Diện tích trồng khoai biến động qua các năm .Năm 1995 diện tích trồng khoai là 4120 ha chiếm 2,16 % tổng diện tích gieo trồng cho sản lượng 53940 tấn với năng suất 80,72 tạ /ha ,năm 2000 diện tích trồng khoai lên đến 7653 ha tăng 3563 ha so với năm 1995 cho sản lượng 72089 tấn với năng suất 94,2 tạ /ha .Năng suất trồng khoai năm 2000 đã tăng lên 13,48 tạ /ha so với năm 1995 .Vậy hiệu qủa sử dụng đất trồng khoai năm 2000 lớn hơn hiệu quả sử dụng đất trồng khoai năm 1995 .Hiện nay diện tích trồng khoai chỉ còn 4000 ha giảm 3653 ha so với năm 2000, sản lượng khoai của toàn tỉnh hiện nay chỉ còn 31321 tấn giảm đi so với năm 1995 và năm 2000 .Với năng suất 104,02 tạ /ha ,tăng 23,3 tạ/ha sovới năm 1995 ,9,82 tạ /ha so với năm 2000 .Việc giảm diện tích trồng ngô ,diện tích trồng khoai là hợp lý vì nó phù hợp với hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của toàn tỉnh là giảm diện tích trồng những loại cây có giá trị kinh tế thấp ,tăng diện tích trồng cây có giá trị kinh tế cao ,nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1579 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng diện tích gieo trồng các loại năm 2005 giảm đi mạnh thì giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2005 lại tăng lên nhanh chóng .Điều này làm cho giá trị sản xuất ngành trồng trọt trên 1 ha đất gieo trồng cũng tăng mạnh .Theo bảng số liệu ta thấy năm 1995 ,giá tri sản xuất ngành trồng trọt trên một ha đất gieo trồng chỉ đạt 11,45 triệu đồng /ha,trong đó giá trị sản xuất của lúa tính trên một ha đất trồng đạt 7,18 triệu đồng/ ha ,của ngô là 4,72 triệu đồng/ha của khoai là 22,9 triệu đồng/ ha rau các loại là 11,76 triệu đồng /ha ,cây ăn quả 12,9 triệu đồng/ha .Năm 2000 đạt 13,41 triệu đồng /ha ,tăng 1,96 triệu đồng /ha,tương ứng với tốc độ tăng 17,1 triệu đồng/ha so với năm 1995, trong đó giá trị sản xuất của lúa tính trên một ha đất gieo trồng năm 2000 đã tăng lên 1,75 triệu đồng / ha ,của ngô tăng 1,15 triệu đồng /ha ,của khoai giảm đi 12,54 triệu đồng /ha so với năm 1995 ,của rau các loại tăng lên 1,94 triệu đồng / ha ,cây ăn quả tăng 10,4 triệu đồng /ha so với năm 1995 .Trong năm 2000 giá trị sản xuất /ha đất gieo trồng của từng loại cây trồng biến động mạnh so với năm 1995 là do có sự biến động mạnh về diện tích gieo trồng của từng loại cây sau khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Có những cây trồng có diện tích trồng năm 2000 giảm đi so với năm 1995 nhưng lại cho giá trị sản xuất cao hơn như :lúa, ngô, ...điều đó chứng tỏ năng suất và sản lượng của các loại cây trồng này đã tăng lên nhiều so với năm 1995 và cũng chứng minh rằng ,hiệu quả sử dụng đất các loại cây này năm 2000 cao hơn hiệu quả sử dụng đất năm 1995 .Gía trị sản xuất ngành trồng trọt /ha đất gieo trồng năm 2005 đạt 21,26 triệu đồng /ha, tăng 9,81 triệu đồng /ha so với năm 1995 và 7,85 triệu đồng /ha so với năm 2000.Trong năm này giá trị sản xuất lúa /ha đất gieo trồng giảm đi 0,1 triệu đồng/ha do diện tích giảm ,giá trị sản xuất ngô /ha đât trồng tăng 0,13 triệu đồng /ha do tăng diện tích trồng ngô ,giá trị sản xuất khoai/ ha đất gieo trồng tăng mạnh lên đến 25,3 triệu đồng / ha trong khi diện tích trồng khoai năm 2005 bị giảm đi ,giá trị sản xuất rau các loại/ha đất gieo trồng năm 2005 tăng lên đến 17,46 triệu đồng/ha và diện tích trồng cũng tăng lên giá trị sản xuất /ha đất trồng cây ăn quả giảm đi 7,87 triệu đồng/ha so với năm 2000 trong khi diện tích trồng cây ăn quả lại tăng lên .