MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 3
1. Khái quát về chiến lược và quản trị chiến lược 3
2. Vai trò của quản trị chiến lược đối với sự phát triển của doanh nghiệp 5
II. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP 6
1. Khái niệm 6
2. Vị trí của giai đoạn hoạch định chiến lược trong quá trình quản trị chiến lược 6
3. Phân biệt hoạch định chiến lược với xây dựng kế hoạch 7
4. Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp 8
CHƯƠNG II 28
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH Ở CÔNG TY KHOÁNG SẢN - XÂY DỰNG - PHỤ GIA XI MĂNG THANH HOÁ 28
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 28
1. Sự ra đời của công ty 28
2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 29
3. Quá trình phát triển 30
II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIẺM KINH TẾ - KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CỦA CÔNG TY KHOÁNG SẢN - XÂY DỰNG - PHỤ GIA XI MĂNG THANH HOÁ 33
1. Đặc điểm sản phẩm 33
2. Đặc điểm thị trường 38
3. Đặc điểm máy móc trang thiết bị 41
4. Đặc điểm tổ chức bộ máy của Công ty 45
5. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ của Công ty 52
6. Đặc điểm về lao động, tiền lương 52
7. Đặc điểm tài chính của Công ty 55
III. THỰC TIỄN CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CỦA CÔNG TY KHOÁNG SẢN-XÂY DỰNG-PHỤ GIA XI MĂNG THANH HOÁ 57
1. Khái quát quá trình xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Khoáng sản-Xây dựng-Phụ gia xi măng Thanh Hoá 57
2. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của Công ty trong thời gian qua 61
3. Những kết quả đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại 62
CHƯƠNG III 65
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ĐẾN NĂM 2010 CỦA CÔNG TY KHOÁNG SẢN-XÂY DỰNG-PHỤ GIA XI MĂNG THANH HOÁ 65
I. PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 65
1. Phân tích và dự báo môi trường bên ngoài 65
2. Phân tích và dự báo môi trường nội bộ doanh nghiệp 72
3. Tổng hợp kết quả phân tích môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp 75
II. XÁC ĐỊN HỆ THỐNG MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY KHOÁNG SẢN – XÂY DỰNG – PHỤ GIA XI MĂNG THANH HÓA 79
III. CÁC CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU 80
1. Vận dụng ma trận SWOT để hình thành các ý tưởng chiến lược 80
2. Các chiến lược Công ty sử dụng 82
2. Chiến lược suy giảm 83
3. Chiến lược cạnh tranh 84
IV. CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY KHOÁNG SẢN – XÂY DỰNG – PHỤ GIA XI MĂNG THANH HÓA 84
1. Tổ chức công tác điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường, đẩy mạnh hoạt động marketing để ngày càng chiếm lĩnh thị trường 84
2. Đào tạo, nâng cao chất lượng lao động, đặc biệt là cán bộ quản lý chiến lược 85
MỤC LỤC 87
88 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5965 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Khoáng sản - Xây dựng -Phụ gia xi măng Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp xi măng: một mặt nó bổ xung một số thành phần hoá học cần thiết để đảm bảo chất lượng xi măng, mặt khác, nó góp phần làm tăng sản lượng xi măng với giá thành thấp hơn dùng nguyên liệu chính ( do có thể pha trộn với một tỷ lệ tương đối lớn : 15% - 25% đá bazan , 5% - 6% quặng sắt mà không làm giảm chất lượng xi măng ). Từ đó gián tiếp làm giảm giá thành xi măng.
1.2. Đặc điểm sản phẩm
* Đối với sản phẩm chính ( phụ gia xi măng)
- Là sản phẩm phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất xi măng nên yêu cầu chất lượng cũng như số lượng phụ thuộc vào các yêu cầu kỹ thuật - công nghệ sản xuất xi măng, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu chính sản xuất xi măng của mỗi nhà máy xi măng ( các mỏ đá vôi và đất sét- 2 nguồn nguyên liệu chính sản xuất xi măng có thành phần CaO, SiO2, Al2O3, Fe2O3, khác nhau tuỳ thuộc vào vị trí địa lý )
- Sản phẩm là nguồn tài nguyên thiên nhiên, các thành phần của quặng sắt cũng như đá bazan phụ thuộc vào từng vùng địa lý, phụ thuộc vào hệ quả phún trào của từng giai đoạn kiến tạo.
