MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO THỜI GIAN 3
I. Hình thức trả lương theo thời gian. 3
1. Cơ sở tính. 3
2. Đối tượng áp dụng. 4
3. Phạm vi áp dụng. 5
4.Ưu nhược điểm. 5
5. Yếu tố ảnh hưởng. 6
5.1 Lương cấp bậc công việc. 6
5.2 Thời gian làm việc. 6
5.3 Bản thân người lao động. 6
5.4 Yếu tố khác. 6
6.Yêu cầu. 7
7. Nguyên tắc. 8
8. Chế độ trả lương theo thời gian. 9
8.1 Chế độ trả lương theo thời gian giản đơn. 10
8.2 Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng. 11
9. Tiêu thức đánh giá. 13
II. Tiền thưởng. 13
1.Khái niệm. 13
2. Nội dung. 13
3. Các hình thức thưởng. 14
4. Ưu nhược điểm. 14
III. Quy trình xây dựng hệ thống trả lương theo thời gian. 15
1. Xác định hệ số cấp bậc công việc cho từng công việc. 16
1.1 Phân tích công việc. 16
1.2 Đánh giá công việc. 18
1.3 Kết quả của phân tích và đánh giá công việc. 18
2. Xác định tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp. 19
3. Xác định thời gian làm việc. 21
4. Phân tích đánh giá thực hiện công việc làm căn cứ thưởng lương. 21
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRẢ LƯƠNG THEO THỜI GIAN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 23
CAO SU SAO VÀNG 23
I. Giới thiệu khái quát về công ty. 23
1. Tổng quan về công ty. 23
2. Quá trình hình thành và phát triển. 23
3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh. 24
3.1 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh. 24
3.2 Sản phẩm chủ yếu. 25
4. Cơ cấu tổ chức bộ máy. 28
4.1 Chức năng nhiệm vụ. 28
4.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy. 31
II. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005, 2006, 2007. 32
III. Tình hình nguồn nhân lực trong công ty. 36
1.Đặc điểm lao động toàn công ty. 37
1.1 Cơ cấu lao động theo chức năng. 37
1.2 Cơ cấu lao động theo giới tính. 38
2. Hiệu quả sử dụng lao động. 39
VI. Thực trạng trả lương theo thời gian tại công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng. 40
1.Căn cứ pháp lý khi ban hành quy chế tiền lương của công ty. 40
2. Nguyên tắc chung khi áp dụng hình thức trả lương theo thời gian ở Công ty. 41
3. Tỷ trọng áp dụng các hình thức trả lương. 41
3.1 Tỷ trọng về quỹ tiền lương. 41
3.2 Tỷ trọng về số lao động. 43
4. Thực trạng trả lương theo thời gian của công ty. 44
4.1 Khối gián tiếp công ty. 44
4.2 Với khối gián tiếp xí nghiệp. 56
4.3 Tồn tại chung của hình thức trả lương theo thời gian tại công ty. 59
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HÌNH THỨC 61
TRẢ LƯƠNG THEO THỜI GIAN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG 61
I. Hoàn thiện xây dựng hệ số cấp bậc công việc. 61
1. Hoàn thiện công tác phân tích công việc. 61
2. Hoàn thiện công tác đánh giá công việc. 64
II. Xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc làm căn cứ thưởng lương. 66
1. Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc. 66
2. Xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc. 66
III. Xây dựng tiền lương bình quân chung (TNBQC) Công ty. 69
IV. Xây dựng quỹ lương cho rõ ràng và tách bạch để làm nguồn tiền trả lương và trả thưởng. 71
KẾT LUẬN: 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3625 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hình thức trả lương theo thời gian tại Công ty Cổ phần Cao Su Sao Vàng – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩm kết hợp với với sản phẩm nhập kho 9 ra sản phẩm định hình lốp 10 cho vào lưu hoá 11 sau đó ổn định lốp 12, kiểm tra những sản phẩm đạt yêu cầu (thành phẩm) rồi nhập kho.
Để ra được công đoạn cắt cuộn 5, đầu tiên vải mành 1 với vải phin 1 (vải phin 1 được sấy 2) cho vào cán tráng 3 sau công đoạn này chia làm hai bước:
Bước 1: Tạo thành vải mành 4 và đến công đoạn cắt cuộn 5.
Bước 2: Thành vải mành phin 4 và đi vào hình thành lốp.
