MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu. 1
CHƯƠNG 1: Cơ sở lí luận về hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. 3
1.1. Khái quát chung . 3
1.1.2 Phân loại nguồn vốn. 3
1.1.3 Vai trò của vốn. 5
1 .2 Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. 6
1.2.1 Hệ thống các chỉ tiêu để phân tích hiệu quả sử dụng vốn. 6
1.2.1.1 Hiệu quả sử dụng vốn cố định. 6
1.2.1.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 6
1.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. 7
CHƯƠNG 2 : THỰC TRANG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG LONG GIANG. 8
Giới thiệu chung về công ty cổ phần xây dựng Long Giang. 8
2.1 Lịch sử hình thành. 8
2.2 Chức năng của công ty. 8
2.3 Cơ cấu tổ chức của công ty. 9
2.3. 1.Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phân xây dựng Long Giang 8
2.3.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty. 10
2.4.1 Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua. 10
2. 4.2 Những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 10
2.5 Thực trạng quản lý và sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng Long Giang. 12
2.5.1 Cơ cấu vốn và nguồn vốn của công ty. 12
2.5.2 Cơ cấu nguồn vốn của công ty CP xây dựng Long Giang. 12
2.5.3 Cơ cấu tài sản của công ty. 13
2.5.4 Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định của Công ty. 15
2.5.5 Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty CP xây dựng Long Giang 16
2.5.6 T́nh h́nh sử dụng và quản lư vốn lưu động của Công ty. 18
2.5.7Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty CP xây dựng Long Giang 19
2.6. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty. 21
2.7. Cơ cấu vốn chủ sở hữu. 26
2.8 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời. 26
2.9 Đánh giá tình hình sử dụng vốn của Công ty. 27
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG LONG GIANG. 30
3.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung của Công ty cổ phần xây dựng Long Giang. 30
3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. 30
3.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 31
KẾT LUẬN. 35
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng Long Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguồn vốn . Nợ phải trả tăng là do công ty đã mở rộng quy mô sản xuất do các khoản vay nợ tăng lên mà chủ yếu là nợ ngắn hạn.
Trong 2 năm hoạt động sự tăng tổng nguồn vốn là do sự tăng của các khoản nợ là chủ yếu, vốn chủ sở hữu tăng nhẹ. Qua đó ta thấy nợ nhiều phán ánh khả năng thanh toán hiện hành của công ty thấp. Thông qua một số chỉ tiêu trên ta chưa thể đánh giá xem tình hình công ty làm ăn có hiệu quả không trên nguồn vốn chúng ta cần phân tích các chỉ tiêu khác nữa mới thấy được hiệu quả sử dụng vốn của công ty ra sao.
2.5.3 Cơ cấu tài sản của công ty
Để đánh giá tính hợp lý trong việc sử dụng vốn cần phân tích cơ cấu tài sản của công ty, từ đó rút ra tỷ trọng đầu tư của từng bộ phận để có biện pháp hợp lý trong việc nâng cao hiêu quả sử dụng vốn của công ty.
Bảng phân tích cơ cấu tài sản bao gồm TSLĐ& TSCĐ của công ty cổ phần xây dựng Long Giang
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu
2008
2009
Số tiền
%
Số tiền
%
A.TSLĐ và ĐTNH
1. Tiền và các khoản tương đương tiền
2. Các khoản ĐTTC NH
2. Các khoản phải thu
3. Hàng tồn kho
4. TSLĐ khác
148.926.556.170
3.915.103.450
3.461.216.794
135.328.658.335
3.369.171.531
2.852.406.060
61,27
1,61
1,42
55,68
1,38
1,18
268.546.576.323
10.736.052.856
25.783.755.914
196.981.462.875
32.942.028.017
2.103276.661
72,53
2,89
6,96
53,2
8,9
0,58
B. TSCĐ và ĐTDH
1. TSCĐ
a. TSCĐ hữu hình
b. TSCĐ thuê tài chính
c. Chi phí XDCBDD
2. Các khoản đầu tư TCDH
3. TSCĐ khác
94.119.343.009
89.871.704.512
79.834.118.718
9.321.106.788
716.479.006
-
4.247.638.497
38,73
36,97
32,84
3,83
0.3
1,76
101.699.616.186
98.292.286.961
86.218.532.526
7.202.410.895
4.871.343.540
-
3.407.329.225
27,47
26,54
23,28
1,94
1,32
0.93
Tổng tài sản
243.045.899.179
100
370.246.192.509
100
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2008, 2009 của Công ty cổ phần xây dựng Long Giang .