Đây là một vấn đề khó khăn mà tỉnh Hải Dương cần giải quyết nhanh chóng để đạt được mục tiêu về sản xuất mà tỉnh đã đề ra.Tuy nhiên nhìn tổng thể thì đây là thắng lợi bước đấu cuả tỉnh Hải Dương ,trong thời gian tới tỉnh cần có những biện pháp ,chính sách phù hợp để có thể khai thác tối đa mọi tiềm năng thuận lợi của tỉnh Hải Dương .Do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý là giảm diện tích cấy lúa để chuyển sang trồng màu và diện tích đất trũng cấy lúa bấp bênh sang nuôi trồng thủy sản và trồng cây ăn quả ,giảm diện tích cây trồng có giá trị kinh tế thấp (khoai lang ,ngô giống cũ) thay thế bằng cây trồng có giá trị và hiệu quả kinh tế cao .Qúa trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng được gắn với việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ hợp lý và đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất theo hướng đó đã đạt được những kết quả sau:
Diện tích trồng lúa có tỷ trọng giảm dần qua các năm cụ thể :năm 1995 diện tích trồng lúa của tỉnh là 149300 ha chiếm 78,24 % tổng diện tích ngành trồng trọt ,năm 2000 là 147500 ha chiếm 77,07 %,giảm 1800 ha so với năm 1995,năm 2005 diện tích trồng lúa cuả tỉnh chỉ còn 134000 ha chiếm 74,28% ,giảm 13500 ha so với năm 2000 ,15300 ha so với năm 1995 .Trong suốt 10 năm qua diện tích gieo cấy lúa bình quân giảm 1,02 % .Diện tích trồng lúa giảm chủ yếu ở vùng trũng bấp bênh chuyển sang nuôi trồng thủy sản và trồng cây ăn quả .Theo bảng số liệu ta thấy, diện tích trồng lúa giảm dần qua các năm ,nhưng sản lượng lúa của tỉnh lại tăng dần qua các năm trong giai đọan 1995-2000 . Năm 1995 sản lượng lúa chỉ đạt 701268 tấn , năm 2000 sản lượng lúa của toàn tỉnh là 823456 tấn ,tăng 122188 tấn ,tương ứng với tốc độ tăng 17,42 %. Trong giai đoạn 2000-2005 sản lượng lúa của tỉnh lại theo chiều hướng giảm đi .Năm 2005 sản lượng lúa chỉ còn 806000 tấn ,giảm đi 17456 tấn so với năm 2000 ,sản lượng lúa năm 2005 giảm đi với tốc độ nhỏ hơn nhiều so với tốc độ giảm của diện tích trồng lúa Điều này chứng tỏ năng suất sản xuất lúa được nâng cao qua các năm ,đồng thời nâng cao năng suất sử dụng đất .Năm 1995 năng suất bình quân một vụ đạt 46,96 tạ /ha ,năm 2000 đã tăng lên đến 54,92 tạ /ha ,tăng 7,96 tạ /ha .Năng suất lúa bình quân một vụ trong năm 2005 đã đạt đến 61,5 tạ /ha tăng 14,54 tạ /ha so với năm 1995 và 6,58 tạ /ha so với năm 2000 .Năng suất bình quân một vụ lúa trong năm của tỉnh Hải Dương càng tăng điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng đất trồng lúa của tỉnh trong những năm gần đây đã được nâng cao
Diện tích trồng ngô giảm qua các năm .Năm 1995 diện tích trồng ngô của toàn tỉnh là 8360 ha chiếm tỷ trọng 4,83% cho sản lượng là 25144 tấn với năng suất là 30,07 tạ /ha .Năm 2000 diện tích trồng ngô giảm chỉ còn 5183 ha chiếm tỷ trọng 3,78 % cho sản lượng 19370 tấn với năng suất 37,37 tạ/ha .Đến năm 2000 năng suất sản xuất ngô đã tăng lên 7,3 tạ/ha . Chứng tỏ hiệu quả kinh tế sử dụng đất trồng ngô năm 2000 đã được nâng lên so với năm 1995 .Hiện nay diện tích trồng ngô của toàn tỉnh chỉ còn 5109 ha chiếm tỷ trọng 3,33 % tổng diện tích ngành trồng trọt ,giảm 71 ha so với năm 2000 nhưng cho sản lượng ngô là 22947 tấn nhiều hơn năm 2000 là 3577 tấn .Với năng suất 44,92 tạ /ha đã chứng minh cho sự thành công của tỉnh Hải Dương trong công cuộc nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng ngô đem lại hiệu quả kinh tế ,xã hội và môi trường
