Phân loại rác tại nguồn
Đây là lần đầu tiên phường Nguyễn Du tiếp xúc với mô hình hệ thống phân loại rác tại nguồn mới này do đó cũng cần thời gian để người dân quen dần với hệ thống.
Phân loại rác tại nguồn được bắt đầu tại phường Nguyễn Du từ ngày 1/8/2007. Với sự tham gia hướng dẫn, chỉ đạo nhiệt tình của UBND phường Nguyễn Du và các cán bộ cơ sở: các tổ trưởng tổ dân phố, cán bộ hội Phụ nữ và các ban ngành khác, người dân tại phường Nguyễn Du đã tham gia nhiệt tình vào việc thực hiện Phân loại rác tại nguồn. Kết quả là trung bình người dân trên địa bàn phường đã phân loại được khoảng 2,9 tấn rác hữu cơ/ngày đêm được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
110 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2205 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng 3R để quản lý chất thải rắn tại thủ đô Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à đông nam, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía nam và phía tây.
2.1.2. Dân cư
Dân số của thành phố Hà Nội tính đến 31 tháng 12 năm 2004 là 3.118.200 người. Trong đó dân số 9 quận nội thành là 1.950.500 người, dân số 5 huyện ngoại thành là 1.167.700 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,224%, trong đó nội thành là 0,956%, ngoại thành là 1,155%.Mật độ dân số trong khu vực nội thành trung bình là 10.910 người/km², ngoại thành là 1.573 người/km².
2.1.3. Kinh tế, xã hội
Trong 5 năm gần đây (2000-2004), Hà Nội đạt mức tăng trưởng GDP bình quân năm là 10,73% (cả nước là 6,7%), trong đó giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp xây dựng là 13,06%, dịch vụ tăng 9,71%, ngành nông lâm nghiệp tăng 3,51%. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2001 đạt 13,1%; ,ăm 2002 đạt 10,31%; năm 2003 đạt 11,1% và năm 2004 đạt 11,12%. Một số thành tựu năm 2007 so với 2006:
GDP tăng 12,07%;
Công nghiệp tăng 21,4%;
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 21,9%;
Xuất khẩu tăng 22%, so với mức tăng bình quân 15,3% cho giai đọan 2000-2005; (Hà Nội đã mở quan hệ giao thương với trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ)
Vốn đầu tư toàn xã hội tăng 22%;
Thu ngân sách tăng 19,2%;
Hàng hóa vận chuyện tăng 8,4%; 365 triệu lượt khách đi xe buýt;
Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 2,44%;
Tổng vốn huy động trên địa bàn tăng 36% so với 2006 lên 341,7 ngàn tỷ.
Các ngành dịch vụ, du lịch và bảo hiểm giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố.Trong lĩnh vực công nghiệp, Hà Nội đã xây hoàn chỉnh 9 khu công nghiệp và 11 cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều sản phẩm công nghiệp trong đó có một số sản phẩm mới như công nghiệp điện tử, công nghiệp phần mềm, chế tạo khuôn mẫu..., đã đứng vững trên thị trường.Trong khi tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, nông nghiệp phải chuyển dịch cơ cấu để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả.Mặc dù chỉ chiếm 3,9% về dân số và khoảng 0,3% diện tích lãnh thổ, Hà Nội đóng góp 8,4% vào GDP cả nước, 8,3% giá trị kim ngạch xuất khẩu, 8,2% giá trị sản xuất công nghiệp, 9,6% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, 10,2% vốn đầu tư xã hội, 14,1% vốn đầu tư nước ngoài đăng ký và 14,9% thu ngân sách nhà nước.
Diện mạo của Hà Nội đang thay đổi. Các công trình xây dựng làm Hà Nội trở nên khang trang tuy nhất thời cũng gây ô nhiễm không khí. Đầu tư tăng cho xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, mở rộng các tuyến đường, nút giao thông quan trọng, triển khai xây mới các cầu qua sông Hồng và chuẩn bị đầu tư các tuyến đường sắt đô thị.Mức sống của người dân được cải thiện, GDP bình quân đầu người Hà Nội khoảng 18,2 triệu đồng/năm (2004). Những năm qua, Hà Nội dẫn đầu cả nước về chỉ số phát triển con người, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức thấp nhất (hiện còn dưới 1%) và cũng hoàn thành xóa hộ nghèo diện chính sách, thực hiện xóa phòng học cấp 4, phổ cập trung học cơ sở, chính sách khuyến học, khuyến tài được coi trọng.
Thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục chuyển mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp, phát triển các ngành, các lĩnh vực và sản phẩm công nghệ cao. Đồng thời, phát triển công nghiệp có chọn lọc, ưu tiên phát triển các ngành: tự động hoá, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, tập trung phát triển các ngành và nhóm sản phẩm có lợi thế, thương hiệu.Bên cạnh đó, thành phố cũng phát triển thêm và cải tạo chất lượng các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ chất lượng cao như: công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng và y tế.Phát triển con người, đào tạo và thu hút nhân tài, phát triển cộng đồng cũng được đề cập đến trong mục tiêu phát triển chung của thành phố.
2.2 Thực trạng áp dụng 3R tại Hà Nội
2.2.1. Các hoạt động của chương trình 3R tại Hà Nội.
Tổ chức hội nghị “Những Ngôi sao 3R”:
Triển khai phân loại rác tại nguồn
Tại địa bàn 4 phường: Phan Chu Trinh, Nguyễn Du, Thành Công, Láng Hạ
Sản xuất thùng rác hộ gia đình, thùng rác thu gom tập kết
Thiết kế và sản xuất các công cụ tuyên truyền cho PLRTN
Triển khai PLRTN
Khảo sát tình hình quản lý chất thải rắn
Sản xuất phân hữu cơ & mở rộng nhu cầu thị trường tiêu thụ phân hữu cơ
Xây dựng và hoàn thiện kế hoạch sản xuất phân hữu cơ
Xây dựng và hoàn thiện quy trình sản xuất phân hữu cơ
Sản xuất phân hữu cơ
Khảo sát , phân tích nhu cầu & mở rộng thị trường tiêu thụ phân hữu cơ.
Các hoạt động giáo dục môi trường và truyền thông.
Giáo dục môi trường.
Đối với học sinh tiểu học: Đưa giáo dục môi trường vào chương trình học ngoại khóa của năm học 2007-2008 đối với học sinh tiểu học 2 trường Tiểu học Lý Tự Trọng và Tây Sơn.
Đối với cộng đồng:
Chương trình khảo sát cân rác.
Chiến dịch sử dụng túi Eco – bag để đi chợ.
Tổ chức chuyến đi thực tiễn đến nhà máy sản xuất phân hữu cơ Cầu Diễn.
Phong trào thực hành tiết kiệm Mottainai.
Truyền thông.
Các công cụ tuyên truyền:
Tờ rơi
Áp phích
Băng rôn
Panô
Áo phông
Miếng dính nam châm
Túi Eco-bag
Lịch
Miếng dán
Đĩa bài hát 3R
Đĩa DVD Karaoke, DVD hài kịch.
2.2.2. Tình hình triển khai 3R tại Hà Nội.
2.2.2.1. Tổ chức hội nghị “Những Ngôi sao 3R”:
Một trong những hoạt động 3R được triển khai ở Hà Nội là tổ chức các hội nghị Ngôi sao 3R với sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý, các nhà khoa học, trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ quan đoàn thể, đại diện chính quyền địa phương, đại diện các cộng đồng dân cư của các khu vực thí điểm để cùng nhau xây dựng Kế hoạch hành động 3R và Tiếp cận 3R trong quản lý chất thải rắn ở Hà Nội.
