cụ thể để thể hiện thuật toán. Tuỳ theo yêu cầu của bài toán và khả năng của lập trình viên mà lựa chọn ngôn ngữ lập trình cho thích hợp. Chương trình sau khi viết xong phải được kiểm tra các sai sót nhất là các sai sót về mặt thuật toán (chương trình vẫn chạy nhưng cho kết quả sai). 4. LỰA CHỌN NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH. Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm ngày nay cũng đã có những bước phát triển nhảy vọt. Trải qua các giai đoạn từ ngôn ngữ lập trình không có cấu trúc đến ngôn ngữ lập trình có cấu trúc rồi chuyển đến ngôn ngữ hướng đối tượng. Từ hoạt động trên máy PC riêng lẻ đến hoạt động trên môi trường mạng, từ những ngôn ngữ lập trình tổng quát đến những hệ quản trị cơ sở dữ liệu cho những ứng dụng chuyên sâu. Tất cả những sự phát triển đó giúp cho các ngôn ngữ lập trình ngày càng trở lên gần gũi, dễ sử dụng đối với người thiết kế, lập trình, bảo trì chương trình,”. Lựa chọn ngôn ngữ lập trình đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của chương trình. Việc lựa chọn ngôn ngữ lập trình dựa trên nhiều yếu tố khách quan, chủ quan như : khả năng của người sử dụng được nhiệm vụ, thói quen của người sử dụng, yêu cầu về môi trường phần cứng,”. Việc lựa chọn ngôn ngữ để viết chương trình giải quyết một bài toán cụ thể nào đó là rất cần thiết và có thể nói là rất quan trọng. Mỗi một ngôn ngữ đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng cho nên khi lựa chọn ngôn ngữ phải xem xét đến khả năng của ngôn ngữ đó có đáp ứng được các yêu cầu diễn tả giải thuật của bài toán được nhanh chóng và ứng dụng khi hoàn thiện có dễ dàng cho người sử dụng hay không?”.Còn rất nhiều vấn đề khác phải quan tâm khi quyết định lựa chọn một ngôn ngữ cụ thể nào đó để thể hiện thuật giải của bài toán. Chương trình Hệ thống thông tin Quản lý phiếu điều tra các cơ sở hành chính và sự nghiệp là một bài toán thuộc lĩnh vực kinh tế, do vậy trong chương trình chắc chắn sẽ phải xử lý rất nhiều dữ liệu phức tạp. Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay, khi mà trình độ tin học của rngười sử dụng đã khá cao, khả năng trang bị phần cứng cũng đủ mạnh để đáp ứng chạy tốt chương trình vì thế sau khi tìm hiểu thực tế và theo yêu cầu của bài toán, em đã quyết định dùng phần mềm lập trình hướng đối tượng Visual Basic. Đây là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (Object Oriented Programing Language), là một ngôn ngữ mới khác với ngôn ngữ lập trình thủ tục (Procedure Programing Language) truyền thống, cùng với hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access để giải quyết bài toán. Dưới đây em xin được giới thiệu một vài nét về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access và phần mềm lập trình hướng đối tượng Visual Basic. 4.1. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access 4.1.1. Khái niệm và các tính năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ * Là phần mềm để tạo lập CSDL và thao tác trên CSDL. * Các tính năng của HQTCSDL. - Khả năng lữu trữ dữ liệu lâu dài - Truy nhập số lượng lớn thông tin một cách hiệu quả - Được xây dựng trên mô hình dữ liệu ( quan hệ ). - Ngôn ngữ cao để định nghĩa và thao tác dữ liệu - Đồng bộ các truy nhập cạnh tranh - Kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu và thẩm quyền truy nhập. - Phục hồi dữ liệu 4.1.2. Giới thiệu HQTCSDL ACCESS * Chế độ làm việc của ACCESS - Chế độ sử dụng công cụ có sẵn - Chế độ lập trình * Ngôn ngữ định nghĩa và thao tác lập trình - Ngôn ngữ QBE ( Query By example ) - Ngôn ngữ SQL ( Structured Query Language ) 4.1.3 Hệ thống menu chính của Access - File - Edit - View - Insert - Tools - Windows - Help 4.1.4. Cách tổ chức CSDL trong Access Bảng: Nơi trực tiếp chứa dữ liệu Truy vấn: tạo nguồn dữ liệu cho các giao diện nhập liệu, các báo cáo người sử dụng trực tuyến”. Biểu mẫu: (Form) dùng để xây dựng giao diện giữa người sử dụng và máy: nhập liệu và CSDL, xây dựng menu cho người sử dụng”. Báo cáo: (Report) Dùng đưa thông tin ra giấy Macro: Macro chính là hình thức lập trình đơn giản, nó được dùng gắn kết các đối tượng chính trong chương trình như liên hệ giữa các form, tạo menu”. Module: là chương trình viết bằng Visual Basic for applications. Trang web chứa các trang web xây dựng từ các đối tượng CSDL. 4.1.5. Công cụ Wizard và Builder Wizard có thể sử dụng ở nhiều nơi khác nhau. - Tạo lập toàn bộ CSDL - Trên bảng, truy vấn, form, report - Trên các điều khiển - Tạo trang Web Expresion Builder là công cụ thuận tiện nhất để tạo các biểu thức, các điều khiển liên quan tới form hoặc Report. 