Chuyên đề Hiệu quả ứng dụng hệ thống quản lý môi trường theo iso 14001 tại một số doanh nghiệp ở Việt Nam

1 LỜI MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài. 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 1

1.3 Phạm vi nghiên cứu. 1

1.4 Phương pháp nghiên cứu. 2

1.5 Kết cấu nội dung của đề tài. 2

2 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 14001 TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. 3

2.1 GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001. 3

2.1.1 Bộ tiêu chuẩn iso 14000. 3

2.1.1.1 Lịch sử hình thành. 3

2.1.1.2 Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 5

2.1.2 Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường iso 14001 7

2.1.2.1 Giới thiệu chung về tiêu chuẩn ISO 14001 7

2.1.2.2 Mục đích của ISO 14001 11

2.1.2.3 Việc thực hiện ISO 14001 đối với các công ty nói chung 11

2.1.2.4 Quy trình đánh giá ISO 14001. 14

2.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 14001. 15

2.3 HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 14001 TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM. 20

2.3.1 Tình hình áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam. 20

2.3.2 Hiện trạng áp dụng ISO 14001 tại một số doanh nghiệp Việt Nam. 24

2.3.2.1 Công ty TNHH YAMAHA MOTOR Việt Nam 24

2.3.3 Công ty dệt may Việt Thắng 25

2.3.4 Công ty TNHH TOHOKU PIONEER VIỆT NAM. 26

3 HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14001 TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM. 26

3.1 GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH (CBA). 26

3.1.1 Khái niệm. 26

3.1.2 Các bước thực hiện phương pháp phân tích Chi phí – Lợi ích 27

3.1.2.1 Nhận dạng vấn đề và xác định các phương án giải quyết 27

3.1.2.2 Nhận dạng chi phí – lợi ích xã hội của mỗi phương án 28

3.1.2.3 Đánh giá các chi phí – lợi ích của mỗi phương án 28

3.1.3 Lập bảng lợi ích và chi phí hàng năm 29

3.1.4 Tính toán lợi ích xã hội ròng của mỗi phương án 29

3.1.5 So sánh các phương án theo lợi ích xã hội ròng 29

3.1.6 Kiểm định ảnh hưởng của sự thay đổi trong giả định và dữ liệu 29

3.1.7 Đưa ra kiến nghị cuối cùng 30

3.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 14001 30

3.2.1 Những lợi ích dự kiến 30

3.2.2 Các chi phí cho việc tuân thủ theo các tiêu chuẩn 33

3.3 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VỀ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG ISO 14001 TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 36

3.3.1 Công ty TNHH YAMAHA MOTOR. 36

3.3.1.1 Chi phí mà YAMAHA MOTOR bỏ ra. 36

3.3.1.2 Lợi ích mà công ty thu được. 37

3.3.1.3 Đánh giá chi phí – lợi ích áp dụng ISO 14001 tại Yamaha Motor 41

3.3.2 Công ty TNHH TOHOKU PIONEER VIỆT NAM. 42

3.3.2.1 Những chi phí ban đầu để áp dụng ISO 14001 tại công ty và chi phí cho bảo trì hàng năm được thể hiện qua bảng sau 42

3.3.2.2 Lợi ích doanh nghiệp thu về: 43

3.3.3 Dệt may Việt Thắng. 45

3.3.3.1 Chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra: 45

3.3.3.2 Lợi ích mà công ty thu được về: 46

3.3.3.3 Đánh giá chi phí – lợi ích của dệt Việt Thắng: 47

3.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 47

3.4.1 Thuận lợi: 47

3.4.2 Khó khăn: 50

4 GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ. 56

5 KẾT LUẬN 60

6 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

7 MỤC LỤC: 62

 