Quản lý chất thải theo 3R với mục đích xây dựng một xã hội tuần hoàn vật chất, vì vậy Hà Nội đang tìm kiếm một giải pháp thu gom, xử lý rác thải thông qua sự tham gia của các bên liên quan. Nhằm điều chỉnh dòng vật chất với 3R, chúng ta cần sự tham gia của nhiều cấp độ của các bên như cơ quan chính quyền, khu vực tư nhân, những người dân cùng quyết tâm xây dựng một xã hội tuần hoàn vật chất. Vì vậy, các ngôi sao 3R là một sự nỗ lực để tìm ra giải pháp tập trung tập hợp các nhân tố, cuối cùng là họ sẽ nỗ lực về trí tuệ để đưa ra hệ thống giải pháp tốt hơn. Các Ngôi sao 3R sẽ có vai trò lớn trong sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan. Điều quan trọng là các Ngôi sao 3R đóng góp một phần thu hút và cổ vũ cộng đồng người dân Hà Nội tham gia thực hiện Sáng kiến 3R. Các Ngôi sao 3R sẽ đóng góp hiệu quả trong xây dựng hợp tác giữa các bên liên quan tham gia 3R ở Hà Nội. Đây chính là lí do vì sao Ngôi sao 3R được xem xét như hình mẫu điển hình trong hệ thống các thành viên tham gia hoạt động thực thi 3R. Vai trò của Ngôi sao 3R không chỉ giới hạn ở việc xây dựng kế hoạch nêu trên mà còn là thành phần giám sát và đánh giá các hoạt động.
Các ngôi sao 3R được chia làm 2 nhóm như sau:
Nhóm 1: Nhóm chiến lược quản lý chất thải rắn: Thảo luận về “ Chiến lược quản lý chất thải rắn với 3R và phân loại tại nguồn chất thải ở thành phố Hà Nội.
Nhóm 2: Nhóm kế hoạch hành động 3R: Thảo luận về “Kế hoạch hành động 3R, triển khai thực hiện và giám sát”
Trong năm 2007 đã có 5 cuộc họp/ hội nghị Ngôi sao 3R được tổ chức với mục đích giúp các thành viên chủ chốt và các thành viên khác cùng thống nhất xây dựng “ Kế hoạch hành động 3R” và báo cáo “Tiếp cận 3R trong các hoạt động quản lý chất thải ở Hà Nội”, nhằm hướng tới một tương lai tốt hơn của Hà Nội.
Các cuộc họp thành viên chủ chốt Ngôi sao 3R được diễn ra tháng 10 năm 2007 tại URENCO và vườn Bách thảo Hà Nội để thảo luận chi tiết về “Kế hoạch hành động 3R” và báo cáo “Tiếp cận 3R trong các hoạt động quản lý chất thải ở Hà Nội”. Đối với các thành viên Ngôi sao 3R tới tham dự Hội nghị, “Cặp Ngôi sao 3R” đã được chuẩn bị và phát cho các thành viên như là biểu tượng nhận dạng các thành viên Ngôi sao 3R. Với kết quả của cuộc thảo luận thẳng thắn, cởi mở đã được diễn ra, dự thảo của hai bản báo cáo hình thành đã được hoàn thiện hơn ban đầu. Nội dung các bản báo cáo cũng sẽ được thảo luận thống nhất và hoàn thiện hơn nữa sau khi các hội nghị Ngôi sao 3R sẽ được tiếp tục diễn ra trong thời gian tới.
Trong năm 2008 – 2009 các Hội nghị Ngôi sao 3R sẽ được diễn ra nhằm tập trung thảo luận sâu về “Kế hoạch hành động 3R, triển khai và giám sát” và “Quản lý chất thải rắn hiệu quả thông qua 3R ở Hà Nội. Tính tới thời điểm này đã diễn ra một hội nghị “Ngôi sao 3R” - Hội nghị lần thứ 5 Ngôi sao 3R (1/2008) hoàn thiện dự thảo “Kế hoạch hành động 3R” với dựa trên nội dung chính sau:
Đánh giá các hoạt động của dự án 3R hiện nay và xem xét sự phát triển trong tương lai.
Xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy các hoạt động 3R bao gồm phân loại chất thải tại nguồn.
Soạn thảo “Kế hoạch hành động Mottainai” (về tiết kiệm và chống lãng phí)
Cùng với những Hội nghĩ tiếp theo sẽ diễn ra trong năm nay và năm 2009, dự thảo “Quản lý chất thải rắn thông qua các hoạt động 3R ở Hà Nội”sẽ dần được hoàn thiện dựa trên nội dung chính sau:
Xem xét một cách hiệu quả công tác thu gom và vận chuyển chất thải.
Phát huy các cấp chính quyền trong quản lý chất thải.