- Ngành công nghiệp sản xuất xi măng phục vụ cho ngành xây dựng nên nó mang tính mùa vụ. Vì vậy, sản phẩm phụ gia xi măng cũng mang tính mùa vụ, thời điểm tiêu thụ nhiều nhất là tháng 1, 4, 5 và mấy tháng cuối năm: tháng 11, 12 .
-Là sản phẩm không bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thời tiết cũng như thời gian. Đây là một điều kiện thuận lợi cho Công ty: không mất nhiều cho chi phí bảo quản, có thể khai thác trước để luôn đảm bảo cung cấp đúng thời điểm khi khách hàng yêu cầu ( tất nhiên phải so sánh lợi ích thu được với chi phí lưu kho )
- Việc khai thác sản phẩm phải dùng mìn, dễ gây tai nạn lao động cũng như ảnh hưởng môi trường. Vì vậy, công ty phải có các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, kiểm tra chặt chẽ, cẩn thận trước khi khai thác;bảo vệ môi trường...
- Việc xây dựng các xí nghiệp khai thác phụ thuộc và điều kiện tự nhiên - vị trí của các mỏ đá bazan, quặng sắt. Vì vậy, không thể tập trung máy móc công nghệ, nguồn lực. Đây là một đặc điểm gây khó khăn cho Công ty trong việc đầu tư máy móc công nghệ hiện đại vì nguồn lực bị phân tán đồng thời cũng gây khó khăn về quản lý cũng như chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Từ năm 2002, Công ty sáp nhập với Công ty Khoáng sản Thanh Hoá nên có thêm nhiệm vụ khai thác và xuất khẩu khoáng sản: Quặng Cromtie, quặng Inmenhit. Cũng như sản phẩm phụ gia xi măng, đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên mà chất lượng của sản phẩm phụ thuộc vào tự nhiên: vị trí của mỏ khai thác, số năm tồn tại của mỏ...
2. Đặc điểm thị trường
Sau khi thành lập lại thành Công ty vật liệu phụ gia xi măng Thanh Hoá, sản phẩm của Công ty chỉ có đá bazan làm phụ gia cho xi măng. Khi đó, về nguồn nguyên liệu phụ gia xi măng là đá bazan thì Công ty là doanh nghiệp duy nhất khai thác và cung ứng loại sản phẩm này. Nhà máy xi măng lớn nhất nước ta lúc đó là nhà máy xi măng Bỉm Sơn là khách hàng duy nhất của Công ty. Đến năm 1994, Công ty Hoà Phát ( Sơn Tây- Hà Tây) ra đời xuất phát từ yêu cầu của Tổng Công ty xi măng Việt Nam với nhiệm vụ chính là sản xuất các loại phụ gia xi măng. Công ty đã nhanh chóng thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường, chiếm lĩnh một phần thị trường khách hàng truyền thống của Công ty Khoáng sản - Xây dựng - Phụ gia xi măng: nhà máy xi măng Bút Sơn. Sau đó là sự xuất hiện của một số công ty TNHH khai thác và cung cấp phụ gia xi măng ở Thanh Hoá và Nghệ An: Tràng Thi (Nghệ An ), Huy Hoàng, Hà Thành ( Thanh Hoá )... Các đối thủ này tuy quy mô không lớn nhưng lại có tổ chức gọn nhẹ, năng động nên đã thu hút một phần thị trường mà chủ yếu là thâm nhập vào các thị trường truyền thống của Công ty: Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, xi măng Nghi Sơn, xi măng Hoàng Mai và xi măng Bút Sơn. Riêng năm 2002, Công ty đã để mất hẳn thị trường Bút Sơn-là một trong hai khách hàng lớn nhất của Công ty nên sản lượng giảm mạnh. Trong khoảng 4 năm trở lại đây, Công ty không hề khai thác được các thị trường mới trong khi thị trường cũ của Công ty ngày càng bị thu hẹp. Tính đến năm 2002, Công ty đã để mất hơn 50% thị trường cũ ( mặc dù sản lượng tiêu thụ có tăng lên nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu của các khách hàng này ). Sản lượng tiêu thụ trong mấy năm gần đây được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.4: Sản lượng tiêu thị sản phẩm chính trong các năm 1999 - 2002
Sản phẩm
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
S.Lg
(tấn)
T.Tiền.(triệu đồng
S.Lg
(tấn)
T.Tiền
(triệu đồng)
S.Lg
(tấn)
T.Tiền
(triệu đồng)
S.Lg
(tấn)
T.Tiền
(triệu đồng)
Đá BaZan
78.000
8.200
91.121
9.500
108.000
11.070
66.000
7.417
Đập đá BaZan
76.000
3.600
88.982
3.600
85.000
3.990
87.000
4.775
Quặng sắt
32.000
3.300
46.940
4.500
63.000
6.500
67.000
7.096
( Nguồn: Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch các năm-Phòng kế hoạch)
Mặc dù vậy, Công ty vẫn chưa đưa ra được biện pháp nào thực sự có ý nghĩa chiến lược để cải thiện tình hình. Công ty hầu như chưa sử dụng các biện pháp marketing hiện đại như: quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng( truyền thanh, truyền hình, báo trí, quảng cáo qua mạng internet....); các hình thức khuyến mãi, khuyến mại... Công ty chủ yếu dựa vào các mối quan hệ truyền thống và quan hệ mua bán qua lại: Công ty cung cấp phụ gia xi măng và làm đại lý tiêu thụ 1 phần xi măng cho các nhà máy xi măng.
