Chuyên đề Hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần dược phẩm Kim Bảng

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh 3

1.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh 3

1.1.1. Khái niệm hiệu qủa sản xuất kinh doanh 3

1.1.2. Bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh 4

1.1.3. Các quan điểm về hiệu quả sản xuất kinh doanh 5

1.1.4. Phân loại hiệu quả 6

1.2. Các phương pháp và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 9

1.2.1. Các phương pháp xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh 9

1.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 10

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. 14

1.3.1. Nhóm các nhân tố chủ quan: 14

1.3.2. Nhóm nhân tố khách quan. 18

1.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh từ kinh nghiệm một số doanh nghiệp. 21

Chương 2: Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần Dược phẩm Kinh bảng trong những năm qua 23

2.1. Đặc điểm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Kim Bảng. 23

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 23

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Dược phẩm Kim Bảng. 24

2.1.3. Đặc điểm về sản phẩm và dây truyền công nghệ của Công ty Cổ phần Dược phẩm Kim Bảng. 27

2.1.4. Đặc điểm thị trường của Công ty Cổ phần Dược phẩm Kim Bảng 29

2.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Kim Bảng. 30

2.2.1. Tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Kim Bảng. 30

2.2.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh 32

2.3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Kim Bảng. 38

2.3.1. Nhân tố chủ quan: 39

Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Dược phẩm Kim Bảng 41

3.1. Phương hướng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Dược phẩm Kim Bảng trong những tới. 41

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Kim Bảng. 42

3.2.1. Ổn định, giữ vững, nâng cao trình độ, tạo động lực cho người lao động 43

3.2.2. Đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hóa và mở rộng thị trường. 47

3.2.3. Giảm chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. 48

3.2.4. Tiếp tục mở rộng liên doanh liên kết 49

3.2.5. Sử dụng vốn: 49

3.2.6. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định 52

3.2.7. Đẩy mạnh hoạt động marketing. 53

3.3. Một số kiến nghị với nhà nước. 55

Kết luận 56

 

