Dùng phương pháp này để điều tra thu nhập số liệu. Tổng hợp, hệ thống hoá tài liệu trên cơ sở phân tổ trang trại, các chi phát sinh. Từ các số liệu thu được phân tích số liệu qua phân tích mức độ hiện tượng, phân tích tình hình biến động và mối liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hiện tượng .
Dùng các số tương đối, tuyệt đối, số bình quân trên cơ sở chọn phương pháp mẫu điều tra, phương pháp thu thập số liệu, phân tổ thống kê để tổng hợp và hệ thống hoá số liệu từ đó phân tích mức độ, tình hình biến động, mối quan hệ giữa các hiện tượng.
86 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hiệu quả kinh tế các loại hình trang trại huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t triển đạt trình độ cao thì số lượng trang trại giảm, quy mô tăng.
- Kinh tế trang trại là sự phát triển tất yếu của nền nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá. Chính công nghiệp hoá đã đạt ra yêu cầu khách quan cho công nghiệp hoá và tạo điều kiện cho kinh tế trang trại hình thành và phát triển.
- Kinh tế trang trại là kết quả tất yếu của kinh tế hộ gắn với sản xuất hàng hoá. Kinh tế trang trại có thể và có điều kiện phát triển ở tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông, lâm ngư nghiệp và tất cả các vùng khác nhau (đồi nói, đồng bằng và ven biển)
- Các trang trại phát triển theo xu hướng gia tăng về quy mô (vốn, lao động....trên một đơn vị diện tích).
Thứ hai, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại không hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô đất đai, lao động
Thứ ba, bồi dưỡng và đào tạo chủ trang trại là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với sự thành công công kinh tế trang trại ở các nước trên thế giới. ở nhiều nước công nghiệp phát triển, chủ trang trại muốn được Nhà nước công nhận về trình độ quản lý và tư cách pháp nhân, phải tốt nghiệp các trường kỹ thuật và quản lý nông nghiệp , đồng thời có kinh nghiệm qua thực tập lao động sản xuất kinh doanh một năm ở các trang trại khác. ở nước ta, chủ trang trại xuất thân từ nông dân chiếm đa số. Điều nàu hạn chế khả năng áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ và sản xuất. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt ở trong nước và thị trường quốc trế, đòi hỏi chủ trangtrại phải có trình độ quản lý cao để có khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Thứ tư, sự hình thành và phát triển thị trường tiêu thụ nông sản có ý nghĩa đặc biệt đối với kinh tế trang trại.
Thứ năm, Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại.
Nguyên tắc chung của hội nhập kinh tế quốc tế là phải giảm dần thuế nhập khẩu, hạn chế định lượng...để thúc đẩy cạnh tranh tự do, lành mạnh, bình đẳng cho nông sản của các nước. Các chính sách của Nhà nước trong việc hỗ trợ đầu ra cho kinh tế trang trại dần được thay thế bằng đầu vào (cơ sở hạn tầng, nghiên cứu khoa học, đào tạo khoa học....) Để các trang trại nước ta có thể hội nhập tốt vào kinh tế thế giới. các chính sách cho phát triển kinh tế trang trại cần chú ý đặc biệt đến hỗ trợ đầu vào cho sản xuất của trang trại.
PHẦN III
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
* Vị trí địa lý
Thanh Trì nằm trong khu vực đường 1A, 1B đường vành đai 3 nối liền với cầu Thanh Trì, tuyến đường sắt Bắc Nam với ga Văn Điển nên Thanh Trì là cửa ngõ phía Nam Thành Phố Hà Nội.
Phía Bắc huyện giáp với Quận Hoàng Mai
Phía Nam giáp với huyện Thường Tín và huyện Thanh Oai
Phía Tây giáp với Quận Thanh Xuân, TX Hà Đông
Phía Đông giáp với sông Hồng
Chiều dài theo hướng Bắc Nam khoảng 8 km với tổng diện tích đất tự nhiên là 6292,71 ha; dân số 164.000 người và 78.500 lao động.