Diện tích trồng khoai biến động qua các năm .Năm 1995 diện tích trồng khoai là 4120 ha chiếm 2,16 % tổng diện tích gieo trồng cho sản lượng 53940 tấn với năng suất 80,72 tạ /ha ,năm 2000 diện tích trồng khoai lên đến 7653 ha tăng 3563 ha so với năm 1995 cho sản lượng 72089 tấn với năng suất 94,2 tạ /ha .Năng suất trồng khoai năm 2000 đã tăng lên 13,48 tạ /ha so với năm 1995 .Vậy hiệu qủa sử dụng đất trồng khoai năm 2000 lớn hơn hiệu quả sử dụng đất trồng khoai năm 1995 .Hiện nay diện tích trồng khoai chỉ còn 4000 ha giảm 3653 ha so với năm 2000, sản lượng khoai của toàn tỉnh hiện nay chỉ còn 31321 tấn giảm đi so với năm 1995 và năm 2000 .Với năng suất 104,02 tạ /ha ,tăng 23,3 tạ/ha sovới năm 1995 ,9,82 tạ /ha so với năm 2000 .Việc giảm diện tích trồng ngô ,diện tích trồng khoai là hợp lý vì nó phù hợp với hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của toàn tỉnh là giảm diện tích trồng những loại cây có giá trị kinh tế thấp ,tăng diện tích trồng cây có giá trị kinh tế cao ,nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất
Diện tích trồng rau các loại tiếp tục được mở rộng trên địa bàn tỉnh thời kỳ 1995-2005 đạt 17036 ha -30920ha ,tốc độ tăng diện tích trồng rau bình quân đạt 8,1 % . Đặc biệt diện tích trồng rau năm 2005 của tỉnh đã đạt cao nhất từ trước đến nay .Đạt 30920 ha ,tăng 9608 ha so với năm 2000 . 12/12 huỵên ,thị xã đều tăng diện tích trồng rau .Các đơn vị có độ tăng nhanh là thành phố Hải Dương ,Gia Lộc ,Ninh Giang ...mở rộng diện tích trồng rau vụ đông đã góp phần đưa hệ số sử dụng đất lên cao cụ thể là :diện tích trồng rau vụ đông tăng lên, đã đưa sản lượng rau vụ đông của tỉnh tăng đến 574202 tấn tăng gấp 2,7 lần so với năm 1995 và 1,8 lần so với năm 2000 .Đồng thời trong những năm gần đây ,năng suất trồng rau vụ đông tăng lên nhanh chóng đã làm tăng sản lượng rau vụ đông của tỉnh .Rau vụ đông là cây trông có giá trị kinh tế cao ,tăng diện tích ,sản lượng và năng suất trồng rau vụ đông là đã tăng hiệu quả kinh tế , hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường trong sử dụng đất trồng rau vụ đông
Diện tích trồng cây ăn quả -cây công nghiệp trong 10 năm qua đã chuyển biến tích cực kể cả về cơ cấu cây và diện tích gieo trồng .Năm 1995 diện tích trồng cây ăn quả là 9863 ha, chiếm 5,71 % tổng diện tích gieo trồng .,Năm 2000 là 12563 ha, chiếm 6,73 % .Diện tích trồng cây ăn quả năm 2005 đã tăng lên đến 20500 ha chiếm 11,36 % tổng diện tích gieo trồng .Phong trào cải tạo vườn tạp ,lập vườn mới, tạo những vừơn chuyên canh ,thâm canh, chuyển đổi diện tích đất quá trũng , hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản đang diễn ra sôi động ở nhiều ùng trong tỉnh ,xuất hiện hàng loạt mô hình VAC có thu nhập cao, với trên 1000 ha vườn tạp đã được cải tạo .Trên 1200 ha đất trũng ,1700 ha đất đồi đã được cải tạo sang trồng cây ăn quả .Phong trào trồng và kinh doanh cây cảnh ,nuôi thủy sản và thâm canh đã xuất hiện hầu hết ở các vùng trong tỉnh Tuy nhiên năng suất và sản lượng trồng cây ăn quả của tỉnh chưa cao ,tốc độ tăng diện tích cao hơn tốc độ tăng năng suất và sản lượng điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng đất trồng cây ăn quả của tỉnh Hải Dương vẫn chưa đạt theo yêu cầu đặt ra .Tong nhưng năm tới cần nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng cây ăn quả của tỉnh bằng nhiều phương pháp khác nhau
