Chuyên đề Hiện trạng môi trường tại công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức và những thành công trong công tác quản lý môi trường tại công ty

MỤC LỤC

 

 

Trang

Lý do chọn đề tài 1

Lời cảm ơn 3

Lời cam đoan 4

Chương I: Những vấn đề chung về sản xuất công nghiệp và ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp 5

I. Vấn đề chung về sản xuất công nghiệp 5

1.1. Mối quan hệ giữa sản xuất công nghiệp và ô nhiễm môi trường 5

1.2. Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng 6

1.2.1. Ngành nhiệt điện 7

1.2.2. Ngành vật liệu xây dựng 7

1.2.3. Ngành hoá chất và phân bón 3

1.2.4. Ngành dệt và giấy 8

1.2.5. Ngành luyện kim 8

1.2.6. Ngành thực phẩm 8

II. Những tác động của sản xuất công nghiệp đến ô nhiễm môi trường 9

2.1. ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp 9

2.1.1. ô nhiễm không khí trong sản xuất công nghiệp 9

2.1.2. ô nhiễm môi trường nước và đất 9

2.1.3. Chất thải rắn và chất thải nguy hại 11

2.2. Những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường 11

2.2.1. Vi khí hậu 11

2.2.2. Bôi 12

2.2.3. Tiếng ồn và rung 12

2.2.4. Các hoá chất độc hại 13

Chương II. Thực trạng hoạt động sản xuất và ô nhiễm môi trường tại công ty que hàn điện Việt Đức. 14

I. Giới thiệu chung về công ty 14

1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty 14

1.2. Chức năng, nhiệm vụ 15

1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 16

1.4. Công nghệ sản xuất 18

II. Hiện trạng môi trường của công ty 19

2.1. Hiện trạng môi trường không khí 19

2.2. Hiện trạng môi trường nước 20

2.3. Rác thải, chất thải rắn sau sản xuất 21

2.4. Hoạt động sản xuất và ô nhiễm tiếng ồn 22

2.5. Hoạt động sản xuất và yếu tố vi khí hậu 23

III. Những ảnh hưởng của môi trường đến hoạt độngcủa doanh nghiệp 25

3.1. Ô nhiễm môi trường và sức khoẻ người lao động 25

3.2. Ô nhiễm môi trường và năng suất lao động 26

3.3. Ô nhiễm môi trường và sức cạnh tranh của sản phẩm 27

3.4. Ô nhiễm môi trường và lợi nhuận của công ty 27

Chương III Quản lý môi trường và những thành công trong công tác quản lý môi trường của công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức 29

I. Khái quát về quản lý môi trường doanh nghiệp 29

1.1. Khái niệm 29

1.2. Lý do doanh nghiệp quan tâm đến quản lý môi trường 30

1.2.1. Pháp luật và những Ðp buộc khác đối với doanh nghiệp 30

1.2.2. áp lực về nhận thức, danh tiếng và quan hệ cộng đồng 30

1.2.3. Tăng sức cạnh tranh và các điều kiện về môi trường 31

1.2.4. Sức Ðp về tài chính 32

1.3. Mục tiêu của quản lý môi trường doanh nghiệp 32

1.4. Các phương pháp sử dụng trong quản lý môi trường doanh nghiệp 33

1.4.1. Phương pháp quản lý cuối đường ống 33

1.4.2. Phương pháp quản lý dọc theo đường ống 34

1.4.3. ISO14000-phương pháp quản lý chất thải nhấn mạnh vào khâu tiêu dùng 34

II. Những biện pháp quản lý môi trường đã được áp dụng tại công ty 36

2.1. Thực hiện các quy định pháp lý về bảo vệ môi trường 36

2.2. Họat động nghiên cứu khoa học và đầu tư phục vụ công tác bảo vệ môi trường 37

2.3. Giáo dục và truyền thông môi trường 40

III. Hiệu quả của công tác quản lý môi trường 41

3.1. Hiệu qủa về môi trường 41

3.1.1. Cải thiện các yếu tố vi khí hậu. 41

3.1.2. Cải thiện nồng độ bụi 43

3.1.3. Hiệu quả giảm tiếng ồn 43

3.1.4. Nước thải chung toàn công ty 45

3.2. Hiệu quả kinh tế 46

3.2.1. Tái sử dụng phế phẩm và bụi thải 46

3.2.2. Lợi Ých do sức khoẻ của người lao động được đảm bảo 48

Chương IV Những tồn tại, kiến nghị và kết luận 52

I. Những vấn đề môi trường còn tồn tại 52

II. Kiến nghị 53

III. Kết luận 55

Mục lục 58

 