Tanh thép 1 được chỉnh 2 và cắt 3 rồi ren răng hai đầu 4 rồi lồng ống nối 5 sau đó dập ống nối 6 rồi cắt npavia 7 cho vào kiểm tra để nhập kho 8. Sau đó kết hợp với quá trình cắt cuộn 5 để hình thành lốp 8.
Quy trình để tạo ra thành phẩm là những chiếc săm lốp là một quá trình rất phức tạp, phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp và liên tục, vì vậy đòi hỏi sự phân công lao động trong doanh nghiệp phải chuyên môn hoá cao. Để cho quá trình sản xuất được dễ dàng và thuận tiện công ty cũng phân công công việc cho từng đối tượng lao động khác nhau những công việc cụ thể, để có thể chuyên môn hoá và tạo ra được những sản phẩm được dễ dàng.
4. Cơ cấu tổ chức bộ máy.
4.1 Chức năng nhiệm vụ.
Công ty Cổ phần Cao Su Sao Vàng là một đơn vị có quy mô sản xuất lớn nên trong cơ cấu quản lý của công ty chia làm hai cấp quản lý: Cấp Công ty và cấp xí nghiệp.
Bộ máy quản lý của Công ty:
-Giám đốc.
-Năm phó giám đốc phụ trách về: Kỹ thuật, kinh doanh, xuất nhập khẩu, xây dựng cơ bản và chi nhánh cao su Thái Bình.
Cụ thể:
Đại hội cổ đông:
Hội đồng quản trị: Có nhiệm vụ xây dựng những chiến lược hoạt động của Công ty
Ban kiểm soát: BKS của Công ty được ĐHCĐ bầu ra có nhiệm vụ giám sát mọi hoạt động của HĐQT theo đúng các điều khoản của Công ty và của ĐHCĐ.
Giám đốc: Lãnh đạo chung toàn bộ bộ máy quản lý và sản xuất của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật. Là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Phó giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về kỹ thuật, công nghệ sản xuất các sản phẩm cao su, nghiên cứu chế tạo mới theo yêu cầu của thị trường.
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Tìm hiểu thị trường, tiến hành tổ chức tham gia các hội chợ, xem xét tổ chức quảng bá sản phẩm, xem xét mở đại lý.
Trực thuộc quản lý của phó giám đốc phụ trách kinh doanh là các phòng:
Phó giám đốc xây dựng có bản và sản xuất: Định hướng xây dựng kế hoạch sản xuất ngắn, trung, dài hạn. Điều hành các đơn vị cơ sở thực hiện kế hoạch sản xuất cũng như công tác bảo vệ an toàn cho sản xuất.
Trực thuộc quản lý của phó giám đốc xây dựng cơ bản và sản xuất: .
Phó giám đốc nội chính và cao su kỹ thuật: Có nhiệm vụ quan tâm đến đới sống cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Chịu trách nhiệm về kỹ thuật, công nghệ sản xuất các sản phẩm cao su.
Trực thuộc quản lý của phó giám đốc nội chính và cao su kỹ thuật:
Phó giám đốc chi nhánh Thái Bình: Chịu trách nhiệm quản lý tình hình sản xuất và kinh doanh của chi nhánh Thái Bình.
Chức năng nhiệm vụ của các phòng:
Mỗi phòng ban có chức năng nhiệm vụ riêng, tùy theo phân công của Công ty. Công ty gồm có 13 phòng ban: phòng kỹ thuật cơ năng, phòng kỹ thuật cao su, phòng kiểm tra chất lượng,..
Bộ máy quản lý tại các xí nghiệp.
Giám đốc các xí nghiệp có nhiệm vụ quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp mình và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước Giám đốc của Công ty.
Các xí nghiệp Cao su số 1,2,3 có nhiệm vụ chung là hoàn thành công việc được Công ty giao. Các kế hoạch sản xuất năm Công ty đã đặt ra cho từng xí nghiệp. Do sự chuyên môn hoá và phân công lao động thì mỗi xí nghiệp có sự sản xuất chuyên môn về các sản phẩm khác nhau:
Xí nghiệp cao su số 1: Chuyên sản xuất săm lốp xe máy, săm lốp xe đạp, săm, yếm ôtô, màng lưu hoá lốp, săm máy bay các loại, gia công bán thành phẩm cho đơn vị bạn và khách hàng khi được Công ty giao.
Xí nghiệp cao su số 2: chuyên sản xuất lốp xe đạp các loại, cũng gia công bán thành phẩm cho đơn vị bạn và khách hàng khi được Công ty giao.