Nằm ở vị trí đó Thanh Trì có thuận lợi cơ bản về giao lưu đường sắt, đường bộ và đường thuỷ với cùng phía Nam là cửa ngõ đón nhận tất cả các luồng giao lưu giữa các tỉnh phía Nam và phía Bắc trước khi vào Thủ Đô Hà Nội. Phía Đông là sông Hồng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao lưu đường thuỷ với khu vực nội thành cũng như các vùng thuộc hạ lưu sông Hồng.
* Địa hình
Thanh Trì là vùng đất trũng ven đê ở phía Nam thành phố Hà Nội với độ cao trung bình 4.5 đến 5.5 m. Địa hình biến đổi dốc nghiêng từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Toàn bộ lãnh thổ huyện được phân chia thành 02 vùng tự nhiên: Vùng bãi ven đê và vùng nội đồng. Vùng bãi ven đê sông Hồng diện tích 1174 ha, bao gồm diện tích chủ yếu của 3 xã Yên Mỹ, Duyên Hà và Vạn Phúc. Đây là đất phù sa bồi tụ thường xuyên nên có độ cao trung bình thường cao hơn vùng đất trong đê của huyện. Độ cao trung bình của các khu đất dân cư là 8 - 9.5 m. Đất đai vùng bãi thuộc loại đất phù sa bồi tụ hàng năm, thường bị ngập nước vào 4 tháng mùa mưa lũ. Đây là vùng đất thích hợp cho việc phát triển các loại cây trồng.
Vùng trong đê chiếm đại bộ phận diện tích của huyện gồm 12 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích khoảng 5118 ha đất tự nhiên. Toàn vùng bị chia cắt bởi các trục đường quốc lộ 1A, 1B, đường 70A và các sông tiêu nước thải của Thành Phố như sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Om (đầu nguồn là Sông Sét và Sông Kim Ngưu đổ vào), sông Hoà Bình nên hình thành những tiểu vùng nhỏ có nhiều hồ đầm, ruộng trũng.
Với địa hình như vậy một mặt tạo điều kiện cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản và các hoạt động sản xuất trên ruộng nước, mặt khác cũng gây khó khăn cho tình trạng ngập úng. Các vùng ngập úng lớp đất có tính cơ học yếu, không thuận lợi cho việc xây dựng các công trình, đồng thời các lớp đất sét thấm nước không đáng kể tạo ra các lớp cách nước, không cho phép tiêu nước bằng con đường thẩm thấu.
3.1.1.2. Khí hậu thuỷ văn
Thanh Trì mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của vùng Đồng Bằng Châu Thổ Sông Hồng. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C, độ ẩm lên tới 89%. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1700 đến 2000 m, mưa tập trung nhiều vào tháng 7,8. Khí hậu của huyện phù hợp với nhiều loại cây trồng. Song trong vụ đông có nhiều bất lợi, thường xuyên phải hứng chịu các đợt gió mùa làm thời tiết khô hanh, sâu bệnh phát triển phá hoại cây trồng, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
Nguồn nước đối với ngành nông nghiệp nói riêng và loài người nói chung là vô cùng cần thiết, nó đảm bảo cho cây trồng sau khi chuyển dịch tồn tại và phát triển. Điều đó nói lên rằng, muốn chuyển dịch cơ cấu cây trồng điều đầu tiên là phải quan tâm đến nguồn nước của huyện. Chế độ thuỷ văn của Thanh Trì chịu ảnh hưởng rất lớn của chế độ thuỷ văn Sông Nhuệ, sông Hồng và nguồn nước từ Thành Phố. Vào mùa mưa toàn bộ vùng ngoài đê Sông Hồng bị ngập úng. Toàn bộ phần diện tích trong đê đều có cốt đất thấp hơn ngoài đê và mực nước sông. Thêm vào đó phần lớn nước thải của Thành Phố tiêu qua các sông trên địa bàn huyện vào mùa mưa thì gây ngập lụt, vào mùa khô thí gây ô nhiễm nguồn nước rất nghiêm trọng. Sau khi xây dựng hồ điều hoà trạm bơm tiêu nước Yên Sở, tình trạng ngập úng vào mùa mưa đã được khắc phục một phần, song tình trạng ô nhiễm nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn huyện vẫn chưa được giải quyết.
