Chuyên đề Hóa học và môi trường

Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm - một đòi hỏi thiết yếu của mỗi người dân trong xã hội - đã và đang là một vấn đề được mọi người quan tâm kể từ sau khi vụ việc bánh phở có trộn hóa chất dùng ướp xác bị phát hiện.

Thế nhưng trong thực tế, vấn đề này dường như cũng còn bỏ ngỏ về một vài phương diện, trong đó không loại trừ các thiết bị sử dụng cho ngành nước uống đóng chai.

Các loại vòi nước nhựa hiện nay đang được sử dụng có bộ phận join chận nước được sản xuất bằng nhựa PVC hóa dẻo (bột nhựa PVC trộn dầu hóa dẻo DOP), trong khi đối với các loại vòi nước tương tự - được sản xuất ở nước ngoài - thì 2 loại join trên được sử dụng bằng nguyên liệu Silicon (nguyên liệu dùng làm núm vú bình sữa trẻ em), hoặc cao su (poly Iso-prene).

Được biết bột nhựa PVC là loại cho ra sản phẩm bao bì trong suốt, cứng, thường được dùng làm bao bì thực phẩm (như các loại chai tương ớt, chai xì dầu, chai dầu ăn.) nhưng đã bị cấm sử dụng lâu nay. Các loại sản phẩm trên hiện được đổi qua sử dụng loại bao bì làm bằng nhựa PET (là loại nhựa hiện nay đang dùng làm các loại chai đựng nước tinh khiết). PVC hiện nay chỉ còn được sử dụng làm bao bì công nghiệp (như chai nước lau kiếng, chai dầu gội đầu, chai thuốc trừ sâu.)

Cách nay không lâu, Báo Sài Gòn Tiếp Thị, trong một bản tin ngắn có đăng như sau: "Theo quyết định của Hội đồng châu Âu, các loại đồ chơi dùng nhựa PVC mà trẻ ở độ tuổi mọc răng thường nhai sẽ bị cấm bán tại thị trường châu Âu trước giáng sinh năm 1999. Nhiều nhà hoạt động bảo vệ người tiêu dùng cho rằng những đồ chơi này rất nguy hiểm vì các hóa chất làm dẻo có liên quan đến bệnh Ung thư và Gan".

Nay, Báo Tuổi Trẻ, ngày 20/7/2000 lại đăng một bản tin có nội dung tương tự.

Qua sự cho biết của một số nhà sản xuất ngành nhựa: các loại khuôn mẫu dùng cho nhựa PVC hóa dẻo bắt buộc phải làm bằng Inox để tránh bị sét rỉ ăn mòn (trong khi các loại khuôn khác thường được làm bằng sắt, thau hoặc nhôm.) Tương tự như khuôn, mái nhà nơi sản xuất nhựa PVC hóa dẻo phải làm bằng tôn nhựa để tránh rỉ sét, mặt bằng phải bố trí thông thoáng vì chất khí thải ra trong lúc sản xuất dễ làm công nhân ngộp thở.

Theo như các nhà sản xuất cho biết: cùng một sản phẩm, giá thành khi sử dụng PVC hóa dẻo sẽ rẻ hơn 10 lần so với ddùng cao su thực phẩm hoặc cao su y tế. Do vậy, vì lợi nhuận, PVC hóa dẻo vẫn tiếp tục được sử dụng tùy tiện trong ngành nước uống.

Có một số công ty sản xuất nước tinh khiết biết được vấn đề trên, nay đã đổi qua sử dụng loại vòi nước có ruột chận nước bằng cao su thực phẩm.