4.2. Phần mềm lập trình hướng đối tượng Visual Basic Microsoft Visual Basic cho phép tạo một cách nhanh nhất và dễ nhất các ứng dụng trong môi trường Window. Visual Basic gồm hai phần Visual và Basic. PhầnVisual gắn liền với khái niệm trực quan (Visual), nghĩa là khi thiết kế chương trình, bạn được nhìn thấy ngay kết quả qua từng thao tác và giao diện khi chương trình được thực hiện. Sở dĩ có được là nhờ Visual Basic cung cấp cho bạn phương tiện để thiết kế giao diện đồ hoạ (Graphical User Interface). Đây là thuận lợi lớn, cho phép chỉnh sửa đơn giản, nhanh chóng về màu sắc, kích thước, hình dáng của các đối tượng có mặt trong ứng dụng. Phần Basic (Beginners All-Purpose Symbolic Instruction Code) là ngôn ngữ lập trình bắt nguồn từ ngôn ngữ lập trình Basic trong môi trường DOS nay được phát triển cho môi trường Windows. Do đó, ngoài các câu lệnh cũ, Visual Basic còn phát triển thêm hàng trăm câu lệnh lập trình, các hàm chức năng và từ khoá mới. Visual Basic có nhiều công cụ (Tools) cần thiết để: Hỗ trợ tạo lập các cơ sở dữ liệu (lập các modun nhập tin, kiểm tra tin, các thành phần kết nối client và server trong quá trình xử lý dữ liệu đưa vào các bảng trong cơ sở dữ liệu). Với kỹ thuật ActiveX, trong Visual Basic bạn có thể dễ dàng cập nhật đến các ứng dụng khác như chương trình soạn thảo văn bản Word, chương trình Excel “. như một đối tượng của chương trình. Trong các ứng dụng được viết bằng Visual Basic, bạn có thể cập nhật đến các trang tài liệu của Internet, Intranet. Ngoài ra bạn còn có thể tạo các ứng dụng cho Internet Server. Ngôn ngữ Visual Basic đã được cải tiến và phát triển đến phiên bản thứ 5 và trở thành một hệ thống mở. Nó có khả năng sử dụng cơ sở dữ liệu của các phần mềm Quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau như: ACCESS, FOXPRO, DBASE, ORACLE “. Và đặc biệt là sử dụng các cơ sở dữ liệu của SQL SERVER dành cho các ứng dụng trên mạng. Hơn nữa, các ứng dụng sử dụng tại Trung tâm tính toán Trung ương trước đây được phát triển trên các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu như: FOXPRO, DBASE “. nên việc sử dụng ngôn ngữ Visual Basic sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho việc cập nhật cơ sở dữ liệu cho chương trình từ các cuộc điều tra khác nhau mà không phải mất nhiều công sức làm lại từ đầu. Ngoài ra, ngôn ngữ Visual Basic còn có các ưu điểm sau: - Việc xây dựng, thiết kế chương trình có thể xác định được thời gian cần thiết để thực hiên vì được thiết kế theo từng modul, đảm bảo cho yêu cầu xây dựng chương trình trong thời gian ngắn. - Dễ viết, dễ bảo trì và phát triển trong tương lai. - Visual Basic gắn liền với khái niệm lập trình trực quan nên khi thiết kế ta có thể nhìn thấy ngay kết quả qua từng thao tác và giao diện khi chương trình thực hiện. Visual Basic cung cấp nhiều công cụ để sử dụng thiết kế những ứng dụng có giao diện rất đẹp tạo cảm giác thân thiện, dễ hiểu, dễ sử dụng cho người dùng. CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ PHIẾU ĐIỀU TRA CÁC CƠ SỞ HÀNH CHÍNH VÀ SỰ NGHIỆP 1. KHẢO SÁT BÀI TOÁN QUẢN LÝ PHIẾU ĐIỀU TRA CÁC CƠ SỞ HÀNH CHÍNH VÀ SỰ NGHIỆP Bài toán quản lý phiếu điều tra các cơ sở hành chính và sự nghiệp nhằm tổng hợp số liệu thống kê các cơ sở hành chính và sự nghiệp và đưa ra các báo cáo thống kê cho Cục Thống Kê các tỉnh, thành phố theo năm. Đồng thời, cũng từ các số liệu thống kê của các tỉnh, thành