Hệ thống thuỷ lợi: Toàn huyện có 83 trạm bơm tưới với tổng công suất 90.850 m3/giờ và 12 trạm bơm tiêu, trong đó có 77 trạm bơm tưới và 12 trạm bơm tiêu do các HTX quản lý, có gần 160 km kênh mương cấp I và cấp II. Hệ thống thuỷ lợi của huyện được xây dựng khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, sau nhiều năm sử dụng lại nằm trong vùng đô thị hoá nhanh nên một số công trình xuống cấp mạnh và bị chia cắt.
3.1.1.3. Tài nguyên môi trường
Trên địa bàn huyện cho đến nay chưa xác định được có loại tài nguyên khoáng sản gì quý, ngoại trừ cát ven sông Hồng. Dọc theo Sông Hồng thuộc địa phận xã Vạn Phúc có các bãi cát tự nhiên bồi tụ hàng năm có thể khai thác hàng vạn m3 cát phục vụ cho xây dựng trong huyện và các khu vực lân cận.
Về môi trường Thanh Trì tuy chưa phải là vùng công nghiệp song nhiều yếu tố tạo ra nguồn ô nhiễm rất lớn đối với sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn huyện. Phần lớn nguồn nước thải nội thành chảy qua các sông Tô Lịch, sông Om đổ dồn về huyện qua các cánh đồng, ao hồ, ruộng trũng trước khi chảy ra Sông Nhuệ. Nước thải là nguồn gây ô nhiễm đối với sản xuất nông nghiệp thực phẩm, ô nhiễm không khí, ô nhiễm các nguồn nước sinh hoạt của dân cư. Trên địa bàn huyện còn có Nghĩa Trang Văn Điển và Đài hoá thân hoàn vũ, bãi rác thải Tam Hiệp cũng là nguồn gây ô nhiễm rất nghiêm trọng về môi trường không khí.Thêm vào đó trên địa bàn còn có một số nhà máy hoá chất tập trung như nhà máy Pin, Phân lân, Sơn tổng hợp... Nguồn nước thải không được xử lý nên rất ảnh hưởng tới các khu vực có cấc sông tiêu nước chảy qua.
Tuy nhiên mức độ ô nhiễm do nguồn nước thải Thành Phố cũng ảnh hưởng đến các khu vực có các sông tiêu nước chảy qua, phạm vi ảnh hưởng bán kính tối đa là 2 km. Như vậy, một phần lãnh thổ của huyện thực tế không nằm trong vùng ô nhiễm, song nhận thức và quan niệm của người dân cũng như các nhà đầu tư mỗi khi nhắc đến Thanh Trì đều coi là vùng ô nhiễm. Vì vậy việc xử lý tình trạng ô nhiễm là vấn đề lớn mang tính tổng thể của toàn Thành Phố và của Quốc Gia, bản thân huyện không thể tự giải quyết được. Các nguồn nước thải cuả khu dân cư và công nghiệp cần phải được xây dựng hệ thống xử lý riêng trước khi đổ vào các sông tiêu nước. Một số nhà máy công nghiệp cần di rời khỏi các khu vực trung tâm đô thị, đối với Nghĩa Trang Văn Điển cần có phương án cải tạo, hạn chế việc mai táng xác, tăng cường năng lực của Đài hoá thân hoàn vũ và cải tạo nghĩa trang thành dạng công viên với mục đích chủ yếu là để lưu giữ các hài cốt và tro, cải tạo hệ thống thoát nước và xử lý nguồn nước thải nôi bộ để không gây ô nhiễm khu vực lân cận. Bên cạnh đó cần tăng cường đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng cung cấp nước sạch sinh hoạt dân cư, thoát nước thải và có phương án bố trí sản xuất phù hợp với điều kiện môi trường.