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1985 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hiệu quả ứng dụng hệ thống quản lý môi trường theo iso 14001 tại một số doanh nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp trong nước chưa thật sự quan tâm và nhận thức được tầm quan trọng của hệ tiêu chuẩn quản lý môi trường nên còn bàng quan với nó. Để áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 14000, các doanh nghiệp cần phải đầu tư cả về tiền bạc lẫn thời gian. Thời gian tối thiểu để tiến hành áp dụng các tiêu chuẩn bắt buộc của ISO 14000 là 8 tháng. Và chi phí để áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 lên đến hàng trăm triệu đồng, tùy theo quy mô sản xuất, loại hình sản xuất, số lượng công nhân của doanh nghiệp. Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là nhỏ và vừa nên ít doanh nghiệp dám đầu tư hàng trăm triệu đồng để thực hiện tiêu chuẩn ISO 14000. Điều này lý giải tại sao 2/3 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 14000 tại Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhà nước đã có một số văn bản, chỉ thị hướng dẫn và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng ISO 14000 nhưng thiếu giải pháp đôn đốc mạnh mẽ. Nhiều doanh nghiệp vẫn có tâm lý coi vấn đề môi trường là nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên - Môi trường nên chưa chủ động bắt tay vào thực hiện ISO 14000. Hiện trạng áp dụng ISO 14001 tại một số doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng thành công hệ thống này là Dệt Phong Phú, Dệt Việt Thắng, Giày Thụy Khuê, INAX Giảng Võ, Yamaha Motor, Vang Thăng Long... Đặc biệt, Tổng Công ty Du lịch Sài  Gòn - đơn vị vừa trúng thầu cung cấp dịch vụ phục vụ APEC 2006 đã có một loạt khách sạn được cấp chứng chỉ ISO 14000 như: Rex, Continental, Grand, Quê Hương 4...Dưới đây là một số đánh giá về tình hình áp dụng ISO 14001 của một số doanh nghiệp Việt Nam: Công ty TNHH YAMAHA MOTOR Việt Nam Ngày 29 tháng 5 năm 1999, Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) đã nhận được chứng chỉ ISO 14001 phiên bản 1996 sau một năm tiến hành chuẩn bị thiết lập. Công ty ô tô Toyota Việt Nam là công ty đầu tiên trong ngành công nghiệp ô tô được nhận chứng chỉ ISO 14001. Chứng chỉ này là một trong hàng loạt các hoạt động của Công ty được thực hiện theo khẩu hiệu “Tiến tới tương lai” tại Việt Nam. Tháng 9 năm 2005, hệ thống quản lý môi trường của TMV đã được tái chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 phiên bản mới nhât (phiên bản 2004) của TUV Rheinland (TUV Rheinland là thành viên của Hiệp hội giám định kỹ thuật TUV, 1 tổ chức đánh giá chuyên về các hoạt động giám định và cấp chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường, chất lượng, an toàn) Việc cập nhật thành công phiên bản mới ISO 14001: 2004, nâng cấp hệ thống quản lý môi trường theo định hướng của Toyota Nhật Bản là những nỗ lực lớn của TMV nhằm mục tiêu tăng cường hình ảnh của TMV cũng như phát triển kinh doanh bền vững, kiểm soát rủi ro. Ngoài ra, chứng chỉ ISO 14001 mới của TMV đã được mở rộng phạm vi chứng nhận bao gồm các hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô và xuất khẩu phụ tùng. Công ty dệt may Việt Thắng Từ năm 2001 trở về trước, bao giờ Công ty Dệt Việt Thắng cũng đứng đầu danh sách những doanh nghiệp xả chất thải công nghiệp nguy hại ra môi trường. Không thể để tình trạng này tồn tại, năm 2001 Việt Thắng quyết định xây dựng ISO 14001. Trong nhà máy dệt sợi, hệ thống điều hòa không khí, thông gió được lắp đặt lại, hợp lý hơn nhằm giảm đến mức tối đa tiếng ồn, bụi và độ nóng. Ngoài sân, cây cỏ được cắt xén, vun trồng lại đẹp mắt, khuôn viên đầy cây xanh đã tạo