Xí nghiệp cao su số 3: chuyên sản xuất lốp ôtô các loại, lốp máy bay các loại, Cũng gia công bán thành phẩm cho đơn vị bạn và khách hàng khi được Công ty giao.
Xí nghiệp cơ điện: Để cung cấp điện phục vụ cho sản xuất của Công ty và nhằm hạn chế những rủi ro trong khi sản xuất. Do đặc tính của ngànhh sản xuất cao su là cần nhiều tới năng lượng từ điện.
Xí nghiệp năng lượng: Nhằm cung cấp năng lượng cho ngànhh sản xuất cao su, là nơi chuyển hoá các nguyên nhiên liệu thành nhiệt năng và điện năng phục vụ cho sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục. Nhằm ổn định sản xuất cho Công ty. Cung cấp đủ hàng hoá ra thị trường.
Ngoài ra Công ty còn có phân xưởng thiết kế nội bộ, nhà máy pin đặt tại Xuân Hoà.
4.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy.
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy.
PGD Kỹ thuật
PGD Nội chính
& CSKT
PGD CNThái Bình
PGD XDCB& SX
PGD PT KD
P.Kế hoạch vật tư
P.Tài vụ
P.Thị trường
P.Đối ngoại XNK
P.Kỹ thuật cơ năng
P.Kỹ thuật cao su
P.Kiểm tra chất lượng
P.Xây dựng cơ bản
P.Điềuđộ sản xuất
P.T.C hành chính
P.Kỹ thuật an toàn
P.Quân sự bảo vệ
P.TNo trung tâm
XNCao su số 1
XNnăng lượng
XN Cơ điện
PX thiết kếnội bộ
Nhà máy pin Xuân Hòa
XNCao su số 2
XNCao su số 3
BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
Nguồn: Phòng TCNS
Mô hình tổ chức bộ máy là mô hình ma trận:
Ưu điểm của mô hình là thích hợp với việc quản lý đối với công ty có các chi nhánh sản xuất cần đặt tại các nơi khác mà không có địa điểm gần tại công ty. Ưu điểm tiếp theo của mô hình là việc quản lý có sự liên kết và móc nối giữa các đơn vị phòng ban vì vậy có sự liên kết với nhau trong công việc.
Nhược điểm của mô hình là quản lý tổng thể là rất khó, nhiều khi không đồng nhất và bị chồng chéo.
Với đặc điểm sản xuất của công ty và thị trường tiêu thụ sản phẩm thì mô hình ma trận là hợp lý.
Bộ máy tổ chức của Công ty được chuyên môn hoá, phân nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng ban. Như vậy công việc làm sẽ không sợ bị chồng chéo, tránh được chồng chéo trong công việc điều đó tránh được tình trạng ỷ lại trong công việc. Vì phân công công việc rõ ràng nên công việc thuộc chức năng nhiệm vụ của bộ phận nào bộ phận đó cần đảm nhận. Bên cạnh đó thì có những mặt hạn chế như: Công việc không được kết hợp cùng làm nên sẽ thiếu sự sáng tạo trong quản lý cũng như trong giải quyết công việc.
Giải pháp cho vấn đề này là: Cơ cấu tổ chức lại bộ máy, một số phòng ban với chức năng nhiệm vụ tương tự có thể kết hợp lại thành một phòng điều đó vừa làm tinh giảm bộ máy, giảm lao động gián tiếp và đồng thời công việc được giải quyết một cách sáng tạo.
II. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005, 2006, 2007.
Trong những năm gần đây thì kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đều tăng. Kết quả đó có được là do sự đổi mới công nghệ trong sản xuất, công tác quản lý ngày càng tốt hơn.Điều đó được thể hiện rõ trong các bảng báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty dưới đây.
Bảng 1: Bảng kết quả về lợi nhuận.
Khoản mục
Năm 07(triệu đồng)
Năm 06(triệu đồng)
Năm 05(triệu đồng)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
873.000
550.000
450.000
2. Các khoản giảm trừ DT
4.500
2.100
1.500
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
868.500
547.900
448.500
4. Giá vốn hàng bán
400.500
300.500
280.500
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng cung cấp dịch vụ
468.000
247.400
168.000
6. Lợi nhuận sau thuế
87.000
55.000
20.000
Nguồn: Phòng tài vụ
Nhìn vào bảng lãi lỗ của công ty những năm gần đây ta thấy rằng doanh thu hàng năm của công ty tăng: Cụ thể năm 2006 tăng so với 2005 là 99,4 triệu đồng tương ứng là 22,16%, năm 2007 tăng so với 2006 là 320,6 triệu đồng tương ứng là tăng 58,4%. Cung với tốc độ tăng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ thì lợi nhuận của công ty hàng năm cũng tăng, tuy nhiên thì tốc độ tăng của lợi nhuận thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu cụ thể là năm 2007 so với 2006 tốc độ tăng doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ là 58,4% trong khi đó tốc độ tăng của lợi nhuận chỉ là 58,14%. Điều đó là do chi phí về giá vốn hàng bán tăng.