Trong 10 năm qua việc chuyển đổi cơ cấu diện tích gieo trồng của tỉnh đã đạt được những kết quả to lớn .Tuy nhiên việc chuyển đổi cơ cấu diện tích gieo trồng còn diễn ra chậm so với cá tỉnh khác trong vùng .Tỷ trọng diện tích đất trồng cây lương thực vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích gieo trồng của tỉnh ,diện tích trồng cây ăm quả, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao có xu hướng tăng lên ,nhưng tăng chậm và chiếm tỷ trọng còn thấp trong tổng diện tích gieo trồng của tỉnh .Trong những năm tới tỉnh cần đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi diện tích đất gieo trồng theo hướng giảm diện tích đất trồng cây lương thực chuyển sang diện tích đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày -cây ăn quả có giá trị kinh tế cao
Như vậy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng được thực hiện theo hai hướng chính là giảm dần diện tích cấy lúa để chuỷên sang trồng màu và diện tích đất trũng cấy lúa bấp bêúngang nuôi trồng thủy sản và trồng cây ăn quả .Giảm diện tích cây trồng có giá trị kinh tế thấp (khoai lang , ngô giống cũ )
thay thế bằng những cây trồng có già trị và hiệu quả kinh tế cao
biểu 4: kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng
của tỉnh Hải Dương
chỉ tiêu
ĐVT
2000
2001
2002
2003
2004
2005
I)Tổng DT gieo trồng
ha
186583
183966
183869
185063
180691
178291
II.Cây lương thực
diện tích
ha
152628
146937
146423
146459
141181
140183
sản lượng
tấn
842826
803571
840944
846806
825588
trong đó :DT lúa
ha
147499
145038
142417
139922
135904
133263
sản lượng thóc
tấn
823456
796540
825044
818542
801160
774108
diện tích ngô
ha
5183
1899
4006
6537
5578
5109
sản lượng ngô
tấn
19370
6977
15900
28264
24731
22947
diện tích khoai lang
ha
7653
5444
6043
4696
3703
3011
sản lượng khoai lang
tấn
72089
50832
54059
45004
36812
31321
III. Cây thực phẩm :
diện tích
sản lượng
IV Cây công nghiệp
diện tích
sản lượng
ha
tấn
ha
tấn
21974
335595
3716
5476
26994
413897
3820
11624
29541
426559
3739
12326
29189
479819
3602
11252
30442
530753
3589
11621
31274
574202
4011
14527
nguồn :số liệu điều tra của Sở NN &PTNT tỉnh Hải Dương
theo bảng số liệu ta thấy trong giai đoạn 2000-2005 ,diện tích trồng lúa giảm dần từ 147498 ha năm 2000 xuống còn 133263 ha năm 2005 , diện tích khoai lang giảm từ 7653 ha xuống còn 3011 năm 2005 , diện tích cây thực phẩm đã tăng mạnh , từ 21947 ha năm 2000 lên 3044 ha nam 2004 và 31247 ha năm2005 , diện tích cây ăn quả tăng tìư 12563 ha năm 2000 lên 19106 ha năm 2004 .Đưa diện tích nuôi trồng thủy sản lên đến 8400 ha .Việc chuyển dịch theo hướng này đã thúc đẩy phát triển thủy sản ,khai thác tốt hơn diện tích mặt nước ,đất trũng .Tuy nhiên đối với cây ăn quả còn nhiều vấn đề đặt ra như thiếu quy họah cơ cấu cây trồng nghèo nàn chất lượng chưa cao và phát triển quá nhanh (vải thiều )nên hiệu quả kinh tế vườn chưa cao .Qúa trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng được gắn với việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ và đưa tiến bộ vào sản xuất . Đã đạt được những kết quả như sau:
