Chuyên đề Hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm trách nghiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty bảo hiểm Bảo Hiểm Nhà Rồng - Bảo Long Hà Nội

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNGI: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI VỚI NGƯỜI THỨ BA VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NGHIỆP VỤ 3

I. Khái quát chung 3

1.Khái quát về bảo hiểm trách nhiệm và bảo hiểm TNDS. 3

1.1 Bảo hiểm trách nhiệm 3

1.2 Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới với người thứ ba 5

2. Sự cần thiết của bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 7

3. Tác dụng của bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 9

II. TÍNH CHẤT BẮT BUỘC CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TNDS 11

Cơ sở tiến hành bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba dưới hình thức bắt buộc. 11

III. ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA 12

1. Đối tượng bảo hiểm mang tính trừu tượng 12

3. Có thể áp dụng giới hạn trách nhiệm hoặc không 15

IV. Nội cơ bản của BH TNDS của chủ xe cơ giớ đối với người thứ ba 15

1. Ðối tượng và phạm vi bảo hiểm 15

1.1. Ðối tượng bảo hiểm 15

1.2. Phạm vi bảo hiểm 17

2. Số tiền bảo hiểm. 18

3. Phí bảo hiểm và phương pháp tính phí bảo hiểm 19

4. Hợp đồng bảo hiểm 22

5. Giám định tổn thất và giải quyết bồi thường 25

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA TẠI BẢO LONG HÀ NỘI (GIAI ĐOẠN 2001 _ 2005) 32

I. GIỚI THIỆU VỀ BẢO LONG HÀ NỘI 32

1. Quá trình thành lập và cơ cấu tổ chức của công ty 32

1.1Quá trìng thành lập 32

1.2 Cơ cấu tổ chức của Bảo Long 33

2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng: 34

3. Tình hình hoạt động chung của Bảo Long Hà Nội trong một vài năm gần đây 36

3.1. Các nghiệp vụ dang được triển khai 36

3.2. Kết quả đạt được 37

4. Phương hướng và nhiệm vụ trong thời gian tới 39

II. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA TẠI CÔNG TY BẢO LONG HÀ NỘI (GIAI ĐOẠN 2001-2005) 41

1. Khâu khai thác. 42

2. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 49

3, Công tác giám định bồi thường 50

4. Ðánh giá hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3. 56

4.1. Kết quả kinh doanh. 56

Bảng 6. Kết quả kinh doanh trong năm 2001 - 2005 57

4.2 Hiệu quả kinh doanh. 58

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI VỚI NGƯỜI THỨ BA TẠI BẢO LONG 61

I. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới với người thứ ba 61

1. Thuận lợi 61

2. Khó khăn 62

II MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚi VỚI NGƯỜI THỨ BA TẠI BẢO LONG HÀ NỘI. 63

