MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
I. Một số đặc điểm phát triển của ngành Dệt - may Việt Nam 2
1. Đặc điểm 2
2. Thực trạng ngành Dệt - May Việt Nam 2
II. Sự cần thiết xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ và chính sách của hai nước Việt - Mỹ nhằm hướng đẩy mạnh xuất khẩu Dệt - May 4
1. Sự cần thiết xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ 4
2.Chính sách của Việt Nam-Mỹ hướng đẩy mạnh xuất khẩu Dệt-May 5
3. Chính sách của Nhà nước đối với ngành Dệt - May hướng xuất khẩu sang Mỹ 9
2. Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam 6
III. Khó khăn và thuận lợi của ngành dệt - may Việt Nam 11
a. Khó khăn Error! Bookmark not defined.
b. Thuận lợi 14
IV. Tổng hợp kết quả phân tích về môi trường kinh doanh của ngành Dệt - May Việt Nam và Công ty 15
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA HOA KỲ VÀ KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
I. Quá trình hình thành và phát triển đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty 16
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 16
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty 18
3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty 19
2. Tình hình máy móc thiết bị của Công ty 39
II. Phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh của Hoa Kỳ 19
1. Môi trường luật pháp 19
III. Phân tích, đánh giá khả năng của Công ty May Thăng Long 45
IV. Môi trường cạnh tranh của Công ty Error! Bookmark not defined.
V. Lựa chọn thị trường Hoa Kỳ Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG III
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH Ở CÔNG TY MAY THĂNG LONG NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
1. Mục tiêu 55
2. Lựa chọn hình thức kinh doanh. 56
3. Lựa chọn phương án chiến lược 61
4. Các biện pháp để thực hiện chiến lược kinh doanh 63
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1737 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạch định chiến lược kinh doanh nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của Công ty May Thăng Long sang thị trường Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản phẩm xuất khẩu của Công ty sẽ mạnh hơn nữa.
Công ty cần phải cố gắng tận dụng những lợi thế của mình để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng người Mỹ. Mặt khác, nếu mặt hàng may mặc của Công ty xuất sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện khó khăn (mức thuế suất cao) thì trong tương lai khi điều kiện thuận lợi (được hưởng quy chế tối huệ quốc) sản phẩm xuất khẩu của Công ty sẽ mạnh hơn nữa.
CHƯƠNG III
- 2.5 Môi trường cạnh tranh
MÔ HÌNH 5 LỰC LƯỢNG CỦA MICHAL.E.POTER3
Các đối thủ cạnh tranh
Nguy cơ có các đối thủ cạnh tranh lớn
Của nhà cung cấp
Khả năng ép giấ
Nguy co do các sản phẩm và dịch vụ thay thế
Các đối thủ mới tiềm ẩn
Của người mua
Khả năng ép giá
Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Sự cạnh tranh giữa các hãng
Người mua
Người cung cấp
Mô hình 5 lực lượng của Michael Poter là công cụ sắc để phân tích một cách thiết thực về: Khách hàng ,đối thủ cạnh tranh ,các đối thủ tiềm ẩn mới,nhà cung cấp và các sản phẩm thay thế
* Các đối thủ tiềm ẩn mới
Đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của công ty, mặc dù không phải bao giờ công ty cũng gặp ơphải đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mới, song nguy cơ bị đối thủ mới thâm nhập vào ngành cũng ảnh hưởng đến chiến lược của công ty.
Ngành may mặc là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, đầu tư vốn ít, trung bình chỉ cần từ 700-800 USD cho một người lao động, thời gian thu hồi vốn nhanh (khoảng từ 3-4 năm) đào tạo lao động chiếm mất 2-3 tháng. Chính vì vậy, điều kiện này rất phù hợp với các nước đang phát triển, thường có mức thất nghiệp cao mà lại thiếu vốn. Hơn nữa thị trường Hoa Kỳ là một thị trường hấp dẫn, nhiều công ty muốn vào thị trường này. Tương lai Hoa Kỳ sẽ cho nhiều nước đang phát triển được hưởng quy chế tối huệ quốc, tạo điều kiện cho các công ty ở những nước này xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Hoa Kỳ.
Ngoài ra, Việt Nam cũng có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc mà chưa có hạn ngạch, họ luôn luôn tìm mọi cách để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và các doanh nghiệp này có hạn ngạch sẽ là một sức ép lớn cho công ty may Thăng Long.
Tất cả những vấn đề trên mà công ty phải tính đến khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ do các đối thủ tiềm ẩn mới gây ra.