Giáo dục, tập huấn cho công nhân thu gom.
Sự tham gia của cộng đồng dân cư.
Phí thu gom sẽ được thu một cách hiệu quả hơn.
URENCO và người dân sẽ cùng xây dựng mục tiêu và các chỉ số để xây dựng một hệ thống hiệu quả về 3R.
2.2.2.2. Các hoạt động được triển khai ở phường Nguyễn Du và Phan Chu Trinh.
Nguyễn Du và Phan Chu Trinh là hai trong số bốn phường được lựa chọn để triển khai mô hình thí điểm phân loại rác tại nguồn. Chúng ta đề cập đến kết quả thực hiện của hai phường trên để có cái nhìn khái quát nhất về những hoạt động 3R đang và sẽ diễn ra tại Hà Nội trong thời gian tới vì đến thời điểm này mô hình phân loại rác tại nguồn ở hai phường trên đã thực hiện được một thời gian và có được những kết quả toàn diện nhất.
Phan Chu Trinh và Nguyễn Du là hai phường lần lượt nằm trong địa bàn 2 quận lớn nhất Hà Nội là Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng.Như chúng ra đã biết hiện nay các hoạt động 3R mới được triển khai được hơn một năm (từ tháng10/2006 đến nay) và cũng chỉ mới thực hiện thí điểm trên bốn phường, chúng ta chưa lường hết được những khó khăn vấp phải, đặc biệt là trong khâu thu gom vì vậy khi lựa chọn các phường thực hiện thí điểm chúng ta sẽ lựa chọn những phường có những tuyến phố lớn, xe tải có thể dễ dàng tiếp cận, nếu có những ngõ hẻm nhỏ thì cũng không đáng kể và có thể khắc phục được. Mặt khác chúng ta cũng nên lựa chọn những phường có những thành phần dân cư sinh sống bằng những nghề nghiệp khác nhau như công chức, kinh doanh, buôn bán,v.v… để đảm bảo tính điển hình của kết quả mô hình mà chúng ta sẽ thực hiện. Và hai phường Nguyễn Du và Phan Chu Trinh đảm bảo được các yếu tố trên.
Mục đích của mô hình thí điểm phân loại rác tại nguồn là nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân đồng thời giúp họ nhận thức được lợi ích của việc phân loại rác để họ tự giác thực hiện. Khi triển khai mô hình những chuyên gia dự án sẽ họp với tổ dân phố và hướng dẫn người dân phân loại rác giúp họ dễ hiểu và dễ nhớ về hệ thống phân loại nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống thu gom và đạt được mục tiêu xa hơn là tái chế tái sử dụng nhằm tiết kiệm nguồn tài nguyên. Chúng ta lựa chọn hai phường Nguyễn Du và Phan Chu Trinh như là một điển hình để xem xét tính khả thi của hoạt động phân loại rác tại nguồn ở Hà Nội. Phan Chu Trinh đã có 3 năm kinh nghiệm về Phân loại rác tại nguồn tuy nhiên người dân phân loại bằng túi nilon còn Nguyễn Du thì khái niệm phân loại rác tại nguồn là hoàn toàn mới mẻ. Với hai đối tượng dân cư như vậy, khi chúng ta xem xét kết quả đạt được sẽ mang lại tính khách quan cũng như dễ dàng hơn khi đưa ra giải pháp để tiếp tục triển khai có hiệu quả.
Lựa chọn khu vực thí điểm
Khảo sát về điều kiện quản lý chất thải rắn tại địa bàn thí điểm
Thiết lập mô hình PLRTN trong khu vực thí điểm
Trình bày kế hoạch với UBND Quần
Tập huấn cho công nhân thu gom
Thiết lập “Cộng tác viên 3R”
Chuẩn bị công cụ thu gom
Thực hiện Phân loại rác tại nguồn
- Hướng dẫn người dân ngay tại các điểm thu gom tập kết
- Hướng dẫn tại hội gia đình và cơ sở kinh doanh
- Tổ chức các cuộc họp giao ban
- Các cuộc họp trao đổi kinh nghiệm giữa các địa bàn thực hiện thí điểm
Theo dõi & Đánh giá
Chuẩn bị
Thực hiện
&
Giám sát
&
Đánh giá
Trình bày kế hoạch với UBND Phường
Lựa chọn các điểm thu gom tập kết/ điểm cất giữ thùng
Thiết lập mối quan hệ trao đổi thông tin giữa phường thí điểm và dự án
Thiết lập “Tình nguyện viên 3R”
Họp giải thích và cấp phát thùng cho người dân
Các hoạt động sẽ diễn ra trên hai phường:
a. Các hoạt động tại phường Nguyễn Du.