3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì
3.1.2.1. Đất đai
Trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, đất đai là cơ sở để tiến hành sản xuất. Đất đai là tư liệu để sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, nó vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động. Số lượng đất đai tuy nhiều hay ít, chất lượng tốt hay xấu đều ảnh hưởng, quyết định sản xuất ngành trồng trọt. Do đó chúng ta đánh giá đúng đắn tiềm năng và thực trạng sử dụng đất đai của huyện .
Bảng 1: Tình hình đất đai của huyện Thanh Trì
Loại đất
Số lượng (ha)
Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên
6292,71
100
I/. Diện tích đất nông nghiệp
3548,134
56,19
1. Đất trồng cây hàng năm
3152,535
50,19
1.1. Đất chuyên trồng lúa
2621,610
41,66
1.2. Đất trồng cây hàng năm khác
530,925
8,44
2. Đất trồng cây lâu năm
5,672
0,09
3. Đất nuôi trồng thuỷ sản
388,509
6,17
4. Đất nông nghiệp khác
1,417
0,02
II. Đất phi nông nghiệp
2712,945
43,11
1. Đất ở
802,205
13,27
1.1. Đất ở nông thôn
796,518
12,75
1.2. Đất ở đô thị
32,687
0,52
2. Đất chuyên dùng
1271,627
20,21
2.1. Đất trụ sở cơ quan
73,630
1,16
2.2. Đất quốc phòng, an ninh
83,478
1,32
2.3. Đất SXKD phi nông nghiệp
258,844
4,14
2.4. Đất có mục đích công cộng
855,675
13,59
3. Đất tín ngưỡng
19,932
0,32
4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa
118,071
1,88
5. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
501,107
7,96
II. Đất chưa sử dụng
31,635
0,5
(Nguồn: số liệu kiểm kê đất đai năm 2007 của huyện Thanh Trì)
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 6292,7138 ha, bao gồm 3548,1339 ha đất nông nghiệp (chiếm 56,19%), đất phi nông nghiệp là 2712,944 ha (chiếm 43,11%) đất chưa sử dụng là 31,6364 ha (chiếm 0,5%).
Thanh Trì là huyện vùng trũng, diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 56%, trong đó chủ yếu là diênh tích trồng lúa, diện tích ao hồ, đầm đưa vào thả cá. Diện tích đất trồng các loại cây mầu chủ yếu nằm ở các vùng bãi Sông Hồng. Tuy diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, nhưng bình quân đất nông nghiệp chỉ đạt 880 m2/lao động. Từ năm 2000 - 2005 qúa trình đô thị hoá đã làm cho đất nông nghịêp giảm, chuyển sang đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị.
Đất chuyên dùng chiếm 20,21% đất phục vụ cho sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chiếm 4,1%, tập trung ở vùng trung tâm huyện và khu vực mới đô thị hoá.
Diện tích đất ở chiếm 13,27% chủ yếu là đất ở nông thôn thuộc các làng xóm cũ. Đất ở đô thị chỉ chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn, nhưng trong tương lai khi các khu đô thị mới như khu Tứ Hiệp, Cầu Bươu, khu đấu giá quyền sử dụng đất Tân Triều, Ngũ Hiệp... được hoàn thành thì tỷ lệ đất đô thị sẽ tăng lên đáng kể.
Thanh Trì là huyện còn đa dạng tiềm năng về đất đai, lại nằm sát nội thành nên có thể mở rộng các công trình xây dựng cho phát triển đô thị và công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp vừa và nhỏ. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là đất ruộng trũng, do vậy cần tiếp tục tích cực thực hiện chương trình chuyển đổi để khai thác thế mạnh của vùng trũng là nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với du lịch sinh thái và dịch vụ.