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2308 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hiện trạng môi trường tại công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức và những thành công trong công tác quản lý môi trường tại công ty, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à ô nhiễm tiếng ồn trong công ty Tiếng ồn trong công ty là do một số máy móc trong qua trình vận hành gây ra. Ngoài ra, công ty còn nằm khá gần đường quốc lộ nên cũng có sự cộng hưởng âm của bên ngoài vào. TT Địa điểm đo Mức áp âm chung (dBA) Mức áp âm ở các giải tần (dB) 63 125 250 500 1000 2000 4000 8000 1 PX gia công chất bọc que hàn * Cạnh máy trộn khô 82 82 82 77 78 80 78 75 67 * Máy nghiền búa 91 88 86 85 86 88 85 78 72 * Máy nghiền bi - Cạnh cửa đóng 105 92 80 90 95 97 94 85 77 - Cạnh cửa mở 112 95 82 94 100 107 101 99 85 * Tổ vuốt que 85 81 80 82 82 82 79 76 73 * Tổ cắt lõi que - Giữa máy 11 – 12 91 80 81 83 85 86 84 83 80 - Cạnh máy 18 92 81 94 80 83 86 84 84 82 - Giữa máy 7 – 8 92.5 81 79 80 84 84 82 84 78 2 PX Ðp que hàn * Cạnh máy Ðp sè 4 94 73 77 85 87 87 88 86 813 * Cạnh máy Ðp sè 6 96 77 82 86 91 90 90 90 87 TCVS cho phép (505/BYT – QĐ 1992) 90 103 96 91 88 85 83 81 80 Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty que hàn điện Việt Đức Tiếng ồn tại các điểm đo đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1 – 12 dBA(mức áp âm chung) và từ 2 – 17 dB (mức áp âm 4000Hz – dễ gây bệnh điếc nghề nghiệp). Công ty chưa có biện pháp hạn chế tiếng ồn phát ra từ các thiết bị này mà mới chỉ trang bị nút tai chống ồn cho công nhân làm việc trực tiếp tại khu vực có độ ồn cao. Thế nên tiếng ồn vẫn ảnh hưởng tới cả những khu vực xung quanh. 2.5. Hoạt động sản xuất và yếu tố vi khí hậu trong công ty. Vi khí hậu là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động. Do đó, yếu tố vi khí hậu cần phải được quan tâm. Điều kiện nhà xưởng chưa đảm bảo, bố trí các máy móc thiết bị không hợp lý làm cho các yếu tố vi khí hậu trong công ty chưa được tốt. Trong những ngày mùa hè, nhiệt độ tại các phân xưởng sản xuất là khá cao, thường cao hơn từ 1 – 30C so với ngoài trời. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và năng suất làm việc của người lao động. Nhiệt độ cao là do việc thiết kế nhà xưởng còn chưa hợp lý. Hơn nữa, tại vị trí các lò sấy, do đặc thù của công nghệ nên nhiệt độ cũng cao hơn so với các vị trí khác trong phân xưởng. Tốc độ gió tại một số điểm đo còn cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình làm việc của công nhân. và còn làm cho ô nhiễm bụi phát tán mạnh ra các vị trí khác trong phân xưởng. Ánh sáng cũng chưa đạt tiêu chuẩn cho phép tại khu cắt lõi và máy nghiền bi do hệ thống chiếu sáng bố trí không phù hợp. TT Điểm đo Nhiệt độ (oC) Độ Èm(%) Tốc độ gió(m/s) ánh sáng(lux) * Ngoài trời lúc 9h 32 75 1 – 1,2 1 Phân xưởng cắt chất bọc * Khu cắt lõi - Đầu dãy 33 78 0,5 – 0,6 70 - Giữa dãy 33 77 0,4 – 0,5 40 - Cuối dãy 33 78 0,8 – 1,5 80 * Khu vuốt lõi que - Giữa máy số 1 và số 2 32 78 1,2 – 1,5 400 - Cạnh máy số 6 32 78 0,5 – 0,6 200 - Cạnh máy số 8 và số 9 32 78 0.1 – 1,2 70 * Khu Ðp sấy - Cạnh máy Ðp sè 1 34 74 0.5 – 0,8 250 - Cạnh máy Ðp sè 5 34 75 0,5 – 0,6 80 - Giữa khu thành phẩm 32 74 0,8 – 1,5 250 2 Phân xưởng Ðp sấy - Cạnh máy nghiền thô 33 75 0,3 – 0,4 200 - Cạnh lò sấy thuốc bọc 35 70 0,4 – 0,5 700 - Máy nghiền bi 33 78 0,4 – 0,5 60 TCVS cho phép (505BYT-QĐ/1992) 18-32 ≤80 0,2-0,5 ≥70 Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty que hàn điện Việt Đức NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP. Ảnh hưởng của môi trường đến sức khoẻ của người lao động. Từ năm 1995 trở về trước, môi trường lao động trong công ty còn chưa được quan tâm đúng mức. Và