Nguyễn Du là một trong bốn phường được lựa chon để thực hiện Dự án thí điểm 3R-HN bắt đầu từ tháng 8 năm 2007. Tính đến nay, Dự án đã được triển khai thực hiện sáu tháng tại Nguyễn Du. Trong thời gian này, Dự án kết hợp với UBND phường, các cán bộ cơ sở: các tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố, các cán bộ Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh… đã thực hiện rất nhiều các hoạt động 3R. Đặc biệt, các hoạt động triển khai thực hiện Phân loại rác tại nguồn và Giáo dục môi trường trong địa bàn.
Sau sáu tháng thực hiện, Dự án đã có những kết quả nhất định, đặc biệt đã có bước tiến lớn trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, vẫn còn có một số bất cập và khó khăn tồn tại cần được giải quyết trong thời gian tới.
Các hoạt động liên quan đến phân loại rác tại nguồn tại phường Nguyễn Du được thực hiện bởi xí nghiệp Môi trường đô thị số 3 thuộc Công ty môi trường đô thị Hà Nội. Xí nghiệp, các cấp chính quyền và người dân ở đây đã chuẩn bị rất tốt cho việc thực hiện phân loại rác từ việc chuẩn bị thùng rác đưa tới các hộ gia đình, lựa chọn thời điểm và nơi tập kết rác để thu gom. Xí nghiệp cũng đã họp với các tổ dân phố để hướng dẫn người dân phân loại, tiếp theo là tập huấn cho các công nhân thu gom để thực hiện đúng quy trình và trong quá trình thực hiện giúp đỡ người dân phân loại rác đúng cách.
Trong quá trình thực hiện phân loại rác các bên liên quan thường xuyên họp lại với nhau nhằm tìm ra những khâu trong qua trình thực hiện còn chưa tốt và tìm cách khắc phục.Người dân phường Nguyễn Du lần đầu tiên tiếp cận với việc phân loại rác tại nguồn do vậy việc hướng dẫn cụ thể tới từng hộ gia đình, từng hộ sản xuất kinh doanh là rất quan trọng đồng thời tuyên truyền, đưa ra thông tin bổ ích về hoạt động đang được triển khai tại phường cũng rất cần thiết để người dân tích cực tham gia và thực hiện đúng quy trình. Tại phường Nguyễn Du các công cụ hướng dẫn về phân loại rác được sử dụng tích cực và khá hiệu quả như: sách hướng dẫn quyển 1và 2, đề can dán, băng rôn, bảng tra nhanh các loại rác, biển báo điểm thu gom…Ngoài ra phường còn tổ chức giao lưu với phường Phan Chu Trinh nhằm học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để quá trình thực hiện được tốt hơn.
Công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường cũng diễn ra mạnh mẽ với các hoạt động cụ thể như: thực hiện giáo dục về 3R tại các trường học với giáo trình đã được Bộ giáo dục và đào tạo phê duyệt đồng thời tiến hành quà trình kiểm tra giám sát để biết được kết quả và khắc phục những thiếu xót. Ngoài ra còn tổ chức các chuyến tham quan cho các cán bộ tổ dân phố ở nhà máy chế biến phế thải Cầu Diễn để hiểu thêm về quy trình sản xuất phâm compost từ nguồn rác hữu cơ thu được. Các phong trào sử dụng túi Eco –bag, phong trào tiết kiệm Mottainai cũng diễn ra không kém phần sôi nổi với việc phát động phong trào thiết kế túi Eco- bag, ngày hội tiết kiệm chống lãng phí Mottainai… Xí nghiệp phụ trách cũng tiến hành việc cân rác tại các hộ gia đình đồng thời chuyên viên dự án thực hiện khảo sát ý kiến người dân, phân tích kết quả để đưa ra giải pháp thực hiện tiếp theo.
b. Các hoạt động tại phường Phan Chu Trinh.