Thị trường của Công ty là một thị trường vô cùng rộng lớn song hầu như Công ty chưa khai thác được.Tính đến cuối năm 2002, tổng công suất thiết kế của 10 nhà máy xi măng lò quay và 55 nhà máy xi măng lò đứng ( không kể các trạm nghiền ) là 15 triệu tấn clinker/năm, tương ứng với 17,61 triệu tấn xi măng/năm. Có thể kể ra một số nhà máy lớn như:
Bảng 2.5: Một số nhà máy xi măng ở Việt Nam hiện nay
Tên nhà máy xi măng
Công suất thiết kế (Tấn clinker/ngày)
Nhà máy mà Công ty đã khai thác
Xi măng Hoàng Thạch (dây chuyền II)
3.300
Xi măng Bút Sơn
4.000
Đã khai thác và để mất
Xi măng Hoàng Mai
4.000
Đã khai thác
Xi măng Chin Fong
4.000
Xi măng Holcim
4.000
Xi măng Nghi Sơn
5.800
Đã khai thác
Xi măng Bỉm Sơn
4.000
Đã khai thác
Xi măng Tam Điệp
4.000
Xi măng Hải Phòng
3.300
( Nguồn: Tạp chí xây dựng số 1/2003)
Hướng chiến lược trong thời gian tới của Công ty là: tìm kiếm, khai thác các khách hàng mới: nhà máy xi măng Chin Fong, Tam Điệp... và cố gắng giữ các khách hàng truyền thống.
Với thị trường khoáng sản, Công ty tiếp nhận từ Công ty Khoáng sản Thanh Hoá, chỉ mới khai thác mình thị trường Trung Quốc, không có thị trường trong nước. Công ty cũng chưa có hướng chiến lược gì ở mặt hàng này. Lượng xuất khẩu cũng như giá cả đều không ổn định, phụ thuộc nhiều vào khách hàng , thể hiện qua sản lượng xuất khẩu những tháng cuối năm kể từ khi sáp nhập như sau:
Bảng 2.6 : Sản lượng xuất khẩu năm 2002:
Tháng
XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP
XUẤT KHẨU UỶ THÁC
Quặng Cromtie
Quặng Inmenhit
Quặng Cromtie
Lượng
( tấn )
Giá trị (USD)
Lượng
( tấn )
Giá trị (USD)
Lượng
( tấn )
Giá trị (USD)
Tháng 8
750
28.800
300
11.640
0
0
Tháng 9
980
39.584
0
0
780
24.249
Tháng 10
1.200
47.064
400
19.732
420
16.472
Tháng 11
380
14.900
50
2350
300
10.353
Tháng 12
1070
42.800
350
10.500
300
10.353
( Nguồn: Phòng kế hoạch )
* Hệ thống kênh tiêu thụ:
- Với sản phẩm phụ gia xi măng:
Đặc điểm của sản phẩm là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất xi măng nên khách hàng là các nhà máy sản xuất xi măng -> số lượng khách hàng không nhiều. Do đó hình thức tổ chức hệ thống kênh phân phối qua trung gian: môi giới, hệ thống đại lý ( đại lý uỷ thác, đại lý độc quyền, đại lý kinh tiêu...) là không cần thiết, sẽ làm tăng thêm chi phí. Hơn nữa, do đặc điểm nguyên liệu sản xuất xi măng nên hầu hết các nhà máy sản xuất xi măng tập trung ở miền Bắc và miền Trung mà Công ty lại có vị trí địa lý thuận lợi (nằm giữa miền Bắc và miền Trung ) nên hình thức bán hàng trực tiếp được Công ty khai thác.