* Tình hình biến động và sử dụng đất nông nghiệp
Mặc dù là huyện ven nội thành, song diện tích đất nông nghiệp của Thanh Trì vẫn chiếm tỷ trọng lớn (56,19%) so với tổng diện tích đất tự nhiên. So với năm 2000 thì diện tích đất nông nghiệp năm 2007 giảm 28,37 ha, giảm tương đương 0,79%. Diện tích đất nông nghiệp giảm chủ yếu chuyển sang mục đích phi nông nghiệp.
Bảng 2: Biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2007
Các loại đất
2005
2007
2007 so với 2005
SL(ha)
%
SL(ha)
%
Ha
%
Tổng DT đất nông nghiệp
3576.50
100
3548.13
100
- 28.37
99.21
1. Đất trồng cây hàng năm
3238.11
90.54
3152.53
88.85
-85.58
97.36
- Đất trồng lúa
2690.12
75.22
2621.61
73.89
-68.51
97.45
- Đất trồng cây hàng năm khác
547.99
15.32
530.92
14.96
-17.07
96.88
2. Đất trồng cây lâu năm
5.43
0.15
5.67
0.16
0.24
104.42
3. Đất nuôi trồng thuỷ sản
332.93
9.31
388.51
10.95
55.58
116.69
4. Đất nông nghiệp khác
0.03
0.00
1.42
0.04
1.39
5191.58
(Nguồn: số liệu kiểm kê đất đai của huyện Thanh Trì)
Giữa các loại đất nông nghiệp có thể thấy đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác có xu hướng giảm, đồng thời diện tích nuôi trồng thuỷ sản có xu hướng tăng đất trồng cây lâu năm và đất nông nghiệp khác cũng có xu hướng tăng nhưng với số lượng diện tích tăng không đáng kể.
Về cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp từ biểu hiện trên cho thấy đất trồng lúa vẫn là loại đất chiếm tỷ trọng lớn. Trong 3 năm từ 2005 - 2007 cơ cấu đất trồng lúa chỉ giảm được 2.55%. Đất nuôi trồng thuỷ sản mặc dù được cho là có xu hướng tăng nhanh nhất, nhưng cũng chỉ tăng được 55.58 ha, tương đương 16.69%. Như vậy quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong ngành nông nghiệp diễn ra chậm.
Đất trồng lúa: Diện tích đất trồng lúa trong 3 năm (2005 - 2007) giamr 68.51 ha, trong đó diện tích giảm dần do chuyển từ đất trồng lúa sang diện các mục đích khác là 180.46 ha và diện tích tăng do chuyển từ loại đất khác sang đất trồng lúa là 111.95 ha. Nguyên nhân giảm do chuyển sang đất chuyên dùng như đất sản xuất kinh doanh, đất công cộng và đất ở trong khi đất trồng lúa chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản chỉ đạt 24.8 ha, trong khi diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản chuyển sang đất trồng lúa là 14.5 ha. Xu hướng đất trồng lúa chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản tập trung ở các xã như Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp; còn xu hướng chuyển đổi ngược lại tập trung ở các xã Đại ánh, Hữu Hoà và Tân Triều.
* Đất trồng cây hàng năm: đang trong xu hướng giảm trong 3 năm giảm 17.67 ha, trong đó diện tích tăng do chuyển từ các loại đất khác sàng đất trồng cây hàng năm khác là 89.62 ha, sang các loại đất có mục đích khác là 106.6894 ha. Diện tích đất trồng cây hàng năm giảm để chuyển sang trồng lúa có số lượng lớn 51.83 ha tập trung ở xã Hữu Hoà, Tứ Hiệp, Duyên Hà chuyển sang đất ở là 24.94 ha.