 

doc10 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3509 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Hóa học và môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thịt, cá, trứng sữa… sẽ bổ sung lượng P cho cơ thể người. Bài 12: Phân bón hóa học: Nội dung: Lưu ý các trường hợp cần tránh khi bón phân. Ví dụ như: 1/. Không bón phân đạm amoni, urê cùng với vôi hoặc bón trong môi trường kiềm, môi trường axit và hạn chế bón trong trời mưa. 2/. Không bón phân lân cùng với vôi. Hạn chế bón phân lân supephôtphat đơn vì dễ làm chai đất. Thích hợp bón trong môi trường đất bị nhiễm chua. Bài 16: Hợp chất của Cacbon. Nội dung: 1/. Cacbon mooxit: Carbon monoxide có tác dụng kháng viêm Theo Tạp chí Science Daily 19/02/2008 Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Trường Đại học Harvard và Đại học Pittsburgh đã lần đầu tiên mô tả tác dụng kháng viêm của carbon monoxide (CO), xuất phát từ ty lạp thể của tế bào. Đặc biệt, ty lạp thể phản ứng với nồng độ CO thấp bằng cách phóng thích các hóa chất có tác dụng làm giảm hoặc ngừng đáp ứng viêm của cơ thể, đề xuất khả năng phát triển liệu pháp  kháng viêm mới, đó là hít CO nồng độ thấp. Theo Bác sĩ Brian S Zuckerbraun của Đại học Pittsburgh, là tác giả đầu tiên của nghiên cứu nói: “ Nghiên cứu này đóng góp thêm cho hiểu biết của chúng ta là dùng CO với liều có kiểm soát như là một tác nhân trị liệu kháng viêm ”.    Viêm là một cơ chế bảo vệ bình thường, thường được cơ thể dùng để tránh nhiễm trùng. Nhưng nếu viêm quá lâu, trầm trọng hoặc mạn tính có thể gây phá hủy mô. Trong một số trường hợp, như ghép tạng, đáp ứng viêm của cơ thể trong thời gian ngắn cũng có thể gây hại. Những điều trị thông thường để khống chế phản ứng viêm thường không thành công, nên cần có những phương pháp điều trị khẩn cấp mới. Đặc biệt, việc hít CO với nồng độ thấp đã cho thấy thành công trong ghép tạng, tổn thương mạch máu, bệnh lý viêm ruột, tổn thương cơ quan do mất máu nặng cũng như viêm gan và cao áp phổi thực nghiệm ở động vật thí nghiệm. 2/. Cacbon đioxit: Biến cácbon điôxít thành bê tông  03/09/2010   Nguồn: environmentalgraffiti.com, 1/9/2010 Công nghệ mới có thể biến đổi cácbon điôxít (CO2) thành bê tông. Đây là giải pháp công nghệ xanh có thể loại bỏ 100% ô nhiễm CO2 thải ra từ các nhà máy điện đốt than và biến nó thành bê tông. Calera ở California, Hoa Kỳ là một trong những công ty hàng đầu về giải pháp xanh mới này. Thông thường CO2 được bơm vào trong không khí và bơm ra biển. Nhờ quá trình khoáng hoá thông qua mưa ở thể nước, CO2 được chuyển thành một dạng chất có thể thay thế xi măng pooclăng, là thành phần xúc tác quan trọng do con người tạo ra, được dùng để sản xuất bê tông. Vì vậy, thay vì các nhà máy điện đốt than thải khí CO2 vào khí quyển, nay có thể tạo ra những vật liệu xây dựng. Công nghệ của Công ty Calera là một ví dụ điển hình về công nghệ xanh có thể được tiến hành ngay giúp khắc phục một trong những vấn đề ô nhiễm nhất của loài người. Không thể loại bỏ được quá trình đốt than vì than vẫn là một trong những biện pháp quan trọng để sản xuất điện trong những thập kỷ tới. Năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng đại dương là những giải pháp hay, tuy nhiên còn nhiều hạn chế và những dạng năng lượng sạch này chưa đủ để đáp ứng tất cả nhu cầu năng lượng trên toàn thế giới. Chúng ta cần những giải pháp và quy trình để có thể thoả mãn nhu cầu năng lượng và bảo vệ môi trường. 