phố sẽ phải có các báo cáo tổng hợp về giá trị cần thiết của các cơ sở hành chính và sự nghiệp của cả nước. 1.1 Những vấn đề chung về các thông tin đầu vào của bài toán 1.1.1. Sơ lược về phiếu điều tra cơ sở hành chính và sự nghiệp số 3. TỔNG ĐIỀU TRA CÁC CƠ SỞ KINH TẾ, HÀNH CHÍNH, SỰ NGHIỆP NĂM 2002 MACS Phiếu 03/TĐT-HCSN Cơ sở số: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ CÁC CƠ SỞ HÀNH CHÍNH, SỰ NGHIỆP Những thông tin đơn vị cung cấp chỉ nhằm phục vụ công tác thống kê. Thực hiện theo QĐ số 05/2002/QĐ-TTg ngày 04/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ về Tổng điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2002. Nguyên tắc chung điền phiếu: - Trước tiên hãy xem tài liệu gửi kèm giải thích và hướng dẫn cách ghi phiếu - Đối với loại câu hỏi nhiều lựa chọn, hãy khoanh tròn vào chữ số tương ứng với câu trả lời thích hợp nhất - Đối với loại câu hỏi có cung cấp các ô chữ nhật hay bảng, hãy ghi số liệu thích hợp vào trong phạm vi ô, bảng đó 1. Tên cơ sở:”““““““““““““““““““““““.TENCS (Chữ in hoa, không viết tắt) Mã số thuế - Cơ sở ghi (Nếu không có, ghi đè lên những ô này dòng chữ “Chưa có”) MA_THUE ; MA_THUE2 TÊN GIAO DỊCH (NẾU CÓ):”“““““““““““.TENGD Mã mục lục ngân sách (cơ sở ghi) MA_MLNS ; MA_MLNS2 2. Địa chỉ: (Ghi đầy đủ địa chỉ nơi đặt trụ sở của cơ sở) Ô này dành cho cơ quan Thống kê - THÔN, ẤP (SỐ NHÀ, ĐƯỜNG PHỐ):”““““““““““““““DCHI - XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN:”“““““““““““““““““““““““““.XA. - HUYỆN/QUẬN/THỊ XÃ, TP THUỘC TỈNH:”“““““““““.MHUYEN - TỈNH/THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG:”““““MTINH - ĐIỆN THOẠI:”““““““DTHOAI ; FAX:”“““““.FAX ; EMAIL:”““““““““EMAIL 3. Thông tin về giám đốc/người phụ trách cơ sở: NSINH Ô này dành cho cơ quan Thống kê - HỌ VÀ TÊN:”“““““““.HO_TEN. ; NĂM SINH: - Giới tính: Nam: 1 ; Nữ: 2 ; Dân tộc:”““““DTOC GTINH ; Quốc tịch:”“““QTICH TDCM (Nếu có 2 quốc tịch trở lên, chỉ ghi quốc tịch thường dùng) - Trình độ chuyên môn được đào tạo (Theo bằng cấp cao nhất hiện có) Trình độ chuyên môn được đào tạo (Theo bằng cấp cao nhất hiện có) 1 2 3 4 5 6 7 Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung học chuyên nghiệp CNKT, nhân viên nghiệp vụ Trình độ khác NAMTL 4. Năm thành lập: 5. Loại cơ sở: 5.1. Loại hình tổ chức LHTC - Cơ quan Nhà nước : 1 - Tổ chức chính trị - xã hội: 6 - Đơn vị sự nghiệp công: 2 - Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của NN: 7 - Đơn vị sự nghiệp bán công: 3 - Tổ chức xã hội - nghề nghiệp ngoài NN: 8 - Đơn vị sự nghiệp dân lập: 4 - Tổ chức xã hội của Nhà nước: 9 - Tổ chức chính trị: 5 - Tổ chức xã hội ngoài Nhà nước: 10 5.2. Theo tính chất pháp lý TCPL Ô này dành cho cơ quan Thống kê - Pháp nhân độc lập đầy đủ: 1 Chuyển đến câu 6 (Pháp nhân độc lập đầy đủ là cơ sở độc lập, không có cơ quan chủ quản cấp trên, chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật về tổ chức hoạt động) - Pháp nhân phụ thuộc: 2 Tiếp tục câu 5.3 (Pháp nhân phụ thuộc là cơ sở độc lập tương đối, có đầy đủ điều kiện hoạt động quản lý, quỹ lương, con dấu, nhưng vẫn thuộc sự quản lý của một đơn vị pháp nhân đầy đủ độc lập) - Chi nhánh phụ thuộc khác địa điểm: 3 Tiếp tục câu 5.3 5.3. Thông tin về đơn vị chủ quản của cơ sở: Chỉ áp dụng đối với cơ sở có pháp nhân phụ thuộc (đã khoanh chữ số 2 ở câu 5.2) - Tên đơn vị chủ quản:”“““““““““““““““TENCSC - ĐỊA CHỈ: - Thôn, ấp (Số nhà, đường phố):”“““““““““““““““““““““.DCHIC - Xã/phường (thị trấn):”“““““““““““““““““““““““““““““““.XAC - Huyện/quận (thị xã, TP thuộc tỉnh/thành phố):”““““HUYENC - Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương:”““““““““““““.TINHC 6. Cấp quản lý của cơ sở: CAPQL Trung ương: 1 ; Tỉnh/thành phố: 2 ; Huyện/quận: 3 ; Xã/phường: 4 7. Ngành hoạt động chính: (Mô tả cụ thể ngành hoạt động chính để xác định đúng mã) Ô này dành cho cơ quan Thống kê ““““““““““““““““““““““““““““““““““““““““““““““““NGANH_K

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1196.doc
Tài liệu liên quan