người lao động chính là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp của ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm điển hình nhất là ô nhiễm bụi tại phân xưởng thuốc bọc. Nồng độ bụi tại đây cao hơn mức cho phép từ 8 đến15 lần. Đây cũng chính là khu vực phát hiện ra nhiều người mắc bệnh bụi phổi nhất. Trung bình một năm phát hiện thêm 3 người mắc căn bệnh này. việc phát hiện ra bệnh thường muộn nên gây nhiều khó khăn và tồn kém trong việc chữa bệnh . người bị mắc bệnh nghề nghiệp thường mất từ 35% đến 45% sức lao động. Tiếng ồn cao trong khu vực máy nghiền bi, máy Ðp que hàn đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Gây khó khăn cho công nhân trong làm việc. Công nhân tiếp xúc với tiếng ồn cao dễ bị nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ về đêm, tinh thần không ổn định... Nhiệt độ gần các lò sấy không được tận dụng, xử lý nên cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 3 độ, cao hơn nhiệt độ ngoài trời. Những công nhân làm việc trực tiếp trong khu vực này và các khu vực xung quanh bị ảnh hưởng do không co thiết bị chắn nhiệt. Người lao động thường bị mệt mỏi, giảm sức khoẻ do mất muối và vitamin. Dẫn đến không đủ khả năng làm việc và phải nghỉ ngơi để điều trị. Tại những khu vực độc hại, khi chưa tự động hoá được dây truyền sản xuất số lượng người làm việc trong khu vực này khá cao, 60 người. Trong đó có 22 lao động nữ, chiếm 36%. Vì vậy, tỷ lệ lao động nữ mắc bệnh nghề nghiệp cũng chiếm tới 25%. Toàn công ty còn có nhiều người sức khỏe yếu. Theo phân loại tình trạng sức khoẻ: Sè lao động có sức khoẻ loại I : 0 người Loại II : 101 người Loại III : 89 người Loại IV : 30 người Loại V : 23 người Công nhân là bộ phận chính duy trì hoạt động của công ty vì vậy, sức khoẻ của công nhân ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất của công ty. Đảm bảo sức khoẻ của người lao động chính là đảm bảo tình trạng hoạt động của chính bản thân mình. Vì vậy, công ty đã ngày một chú trọng hơn đến công tác quản lý môi trường của mình. Ô nhiễm môi trường và năng suất lao động. Khi môi trường lao động càng bị ô nhiễm nặng nề thì năng suất lao động càng giảm. ô nhiễm môi trường làm giảm sức khoẻ của người lao động, gây hỏng máy móc, ảnh hưởng đến quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Những người có sức khoẻ yếu do bị bệnh phải có thời gian nghỉ ngơi chữa bệnh, hồi phục lại sức khoẻ. Trong thời gian này, vị trí của người làm có thể được thay thế bằng một người khác nhưng cũng có thể không có người thay thế, hoặc người thay thế trình độ kém hơn. dẫn tới công việc sẽ bị chậm trễ hoặc đình trệ. Bụi của công ty chủ yếu là bụi có chứa các ôxit kim loại nên dễ gây chập điện, cháy nổ, máy móc bị mài mòn... Để khắc phục những sự cố này cần tốn thêm thời gian. Do đó, nhiều khi một bộ phận sản xuất phải ngưng hoạt động. Năng suất lao động không đảm bảo. Vì những lý do như vậy nên mặc dù trước đây nhà máy có số công nhân là 314 người nhiều hơn so với hiện tại – 238 người nhưng năng suất lao động lại kém hơn. sản lượng của công ty trước năm1995 chỉ trong khoảng trên dưới 3.000 tấn nhưng đến nay sản lượng đã tăng gấp 4 đến 5 lần. Sức khoẻ của công nhân cũng đảm bảo để có thể làm thêm ca 3. Nâng cao năng suất, tăng thêm thu nhập. Ô nhiễm môi trường và sức cạnh tranh của sản phẩm. Sức cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng, mẫu mã, giá thành sản phẩm, danh tiếng công ty...và vì vậy nó cũng chịu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường làm giảm sức khoẻ của người lao động, làm người lao động mất tập trung khi làm việc.. dẫn đến chất lượng sp không đảm bảo, tỉ lệ phế phẩm cao. Thất thoát nguyên liệu cũng gây ô nhiễm môi trường. Tại phân xưởng sản xuất chât