Đối với cây lúa :Việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ được thực hiện theo hướng giảm tối đa trà lúa xuân sớm , bỏ hẳn trà xuân trung , tăng trà lúa xuân muộn .Gỉam tối đa trà lúa mùa muộn ,tăng trà lúa mùa sớm và mùa trung để có năng suất cao mở rộng diện tích vụ đông .Theo hướng này tỉnh đã chuyển từ cơ cấu xuân sớm - xuân trung - xuân muộn là 47,3 -5,9- 49,7 %năm 2000 sang cơ cấu 27,5 -68,7 -3,8 %năm 2005 Thực hiện thành công xâydựng vùng giống klúa nhân dân và từng bước mởộng diện tích lai ,lúa chất lượng cao
Đối với cây rau màu tăng theo các hướng :chuyển một bộ phận cấy lúa xuân sang trồng rau màu như sản xuất giống ngô ở Gia Lộc , trồng râu mầu ,đậu đỗ vụ xuân .Chuỷển một bộ phận diện tích lúa mùa sang trồng đậu tương ,dưa hấu và rau màu hè thu .Chuyển diện tích cấy lúa sang trồng rau màu , hoa cây cảnh chuyên canh ,chuyển diện tích vụ đông có hiệu quả thấp sang trồng rau màu .thâm canh tăng vụ bằng các loại rau màu ngắn ngày . Nhiều mô hình chuyển dịch theo hướng này đã mang lại hiệu quả và thu nhập cao như sau
3)Cơ cấu diện tích đất gieo trồng và hiệu quả sử dụng đất ở các vùng của tỉnh Hải Dương:
3.1)Cơ cấu diện tích đất gieo trồng và hiệu quả sử dụng đất tại vùng đồng bằng của tỉnh Hải Dương
Tại vùng đồng bằng của tỉnh là nơi đất chật người đông với cơ cấu thuần nông là chủ yếu có khoảng 82035 ha với sản lượng lương thực 703176 tấn mức bình quân ruộng đất / người là 490 kg/người/ năm .Các lợi thế của vùng đông bằng là :có khí hậu mùa đông lạnh phù hợp mùa vụ sản xuất các loại cây trồng nông nghiệp ,đất tốt (80 % diện tích là đất phù sa )hệ thống thủy lợi tốt nhất (80 % diện tích được tưới tiêu chủ động trong đó có 60 %diện tích được tưới nước phù sa )trình độ khoa học công nghệ và dân trí cao nhất của tỉnh .giao thông thuân lợi : Đường bộ , đường thủy ,đường sắt đến khắp các vùng trong huyện và khắp các tỉnh trong vùng ,trong nước .Tuy nhiên vùng đồng bằng có những hạn chế đáng kể : Bình quân ruộng đất/ đầu người thấp nhất ;lao động dôi dư thiếu việc làm cao ,quỹ đất nông nghiệp tiếp tục giảm mạnh (kể cả đất lúa xấu và đất lúa tốt ),môi trường bị ô nhiễm ( do thâm canh, phát triển công nghiệp và đô thị ...)khả năng đầu tư của nông dân hạn chế ,canh tác truyền thống là thuần nông . Về kinh tế vùng đồng bằng có mức thu nhập bình quân của nông dân khoảng 8 triệu đồng /người / năm tổng thu nhập đất canh tác là 36,2 triệu đồng /ha /năm
biểu 5 cơ cấu diện tích đất gieo trồng và hiệu quả
sử dụng đất vùng đồng bằng
chỉ tiêu
ĐV tính
1995
2000
2005
tổng diện tích gieo trồng
ha
160398
154680
148626
lúa
diện tích
ha
126637
124518
111395
tỷ trọng
%
78,95
80,5
74,9
ngô
diện tích
ha
7362
3645
5111
tỷ trọng
%
4,58
2,37
3,44
khoai
diện tích
ha
2437
6601
3214
tỷ trọng
%
1,52
4,27
2,16
rau các loại
diện tích
ha
14870
17397
26327
tỷ trọng
%
9,27
11,25
17,71
cây công nghiệp
diện tích
ha
1472
1649
2596
tỷ trọng
%
1,54
1,07
1,69
GTSX trồng trọt /ha đất gieo trồng
triệu đồng/ha
11,86
14,3
22,5
GTSX lúa /ha đất trồng lúa
triệu đồng/ha
7,39
8,84
9,04
GTSX ngô/ha đất trồng ngô
triệu đồng/ha
4,6
5,918
5,923
GTSX khoai/ha đất trồng khoai
triệu đồng/ha
36,2
11,03
30,7
GTSX rau các loại/ha đất trồng rau các loại
triệu đồng/ha
12,05
14,9
19,68
GTSX cây công nghiệp /ha đất trồng
triệu đồng/ha
8,91
10,47
7,316
nguồn :số liệu thống kê của cục thống kê Hải Dương