Phan Chu Trinh là một trong bốn phường được lựa chon để thực hiện Dự án thí điểm 3R-HN bắt đầu từ tháng 7 năm 2007. Tính đến nay, Dự án đã được triển khai thực hiện sáu tháng tại Phan Chu Trinh. Trong thời gian này, Dự án kết hợp với UBND phường, các cán bộ cơ sở: các tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố, các cán bộ Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh… đã thực hiện rất nhiều các hoạt động 3R. Đặc biệt, các hoạt động triển khai thực hiện Phân loại rác tại nguồn và Giáo dục môi trường trong địa bàn.
Sau sáu tháng thực hiện, Dự án đã có những kết quả nhất định, đặc biệt đã có bước tiến lớn trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, vẫn còn có một số bất cập và khó khăn tồn tại cần được giải quyết trong thời gian tới.
Các hoạt động liên quan đến phân loại rác tại nguồn tại phường Phan Chu Trinh được thực hiện bởi xí nghiệp Môi trường đô thị số 2 thuộc Công ty môi trường đô thị Hà Nội. Cũng giống như phường Nguyễn Du, tại phường Phan Chu Trinh công tác chuẩn bị cho các hoạt động phân loại rác tại nguồn cũng diễn ra chu đáo cẩn thận từ việc chuẩn bị thùng rác đưa tới các hộ gia đình, lựa chọn thời điểm và nơi tập kết rác để thu gom.Mặc dù người dân phường Phan Chu Trinh đã có 3 năm kinh nghiệm thực hiện phân loại rác tại nguồn nhưng vẫn có rất nhiều người dân chưa rõ về hệ thống này. Bên cạnh đó hệ thống phân loại rác tại nguồn sẽ áp dụng khá khác biệt so với hệ thống trước đó do vậy việc tổ chức các cuộc họp hướng dẫn người dân là rất cần thiết để giúp họ hiểu cách phân loại và cách thu gom trong hệ thống phân loại mới. Tại phường Phan Chu Trinh cũng như phường Nguyễn Du các công cụ hướng dẫn phân loại rác cũng được sử dụng triệt để và có hiệu quả như: sách hướng dẫn phân loại, bảng tra nhanh các loại rác, biển báo tại điểm thu gom, băng rôn, logo các loại rác…Cùng với chuyên viên ban dự án 3R, các tổ trưởng tổ dân phố đã đi tận các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doang để hướng dẫn họ phân loại rác đúng cách. Ngoài ra phường còn tổ chức giao lưu với phường Nguyễn Du nhằm học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để quá trình thực hiện được tốt hơn.
Cũng giống như tại phường Nguyễn Du, công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường cũng diễn ra mạnh mẽ với các hoạt động cụ thể như: thực hiện giáo dục về 3R tại các trường học với giáo trình đã được Bộ giáo dục và đào tạo phê duyệt đồng thời sử dụng hệ thống đài phát thanh phường để tuyên truyền cho người dân về 3R và cụ thể là hoạt động phân loại rác tại nguồn đang diễn ra trên địa bàn phường,các xe tuyên truyền cũng được sử dụng tích cực. Ngoài ra còn tổ chức các chuyến tham quan cho các cán bộ tổ dân phố ở nhà máy chế biến phế thải Cầu Diễn để hiểu thêm về quy trình sản xuất phâm compost từ nguồn rác hữu cơ thu được. Và cũng như Nguyễn Du, các phong trào sử dụng túi Eco –bag, phong trào tiết kiệm Mottainai với việc phát động phong trào thiết kế túi Eco- bag, ngày hội tiết kiệm chống lãng phí Mottainai cũng được triển khai… Xí nghiệp phụ trách cùng các chuyên viên dự án tiến hành việc cân rác tại các hộ gia đình, thực hiện khảo sát ý kiến người dân, phân tích kết quả để đưa ra giải pháp thực hiện tiếp theo.