2. Công tác khai thác 69

3. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất 70

4. Công tác giám định và bồi thường. 70

4.1. Công tác giám định. 70

4.2 Công tác bồi thường 71

5. Công tác dịch vụ khách hàng 71

6. Công tác phòng chống trục lợi bảo hiểm 72

Kết luận 74

Tài liệu tham khảo 75

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm trách nghiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty bảo hiểm Bảo Hiểm Nhà Rồng - Bảo Long Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiểm bồi thường theo thiệt hại thực tế nhưng số tiền bồi thường không vượt quá mức giới hạn trách nhiệm của bảo hiểm. V.CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NGHIỆP VỤ *Kết quả kinh doanh của một nghiệp vụ bảo hiểm, một loại hình bảo hiểm và của cả doanh nghiệp bảo hiểm được thê hiện ở hai chỉ tiêu chủ yếu là: Doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu của một doanh nghiệp bảo hiểm phản ánh tổng hợp kết quả kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm), bao gồm: các bộ phận cấu thành doanh thu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm; thu nhập từ hoạt động đầu tư và các khoản thu khác . Lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm được tính như sau: LNtrước thuế = DT - CF LNsau thuế = LNtrước thuế - TTN Với: - LN: Lợi nhuận DT: Doanh thu CF: Chi phí Trong đó, tổng chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm là toàn bộ các khoản chi phục vụ cho toàn quá trình hoạt động kinh doanh trong vòng một năm. Các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận cũng được tính riêng cho từng loại nghiệp vụ. Nhưng khi tính toán cần chú ý: những khoản chi nào có liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ phải được tính trực tiếp cho nghiệp vụ đó (như phí bảo hiểm , chi bồi thường, & ); những khoản thu, chi gián tiếp (chi quản lý doanh ghiệp, thu nhập đầu tư & ) phải được phân bổ theo tỷ lệ giữa doanh thu phí bảo hiểm nghiệp vụ so với tổng doanh thu phí bảo hiểm nói chung. * Hiệu quả kinh doanh - Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm là thước đo sự phát triển của bản thân doanh nghiệp và phản ánh trình độ chi phí công việc tạo ra những kết quả kinh doanh nhất định, nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. - Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh chỉ có thể được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả và chi phí. Nếu lấy mỗi chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh so với một chỉ tiêu phản ánhchi phí ta được một chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh. Do bảo hiểm không chỉ mang tính kinh tế mà còn mang tính xã hội nên khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp bảo hiểm ta phải trên góc độ cả về kinh tế và về dịch vụ phục vụ. - Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm được thể hiện qua hai nhóm chỉ tiêu. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế và nhóm chỉ tiêu phản ánh hiêụ quả xã hội. + Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế Ðứng trên góc độ kinh tế: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm được đo bằng tỷ số giữa doanh thu hoặc lợi nhuận với tổng chi phí. H= (1) H= (2) Trong đó: H ,H : Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm tính theo doanh thu và lợi nhuận. D : Doanh thu trong kỳ L : Lợi nhuận thu được trong kỳ. C : Tổng chi phí chi ra trong kỳ. Chỉ tiêu (1) nói lên: cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu (2) phản ánh: cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp bảo hiểm . + Chỉ tiêu hiệu quả xã hội Ðứng trên góc độ xã hội, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm được thể hiện qua hai chỉ tiêu sau: H= (3) H= (4) Trong đó: H : Hiệu quả xã hội của doanh nghiệp bảo hiểm C : Tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong kỳ. Kbt Số khách hàng được bồi thường trong kỳ. Ktg Số khách hàng được tham gia bảo hiểm trong kỳ. Chỉ tiêu (3) phản ánh: cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ đã thu hút được bao nhiêu khách hàng tham gia bảo hiểm . Chỉ tiêu (4) nói lên : cùng với một đồng chi phí đó đã góp phần giải quyết khắc phục hậu quả cho bao nhiêu khách hàng gặp rủi ro trong kỳ nghiên cứu. Nếu xem xét ở từng mặt, từng khâu và từng nghiệp vụ bảo hiểm có thể tính được các chỉ tiêu hiệu quả khác để phục vụ cho quá trình đánh giá và phát triển hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, tất cả các chỉ tiêu hiệu quả đều phải đảm bảo nguyên tắc khi xây dựng là: mỗi chỉ tiêu phải phản ánh được trình độ sử dụng loại chi phí nào đó trong việc tạo những kết quả nhất định. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm tốt phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của từng loại hình nghiệp vụ bảo hiểm . Do vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh của từng nghiệp vụ sẽ làm cho hiệu quả kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp bảo hiểm tăng lên, đáp ứng nhu cầu kinh tế- xã hội, giúp doanh nghiệp bảo hiểm tồn tại và phát triển, cạnh tranh được với các doanh nghiệp bảo hiểm khác. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA TẠI BẢO LONG HÀ NỘI (GIAI ĐOẠN 2001 _ 2005) I. GIỚI THIỆU VỀ BẢO LONG HÀ NỘI 1. Quá trình thành lập và cơ cấu tổ chức của công ty 1.1Quá trìng thành lập Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng gọi tắt là Bảo Long Hà Nội được thành lập và chính thức đi vào hoạt động kinh doanh bảo hiểm vào ngày 11/7/1995 theo giấy phép số 1529/ GP- UB ngày 11/7/1995 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, với sự góp vốn của nhiều doanh nghiệp lớn, có uy tín hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, dịch vụ … như: Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt), công ty cổ phần ngoại thương và phát triển đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (FIDECO), công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư (PETECH), ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK) ngân hàng thương mại cổ phần á Châu (ABC), ngân hàng thượng mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MFB), Tổng công ty dịch vụ An Phú (ASC), và một số công ty khác… Là công ty cổ phần đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam, quan nhiều năm thử thách và tự khẳng định mình, Bảo Long đã có bước đi vững chắc và đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường Bảo hiểm Việt Nam. Năm 1995 vốn điều lệ công ty là 24 tỷ đồng, chủ yếu hoạt động tại thị trường Hà Nội và Thành Phố Hồ Chi Minh, đến nay vốn điều lệ Bảo Long đã lên tới gần 100 tỷ đồng và công ty đã mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn quốc với các chi nhánh tại Hà Nội, Phú Yên, Khánh Hoà, Vũng Tàu Cần Thơ, Đà Nẵng.Và hệ thống Tổng đại lý bảo hiểm trên khắp các tỉnh thành phố, trụ sở chính của công ty đặt tại Quận I- Thành Phố Hồ Chí Minh, cơ cấu tổ chức công ty bao gồm Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, 10 phòng ban, 9 chi nhánh và trên 10 văn phòng đại diện trên cả nước. Sau 9 năm đi vào hoạt động hiện nay công ty đã thực hiện hoạt động kinh doanh trên 40 nghiệp vụ ( trừ bảo hiển Hàng không) đã đạt mức tăng trưởng doanh thu bình quân 40%/ năm. 1.2 Cơ cấu tổ chức của Bảo Long Cơ cấu tổ chức của Bảo Long Hà Nội: Để đáp ứng nhu cầu kinh doanh và nhằm mục tiêu tăng trưởng thị phần, ngày 29/10/1996 công ty đã quyết định mở chi nhánh ở miền Bắc tại 52 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiến TP Hà Nội và đến ngày 03/01/2004 chuyển về 30 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội. Cho đến nay đã 8 năm đi vào hoạt động chi nhánh đã từng bước hoàn thiện cả về măt tổ chức cũng như kinh