Chuyên đề Hiệu quả sử dụng vốn và một số biện pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá

MỤC LỤC

Lời nói đầu

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3

I. Khái niệm vốn trong kinh doanh . 3

1. Khái niệm . 3

2. Đặc trưng của vốn. 4

3. Phân loại vốn. 5

3.1. Theo nguồn hình thành vốn . 5

3.2. Theo tính chất sở hữu . 6

3.3. Theo phương thức chu chuyển vốn . 8

4. Vốn trong công ty cổ phần . 12

5. Vai trò của vốn . 13

II. Hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh. 14

1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn . 14

1.1. Khái niệm . 14

1.2. Các phương pháp . 15

2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn . 16

2.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng vốn . 16

2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định . 18

2.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động . 20

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn . 24

3.1. Các nhân tố khách quan . 24

3.1.1. Các chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước . 24

3.1.2. Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế . 25

3.1.3. Những nhân tố khác . 25

3.2. Các nhân tố chủ quan . 26

3.2.1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh . 26

3.2.2. Trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp . 26

3.2.3 Lựa chọn phương án đầu tư . 26

3.2.4. Yếu tố con người . 27

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ 28

I. Tổng quan về Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá . 28

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá 28

1.1. Giới thiệu chung về công ty . 28

1.2. Quá trình hình thành phát triển . 28

2. Tổ chức bộ máy quản lý Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá . 30

3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá 33

3.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật . 33

3.2. Đối tượng khách hàng . 34

3.3. Thị trường hoạt động . 34

3.4. Nguồn nhân lực của công ty . 34

II. Thực trạng sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá . 36

1. Vài nét về hoạt động kinhdoanh của Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá 36

2. Thực trạng sử dụng vốn của Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá . 39

2.1. Tình hình sử dụng tổng vốn của Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá . 39

2.1.1. Vốn của công ty . 39

2.1.2. Cơ cấu vốn đầu tư vào các loại tài sản . 43

2.1.3. Hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty . 45

2.2. Tình hình sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá . 47

2.2.1. Vốn cố định của công ty . 47

2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty . 49

2.3. Tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá 51

2.3.1. Vốn lưu động của công ty . 51

2.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty . 54

III. Đánh giá chung thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá .

57

1. Những kết quả đạt được của công ty . 57

2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình sử dụng vốn của Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá .

62

2.1. Những hạn chế . 62

2.2. Những nguyên nhân của những hạn chế đó . 63

2.2.1. Nguyên nhân khách quan . 63

2.2.2. Nguyên nhân chủ quan . 64

Chương III Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá .

66

I. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá . 66

II. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá . 67

1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định . 67

1.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định . 68

1.2. Nhượng bán thanh lý tài sản lạc hậu, xuống cấp . 69

1.3. Phương án đầu tư thêm tài sản cố định cho công ty . 69

1.4. Các giải pháp khác . 70

2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động . 70

2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động . 70

2.2. Quản lý chặt chẽ và đẩy nhanh tốc độ thu hồi khoản phản thu . 71

2.3. Quản lý và thanh toán các khoản nợ phải trả . 72

3. Các giải pháp khác . 73

III. Các kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá . 74

Danh mục tài liệu tham khảo

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hiệu quả sử dụng vốn và một số biện pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lấy hàng rất khó khăn, đồng thời gây khó khăn cho việc xếp dỡ hàng hoá. Độ sâu trước bến của xí nghiệp rất thấp do sa bồi và do nhiều năm trước đây không khai thác, cầu Cảng nằm xa tim luồng nên gây khó khăn cho tàu bè khi cập bến. Do vậy các tàu vào Cảng hầu hết là các tàu có trọng tải từ 2000 – 3000 tấn dù cầu tàu được thiết kế cho tàu có trọng tải 5000 tấn. Thiết bị phương tiện phục vụ công tác xếp dỡ có 3 cần cẩu KIROW, hệ thống kho bãi gồm 2 kho diện tích 4.000 m2 và 5.000 m2 bãi bê tông phục vụ xếp chứa hàng còn lại hầu hết là bãi đất. Năng suất hoạt động kinh doanh của xí nghiệp còn thấp do chưa khai thác được triệt để các nguồn lực của mình, đồng thời tác phong của thời kỳ bao cấp vốn và phụ thuộc vào Cảng Hải Phòng vẫn tồn tại khiến cho việc sử dụng vốn còn chưa hiệu quả và còn nhiều thiếu sót. Sau đây là một số chỉ tiêu kinh doanh mà xí nghiệp đạt được trong vài năm trước khi thực hiện phương án cổ phần hoá: Bảng 1 : Một số chỉ tiêu kinh doanh trong năm 1998, 1999 Đơn vị : đồng STT Chỉ tiêu 1998 1999 1 Doanh thu 5.184.000.000 5.037.000.000 2 Vốn kinh doanh 3.384.422.620 8.421.984.370 3 Vốn ngân sách 2.591.953.387 2.414.218.565 4 Chi phí 6.389.000.000 7.815.000.000 5 Lợi nhuận - 1.205.000.000 - 2.778.000.000 6 Số lao động (người) 150 170 7 Thu nhập bình quân người / tháng 1.061.000 1.060.000 8 Nộp Ngân sách 212.755.135 346.643.116 Ta thấy các năm 1998, 1999 xí nghiệp đều có lợi nhuận âm, nhưng hai năm đó cũng như các năm trước đều không có sự thay đổi rõ nét trong kết quả thu được của xí nghiệp. Tuy vậy xí nghiệp xếp dỡ Cảng Đoạn Xá liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9%/năm, tạo công ăn việc làm cho 160 lao động chính thức của xí nghiệp và các lao động thuê ngoài khác. Xét 3 năm 2000, 2001, 2002 công ty đạt được những chỉ tiêu kinh doanh sau: Bảng 2 : Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá Đơn vị: 1.000 đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Chênh lệch 2000/2001 Chênh lệch 2001/2002 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 8.790.512 10.092.264 18.573.121 1.301.752 14,8 8.480.857 84,0 Chi phí 11.376.578 13.309.614 13.947.990 1.933.036 17,0 638.376 4,8 Lợi nhuận trước thuế - 2.586.066 - 3.217.350 4.625.131 - 631.284 - 24,4 7.842.481 243,8 Năm 2000 tuy doanh thu tăng rất cao so với những năm trước đạt hơn 8 tỷ đồng mà các năm trước chỉ đạt chừng 5 tỷ nhưng chi phí cũng tăng cao tương ứng như vậy nên lợi nhuận của xí nghiệp vẫn âm. Vào ngày 19/10/2001 Thủ tướng chính phủ ra quyết định thành lập Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá và ngày 16/11/2001 Đại hội đồng cổ đông sáng lập được tổ chức Công ty chính thức đi vào hoạt động. Quý IV năm 2001 công ty đã thu được kết quả đáng mừng đó là lợi nhuận đạt 850.830.096 đồng, mặc dù tính cả năm 2001 công ty đạt lợi nhuận âm và giảm hẳn hơn 600 triệu, tức là vào khoảng 24,4 % so với năm 