Tóm lại, các hoạt động phân loại rác tại nguồn từ khâu chuẩn bị đến khâu thực hiện đều được hai phường Phan Chu Trinh và Nguyễn Du thực hiện đầy đủ. Trong quá trình thực hiện, sau các cuộc họp của uỷ ban nhân dân phường cùng với lãnh đạo tổ dân phố, Hội phụ nữ, họ đã tham gia vào quá trình thực hiện như những Cộng tác viên 3R. Các Cộng tác viên 3R thay nhau hướng dẫn tại điểm thu gom tập kết và trực tiếp tuyên truyền hướng dẫn tới từng hộ gia đình. Từ khi có sự tham gia hướng dẫn của các Cộng tác viên 3R tình hình phân loại rác trên cả hai phường được cải thiện rõ rệt. Như vậy có thể nhận thấy hoạt động hướng dẫn của các lãnh đạo tổ và các thành viên của các hội,các tổ chức trên địa bàn phường rất hiệu quả trong việc thay đổi thói quen của người dân. Những kết quả của quá trình thực hiện sẽ được thể hiện trong phần 2.4.3.
2.2.2.3. Sản xuất phân hữu cơ và mở rộng nhu cầu thị trường tiêu thụ phân hữu cơ.
Trong năm 2007, đã thực hiện thí điểm tái chế rác hữu cơ thành phân compost và đã thực hiện hai nội dung công việc chính là:
Nâng cấp nhà máy chế biến phế thải Cầu Diễn.
Mở rộng nhu cầu và đảm bảo thị trường phân compost.
a. Nâng cấp nhà máy chế biến phế thải Cầu Diễn.
Bốn nội dung chính nhằm nâng cấp nhà máy chế biến phế thải Cầu Diễn đã được thực hiện bao gồm:
Tăng năng suất của nhà máy chế biến phế thải Cầu Diễn: Tăng chất lượng rác hữu cơ đầu vào; Xây dựng thêm 8 bể ủ lên men (dung tích 155 m3/ bể); thay thế việc cấp khí bởi quạt gió hiện nay bằng đảo trộn sử dụng xe xúc lật.
Cải tiến chất lượng compost: Thay thế hệ thống quạt hút cyclon hiện nay bằng hệ thống sàng rung mắt lưới 5mm; Lắp đặt và điều chỉnh hệ thống tuyển gió; Phân tích để kiểm tra thành phần hoác học của compost.
Cải thiện điều kiện làm việc: Cải thiện khu vực đóng bao (Lắp đặt phễu mới tại băng tải cấp liệu đóng bao, băng tải con lăn, cân điện tử và dây treo máy khâu tay); Lắp đặt hệ thống giá để compost; Cung cấp xe nâng compost.
Cung cấp thiết bị phân tích chất lượng compost: Thiết bị phân tích Nitơ, thiết bị đo độ ẩm, nhiệt kế.
b. Mở rộng nhu cầu và đảm bảo thị trường phân hữu cơ.
Khảo sát nhu cầu compost bằng cách phỏng vấn 25 khách hàng nội thành Hà Nội và 17 khách hàng ngoại thành Hà Nội.
Mở rộng thị trường cho sản phẩm phân hữu cơ: Sản xuất tờ rơi: Thiết kế mẫu mã bao bì mới; Tham gia hội chợ triển lãm Nông nghiệp Việt Nam 2007; Tham gia triển lãm Tuần lễ xanh quốc tế Hà Nội; Đến thăm các khách hàng tiềm năng để phân phát các mẫu phân bón, giải thích về tờ rơi, hướng dẫn sử dụng phân hữu cơ; Thúc đẩy việc sử dụng phân hữu cơ trong hội nghị khách hàng tổ chức tại Nhà máy Cầu Diễn tháng 9/2007; Tổ chức khoá tập huấn và xét nghiệm việc trồng rau có sử dụng phân bón; Tổ chức họp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nhu cầu phân hữu cơ; tham gia Hội nghị “rau an toàn” vùng đồng bằng sông Hồng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.2.2.4. Các hoạt động giáo dục môi trường và truyền thông.