- Do đặc điểm của kinh doanh xuất nhập khẩu: ......................Công ty buộc phải nghĩ đến các hình thức tiêu thụ qua trung gian: xuất nhập khẩu uỷ thác, môi giới...
3. Đặc điểm máy móc trang thiết bị
Khi mới thành lập tài sản cố định của Công ty hầu như không có gì : tổng tài sản là 201 triệu đồng, trong đó chỉ có 1 triệu đồng tài sản cố định. Trước sự xuất hiện và cạnh tranh của các đối thủ mới cũng như nhu cầu phụ gia ngày càng tăng Công ty buộc phải nghĩ đến việc đáp ứng một cách tốt nhất, đúng tiến độ cả về số lượng và chất lượng sản phẩm cho khách hàng cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh. Một trong những biện pháp mà Công ty sử dụng và lựa chọn là đầu tư chiều sâu: đầu tư mua sắm máy móc trang thiết bị, cơ sở vật chất để đảm bảo khai thác đúng tiến độ, đáp ứng đủ nhu cầu, nâng cao năng suất lao động... Tình hình cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị của Công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.7.1: Cơ sở vật chất
Đơn vị: Nghìn VNĐ
STT
Tên tài sản
Số lượng
Nguyên giá
Giá trị còn lại
(đến ngày 31/12/02)
1
Nhà làm việc ( văn phòng)
5
941362
590727
2
Nhà CN mỏ
3
171222
23577
3
Nhà ăn
3
123749
16200
4
Nhà ở
4
100711
45796
5
Nhà kho
3
555821
420217
6
Nhà cơ khí
1
77921
13084
7
Ga Ra ô tô
1
39650
24650
8
Nhà bảo vệ
3
50659
3963
Tổng cộng
2061095
1138214
( Nguồn: Phòng kế toán - tài vụ)
Qua số liệu trên cho thấy cơ sở vật chất của Công ty đã cũ, hầu hết đã khấu hao qua một nữa, thậm chí có tài sản đã khấu hao đến 92% giá trị tài sản ( nguyên giá), chỉ có đầu tư mới ở nhà kho. Điều này chứng tỏ Công ty có chú ý đến khâu tiêu thụ.
Bảng 2.7.2: Tình hình máy móc trang thiết bị:
Đơn vị: VNĐ
Tên máy
Số lượng
Nguyên giá
Giá trị còn lại
( đến ngày 31/12/2002)
Máy nghiền sàng Balan
1
86.031.000
27.496.000
Máy nghiền Hà Nam Ninh
2
37.700.000
17.900.000
Máy nghiền Thạch Thành
4
52.879.000
28.409.000
Máy nghiền 186 - 187
1
1.788.641.304
876.164.304
Máy nghiền Thanh Kỳ
1
9.350.000
7.850.000
Máy X Thuỷ lực Liên Xô
2
600.000.000
39.400.000
Máy X lật Liên Xô
1
458.369.560
342.369.560
Máy X lật KaVaSaChi
1
552.045.000
218.545.000
Máy xúc HiTaChi
1
460.000.000
183.600.000
Máy xúc KobeCo
1
275.500.000
144.700.000
Máy xúc Mitsumisi
114.500.000
60.500.000
Máy ủi DT75
1
225.500.000
143.500.000
Máy ủi C100
40.012.000
0
Tổng cộng
4.700.527.864
2.090.433.864
( Nguồn: Phòng kế toán - tài vụ)
Như vậy, với máy móc thiết bị hiện nay, Công ty khó có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về số lượng, nhu cầu về chất lượng sản phẩm cho các nhà máy xi măng ở các vùng địa lý khác nhau ở nước ta hiện nay. Số máy móc, công nghệ lạc hậu khá nhiều, chỉ có một số máy có công nghệ tiên tiến của Nhật Bản nhưng đã sử dụng nhiều, khấu hao hơn một nữa. Để có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng cũng như cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh Công ty cần phải đầu tư hơn nữa về máy móc thiết bị, đặc biệt là máy móc có công nghệ hiện đại.