* Nhà cung cấp
Hiện nay, hầu hết nguyên phụ liệu dùng cho sản xuất sản phẩm và máy móc thiết bị của công ty đều phải nhập khẩu, do trong nước chưa đáp ứng được. Vì vậy, chi phí nguyên phụ liệu là cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài do chi phí vận tải. Hơn nữa, nhà cun cấp nước ngoài có khả năng ép giá đối với công ty càng làm tăng nguy cơ tăng chi phí đối với sản xuất.
Vấn đề vay vốn công ty cũng gặp khó khăn do thủ tục hành chính phức tạp, nạn tham nhũng và thời gian quay vốn quá ngắn không đủ quay vòng.
Vấn đề tiền công lao động cũng gây sức ép đối với công ty do phải tăng chi phí lao động. Về lâu dài công ty phải tính đến vấn đề này.
* Khách hàng
Sản phẩm của công ty xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, thông qua các nhà phân phối Hoa Kỳ. Các nhà phân phối Hoa Kỳ có điều kiện thuận lợi để ép giá công ty, do:
-Có rất nhiều công ty may khác muốn bán hàng cho các nhà phân phối Mỹ và các công ty may cạnh tranh ác liệt để giành lấy các đơn đặt hàng của Mỹ. Cho nên chi phí chuyển mối là rất thấp hoặc không mất chi phí chuyển mối.
-Nhà phân phối Mỹ giỏi và nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế.
-Các chính sách vĩ mô của Hoa Kỳ cũng tạo ra nhiều lợi thế cho các công ty Hoa Kỳ kinh doanh trên thị trường quốc tế.
* Sản phẩm thay thế
Sức ép do có sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá cao bị khống chế . Nhìn chung mặt hàng của công ty ít phải chịu sứ ép cạnh tranh của các mặt hàng thay thế.
* Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
- Các đối thủ cạnh tranh nước ngoài
Sản phẩm của công ty may Thăng Long xuất khẩu ra thị trường nước ngoài là những sản phẩm cấp thấp và trung bình, sản phẩm may mặc cao cấp hiện nay trên thị trường quốc tế được chiếm lĩnh bởi các công ty của các quốc gia như Anh, Nhật Bản, các nước NICs, Trung Quốc có một phần. Vì vậy đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty trên thị trường Hoa Kỳ là các công ty của Trung Quốc, các nước ASEAN và các nước bang phát triển khác
BẢNG 2.4: CÁC NƯỚC XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CHỦ YẾU Ở THỊ TRƯỜNG HOA KỲ NĂM 1997
Tên nước
Trị giá (tỷ USD)
Trung Quốc
7,2
ASEAN
6,1
Hông Kông
4,7
Đài Loan
2,7
Hàn Quốc
3
Việt Nam
0,02
Nguồn: Bộ Thương Mai
Qua bảng trên ta thấy các quốc gia châu Á là những nước xuất khẩu hàng dệt may nhiều nhất sang thị trường Hoa Kỳ. Trong đó Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Mỹ 7,2 tỷ $, các nước ASEAN xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ 6,1 tỷ $. Sở dĩ là các nước này đã tận dụng triệt để các lợi thế sau đây để hạ giá thành sản phẩm và tăng tính năng cạnh tranh:
+Giá nhân công rẻ, tay nghề khéo léo và cần cù của người lao động
+Lợi dụng nguồn nguyên phụ liệu được sản xuất ngay ở trong nước
+ Được hưởng quy chế tối huệ quốc và chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Hoa Kỳ
+Khả năng huy động vốn dễ dàng công nghệ tiên tiến
+ Do cuộc khung hoảng kinh tế ở các quốc gia đó làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm
Mặc dù các nước trên có lợi thế như vậy, nhưng họ cũng có những bất lợi hơn các doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể:
-Đối với các nước ASEAN, giá lao động của các nước này cao hơn ở Việt Nam và không bị khống chế bởi hạn ngạch.
-Đối với Trung Quốc: Hiện nay với sự phát triển ồ ạt của các doanh nghiệp may trong nước dẫn đến sản phẩm tiêu thị, hạn ngạch mà phía Hoa Kỳ cung cấp cho Trung Quốc luôn thiếu, xung đột thương mại giữa Mỹ-Trung Quốc diễn ra gay gắt. Cho nên các công ty Trung Quốc để có hạn ngạch xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Hoa Kỳ phải mất thêm chi phí đáng kể cho hạn ngạch, trung bình làm tăng chi phi từ
1,5-2,5$/1sản phẩm.
-Đối với một số nước đang phát triển khác Chính phủ thực hiện bán hạn ngạch. Ví dụ ở Bănglađet, một áo sơ mi sợi bông nam, thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ là 20,9%, thông qua Chính phủ bán hạn ngạch làm tăng chi phí ngang bằng với Việt Nam chưa được hưởng ưu thế tối huệ quốc của Hoa Kỳ phải chịu mức thuế 45%.