doc59 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1884 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần dược phẩm Kim Bảng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trốn thuế, làm hàng giả và tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh. 1.3.2.4. Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế là nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó bao gồm các chính sách đấu tư, chính sách phát triển kinh tế, chính sách kinh tế vĩ mô tác động tích cực hay tiêu cực đến sự phát triển của từng ngành, từng lĩnh ực do đó nó tác động đến các doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực đó. Do tính chất tác động của môi trường kinh tế mà Nhà nước phải điều tiết hoạt động đầu tư, chính sách phát triển kinh tế vĩ mô phải được xây dựng thống nhất và phù hợp với môi trường hiện tại, tránh phát triển theo chiều hướng vượt cầu, hạn chế độc quyền tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, tránh sự phân biệt đối sử giữa các doanh nghiệp, tạo mối quan hệ, tỉ giá hối đoái phù hợp qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.2.5. Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng. Các yếu tố thuộc co hạ tầng như: hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước cũng như sự phát triển của giáo dục đào tạo đều là những nhân tố có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở vùng có hệ thống giao thông, hệ thống thông tin, điện, nước thuận lợi, dân cư đông đúc, trình độ dân tí cao sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí sản xuất kinh doanh do đó sẽ nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngược lại nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở một nơi xa xôi, hẻo lánh, giao thông, liên lạc, điện nước không thuậ lợi thì doanh nghiệp sẽ không thể có được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. 1.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh từ kinh nghiệm một số doanh nghiệp. Qua phân tích, nghiên cứu ta thấy, hieuej quả sản xuất kinh doanh chịu tác động của rất nhiều yếu tố, các yếu tố bên trong lẫn các yếu tố bên ngoài. Vì vậy để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh không những doanh nghiệp phải có biện pháp sử dụng hợp lý các nguồn lực bên trong mà còn phải nắm bắt lấy những thay đổi của môi trường kinh doanh, từ đó đưa ra những giải pháp đối phó kịp thời. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, qua kinh nghiệm của một số doanh nghiệp chúng ta có thể rút ra một số giải pháp kinh nghiệm quan trong như: giải quyết tất các vấn đề về vốn, kỹ thuật công nghệ, thị trường, công tác quản trị, quản trị chiến lược. Đổi mới trang thiết bị công nghệ đi đôi với nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên. Đổi mới công nghệ là đòi hỏi khách quan của mỗi doanh nghiệp, công nghệ có đổi mới, có cải tiến thì chất lượng sản phẩm mới được nâng cao, năng suất được nâng cao, chi phí sản xuất giảm xuống, giá thành giảm và giải quyết được khó khăn trong việc tạo ra sản phẩm mới. Tất cả những điều đó sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Giải quyết tốt các vấn đề về vốn. Sau khi có được một số công nghệ phù hợp thì việc huy động tạo vốn và sử dụng vốn là hết sức quan trọng. Tùy từng điều kiện của mỗi doanh nghiệp mà cần phải có những phương pháp thích hợp. Nâng cao chất lượng và quan trị chất lượng: Chuyển sang cơ chế thị trường, trước sự đòi hỏi khắt khe của nó buộc các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Điều này càng trở nên cấp bách khi Việt Nam gia nhập APEC, WTO. Khi gia nhập các tổ chức này, các doanh nghiệp phải đạt được tiêu chuẩn chất lượng, phải quản lý chất lượng theo quan điểm hiện đại (quản lý chất lượng toàn bộ TQM và thực hiện ISO 9000). Đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Tạo điều kiện để họ phát huy hết khả năng của mình đóng góp cho doanh nghiệp. Thực hiện các chính sách đối với người lao động để họ gắn bó hơn nữa với Công ty. Chương 2: Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần dược phẩm kinh bảng trong những năm qua 2.1. Đặc điểm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Kim Bảng. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty Cổ phần Dược phẩm Kim Bảng có trụ sở tại thị trấn Quế huyện Kim Bảng – Tỉnh Hà Nam. Tiền thân của Công ty là cửa hàng Dược phẩm Kim Bảng thuộc Công ty dược Nam Hà. Trong những năm chiến tranh, cửa hàng chủ yếu kinh doanh một số mặt hàng thuốc thiết yếu phục vụ cho nhân dân trong địa phương với qui mô nhỏ bé, thị trường eo hẹp. Sau khi hòa bình thống nhất đất nước (1975) và Đại hội Đảng toàn quốc lần IV (tháng 12/1976) hai tỉnh Hà Nam và Ninh Bình đã sát nhập thành tỉnh Hà Nam Ninh. Khi đó cửa hàng Dược phẩm Kim Bảng trực thuộc hiệu thuốc Kim Thanh. Đến năm 1983, hiệu thuốc Kim Thanh được tách ra và mang tên: Cửa hàng Dược phẩm Kim Bảng, trực thuộc liên hợp Dược Hà Nam Ninh. Năm 1992, tỉnh Hà Nam Ninh được tách thành 2 tỉnh Hà Nam và Ninh Bình, cùng với luật doanh nghiệp mới được ban hành, cùng với luật doanh nghiệp mới được bàn hành, cửa hàng Dược phẩm Kim Bảng phát triển thành công ty Dược phẩm Kim Bảng, trực thuộc xí nghiệp dược phẩm Nam Hà, có trụ sở tại thị trấn Quế – Kim Bảng – Hà Nam theo Quyết định số 285/QĐ-UB ngày 02 tháng 04 năm 1993 của UBND tỉnh Hà Nam. Từ năm 1993 đến năm 2001 Công ty Cổ phần Dược phẩm Kim Bảng đã không ngừng phát triển lớn mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Công ty đã từng bước đầu tư, đổi mới trang thiết bị phục vụ sản xuất đồng thời Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty không ngừng nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời kỳ mới. Thực hiện chủ trương đổi mới quản lý doanh nghiệp của Nhà nước, tháng 1 năm 2001, Công ty Dược phẩm Kim Bảng được cổ phần hóa và mang tên mới là: Công ty Cổ phần Dược phẩm Kim Bảng. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Dược phẩm Kim Bảng. 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức Công ty có Hội đồng quản trị, Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc giúp việc. Ban kiểm soát, cùng các phòng ban. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Hệ thống bộ máy đảm bảo công tác quản lý điều hành công ty hiệu quả cao, phù hợp với điều lệ của Công ty và giấy phép kinh doanh của sở kế hoạch đầu tư Hà Nam cấp ngày 04 tháng 01 năm 2001. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Hội đồng quản trị Giám đốc Ban kiểm soát Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc kinh doanh Khối sản xuất Khối kỹ thuật Khối kinh doanh Khối nghiệp vụ Phân xưởng viên Phân xưởng tiêm Phân xưởng chế phẩm Phân xưởng thuế Phân xưởng cơ điện Phòng nghiên cứu triển khai Phòng KCS Phòng đảm bảo chất lượng Phòng thị trường Phòng kế hoạch cung ứng Đại lý Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức lao động Phòng đầu tư Phòng bảo vệ Phòng hành chính quản trị 2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty, quyết định mọi vấn đề hoạt động của Công ty. Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc và cán bộ quản lý khác trong Công ty. Ban kiểm soát: là cơ quan kiểm soát tính hợp lý, hợp pháp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty. Giám đốc là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về những nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc trong việc quản lý Công ty, thay mặt giám đốc khi giám đốc đi vắng. Công ty có hai Phó giám đốc: Phó giám đốc kỹ thuật và Phó giám đốc kinh doanh. Phòng nghiên cứu triển khai: có nhiệm vụ nghiên cứu các mặt hàng xí nghiệp đang và sẽ sản xuất, theo dõi việc tiêu thụ các mặt hàng, đồng thời cùng phòng thị trường nghiên cứu các sản phẩm mới. Phòng KCS có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, đồng thời kiểm tra chất lượng thành phẩm và bán thành phẩm. Phòng đảm bảo chất lượng: luôn đảm bảo chất lượng nguyên liệu, thành phẩm, bán thành phẩm. Kết hợp với phòng nghiên cứu triển khai, phòng KCS để đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên đủ kiến thức về dược. Phòng tổ chức lao động: có nhiệm vụ tổ chức, sắp xếp nhân sự, thực hiện đầy đủ các chính sách đối với người lao động, đồng thời luôn phải thường xuyên đổi mới, cải tiến cơ cấu lao động phù hợp nhất cho Công ty và đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Phòng tài chính kế toán: Thực hiện đúng đủ các chế độ về tài chính kế toán theo đúng pháp luật, thường xuyên báo cáo với giám