Bắt đầu từ khi triển khai thực hiện các hoạt động 3R tại Hà Nội thì công tác giáo dục truyền thông cũng được thúc đẩy mạnh mẽ nhằm đưa đến cho mọi người dân thông tin về các hoạt động 3R mà họ sắp tham gia thực hiện.Các hoạt động giáo dục môi trường được diễn ra tại cộng đồng dân cư và tại một số trường tiểu học trên địa bàn hai phường thực hiện thí điểm là Nguyễn Du và Phan Chu Trinh. Các hoạt động truyền thông cũng được triển khai mạnh mẽ thông qua các kênh truyền hình, thông cáo báo chí của dự án 3R – HN.
Các hoạt động giáo dục bao gồm: Soạn thảo giáo trình giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học và đã được sở Giáo dục đào tạo Hà Nội thông qua và đưa vào giảng dạy. Đã thực hiện giảng dạy thí điểm tại 03 trường tiểu học Tây Sơn, Lý Tự Trọng và Võ Thị Sáu thuộc 02 phường thí điểm Phan Chu Trinh và Nguyễn Du với tổng số 457 học sinh thuộc 13 lớp (lớp 3 và lớp 4).Hoạt động giáo dục tại các trường tiểu học trên được các em học sinh hưởng ứng, giúp các em có cái nhìn tổng quan nhất về 3R, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh các em, tích cực tham gia các hoạt động PLRTN. Ngoài ra các hoạt động giáo dục môi trường tại cộng đồng cũng được người dân hưởng ứng như:Tổ chức cho các tổ trưởng dân phố tại các phường thí điểm đi tham quan tại Nhà máy chế biến phế thải Cầu Diễn; Phân phát túi vải đi chợ (eco – bag) cho người dân trên địa bàn phường thí điểm để khuyến khích người dân hạn chế sử dụng túi nilon; Khảo sát rác tại hộ gia đình: nhằm giáo dục về 3R, đặc biệt tập trung vào giảm thiểu rác thải sinh hoạt. Giúp người dân hiểu rõ thành phần, khối lượng rác thải của họ; Phát triển tài liệu tuyên truyền “Mottainai tại Hà Nội” tuyên truyền về phong trào tiết kiệm chống lãng phí.
Để giúp mọi người dân có thể tiếp cận với các thông tin 3R và trực tiếp hướng dẫn người dân PLRTN UBND phường Phan Chu Trinh và Nguyễn Du đã phối kết hợp với Thành hội phụ nữ Hà Nội, Hội phụ nữ phường lập mạng lưới các cộng tác viên 3R gồm các tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố, các hội viên hội phụ nữ phường, Đoàn viên thanh niên,v.v… Mạng lưới Cộng tác viên 3R đã hoạt động rất có hiệu quả trong việc giúp đỡ người dân thực hiện.
Công tác tuyên truyền cũng có rất nhiều hoạt động đáng chú ý thu hút được sự quan tâm của người dân: Tuyên truyền quảng bá về dự án 3R trên các phương tiện thông tin đại chúng; Phát tin qua hệ thống loa phường, in ấn và phân phát các tờ rơi hướng dẫn phân loại rác tại nguồn; Sản xuất các công cụ truyền thông như áp phích, pa – nô, tờ rơi, đĩa VCD, áo phông, túi vải, mũ, lịch…; Phát hành thông cáo báo chí: Dự án đã đều đặn phát hành các thông cáo báo chí đên các đơn vị truyền thông có liên quan mỗi tháng 1 lần từ tháng 6/2007; Tái cấu trúc và duy trì trang web của dự án nhằm giới thiệu về các hoạt động của dự án; Sản xuất phim quảng cáo về 3R và phát sóng trên các đài VTV1, VTV3 (Đài truyền hình Việt Nam) và HTV (Đài truyền hình Hà Nội).
Với tất cả các hoạt động trên đây, người dân thành phố đã được tiếp cận với 3R và hi vọng rằng những hiểu biết mà họ thu nhận được sẽ giúp họ có ý thức trong việc thực hiện các hoạt động 3R để bảo vệ môi trường sống xung quanh họ.
2.2.2.5. Phát triển năng lực.
Tổ chức 2 khoá tham quan học tập về triển khai 3R tại Thái Lan vào tháng 6/2007 và tại Nhật Bản vào tháng 11/2007.
Công ty Môi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34827.doc