2000, nhưng đó cũng là một kết quả đáng khích lệ và báo hiệu sự khởi đầu thành công của công ty vào năm 2002. Năm 2002 công ty đạt doanh thu thuần lên tới 17 tỷ và chi phí lại giảm đi so với năm trước tới hơn 1 tỷ, và điều quan trọng nhất đó là lợi nhuận trước thuế đạt tới 4,6 tỷ đồng tăng 243% so với năm 2001. Cùng với những thành công đó, sau khi cổ phần hoá công ty còn có những dự án đầu tư nhằm nâng cao năng suất hoạt động của mình như : + Dự án đầu tư xây dựng cầu tàu + Dự án đầu tư xây dựng lại nhà điều hành công ty + Dự án đầu tư phương tiện vận tải, thiết bị xếp dỡ Với phương châm vừa sản xuất vừa đầu tư xây dựng với mục đích biến Cảng Đoạn Xá thành cảng có năng lực bốc xếp cao, khả năng thông qua 500.000-700.000 tấn / năm đáp ứng được phần nào nhu cầu xuất, nhập khẩu của nền kinh tế quốc dân. Ngay sau khi thực hiện cổ phần hoá công ty đang thực hiện dự án xây dựng lại cầu tàu mới để tàu có trọng tải 10.000 DWT có thể ra vào với kinh phí 25 tỷ đồng, dự kiến tới tháng 6/2003 cầu tàu sẽ được hoàn thành và đưa vào khai thác. Hiện nay công ty đang chuẩn bị cho dự án mua một cần cẩu mới trị giá 1,6 triệu USD và sắp tới là dự án xây dựng lại nhà điều hành công ty. Như vậy, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ hiện nay là hướng đi đúng đắn nhưng có nhiều vấn đề đặt ra trong quá trình cổ phần hoá cũng như sau khi cổ phần hoá. Tuy nhiên để xem xét trong quá trình hoạt động của Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá việc sử dụng vốn có đạt được hiệu quả hay không thì ta cần đi vào xem xét một số các chỉ tiêu biểu hiện công tác này của công ty và kết hợp chúng để có thể đưa ra các nhận xét và kết luận. 2. Thực trạng sử dụng vốn của Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá 2.1. Tình hình sử dụng tổng vốn của công ty 2.1.1. Vốn của Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá Trước đây xí nghiệp xếp dỡ Cảng Đoạn Xá là một xí nghiệp hạch toán trực thuộc Cảng Hải Phòng, tính đến thời điểm 31/12/2000 tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là 7.961.319.729 đồng, trong đó : - Vốn ngân sách Nhà nước cấp : 2.603.176.582 đồng - Vốn tự bổ sung : 5.108.143.143 đồng Xí nghiệp tiến hành cổ phần hoá theo hình thức giữ nguyên giá trị phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu, huy động thêm vốn để phát triển doanh nghiệp. Giá trị thực tế của xí nghiệp tại thời điểm ngày 01/4/2001 được xác định là : 10.501.814.302 đồng trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là 10.233.000.763 đồng. Nhà nước đầu tư thêm vào xí nghiệp để thực hiện cổ phần hoá một phần vốn là : 7.617.000.000 đồng. Ta có cơ cấu vốn điều lệ của Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá như sau : Bảng 3 : Cơ cấu vốn điều lệ theo cơ cấu sở hữu vốn Đơn vị : 1.000 đồng Cơ cấu vốn điều lệ Tỷ lệ 2002 Vốn điều lệ 100% 35.000.000 Nhà nước 51% 17.850.000 CBCNV trong doanh nghiệp 18% 6.265.800 Cổ đông ngoài doanh nghiệp 31% 10.884.200 Dựa trên các báo cáo tài chính của công ty qua 3 năm là năm 2000, 2001, 2002 ta lập nên bảng tình hình nguồn vốn đầu tư của công ty như sau : Bảng 4 : Tình hình nguồn vốn đầu tư tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá Đơn vị: 1.000 đồng Chỉ tiêu 2001 2002 Chênh lệch 2001/2002 Số tiền % A. Nợ phải trả 861.978 2.003.414 1.141.436 132,4 I. Nợ ngắn hạn 811.978 1.334.837 522.859 64,4 1. Vay ngắn hạn _ _ _ _ 2. Nợ dài hạn đến hạn trả _ _ _ _ 3. Phải trả cho người bán 255.039 712.429 457.390 179,3 4. Người mua trả tiền trước 61.702 100 5. Phải trả công nhân viên 250.658 568.706 318.048 126,9 6. Các khoản phải trả phải nộp khác 179.249 53.701 - 125,548 -70 II. Nợ dài hạn _ _ _ _ III. Nợ khác 50.000 668.577 618.577 1.237,2 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 36.463.342 40.942.611 4.479.269 12,3 I. Nguồn vốn quỹ 36.463.342 40.826.882 