không gian thư giãn cho cán bộ công nhân viên sau giờ làm việc. Hóa chất, thuốc nhuộm trong kho được sắp xếp lại theo một trình tự khoa học: gọn gàng, dễ thấy, dễ lấy, để khi có sự cố thì người quản lý có thể phát hiện và xử lý kịp thời. Hệ thống xử lý chất thải được đầu tư xây dựng, với 3 bể chứa rộng 160m2, sâu 9m. Toàn bộ nước thải sản xuất của công ty ước khoảng 4.800m3/ngày được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi đưa ra ngoài. Bây giờ Công ty Dệt Việt Thắng cũng luôn đứng đầu trong danh sách những doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Công ty TNHH TOHOKU PIONEER VIỆT NAM. Nhà máy TOHOKU PIONEER Việt Nam là một dự án 100% vốn nước ngoài, sản xuất các loại loa cho điện thoại di động, hệ thống âm thanh của ôtô và các sản phẩm nghe nhìn khác. Sản xuất cụm cơ cấu ổ đĩa cho hệ thống âm thanh của ôtô và các sản phẩm nghe nhìn khác. Các loại màn hình hiện thị điện tử, hệ thống thiết bị tự động trong các nhà máy và các linh kiện kim loại chính xác, linh kiện nhựa chính xác, linh kiện màng mỏng cho các sản phẩm trên, các sản phẩm nghe nhìn, thiết bị y tế và các sản phẩm điện tử khác. Đây là một trong những lĩnh vực sản xuất tạo ra các sản phẩm thiết yếu phục vụ cho nhu cầu xã hội. HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14001 TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM. GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH (CBA). Khái niệm. Phân tích chi phí – lợi ích là một phương pháp đánh giá giá trị kinh tế và giúp lựa chọn giữa các phương án. Phân tích chi phí lợi – lợi ích là một phương pháp đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội. Phương pháp này tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích thực mà xã hội có được từ một phương án cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ bỏ để đạt được lợi ích đó. Theo cách này, đây là phương pháp ước tính sự đánh đổi thực giữa các phương án, và nhờ đó giúp cho xã hội đạt được những lựa chọn ưu tiên kinh tế của mình. Nói rộng hơn, phân tích chi phí – lợi ích là một khuôn khổ nhằm tổ chức thông tin, liệt kê những thuận lợi và bất lợi của từng phương án, xác định các giá trị kinh tế có liên quan, xếp hạng các phương án dựa vào tiêu chí giá trị kinh tế. Vì thế phân tích chi phí – lợi ích là một phương thức để thực hiện sự lựa chọn chứ không chỉ là phương pháp để đánh giá sự ưa thích Các bước thực hiện phương pháp phân tích Chi phí – Lợi ích Nhận dạng vấn đề và xác định các phương án giải quyết Nhận dạng các chi phí – lợi ích xã hội của mỗi phương án Đánh giá các chi phí – lợi ích của mỗi phương án Lập bảng chi phí và lợi ích hàng năm Tính toán lợi ích xã hội ròng của mỗi phương án So sánh các phương án theo lợi ích xã hội ròng Kiểm tra ảnh hưởng của sự thay đổi trong giả định và dữ liệu Đưa ra đề nghị Nhận dạng vấn đề và xác định các phương án giải quyết Giống như các phương án giải quyết vấn đề phân tích chi phí – lợi ích có thể cung cấp thông tin giúp lựa chọn để cải thiện tình trạng hiện tại. Vì vậy, lúc đầu tiên là nhận dạng vấn đề đó là nhận dạng khoảng cách giữa tình trạng hiện tại và tình trạng mong muốn. Sau đó các dự án, chính sách hoặc chương trình khác nhau được xác định để làm thu hẹp khoảng cách này để giải quyết vấn đề. Một phương án là một cách sử dụng nhập lượng ( đầu vào ) đất đai, lao động và vốn để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ cụ thể. Đó là một sự phối hợp các đặc điểm vật lý, kỹ thuật, thiết kế và có thể là một dự án, một chương trình hoạt động đặc trưng, hay một chính sách có phạm vi rộng. Nhận dạng chi phí – lợi ích xã hội của mỗi phương án Bước thứ hai là nhận dạng bản chất của chi phí – lợi ích xã hội thực