Qua bảng trên ta thấy :
+ Tổng tài sản năm 2009 tăng mạnh so với năm 2008, tăng hơn 127.200.293.330 VNđồng, trong đó TSLĐ và ĐTNH tăng 119.620.020.153 VN đồng tương ứng với tăng 11,26%. TSLĐ và ĐTNH tăng chủ yếu là do hàng tồn kho tăng 29.572.856.486 Vn đồng ứng với 7,52% tăng so với năm 2008. Các khoản phải thu tăng 71.652.804.540 VNđồng nhưng tỷ lệ giảm nhẹ 2,48% do có nhiều đối thủ cạnh tranh Chứng tỏ công ty đã thu nợ đuợc phần nào vốn của mình. Để vừa đạt kết quả cao trong việc thu hút khách hàng vừa thu hồi được công nợ, đòi hỏi công ty phải có chính sách phù hợp để cân đối được hai phía khách hàng và công ty.Việc hàng tồn kho lại tăng nhanh có thể làm cho công ty gặp khó khăn trong việc huy động vốn trong trường hợp cần thiết để mở rộng sản xuất kinh doanh.Tuy nhiên việc dự trữ
nguyên vật liệu nhiều trong năm 2009 là do cuối năm phải nhập khẩu khối lượng lớn để phục vụ cho chu kỳ sản xuất tiếp theo. Hơn nữa qui mô kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng nên cần phải tăng năng suất lao động, cần nhiều nguyên vật liệu.Như vậy tồn kho nguyên vật liệu là dự trữ cần thiết cho quá trình sản xuất có thể diễn ra liên tục.
- Vốn bằng tiền tăng 6.820.949.406 VND, tỷ trọng tăng là 1,28 % chủ yếu do tiền gửi ngân hàng tăng. Việc gia tăng này làm cho lãi suất tiền gửi của Công ty tăng.Tuy nhiên, cần xem xét lãi suất tiền gửi ngân hàng với lãi suất của hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn bằng tiền taị quỹ của công ty ít nên qua đó nó ảnh hưởng dến tình hình thanh toán tức thời của công ty kém, nếu trong trường hợp cùng một lúc nếu có nhiều chủ nợ đến đòi tiền cùng một lúc thì công ty sẽ khó có khả năng thanh toán cho khách hàng được. Tuy nhiên , năm 2009 vốn bằng tiền đã tăng lên so với năm 2008 , do đó khả năng thanh toán tức thời của công ty cũng được cải thiện.Đây là điều thuận lợi cho công ty trong việc đáp ứng ngay nguồn vốn cho sản xuất. Sự biến động của các nhân tố này ảnh hưởng lớn đến tình hình VLĐ của công ty
+TSLĐ khác chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số TSLĐ: khoản này giảm dần qua 2 năm , mức giảm của nó thấp một phần do công ty giảm các khoản thế chấp và tạm ứng.
+ TSCĐ và ĐTDH năm 2009 chiếm 27,47 tổng vốn,đang có chiều hướng tăng chậm giữa 2 năm 2008 và 2009 là 7.580.273.177 VND đồng thời tỷ trọng cũng giảm 11,26% Trong đó TSCĐ có tỷ trọng giảm 10,43% nhiều nhất đã tác động nhiều đến sự giảm thiểu TSCĐ và ĐTDH .Năm 2009 tuy tăng 8.420.582.449 VNđồng so với năm 2008, ứng với tỷ lệ giảm là 10,43%.Bên cạnh đó TSCĐ khác cũng có giảm đôi chút giảm 0,83% tương ứng với giảm 840.309.272 VNđồng. Qua đó Công ty cần phải tìm ra các giải pháp, tìm nguồn huy động vốn để đầu tư cho TSCĐ.
+ TSLĐ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản đang có sự dịch dần về chênh lệch của TSLĐ và TSCĐ. TSLĐ ngày càng nhiều chứng tỏ công ty đang đầu tư ngày càng nhiều vào cơ sở sản xuất, Công ty đang mở rộng qui mô sản xuất cao. Tuy vậy chúng ta muốn phản ánh được một cáchđầy đủ và chính xác hơn tình hình của công ty ta cần xem xét thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ủa công ty.
+ Các bộ phận khác nói chung là ổn định, không có biến động gì lớn.