3/. Lưu ý với HS: muối NaHCO3 làm thuốc giảm đau dạ dày. Bài 25: Ankan (Mêtan) Nội dung: PHÁT HIỆN MỘT LỖ RÒ KHÍ MÊTAN KHỔNG LỒ Ở BẮC CỰC (15/03/2010) Một lượng lớn khí mêtan đang rò rỉ từ một lỗ hổng khổng lồ vừa được phát hiện ở phía dưới những khối băng vĩnh cửu ở Bắc Băng dương. Nếu tiếp tục rò rỉ nhiều như hiện nay, khối khí mêtan này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên toàn cầu. Thiết bị dò tìm bằng âm thanh (sonar) là phương tiện duy nhất để thăm dò và phát hiện những khối khí mêtan khổng lồ nằm dưới mặt băng vĩnh cửu này. Đáy của Bắc Băng dương chứa một lượng carbon (C) vô cùng lớn, và các chuyên gia lo ngại rằng việc rò rỉ chúng dưới dạng mêtan (CH4) sẽ kích thích nhiệt độ trái đất tăng lên. Mêtan là một loại khí nhà kính có tác hại gấp 30 lần so với CO2. Các cuộc khảo sát và nghiên cứu trên đã được một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Alaska thực hiện trên vùng đáy biển băng phía đông Siberi (chiếm khoảng 2 triệu km vuông của đáy Bắc Băng dương) từ năm 2003. Kết quả cho thấy khí ga đang rò rỉ với khối lượng lớn và tốc độ nhanh nằm ngoài dự đoán của các nhà khoa học. Tình trạng này nếu tiếp tục sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu. Trước đây, các nhà khoa học chỉ tập trung vào khí ga thoát ra từ mặt băng tan trên đất liền, và họ đã nghĩ rằng lớp băng vĩnh cửu dưới đáy đại dương này sẽ là một “hàng rào” bất khả xâm phạm có thể “nhốt” khí mêtan ở phía dưới. Hơn 80% nước biển ở tầng đáy và phân nửa lượng nước bề mặt được khảo sát có chứa hàm lượng mêtan cao gấp 8 lần so với nước biển thông thường. Việc rò rỉ này là do lớp băng dưới đáy hiện nay đang có các dấu hiệu bất thường, và nếu nó tiếp tục tình trạng mất ổn định như vậy thì lượng mêtan thoát ra còn lớn hơn rất nhiều, sẽ đe dọa nghiêm trọng đến "sự an nguy” của các hệ sinh thái trên trái đất. Khí hậu nóng lên là một sự chắc chắn, nhưng không có bằng chứng rằng đã có việc gia tăng 0,6°C kể từ năm 1850. Việc tăng lượng khí thải từ hiệu ứng nhà kính trong khí quyển do các hoạt động của con người là một sự chắc chắn, nhưng không có bằng chứng rằng việc này là nguyên nhân của sự nóng lên của khí hậu. Tất cả những điều trên không có nghĩa là giả thuyết về sự nóng lên của khí hậu do tăng khí thải bởi con người là sai, nó có thể đúng và trong trường hợp này ta không được quên ơn những người đã cảnh báo, nhưng kiến thức ngày hôm nay của chúng ta là không đủ để có thể chắc chắn về những hiện tượng vô cùng phức tạp. Một bước lùi tối thiểu sẽ khuyến khích sự dè dặt, nghi ngờ, và ... củng cố kiến thức của chúng ta. Điều chắc chắn là hiểu biết hiện tại của chúng ta về khí hậu và sự tiến hóa của nó còn đang ở giai đoạn trứng nước, và cần nâng cao hiểu biết này. Một giả thuyết với xác suất cao phải được xác nhận bởi mọi phương tiện có thể có (các thông tin chồng chéo), đặc biệt khi vấn đề là sự sống còn của nhân loại. Điều này biện minh cho việc cung cấp các phương tiện đáng kể để tăng thêm hiểu biết về các sự thay đổi khí hậu, về sự tiến hóa của môi trường sống trên Trái đất, về ảnh hưởng do tác động của con người lên khí hậu; nó cũng biện minh cho sự nghi ngờ là việc có thể và cần phải đi kèm với giả thuyết, vì nghi ngờ là một thái độ khoa học. Tìm hiểu rõ hơn về biến đổi khí hậu có nghĩa rằng chúng ta không được quên bất kỳ giả thuyết nào, bởi vì khí hậu của Trái đất chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: hoạt động của mặt trời, lượng khí thải do hiệu ứng nhà kính, núi lửa phun trào, quỹ đạo Trái đất, từ trường Trái đất, độ nghiêng của trục quay Trái đất, khí CFC trong khí quyển. Có khả năng rằng sự nóng lên hiện nay là đa yếu tố, điều đang được tranh cãi giữa các nhà