doanh. Về mặt tổ chức do công ty bảo hiểm Nhà Rồng - Chi Nhánh Hà Nội mới đi vào hoạtt đông chưa lâu, công việc nhiều nên để đảm bảo hiệu quả công việc Chi nhánh đã tổ chức bộ máy quản lý một cách gọn nhẹ, hợp lý như sơ đồ 2 Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Bảo Long Hà Nội P.GIÁM ĐỐC Các P. Bảo Hiêm khu vực P.Kế toán& Tổng hợp P.NVII(P.Hàng hải & rủi ro kỹthuật) P.NVI(P. Phi hàng hải) Giám đốc chi nhánh là người chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ hoạt động kinh doanh, đại diện cho chi nhánh chịu trách nhiệm về mặt pháp lý cho các giao dịch của Chi nhánh. Giám đốc cùng các phòng, ban có chức năng điều hành hoạt động và quyết định mang tính chiến lược, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Chi nhánh. Giám đốc là người chịu trách nhiệm giám sát trực tiếp các phòng ban. Các phòng đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc. Căn cứ vào tình hình nhiệm vụ đặt ra, tổ chức giới thiệu và bán sản phẩm sao cho hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch. Đồng thời tổ chức các bô phận khai thác giám định, bồi thường một cách khoa học và hợp lý, giải quyết các khiếu nại nhanh chóng, thuận tiện và chính xác nhằm nâng cao uy tín của công ty đối với khách hàng. Năm 2004 Bảo Long Hà Nội triển khai thêm phòng bảo hiểm khu vực tại Gia Lâm, Từ Liêm và phố Vọng, dự định trong thời gian tới công ty sẽ mở thêm các chi nhánh khác nhằm tăng thị phần và tăng doanh thu phí. 2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng: Phòng nghiệp vụ I: Có nhiệm vụ khai thác và bán các sảm phẩm sao cho hoàn thành vượt mức kế hoạch đã đề ra. Phòng chịu trách nhiệm bồi thường với mức phân cấp là 30 trđ/vụ, vượt qua 30 trđ thì hồ sơ chuyển cho công ty giải quyết. Tất cả các khách hàng của Bảo Long Hà Nội thì cán bộ Bảo Long Hà Nội giám định và hoàn tất hồ sơ, còn những nơi mà cán bộ chưa đến kịp thì các đơn vị làm đại lý giám định sơ bộ sau đó cán bộ Bảo Long Hà Nội đến giám định lại và hoàn tất hồ sơ, xem xét và giải quyết bồi thường với mức phân cấp. Về mặt kinh doanh, do nhiệm vụ chủ yếu của chi nhánh là mở rộng thị trường phía Bắc chủ yếu tập trung vào các nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm. Phòng nghiệp vụ I chịu trách nhiệm hướng dẫn và quản lý về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới và nghiệp vụ bảo hiểm con người. Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, Chi nhánh là đại diện duy nhất ở miền Bắc của công ty hiện nay trong khai thác, giám định bồi thường và nhiều dịch vụ liên quan khác, do đó Chi nhánh được phép triển khai hầu hết các nghiệp vụ mà công ty được phép kinh doanh. Cho tới nay, chi nhánh đă triển khai gần 20 nghiệp vụ bảo hiểm tập trùn chủ yếu vào xe cơ giới, bảo hiểm hàng hoá vận chuyển, bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm con người, bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt. Chi nhánh còn chịu trách nhiệm thành lập và quản lý các tổng đại lý ở các tỉnh và thành phố. Các tổng đại lý này được hỗ trợ về mặt nghiệp vụ và tài liệu và chỉ khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Phòng NV II Chuyên kinh doanh về các nghiệp vụ hàng hải và rủi ro kỹ thuật, nhiệm vụ của phòng là hoàn thành kế hoạch do chi nhánh đặt ra. Phòng được phân cấp chỉ đạo và quản lý nghiệp vụ hàng hải. Cán bộ công nhân viên của phòng có nhiệm vụ khai thác và giám định về: Tàu thuyền, hàng hoá trên tàu và hàng hoá trong kho và các nghiệp vụ về xây dựng và kỹ thuật. Với đội ngũ nhân viên trẻ trung và năng động, cùng với phòng nghiệp vụ I đã hoàn thành vựơt mức kế hoạch đã đặt ra. Phòng kế toán và tổng hợp: Chịu trách nhiệm hoạch toán thu chi và hoạt động lễ tân của Chi nhánh. Hàng tháng, hàng quý, hàng năm lập báo cáo trình giám đốc và gửi cho công ty ở Thành Phố Hồ Chí Minh, phòng chịu trách nhiệm