- Về phương tiện vận tải:
Vận tải không phải là lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty. Phương tiện vận tải được trang bị nhằm phục vụ cho chính sách tiêu thụ sản phẩm chính của Công ty: đá bazan, đập đá bazan, quặng sắt. Do đặc điểm nhu cầu về sản phẩm của khách hàng không đều đặn , nhu cầu cả tháng có khi chỉ tập trung thu mua trong một vài ngày trong tháng nên việc thuê vận chuyển thường bị động, có thể làm Công ty vi phạm hợp đồng hay bỏ lỡ cơ hội phục vụ khách hàng một cách tốt nhất và có thể dẫn đến mất thị trường ... Vì vậy, Công ty đã trang bị một hệ thống phương tiện vận tải nhằm đáp ứng, phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Tình hình tranh bị phương tiện vận tải của Công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.7.3: Phương tiện vận tải của Công ty
Đơn vị: VNĐ
STT
Phương tiện
Nguyên giá
Giá trị còn lại (đến 31/12/02)
1
Ô tô Kamaz 2780
294.472.500
11.547.500
2
Ô tô Kamaz 2723
294.472.500
11.547.500
3
Ô tô Kamaz 4419
244.790.800
142.290.800
4
Ô tô Kamaz 4459
120.460.290
59.460.290
5
Ô tô Kamaz 2790
242.223.820
65.703.280
6
Ô tô IFA
85.000.000
43.400.000
7
Ô tô IFA 4446
162.072.000
90.172.000
8
Xe C. Nông Th.Kết
25.000.000
400.000
9
Xe
348.083.347
287.083.347
10
Xe U-oát
51.500.000
10.440.000
11
Xe Cam ri
533.196.586
475.196.586
12
Ô tô Kamaz 6374
250.208.337
244.208.337
13
Ô tô Kamaz 6729
258.478.177
252.478.177
14
Ô tô Kamaz 6734
241.561.227
235.561.227
15
Ô tô Kamaz 6879
265.170.161
258.170.161
16
Ô tô Kamaz 6642
236.863.447
231.863.447
Tổng cộng
( Nguồn: phòng kế toán - tài vụ và phòng kế hoạch - kỹ thuật )
Qua bảng trên cho thấy, gần đây Công ty đã chú ý nhiều đến công tác tiêu thụ sản phẩm: trang bị thêm nhiều xe ô tô với giá trị tương đối lớn ( hầu hết mới khấu hao 1% giá trị của tài sản ). Tuy nhiên, việc đầu tư tài sản cho kinh doanh vận tải là lớn nhưng hầu như không đem lại lợi nhuận cho Công ty, thậm chí có khi chi phí còn lớn hơn thuê ngoài do chi phí sửa chữa quá lớn, tai nạn nhiều ...
Quản lý là hết sức quan trọng đối với một đơn vị kinh doanh, nó sẽ làm cho doanh nghiệp vững bước đi lên nhưng nếu quản lý không tốt doanh nghiệp có thể đi đến phá sản lúc nào không hay. Ngoài việc chú ý đến đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý, xây dựng cơ sở vật chất ( hệ thống văn phòng làm việc..) Công ty còn chú ý đến hệ thống thiết bị dụng cụ quản lý. Tuy nhiên, tình hình trang bị cho công tác quản lý còn ít, chưa thật sự xứng đáng với vai trò của nó:
Bảng 2.7.4 : Tình hình thiết bị dụng cụ quản lý :
Đơn vị: nghìn VNĐ
STT
Tên thiết bị
Số lượng
Nguyên giá
Giá trị còn lại
1
Máy vi tính
3
66.106
33.406
2
Máy đếm tiền
1
5.515
213
3
Máy FAX
1
6.170
-
4
Máy phô tô cop pi
1
24.330
8.830
5
Điện thoại di động
3
24.535
9.335
6
Điện thoại cố định
5
1.500
-
7
Bộ bàn ghế xa lông
3
17.000
1.883
( Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)
Như vây, hầu như cơ sở vật chất trang bị công cụ quản lý đã cũ. Công ty cần phải đổi mới và tăng thêm công cụ quản lý để đáp ứng nhu cầu, vai trò cảu quản lý.