khoa học là tác động tương đối của mỗi yếu tố này, chứ không phải chỉ một nhận định đơn giản về sự nóng lên của khí hậu. Bài 28: Anken (Polime) Nội dung 1/.Trà sữa trân châu "polymer": Có thể gây ung thư Đăng bài: 20:19:44 07/08/2009, nguồn tin: Theo bee.net.vn Thông tin gần đây trên báo chí Trung Quốc phát hiện một số nơi sản xuất hạt trân châu cho trà sữa đã pha thêm chất phụ gia có chứa polymer để làm tăng độ dẻo dai cho hạt trân châu. Các nhà khoa học cảnh báo: hạt trân châu có pha chất polymer có thể gây khó tiêu, tắc ruột, ngộ độc cấp. Thông tin gần đây trên báo chí Trung Quốc phát hiện một số nơi sản xuất hạt trân châu cho trà sữa đã pha thêm chất phụ gia có chứa polymer để làm tăng độ dẻo dai cho hạt trân châu. Các nhà khoa học cảnh báo:  hạt trân châu có pha chất polymer có thể gây khó tiêu, tắc ruột, ngộ độc cấp. Các vị pha chế dùng trong trà sữa bày bán phổ biến ở các chợ. Ảnh dautiengclub.com. Tuyệt đối cấm vào sản xuất thực phẩm trong mọi trường hợp PGS. TS Phạm Công Thành, Phó Viện sinh học & Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách Khoa) khẳng định: trong cuộc đời nghiên cứu của mình, ông chưa bao giờ nghe đến việc sử dụng polymer như một chất, thậm chí là phụ gia với công dụng làm thực phẩm. Chưa cần phân tích nhưng PGS Thành cho biết, sử dụng polymer làm thực phẩm chắc chắn sẽ có hại cho cơ thể dù ở lượng ít hay nhiều. Điều này cũng được PGS.TS Phạm Gia Điền, Viện Hóa học (Viện KH&CN Việt Nam) đồng tình. PGS Điền khá ngạc nhiên và bức xúc trước thông tin nhà sản xuất phối trộn polymer để sản xuất hạt chân trâu. “Trong mọi trường hợp, tuyệt đối cấm sử dụng polymer vào việc sản xuất đồ ăn cho con người. Đây là điều vi phạm nghiêm trọng quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Người ta đang đùa với tính mạng con người”- PGS Điền bức xúc. Ông không đồng ý với lý giải do hạt trân châu được sản xuất từ bột sắn đơn thuần có có độ dẻo, dai nên người ta khắc phục điều này bằng cách  cho thêm… polymer. Bản thân bột sắn đã đủ để có độ dẻo, dai nên không cần thêm bất cứ thứ chất gì. “Chỉ có thể giải thích là họ cố tình cho polyme để làm hạ giá thành sản phẩm”- PGS Điền nhấn mạnh. Còn PGS.TS Nguyễn Hữu Hoan, nguyên Giám đốc trung tâm phân tích và xử lý môi trường, Viện Hóa học công nghiệp (Bộ Công nghiệp) lại có lý giải về việc tại sao polymer có thể được trộn lẫn trong thực phẩm. Ông cho biết: “Có một số polymer gặp nước bị hòa tan nên lợi dụng đặc tính này, nhà sản xuất đã có cơ hội trộn chúng vào thực phẩm. Nhưng dù thế nào, đây cũng là cách làm rất ấu trĩ và đầu độc người tiêudùng”. Các tài liệu khoa học đã khẳng định, polymer là loại chất có thời gian độ phân hàng chục, thậm chí hàng trăm năm. Chính vì đặc tính này mà PGS.TS Phạm Gia Điền cảnh báo: polymer khi vào cơ thể sẽ không thể tiêu hóa. Điều này có thể dẫn đến đầy bụng, gây khó tiêu, chán ăn… Nguy hiểm hơn, với trẻ nhỏ, có thể gây tắc ruột dẫn đến tử vong vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Ở người lớn là ngộ độc cấp, dị ứng. Nhưng đó mới chỉ là biểu hiện bệnh lý có thể nhìn ngay thấy nếu ăn quá nhiều. PGS Nguyễn Công Thành cũng nhận định: về cơ bản, nếu ăn phải hạt trân châu polymer thì cơ thể sẽ không tiêu hóa được: nhẹ thì đào thải bằng đường đại tiện, nặng thì khó tiêu, đầy, gây tắc ruột… Điều mà PGS.TS Phạm Gia Điền cảnh báo: nếu nhà sản xuất sử dụng loại polymer không “sạch”- nghĩa là có phối trộn phụ gia, chất hóa dẻo, kim loại nặng… “Rất khó có thể đảm bảo các polymer mà nhà sản xuất đưa vào chế biến hạt trân châu là polymer tinh khiết, bởi giá thành của chúng khá cao. Trong khi đó, polymer phế thải, tái chế là luôn sẵn có và giá cực kỳ rẻ. Khi tái chế các polymer này, để định hình chúng, người ta buộc phải cho các chất phụ gia… Đây chính là những sát thủ giấu mặt cực kỳ nguy hiểm bởi chúng tích lũy lâu dài trong cơ thể, đợi khi đủ lượng thì tấn công cơ thể. Các chất này có thể gây nên các bệnh như tim mạch, u bướu, hen suyễn, thậm chí là ung thư”. PGS Điền phân tích. 2/.