3.1.2.2. Dân số và lao động
Toàn huyện đến năm 2005 có 209.000 người đến năm 2006 lên 226.800 người và cho đến năm 2007 Thanh Trì có 3234.439 người. Trong đó nông lâm thuỷ sản chiếm 60% dân số toàn huyện. Tình hình biến động được phản ánh qua số liệu của bảng 3.
Bảng 3: Dân số và lao động qua các năm
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
2005
2006
2007
1
Tổng số hộ
Hộ
46.588
46.605
49.000
2
Hộ Nông lâm thuỷ sản
Hộ
31.047
32.678
33.533
3
Tổng số nhân khẩu
Người
209.000
226.800
234.439
4
Nông lâm thuỷ sản
Người
125.719
127.497
140.000
5
Tổng số lao động
Người
103.000
111.772
113.400
6
Lao động Nông lâm thuỷ sản
Người
48.880
49.572
50.300
7
Tỷ lệ sinh
%
1.78
1.65
1.6
8
Tỷ lệ tăng dân số
%
1.38
1.08
1.7
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Trì)
Qua bảng thống kê cho thấy Thanh Trì là huyện có nguồn lao động tương đối dồi dào. Năm 2007 có tổng số lao động tăng so với 2005 là 10.1% tương ứng với số tăng tuyệt đối là 10.400 người, làm cho tổng số lao động năm 2007 tăng lên là 113400 người chiếm 48.4% tổng dân số toàn huyện. Dân số và lao động tập trung chủ yếu trong các nghành công nghiệp thuỷ sản với 60% dân số toàn huyện. Dân số và lao động tập trung chủ yếu trong nghành nông nghiệp thuỷ sản với 60% dân số toàn huyện và 44,4% lao động nông nghiệp. Thanh Trì là huyện tập trung nhiều ngành nghề truyền thống trong các lĩnh vực: tiểu thủ công nghiệp, nuôi cá, chế biến nông sản phẩm... Điều đó đem lại cho Thanh Trì nguồn lao động dồi dào ngành thuỷ sản huyện Thanh Trì. Mặt khác chất lượng lao động nơi đây có mặt bằng chung cao hơn các địa phương khác nên rất thuận lợi cho việc phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
3.1.2.3. Về cơ chế chính sách
Nhằm phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các xã trên địa bàn huyện, huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Thanh Trì đã có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội.
Chuyển mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng CNH - HĐH cũng như sản xuất hàng hoá có chất lượng cao, giá trị lớn trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất các hàng nông sản có lợi thế, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ.
Từng bước hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn với công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại. Phát triển nông nghiệp, nông thôn với bảo vệ môi trường, xây dựng nền nông nghiệp sinh thái bền vững.
Thực hiện từng bước đô thị hoá nông thôn gắn với xây dựng nông thôn hiện đại theo hướng văn hoá, môi trường sinh thái bền vững.
Hiện đại hoá cơ sở vật chất về chuồng trại, thiết bị máy móc, công nghệ cho các cơ sở dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp trong hệ thống giống cây trồng vật nuôi.
3.1.2.4. Về lợi thế thị trường tiêu thụ nông sản
Nhu cầu về lương thực thực phẩm của thành phố Hà Nội cũng như người dân trong huyện là rất lớn và ngày một tăng cao. Thanh Trì nằm ở cửa ngõ phía Nam của thành phố Hà Nội, giáp danh với các quận, nội thành, có hệ thống giao thông và giao lưu rất thuận lợi đến các khu trung tâm của thành phố lại là đầu mối quy tụ cung cấp các mặt hàng với các tỉnh trong cả nước
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1.1 Thống kê mô tả
Dùng phương pháp này để điều tra thu nhập số liệu. Tổng hợp, hệ thống hoá tài liệu trên cơ sở phân tổ trang trại, các chi phát sinh... Từ các số liệu thu được phân tích số liệu qua phân tích mức độ hiện tượng, phân tích tình hình biến động và mối liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hiện tượng .