2.5.4 Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định của Công ty.
BảNG TổNG KếT tình hình sử dụng TSCĐ NăM 2008, 2009 của công ty cổ phần xây dựng Long Giang
Đơn vị tính: VND
Vốn cố định
Năm 2008
Năm 2009
2009/2008
Giá trị
Giá trị
Giá trị
%
1TSCĐ
a.TSCĐ hữu hình
- Nguyên giá
-Gía trị hao mòn luỹ kế
b.TSCĐ thuê TC
-Nguyên giá
-Giá trị hao mòn luỹ kế
c.TSCĐ vô hình
79.834.118.718
89.632.645.876
(9.798.527.158)
9.321.106.788
11.053.615.926
(1.732.509.138)
-
86.218.532.526
111.395.986.345
(25.177.453.819)
7.202.410.895
11.053.615.926
(3.851.205.031)
-
6.384.413.808
21.763.341.469
15.378.926.661
-2.118.695.893
0
2.118.695.893
7,98
Giá trị còn lại
89.871.704.512
98.292.286.961
8.420.582.449
9,36
Hệ số hao mòn
0,11
0,23
0.12
9,1
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2008, 2009 của Công ty cổ phần xây dựng Long Giang
Nhận xét :
Từ bảng số liệu trên ta thấy tình hình sử dụng TSCĐ (VCĐ) của Công ty cổ phần xây dựng Long Giang trong năm 2008 và năm 2009 như sau:
Nhận xột:
Qua bảng phân tích, ta nhận thấy rằng hệ số hao mòn của tài sản cố định tăng dần qua các năm, nhưng tăng với một hệ số rất nhỏ, điều này cũng dễ dàng nhận thấy vì Công ty mới thành lập chưa lâu nên tài sản cố định chưa đưa vào sử dụng nhiều. Cụ thể năm 2008 hệ số hao mòn của tài sản cố định là 0,11Đến năm 2009 hệ số hao mòn là 0,12.TSCĐ hữu hình năm 2008 nguyên giá là 89.632.645.876 VND, khấu hao luỹ kế là 9.798.527.158 VND. Năm 2009 mức khấu hao luỹ kế cao hơn năm 2008.Vì vậy công ty luôn quan tâm để các TSCĐ luôn phục vụ hiệu quả, cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty mình.
Năm 2009 giá trị còn lại của TSCĐ cao hơn năm 2008. Đây là thời điểm công ty đặc biệt quan tâm về tình trạng TSCĐ, để cho TSCĐ luôn phục vụ tốt quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, cuối cùng là sẽ thu được lợi nhuận cao.
2.5.5 Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty CP xây dựng Long Giang
Công ty cổ phần xây dựng Long Giang không phải một doanh nghiệp sản xuất hàng hóa mà là doanh nghiệp đầu tư nên vốn cố định của công ty thường chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn cố định của công ty có hiệu quả hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty.Việc sử dụng vốn cố định có hiệu quả hay không thể hiện qua các chỉ tiêu:
Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần xây dựng Long Giang
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2008
2009
2009/2008
+/-
%
1.Doanh thu thuần
285.188.402.860
327.530.307.759
42,341,904,899
14,84
2.Lợi nhuận
4,305,903,864
7.116.404.818
2,810,500,954
65,27
3.VCĐ bình quân
67.869.424.447
97.909.479.597
30.040.055.150
44,26
4.Hiệu quả sd TSCĐ
6,34 %
7,27 %
-
0,93
5. Hàm lượng VCĐ
(3): (1)
0,237
0,298
0,061
25,73
6.Tỷ suất LN VCĐ
(2) : (3)
0,063
0,072
0,009
14,28
7.Hiệu suất sd VCĐ
(1/3)
4,202
3,345
-0,857
-20,4
* Đánh giá chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng VCĐ tham gia SXKD sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.Như vậy:
+ Năm 2008: 1 đồng VCĐ tham gia SXKD đem lại 4,202 đồng doanh thu.
+ Năm 2009: 1 đồng VCĐ tham gia vào SXKD đem lại 3,345 đồng doanh thu (giảm 20,4 % so với năm 2008).
Nhìn chung hiệu suất sử dụng VCĐ của công ty như vậy là không tốt mặc dù tỷ lệ vốn cố định bình quân đã tăng đáng kể. Công ty đã khai thác, sử dụng tối đa công suất của TSCĐ. Tuy nhiên với việc khai thác, sử dụng TSCĐ với công suất như vậy, hàng năm công ty cần nâng cấp, sửa chữa, đổi mới TSCĐ, nhằm khắc phục tình trạng máy móc cũ dẫn đến năng suất không cao.