4.363.540 12,0 II. Nguồn kinh phí quỹ khác 115.729 115.729 Tổng cộng nguồn vốn 37.325.321 42.976.026 5.650.705 15,1 Nói chung ta thấy qua mỗi năm tổng nguồn vốn của công ty đều tăng. nhất là vào năm 2002 thì nguồn vốn của công ty tăng lên tới 15% nhưng nguyên nhân tăng do đâu thì ta phải phân tích sự tăng giảm từng nhân tố của nguồn vốn. * Xét khoản Nợ phải trả : Trước hết là khoản Nợ phải trả của công ty tăng trên 130%, năm 2002 số tiền tăng lên của khoản mục này tăng lên tới hơn 1 tỷ đồng. Trong cơ cấu của khoản Nợ phải trả thì công ty không có các khoản Nợ dài hạn, vào năm 2000 thì công ty vẫn là xí nghiệp hạch toán phụ thuộc vào Cảng Hải Phòng do đó không được phép huy động vốn trung và dài hạn, còn sau khi cổ phần hoá công ty cũng chưa có khoản Nợ dài hạn nào. Ngay cả khi công ty thực hiện dự án xây cầu mới với kinh phí dự tính là 25 tỷ đồng thì công ty cũng hoàn toàn tự tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu của mình. Do vậy ta có thể khẳng định rằng nguyên nhân chính là do sự tăng của các khoản Nợ ngắn hạn và Nợ khác. + Nợ ngắn hạn năm 2002 của công ty tăng lên 64,4% so với năm 2001, nguyên nhân của sự tăng này là do sự tăng giảm của từng khoản mục cụ thể như sau. Đó là do khoản phải trả cho người bán tăng hơn 450 triệu, tương ứng với 180%. Ngoài ra khoản phải trả công nhân viên cũng tăng rất nhiều so với năm 2001 vì số lượng công nhân viên của công ty tăng từ 156 người lên 160 người nên số lương chi trả cho công nhân viên lớn hơn. Công việc của công ty nhiều hơn nên đòi hỏi công nhân viên làm thêm ca, do vậy công ty có tăng khoản phụ cấp ăn ca, các khoản bồi dưỡng làm thêm cho họ, và cũng chính vì công việc kinh doanh tiến triển hơn nên tiền lương cùng các thu nhập khác của cán bộ công nhân viên cũng tăng lên. Như vậy qua năm 2002 các khoản như phải trả người bán, phải trả công nhân viên tăng lên rất nhiều mặc dù khoản phải trả, phải nộp khác có giảm đi 70% nhưng khoản giảm này cũng không làm ảnh hưởng đến sự tăng lên của khoản mục Nợ ngắn hạn. + Nợ khác của năm 2002 tăng vọt lên gấp hơn 12 lần tương ứng với con số 618 triệu mà trong khi đó khoản này chỉ chiếm 50 triệu nhưng đó chủ yếu là các khoản chi phí phải trả của công ty. * Xét Nguồn vốn chủ sở hữu : Năm 2002 nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên 12,3% tức là gần 4,5 tỷ. Sau đây ta sẽ xem xét và giải thích kỹ lưỡng từng khoản mục tăng giảm trong năm của công ty : + Nguồn vốn quỹ của công ty tăng 12% tức là từ khoảng hơn 36 tỷ lên tới gần 41 tỷ đồng. Tại sao lại tăng nhiều vậy trong năm 2002? Ta có thể giải thích nguyên nhân chính là do quá trình cổ phần hoá. Thực vậy sau khi cổ phần hoá công ty đã bắt đầu một quá trình kinh doanh mới tự lực và độc lập, trước đây khi còn là xí nghiệp, công ty hạch toán trực thuộc đơn giản, do đó không có trích lập bất kỳ một quỹ nào, công việc này do Cảng Hải Phòng chịu trách nhiệm. Thêm một yếu tố nữa là lợi nhuận của công ty tăng cao so với những năm trước tới 4,6 tỷ đồng, đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguồn vốn quỹ của công ty lên cao như vậy. + Nguồn kinh phí quỹ khác của công ty năm 2001 không có, năm 2002 tăng lên 115 triệu đồng. Đó chính là số tiền của quỹ khen thưởng và phúc lợi của công ty bắt đầu trích lập khi công ty cổ phần hoạt động. Như vậy ta có thể thấy năm 2002 công ty có nhiều biến chuyển cụ thể bởi năm đó là năm mà Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá bắt đầu đi vào hoạt động, bắt đầu một quá trình kinh doanh tự lực không còn phụ thuộc vào Cảng Hải Phòng nữa và do đó có sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu, cơ cấu đó vào năm 2002 như sau : Nguồn vốn kinh doanh : 35.000.000.000 đồng Chênh lệch tỷ giá : 69.711.800 đồng Quỹ đầu tư phát triển : 1.071.870.081 đồng Quỹ dự phòng tài chính : 60.170.000 đồng Lợi nhuận chưa phân phối : 