Dùng các số tương đối, tuyệt đối, số bình quân trên cơ sở chọn phương pháp mẫu điều tra, phương pháp thu thập số liệu, phân tổ thống kê để tổng hợp và hệ thống hoá số liệu từ đó phân tích mức độ, tình hình biến động, mối quan hệ giữa các hiện tượng.
3.2.1.2 Phương pháp so sánh
So sánh tình hình chung như đất đai, lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật... của huyện 3 năm qua. So sánh kết quả sản xuất và chi phí cho sản xuất của từng trang trại trên một đơn vị diện tích. So sánh hiệu quả kinh tế giữa các mô hình trang trại để thấy được mô hình nào hiệu quả nhất, đưa ra những giải pháp phù hợp.
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1 Thu thập số liệu
Thu nhập tài liệu nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận, tình hình các trang trại trên thế giới và Việt Nam qua các báo cáo khoa học, các nghiên cứu, các nghị định, nghị quyết, qua hệ thống mạng internet.
Các số liệu liên quan đến đặc điểm địa bàn nghiên cứu thu nhập qua các báo cáo, các kế hoạch, các niên giám thống kê của huyện...
Các số liệu liên quan đến đặc điểm sản xuất kinh doanh của chủ trang trại như trình độ của chủ trang trại, trình độ của lao động làm thuê, tình hình đất đai, kết quả sản xuất kinh doanh, chi phí từng hoạt động lao động sản xuất, hay những khúc mắc chưa hiểu về trang trại... thu được phỏng vấn, điều tra trực tiếp các chủ trang trại.
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Những thông tin số liệu thu được tổng hợp, phân tổ, kiểm tra độ chính xác, ngoài ra được xử lý qua máy vi tính với phần mềm ứng dụng.
3.2.4. Phương pháp chuyên gia
Sử dụng phương pháp này bằng cách lấy ý kiến đóng góp của thầy cô giáo hướng dẫn, các cán bộ khoa học kĩ thuật của huyện, chủ trang trại...
3.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích
Chỉ tiêu phân tích phản ánh đặc điểm chủ trang trại như: Trình độ học vấn, lao động, tỷ lệ lao động làm thuê...
Chỉ tiêu phản ánh kết quả như:
+ Giá trij sản xuất (GO): là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ sản phẩm.
GO = SPiQi
Qi : là khối lượng sản phẩm thứ i
Pi : là giá trị sản phẩm thứ i
+ Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất.
IC = SCi
Ci : là toàn bộ chi phí vật chất và chi phí dịch vụ sản xuất thứ i
+ Giá trị gia tăng (VA): là phần chênh lệch được tính bởi hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian.
VA = GO - IC
+ Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập thuần tuý của người lao động gồm công lao động và thuế.
MI = VA - (T + W)
T : là thuế
W : Tiền công lao động đi thuê
+ Lãi gộp:
GPR = MI - FF
FF: Chi phí tài chính
+ Lãi thuần
NPr = GPr - A
A: là khấu hao tài sản cố định.
+ Tỷ suất sản phẩm hàng hoá (HGO): được tính bằng tỷ số giữa giá trị sản phẩm hàng hoá và giá trị sản xuất
HGO =
HGO : Tỷ suất sản phẩm hàng hoá
H : Giá trị sản phẩm hàng hoá
GO : Giá trị sản xuất.
phần iv
kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Khái quát đặc điểm trang trại ở Huyện Sóc Sơn.
4.1.1 Quá trình hình thành và phát triển trang trại ở huyện Sóc Sơn
Sóc Sơn là huyện có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, đặc biệt có vị trí địa lý thuận lợi, có hai tuyến quốc lộ 2 và 3, có sân bay quốc tế Nội Bài, và rất nhiều khu công nghiệp mới. Đặc điệt mấy năm gần đây xe buýt đã đi qua các đường quốc lộ chính tạo điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều cho việc đi lại của dân nơi đây, góp phần nối liền khoảng cách giữa thành thị với nông thôn và thúc đẩy kinh tế huyện phát triển.