So với những Công ty sản xuất những sản phẩm tương tư như Công ty CP Cao Su Sao Vàng thì doanh thu này là thấp. Ví dụ như so sánh với Công ty CP Cao su Đà Nẵng tốc độ tăng doanh thu và doanh thu của Công ty CP Cao Su Sao Vàng thì thấp hơn nhiều. Cụ thể doanh thu của Công ty CP Cao su Đà Nẵng như sau: Năm 2006 là 930.892 triệu đồng, năm 2005 là 728.515 triệu đồng( Nguồn website:ssi.com.vn) Như vậy năm 2005 doanh thu của Công ty CP Cao su Đà Nẵng đã vượt xa doanh thu năm 2005 và 2006 của Công ty CP Cao Su Sao Vàng.
Nguyên nhân là do:
Thị trường tiêu thụ hàng hoá của Công ty chủ yếu là trong nước, xuất khẩu ra nước ngoài với tỉ trọng chiếm không đáng kể so với tổng số sản phẩm Công ty sản xuất ra.
Thị trường trong nước của Công ty gồm 5 chi nhánh và 200 đại lý trên toàn quốc, thị trường trọng điểm của Công ty ở miền Bắc chủ yếu là thành phố Hà Nội là thị trường chính. Còn thị trường miền Trung và miền Nam đã được mở rộng nhưng vẫn chưa khai thác hết được tiềm năng. Ngoài ra thì còn có nhiều nguyên nhân khác nhưng nguyên nhân chủ đạo vẫn là tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Các nguyên nhân khác như: sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành, chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm.
Bảng 3: Báo cáo tài chính
Khoản mục
Năm 07
Năm 06
Năm 05
Tài sản
A. Tài sản ngắn hạn
328.000
227.250
153.000
I. Tiền và các khoản tương đương với tiền
35.000
35.400
20.500
1. Tiền
35.000
35.400
20.000
2. Các tài khoản tương đương với tiền
II. Các khoản phải thu ngắn hạn
165.500
78.500
40.500
III. Hàng tồn kho
121.000
113.000
90.000
IV. Tài sản ngắn hạn khác
6.500
350
2.000
B. Tài sản dài hạn
151.100
64.620
62.520
I. Tài sản cố định
150.000
57.500
54.500
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
1.800
120
20
III. Tài sản dài hạn khác
3.300
7.000
8.000
Tổng tài sản
479.100
291.870
215.520
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
315.000
161.000
120.000
I. Nợ ngắn hạn
291.000
130.000
110.000
II. Nợ dài hạn
24.000
31.000
10.000
B. Vốn chủ sở hữu
164.100
130.870
95.520
Tổng nguồn vốn
479.100
291.870
215.520
Nguồn: Phòng tài vụ
Báo cáo tài chính cho ta thấy được tài sản và nguồn vốn của công ty. Thấy được quy mô và kết cấu của tài sản, thấy được cơ cấu tài trợ và cơ cấu vốn của công ty. Cụ thể nhìn vào bảng trên ta thấy: Bên tài sản thì tài sản ngắn hạn là chủ yếu trong tổng tài sản, năm 2007 tài sản ngắn hạn chiếm 68,46% năm 2006 là 77,86% năm 2005 là 70,1%. Tài sản ngắn hạn này giúp Công ty có thể chuyển đổi thành tiền được dễ dàng hơn tài sản dài hạn điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp thanh toán những khoản phát sinh không dự tính trước không gặp khó khăn khi thanh toán. Bên nguồn vốn: Tổng nguồn vốn của Công ty cũng tăng qua các năm, tổng nguồn vốn tăng lên ở đây là do: Lợi nhuận để lại tái đầu tư của Công ty tăng lên, do chính sách chi trả cổ tức của Công ty. Tuy nhiên trong tổng nguồn vốn thì nguồn vốn vay vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng nguồn vốn. Khả năng chiếm dụng vốn của Công ty là cao. Như vậy Công ty cần có kế hoạch sử dụng vốn tốt không sẽ nguy cơ dẫn tới mất khả năng thanh toán.