ddocos về tình hình tài chính của Công ty. Phòng kế hoạch cung ứng: lập kế hoạch và thực hiện việc thu mua, cung ứng đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguyên vật liệu đầu vào quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Phòng thị trường: nắm bắt tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty, xây dựng, thực hiện các chính sách marketing để thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Phòng hoàn chỉnh quản trị: là nơi giao dịch với khách hàng chuyên soạn thảo, lưu giữ những giấy tờ cần thiết. Phòng đầu tư: thường xuyên sửa chữa những hư hỏng nhỏ và thực hiện quy hoạch đầu tư trong tương lai. Phòng bảo vệ: bảo vệ toàn bộ tài sản của Công ty. Trong Công ty có sự phối hợp phân công nhiệm vụ và chức năng bằng hệ thống văn bản chặt chẽ, đảm bảo sự thống nhất, nhịp nhàng giữa các phòng ban trong Công ty. 2.1.3. Đặc điểm về sản phẩm và dây truyền công nghệ của Công ty Cổ phần Dược phẩm Kim Bảng. 2.1.3.1. Đặc điểm về sản phẩm Công ty Cổ phần Dược phẩm Kim Bảng sản xuất và kinh doanh gần 1000 loại thuốc chữa bệnh, phòng bệnh. Các loại thuốc biệt dược, thuốc chuyên kho đắt tiền, Công ty còn hạn chế sản xuất kinh doanh để phù hợp với điều kiện xã hội và quy mô sản xuất của Công ty. Phần lớn các loại thuốc này được nhập về Công ty từ nước ngoài và một số Công ty dược có uy tín khác. Các loại thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc tâm thuần một phần Công ty tự sản xuất, một phần nhập từ Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà. Hiện nay Công ty đang tập trung sản xuất kinh doanh các mặt hàng thuốc trọng yếu: thuốc đặt trị cảm xúc, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn da, phòng một số dịch bệnh 2.1.3.2. Đặc điểm dây truyền công nghệ Thuốc là loại sản phẩm đặc biệt, vì vậy yêu cầu, các công đoạn sản xuất phải đảm bảo khép kín, vô trùng, sản phẩm luôn đảm bảo các tiêu chuẩn dược trong nước và quốc tế. Quy trình công nghệ gồm 3 giai đoạn: Qui trình chuẩn bị sản xuất: Đây là giai đoạn phân loại nguyên vật liệu, bao bì xử lý, xay rây, cần đo đảm bảo các yêu cầu trước khi đưa vào sản xuất. Giai đoạn sản xuất: phân chia nguyên vật liệu bao bì, tá dược theo từng bước theo từng bước sản xuất, được theo dỏi nghiêm ngặt trên hồ sơ, lô và được đưa vào sản xuất. Giai đoạn kiểm nghiệm: phòng KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm sau đó đóng dấu về nhập kho, thành phẩm, bán thành phẩm hoặc xuất bán trực tiếp. Do đặc thù riêng của sản xuất Dược phẩm, mỗi loại thuốc có tiêu chuẩn định mức, qui trình sản xuất riêng. Hiện nay, Công ty chủ yếu có các loại thuốc được sản xuất chia thành hai loại: Nhóm bào chế theo y dược cổ truyền dân tộc: thuốc thang, chè thuốc, thuốc nước, cốm Công nghệ bào chế thuốc theo phương pháp này đi từ các dược liệu thiên nhiên và trải qua các công đoạn. Xử lý dược liệu Chế biến dược liệu Chất suất Cô đặc Pha chế Kiểm tra Đóng gói nhập kho Nhóm báo chế theo kiểu Tây Y gồm các loại thuốc tiêm, cồn, dung dịch, thuốc viên Mỗi loại có quy trình sản xuất riêng. Cụ thể quy trình sản xuất thuốc tiêm ống 1ml. ủ ống Rửa ống Cắt ống ống rỗng Hàn soi, in ấn Đóng gói Pha chế NVL Kiểm tra đóng gói Giao nhận Đóng gói gộp Quy trình sản xuất thuốc viên nén: NVL Xay, ray Pha chế Dập Đóng gói gộp sản phẩm Kiểm tra Đóng gói 2.1.4. Đặc điểm thị trường của Công ty Cổ phần Dược phẩm Kim Bảng Trong gần 1000 loại thuốc của Công ty đang sản xuất kinh doanh, thì có gần 30% tên thuốc chiếm 40% giá trị sản lượng là hàng nước ngoài nhập vào Việt Nam, phần còn lại là do Công ty tự sản xuất và nhập từ một số Công ty dược trong nước. Đối với các mặt hàng nhập từ nước ngoài, thị trường chủ yếu của Công ty là địa bàn huyện Kim Bảng, Thị xã Phủ Lý, thông qua mạng lưới 30 đại lý phân bố khắp toàn huyện, thị xã và 21 trạm y tế cấp xã chiếm gần 70% doanh thu. Phần còn lại chủ yếu phục vụ cho việc khám chữa bệnh tại khu điều dưỡng thương binh, công tác khám chữa bệnh nội trú tại bệnh viện đa khoa huyện, xí nghiệp xi măng nội thương. Thuốc do Công ty sản xuất bán tại địa bàn huyện chiếm khoảng 25%, phần còn lại bán cho các tỉnh phía Bắc khoảng 75%. Đặc biệt là thị trường Hà Nội chiếm 50%. Trong những năm qua Công ty đã không ngừng mở rộng thị trường, đồng thời Công ty đang lấy được uy tín và thị trường phần trên thị trường dược bằng cách khẳng định chất lượng, giá cả các sản phẩm công ty sản xuất. 2.