4. Đặc điểm tổ chức bộ máy của Công ty
Là một doanh nghiệp Nhà nước, được thành lập theo quyết định thành lập doanh nghiệp số 1427/TC-UBTV ngày 21/11/1992 , nên công ty có tư cách pháp nhân, tiến hành hạch toán kế toán độc lập. Tổ chức doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị nên Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được thành lập như sau:
- Đứng đầu Công ty là Giám đốc công ty do chủ tịch Tỉnh Thanh Hóa bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Giám đốc Công ty là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước cấp trên chủ quản và pháp luật về điều hành hoạt động doanh nghiệp. Giám đốc có quyền quyết định, điều hành cao nhất trong công ty. Giám đốc được tính lương cơ bản theo ngạch bậc của viên chức Nhà nước và hưởng lương theo chế độ phân phối tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp do Chính Phủ quy định gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc được quy định tại điều 40-pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
Hỗ trợ cho Giám đốc trong công tác điều hành có 2 phó giám đốc. Các phó giám đốc do Giám đốc đề nghị chủ tịch Tỉnh Thanh Hóa bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Mỗi phó giám đốc được phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác hoặc được ủy quyền giải giải quyết một số công việc cụ thể và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao:
+ Phó giám đốc hành chính
+ Phó giám đốc kỹ thuật.
- Kế toán trưởng công ty giúp giám đốc chỉ đạo, tổ chức, thực hiện công tác kế toán, thống kê của công ty theo pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước ban hành. Kế toán trưởng do chủ tịch Tỉnh Thanh Hóa bổ nhiệm, miễn nhiệm.
- Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của công ty có chức năng tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong việc quản lý, điều hành công việc thuộc lĩnh vực của từng phòng ban phụ trách. Công ty có 4 phòng ban chuyên môn:
+ Phòng tổ chức-hành chính
+ Phòng kế hoạch-kĩ thuật
+ Phòng kế toán-tài chính
+ Phòng vật tư-vận tải
- Các xí nghiệp khai thác và chế biến: có 6 xí nghiệp:
+ Xí nghiệp khai thác, chế biến đá BaZan Hà Trung và quặng sắt Thạch Thành {1}
+ Xí nghiệp khai thác, chế biến đá BaZan Nông Cống và quặng sắt Thanh Kỳ {2}
+ Xí nghiệp khai thác đá xây dựng núi Vức {3}
+ Xí nghiệp khai thác, chế biến quặng Crômit, quặng Titan xuất khẩu và cát Silic Trường Lâm {4}
+ Xí nghiệp giao nhận, chế biến quặng sắt và đập nhỏ đá Bỉm Sơn {5}
+ Xí nghiệp giao thông thuỷ lợi. {6}
Các xí nghiệp có kết cấu như 1 doanh nghiệp nhỏ, bao gồm: 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 1 kế toán, 1 cán bộ tổ chức nhân sự, và các phân xưởng khai thác sản xuất. Các xí nghiệp đều nhận lệnh trực tiếp từ giám đốc công ty như các phòng ban chức năng của công ty.
- Tập thể người lao động trong Công ty bao gồm cả đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân sản xuất là gần 700 người.
Ngoài ra, công ty còn có các trạm . Mỗi trạm đều có 1 trạm trưởng và 1 kế toán.
Giám đốc
PGĐ TC - HC
PGĐ kỹ thuật
Phòng TC-HC
PGĐ kỹ thuật
Phòng kế toán
- tài chính
Phòng vật tư
- vận tải
XN 1
XN 2
XN 3
XN 4
XN 5
XN 6
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty:
Mỗi phòng ban, xí nghiệp đều có chức năng, nhiệm vụ riêng tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong việc điều hành, quản lý công ty. Cụ thể:
*Phòng kế hoạch-kỹ thuật:
- Chức năng: Tham mưu giúp việc cho giám đốc Công ty về lĩnh vực kế hoạch, điều hành sản xuất kinh doanh, đầu tư, xây dựng cơ bản, các vấn đề kỹ thuật...theo các quy định của Công ty và Nhà nước.
- Nhiệm vụ:
+ Xây dựng kế hoạch : xây dựng kế hoạch và dự án tổng thể khai thác các nguồn tài nguyên. Xây dựng các dự án đầu tư khai thác các loại phụ gia xi măng, kết hợp với các biện pháp an toàn lao động, bảo vệ môi trường. Theo dõi hướng dẫn, điều phối và kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch của Công ty đồng thời điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với những biến đổi của môi trường kinh doanh: tăng hoặc huỷ bỏ đơn hàng của khách hàng ...