bọc, khi sàng và cân phối liệu một phần nguyên liệu đã bị thất thoát ra ngoài, tạo thành bụi, vừa gây lãng phí nguyên liệu, vừa gây ô nhiễm môi trường. Hàng năm, công ty còn tốn thêm một khoản chi phí không nhỏ để khám chữa bệnh cho công nhân, chi phí sửa chữa máy móc bị hư hại, chi phí xử lý ô nhiễm ... làm cho giá thành của sản phẩm tăng cao trong khi chất lượng sản phẩm vẫn không đảm bảo. dẫn đến lượng sản phẩm bán ra Ýt. Phần lớn các sản phẩm của công ty trước đây chỉ tiêu thụ trong nội bộ nghành ( các công ty thuộc tổng công ty hoá chất Việt Nam) , thị trường của sản phẩm chỉ gói gọn trong khu vực miền bắc, khả năng cạnh tranh của sản phẩm do công ty sản xuất với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài không cao. Lợi nhuận thu về thấp lại càng gây khó khăn trong việc nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các loại sản phẩm. Ô nhiễm môi trường và lợi nhuận của công ty. Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới nhiều mặt trong hoạt động của công ty: như sức khoẻ người lao động, năng suất lao động, sức cạnh tranh ... do đó nó ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận. ô nhiễm môi trường làm phát sinh nhiều chi phí. Chi phí xử lý ô nhiễm, chi phí y tế, chi phí nguyên vật liệu, chi phí do công nhân làm việc kém hiệu quả...làm giảm một phần không nhỏ lợi nhuận của công ty. Chi phí để xử lý rác thải rắn là 320.000đ/tấn. Lượng rác thải ra càng lớn thì chi phí càng tăng cao. Nếu không được tận dụng lại, lượng rác thải này sẽ làm giảm một phần không nhỏ lợi nhuận thu được. Ngoài ra còn có chi phí khám chữa bệnh cho người lao động. Thể hiện trong bảng sau: TT Nội dung Đơn vị tính Số lượng Chi phí (1000đ) Giá trị (1000đ) 1 2 3 4 Làm xét nghiệm cho công nhân làm việc trong khu vực độc hại Tổ chức phục hồi cho những người bị bệnh nghề nghiệp và sức khỏe yếu. Chi phí chữa bệnh cho số người bị bệnh bụi phổi Thiệt hại do số ngày nghỉ vì bị bệnh Người Người Người/năm Ngày 60 53 3 159 100 200 1.000 70 6.000 10.600 3.000 11.130 Tổng cộng 30.730.000 Năng suất lao động thấp, sản phẩm bán ra không cạnh tranh được với sản phẩm bên ngoài. Doanh thu của công ty trong nhiều năm không tăng, chỉ trong khoảng 7 đến 8 tỷ đồng. Mức lương cơ bản của nhân viên trong công ty thấp. Cho đến khi công ty mạnh dạn đầu tư trang thiết bị mới, công nghệ sản xuất mới và khắc phục được những vấn đề về ô nhiễm môi trường thì càng ngày lợi nhuận thu được càng cao. Khẳng định hướng đi đúng đắn của công ty trong thời kỳ mới. CHƯƠNG III: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ NHỮNG THÀNH CÔNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUE HÀN ĐIỆN VIỆT - ĐỨC. I. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DOANH NGHIỆP. 1.1.Khái niệm Quản lý môi trường doanh nghiệp là một phương thức tiếp cận hệ thống để chăm lo tới mọi khía cạnh có liên quan tới môi trường trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của một tổ chức hay mét doanh nghiệp. Nó được xem như là một bộ phận gắn liền trong hoạt động và chất lượng kinh doanh của tổ chức hay doanh nghiệp đó. Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý của mình, trước tiên doanh nghiệp cần phải xác định được những lợi Ých mà quản lý môi trường doanh nghiệp có thể mang lại và phải chắc chắn rằng các luật lệ, quy định cải thiện môi trường là đang có hiệu lực đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Tiếp đó, khi doanh nghiệp đã bắt tay vào thực hiện các nỗ lực phối hợp để đẩy mạnh các hoạt động môi trường thì cần phải xây dựng một hệ thống quản lý môi trường dễ hiểu và phù hợp với cấu trúc mô hình quản trị của doanh nghiệp. Hệ thống này sẽ tiếp cận toàn bộ các cấp trong tổ chức của doanh nghiệp để làm cho mục đích của mình được