Đồ nhựa độn phụ gia: Có thể gây chết người (29/09/2009) Thoái hóa thần kinh Nhựa được xem là phát minh vĩ đại của loài người và bản thân nó không hề có tội. Khoa học khẳng định, các loại nhựa PE, PP... hoàn toàn có thể đựng được thức ăn. Tuy nhiên, chính các phụ gia mà nhà sản xuất đưa vào vô tình hay hữu ý đã khiến loại sản phẩm này trở thành "sát thủ" vô hình ngay trong bếp hay trên bàn ăn người sử dụng. Trong những phụ gia trên thì các chất hóa dẻo được xem là có yếu tố gây độc nhiều nhất. Cụ thể, chất hóa dẻo TOCP (Triorthocresylphosphat) là loại hóa chất rất độc hại, nó sẽ làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống. Chất BBP - một chất phthalate - có thể gây độc cho tinh hoàn và gây ra một số dị tật bẩm sinh nếu tiếp xúc với nó. Phthalates là chất được bổ sung vào nhựa PVC thông thường để làm mềm sản phẩm, như túi nhựa dùng để đựng máu, huyết thanh, ống thông đường tiểu, găng tay kiểm tra, đồ chơi trẻ em, giấy dán tường, áo mưa và các loại hóa mỹ phẩm. Bài 32: Ankin (PVC) Nội dung: 1/. Cảnh báo về việc sử dụng hóa chất tùy tiện trong thiết bị ngành nước uống NGUYỄN PHƯƠNG THANH Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm - một đòi hỏi thiết yếu của mỗi người dân trong xã hội - đã và đang là một vấn đề được mọi người quan tâm kể từ sau khi vụ việc bánh phở có trộn hóa chất dùng ướp xác bị phát hiện. Thế nhưng trong thực tế, vấn đề này dường như cũng còn bỏ ngỏ về một vài phương diện, trong đó không loại trừ các thiết bị sử dụng cho ngành nước uống đóng chai. Các loại vòi nước nhựa hiện nay đang được sử dụng có bộ phận join chận nước được sản xuất bằng nhựa PVC hóa dẻo (bột nhựa PVC trộn dầu hóa dẻo DOP), trong khi đối với các loại vòi nước tương tự - được sản xuất ở nước ngoài - thì 2 loại join trên được sử dụng bằng nguyên liệu Silicon (nguyên liệu dùng làm núm vú bình sữa trẻ em), hoặc cao su (poly Iso-prene). Được biết bột nhựa PVC là loại cho ra sản phẩm bao bì trong suốt, cứng, thường được dùng làm bao bì thực phẩm (như các loại chai tương ớt, chai xì dầu, chai dầu ăn...) nhưng đã bị cấm sử dụng lâu nay. Các loại sản phẩm trên hiện được đổi qua sử dụng loại bao bì làm bằng nhựa PET (là loại nhựa hiện nay đang dùng làm các loại chai đựng nước tinh khiết). PVC hiện nay chỉ còn được sử dụng làm bao bì công nghiệp (như chai nước lau kiếng, chai dầu gội đầu, chai thuốc trừ sâu...) Cách nay không lâu, Báo Sài Gòn Tiếp Thị, trong một bản tin ngắn có đăng như sau: "Theo quyết định của Hội đồng châu Âu, các loại đồ chơi dùng nhựa PVC mà trẻ ở độ tuổi mọc răng thường nhai sẽ bị cấm bán tại thị trường châu Âu trước giáng sinh năm 1999. Nhiều nhà hoạt động bảo vệ người tiêu dùng cho rằng những đồ chơi này rất nguy hiểm vì các hóa chất làm dẻo có liên quan đến bệnh Ung thư và Gan". Nay, Báo Tuổi Trẻ, ngày 20/7/2000 lại đăng một bản tin có nội dung tương tự. Qua sự cho biết của một số nhà sản xuất ngành nhựa: các loại khuôn mẫu dùng cho nhựa PVC hóa dẻo bắt buộc phải làm bằng Inox để tránh bị sét rỉ ăn mòn (trong khi các loại khuôn khác thường được làm bằng sắt, thau hoặc nhôm...) Tương tự như khuôn, mái nhà nơi sản xuất nhựa PVC hóa