của mỗi phương án. Bước tiếp theo của việc đánh giá các chi phí – lợi ích này sẽ được đơn giản hóa bằng việc nhận dạng một cách cẩn thận về các kết quả xã hội thực. Lợi ích và chi phí xã hội thực thường khác với lợi ích và chi phí tài chính. Trên phạm vi toàn xã hội nguyên tắc chung là tính tất cả chi phí – lợi ích bất kể ai là người nhận hoặc trả chúng. Hơn nữa, chi phí – lợi ích phải được tính, do đó ta phải nhận dạng những ảnh hưởng về môi trường và những ảnh hưởng khác cũng như doanh thu và chi phí bằng tiền đối với một khu vực tư nhân. Đánh giá các chi phí – lợi ích của mỗi phương án Ở bước thứ ba này ta cố gắng tìm ra giá trị kinh tế cho lợi ích và chi phí xã hội của mỗi phương án. Một số lợi ích và chi phí xã hội có thể đã có các giá trị kinh tế thực, một số có thể có giá trị tài chính, vốn không phải là giá trị kinh tế thực, một số khác có thể không có giá trị bằng tiền nào cả. Có những phương pháp riêng để tìm ra giá trị kinh tế, đánh giá lại giá trị tài chính, và đo lường những kết quả không có giá. Lập bảng lợi ích và chi phí hàng năm Giá trị của chi phí – lợi ích hàng năm của mỗi phương án được lập thành bảng theo các năm phát sinh, lợi ích ròng mỗi năm được tính. Việc lập bảng này là một bước đơn giản, thậm chí máy móc. Nhưng quá trình liệt kê các kết quả theo năm phát sinh, và tính toán lợi ích ròng hàng năm giúp cho người phân tích hiểu được cấu trúc của dự án và ròng chi phí – lợi ích theo thời gian. Tính toán lợi ích xã hội ròng của mỗi phương án Ở bước trước, ta đã tính toán lợi ích ròng theo thời gian. Tính tổng lợi ích ròng ta không thể chỉ đơn giản cộng các lợi ích ròng hàng năm bởi vì người ta thường đặt tầm quan trọng khác nhau này, tổng lợi ích xã hội ròng được tính theo 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, lợi ích ròng từng năm của dự án được qui đổi thành lợi ích ròng tương đương ở mỗi thời điểm chung bằng phương pháp trọng số. Khi thời điểm chung này là hiện tại, giá trị tương đương được gọi là giá trị hiện tại. Ở giai đoạn thứ hai, hiện giá của mỗi lợi ích ròng hàng năm được cộng lại và cho ta con số tổng cộng cho toàn bộ kết quả So sánh các phương án theo lợi ích xã hội ròng Kiểm định ảnh hưởng của sự thay đổi trong giả định và dữ liệu Rất hiếm khi tất cả các dữ liệu được ước tính đầy đủ và thậm chí hiếm khi chúng được tính tóan một cách chính xác. Vì vậy, đòi hỏi phải có những giả định về dữ liệu và vì vậy người phân tích phải kiểm định ảnh hưởng của những thay đổi trong giả định đối với thứ tự xếp hạng và sự so sánh giữa các phương án. Đưa ra kiến nghị cuối cùng Ở bước cuối cùng này, người phân tích chỉ ra một phương án cụ thể nào đó có đáng mong muốn hay không, phương án nào hay một số phương án nào là đáng mong muốn nhất. Nhà phân tích cũng thảo luận sự tin cậy của dữ liệu, giả định, các kiến nghị. Dĩ nhiên, khái niệm về sự mong muốn là khái niệm kinh tế về lợi ích xã hội ròng. PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 14001 Những lợi ích dự kiến Việc đăng ký có thể có giá trị thương mại cho một công ty. Các đối tác thương mại có thể nhận thấy một cách dễ dàng ý nghĩa củaa việc phê duyệt bởi một bên thứ ba độc lập. Ngay lúc đầu, các công ty khi đã dược đăng ký sẽ đóng vai trò đi đầu và do đó sẽ thu được lợi thế trong cạnh tranh. Chứng chỉ sẽ là một biện pháp tăng cường vị trí thương trường của họ. Sau đó khi các công ty cạnh tranh khác cũng được cấp chứng chỉ thì thế lợi này sẽ mất đi. Việc sử dụng ISO 14001 sẽ là một chứng chỉ cho các công ty và không phải là cho các sản phẩm. Tác động đến thái độ của người tiêu dùng và các cơ hội thương mại của các sản phẩm của công ty do đó là ít hơn so với trường hợp cấp nhãn hiệu sinh thái - là chứng chỉ trực tiếp của sản phẩm. Tuy nhiên, có thể có một lợi ích trong quan hệ với khách hàng bằng sự truyền thông chính sách môi trường của công ty với bên ngoài. Việc đăng ký sẽ nhấn mạnh việc cam kết bảo vệ môi trường của công ty. Một điều kiện tiên quyết cho lợi ích này đó là thị trường tiêu dùng nhạy cảm về sinh thái. Phần lớn các chuyên gia cho rằng việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 sẽ cải thiện hiệu quả nội bộ của công ty nhờ giảm được đầu vào về năng lượng và nguyên liệu. Tuy nhiên, các chuyên gia không nhất trí là liệu việc tiết kiệm đó về năng lượng và nguyên liệu có bù được vào các chi phí hay không, hay là ngược lại. Một số chuyên gia cho rằng các chi phí vượt xa lợi ích đem lại. Doanh nghiệp tại các nước công nghiệp hoá đang chịu sức ép nặng nề từ phía các tổ chức khác nhau các tổ chức chính phủ, quảng đại công chúng, các tổ chức môi trường và người tiêu dùng - là phải tránh các tác động môi trường. Hy vọng rằng việc cấp chứng chỉ ISO 14001 sẽ giảm được sức ép này. Một số đại diện công nghiệp tham gia vào tiến trình xây dựng tiêu chuẩn, đặc biệt là phái đoàn Mỹ, thậm chí hy vọng rằng tiêu chuẩn có thể tạo chỗ đứng cho việc quản lý môi trường không chỉ theo những quy định luật pháp. Họ cho rằng việc đăng ký đảm bảo sự cam kết của công ty thực hiện các quy định môi trường. Trong khi ISO 14001 đòi hỏi các công ty phải thể hiện là họ có các biện pháp tiến hành và duy trì sự tuân thủ thực hiện của mình, họ lại không bị yêu cầu phải chứng minh là thực tế họ đang tuân thủ theo luật pháp. Không chắc là thực hiện hệ thống quản lý môi trường là cải thiện được hoạt động môi trường của công ty. Đến khi việc tư liệu hoá đã được hoàn thành tốt đẹp thì có lẽ không tác động đến việc cấp chứng chỉ. Tuy nhiên, những người tham gia hỏi ý kiến cho rằng phần lớn các công ty thực hiện hệ thống quản lý môi trường và được cấp chứng chỉ, nói chung cho thấy hoạt động môi trường đã được cải thiện. Vì vậy một lợi ích mà tiêu chuẩn quốc tế mang lại có thể là sự quan tâm đến môi trường. Đối với thương mại quốc tế, tiêu chuẩn đảm bảo cơ sở cho những triển vọng môi trường chung giữa các công ty. Nó có thể dẫn đến việc hoà nhập các nguyên tắc quốc gia và cho phép ngành công nghiệp và các cơ quan kiểm toán trên toàn thế giới có một ngôn ngữ và phạm vi chung trong việc đánh giá các hệ thống quản lý môi trường. Riêng tập hợp các tiêu chuẩn môi trường có thể giúp tránh được việc đăng ký, thanh tra, cấp chứng chỉ nhiều lần và những yêu cầu mâu thuẫn của các tiêu chuẩn quốc gia khác nhau và do đó giảm được các chi phí tuân thủ theo các tiêu chuẩn. Các công ty đa quốc gia cũng sẽ được cung cấp một hệ thống tiêu ch汪ẩn riêng để thực hiện ở nơi nào họ có mặt. Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào phải được chứng tỏ rằng liệu rằng chỉ với một định nghĩa mang tính quốc tế này, được xây dựng nên bởi các nhà lãnh đạo công nghiệp và tiêu chuẩn hoá hiện hành, có thể loại trừ các mối quan tâm môi trường chính thống và/hoặc tạo nên các hàng rào ngăn cản tới các hãng nổi bật, đặc biệt là từ các nước đang phát triển. Tác động đến phát triển thương mại đất nước Áp lực lớn hơn đối với các công ty tại các nước đang phát triển là thực hiện các yêu cầu môi trường nảy sinh từ khách hàng nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế chứ không phải là từ các tổ chức trong nước. Vì vậy chứng chỉ ISO 14001 chắc chắn trở thành biện pháp đáp ứng nhu cầu khách hàng nước ngoài và tham gia vào thương mại quốc tế chứ không phải chỉ là một yếu tố của lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước. Đối với những nhà xuất khẩu, chứng chỉ có thể là một công cụ để đạt được thế lợi cạnh