Theo báo cáo của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương ,cơ cấu diện tích đất trồng của vùng đồng bằng giảm dần qua các năm trong giai đoạn 1995 -2005 .Năm 1995 tổng diện tích gieo trồng của vùng là 160398 ha ,chiếm 84% tổng diện tích gieo trồng của toàn tỉnh ,Năm 2000 là 154680 ha, chiếm 83 %,giảm 5718 ha so với năm 1995, tốc độ giảm bình quân hàng năm trong giai đoạn 1995-2000 là 0,7 %.Hiện nay tổng diện tích gieo trồng của vùng là 148626 ha, chiếm 8,2 % tổng diện tích gieo trồng của toàn tỉnh ,giảm 6054 ha so với năm 2000 và 11772 ha so với năm 1995 .Tốc độ giảm bình quân hàng năm trong giai đoạn 2000-2005 là 1,52 % .So với giai đoạn (1995 -2000) thì tốc độ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn này gấp 2,17 lần ..Diện tích đất gieo trồng của vùng đồng bằng giảm chủ yếu là do diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để chuyển vào mục đích chuyên dùng như :xây dưng nhà xưởng ,xây dựng đường giao thông ,khu công nghiệp ,khu đô thị .....Làm cho diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người của vùng đồng bằng vốn đã thấp nay còn trở lên thấp hơn .Đây là vấn đề bất lợi đối với sản xuất nông nghiệp của vùng .Trong những năm tới tỉnh cần có chính sách cụ thể để tăng diện tích gieo trồng của từng vùng nói riêng ,tăng diện tích gieo trồng của toàn tỉnh nói chung ,đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp .Gía trị sản xuất trên một ha đất gieo trồng của vùng cũng tăng dần qua các năm trong giai đoạn 1995-2005 cụ thể : năm 1995 giá trị sản xuất /ha đất gieo trồng của vùng đạt 11,86 triệu đồng / ha ,trong đó giá trị sản xuất lúa/ha đất trồng là 7,39 triệu đồng/ha ,ngô là 4,6 triệu đồng /ha ,khoai 36,2 triệu đồng/ha ,rau các loại 12,05 triệu đồng/ha cây công nghiệp là 8,91 triệu đồng /ha ,năm 2000 là 14,3 triệu đồng / ha , tăng 2,4 triệu đồng / ha ,trong đó giá trị sản xuất /ha đất gieo trồng của lúa tăng 1,45 triệu đồng/ha ,của ngô tăng 1,318 triệu đồng/ha ,của khoai giảm đi 25,17 t5riệu đồng /ha ,rau các loại tăng lên 2,85 triệu đồng/ha ,cây công nghiệp tăng 1,56 triệu đồng/ha so với năm 1995,tốc độ tăng bình quân hàng năm của giá trị sản xuất ngành trồng trọt /ha đất gieo trồng trong giai đoạn này (1995-2000) là 4,1 %/ năm ,gấp 5,9 lần tốc độ giảm của diện tích .Đã chứng minh cho hiệu quả kinh tế sử dụng đất gieo trồng của vùng trong giai đoạn 1995 -2000 .Gía trị sản xuất ngành trồng trọt /ha đất gieo trồng năm 2005 tăng mạnh ,đạt 22,5 triệu đồng / ha ,tăng 8,2 tr đ/ ha so với năm 2000.Trong đó giá trị sản xuất /ha đất trồng của lúa tăng lên 0,2 triệu đồng /ha ,của ngô tăng 0,005 triệu đồng/ ha ,của khoai tăng 19,67 triệu đồng/ha ,của rau các loại tăng 3,78 triệu đồng / ha ,cây công nghiệp giảm đi 3,154 triệu đồng /ha .Sở dĩ có sự biến động về giá trị sản xuất /ha đất trồng của từng loại cây như vậy là do sự biến động về diện tích trồng về cơ cấy giống cây trồng của từng loại cây trồng ,chúng ta sẽ phân tích sự ảnh hưởng của nó tới hiệu quả sử dụng đất ở phần dưới đây . Trong giai đoạn 2000-2005 tốc độ tăng bình quân hàng năm là 11,4 % ,gấp 2,8 lần tốc độ tăng giá trị sản xuất của giai đoạn (1995-2000).Chứng tỏ hiệu quả kinh tế sử dụng đất gieo trồng giai đoạn 2000-2005 lớn hơn hiệu qủa kinh tế sử dụng đất giai đoạn 1995 -2000 và hiệu quả kinh tế sử dụng đất năm 2005 lớn hơn hiệu quả kinh tế sử dụng đất năm 2000