Bảng 4: Các chỉ số tài chính.
Khoản mục
Năm 07
Năm 06
Năm 05
I.Chỉ số nợ:
Nợ phải trả/vốn cổ phần
192%
123%
125.6%
Nợ phải trả/tổng tài sản
65.7%
55.2%
55.7%
II.Chỉ số khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
1.13
1.74
1.39
III.Các chỉ số hiệu quả kinh doanh:
Lợi nhuận gộp/doanh thu
54%
45.2%
37.5%
Lợi nhuận thuần/doanh thu
10%
10%
4.5%
Lợi nhuận thuần/vốn cổ phần (ROE)
53%
42%
21%
Lợi nhuận thuần/tổng tài sản (ROA)
18.2%
18.84%
9.3%
Nguồn: Phòng tài vụ
Các chỉ số về tài chính của Công ty nhìn chung là có xu hướng tăng đều qua các năm. Chỉ số nợ trên vốn cổ phần và chỉ sỗ nợ trên tổng tài sản có tăng lên điều đó chứng tỏ rằng việc chiếm dụng vốn của Công ty ngày càng tăng, tuy nhiên thì các chỉ số về lợi nhuận ngày càng tăng điều đó chứng tỏ Công ty sử dụng vốn đi vay và vốn tự có một cách có hiệu quả. Các chỉ số này so với công ty cùng nghành như Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng tuy có thấp hơn nhưng so với trung bình chung của nghành thì cao hơn chứng tỏ rằng Công ty có tiềm năng phát triển.
III. Tình hình nguồn nhân lực trong công ty.
Nhìn chung những năm gần đây tình hình nhân lực trong Công ty là ổn định, không có sự biến động bất ngờ.
Mặc dù nhu cầu sản xuất ngày càng tăng nhưng số lao động trong công ty vẫn ổn định lý do là các công nghệ, máy móc sản xuất đã được cải tiến với công nghệ cao và máy móc tốt hơn.
Lao động quản có xu hướng giảm nhưng không đáng kể, do quy mô của công ty và số lượng công việc lớn, do quá trình chuyên môn hóa cao nên số lượng lao động gián tiếp vẫn chiếm động.
1.Đặc điểm lao động toàn công ty.
Phân chia lao động theo các tiêu thức khác nhau để tìm hiểu rõ về tình hình sử dụng lao động và cơ cấu lao động của Công ty.
1.1 Cơ cấu lao động theo chức năng.
Bao gồm hai loại: đó là lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp bao gồm các kỹ sư, công nhân trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm của xí nghiệp. Lao động gián tiếp của Công ty bao gồm các cán bộ công nhân viên gián tiếp của các xí nghiệp và các phòng ban.
Bảng 5: Cơ cấu lao động theo chức năng.
Năm 2007
Năm 2006
Năm 2005
Năm 2004
Năm 2003
Số
lượng (người)
%
Số
lượng (người)
%
Số
lượng (người)
%
Số
lượng (người)
%
Số
lượng (người)
%
Lao động gián tiếp
267
10,29
264
10,21
262
9.24
272
9,33
325
12,36
Lao động trực tiếp
2318
89,71
2322
89,79
2575
90,76
2644
90,67
2304
87,64
Tổng số
2585
100
2586
100
2837
100
2916
100
2629
100
Nguồn: Phòng TCNS
Do đặc điểm của Công ty là sản xuất ra sản phẩm hàng hóa không phải là sản phẩm dịch vụ do vậy mà lượng lao động trực tiếp sẽ cần nhiều hơn lượng lao động gián tiếp. Trên thực tế cơ cấu lao động của Công ty lao đông trực tiếp chiếm khoảng 90% trong đó lao động gián tiếp chiếm khoảng 10% qua các năm. Điều đó là hợp lý với nhu cầu sản xuất của Công ty. Cơ cấu lao động theo chức năng không thay đổi nhiều qua các năm do là đặc thù sản xuất kinh doanh vẫn là sản xuất ra sản phẩm chứa có sự thay đổi vê sản phẩm snar xuất kinh doanh như các sản phẩm dịch vụ mà Công ty có khả năng cung cấp được.