Qua bảng số liệu cho thấy, năm 2009 hiệu quả sử dụng VCĐ đạt 7,27%, tăng 0,93% so với năm 2008. Điều này làm cho việc sử dụng vốn cố định tương đối đạt hiệu quả. Có nghĩa là cứ 100 đồng vốn bỏ ra đầu tư thì thu về được 7,27 đồng lợi nhuận trong khi năm trước chỉ đạt 6,34 đồng, tăng 0,93 đồng.
Như vậy, do doanh thu tăng 42,341,904,899 đồng tức 14,84% và VCĐ tăng 30.040.055.150 đồng tức tăng 44,26% làm hiệu quả sử dụng tài sản cố định tăng. Tuy nhiên hiệu suất sử dụng VCĐ lại giảm mặc dù có sự tăng lên về doanh thu và lợi nhuận. Lợi nhuận năm 2009 tăng 65, 27 % so với năm 2008.Tóm lại, tình hình sử dụng vốn cố định của Công ty có hiệu quả rõ rệt, Công ty cần duy trì và phát huy các biện pháp tích cực để tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định trong tương lai.
* Đánh giá chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định
Là chỉ tiêu phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ta một đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu suất sử dụng VCĐ của doanh nghiệp càng cao.
VCĐ bình quân
Hàm lượng vốn cố định = _________________________
Doanh thu thuần
Qua bảng trên ta thấy lượng VCĐ cần đầu tư để tạo ra một đồng doanh thu từ năm 2008 đến năm 2009 đã tăng từ 0,237 đồng lên 0,298 đồng tức là tăng 0,061 đồng. Điều này cho thấy càng đi sâu vào hoặt động sản xuất kinh doanh, công ty đã tiết kiệm được một lượng vốn VCĐ cần thiết và sử dụng VCĐ ngày càng có hiệu quả.
* Đánh giá chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận VCĐ (mức doanh lợi VCĐ)
Nhìn vào bảng trên ta thấy mức doanh lợi VCĐ tăng lên qua 2 năm 2008 và năm 2009. Năm 2008 tỷ suất lợi nhuận VCĐ là 0,063, năm 2009 tỷ suất lợi nhuận là 0,072. Năm 2009 tăng lên 0,009 hay là tăng 14,28% so với năm 2008.
Như vậy năm 2009 so với năm 2008, lợi nhuận tăng 2,810,500,954 đồng tức tăng 65,27% và vốn cố định bình quân tăng nhưng chậm do trong năm 2009 công ty thực hiện nhiều công trình mới đòi hỏi cần nhiều máy móc, thiết bị để đáp ứng đúng tiến độ thi công nhưng đã sắm TSCĐ trong năm 2008 nên công ty ít mua sắm thêm TSCĐ dẫn đến năm 2009 VCĐ bình quân tăng lên nhưng chậm.Điều đó làm mức doanh lợi tăng 0,009 đồng. Qua đó ra thấy công ty đang rrên đà phát triển , lợi nhuận ngày càng cao. trung bình 1 đồng vốn cố định tạo ra 0,063 đồng lợi nhuận năm 2008 , còn năm 2009 tỷ số này là 0,072
Tóm lại, công ty đã sử dụng tương đối có hiệu quả VCĐ, đã mở rộng đầu tư sang một số lĩnh vực khác giúp tăng doanh thu lên đáng kể. Công ty cần bảo toàn và phát triển trong các năm sau để lợi nhuân ngày một tăng. Tuy nhiên một số chi phí khác lại tăng lên đáng kể,ví dụ chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng lên đáng kể dẫn đến lợi nhuận của công ty là giả , trong năm tới công ty cần nhanh chóng tìm ra biện pháp khắc phục, hạn chế những chi phí đó, để lợi nhuận tăng nhanh trong các năm tiếp theo.
2.5.6 Tình hình sử dụng và quản lý vốn lưu động của Công ty.
Tình hình TSLĐ bình quân các năm 2008-2009 của Công ty.