tranh so với các nhà xuất khẩu trong nước khác. Một điều không chắc chắn là liệu các tiêu chuẩn ISO 14001 và các tiêu chuẩn liên quan có tạo nên những hàng rào thương mại hay không. Một số chuyên gia cho rằng khi mà các tiêu chuẩn là tự nguyện và không lập ra các tiêu chí hoạt động, các tiêu chuẩn cho phép một sự linh hoạt nào đó và vì vậy nó có thể không tạo ra các hàng rào thương mại. Ngược lại, có tranh luận rằng khi chứng chỉ được phổ biến rộng tới các công ty tại các nước công nghiệp hoá, thì nó có thể tạo ra những cản trở thương mại nào đó cho các công ty tại các nước đang phát triển là những nước cần có thời gian để hiệu chỉnh cho phù hợp. Mặc dù Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế tuyên bố rằng tiêu chuẩn không được sử dụng để tạo ra các hàng rào thương mại, tiềm năng để làm việc đó vẫn tồn tại bản dự thảo cũng như trong các văn bản liên quan. Có một số vấn đề có tiềm năng tạo ra các hàng rào thương mại, và các vấn đề đó sẽ được phân tích ở dưới đây. Các chuyên gia cũng đã nhất trí rằng các công ty lớn tại các nước công nghiệp hoá sẽ gây sức ép tới các bên cung ứng, kể cả các bên cung ứng tại các nước đang phát triển, cụ thể là họ phải được bên thứ ba chứng nhận, như một phương thức để cải thiện hoạt động môi trường riêng và thể hiện trách nhiệm môi trường của mình. Sức ép này có thể tiếp tục cho tới khi việc sử dụng chứng chỉ như một chỉ tiêu để tạo ra tình trạng thương mại ưu đãi, quy định giá cả của bên cung ứng hoặc thậm chí bãi bỏ bên cung ứng không có chứng chỉ, ủng hộ các công ty cạnh tranh được cấp chứng chỉ. Các nhà xuất khẩu tại các nước đang phát triển có thể coi các tiêu chuẩn như là hàng rào thương mại nếu họ không thực hiện yêu cầu để có chứng chỉ. Các chi phí cho việc tuân thủ theo các tiêu chuẩn Các chuyên gia đều nhất trí là việc tuân thủ theo các tiêu chuẩn ISO 14000 nói chung sẽ là rất tốn kém cho từng công ty. Các chi phí liên quan gồm có 3 loại như sau: Chi phí cho việc xây dựng và duy trì một hệ thống quản lý môi trường: Các chi phí tư vấn và chi phí cho việc đăng ký với bên thứ ba Những chi phí này phụ thuộc vào chi phí thời gian thực hiện và đăng ký hệ thống quản lý môi trường của công ty. Một công ty nhỏ hơn có thể, do cơ cấu ít phức tạp hơn và các sản phẩm ít đa dạng hơn, cần ít thời gian hơn so với một công ty lớn và do đó chí phí thấp hơn. Các chuyên gia dự tính là một công ty nào có chương trình và chính sách môi trường rồi thì có thể giảm được thời gian cần cho việc thực hiện một hệ thống quản lý môi trường là khoảng 20% so với một công ty chưa có chương trình môi trường24. Các chuyên gia nhất trí rằng sự có mặt của hệ lhống quản lý chất lượng ISO 9000 sẽ tạo điều kiện cho tiến trình thực hiện hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 . Trong trường hợp này thì đã có sẵn một số các thủ tục và chuyên gia cần thiết. Các công ty có thể đáp ứng được các yêu cầu của ISO 14001 bằng cách bổ sung thêm vào hệ thống đã có hoặc sửa đổi lại nó. Các công ty có thể cần khoảng 30% thời gian ít hơn để thực hiện một hệ thống quản lý môi trường. Một công ty nhỏ bắt đầu từ con số không và dự tính cần thời gian là khoảng 15 tháng, và có thể giảm được thời gian này xuống còn l2 tháng với một điều kiện tiên quyết là đã có một chính sách về môi trường, và 8 tháng nếu đã có hệ thống chất lượng ISO 9000. Các chi phí cho việc xây dựng và duy trì một hệ thống quản lý môi trường Những chi phí cho việc xây dựng một hệ thống quản lý môi trường sẽ cần đến năng lực cuả các nhân viên trong công ty. Những chi phí này chủ yếu là những chi phí nội bộ của công ty, và như với ISO 9000, nó được xác định bằng chi phí thời gian của công nhân. Tuy nhiên các công ty