thực hiện và mang lại sự thành công lớn nhất. Đảm bảo cho các hoạt động môi trường được đẩy mạnh tại mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự huỷ hoại môi trường do các sự cố công nghệ được giảm thiểu ở mức thấp nhất. 1.2. Lý do các doanh nghiệp quan tâm đến quản lý môi trường 1.2.1. Pháp luật và những Ðp buộc khác với doanh nghiệp Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và nhận thức về quản lý môi trường ngày càng có ý nghĩa lớn lao và là động lực thúc đẩy sự cộng tác, làm gia tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Thoạt đầu các công cụ quản lý môi trường được áp dụng một cách tự giác trong phạm vi doanh nghiệp nhưng sau đó chính phủ đã sử dụng công cụ luật pháp để thực hiện quản lý hiệu qủa hơn. Bằng cách tăng cường kiểm soát các hoạt động công nghiệp, nghiêm khắc sử phạt việc vi phạm các điều luật và các giới hạn cho phép về môi trường. Các hình phạt dân sự và hình sự mới nghiêm ngặt hơn về vi phạm luật và các quy định môi trường đang được các nước phát triển đặc biệt chú trọng áp dụng. Đặc biệt là các vi phạm dẫn tới nguy cơ tổn hại về sức khoẻ, tổn hại lâu dài cho tài nguyên thiên nhiên. Đứng trước tình trạng này, các doanh nghiệp buộc phải tiến hành các biện pháp cần thiết để chứng minh rằng họ đã đáp ứng yêu cầu cho phép hoặc tuân thủ các điều luật. Khi chính phủ trở nên nghiêm khắc hơn, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa nếu không có biện pháp quản lý môi trường nhằm đảm bảo môi trường sẽ không còn ô nhiễm. Một số địa điểm sản xuất còn phải thực hiện di dời nếu không đầu tư mua thiết bị mới để kiểm soát ô nhiễm. Đây là bài học cho các cơ sở sản xuất mới cho việc lựa chọn sản phẩm và công nghệ sản xuất thích hợp. 1.2.2. Áp lực về nhận thức, danh tiếng và quan hệ cộng đồng. Khi mức sống của người dân được nâng cao thì nhận thức của họ về môi trường cũng dần dần thay đổi. Xu thế hiện nay là người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm được sản xuất trong các điều kiện tốt về môi trường vì họ cho rằng một doanh nghiệp có tình trạng môi trường kém thì khó có thể sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao được. Cũng từ nhận thức của người dân được nâng cao dẫn đến danh tiếng của các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Việc này sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện quan hệ kinh doanh với bạn hàng, khó khăn khi kêu gọi vốn góp của các cổ đông hay vốn vay của các tổ chức tài chính. Sự yếu kém trong công tác quản lý môi trường có thể trở thành lý do kiến các bên đầu tư không muốn thực hiện đầu tư. Không chỉ có vậy, các doanh nghiệp thiếu cẩn trọng về vấn đề ô nhiễm có thể gặp nhiều rắc rối trong quan hệ cộng đồng với dân cư địa phương. Việc khiếu kiện buộc các các doanh nghiệp sản xuất gây ra ô nhiễm môi trường phải đền bù hoặc di dời để giải quyết hậu quả đã ngày một nhiều hơn. Vì vậy, nếu không muốn đối mặt với rắc rối trên thì doanh nghiệp phải tìm ra biện pháp quản lý môi trường thích hợp. 1.2.3.. Tăng sức cạnh tranh và các điều kiện về môi trường Nhiều doanh nghiệp đã nhận thấy rằng để tiếp tục tồn tại và xúc tiến hoạt động sản xuất kinh doanh họ phải chú trọng một chiến lược lâu dài về môi trường. Với chiến lược đó họ mới tạo được cơ hội kinh doanh, cạnh tranh với các đối thủ đã biết cân nhắc đến các yếu tố môi trường, thu hút được các nhà đầu tư, các cổ đông và các bên liên quan nhờ viễn cảnh tốt đẹp về môi trường của họ. Các doanh nghiệp biết rằng ô nhiễm môi trường gắn liền với việc tiêu hao hoặc lãng phí nhiên liệu và năng lượng. Chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao nên mất khả năng cạnh tranh ở thị trường nội địa, thị trường nước ngoài. ở nhiều nước, cơ chế thị trường xanh đang là áp lực rất lớn trên thị trường. Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi các sản phẩm mới hơn, bền hơn theo các chuẩn mực môi trường. Các nhu cầu đó có thể bao gồm cả việc phải đảm bảo để các sản phẩm được cung cấp thoả mãn mọi yêu cầu của nước nhập khẩu đồng thời cơ sở sản xuất phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu về môi trường trong hoạt đông sản xuất kinh doanh của họ. 1.2.4. Sức Ðp về tài chính. Tài chính luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp vì mục tiêu của các chủ doanh nghiêp bao giờ cũng là lợi nhuận. Tuy nhiên, trong giai đoạn kinh doanh hiên nay các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với vấn đề tài chính: Làm thế nào để có thể cân đối thu chi,để đầu tư sản xuất sản phẩm mới, để đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, làm thế nào để tăng sức cạnh tranh với các đối thủ khác, phải tìm cách thu hút khách hàng bằng cách tăng chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tạo hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng bằng cách chọn phương thức sản xuất thân thiện với môi trường. Để có thể giảm bớt các gánh nặng tài chính trên doanh nghiệp phải tìm các giải pháp giảm thiểu hoặc loại bỏ ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng, nguyên nhiên liệu, giảm thiểu nguồn thải, tái chế hoặc tái sử dụng các phế liệu. Nói một cách khác, quản lý môi trường tốt cũng trở thành một thế mạnh của doanh nghiệp, không những giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đầu vào mà còn tiết kiệm được cả chi phí xử lý chất thải. giúp mang lại hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng, tăng sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại khác. Quản lý môi trường chính là biện pháp tốt nhất để giảm sức Ðp tài chính của doanh nghiệp. 1.3. Mục tiêu của quản lý môi trường doanh nghiệp Mục tiêu của việc đưa yếu tố môi trường vào quản lý kinh doanh là điều hành doanh nghiệp theo chiến lược phát triển bền vững. Đây là mục tiêu lớn nhất, lâu dài nhất của doanh nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu lớn này, trước hết chúng ta phải có các mục tiêu nhỏ. Là các bước đệm để góp phần hoàn thành mục tiêu lớn trong dài hạn. Ngay trong khâu thiết kế sản phẩm, mục tiêu đặt ra là sản phẩm mới không những phải phù hợp với nhu cầu thị trường mà còn phải chú ý sao cho những nguyên vật liệu sử dụng để làm sản phẩm không phải là những nguyên vật liệu khan hiếm, việc khai thác nguyên vật liệu này không gây ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường. Nếu có thể, sẽ giảm khối lượng sản phẩm hoặc bao bì. sử dụng các nguyên vật liệu mới có khả năng tái sinh... Sản phẩm cũ nếu sử dụng nhiều nguyên vật liệu có ảnh hưởng đến môi trường thì tìm cách sử dụng các nguyên vật liệu thay thế hoặc tìm cách cải tiến sản phẩm cho phù hợp hơn. Trong sản xuất, mục tiêu hướng tới của doanh nghiệp là làm sao có thể sử dụng các yếu tố đầu vào một cách tiết kiệm nhất có thể. Giảm tối đa việc thất thoát, lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Tận dụng các phế liệu, phế phẩm trở thành nguyên vật liệu cho các quá trình sản xuất khác. Giảm đến mức tối đa lượng chất thải và phế phẩm thải ra môi trường... Khi xác định mục tiêu cho mình, doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm tới các yếu tố liên quan. Đó là sự khan hiếm của nguyên vật liệu, năng lượng. Sự ô nhiễm môi trường do quá trình sử dụng sản phẩm gây ra, khả năng thay thế thiết bị kỹ thuật hoăch cải tiến công nghệ, sản phẩm. Để từ đó lựa chọn cho mình mục tiêu phù hợp nhất, có thể thực hiện theo thứ tự ưu tiên từ dễ đến khó, từ trước mắt đến lâu dài. Nhưng dù có làm cách nào thì mục tiêu chung mà doanh nghiệp cần hướng tới trong tiến hành quản