dẻo phải làm bằng tôn nhựa để tránh rỉ sét, mặt bằng phải bố trí thông thoáng vì chất khí thải ra trong lúc sản xuất dễ làm công nhân ngộp thở. Theo như các nhà sản xuất cho biết: cùng một sản phẩm, giá thành khi sử dụng PVC hóa dẻo sẽ rẻ hơn 10 lần so với ddùng cao su thực phẩm hoặc cao su y tế. Do vậy, vì lợi nhuận, PVC hóa dẻo vẫn tiếp tục được sử dụng tùy tiện trong ngành nước uống. Có một số công ty sản xuất nước tinh khiết biết được vấn đề trên, nay đã đổi qua sử dụng loại vòi nước có ruột chận nước bằng cao su thực phẩm. * Nguồn thêm: Nung gạch từ... rác thải bệnh viện (VietNamNet) - Không quá 2 giây, trong nhiệt độ trên 1.100 độ C, Công ty Môi trường đô thị biến bơm tiêm, chai truyền, bông, băng, gạc… đã qua sử dụng thành xỉ để đóng thành những viên gạch đẹp và an toàn. Từ đống rác thải y tế... "Rác thải y tế làm thành… gạch" Đưa cho PV VietNamNet một viên gạch vuông vắn, ông Chử Văn Chừng, Giám đốc Công ty Môi trường đô thị cho biết: "Rác thải được thu gom từ các bệnh viện về được chúng tôi cho vào lò đốt với nhiệt độ trên 1.000 độ C". "Dĩ nhiên, số rác thải đã được phân loại từ bệh viện, chúng tôi chỉ việc thu gom về và đốt thành xỉ, đóng thành những viên gạch như thế này’’, ông Chừng nói. Số gạch làm từ rác thải y tế được Công ty Môi trường đô thị dùng trong việc làm nền nhà, xây tường bao. Sở dĩ gạch này chỉ dùng trong khuôn viên của Công ty vì số rác sau khi đốt thành xỉ có khối lượng rất nhỏ. Gạch đóng chỉ đủ phục vụ nhu cầu của Công ty. Hơn nữa, gạch dù qua công nghệ xử lý hiện đại rồi bán ra ngoài, người dân cũng có thể không mua vì sợ... rác thải y tế. Đốt thành xỉ. Ảnh: Lệ Hà. Trong khi đó, theo ông Chừng, nhiều sản phẩm gia dụng hàng ngày được tái sinh từ chính rác thải y tế. Chúng được các lò tư nhân đun nấu, tái chế thành ghế, lồng bàn, rổ rá, thìa..., thậm chí cả đồ chơi trẻ em. Cũng theo ông Chừng: ‘’Hệ thống xử lý rác thải y tế của Công ty Môi trường đô thị rất an toàn. Nhiệt độ và thời gian đảm bảo, hạn chế sinh khí dyoxin. Còn ở các lò xử lý rác thải của tư nhân ở các làng nghề, ai dám đảm bảo rác thải y tế đã được diệt khuẩn? Quá trình xử lý sinh ra nhiều khí dyoxin, tiệt trùng không kỹ, một số loại hóa chất không hủy được sẽ gây nguy hại cho người tiếp xúc’’. Đồng tình với quan điểm của ông Chừng, Thạc sĩ Phạm Đức Mục, Phó vụ trưởng Vụ Điều trị (Bộ Y tế) cho biết, đối với công đoạn nấu, ép để tái chế nhựa, chỉ cần nhiệt độ khoảng 160-170 độ C. Ở nhiệt độ này, mầm bệnh chưa thể bị tiêu diệt hoàn toàn. Tuy nhiên, nguy cơ bệnh tật không chỉ có ở những người trực tiếp sử dụng đồ nhựa tái chế này, mà mầm bệnh còn lây lan ra môi trường xung quanh trong quá trình súc rửa, hoặc phát tán dưới dạng bụi, ảnh hưởng đến công nhân trực tiếp làm việc và người dân sống xung quanh cơ sở tái chế. Tái chế hay tiêu hủy toàn bộ? Nhằm quản lý chặt chẽ và có cách xử lý hiệu quả, Vụ Điều trị (Bộ Y tế) vừa chủ trì cuộc họp lấy ý kiến các chuyên gia về vấn đề xử lý chất thải y tế. Do đó, đa số các bệnh viện xử lý chất thải rất thô sơ, đặc biệt là bệnh viện tuyến tỉnh, huyện xử lý chất thải... đơn giản bằng cách chôn lấp ngay trong khuôn viên bệnh viện. Một số bệnh viện tỉnh xử lý đốt bằng lò thủ công. Nhưng việc đốt chất thải nhựa cũng có nguy hại với môi trường. Việc chôn lấp sẽ ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt có hại đối với những khu vực mạch nước ngầm nông. Nhiều bệnh viện cũng đã bỏ ra số tiền khổng lồ ký hợp đồng trung chuyển rác thải với Công ty Môi trường đô thị, với giá khoảng 8.000đồng/kg nhưng cũng chưa giải quyết được vấn đề. Hiện nhiều ý kiến cho rằng, rác thải y tế có nhiều thứ không nhất thiết phải đốt bỏ như dây truyền, chai truyền… Chúng có thể tái sử dụng nếu được tiệt trùng an toàn. Vấn đề hiện nay là ai được phép đưa vào tái chế? Tái chế sản phẩm gì? Tiền bán rác “sạch” dùng để làm gì? Cái gì tái chế, cái gì không? Quy trình thực hiện như thế nào?... Tất cả đang được Bộ Y tế xem xét. Nhưng muốn thực hiện được phải có lộ trình.  