hoạch toán lương hàng tháng cho nhân viên, trả tiền hoa hồng cho đại lý, chi tạm ứng cho nhân viên và các hoạt động khác của Chi nhánh. Các văn phòng khu vực Các văn phòng khu vực cũng chiu trách nhiệm theo mức phân cấp là khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm mà chi nhánh đã triển khai nhằm đạt chỉ tiêu kế hoạch doanh thu, phòng cũng tự giám định những hợp đồng theo mức phân cấp. Các văn phòng khu vực chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Chi nhánh, hàng tháng chịu trách nhiệm thống kê báo cáo gửi lên Chi nhánh phòng được các phòng 3. Tình hình hoạt động chung của Bảo Long Hà Nội trong một vài năm gần đây 3.1. Các nghiệp vụ dang được triển khai Hiện nay Bảo Long triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm chủ yếu sau đây (trong đó Bảo Long Hà Nội được phép kinh doanh hầu hết các nghiệp vụ): * Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu * Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển trong nước * Bảo hiểm tàu thuyền * Bảo hiểm tai nạn thuyền viên * Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt * Bảo hiểm tài sản và thiệt hại * Bảo hiểm kĩ thuật * Bảo hiểm trách nhiệm * Bảo hiểm tai nạn con người * Bảo hiểm du lịch * Bảo hiểm xe cơ giới 3.2. Kết quả đạt được Là công ty cổ phần đầu tiên hoạt động trên lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam. Qua nhiều năm thử thách và tự khẳng định mình, Bảo Long đã có những bước đi vững chắc và đã đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Năm1994 với vốn ban đầu chỉ là 24 tỷ đồng và chủ yếu hoạt động tại Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội tới nay vốn pháp định của Bảo Long đã tăng lên 70 tỷ đồng không chỉ hoạt động ở Tp. HCM và Hà Nội, Bảo Long đã mở thêm nhiều chi nhánh ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước: Phú Yên, Khánh Hoà, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Cần Thơ...và đã triển khai hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm hiện có trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Đầu năm 2003 Bảo Long đã được tổ chức United Registrar of Systems (URS) của Anh Quốc cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng quản lý theo ISO 9001:2000. Bên cạnh đó Bảo Long còn hợp tác chặt chẽ với nhiều công ty bảo hiểm trong và ngoài nước nhằm trao đổi kinh nghiệm, đào tạo kỹ năng, nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng theo phương châm “An toàn nhất, tin cậy nhất, hiệu quả nhất”. Bảng 1. Tình hình kinh doanh của công ty qua một số năm: Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Thu phí bảo hiểm gốc 25,692 37,416 57,785 93.232 Thu phí nhận tái bảo hiểm 4,953 6,036 10,345 14.414 Chi bồi thường BH gốc 9,287 18,978 28,958 39.951 Chi bồi thường nhận tái BH 2,283 2,201 4,470 6.167 Lợi tức thuần hoạt động kinh doanh 3,541 2,338 3,289 7.499 Lợi tức hoạt động tài chính 1,533 3,762 5,007 5.862 Tổng lợi tức trước thuế 5,177 6,107 8,293 13.36 Lợi tức sau thuế 3,520 4,154 5,639 9.62 Nguồn: công ty Bảo Long Hà Nội Bảng 2. Doanh thu của chi nhánh qua một số năm: Đơn vị: tỷ đồng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Kế hoạch 8,12 9,86 12,8 17,5 20,5 Thực hiện 8,568 10,63 13,5 17,12 21,32 Nguồn: chi nhánh Bảo Long Hà Nội Đối với chi nhán Bảo Long Hà Nội, đay là chi nhán được thành lập đầu tiên của Bảo Long. Về mặt kinh doanh, chi nhánh tại Hà Nội triển khai kinh doanh các nghiêp vụ bảo hiểm gốc tại địa bàn Hà Nội và các tỉnh phía bắc.Do chi nhánh cũng là đại diện của Công ty tại miền bắc nên hiện nay Chi nhánh triển khai hầu hết các nghiệp vụ mà Công ty được phép kinh doanh. Hiện nay, Chi nhánh tập trung chủ yếu vào nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm hàng hoá vận chuyển,bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm con người, bảo hiểm hỏa hoạn va các rủi ro