ĐVT : VND
Chỉ tiêu/Năm
2008
2009
Giá trị
%
Giá trị
%
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
148.926.556.170
100
268.546.576.323
100
1 Tiền và các khoản tương đương tiền
3.915.103.450
2,63
10.736.052.856
3,99
a. Tiền mặt
124.368.675
3.845.485.688
B Tiền gửi ngân hàng
3.790.734.775
6.890.567.168
2.Các khoản đầu tư TCNH
3.461.216.794
2,33
25.783.755.914
9,6
3. Các khoản phải thu
135.328.658.335
90,87
196.981.462.875
73,35
a. Phải thu của KH
125.857.953.821
189.534.209.026
b. Trả trước cho người bán
4.221.608.628
2.677.339.314
c. Phải thu nội bộ
-
0
-
0
d. Các khoản phải thu khác
5.633.292.446
4.769.914.535
4. Hàng tồn kho
3.369.171.531
2,26
32.942.028.017
12,26
5. TSLĐ khác
2.852.406.060
1,91
2.103.276.661
0.8
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2008, 2009 của Công ty cổ phần xây dựng Long Giang
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy vốn bằng tiền luôn biến động, năm 2008 là 2,63% về mặt tỷ lệ và về mặt giá trị là 3.915.103.450 đồng. Từ năm 2008 đến năm 2009, về mặt tỷ lệ và mặt giá trị tăng lên rõ rệt, cụ thể là về mặt giá trị năm 2009 là 10.736.052.856 đồng tăng 6.820.949.406 VND so với năm 2008. Về mặt tỷ lệ năm 2008 là 2,63 %, năm 2009 là 3,99% tăng1,36 % so với năm 2008, trong đó tiền mặt cũng biến đổi theo. Lượng tiền mặt của công ty ít nên kéo theo chi phí cơ hội thấp.
Các khoản đầu tư TCNH tăng đáng kể . Cụ thể năm 2008 , tỷ lệ chiếm 2,33 % .Tính đến cuối năm 2009, tỷ lệ chiếm 9,6 % tăng lên 7, 27 %.
Các khoản phải thu năm 2009 cũng tăng về giá trị so với năm 2008 nhưng về tỷ trọng lại giảm. Năm 2008 các khoản phải thu là 135.328.658.335 vn đồng tương ứng với tỷ lệ là 90,87%.Năm 2009 là 196.981.462.875 VNđồng tương ứng với tỷ lệ là 73,35%, tăng lên so với năm 2008 là 71.652.804.540 VNđồng, và giảm về mặt tỷ lệ là 17,52%. Trong đó phải thu của khách hàng tăng và trả trước cho người bán giảm.Các khoản phải thu tăng là do công ty phải thu của khách hàng tăng. Vì các khoản phải
thu chiếm tỷ trọng lớn qua các năm nên nó có liên quan chặt chẽ tới chính sách tín dụng, khách hàng của công ty. Lĩnh vực hoạt động của công ty chủ yếu là xây dựng thì việc khách hàng chiếm dụng vốn của công ty là điều kiện để khuyến khích bán được hàng.
Hàng tồn kho: năm 2009 so với năm 2008 thì về mặt giá trị lẫn mặt tỷ lệ của năm 2009 tăng lên so với năm 2008. Cụ thể là: về mặt giá trị năm 2008 là 3.369.171.531 đồng, năm 2009 là 32.942.028.017 đồng, tăng lên 29.572.856.486 đồng. Về mặt tỷ lệ năm 2008 là 2,26%, năm 2009 là 12,26% tăng lên 10% so với năm 2008. Điều này chứng tỏ công tác giải toả hàng tồn kho của công ty chưa hiệu quả, làm giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
TSLĐ khác năm 2009 so với năm 2008 có giảm xuống đôi chút cụ thể là: về mặt giá trị năm 2008 là 2.852.406.060 đồng, năm 2009 là 2.103.276.661 đồng. Về mặt tỷ lệ năm 2008 là 1,91%, năm 2009 là 0,8% giảm 1,11% so với năm 2008. Nhưng do TSLĐ khác chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng vốn lưu động nên sự tác động là không nhiều.
Như vậy, trong quá trình sử dụng và quản lý vốn lưu động, Công ty đã đầu tư nhiều vào các khoản phải thu và lượng hàng tồn kho khá lớn, nên Công ty cần phải xúc tiến nhanh công tác thu hồi công nợ, giải phóng nhanh lượng hàng tồn kho như đưa vào sản xuất và kinh doanh, để góp phần nâng cao vòng quay vốn tăng lợi nhuận cho Công ty.