Do đó, trước mắt việc quản lý chặt rác thải vẫn cần được quan tâm. Lệ Hà Bài 35: BenZen (Nitro benzen) Nội dung: 1/. "Sát thủ” benzen trong không khí TT - Tại TP.HCM chất benzen đang phát tán trong không khí với nồng độ vượt ngưỡng cho phép rất cao. Trong ba năm qua, chất gây ô nhiễm này chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt". Cứ mỗi tháng, bộ phận chuyên môn của Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM lấy mẫu không khí liên tục trong mười ngày tại sáu điểm khác nhau trên toàn TP để đưa đi thử nghiệm tìm một số chất độc hại như toluen, xylen và benzen. Trong số ba chất độc hại này, ô nhiễm benzen thật sự đang âm thầm gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng. Luôn vượt chuẩn "Trong ba năm qua, tại TP.HCM chưa bao giờ nồng độ benzen trong không khí nằm ở giới hạn cho phép" - PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn - chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM - vừa trưng ra biểu đồ thống kê nồng độ trong không khí của ba năm liên tục (2005-2007) vừa nói. Nồng độ chất benzen có trong không khí luôn vượt xa chuẩn giới hạn cho phép, tức vượt quá xa mức 10 microgam/m3 không khí. Ông Tuấn nói riêng năm 2007, cứ 100 lần đo đạc benzen trong không khí tại sáu điểm thì có gần 70 lần ghi nhận được nồng độ chất benzen nhảy qua rất xa ngưỡng cho phép. Có lúc benzen trong không khí vượt ngưỡng đến 10 lần, còn tình trạng vượt ngưỡng vài ba lần là chuyện không còn cá biệt. Một điều đáng lo hơn là người dân không cảm nhận được benzen hiện diện trong không khí. Lý do? Theo GS Chu Phạm Ngọc Sơn - chủ tịch Hội Hóa học TP.HCM, vì mức ô nhiễm của benzen dù đã vượt ngưỡng cho phép song vẫn còn nằm dưới xa nồng độ mà khứu giác của người có thể nhận biết. Do vậy, nhiều người đã hít phải benzen hằng ngày nhưng không hề hay biết. Trong khi đó, benzen vào cơ thể con người thông qua đường hô hấp, kể cả xuyên qua da, qua đường tiêu hóa... QUỐC THANH 2/.Nông dân bàng hoàng Theo nongnghiep.vn – 9 tháng trước Trước thông tin trong một số loại phân bón lá cao cấp có chứa chất độc hại là Nitro Benzen nhưng nhà SX ém nhẹm, nhiều nông dân tỏ ra bàng hoàng, tức giận. DN vì lợi nhuận mà đã cố tình che giấu sự thật, lừa dối khách hàng. Còn nông dân thì thiếu thông tin, vô tư sử dụng chất độc hại mà không biết đang tự đầu độc mình. Hiện nay, hầu hết các trà lúa ĐX ở ĐBSCL đang thì con gái. Đi đâu cũng bắt gặp những cánh đồng lúa xanh mơn mởn, hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Phân bón, thuốc BVTV được nông dân ra chợ khuân về chăm bón cho lúa, ai cũng mong có được những vụ mùa thắng lợi. Vì thế, hễ nghe nói có loại thuốc, loại phân gì mang lại hiệu quả cao là nông dân sẵn sàng mua về dùng. Nắm được tâm lý này, một số nhà SX đã đưa cả chất độc hại Nitro Benzen vào phân bón.   