đặc biệt. Doanh thu chiếm môt tỷ lệ không nhỏ trong tổng doanh thu của cả Công ty và không ngừng tăng lên qua các năm. 4. Phương hướng và nhiệm vụ trong thời gian tới Hà Nội là trung tâm kinh tế chính trị và văn hoá của cả Nước, nơi đây tập trung hầu hết các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và các tổ chức kinh tế xã hội. Địa bàn hoạt động của chi nhánh chủ yếu ở Hà Nội và một số tỉnh phụ cận nằm trong tam giác kinh tế phía Bắc nên đây là một thị trường rất tiềm năng trong việc triển khai hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm đặc biệt là các nghiệp vụ lớn như: bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm hoả hoạn, bảo hiểm hàng hoá, xe cơ giới, con người...Trước một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng nhưng hệ thống của Bảo Long Hà Nội trong thời gian qua vẫn chưa làm chủ được các phân đoạn của thị trường nên đã gặp rất nhiều khó khăn trong khâu khai thác. Trong thời gian tới để đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng và theo định hướng phát triển chung của cả công ty, chi nhánh đã định hướng sự phát triển theo những mục tiêu và nhiệm vụ sau. Về tầm nhìn - sứ mệnh: Phấn đấu trở thành nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm tin cậy nhất, an toàn nhất và hiệu quả nhất tại Việt Nam; trở thành nhà bảo hiểm chuyên nghiệp và có uy tín tại Việt Nam, dần khẳng định vị trí và năng lực của công ty trên thị trường bảo hiểm. Về chiến lược: Chiến lược 1: Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm, thoả mãn tốt nhất mọi nhu cầu khách hàng. Chiến lược 2: Phát triển và đào tạo đội ngũ nhân viên ngày một chất lượng. Chiến lược 3: Mở rộng phạm vi hoạt động của chi nhánh ra hầu hết các tỉnh phía bắc. Về cam kết chất lượng dịch vụ: Chất lượng là yếu tố mang tính quyết định đến thành công để đạt được sự thoả mãn của khách hàng. Để đạt được, công ty xác định và cam kết thực hiện theo Chính sách chất lượng, cung cấp đầy đủ nguồn lực cần thiết để thực hiện hệ thống chất lượng nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng hiện tại và trong tương lai. Phương án kinh doanh cụ thể: Trên cơ sở các căn cứ về vị trí và mục tiêu kinh doanh, chi nhánh xác định địa bàn kinh doanh chủ yếu trong một vài năm tới sẽ vẫn là Hà Nội và một số tỉnh phía bắc như Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn..., các khu công nghiệp vành đai và các tỉnh phụ cận Hà Nội bởi đây là nơi tập trung của các doanh nghiệp các văn phòng đại diện của các công ty trong và ngoài nước, uy tín của Bảo Long trên thị trường này còn yếu không như trong phía Nam nên chi nhánh cần tập trung để phát triển và củng cố thị phần. Mặc dù được kinh doanh hầu hết các sản phẩm của công ty nhưng chi nhánh hiện chỉ tập trung vào một số sản phẩm lớn nên trong tương lai sẽ tiếp tục mở rộng danh mục sản phẩm, đồng thời tiếp tục và củng cố mối quan hệ các khách hàng, từng bước đẩy mạnh hoạt động khai thác và nâng cao chất lượng dịch vụ. Tiến hành đào tạo ngắn hạn cho cán bộ về các nghiệp vụ bảo hiểm gốc, hỗ trợ cho cán bộ các nguồn tài liệu văn bản pháp luật và các tài liệu cần thiết để hỗ trợ kinh doanh; Hỗ trợ các cán bộ chi phí giao dịch; hỗ trợ các cán bộ mới, cán bộ trẻ về nguồn khách hàng ban đầu để họ dần quen với công việc và có thể tự tiếp tục củng cố và mở rộng các mối quan hệ khách hàng. II. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA TẠI CÔNG TY BẢO LONG HÀ NỘI (GIAI ĐOẠN 2001-2005) Từ lý thuyết và thực tế cho thấy: nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự ra đời là cần thiết, khách quan và ngày càng đi sâu vào cuộc sống của mọi thành viên trong xã hội. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự như một biện pháp kinh tế huy động sự đóng góp của các chủ xe khi phát sinh trách nhiệm dân sự của họ trong các vụ tai nạn giao thông. Trước sự cấp thiết mang tính xã hội của vấn đề nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội, kỷ cương của pháp luật, đảm bảo quyền lợi của người bị tai nạn trong các vụ tai nạn giao thông, Bảo hiểm Việt Nam đã tiến hành bảo hiểm bắt buộc đối với nghĩa vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, cụ thể bằng nghị định 30/HÐBT ban hành ngày ngày 10/3/1998 quy định các chủ xe cơ giới phải tham gia bảo hiểm. Bảo Long Hà Nội đã triển khai nghiệp vụ này ngay sau khi thành lập. Sau một thời gian hoạt động bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, công ty Bảo Long Hà Nội đã thu được một số kết quả nhất định. Bất kì một nghiệp vụ bảo hiểm nào khi triển khai hoạt động cũng thường phải trải qua một số khâu công việc cụ thể: khâu khai thác, khâu đề phòng và hạn chế tổn thất, khâu giám định và bồi thường,... 1. Khâu khai thác. Đối tượng tham gia bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là các chủ xe (lái xe). Vì vậy, số lượng xe tham gia giao thông ít nhiều phụ thuộc vào tình hình khai thác nghiệp vụ này. Bảng 3: Số lượng xe tham gia giao thông. Năm Tổng số Ôtô Xe máy Tốc độ tăng số tham gia giao thông (%) Ô tô xe máy 2001 8.916.134 557.092 8.359.042 2002 10.870.401 670.401 10.273.000 20,34 22,9 2003 12.054.000 675.000 11.379.000 6,9 10,77 2004 13.249211 756.378 12.492.833 12,056 9,8 2005 14.093297 807.562 13.285375 6,77 6,34 (Nguồn: tạp chí giao thông vận tải) Qua bảng số liệu trên ta thấy: xu hướng tăng lên qua các năm của cả số ôtô và số môtô lưu hành. Ðiều này có thể giải thích do: những năm gần đây, nền kinh tế mở cửa đã làm cho điều kiện sống của dân cư tăng lên; nhu cầu đi lại bằng đường bộ ở Việt Nam chiếm phần lớn; số lượng xe với giá cả phù hợp với khả năng tài chính của dân cư được bán phổ biến ngày càng gia tăng... Với số lượng xe ngày một nhiều đang tham gia giao thông này là một thị trường to lớn đối với nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Những năm gần đây, nhất là trong những năm từ 2003 đến năm 2005, Chính phủ cùng các ngành, các cấp tăng cường nhiều biện pháp nhằm giảm bớt tai nạn và ùn tắc giao thông đường bộ, đặc biệt trong nghị định 15/NÐ-CP của Chính phủ có quy định xử phạt hành chính đối với người tham gia giao thông không có bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới, cùng với quyết định 23/BTC ngày 23/02/2003 của Bộ Tài Chính ban hành quy tắc, biểu phí bảo hiểm bắt buộc bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới dẫn tới sự bùng nổ nhu cầu bảo hiểm của mỗi người dân, nhất là bảo hiểm xe mô tô. Dẫn đến doanh thu bảo hiểm xe cơ giới trong năm 2003 của toàn thị trường đạt 1032 tỷ đồng( năm 2003), tăng 65,6% so với năm 2002. Ðối với Bảo Long Hà Nội , bảo hiểm xe cơ giới được coi là nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống, chiếm tỷ trọng cao (từ 25,3% đến 30% ), và ổn định trong cơ cấu nghiệp vụ của công ty. Công ty Bảo Long Hà Nội tiến hành mở rộng và phát triển kinh doanh trên khắp địa bàn. Hiện tại công ty có 4 văn phòng khai thác và đang hoạt động rất tốt. Bảng 4. Tình hình khai thác trong năm 2001 – 2005 Chỉ tiêu Ðơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Số xe tham gia bảo hiểm - Xe máy - ôtô Xe 16261 3770 16067 4508 18387 5365 24896 6239 28077 7920 Doanh thu bình quân mỗi xe - Xe máy - ôtô 1000đ 44,5 375,75 49,00 415,5 50,1 458,37 53,24 497,65 54,45 510,27 Tốc độ tăng số xe tham gia bảo hiểm - Xe máy - ôtô % -1,193 19,58 14,44 19 35,4 16,29 12,78 26,94 Doanh thu phí nghiệp của nghiệp vụ . xe máy - ôtô % 723580 1416420 787260 1782740 921150 2458850 1325440 3104560 1528770 4041230 Tốc độ tăng DT - Xe máy - ôtô đ 8,8 32,22 17 31,3 43,89 26,26 15,34 30,17 ( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của Bảo Long Hà Nội.) Nhận xét : * Về khai thác đối với xe máy : Số xe máy tham gia bảo