+ Xây dựng định mức giá cả: Tính toán, xác định chi phí sản xuất và giá thành. Xây dựng và sửa đổi bộ Định mức kinh tế kỹ thuật bổ xung hằng năm. Tham mưu cho giám đốc công ty, tham gia với các công ty và các cơ quan hữu quan trong việc xây dựng chính sách giá cả các loại phụ gia xi măng và khoáng sản.
+ Công tác thị trường: Tổ chức điều tra, nghiên cứu và nắm bắt thông tin thị trường. Nghiên cứu đề xuất với giám đốc trong việc mở rộng và phân phối thị trường hợp lý, nhạy bén và có hiệu quả; tổ chức các hoạt động marketing.
+ Công tác xây dựng cơ bản: Lập kế hoạch chuẩn bị đầu tư, tổng hợp nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty, tiến hành các thủ tục thẩm định dự án, thẩm tra các thiết kế kỹ thuật đề trình cấp trên phê duyệt. Tham gia nghiên cứu áp dụng các đề án kỹ thuật, các thành tựu khoa học kỹ thuật. Quản lý hồ sơ về đất của toàn công ty .
* Phòng tổ chức-hành chính
- Chức năng: Giúp việc cho Giám đốc Công ty thực hiện về công tác cán bộ, quy hoạch tổ chức nhân sự, đào tạo lao động, tiền lương, thi đua khen thưởng, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động trong phạm vi Công ty theo Luật định, các văn bản pháp quy của Nhà nước và các quy định của Công ty.
- Nhiệm vụ: Gồm 5 nhiệm vụ chủ yếu:
+ Công tác tổ chức: Nghiên cứu, đề xuất chủ trương, phương hướng kiện toàn và kế hoạch kiện toàn cơ cấu tổ chức nhân sự của Công ty phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ phát triển của từng thời kỳ. Tổ chức, theo dõi thực hiện kế hoạch chung về tiền tiền lương của toàn công ty. Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức biên chế các phòng ban nghiệp vụ và các xí nghiệp, các trạm; xây dựng các đề án thành lập, sát nhập, giải thể, phá sản, và thay đổi nhân sự của công ty.
+ Công tác đào tạo cán bộ: Nghiên cứu đề xuất và tổ chức thực hiện các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và viên chức phù hợp với phát triển của từng thời kỳ. Tham mưu cho Giám đốc công ty trong việc bố trí sắp xếp, sử dụng cán bộ và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ công nhân viên trong công ty. Thực hiện quy chế về quản lý hồ sơ, lý lịch cán bộ công nhân viên.
+ Công tác lao động tiền lương: Xây dựng kế hoạch lao động tiền lương, sắp xếp tổ chức lao động cho các đơn vị trong toàn công ty. Lập danh sách cán bộ công nhân viên, xây dựng định mức lao động, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, định mức tiền lương. Xây dựng quy chế lao động, quy chế phân phối tiền lương tiền thưởng. Quản lý toàn bộ hợp đồng lao động theo thời vụ, có thời hạn, không xác định thời hạn của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
+ Công tác thi đua khen thưởng: Tham mưu cho giám đốc công ty về việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng kỹ luật theo quy định của Nhà nước và công ty.
+ Công tác hành chính văn thư: Thực hiện việc lưu chuyển văn thư, tài liệu giữa công ty và các xí nghiệp. Đôn đốc các phòng ban nghiệp vụ thực hiện các chỉ thị, quyết định của Giám đốc và các cơ quan chức năng. Quản lý sử dụng con dấu theo quy định của Nhà nước. Phối hợp với các phòng ban chức năng tổ chức các hội nghị, các cuộc họp, hội thảo... Tư vấn cho Giám đốc duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan chính quyền địa phương, các cơ quan trong và ngoài ngành. Theo dõi đôn đốc các phòng ban thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy. Phối hợp với công đoàn tham gia công tác xã hội tại địa phương.
* Phòng kế toán-tài chính :
- Chức năng: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc công ty thực hiện quản lý về mặt tài chính kế toán của công ty theo quy định của Nhà nước.