không có kinh nghiệm thực hiện hệ thống môi trường và chất lượng cũng như các công ty nhỏ sẽ cần đến sự trợ giúp từ bên ngoài để xây dựng một hệ thống quản lý môi trường và do đó còn chịu các chi phí từ bên ngoài. Phần lớn các chuyên gia được hỏi ý kiến đều cho rằng việc thực hiện ISO 14001 sẽ không cần đến các nguồn nhân lực bổ sung. Các công ty lớn hơn có thể là đã có cán bộ làm việc trong các lĩnh vực về môi trường và các xí nghiệp công nghiệp quy mô vừa và nhỏ có lẽ sẽ sắp xếp công việc cho những người có các trách nhiệm công việc khác. Trong mọi công ty, việc đào tạo tiếp tục cán bộ sẽ còn là một yếu tố quan trọng đối với một hệ thống quản lý môi trường có hiệu quả. Trong các công ty lớn hơn thì đã có một chương trình môi trường nào đó rồi, và việc đào tạo đó có thể được thực hiện trên một cơ sở không chính quy. Đối với các công ty nhỏ hơn việc đào tạo sẽ tốn kém hơn nhiều vì họ phải sử dụng đến các khả năng đào tạo từ bên ngoài. Việc thực hiện và duy trì một hệ thống quản lý môi trường sẽ kéo theo một quá trình tư liệu hoá rất phức tạp và tốn kém thời gian. Kinh nghiệm với ISO 9000 đã cho thấy khi các tài liệu cẩm nang đã được xây dựng và các nhân viên đã quen với thuật ngữ của ISO, thì việc tư liệu hoá có thể mất ít thời gian hơn trong giai đoạn đầu. Có một số phê phán là ISO 9000 đáng ra là cải thiện về chất lượng thì ISO 9000 lại tập trung nhiều hơn vào việc tư liệu hoá. Khi cơ cấu và các nguyên tắc của ISO 14001 tương tự như ISO 9000 thì việc đó cũng có mối nguy cơ tương tự. Theo ý kiến chuyên gia, việc thực hiện lSO 14001 nhìn chung sẽ không đòi hỏi trang thiết bị công nghệ khác nhau, vì tiêu chuẩn áp dụng cho hệ thống quản lý chứ không phải là chỉ tiêu cho hoạt động. Tuy nhiên yêu câu về "cải thiện liên tục", có thể cần đến sau đó. Nếu một công ty chuẩn bị cải thiện liên tục thì công ty sẽ phải giảm và thay thế đầu vào và đi theo các thành tựu công nghệ mới. Chi phí tư vấn Một công ty cần đăng ký tiêu chuẩn ISO cần phải thực hiện đánh giá nghiêm khắc các thủ tục và xác định là nó có đáp ứng được tiêu chuẩn ISO 14001 không. Để tránh việc nơi đăng ký tuyên bố là không tuân thủ, các công ty có thể thuê các cố vấn để giúp đỡ họ thực hiện hệ thống quản lý môi trường. Đối với các công ty nhỏ hơn nếu hệ thống đã được xây dựng nhờ sự hỗ trợ của một công ty làm tư vấn có kinh nghiệm, nơi đăng ký có thể cho rằng việc thực hiện đó là hợp lý hơn. Kinh nghiệm với ISO 9000 cho thấy các chi phí tư vấn là rất lớn. Một số hãng tư vấn chỉ ra rằng các chi phí đó cho ISO 14000 có thể là cao hơn so với cho ISO 9000 vì nó cần đến các cố vấn có trình độ chuyên môn cao hơn. Các chi phí đăng ký Kinh nghiệm với ISO 9000 cho thấy là gần 20% chi phí tuân thủ theo tiêu chuẩn sẽ là chi phí cho việc đăng ký với bên thứ ba. Trong trường hợp việc đăng ký kết hợp cả ISO 9000 và ISO 14000 thì lệ phí có thể là cao hơn so với đăng ký chỉ một mình ISO 9000. Lý do là các lệ phí mà nơi đăng ký phải chi cho các kiểm toán viên có trình độ chuyên môn cao. Các công ty thực hiện đồng thời cả hai hệ thống tiêu chuẩn ISO có thể tránh được các chi phí đăng ký nhiều lần. Phần lớn các chuyên gia cho rằng các xí nghiệp công nghiệp quy mô vừa và nhỏ gặp những khó khăn về nguồn tài chính, nhân lực để thực hiện ISO 14001 . Tuy nhiên một số người tham gia vào tiến trình xây dựng tiêu chuẩn cho rằng ISO 14001 có thể áp dụng linh hoạt cho mọi công ty thực hiện hệ thống quản lý môi trường. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VỀ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG ISO 14001 TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM Công ty TNHH YAMAHA MOTOR. Chi phí mà YAMAHA MOTOR bỏ ra. Bảng các chi phí chứng nhận ISO 14001 và duy trì hệ thống quản lý môi trường năm 2007: TT Nội dung chi Thành tiền I.Chi phí ban đầu 2.136.948.000 1 Thuê tư vấn 105.000.000 2 Bồi dưỡng đào tạo nhận thức đợt 1 1.250.000 3 Bồi dưỡng đào tạo nhận thức đợt 2 1.300.000 4 Bồi dưỡng đào tạo triển khai 2.300.000 5 In tài liệu cho lớp học 500.000 6 Bồi dưỡng đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ chất lượng và môi trường 3.750.000 7 Bồi dưỡng đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ môi trường 1.500.000 8 Bồi dưỡng viết quy trình tài liệu của hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004 19.500.000 9 Bồi dưỡng cán bộ tham gia xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004 9.600.000 10 Đánh giá chứng nhận 342.248.000 11 Xây dựng hệ thống xử lý nước thải 1.650.000.000 II.Chi phí duy trì hàng năm 739.053.000 1 Chi phí giám sát 13.256.000 2 Chi phí đo kiểm môi trường 25.235.000 3 Chi phí xử lý nước thải 100.562.000 4 Chi phí xử lý chất thải rắn 600.000.000 Qua bảng chi phí trên có thể thấy được để có được tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường ISO 14001,công ty đã phải bỏ ra một chi phí là hoàn toàn không nhỏ (chi phí cho xử lý và thực hiện ISO 14001 lên tới 2.136.948.000 VND). Lợi ích mà công ty thu được. Tuy chi phí công ty bỏ ra để nhận được tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường là không nhỏ nhưng những lợi ích mà doanh nghiệp nhận được cũng là điều đáng để YAMAHA bỏ ra chi phí lớn như vậy cho tiêu chuẩn này. Từ khi áp dụng dây chuyền sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 14001, sản phẩm sản xuất ra của công ty tăng lên đáng kể. Mỗi tháng YAMAHA sản xuất được 20.000 chiếc xe máy (tăng hơn trước khi áp dụng tiêu chuẩn 1500 chiếc). Việc sử dụng điện nước trong quá trình sản xuất cũng giảm đi đáng kể. Bảng sau thể hiện lợi ích giảm được từ việc giảm lượng tiêu thụ điện, nước khi thực hiện quản lý môi trường năm 2007: stt Khía cạnh môi trường Mục tiêu môi trường Chỉ tiêu môi trường Năm 2006 Năm 2007 1 Tiêu thụ điện Giảm lượng điện tiêu thụ so với 2006 Giảm 0.1% lượng điện tiêu thụ cho kho vực văn phòng Giảm 0.76% Đã giảm 1.2% lượng điện tiêu thụ trong toàn công ty 2 Tiêu thụ nguyên vật liệu Giảm tỉ lệ sản phẩm sai hỏng trong tất cả các phân xưởng và giảm lượng tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên Giảm 0.23% các sản phẩm sai hỏng trong quá trình sản xuất 0.52% 1.203% 3 Rác thải công nghiệp Giảm đến mức thấp nhất ô nhiễm môt trường do rác thải công nghiệp từ các phân xưởng Giảm lượng bột sơn bị vương vãi ở bộ phận sơn, giảm lượng dầu khoáng thải, cặn sơn, axit thải 4 Nước thải công nghiệp Loại bỏ ô nhiễm nước thải trong toàn công ty trong quá trình sản xuất Loại các chỉ tiêu ô nhiễm như BOD5, COD, cặn lơ lửng, colifom, chỉ tiêu kim loại nặng trong nước thải, đưa mức ô nhiễm về hợp tiêu chuẩn TCVN 5945: 1995 Đã loại Đã loại Nguồn: ĐTM của Yamaha Motor Việt Nam Như vậy lợi ích thu được từ giảm các yếu tố điện, sản phẩm sai hỏng, giấy văn phòng được tính bằng tiền sẽ là: Yếu tố Đơn vị Đơn giá (VND/1 đơn 㽝ị) Lượng giảm Thành tiền Điện Kw/h 960 235.461 226.042.560 Sản phẩm sai hỏng Sản phẩm 15.000.000 120 1.800.000.000 Giấy văn phòng % 900.000 10 9.000.000 Tổng 2.035.042.560 Chi phí cho việc xử lý hay tiêu hủy một tấn chất thải là 7.000.000/tấn. Mỗi tháng, công ty thải ra từ các bộ phận sản xuất là 120 - 155 tấn chất thải trước khi áp dụng ISO và lượng chất thải giảm đi đáng kể sau khi áp dụng ISO 14001 (còn 80 -85 tấn chất thải/năm). Nếu không có hệ thống xử lý chất thải theo tiêu chuẩn ISO 14001 đi vào hoạt động, hàng năm cô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7537.doc
Tài liệu liên quan