4.625.130.642 đồng Quỹ khen thưởng và phúc lợi : 115.729.475 đồng Công ty trích lập các quỹ theo các quy định sau : Khoản lợi nhuận sau khi trừ đi các khoản theo quy định của Thông tư hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế và quản lý các quỹ trong các doanh nghiệp Nhà nước thì được trích lập các quỹ như sau: + Trích 10% khoản đó vào quỹ dự phòng tài chính cho tới khi số dư của quỹ này bằng 25% vốn điều lệ của doanh nghiệp thì khôngtrích nữa. + Trích tối thiểu 50% vào quỹ đầu tư phát triển. + Trích 5% vào quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm cho tới khi số dư quỹ đạt 6 tháng lương thực hiện của doanh nghiệp thì không trích nữa. Vậy ta có thể kết luận được nguyên nhân làm tăng nguồn vốn của Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá lên chủ yếu là do gia tăng các khoản phải trả của công ty. Khoản nợ nhiều phản ánh khả năng thanh toán hiện hành thấp của công ty nhưng nếu trong năm công ty có chính sách sử dụng hợp lý nguồn này thì đến cuối năm phần lợi nhuận của họ sẽ tăng nhanh. Đặc biệt vào năm 2002, công ty bắt đầu quá trình kinh doanh độc lập của mình nên nguồn vốn có nhiều thay đổi, công ty thu được lợi nhuận và trích lập các quỹ. 2.1.2. Cơ cấu vốn đầu tư vào các loại tài sản: Vốn của công ty được đầu tư vào hai loại tài sản là Tài sản cố định và Tài sản lưu động (TSCĐ và TSLĐ). Muốn sử dụng vốn được hiệu quả trước hết công ty cần thiết lập được cơ cấu tài sản hợp lý, và cũng nhờ đó hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao hơn. Cơ cấu vốn đầu tư vào các loại tài sản được thể hiện ở bảng sau: Bảng 5 : Cơ cấu vốn đầu tư vào các loại tài sản của Công ty CP Cảng Đoạn Xá Đơn vị : 1.000 đồng Chỉ tiêu 2001 Tỷ trọng 2002 Tỷ trọng 1. TSCĐ 9.629.559 25,8% 17.878.957 41,6% 2. TSLĐ 27.695.761 74,2% 25.067.069 58,4% Tổng tài sản 37.325.320 42.946.026 Chỉ tiêu Tỷ lệ Tỷ lệ 3. Cơ cấu tài sản 2,876 1,402 Bảng 6 : Tình hình tăng giảm tài sản của Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá Đơn vị : 1.000 đồng Chỉ tiêu 2001 2002 Chênh lệch 2002/2001 Số tiền % 1. TSCĐ 9.629.559 17.878.957 8.249.398 85,7 2. TSLĐ 27.695.761 25.067.069 - 2.628.692 - 9,5 Tổng tài sản 37.325.320 42.946.026 5.620.706 15,1 - Trước hết ta xét về cơ cấu vốn đầu tư vào từng loại tài sản của công ty. + Năm 2001 trong công ty lượng tài sản lưu động luôn chiếm một tỷ trọng lớn hơn so với tài sản cố định và luôn chiếm trên một nửa cũng như các năm trước đây, nguyên nhân chính là do những phương tiện thiết bị, cơ sở hạ tầng của công ty đã được đầu tư cách đây đã lâu. Các phương tiện vận tải máy móc kỹ thuật đã lạc hậu, nhà xưởng và nhà điều hành đã xuống cấp. Thực tế giá trị của tài sản cố định trong công ty rất lớn nhưng qua nhiều năm khấu hao thì giá trị còn lại còn ít như vậy. + Năm 2002 tỷ trọng của hai loại tài sản trong doanh nghiệp thay đổi tức là tỷ trọng tài sản cố định thì tăng còn tỷ trọng tài sản lưu động thì giảm, nguyên nhân chính là sự đầu tư vào tài sản cố định mới và sự sụt giảm của các khoản phải thu khác. - Tiếp theo là về tình hình tăng giảm các loại tài sản qua các năm 2001, 2002. Năm 2002 tổng tài sản tăng tới 5,6 tỷ tức là khoảng 15,1%. Để biết được những thay đổi cụ thể của từng thành phần trong tổng tài sản thì ta cần xét sự tăng giảm qua hai năm cụ thể như thế nào. + Năm 2001 là năm mà công ty không có bất kỳ sự thay đổi nào trong tài sản cố định do đó giá trị tài sản cố định so với các năm trước giảm nhiều là do khấu hao nhiều. + Năm 2002 tài sản cố định của công ty tăng lên tới gần 86% đó là do sau khi cổ phần hoá công ty quyết định thực hiện dự án xây cầu mới. Tài sản lưu động thì lại giảm do công ty giảm các khoản phải thu đi, điều này chứng tỏ rằng công ty đã cố gắng thu hồi các khoản nợ làm việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn. - Chính vì sự thay đổi của