Từ năm 1995 khi chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cùng với việc được phổ biến áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp thì đến nay thị trường hàng hoá trong đó có cây giống, con giống và mặt hàng nông sản, thực phẩm đã có đầu ra ngay tại địa phương. Kinh tế trang trại trở thành thế mạnh của ngành nông nghiệp Sóc Sơn. Mấy năm gần đây các loại hình trang trại phát triển nhanh về số lượng với hình thức đa dang và phong phú. Đầu tiên là các trang trại trồng cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi, kết hợp rồi đến các trang trại khai thác theo hướng dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí, du lịch sinh thái,...Trong đó đặc biệt quan tâm đến là loại hình trang trại vừa trực tiếp sản xuất vừa kinh doanh nhà hnàg, dịch vụ vui chơi, nghỉ...tuy là loại hình trang trại mới xuất hiện ở Sóc Sơn nhưng nó đã gặt hái được một số thành quả nhất định và thực sự trở thành loại hình trang trại phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế trang trại kết hợp với du lịch sinh thái của huyện. Kinh tế trang trại góp phần phát triển kinh tế của khu vực, tăng thu nhập cho người dân và nâng cao hiệu quả sử dụng đất (bạc màu, nghèo dinh dưỡng,) Sóc Sơn.
Hiện nay, gần hết các loại hình kinh tế trang trại kiểu cũ sản xuất và kinh doanh theo lối mòn là sản xuất trực tiếp ra nông sản phẩm do các hộ gia đình quản lý. Còn loại hình kinh tế trang trại kiểu mới do hầu hết các ông có trình độ và điều kiện về kinh tế nhất định xây dựng lên với một lượng vốn lớn. Kinh tế trang trại thực sự trở thành thế mạnh trong phát triển nông nghiệp nông thôn của huyện, đó là bước phát triển mới trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nông nghiệp nông thôn.
4.1.2. Xác định các loại hình kinh tế trang trại điều tra.
4.1.2.1. Căn cứ để xác định loại hình trang trại
Hầu hất các trang trại của huyện mới được hình thành và phát triển khoảng trên dưới năm trở lại đây, di vậy chúng chưa hiểu hiện đầy đủ các điều kiện đặc trưng cơ bản của các loại hình trang trại vì mỗi một trang trại có chu kỳ kinh doanh dài (thương là 20 năm). Tuy nhiên, về phương diện kinh tế trang trại đang được hình thành có thể được phân loại thành các loại hoạt động khác nhau.
Mỗi loại hình trang trại được phân loại dựa vào chuyên môn của chúng, trong đó ngành chuyên môn hoá theo quy mô sản xuất và tỷ trọng của ngành trong tổng giá trị sản xuất và thu nhập chính của trang trại. Tuy nhiên các loại hình trang trại ở huyện Sóc Sơn vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn của từng loại hình nên việc phân loại này chỉ mang tính chất tương đối. Vì vậy việc xác định các loại hình trang trại để nghiên cứu trong thời kỳ đầu của sự phát triển là cần thiết.
4.1.2.2. Phân loại trang trại
Qua tìm hiểu các tài liệu về các loại hình trang trại chúng tôi thấy có nhiều nhà quản lý, nhà nghiên cứu tiến hành nghiên cứu và đưa ra cách phân loại,loại hình trang trại.
Căn cứ vào kết quả của những công trình nghiên cứu của những nhà nghiên cứu, kết hợp với trao đổi thảo luận với cán bộ Phòng KHKT& PTNT. Chúng tôi đi đến thống nhất phân loại hình trang trại ở Huyện Sóc Sơn, dựa tính theo tính chuyên môn hoá của cá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2476.doc