2.5.7 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cp xây dựng Long Giang
Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ tốt hay xấu, ta xét một số chỉ tiêu sau:
Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty cổ phần xây dựng Long Giang
Đơn vị tính: VN đồng
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2008
2009
2009/2008
+/-
%
1.VLĐ bình quân
198.196.876.498
208.736.566.246
35.539.690.748
17,93
2.Doanh thu
285.188.402.860
327.530.307.759
42.341.904.899
14.84
3.Lợi nhuận
4.305.903.864
7.116.404.818
2.810.500.954
65,27
4.Vòng quay VLĐ (2):(1)
1,438(vòng)
1,569(vòng)
0,131 (vòng)
9,1
5.Thời gian 1 vòng quay VLĐ
250(ngày)
229 (ngày)
-21 (ngày)
8,4
6..Hệ số đảm nhiệm (1):(2)
0,694( lần )
0,637 (lần)
-0,057 (lần)
8,21
7..Tỷ suất LN VLĐ (3):(1)
0,022 (lần)
0,034 (lần)
0,009 (lần)
54,54
Bảng phân tích cho thấy trong 2 năm gần đây, VLĐ bình quân tương đối ổn định và có chiều hướng tăng lên. Cụ thể: năm 2009 tăng so với năm 2008 là 35.539.690.748 đồng (tương đương 17,93%), tốc độ tăng doanh thu năm 2009 tăng 14,84 so với 2008 làm cho số vòng quay VLĐ tăng 9,1 %
* Đánh giá chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động
Trong một công ty VLĐ quay được càng nhiều vòng trong một năm càng tốt
.Tốc độ luân chuyển VLĐ càng nhanh thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn và ngược lại số vòng quay VLĐ càng ít thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng kém. Chính vì tâm quan trọng như vậy nên các nhà quản trịcần tích cực đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động lên.
Qua bảng trên ta thấy, năm 2009 vòng quay VLĐ tăng so với năm 2008 là 0,131 vòng tức 9,1%. Mức tăng lên là do công ty đã nhận được nhiều công trình mới dẫn đến vòng quay VLĐ ngày một tăng lên.Điều đó chứng tỏ công ty đã sử dụng VLĐ có hiệu quả, đặc biệt là trong năm 2009 vừa qua.Tuy nhiên so với công ty khác thì chỉ tiêu này vẫn ở mức hạn chế.
Như vậy do doanh thu năm 2009 tăng 42.341.904.899 đồng tức 14,84% so với năm 2008 và lượng TSLĐ năm 2009 tăng 35.539.690.748 đồng tức 17,93% so với năm 2008, làm cho vòng quay TSLĐ tăng lên là 1,569 vòng.
Từ đó cho chúng ta biết được sự hợp lý chủ sáng tạo của đội ngũ cán bộ công ty đang đi đúng quỹ đạo, mặc dù chỉ tiêu này còn thấp .Nhưng đối với công ty như vậy là tạm được vì nó còn phụ thuộc với tình hình kinh tế của
công ty .Nó cho thấy sự cố gắng hết mình của công ty trong những năm qua, nhằm làm tăng vòng quay VLĐ lên , tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động
+Thời gian một vòng luân chuyển 2 năm gần đây của công ty là tương đối lớn, bởi vì sản phẩm của công ty là những công trình xây dựng, có thời gian dài. Thứ 2 là do vòng luân chuyển VLĐ nhỏ nên làm cho số ngày luân chuyển VLĐ cao. Năm 2009 số ngày luân chuyển VLĐ giảm 21 ngày so với năm 2008, tức giảm 8,4%. Điều này chứng tỏ công ty đã đầu tư mở rộng sản xuất có hiệu quả, sử dụng các biện pháp tiết kiệm các yếu tố đầu vào, tăng cường tiêu thụ sản phẩm làm tăng doanh thu, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. Nhưng có thể thấy tốc độ luân chuyển TSLĐ trong năm 2009 có tăng nhưng còn thấp do vậy trong những năm tới công ty cần có những biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của TSLĐ lên cao hơn, cũng có nghĩa là làm giảm số ngày luân chuyển VLĐ của một vòng luân chuyển VLĐ của công ty.