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Kim Bảng. 2.2.1. Tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Kim Bảng. Kết quả Công ty đã đạt được trong sản xuất kinh doanh những năm qua rất đáng khích lệ. Điều này cho phép Công ty không những đứng vững và phát triển trong sản xuất kinh doanh mà còn khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế thị trường đầy khắc nghiệt. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng gặp không ít những khó khăn do tình hình biến động của thị trường. 2.2.1.1. Quy mô kinh doanh Theo cơ chế quản lý của nước ta, các doanh nghiệp được thành lập đều có nguồn vốn điều lệ của Công ty. Mức độ vốn điều lệ phụ thuộc vào quy mô, tầm quan trọng của doanh nghiệp đối với nền kinh tế. Công ty Cổ phần Dược phẩm Kim Bảng là một doanh nghiệp ngoài nguồn vốn điều lệ của Công ty, Công ty còn có thêm nguồn vốn huy động hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Bảng 1: Nguồn vốn hoạt động kinh doanh của Công ty Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh % 2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002 Nguồn vốn kinh doanh 35.596 37.775 38.190 +6,12 +1,09 1. Vốn điều lệ 30.846 30.846 30.846 2. Vốn huy động 4.750 6.929 7.344 +45,8 +5,98 Qua bảng trên ta thấy: vốn kinh doanh tăng đều trong các năm, cụ thể: Năm 2002 tăng hơn năm 2001 là 6,12% Năm 2003 tăng hơn năm 2002 là 1,09% Nguồn vốn kinh doanh của Công ty tăng lên có nguyên nhân chính là do sự tăng lên của nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, nguồn vốn kinh doanh của Công ty tăng lên được đánh giá là có ý nghĩa về mặt hiệu quả sản xuất kinh doanh nếu nó được xem xét trong quan hệ với thị trường, biểu hiện qua chỉ tiêu giá trị sản lượng. Bảng 2: Giá trị sản lượng hàng hóa của Công ty Chỉ tiêu Năm So sánh % 2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002 1. Giá trị sản lượng 247.955 310.895 328.424 +25,3 +5,6 Hàng nhập 161.037 208.834 188.982 +29,6 -9,5 2. Giá trị sản lượng thực hiện 262.942 332.540 350.802 +26,4 +5,4 Ta có: Giá trị sản lượng hàng hóa của Công ty: Năm 2002 tăng so với năm 2001 là 25,3% trong đó giá trị hàng nhập tăng 29,6%. Năm 2003 tăng 5,6% so với năm 2002, tuy nhiên giá trị hàng nhập giảm là do hàng hóa của Công ty sản xuất được có chất lượng mặt hàng đương đương hàng nhập. Giá trị sản lượng hàng hóa thực hiện Năm 2002 tăng 26,4% so với năm 2001 Năm 2003 tăng 5,4% so với năm 2001 Như vậy, chúng ta thấy rằng, quy mô kinh doanh của Công ty ngày càng tăng lên và ổn định, nguồn vốn sản xuất kinh doanh được đầu tư ngày càng lớn. 2.2.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh 2.2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. a. Doanh thu Bảng 3: Tình hình kinh doanh của Công ty Chỉ tiêu Năm So sánh % 2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002 1. Tổng doanh nghiệp 266.300 337.746 351.723 +26,8 4,1 2. Doanh thu 262.942 332.540 350.802 +26,4 +5,4 3. Giá vốn hàng bán 247.955 310.895 328.424 25,3 5,6 Ta thấy doanh thu của Công ty tăng dần trong các năm: Năm 2002 tăng hơn năm 2001 là 26,4% Năm 2003 tăng hơn năm 2002 là 5,4% Sỏ dĩ có được kết quả như vậy là do Công ty vẫn phát huy được thế mạnh của mình trên thị trường, giá trị hàng hóa thực hiện tăng, đầu tư mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh nên doanh thu tăng. b. Chi phí Bảng 4: Chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh % 2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002 1. Thuế môn bài, lệ phí 121 171 181 +41,3 +5,8 2. Lãi vay ngân hàng 2.404 3.525 4.429 +46,6 +25,6 3. lương cán bộ CNV 2.757 4.236 4.853 +53,6 +14,5 4. BHXH, BHYT 118 132 402 +11,8 +204,5 5. Chi phí bán hàng & chi phí sản xuất 11.815 17.312 19.426 +46,5 +12,2 6. Tổng 17.215 25.376 29.291 254,8 +280,3 Nhìn chung chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty có sự gia tăng. Năm 2002 tăng so với năm 2001 là 254,8% Năm 2003 tăng so với năm 2002 là 280,3% c. Nộp ngân sách Nhà nước của Công ty Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước. Nó đảm