lý môi trường là góp phần tạo lập sự phát triển bền vững của mình. 1.4. Các phương pháp sử dụng trong quản lý môi trường doanh nghiệp 1.4.1. Phương pháp quản lý cuối đường ống Là phương pháp quản lý chất thải ở cuối công đoạn sản xuất là trong quản lý môi trường. Cách tiếp cận này theo kinh nghiệm quốc tế tuy đòi hỏi chi phí lớn nhưng vẫn phải áp dụng đối với các cơ sở không có khả năng đổi mới toàn bộ quy trình sản xuất và công nghệ. Các doanh nghiệp áp dụng biện pháp quản lý này thường là các cơ sở sản xuất cũ. Máy móc đã lạc hậu, công nghệ sản xuất tạo ra nhiều chất thải nhưng nếu muốn giảm lượng chất thải thải ra trong quá trình sản xuất thì phải thay thế toàn bộ máy móc thiết bị. Như vậy rất khó,vì thế họ lựa chọn phương pháp quản lý này. Nghĩa là chất thải trước khi thải ra môi trường ngoài sẽ được xử lý để giảm độ độc hại bằng cách loại bỏ các độc tố. Tuy nhiên cách làm này không triệt để do đó hiệu quả của nó thường không cao và vẫn gây ô nhiễm môi trường. Nếu chất thải chứa nhiều thành phần độc hại có thể sẽ gây cộng hưởng với nhau làm tăng mức độ độc hại lên gấp nhiều lần. Việc xử lý lúc này cũng trở nên khó hơn trước rất nhiều. 1.4.2. Phương pháp quản lý dọc theo đường ống. Là phương pháp quản lý chất thải trong suốt quá trình sản xuất. Cách tiếp cận này đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý chất thải theo từng khâu của quá trình sản xuất. Từ khi bắt đầu thiết kế sản phẩm cho đến sản xuất sản phẩm và cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm. Có nghĩa là bao gồm cả sự lựa chọn công nghệ sạch và sản phẩm sạch (ví dụ như sản xuất sạch hơn) Hiện nay đây là cách tiếp cận thường được sử dụng nhất đối với các cơ sở sản xuất vì nó phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. áp dụng cách quản lý này không đòi hỏi quá tốn kém về nguồn vốn nhưng hiệu quả mang lại cũng khá cao. 1.4.3. ISO14000 phương pháp quản lý chất thải nhấn mạnh vào khâu tiêu dùng. Đây là cách tiếp cận tập trung vào nâng cao nhận thức của người tiêu dùng để họ lựa chọn và đòi hỏi các sản phẩm sản xuất ra phải đạt tiêu chuẩn môi trường, phải thân môi trường. Hiện nay ở nước ta, sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 14000 chính là sản phẩm thuộc loại này. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được xây dựng trên cơ sở thoả thuận quốc tế bao gồm các yêu cầu đối với các yếu tố cơ bản có thể điều chỉnh được để thiết lập nên hệ thống quản lý môi trường có khả năng cải thiện môi trường một cách liên tục tại các tổ chức cơ sở. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực, được thể hiện theo 2 quan điểm đánh giá như sau: ISO14000 – Bé tiªu chuÈn vÒ qu¶n lý m«i tr­êng HÖ thèng qu¶n lý m«i tr­êng KiÓm tra ®¸nh gi¸ m«i tr­êng §¸nh gi¸ häat ®éng m«i tr­êng Gi nh·n m«i tr­êng c¸c khÝa c¹nh vÒ m«i tr­êng trong tªu chuÈn vÒ s¶n phÈm §¸nh gi¸ chu tr×nh sèng cña s¶n phÈm Đánh giá tổ chức Đánh giá sản phẩm Các tiêu chuẩn về đánh giá tổ chức: Các tiêu chuẩn về đánh giá tổ chức đưa ra các hướng dẫn để xây dựng một hệ thống quản lý môi trường cho các cơ sở sản xuất hoặc dịch vụ. ISO14000 yêu cầu phải tiếp cận vấn đề môi trường bằng cả một hệ thống quản lý, từ việc xác định và xem xét các đối tượng môi trường có liên quan. Nếu xét từ góc độ một công ty, ISO14000 yêu cầu phải có một chính sách về bảo vệ môi trường. chính sách này phải được lập thành văn bản, được phổ biến và áp dụng trong toàn công ty cho tất cả các thành viên của công ty cũng như những người liên quan. Nhiệm vụ bảo vệ môi trường phải được đưa vào kế hoạch hành động của công ty. Các tiêu chuẩn trong nhóm Hệ thống quản lý môi trường: ISO14001,ISO14004. Đánh giá kết quả thực hiện môi trường. Hướng dẫn về thiết kế và áp dụng hệ thống quản lý