Đánh giá chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu số vòng quay VLĐ
Số vốn lưu động mà công ty bỏ ra để đạt được một đồng doanh thu năm 2008 đã giảm từ 0,694 đồng xuống 0,637 đồng vào năm 2009. Như vậy, so với năm 2008 năm 2009 đã giảm 8,21% .Tuy nhiện mức đảm nhiệm VLĐ giảm còn ít , nên công ty đang cố gắng để giảm chỉ tiêu này sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty . Vì nếu giảm được chỉ tiêu này thì mới tăng được vòng quay VLĐ , công ty mới có nhiều lợi nhuận
Công ty cần có biện pháp quản lý vốn lưu động hợp lý, để tránh lãng phí gây thất thoát vốn làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
* Đánh giá hiệu quả sd VLĐ (mức doanh lợi TSLĐ)
Chỉ tiêu mức doanh lợi VLĐ cho ta biết hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong công ty .
Qua bảng phân tích ta thấy mức doanh lợi vốn lưu động có sự biến động. Năm 2009 hiệu quả sử dụng VLĐ tăng 54,54% so với năm 2008. Tuy nhiên chỉ tiêu này còn thấp. Cụ thể ta thấy , năm 2008 trung bình 1 đồng VLĐ tham gia vào quá trình hoạt động SXKD tạo ra 0,022 đồng lợi nhuận. Đến năm 2009 , chỉ tiêu này tăng lên 0,034 .do tốc độ tăng VLĐ hàng năm
Qua phân tích các chỉ tiêu trên, ta thấy hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty trong 2 năm là chưa cao. Tuy nhiên cũng có tăng lên , do vậy công ty cần có chiến lược phù hợp để hiệu quả sử dụng vốn càng cao thì mới đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty.
2.6. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty.
Tình hình công nợ của công ty liên quan đến các khoản nợ và các khoản phải thu với các đối tượng như: khách hàng, nhà nứơc, nội bộ….Đó là các khoản phải thu, phải trả phát sinh thường xuyên trong kinh doanh. Tốc độ vòng quay của các khoản phải thu nhanh, tức là chuyển tiền nhanh chứng tỏ sự cố gắng của công ty trong việc thu hồi nợ tốt. Nên các khoản phải trả chưa đến hạn phải trả, sẽ là nguồn đảm bảo tạm thời cho nhu cầu vốn kinh doanh tăng lên của công ty sẽ thiếu. Song nếu vượt quá lớn, vượt quá khả năng chi trả của công ty sẽ làm cho công ty mất khả năng thanh toán dẫn đến nợ, và đây là vấn đề rất ít các ông chủ công ty muốn công ty mình lâm vào.
Tình hình công nợ của công ty CP xây dựng Long Giang trong 2 năm 2008 và 2009
ĐVT: VND
Chỉ tiêu/Năm
Năm 2009
Năm 2008
Chênh lệch
Tuyệt đối
%
1. Nợ phải thu
196.981.462.875
135.328.658.335
61.652.804.540
45,56
a. Phải thu của khách hàng
189.534.209.026
125.857.953.821
63.676.255.205
50,59
b. Phải thu nội bộ
0
0
0
0
c. Trả trước cho người bán
2.677.339.314
4.221.608.628
-1.544.269.314
-36,58
d. Phải thu khác
4.769.914.535
5.633.292.446
863.377.911
-15,33
2. Nợ phải trả
330.855.802.992
211.700.708.910
119.155.094.082
56,28
a. Nợ ngắn hạn
311.345.795.192
200.411.831.135
110.933.964.057
55,35
b. Nợ dài hạn
19.510.007.800
11.288.877.775
8.221.130.025
72,82
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2008, 2009 của Công ty cổ phần xây dựng Long Giang
Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ phải thu năm 2009 vẫn tăng lên 45,56% so với năm 2008. Đó là do công ty có biện pháp tốt trong việc trả trước cho người bán và phải thu khác,nhưng công ty lại chưa có biện pháp tốt trong việc thu hồi nợ của khách hàng, do đó làm tăng nợ phải thu của công ty.
Nợ phải trả của công ty năm 2009 vẫn tăng lên so với năm 2008 với tỷ lệ lớn 56,28 % tương ứng với số tiền là 119.155.094.082 VND. Nguyên nhân chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng 55,35 % và nợ dài hạn tăng tới 72,82%.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình công nợ của công ty có chiều hướng không khả quan mấy.Nợ phải thu và nợ phải trả tăng và tăng với tỷ trọng khá lớn.Công ty cần phải giải quyết được vấn đề thu hồi nợ tốt hơn, sẽ đảm bảo cho công ty chủ động trong cung ứng vốn kinh doanh, trả nợ đến hạn và đầu tư.