bảo mọi hoạt động của Nhà nước. Các ndn hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có nghĩa vụ nộp thuế. Nộp thuế đầy đủ là một trong những biểu hiện của hoạt động kinh doanh hợp pháp. Công ty Cổ phần Dược phẩm Kim Bảng luôn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước. Cụ thể: Năm 2001 Công ty nộp tổng cộng là: 7.024 triệu đồng Năm 2002 Công ty nộp tổng cộng là: 8757 triệu đồng Năm 2003 Công ty nộp tổng cộng là: 17.634 triệu đồng Hàng năm Công ty nộp thuế đều tăng điều đó chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng tăng nhưng bên cạnh đó chính nộp thuế tăng để gây ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của Công ty. d. Lợi nhuận Bất kỳ một đơn vị sản xuất kinh doanh nào thì lợi nhuận luôn là chỉ tiêu quan trọng nhất của mình. Vì mục tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh thường là tìm mọi cách đẻ tối đa hóa lợi nhuận có thể. Công ty Cổ phần Dược phẩm Kim Bảng cũng cần phải có lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh để tồn tại phát triển và mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Chỉ tiêu Năm 2001 2002 2003 1. Lợi tức gộp 14.987 21.645 22.378 2. Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh 3.170 4.332 2.951 3. Lợi tức thuồn từ hoạt động tài chính -2.138 -2.439 -339 4. Lợi tức bất thường 328 171 445 5. Tổng lợi tức trước thuế 1.361 2.065 3.057 6. Thuế lợi tức phải nộp 612 929 978 7. Lợi nhuận 748 1.135 1.851 Lợi nhuận là thước đo rõ nét nhất tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả hay k? Chính vì vậy, tổng thể cán bộ, công nhân viên Công ty luôn cố gắng đạt và vượt kế hoạch lợi nhuận đề ra. Do đó trong nhiều năm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn đạt hiệu quả cao. Cụ thể: Năm 2002 lợi nhuận tăng 387 triệu so với năm 2001 Năm 2003 lợi nhuận tăng 716 triệu so với năm 2002 e. Tiền lương của Công ty Tiền lương là sự biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động cần thiết mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động theo khối lượng công việc mà người lao động đã phục vụ cho doanh nghiệp. Trong quản lý, vấn đề tiền lương có ý nghĩa như là đòn bẩy kinh tế, có tác dụng thúc đẩy người lao động quan tâm đến công việc, cống hiến hết mình cho doanh nghiệp, gắn bó hơn với doanh nghiệp, từ đó tạo lên năng suất lao động tăng nhanh. Bảng 6: Tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 2002 2003 1. Tổng quỹ lương 2.757 4.236 4.853 2. Tiền thưởng 65 177 302 3. Tổng doanh thu 2.934 4.301 5.155 4. Thu nhập bình quân 1,25 1,37 1,65 Qua bảng trên ta thấy: thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Công ty được cải thiện qua mỗi năm. Năm 2001 thu nhập của mỗi công nhân bình quân là 1,25 triệu đồng. Năm 2002 thu nhập bình quân mỗi công nhân là 1,37 triệu đồng, tăng 0,12 triệu so với năm 2001. Năm 2003 thu nhập bình quân mỗi công nhân là 1,65 triệu đồng tăng 0,28 triệu so với năm 2002. 2.2.2.2. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua một số chỉ tiêu: Quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng được nâng cao, đời sống cán bộ công nhân viên ngày một cải thiện. Việc đi sâu vào phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh quả Công ty qua một số chỉ tiêu dưới đây, nhằm đánh giá chính xác và toàn diện hơn về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Kim Bảng. a. Tỷ suất lợi nhuận của Công ty. Biểu 7: chỉ tiêu về tỉ suất lợi nhuận của Công ty Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh % 2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002 1. Doanh thu 262.942 332.540 350.802 126,46 105,49 2. Lợi nhuận 1.361 2.065 3.057 151,7 148,03 3. Vốn kinh doanh 89.941 108.044 101.736 120,12 94,16 a. Vốn cố định 5.152 6.425 5.646 119,85 87,87 b. Vốn lưu động 84.788 101.169 96.090 94,55 4. Tỷ suất (%) a. Lãi doanh thu 0,52 0,62 0,87 119,23 140,32 b. Lãi vốn kinh doanh 1,51 1,91 3,0 126,3 157,21 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty và những kết quả đạt được về các chỉ tiêu lợi nhuận đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Cụ thể: Tỷ suất lãi doanh thu: Năm 2002 tăng lên 119,23% so với năm 2001 Năm 2003 tăng lên 140,32% so với năm 2002 Tỷ suất lãi vốn kinh