Năm 1997, Công ty May Thăng Long cũng đã xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ khối lượng sản phẩm trị giá 558.022 USD. Công ty xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu để làm quen vì những hạn chế sau:
-Việt Nam chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc, chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Hoa Kỳ nên giá sản phẩm của công ty cao hơn các công ty nước ngoài khác nên khó cạnh tranh.
-Nguồn nguyên phụ liệu chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài, phải mất thêm chi phí vận tải.
-Trình độ kinh doanh, kinh nghiệm của công ty còn hạn chế.
Tuy vậy, công ty May Thăng Long cũng có nhiều lợi thế so với các công ty nước ngoài khác, đặc biệt khi Việt Nam cũng được hưởng quy chế tối huệ quốc của Hoa Kỳ:
-Giá lao động rẻ và sự khéo léo, cần cù của người lao động Việt Nam
-Chính sách khuyến khích mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu của Chính phủ.
-Sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Mỹ
Bảng 2.4 : GIÁ NHÂN CÔNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Tên nước
Giá nhân công (USD/giờ)
Nhật
22,65
Mỹ
11,61
Đài loan
6,76
Hồng Kông
3,85
Inđônêsia
1,04
Việt Nam
0,37
Trung quốc
0,36
Nguồn: Bộ thương mại
Theo một số tài liệu nghiên cứu của Mỹ thì hiện nay mặc dù Việt Nam chưa có quy chế tối huệ quốc của Hoa Kỳ, Nếu hàng áo sơ mi sợi bông của Việt Nam giá gia công đạt 10$/1 tá thì sẽ hấp dẫn nhà buôn Mỹ. Trên thực tế, một công ty Hồng Kông thuê công ty May Thăng Long thì khách hàng chỉ phải trả giá gia công 8$/1 tá áo sơ mi và vải sợi bông. Điều này chứng tỏ sản phẩm của công ty có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, nếu công ty Thăng Long tận dụng tốt điều này.
-Các đối thủ cạnh tranh trong nước.
Với kim ngạch xuất khẩu trị giá 558.022 USD vào thị trường Hoa Kỳ năm 1997 chiếm 2,8% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện nay các đối thủ cạnh tranh ác liệt nhất của công ty ở trong nước như May 10, May Thành Công, May Việt Tiến ...Một số công ty như công ty May Việt Tiến và Thành Công-họ sản xuất theo dây chuyền nhỏ nên cung ứng ra thị trường với tốc độ nhanh do khối lượng nhỏ, khó tồn đọng, dễ thích ứng với thị trường. Mặt khác, chất lượng vải, kỹ thuật đóng gói sản phẩm cũng như bao bì sản phẩm trội hơn công ty may Thăng Long. Đây là một điều cần chú ý của công ty may Thăng Long cần khắc phục những gì chưa đạt chất lượng tốt để sản phẩm có uy tín với khách hàng.
Qua việc phân tích môi trường ngành ở trên ta có thể tóm tắt cơ hội và thách thức của công ty may Thăng Long như sau:
Những cơ hội của Công ty May Thăng Long
* Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN, APEC, trong tương gian tới sẽ gia nhập tổ chức WTO và sẽ được hưởng quy chế tối huệ quốc của Hoa Kỳ.
Dự định trong thời gian tới Việt Nam sẽ là thành viên chính thức của tổ chức WTO và Việt Nam với Hoa Kỳ cũng đang xúc tiến đẩy mạnh việc ký kết hiệp định thương mại giữa hai quốc gia, qua đó hai nước sẽ giành cho nhau quy chế tối huệ quốc. Đây là cơ hội tốt cho hàng hóa của Công ty xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ.
* Công ty May Thăng Long được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Chính phủ và Tổng Công ty Dệt may Việt Nam
Công ty May Thăng Long là một doanh nghiệp Nhà nước, là thành viên của Tổng Công ty Dệt may Việt Nam cho nên Công ty được sự hỗ trợ rất lớn về vốn, vay ngân hàng được thuận lợi, các đơn đặt hàng, cung cấp thông tin, hỗ trợ quảng cáo, triển lãm... của Chính phủ, và của Tổng Công ty. Ngoài ra, Chính phủ cũng rất chú trọng đến chính sách hỗ trợ xuất khẩu tạo thuận lợi cho Công ty khi kinh doanh trên thị trường Hoa Kỳ.