môi trường: ISO14031 Hướng dẫn kiểm tra đánh giá môi trường:ISO14010(Các nguyên tắc chung),ISO14011(Hướng dẫn kiểm tra đánh giá môi trường. Quy trình đánh giá.),ISO14012(Hướng dẫn kiểm tra đánh giá môi trường. Chuẩn về năng lực đối với các đánh giá viên môi trường.) Các tiêu chuẩn về đánh giá sản phẩm: Các tiêu chuẩn về đánh giá sản phẩm gồm Đề cập đến ghi nhãn môi trường : ISO14020, ISO14021, ISO14022, ISO14023, ISO14024 (Nguyên lý thực hành của chương trình gi nhãn môi trường nhằm thiết lập các quy trình, chuẩn cứ và phương pháp gi nhãn môi trường được chấp nhận trên toàn thế giới.) Đánh giá chu trình sống của sản phẩm và những ảnh hưởng của nó tới môi trường: ISO14040, ISO14041, ISO14042, ISO14043. Các khía cạnh về môi trường trong các tiêu chuẩn về sản phẩm: ISO14060 Hiện nay, công ty cổ phẩn que hàn điện Việt Đức đang thực hiện quản lý môi trường theo phương pháp quản lý dọc theo đường ống. Phương pháp này được áp dụng phù hợp với điều kiện sản xuất cũng như tài chính của công ty, mang lại hiệu quả cao cả về môi trường và kinh tế. II. NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Đà ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY. 2.1. Thực hiện các quy định pháp lý về bảo vệ môi trường. Trong quá trình hoạt động của mình cho đến nay công ty đã và đang thực hiện đầy đủ các quy định pháp lý về bảo vệ môi trường. ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, từ năm 1995, ngay sau khi luật bảo vệ môi trường được thông qua và hướng dẫn thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường(ĐTM) đối với cơ sở đang hoạt động ra đời, công ty đã là một trong những cơ sở đi đầu trong việc thực hiện báo cáo ĐTM. Để từ đó xác định ra các nguồn gây ô nhiễm chính và đề ra các giải pháp để hạn chế nguồn ô nhiễm đó. Từ đó đến nay, công ty vẫn liên tục thực hiện kiểm tra định kỳ môi trường lao động cũng như báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm. kiểm tra các yếu tố như vi khí hậu, bụi, độ ồn, hơi khí độc, nước thải…Nếu còn tồn tại những điểm đo không đạt tiêu chuẩn cho phép, công ty sẽ tìm ra nguyên nhân và có cách khắc phục trong thời gian ngắn nhất. Đảm bảo môi trường làm việc cho người lao động phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động. Đảm bảo môi trường khu dân cư lân cận nhà máy luôn trong tình trạng không bị ô nhiễm. Những người lao động mắc bệnh nghề nghiệp đều được chữa trị và bố trí nơi làm việc phù hợp. Có chế độ bồi dưỡng riêng cho nhân viên sức khoẻ yếu, nhân viên làm việc trong khu vực độc hại và nhân viên toàn công ty. Các dự án đầu tư và phát triển mới hàng năm đều có xây dung các luận chứng kinh tế – kỹ thuật. Trong đó có đề cập đến vấn đề môi trường và biện pháp ngăn ngừa. Công ty lập các kế hoạch bảo vệ môi trường trong ngắn hạn và dài hạn. Đã thực hiện tính phí và đóng đầy đủ phí nước thải hàng năm theo hướng dẫn và quy định của nhà nước. Nhìn chung, các quy định pháp lý đều được công ty thực hiện hết sức nghiêm túc và đầy đủ. 2.2. Các hoạt động nghiên cức khoa học và đầu tư phục vụ công tác bảo vệ môi trường. Ngay từ những ngày đầu, tuy còn có không Ýt những khó khăn về kinh phí nhưng tập thể ban lãnh đạo trong công ty đã coi đây là vấn đề cấp thiết, cần tháo gỡ. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm được ưu tiên thực hiện trước khi đổi mới công nghệ. Các sáng kiến của công nhân viên trong công ty nhằm cải tiến công nghệ và bảo vệ môi trường luôn được khuyến khích. TT Nội dung thực hiện Năm Kết quả đạt được 1 Lắp đặt hệ thống thông gió và hút bụi cục bộ ở phòng cân phối liệu 1995 Giảm mức ô nhiễm bụi rõ rệt so với trước 2 Xây dựng hệ thống tường, trần bao kín,giảm độ ồn ở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMt36.doc
Tài liệu liên quan