doanh: Năm 2002 tăng lên 126,30% so với năm 2001 Năm 2003 tăng lên 157,21% so với năm 2002 Nguyên nhân để Công ty có kết quả như trên là do doanh thu và lợi nhuận tăng tỉ lệ thuận với nhau theo các năm. Mặt khác vốn kinh doanh bỏ ra năm 2003 giảm so với năm 2002. Chính vì vậy lợi nhuận của Công ty tăng lên trong các năm. b. Tình hình bố trí cơ cấu vốn và lao động của Công ty nhìn chung, so với các doanh nghiệp khác thì hiệu quả sử dụng vốn (vốn lưu động, vốn cố định) và lao động của Công ty còn thấp, nhưng công ty đã có nhiều cố gắng đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bảng 8: Chỉ tiêu sử dụng vốn, lao động của Công ty Chỉ tiêu Đơn vị Năm So sánh % 2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002 1. Số vòng quay vốn kinh doanh V/năm 2,92 3,07 3,44 105,27 112,03 2. Số vòng quay vốn lưu động V/năm 3,1 3,27 3,65 105,51 111,57 3. Sức sinh lời của vốn lưu động. Tr.đồng 0,01 0,02 0,03 126,59 156,56 4. Sức sinh lời của vốn cố định. Tr.đồng 0,26 0,32 0,54 123,08 168,75 5. Năng suất lao động bình quân Tr.đồng/ lao động 2,011 1.279 1.349 126,47 105,49 6. Sức sinh lời của lao động bình quân. Tr.đồng/ lao động 5235 7942 111760 151,71 148,07 Qua bảng số liệu ta thấy: Năm 2001, số vòng quay vốn kinh doanh đạt 2,92V/n sức sinh lời của vốn cố định là 0,26V/n và năng suất lao động bình quân là 0,26V/n và năng suất lao động bình quân là 1.011 triệu đồng/lao động. Năm 2002, số vòng quay vốn kinh doanh tăng từ 2,92 vòng/năm lên đến 3,07 vòng/năm. Sức sinh lời của vốn cố định là 0,32 vòng/năm tăng 23,08% và năng suất lao động bình quân là 1279 triệu đồng/lao động tăng 26,47% so với năm 2001. Năm 2003, số vòng quay vốn kinh doanh tăng từ 3,07 vòng/năm lên đến 3,44 vòng/năm. Sức sinh lời của vốn cố định là 0,54 vòng/năm và năng suất lao động bình quân là 1349 triệu đồng/lao động tăng 4,49% so với năm 2002. Từ các kết quả đạt được về chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn và lao động của Công ty cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng được nâng cao, qui mô sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng. c. Tình hình tài chính của Công ty Khả năng thanh toán công nợ của Công ty phản ánh một cách khái quát nhất tình hình tài chính của Công ty, tình hình sử dụng vốn kinh doanh, mức độ huy động vốn vào sản xuất kinh doanh. Bảng 9: Chỉ tiêu về tình hình tài chính của Công ty Chỉ tiêu Đơn vị Năm So sánh % 2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002 1. các khoản phải trả Tr.đồng 49.028 67/72 60.653 137 90,29 2. Nợ ngắn hạn Tr.đồng 46.884 57.636 44.801 122,93 77,73 3. Hàng tồn kho Tr.đồng 4.970 4.384 4.751 88,20 108,37 4. TSLĐ Tr.đồng 84.788 101.619 96.090 119,85 94,55 5. Tình hình tài chính % a. Khả năng thanh toán 180,84 176,31 214,48 97,49 121,64 b. Khả năng thanh toán nhanh 10,60 7,61 10,61 71,79 139,42 Ta thấy, khả năng thanh toán nhanh của Công ty năm 2001 đạt 180,84%, năm 2002 đạt 176,31% và năm 2003 đạt 214,48%. Điều này chứng tỏ Công ty luôn đảm bảo tốt khả năng thanh toán, chi trả các khoản nợ ngắn hạn. Mặc dù, tài sản coosl1 của Công ty luôn có biến động lớn qua các năm nhưng công ty vẫn luôn đảm bảo khả năng thanh toán tốt, chứng tỏ Công ty luôn chú trọng đến việc sử dụng tài sản và nguồn vốn có hiệu quả. 2.3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Kim Bảng. Qua nhiều năm hoạt động và phát triển, Công ty đã từng bước thích ứng được thị trường, đáp ứng được những nhu cầu của thị trường Dược phẩm. Công ty đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, quy mô kinh doanh ngày càng được mở rộng, hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày một nâng cao. Mặt hàng sản xuất kinh doanh của Công ty có nhu cầu cao ở trong nước, được Nhà nước khuyến khích phát triển – Thị trường hoạt động kinh doanh từng bước được phát triển, tạo dựng được nguồn cung cấp, tiêu thụ hàng hóa ngày một tăng. Qua phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính của Công ty ta thấy: Mặc dù, Công ty đã có nhiều thành tựu nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiệu hạn chế cần được khắc phục. 2.3.1. Nhân tố chủ quan: 2.3.1.1. V

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2323.doc
Tài liệu liên quan