1.2 Cơ cấu lao động theo giới tính.
Xem xét lao động theo giới tính cho phép đánh giá nguồn nhân lực trên góc độ: Phân công lao động, bố trí lao động, đào tạo và phát triển nhân lực phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý sức khoẻ, năng lực và sở trường của từng giới. Vì lao động trong ngành sản xuất cao su là lao động nặng nhọc đòi hỏi người lao động phải có sức khoẻ tốt, vì vậy mà lao động trong Công ty chủ yếu là nam, nữ chiếm khoảng 10%. Ta có cơ cấu lao động qua các năm như sau:
Bảng 6: Cơ cấu lao động theo giới tính.
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2006
Năm 2005
Năm 2004
Năm 2003
Số
lượng (người)
%
Số
lượng (người)
%
Số
lượng (người)
%
Số
lượng (người)
%
Số
lượng (người)
%
Nam
1777
68,74
1799
69,57
1851
65,24
1885
64,64
1646
62,61
Nữ
808
31,26
787
30,43
986
34,16
1031
35,36
983
37,39
Tổng số
2585
100
2586
100
2837
100
2916
100
2629
100
Nguồn: Phòng TCNS
Ngành sản xuất cao su là ngành công nghiệp nặng nên đòi hỏi người lao động phải có sức khoẻ tốt. Vì vậy mà lao động trong Công ty chủ yếu là nam. Lao động chiếm khoảng trên 60% tổng số lao động toàn công ty. Cớ cấu lao động trong Công ty theo giới tính như vậy là rất phù hợp với đặc tính công việc. Tuy nhiên để khai thác tối đa hiệu quả sử dụng lao động thì Công ty nên có cấu lại, nên cho tỷ lệ lao động nam chiếm cao hơn nữa so với tổng số lao động toàn Công ty như hiện nay, như vậy thì sẽ phát huy được hết tiềm năng của lao động.
Ngoài ra ta có thể phân cơ cấu lao động của công ty theo các tiêu thức khác để hiểu rõ thêm về lao động của công ty. Cơ cấu khác như: Cơ cấu lao động theo tuổi, theo tuổi nghề, theo nghành nghề công việc, theo cấp bậc công việc…
2. Hiệu quả sử dụng lao động.
Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty những năm gần đầy được thể hiệ trong bảng sau:
Bảng 7: Bảng hiệu quả sử dụng lao động.
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2007
2006
2005
1. Tổng quỹ tiền lương
Triệu đồng
6.950,5
5.540,5
4.550,5
2. Tổng số nhân viên
Người
2585
2586
2837
3. Thu nhập bình quân
Triệu đồng/người
2,500
1,878
1,450
Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự
Thu nhập của người lao động trong Công ty tăng qua các năm, cụ thể: năm 2006 tăng so với năm 2005 là 0,428 triệu đồng tương ứng là 29,5%, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 0,622 triệu đồng tương ứng là 33,2%. Điều đó rất hợp với quy luật phát triển, tuy nhiên tốc độ tăng như vậy là chưa cao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của người lao động. Nguyên nhân là do lao động trong Công ty thường là những lao động thủ công không có tay nghề cao nhưng nhu cầu thực tế thì lại luôn cao hơn. Nhưng với tốc độ tăng như vậy ta thấy rằng hiệu quả sử dụng lao động của Công ty đã tăng dần, cũng đã tạo việc làm cho gần 3 nghìn lao động trong cả nước.
VI. Thực trạng trả lương theo thời gian tại công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng.
1.Căn cứ pháp lý khi ban hành quy chế tiền lương của công ty.
- Khi lập kế hoạch quỹ tiền lương, công tác tiền lương, quy định chế độ tiền lương chi trả cho cán bộ công nhân viên của Công ty thì Công ty căn cứ vào các văn bản pháp lý sau:
- Xuất phát từ Công ty nhà nước và được Cổ phẩn hóa vào năm 2005 và trở thành Công ty Cổ phần nên các hoạt động của Công ty đều được thông qua ĐHCĐ. ĐHCĐ là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty Cổ phần Cao Su Sao Vàng.
- Thực hiện theo nghị định ĐHCĐ thành lập Công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng; NĐ Số 01/ĐHCĐ ngày 15/12/2005 của ĐHCĐ.
- Đại hội đồng cổ đông thường niên;
- Đại hội đồng cổ đông bất thường và thực hiện Nghị Quyết của Hội đồng Quản Trị.
- Quyết định về việc ban hành hệ số cho các Giám đốc xí nghiệp số 415/QĐ – TCNS ngày 13 tháng 03 năm 2007.