Rảo quanh nhiều đại lý kinh doanh VTNN ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang…chúng tôi dễ dàng bắt gặp những chai, gói phân bón lá cao cấp có chứa chất Nitro Benzen với tên thương mại là Boom…(tuỳ nhà SX mà phần đuôi tên có khác nhau). Thấy tôi săm soi mấy chai phân bón lá, chủ cửa hàng B.H ở Tân Hiệp (Kiên Giang) tiếp thị: “Loại phân này mới có mặt trên thị trường gần đây thôi nhưng nông dân mua dữ lắm. Nếu anh chưa xài bao giờ cứ mua một vài chai về dùng thử, bảo đảm không hiệu quả không lấy tiền”. Vậy phân này có độc hại gì không? – tôi hỏi. "Phân bón chứ có phải thuốc sâu đâu mà độc. Nó chỉ có mùi hăng hăng hơi khó chịu, đeo khẩu trang vào là xong. Đấy anh coi, trên bao bì có ghi độc hại gì đâu. Nếu độc thì người ta đã khuyến cáo để nông dân biết phòng tránh chứ". Ông Dương Văn Minh - Trưởng phòng Kiểm định thuốc (TT Kiểm định thuốc BVTV phía Nam): "Nitro Benzen là chất độc hại, khó phân huỷ trong môi trường nên đã bị loại khỏi danh mục các chất được dùng SX thuốc BVTV của Việt Nam. Thế nhưng không hiểu sao trong phân bón lại cho dùng và thiếu sự kiểm soát như vậy". Tôi cầm chai phân bón lá cao cấp Boom Flower-n (nhà SX là Devi Cropscience PVT, Ltd, Ấn Độ và nhà phân phối là Cty CP BVTV An Giang) lên quan sát. Thành phần Nitro Benzen 20%, chất trải bề mặt 40%, phụ gia 40%. Công dụng ghi có chứa Nitro Benzen có trong tự nhiên. Là thuốc nội hấp (không phải phân) và lưu dẫn trong cây, có tác động điều hoà các kích thích tố sinh trưởng. Và được khuyến cao sử dụng trên nhiều loại cây trồng như lúa, bắp, dưa hấu, cà chua, rau, đậu, cây ăn trái...Tìm đọc rất kỹ trên nhãn mác, ngoài mấy chữ “cẩn thận, bảo quản xa trẻ em” tôi không hề bắt gặp bất kỳ dòng chữ nào ghi khuyến cáo về độ độc hại, cũng như cách phòng hộ khi dùng. Theo nhiều nông dân cho biết, phân bón lá cao cấp Boom…đã có mặt trên thị trường khoảng 3 năm nay và có rất nhiều Cty khác nhau cung cấp. Loại phân này sử dụng có mùi hăng nồng nhưng do nhà cung cấp không ghi là độc hại nên nông dân sử dụng mà không biết mình đang tiếp xúc với chất độc nguy hiểm. Khi tôi đưa những thông tin mà báo chí đăng tải về sự độc hại của chất Nitro Bezen, nhiều nông dân tỏ ra tức giận. Ông Ngô Thành Thiện, ở ấp Kinh 4B, xã Tân An (Tân Hiệp, Kiên Giang) bức xúc: “Chúng tôi đã sử dụng loại phân này gần 3 năm nay. Thấy sử dụng có hiệu quả, lại được Nhà nước cho bán công khai nên tôi tin tưởng bỏ tiền mua. Ai ngờ đây lại là chất độc, là tác nhân gây bệnh ung thư. Vì lợi nhuận mà những nhà SX đã bất chấp tất cả, đem chất độc hại bán, lợi dụng nông dân chúng tôi ít học để đầu độc thì thật là bất nhân quá”. Bài 37: Nguồn hiđro cacbon trong thiên nhiên: Nội dung: 1/.Khai thác bauxite và ảnh hưởng môi trường: kinh nghiệm ở Tây Australia Đăng bởi bvnpost on 24/10/2010 Nguyễn Đức Hiệp “Chúng tôi bảo đảm hồ bùn đỏ ở Tây Nguyên an toàn” đó là tựa đề của bài viết đăng trên trang dantri.com.vn qua đó Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên đã nói rằng "Bộ TN – MT thẩm định rất cẩn thận. Chúng tôi đã sang khảo sát mô hình bùn đỏ của Brazil, Úc và khu vực bùn đỏ ở những nơi này đã trồng cây xanh được 20 năm nay. Hiện tại, chúng ta đang làm theo mô hình của Brazil và Úc, chứ không phải mô hình của Hungary.",để thấy được những ưu và khuyết điểm cũng như những mặt hạn chế của cộng nghệ khai thác bauxite mà Úc đã đang áp dụng em đề nghị ban quản trị BVN đăng lại bài phân tích Bauxite đã được khai thác, luyện thành alumina và nhôm từ những năm đầu thập niên 1960 và phát triển cho đến hiện nay. 2 /. Nhà máy khai thác dầu ở Côn Sơn Qua tìm kiếm thăm dò cho đến nay, các tính toán dự báo đã khẳng định tiềm năng dầu khí Việt Nam tập trung chủ yếu ở thềm lục địa, trữ lượng khí thiên nhiên có khả năng nhiều hơn dầu. Với trữ lượng đã được thẩm định, nước ta có khả năn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuyên đề hóa học & môi trường.doc
Tài liệu liên quan