tài sản cố định và tài sản lưu động qua các năm như vậy nên cơ cấu tài sản của công ty cũng thay đổi. Cơ cấu này cũng phản ánh được sự điều chỉnh của công ty vào năm 2002. + Năm 2001 cứ 1 đồng vốn đầu tư vào tài sản cố định thì có 2,876 đồng vốn đầu tư vào tài sản lưu động. + Năm 2003 cứ 1 đồng vốn đầu tư vào tài sản cố định thì có 1,402 đồng vốn đầu tư vào tài sản lưu động. Như vậy là công ty đã đầu tư vào tài sản lưu động nhiều gấp hơn 2,5 lần so với tài sản cố định vào năm 2001. Nhưng vào năm 2002 do có sự đầu tư đúng mực nhằm cải thiện tình hình tài sản cố định, thể hiện ở cơ cấu tài sản hợp lý hơn. Công ty kinh doanh trên những lĩnh vực như vậy thì đáng lẽ tài sản cố định phải được đầu tư nhiều hơn, chú trọng nhiều hơn. Tuy nhiên qua các phương hướng kế hoạch cũng như các dự án công ty đề ra cùng sự tiến bộ trong quá trình kinh doanh ta có thể khẳng định rằng những năm sau chắc chắn cơ cấu tài sản sẽ hợp lý hơn. Vậy vào năm 2002 Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá đã cân bằng hơn về cơ cấu tài sản. ở năm trước tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản cố định chủ yếu là do các khoản phải thu của công ty. Điều này thể hiện công ty bị chiếm dụng vốn quá nhiều tuy nhiên năm 2002 công ty đã cố gắng làm tốt công tác thu hồi công nợ để vốn bị chiếm dụng ít, quay vòng nhanh. Tài sản cố định của công ty như máy móc thiết bị lại lạc hậu, cơ sở hạ tầng đã xuống cấp giá trị thấp do đó chiếm tỷ trọng nhỏ hơn tài sản lưu động, tuy vậy khoảng cách này lại hẹp đi khi công ty vào năm 2002 đầu tư vào trang bị tài sản cố định. Tính chất này của tài sản cố định gây khó khăn cho công ty trong việc phát triển và đạt được kết quả cao trong hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên để có được các nhận xét và kết luận cần thiết về tình hình sử dụng vốn của công ty như thế nào ta cần tiếp tục xem xét về hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty. 2.1.3. Hiệu quả sử dụng tổng vốn của Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá Vốn là một điều kiện tiền đề của tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì sự quan trọng đó mà vốn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong một doanh nghiệp. Sử dụng vốn thế nào để đạt được hiệu quả để vốn không bị lãng phí hay thất thoát là một trong những mục tiêu về vốn mà các doanh nghiệp đề ra và chú trọng thực hiện. Cũng như vậy, với Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá, hiệu quả sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả cao là một mục tiêu mà công ty luôn hướng tới trong suốt quá trình hoạt động. Tuy nhiên giữa kế hoạch hay mục tiêu với việc thực hiện là hai vấn đề hoàn toàn khác. Do đó để đánh giá xem công ty có thực hiện tốt được điều này không ta bắt đầu đi vào xem xét hiệu quả sử dụng vốn của công ty qua hai năm 2001, 2002. Trước tiên ta sẽ xem xét hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty sau đó ta sẽ xem xét chi tiết hơn về hiệu quả sử dụng vốn của từng loại vốn của công ty. Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng tổng vốn bao gồm các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn, sức sinh lợi của vốn, và doanh lợi vốn chủ sở hữu. Các chỉ tiêu này của ba năm gần đây nhất được thể hiện trên bảng sau. Bảng 7 : Hiệu quả sử dụng tổng vốn của Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá Chỉ tiêu 2001 2002 Chênh lệch 2002/2001 ± % 1. Hiệu suất sử dụng vốn 0.270 0.432 0.162 59.9 2. Sức sinh lợi vốn - 0.086 0.108 0.194 224.9 3. Doanh lợi vốn chủ sở hữu - 0.088 0.113 0.201 228.0 Chỉ tiêu lợi nhuận dùng để tính toán cũng như được đề cập đến trong chuyên đề này chính là chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế. Do trước đây khi còn hạch toán trực thuộc vào Cảng Hải Phòng, tất cả các khoản thu và chi đều được Cảng Hải Phòng chịu trách