Tổng diện tích gieo trồng của vùng giảm mạnh chủ yếu là do giảm diện tích đất trồng lúa .Năm 1995 diện tích đất trồng lúa của vùng 126637 ha , chiếm 78,95 % tổng diện tích gieo trồng của vùng ,năm 2000,diện tích đất trồng lúa giảm đi 2119 ha ,chỉ còn 124518 ha , chiếm 80,5 %.Hiện nay diện tích gieo trồng của vùng chỉ còn 111395 ha , chiếm 74,9 %,đã giảm 13123 ha so với năm 2000và 15242 ha so với năm1995 .Tốc độ giảm bình quân hàng năm trong giai đọan 2000-2005 là 2,45 %.Tỷ trọng diện tích trồng lúa chiếm ngày càng nhỏ trong tổng diện tích gieo trồng của vùng ,rất phù hợp với phương hướng chuyển đổi diện tích gieo trồng của tỉnh .Tuy nhiên diện tích trồng lúa của vùng vẫn chiếm tỷ trọng cao và tốc độ giảm diện tích chậm .Chính vì vậy mà sản lượng của vùng vẫn chiếm đạt đa số trong tổng sản lượng nông nghiệp của vùng .Năm 1995 sản lượng lúa của vùng là 611996 tấn với năng suất sản xuất bình quân một vụ trong năm là 48,55 tạ /ha .Năm 2000 sản lượng đạt 719650 tấn ,năng suất 57,97 tạ / ha .Về mặt sản lượng tăng 107654 tấn ,năng suất tăng 9,42 tạ / ha ,tương ứng với tốc độ tăng bình quân hàng năm lần lươt là 3,2 % (sản lượng )và 3,88 %(năng suất ).Hiện nay sản lượng lúa của vùng đẫ giảm xuống chỉ còn 658839 tấn với năng suất trồng lúa của năm là 59,1 tạ / ha ,giảm 60811 tấn về mặt sản lượng ,về mặt năng suất tăng 1,13 tạ / ha so với năm 2000 .So với năm 1995 năng suất lúa năm 2005 tăng gấp 1,22 lần tương ứng với năng suất sử dụng đất trồng lúa năm 2005 cũng tăng lên 1,22 lần so với năm 1995
Diện tích trồng ngô của vùng trong giai đoạn 1995-2000 giảm đi nhanh chóng ,giảm 3717 ha và chiếm tỷ trọng giảm dần trong tổng diện tích gieo trồng của vùng .Cụ thể năm 1995 tỷ trọng diện tích gieo trồng ngô chiếm 4,58 %, đến năm 2000 chỉ còn 2,37 %.Trong giai đoạn 2000-2005 diện tích trồng ngô giảm đi 1466 ha , tương ứng với tốc độ giảm bình quân trong giai đoạn này 8%
Diện tích trồng khoai cũng biến động qua các năm từ năm 1995 -2000 .Năm 2000 so với năm 1995 diện tích trồng khoai tăng lên 2,7 lần .Nhưng đến năm 2005 diện tích tồng khoai giảm đi 2,1 lần so với năm 2000.Tỷ trọng diện tích trồng khoai cũng biến động theo các năm .Năm 1995 tỷ trọng chiếm 1,52 %,năm 2000 là 4,27 %, năm 2005 là 2,16 %.Khoai là loại cây trồng có giá trị kinh tế thấp nên vùng đồng bằng đẫ giảm diện tích trồng khoai năm 2005 để thay thế bằng những cây có giá trị kinh tế cao là hướng đi đúng của vùng ,phù hợp với hướng chuyển đổi cơ cấu diện tích đất gieo trồng của tỉnh
Diện tích và tỷ trọng trồng rau các loại của vùng cũng tăng lên qua các năm trong giai đọan 1995 -2005 .Việc mở rộng diện tích trồng rau của vùng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tăng nhanh sản phẩm rau đáp ứng nhu cầu chế biến và xuất khẩu .Năm 1995 ,diện tích trồng rau của vùng là 14870 ha chiếm 9,27 % tổng diện tích gieo trồng của vùng , cho sản lượng 190761 tấn ,năm 2000 diện tích trồng rau là 17397 ha chiếm 11,25 %cho sản lượng rau là 275848 tấn ,tăng 2527 5 ha (diện tích )và 85087 tấn (sản lượng).Tốc độ tăng bình quân sản lượng hàng năm 8,92 %,gấp 2,64 lần tốc độ tăng của diện tích trồng rau .Điều này chứng tỏ năng suất trồng rau của các loại cây trồng đã tăng lên trong giai đoạn 1995-2005 tương ứng với năng suất sử dụng dất trồng rau trong giai đọan này cũng tăng lên . Hiện nay tổng diện tích đất trồng rau các loại của vùng là 26327 ha cho sản lượng là 523192 tấn ,tăng 247344 tấn về mặt sản lượng ,về mặt diện tích tăng 8932 ha so với năm 2000.Trong giai đoạn này tốc độ tăng bình quân hàng năm của sản lượng rau là 17,9 % ,gấp 1,75 % tốc độ tăng diện tích .Vậy năng suất sản xuất rau các loại không ngừng được tăng lên .Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất .Vì sản xuất rau có hiệu quả và thu nhập khá cao trong ngành trồng trọt ,có khả năng thu hút nhiều lao động và giải quyết việc làm góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng đa dạng hóa sản phẩm với chất lượng cao
Cây công nghiệp có vị trí quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu có giá trị cho ngành công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp .Việc phát triển sản xuất cây công nghiệp cho phép sử dụng hợp lý và có hiệu quả tư liệu sản xuất như đất đai ,khí hậu ,lao động .Đồng thời góp phần thực hiện phân công lao động xã hội trong nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu diện tích đất gieo trồng ngày càng hợp lý hơn .Từ năm 1995 đến nay ,sản suất cây công nghiệp của vùng có bước chuyển biến lớn ,diện tích tăng nhanh từ 1472 ha năm 1995 lên 1649 ha năm 2000 ,năm 2005 tăng đến 2396 ha trong vòng 10 năm diện tích trồng cây công nghiệp đã tăng hơn 1,6 lần .Nhìn chung các loại cây công nghiệp ngắn ngày như :đay ,cói ,lạc , đậu tương ,của vùng đều được chú ý phát triển ,tăng cả về diện tích ,sản lượng ,.Cùng với việc phát triển nhanh chóng đó sản xuất cây công nghiệp đã hình thành nhiều vùng chuyên môn hóa có tỷ trọng sản xuất hàng hóa cao ,chất lượng ngày càng tiếp cận với thị trường
Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích đất gieo trồng vùng đồng bằng của Hải Dương trong 10 năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể :diện tích và tỷ trọng đất trồng lúa giảm đi ,tăng diện tích tỷ trọng đất trồng rau và cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao .Từ đó làm tăng giá trị sản xuất ngành / ha đất gieo trồng của vùng .Tuy nhiên tốc độ diễn ra việc chuyển đổi cơ cấu diện tích đất gieo trồng của vùng còn chậm .Diện tích đất trồng lúa vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng diện tích đất gieo trồng của vùng ,tốc độ giảm bình quân hàng năm chỉ có 0,7 %,diễn ra rất chậm .Diện tích trồng cây công nghiệp cây ăn quả bình quân hàng năm chỉ tăng 6,2% thấp hơn tốc độ tăng bình quân của vùng đồng bằng sông Hồng
3.2)Cơ cấu sử diện tích gieo trồng và hiệu quả sử dụng đất vùng đồi núi của tỉnh Hải Dương:
Vùng đồi núi của Hải Dương bao gồm hai huyện Chí Linh và Kim Môn .quỹ đất chủ yếu là đất nông nghiệp .Huyện CHí Linh đất nông nghiệp 143480 ha chiếm 50,94 % ,đất lâm nghiệp 7543ha chiếm 26,79 % tổng diện tích đất tự nhiên của huyện .Huyện Kim Môn có tổng diện tích đất nông nghiệp 16326,31 ha trong đó gần 7800 ha đất canh tác chiếm 47,8 %tổng diện tích gồm 7400 ha cấy được 2 vụ lúa ,400 ha đất chuyên màu .Đất trồng cây lâu năm 247 ha đất vườn là 452 ha ,đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 416 ha .Ngoài ra còn 239 ha đất bằng chưa sử dụng ,157 ha đồi núi chưa sử dụng và 180 ha mặy nước hoang .
Vùng đồi núi thuộc loại đất phù sa cổ (trong đê)của hệ thống sông Thái Bình nên hơi chua ,độ PH từ 5-6 ,nghèo lân ,nghèo đạm ,một số diện tích bị bạc màu .đất ngoài đê đa số là đất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32276.doc