* Khả năng thanh toán nợ
Sự biến động của các khoản nợ phải thu và phải trả tác động thế nào đến tình hình thanh toán. Tình hình sử dụng vốn của công ty như thế nào, ta sẽ đi sâu vào phân tích khả năng thanh toán của công ty thông qua hệ số sau:
Đánh giá khả năng thanh toán của công ty
cổ phần xây dựng số Long Giang
ĐVT: triệu đồng
Năm / Chỉ tiêu
2008
2009
1. Doanh thu thuần
285.188.402.860
327.530.307.759
2. Vốn lưu động
148.926.556.170
268.546.576.323
3. Tiền
3.915.103.450
10.736.052.856
4. Các khoản phải thu
135.328.658.335
196.981.462.875
5.Các khoản đầu tư TCNH
3.461.216.794
25.783.755.914
5. Hàng tồn kho
3.369.171.531
32.942.028.017
6. Nợ ngắn hạn
200.411.831.135
311.345.795.192
7. Tổng tài sản
243.045.899.179
370.246.192.509
8.Tổng nợ phải trả
211.700.708.910
330.855.802.992
9.Hệ số thanh toán hiện hành(2/6)
0,743(lần)
0,862(lần)
10a. Hệ số thanh toán nhanh
0,73(lần)
0,76(lần)
10b. Hệ số thanh toán tức thời(3/6)
0.019(lần)
0,034(lần)
11. Vòng quay các khoản phải thu (1/4)
2,1(vòng)
1,66( vòng)
12. Kỳ thu tiền bình quân
171 ngày
217 ngày
13. Vòng quay hàng tồn kho(1/5)
84,64 vòng
9,94 vòng
14. Vòng quay tiền mặt(1/3)
72,84 vòng
30,5 (vòng)
15. Hệ số nợ ( 8/7)
0,87 lần
0,89( lần)
(9) Hệ số thanh toán hiện hành là thước đo khả năng có thể trả nợ của công ty, nó chỉ ra phạm vi quy mô mà yêu cầu chủ nợ được trả bằng TSLĐ có thể chuyển đổi thành tiền trong kỳ phù hợp với trả nợ ngắn hạn. Qua bảng số liệu trên ta thấy công ty luôn duy trì được chỉ số này xấp sỉ 1, điều nay có nghĩa là tổng tài sản lưu động của công ty, luôn có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng VLĐ chứ không phải bán số TSCĐ.
Vốn lưu động
+ Hệ số thanh toán hiện hành = ----------------------------------
Tổng nợ ngắn hạn
Năm 2008 , hệ số thanh toán hiện hành là 0,743 lần và năm 2009, hệ số này là 0,862 lần.
(10a)Hệ số thanh toán nhanh như (Tiền + Các khoản phải thu+ Các khoản đầu tư TCNH) so với số nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn về khả năng trả nợ ngắn hạn hiện hành so với hệ số thanh toán hiện hành. Qua bảng số liệu trên, ta thấy hệ số này ở mức thấp, các chỉ tiêu này đều nhỏ hơn 1, mà lại biến đổi qua các năm 2008 và 2009. Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 0,03 (lần). Ta thấy tình hình thanh toán của công ty đã thuận lợi hơn đôi chút trong năm 2009.
Tiền + Các khoản phải thu + ĐTTCNH
+ Hệ số thanh toán nhanh = ----------------------------------
Tổng nợ ngắn hạn
145.557.384.639
- Năm 2008 = ----------------------------------- = 0,73 (lần)
200.411.831.135
235.604.548.306
- Năm 2009 = --------------------------- = 0,76 (lần)
311.345.795.192
(10b)Ngoài 2 chỉ tiêu trên khi đánh giá khả năng thanh toán của công ty còn sử dụng tới hệ số thanh toán tức thời. Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả, mà không cần thu hồi hay bán gấp lượng hàng tồn kho, để đảm bảo khả năng thanh toán các công ty thường muốn duy trì hệ số thanh toán tức thời của đơn vị mình lớn hơn 0,5, nhưng cũng không quá cao thì mới đảm bảo được cho các công ty, để tránh tình trạng lãng phí vốn, ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy hệ số thanh toán tức thời của công ty tương đối thấp.Năm 2009 tăng so với năm 2008 cụ thể là tăng 0,015 (lần)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26858.doc