nhiệm thu và chi cũng như khoản thu trên vốn Ngân sách Nhà nước. Sau khi xí nghiệp tiến hành cổ phần hoá thì công ty được miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm đầu kinh doanh, và được miễn 50% thuế thu nhập doanh nghiệp vào hai năm tiếp theo. Do đó ta dùng lợi nhuận trước thuế để phản ánh nguồn lợi mà do chính công ty tạo ra. * Xét chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn của công ty : Năm 2001 : Cứ 1 đồng vốn của công ty tạo ra được 0,27 đồng doanh thu. Năm 2002 : Cứ 1 đồng vốn của công ty tạo ra được 0.432 đồng doanh thu. Ta có thể thấy rằng hiệu suất sử dụng tổng vốn của công ty thấp tuy nhiên có tăng và vào năm 2002 chỉ tiêu này tăng lên tới gần 60%. Điều này thể hiện công ty đã cố gắng nâng cao doanh thu của mình, mặc dù doanh thu trong kỳ của công ty vẫn thấp so với tổng vốn sử dụng bình quân trong kỳ. Tuy nhiên chỉ xét mỗi chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty thì chưa đủ bởi thực tế doanh thu cao nhưng chi phí lại tăng cao hơn thì chưa thể nói công ty sử dụng vốn tốt. Do đó ta tiếp tục xem xét chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn và doanh lợi vốn chủ sở hữu để có được các nhận xét và kết luận cần thiết. * Xét chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn và doanh lợi vốn chủ sở hữu : Năm 2001 công ty không đạt được lợi nhuận mặc dù vào cuối quý IV côngty đạt lợi nhuận rất lớn đó là do doanh thu thì tăng cao hơn nhiều nhưng chi phí cũng tăng cao không kém. Vì thế sức sinh lợi vốn và doanh lợi vốn chủ sở hữu mang dấu âm để thể hiện điều này, và đây là điều đáng lo ngại của công ty. Trước tình hình này công ty đã thực hiện quá trình cổ phần hoá và để minh chứng cho sự đúng đắn của chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, thì công ty đã đạt nhiều thành công và đổi mới trong quá trình hoạt động của mình. Công ty đã tăng lợi nhuận của mình lên tới hơn 240% do đó sức sinh lợi vốn và doanh lợi vốn chủ sở hữu cũng tăng. Năm 2002 : Cứ 1 đồng vốn của công ty tạo ra 0,108 đồng lợi nhuận. Cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu công ty tạo ra 0,113 đồng lợi nhuận. Chỉ trong năm 2002 mà sức sinh lợi của vốn cùng doanh lợi vốn chủ sở hữu tăng lên tới hơn 200% tức là gấp đôi ngoài ra hiệu suất sử dụng vốn còn tăng tới gần 60% - mức tăng vượt bậc so với các năm khác, điều đó đã khẳng định năng lực của công ty đang ngày càng phát huy trong năm 2002. Như vậy ta có thể thấy được sự tiến bộ trong quá trình kinh doanh cũng như trong việc sử dụng vốn của công ty. Tuy rằng các chỉ tiêu chưa cao so với các doanh nghiệp và công ty khác nhưng công ty đã có sự tiến bộ trong quá trình sử dụng vốn của công ty. Hiệu quả sử dụng tổng vốn của Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá ngày càng được chú trọng hơn do và cũng được nâng cao hơn đặc biệt vào năm 2002, năm mà công ty bắt đầu hoạt động một cách độc lập, tự lực. Tuy nhiên ta mới chỉ có những nhận xét tổng quát như vậy về tình hình sử dụng vốn của công ty, để có được các nhận xét cụ thể và chi tiết hơn ta cần đánh giá về tình hình sử dụng từng loại vốn của công ty. 2.2. Tình hình sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá 2.2.1. Vốn cố định của công ty Vốn cố định của doanh nghiệp là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ, đặc điểm của nó là chu chuyển giá trị dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ kinh doanh và hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được tài sản cố định về mặt giá trị. Do đó muốn xem xét về vốn cố định của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng như xem xét về hiệu quả sử dụng vốn cố định thì trước hết ta cần phải xem xét về tài sản cố định của doanh nghiệp đó. Trong những năm gần đây công ty có tỷ trọng vốn cố định luôn nhỏ hơn tỷ trọng của vốn lưu động trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên vào năm 2002 tỷ trọng này có tăng lên, và do đó cơ cấu của vốn cố định và vốn lưu động cân bằng hơn. Sự thay đổi đó của vốn cố định được lý giải bằng sự thay đổi của tài sản cố định qua các năm được thể hiện ở bảng sau : Bảng 8 : Tình hình tài sản cố định của công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá Đơn vị : 1.000 đồng Chỉ tiêu 2001 2002 Chênh lệch 2002/2001 Số tiền % 1. Tài sản cố định hữu hình 9.271.579 7.423.724 - 1.847.855 -19,93 - Nguyên giá 23.382.338 24.332.853 950.515 4,07 - Giá trị hao mòn luỹ kế 14.110.759 16.909.129 2.798.370 19,83 2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 357.980 10.455.232 10.097.252 2,820,62 Tổng cộng 9.629.559 17.878.957 8.249.398 85,67 Ta nhận thấy rằng nguyên giá của tài sản cố định tại công ty rất lớn trong khoảng từ 23 – 24 tỷ đồng nhưng hầu hết đều đã lạc hậu, giá trị hao mòn luỹ kế đều rất cao ví dụ vào năm 2001 thì hao mòn hơn 350 triệu nhưng tới năm 2002 hao mòn lên tới gần 3 tỷ đồng, chủ yếu là nhà cửa và vật kiến trúc của công ty sau đó là tới máy móc thiết bị. Vào năm 2002 công ty đã mua sắm thêm 2 cần cẩu chân đế 10 tấn cùng 4 xe ô tô với chi phí là khoảng 900 triệu đồng và các bộ máy vi tính trang bị cho các phòng với chi phí khoảng gần 54 triệu đồng điều này lý giải tại sao nguyên giá tài sản cố định năm 2002 tăng lên 4%. Vậy cơ cấu vốn cố định và vốn lưu động của công ty vào năm 2002 cân bằng hơn là do đâu? Một trong những nguyên nhân là do công ty đã thực hiện dự án xây cầu cảng mới bắt đầu từ tháng 3/2002 nhưng dự kiến tới tháng 6/2003 mới được đưa vào sử dụng do đó giá trị của cầu đang xây dở thể hiện ở giá trị cơ bản dở dang là hơn 10 tỷ đồng. Vì thế tổng tài sản cố định năm 2002 tăng lên 85% tức là khoảng 8 tỷ đồng so với năm 2001 và cũng vì thế vốn cố định của công ty đã tăng tương ứng như vậy. Nhờ sự trang bị lại các phương tiện thiết bị công ty đã nâng cao năng suất hoạt động của mình, nâng cao sản lượng hàng hoá xếp dỡ, tiết kiệm được thời gian và chi phí. Chắc chắn khi cầu cảng được đưa vào sử dụng thì năng suất hoạt động của công ty ngày càng được nâng cao hơn. 2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty Vốn cố định của công ty có biến chuyển rõ rệt, đặc biệt vào năm 2002 lúc công ty đã hoàn thành quá trình cổ phần hoá của mình. Tuy nhiên muốn nhận xét được hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty ta cần tính toán một số các chỉ tiêu như hiệu suất sử dụng vốn cố định, hàm lượng vốn cố định, sức sinh lợi vốn cố định… Các chỉ tiêu này được thể hiện ở bảng sau : Bảng 9 : Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá Chỉ tiêu 2001 2002 Chênh lệch 2002/2001 ± % 1. Hiệu suất sử dụng VCĐ 1,05 1,03 - 0,02 - 1,90 2. Hàm lượng VCĐ 0,95 0,96 0,01 1,05 3. Sức sinh lời VCĐ - 0,33 0,26 0,59 178,79 *Xét chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty: Năm 2001 : Cứ 1 đồng vốn cố định đưa vào kinh doanh thu được 1,05 đồng doanh thu. Năm 2002 : Cứ 1 đồng vốn cố định đưa vào kinh doanh thu được 1,03 đồng doanh thu. Tới đây một câu hỏi đặt ra là tại sao doanh thu của năm 2002 tăng rất lớn tới 84% so với năm 2001 tại sao mà hiệu suất sử dụng lại giảm đi 0,02 đồng/1 đồng vốn cố định? Nguyên nhân như ta đã biết đó là do công ty đã đầu tư mua sắm, xây dựng mới nên vốn cố định năm 2002 mới tăng thêm rất nhiều dẫn tới dù doanh thu có tăng cao nhưng mức tăng chưa tương ứng với mức tăng của vốn cố định trong năm. *Xét chỉ tiêu sức sinh lời của vốn cố định : Một trong những mục tiêu hướng tới của các doanh nghiệp nói chung cũng như với công ty nói riêng là lợi nhuận, lợi nhuận ổn định và càng cao qua các năm. Doanh thu cao chưa đủ kết luận được rằng doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi, bởi ta còn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100658.doc
Tài liệu liên quan