- Nhiệm vụ: phòng có 7 nhiệm vụ chính:
+ Công tác tổng hợp: Thực hiện các quy chế về tài chính, thuế, và hoạch toán kế toán. Xây dựng và tổng hợp kế hoạch tài chính kế toán; ghi chép đầy đủ, trung thực, kịp thời toàn bộ những nghiệp vụ phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh và phân tích các yếu tố tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để tham mưu giúp giám đốc có những điều chỉnh kịp thời, quyết định đúng đắn phù hợp với thực trạng của công ty cũng như môi trường kinh doanh. Đề nghị với Giám đốc về việc thanh lý, nhượng bán, thanh lý, thế chấp các loại tài sản. Xây dựng kế hoạch và quản lý các loại quỹ. Theo dõi kiểm tra đôn đốc các xí nghiệp thực hiện công tác quản lý tài chính kế toán theo đúng quy định của pháp luật.
+ Theo dõi nợ: Theo dõi, kiểm tra các loại công nợ của khách hàng, cũng như của chủ hàng; các khoản nợ trả chậm và khó đòi.
+ Công tác xây dựng cơ bản, tài sản cố định: Lập bảng kê theo dõi tài sản hiện có của công ty. Kiểm tra, thẩm định các dự toán và nghiệm thu các công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành.
+ Công tác thanh toán, tiền mặt, vật tư: Theo dõi lượng hàng của từng khách hàng mua thông qua hợp đồng. Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ thanh toán để lập phiếu thu chi. Kiểm tra xuất, nhập, tồn hàng hóa.
+ Công tác tiền lương và chế độ bảo hiểm: Hàng tháng làm lương, thanh toán lương thưởng, các khoản phụ cấp cho cán bộ công nhân viên văn phòng công ty. Trích nộp và thanh toán chế độ bảo hiểm cho người lao động theo quy định của Nhà nước.
+ Công tác quyết toán, kiểm tra các đơn vị trực thuộc: quyết toán, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ thu chi hàng tháng. Tập hợp, tính toán hiệu quả hoạt động của các đơn vị, lập báo cáo tài chính theo quy định.
+ Công tác lập báo cáo tài chính: Phải lập báo cáo tài chính về tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty mỗi tháng, mỗi quý, mỗi năm cho các cơ quan hữu quan ( thuế, cơ quan chủ quản, ...) và CBCNV trong công ty.
*Phòng vật tư - vận tải:
- Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc về công tác cung ứng vật tư, máy móc thiết bị và dịch vụ vận tải.
- Nhiệm vụ:
+ Công tác cung ứng: cung ứng vật tư, thiết bị phụ tùng cho xe, máy móc đảm bảo đủ, kịp thời cho đúng tiến độ sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Công tác quản lý các phương tiện vận chuyển: Quản lý điều phối hoạt động toàn bộ xe tải dựa trên cơ sở kế hoạch công tác, kế hoạch vận chuyển hàng hóa của công ty.
* Các xí nghiệp-các trạm-đội:
Các xí nghiệp khai thác và chế biến có nhiêm vụ khai thác và chế biến các sản phẩm ( đá BaZan, quặng sắt, đá xây dựng, cát Silic, quặng Crômit ) theo kế hoạch của công ty. Các trạm giao nhận và các đội sửa chữa máy móc có nhiệm vụ giao nhân theo lệnh của cấp trên và sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, xe nhằm đảm bảo cho sản xuất đúng tiến độ. Tại các xí nghiệp cũng phải hạch toán thu chi như một đơn vị kinh tế độc lập.
Cơ chế quản lý điều hành của Công ty:
Hệ thống quản trị của Công ty theo kiểu trực tuyến: Tất cả các bộ phận quản trị cùng cấp đều không liên hệ trực tiếp với nhau mà phải thông qua cấp trên chung của các bộ phận đó và một cấp quản trị chỉ nhận lệnh từ một cấp trên trực tiếp. Giám đốc Công ty là người có quyền quyết định, điều hành cao nhất trong công ty; chịu trách nhiệm chung tổ chức mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh trước pháp luật, cơ quan chủ quản và cán bộ công nhân viên trong công ty.
Bên cạnh đó, công ty còn sử dụng hình thức khoán đối với các trạm. Công ty xây dựng định mức chi tiêu hợp lý, khoán chi phí cho các trạm. Tại các trạm, chịu trách nhiệm chính là các trưởng trạm.
Như vậy, với cơ cấu tổ chức và cơ chế điều hành này thì công tác xây dựng kế hoạch của Công ty gần như chỉ do phòng kế hoạch và giám đốc thực hiện, không có
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1113.doc