- Quyết định số 388/QĐ – TCNS, ngày 30 tháng 03 năm 2007 của Tổng giám đốc.
- Quy chế trả lương khối gián tiếp Công ty ban hành ngày 23 tháng 03 năm 2007.
- Quy chế trả lương khối gián tiếp xí nghiệp ban hành ngày 23 tháng 03 năm 2007.
2. Nguyên tắc chung khi áp dụng hình thức trả lương theo thời gian ở Công ty.
Việc chi trả tiền lương, tiền thưởng cho người lao động phải đảm bảo theo nguyên tắc phân phối theo lao động “Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng”. Gắn thu nhập của người lao động với năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Căn cứ vào năng lực sản xuất, nhu cầu thị trường và đăng ký kế hoạch của từng đơn vị. Công ty tiến hành giao kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm cho các đơn vị, Công ty giao quỹ tiền lương tiền thưởng và các khoản thu nhập khác cho các đơn vị theo đơn giá sản phẩm.
Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh giao cho các đơn vị, Công ty tiến hành già soát, hoàn thiện các định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở xây dựng đơn giá tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác phù hợp trong từng thời điểm làm cơ sở cho việc thanh quyết toán cho các đơn vị.
Khuyến khích người lao động làm việc đạt năng suất cao và những người có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực trong công tác thông qua việc trả lương phù hợp. Bên cạnh đó việc trả lương tạo sự thu hút và khuyến khích người lao động yên tâm công tác, cống hiến, tận tụy gắn bó lâu dài với công việc.
3. Tỷ trọng áp dụng các hình thức trả lương.
Công ty áp dụng hai hình thức trả lương chính đó là trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian. Ngoài ra thì Công ty còn áp dụng một số hình thức trả lương khác như trả lương khoán công việc, trả lương theo doanh thu thu được.
3.1 Tỷ trọng về quỹ tiền lương.
Quỹ lương của Công ty Cổ phần Cao Su Sao Vàng hiện tại phải chi trả cho lao động sản xuất và lao động quản lý và các lao động khác, vì vậy xét trên góc độ chi trả thì quỹ lương của Công ty chia làm 3 phần:
Quỹ lương sản phẩm: Dùng để chi trả cho lao động tạo ra sản phẩm trực tiếp, lao động nhận lương sản phẩm.
Quỹ lương thời gian: Dùng để chi trả cho lao động quản lý, các cán bộ nhân viên trong Công ty. Trả cho lao động hưởng lương theo thời gian.
Quỹ lương khác: Dùng để trả cho các lao động khác như: Lao động làm theo khoán công việc, theo thời điểm mùa vụ cần thiết.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện tổng quỹ lương của Công ty được phân chia theo các hình thức trả lương như sau:
Biểu đồ 1: Biểu dồ tỷ trọng quỹ tiền lương trả theo các hình thức trả lương
Nguồn: Phòng TCNS.
Biểu đồ cho thấy quỹ tiền lương dùng để chi trả cho hình thức trả lương theo sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất sau đó đến phần quỹ tiền lương dùng để chi trả cho thời gian và cuối cùng là chi trả cho các hình thức khác. Quỹ lương dành để chi trả cho hình thức trả lương sản phẩm gấp gần 3 lần quỹ tiền lương dùng để chi trả cho lao động hưởng lương theo thời gian.
Điều đó là hợp lý, vì do đặc điểm hoạt động sản xuất của Công ty chủ yếu là sản xuất sản phẩm nên lao động tạo ra sản phẩm hàng hóa sẽ chiếm phần đông và lao động quản lý sẽ chiếm ít hơn rất nhiều trong tỷ trọng lao động của nó.
Tuy nhiên có sự so sánh như sau: Theo như bảng 5 “Cơ cấu lao động theo chức năng” năm 2007 của Công ty thì tỷ lệ lao động gián tiếp chiếm 10,29% nhưng tiền lương của họ chiếm tới 23% trong tổng quỹ tiền lương của Công ty, tất nhiên không phải bất kỳ lao động gián tiếp nào cũng hưởng lương theo thời gian. Điều đó có nghĩa là xét trên mặt bằng trung bình của doanh nghiệp thì lao động hưởng lương theo thời gian của Công ty có mức lương cao hơn mức lương trung bình của Công ty, và cao hơn những lao động hưởng lương theo các hình thức khác.
3.2 Tỷ trọng về số lao động.
Dưới đây là biểu đồ về tỷ trọng số lao động hưởng lương theo các hình thức lao động.