hiểm năm 2002 giảm (1,193%) so với năm 2001bởi hai nguyên nhân chính đó là việc tăng phí bảo hiểm bình quân (từ44,5 nghìn lên 49 nghìn) và việc Bảo Long Hà Nội thực hiện giảm tỷ lện hoa hồng cho các đại lý khai thác ( từ 15% năm 2001 xuống còn 12% năm 2002). Đây là một điều rất tiếc cho Bảo Long bởi trong năm này, tốc độ tăng số xe máy tham gia giao thông là rất cao(22,9%). Các năm 2003 và 2004 số xe máy tham gia bảo hiểm tại Bảo Long Hà Nội tăng cao, đặc biệt là năm 2004( tăng 35,4% so với năm 2003). Có được như vậy là do sự tác động không nhỏ từ Quyết định 23/2003/QĐ- BTC cũng như từ phía chính phủ, các ngành các cấp nhằm hạn chế tai nan giao thông. Việc kiểm tra BHTNDS của các chủ phương tiện tham gia giao thông được thực hiện một cách thường xuyên đã làm cho nhu cầu mua bảo hiểm tăng cao. Hơn nữa, lúc này Bảo Long thực hiện cơ chế “ lỏng” trong việc ký kết hợp đồng đại lý bán BHTNDS đối với xe máy hay như việc đặt chỉ tiêu doanh thu đối với từng nhân viên của mình. Tuy nhiên, năm 2005 tốc độ tăng số xe máy tham gia bảo hiểm giảm so với năm 2004 bởi lúc này cơ cấu kinh doanh của công ty đối với nghiệp vụ này có sự thay đổi. Công ty tập trung nhiều hơn về khai thác bảo hiểm xe ô tô vì nó đi kèm với bảo hiểm vật chất xe ( thể hiện qua việc giảm tỷ lệ hoa hồng đối với xe máy xuống còn 10% ) nên hiệu quả khai thác giảm. * Về khai thác đối với xe ô tô : Tốc độ tăng số xe tham gia bảo hiểm năm 2002 cao hơn các năm 2003, 2004. Ở năm 2002, Bảo Long Hà Nội chưa có biện pháp gì đặc biệt mà nó chịu sự tác động của việc tăng số xe tham gia giao thông tăng 20,34%, cao nhất trong tất cả các năm gần đây. Bên cạnh đội ngũ khai thác có trình độ, nghiệp vụ và tâm huyết. Các năm 2003 và 2004, số xe tham gia bảo hiểm vẫn tăng nhưng tốc độ không cao bằng năm 2002. Nguyên nhân 1 phần là tốc độ tăng số xe ô tô tham gia giao thông không còn cao như năm 2002 nhưng chủ yếu là do việc Bảo Long bị phân tán nguồn lực do tập trung vào việc mở thêm một số văn phòng khu vực tại Hà Nội và một số chi nhánh tại các tỉnh như Quảng Ninh, Tuyên Quang, … Năm 2005, tốc độ tăng số xe tham giao bảo hiểm tại Bảo Long đạt ở mức cao đó là do kết quả hoạt động tốt của các chi nhánh, đồng thời chiến lược tập trung khai thác đối với xe ô tô đã mang lại kết quả. Có thể nhận thấy , trong 5 năm số xe ô tô, xe máy tham gia bảo hiểm bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại Bảo Long Hà Nội tăng lên qua mỗi năm. Thêm vào đó la sự tăng lên của doanh thu phí bình quân của từng nghiệp vụ bảo hiểm đối với mỗi loại xe cũng tăng do vậy mà doanh thu phí không ngừng tăng lên. Sở dĩ ô tô, mô tô tham gia bảo hiểm tăng lên bởi rất nhiều nguyên nhân: - Công ty Bảo Long Hà Nội đã mở rộng mạng lưới công tác viên, văn phòng khai thác đảm bảo phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. - Phối hợp cùng cảnh sát giao thông ở các chốt kiểm tra, kiểm soát các xe lưu hành trên đường nếu không có bảo hiểm thì bị xử phạt nghiêm khắc. - Tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa mục đích, sự cần thiết của chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới để chủ xe hiểu được nghĩa vụ, quyền lợi của mình khi tham gia. - Việc tham gia bảo hiểm đã dần trở thành nếp sống của người dân khi trình độ nhận thức trong dân trí đã phát triển và đời sống thu nhập của dân cư được cải thiện. - Một phần rất quan trọng là việc giải quyết bồi thường, các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất của Bảo Long Hà Nội đã tạo được uy tín, thương hiệu trong lòng khách hàng. Tuy nhiên, kết quả khai thác bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới ở công ty Bảo Long Hà Nội còn hạn chế. Mặc dù, số xe tham gia bảo hiểm tăng nhưng so với số xe đang lưu hành thì chỉ là mộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32833.doc
Tài liệu liên quan