Bảng 8: Tỷ trọng lao động hưởng lương theo các hình thức.
Chỉ tiêu
Năm 2007
Số lượng (người)
%
Lao động hưởng lương thời gian
337
13
Lao động hưởng lương sản phẩm
1937
75
Lao động hưởng lương theo hình thức khác
311
12
Tổng số lao động
2585
100
Nguồn: Phòng TCNS.
Với con số tuyệt đối lao động hưởng lương theo thời gian là 337 người chiếm 13% tổng số lao động.
Biểu đồ 2: Biểu đồ về tỷ trọng lao động hưởng lương
theo các hình thức trả lương.
Nguồn: Phòng TCNS.
Nhận xét chung cho biểu đồ 1 và biểu đồ 2:
Với 13% lao động hưởng lương theo thời gian chiếm 23% Tổng quỹ lương, với 72% lao động hưởng lương theo sản phẩm chiếm 75% Tổng quỹ lương của Công ty. Điều đó thể hiện rằng lao động hưởng lương thời gian tính trung bình cao hơn lao động hưởng lương theo sản phẩm. Tính trung bình thì tiền lương của lao động hưởng lương theo thời gian lớn gấp khoảng 1,7 lần, mức chênh lệch này là không cao.
4. Thực trạng trả lương theo thời gian của công ty.
Công ty chia ra làm 2 nhóm để trả lương gián tiếp. Đó là nhóm trực tiếp Công ty và nhóm trực tiếp tại các xí nghiệp sản xuất.
4.1 Khối gián tiếp công ty.
Thực hiện theo nghị định ĐHCĐ thành lập Công ty Cổ phần Cao Su Sao Vàng; Đại hội đồng cổ đông thường niên; Đại hội đồng cổ đông bất thường và thực hiện Nghị Quyết của Hội đồng Quản Trị. Trên cơ sở đó Công ty ban hành quy chế tiền lương cho người lao động, dựa vào đó để thực hiện. Thực tế trả lương cho khối gián tiếp Công ty như sau:
4.1.1 Quỹ lương của đơn vị gián tiếp.
Quỹ lương của từng đơn vị gián tiếp (gọi tắt là phòng ) được tính như sau:
QLp= HSCVphòng x TNBQC x NCcd (7)
Trong đó:
QLp: Là quỹ lương của từng phòng
HSCVphòng: Là hệ số công việc của phòng bằng tổng hệ số của tất cả các thành viên trong phòng do Tổng Giám đốc Công ty quyết định.
TNBQC: Là thu nhập bình quân của khối sản xuất (gồm XN1, XN2, XN3). (Hiểu thu nhập bình quân của Công ty ở đây như là tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp).
NCcd ngày công chế độ trong tháng tính lương.
Ví dụ về tính quỹ lương phòng trả cho lao động hưởng lương theo thời gian. Do cách tính giống nhau nên lấy ví dụ đại diện của một phòng.
Ví dụ: Phòng kế hoạch vật tư.
Danh sách cán bộ công nhân viên hưởng lương theo hệ số công việc của phòng kế hoạch vật tư.
Bảng 9: Hệ số công việc phòng Kế hoạch vật tư. (Tháng 12/2007).
STT
Họ và tên
HSLcb
PC
HSCV
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
1
Lê Thị Hà
3.89
1.30
2
Nguyễn Đình Lý
4.2
0.50
2.70
3
Vũ Văn Thọ
4.66
1.30
4
Tạ Văn Vị
3.89
1.30
5
Nguyễn Trung Hòa
2.65
1.40
6
Nguyễn Huy Quang
2.96
1.30
7
Bế Thị Bích Thủy
4.2
0.40
2.00
Hệ số lương công việc phòng(HSCV)
11.30
Nguồn: Phòng TCNS
Trong đó: Hệ số lương cơ bản (HSLcb) Công ty dùng làm căn cứ để người lao động đóng BHXH.
Phụ cấp: Hệ số phụ cấp lương cho những người lao động làm trong môi trường làm việc căng thẳng và vất vả hơn, tốn nhiều chi phí hơn cả về tài chính và cả nhân lực.
HSCVphòng: Được tính bằng tổng hệ số công việc của từng cá nhân ở trong phòng.
Theo ví dụ trên thì hệ số công việc phòng của phòng kế hoạch vật tư là: 11,30 ( HSCVphòng= 11.30).
Từ HSCVphòng nhân với số ngày công chế độ và nhân với tiền lương binh quân chun
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33141.doc