Những thách thức đối với Công ty May Thăng Long
* Đối thủ cạnh tranh mạnh và sự gia tăng nhanh chóng các đối thủ cạnh tranh
Hiện nay, mặt hàng may mặc chịu sự cạnh tranh rất mạnh mẽ từ các nước Trung Quốc, các nước ASEAN, các nước NICs, và nhiều nước phát triển khác. Các nước này có lợi thế về phát triển nhân công, về trình độ kinh doanh, về chất lượng sản phẩm, sự hỗ trợ của Chính phủ và được hưởng quy chế tối huệ quốc của Hoa Kỳ. Ngoài ra, còn nhiều nước đan-g phát triển khác đang xúc tiến xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ gây sức ép rất lớn đối với Công ty May Thăng Long.
* Nguyên phụ liệu của Công ty hầu hết phải nhập từ nước ngoài
Do ngành Dệt trong nước còn chưa phát triển, Công ty phải nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu, chỉ trừ một vài mặt hàng là mua ở trong nước. Chính điều này đã gây ra một số khó khăn từ phía nhà cung cấp cụ thể như sau:
- Nguyên phụ liệu của khách hàng đôi khi không đồng bộ, làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến nhiều hợp đồng huỷ bỏ trong thời gian vừa qua.
Ngoài ra, do chất lượng và giá cả sản phẩm của các Công ty dệt trong nước không đáp ứng dẫn đến chi phí tăng cao làm giảm sức cạnh tranh của Công ty.
* Quy định chặt chẽ của pháp luật Hoa Kỳ và những đòi hỏi của khách hàng về chất lượng, mẫu mã sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng
Pháp luật của Hoa Kỳ quy định rất chặt chẽ về hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, về xuất xứ hàng hóa buộc Công ty phải điều chỉnh cho phù hợp.
* Trình độ kinh doanh của bạn hàng và khách hàng nước ngoài rất giỏi kinh doanh, giàu kinh nghiệm
Với trình độ kinh doanh của bạn hàng rất giỏi họ có thể ép giá đầu ra và tăng giá đầu vào
2.6. Môi trường tác nghiệp .
Qua việc phân tích trên ta có bảng tổng hợp sau: (Bảng 2.6)
3. MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ CỦA CÔNG TY
Phương pháp "Chuỗi giá trị"
Nền tảng của công ty
Nguồn nhân lực
Phát triền công nghệ
Mua sắm, đầu tư
cung tiêu đầu vào
Gia công, chế biến (tác nghiệp)
cung tiêu đầu ra
MKT. Và bán hang
Dịch vụ
Giá trị
Giá trị
Các hoạt động hỗ trợ
Các hoạt động chính
Chúng ta phân tích môi trường kinh danh nội bộ công ty theo kỹ thuật phân tích "Chuỗi giá trị" do Michael Porter đề xướng do công ty mayThăng Long như sau:
3.1. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu và bảo quản nguyên vật liệu của Công ty May Thăng Long
Nguyên liệu chính cho sản xuất của Công ty May Thăng Long là vải các loại. Ngoài ra còn rất nhiều nguyên phụ liệu kèm theo như cúc, khoá, bông, nhãn mác... Mỗi chủng loại này lại bao gồm hàng trăm loại khác nhau nên rất phức tạp trong quản lý.Tuy nhiên kế hoạch thu mua nguyên liệu được xây dựng dựa trên nhu cầu của sản xuất sau khi cân đối với lượng nguyên liệu tồn kho đầu kỷ và lượng nguyên liệu cần dự trữ cho kỳ sau.Việc thu mua nguyên vật liệu đều thông qua đơn dặt hàng của nước ngoài như: chất lượng , giá cả...
Công ty May Thăng Long hiện nay đang sử dụng song song hai phương thức sản xuất kinh doanh: gia công hàng may mặc xuất khẩu và hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm ("mua đứt, bán đoạn").
Mỗi phương thức đều có nguồn nguyên vật liệu khác nhau.
- Đối với phương thức gia công nguyên liệu chính phải nhập khẩu gần như toàn bộ (95%) - kể cả cúc, khoá... theo yêu cầu đơn đặt hàng nước ngoài.
- Đối với mặt hàng FOB, nguyên phụ liệu Công ty cũng chủ yếu là nhập khẩu vì nguyên phụ liệu trong nước chưa đáp ứng cả về chất lượng và giá thành.
Nhìn chung trong những năm vừa qua, tình hình nhập khẩu cũng tăng cao do hàng gia công và hàng FOB tăng trưởng cao.
Bảng 2..7 Tình hình nhập khẩu của công ty
Chỉ tiêu
Số lượng (M)
Trị giá (USD)
Tổng trị giá
3358111
7826192
Nhật
6317
35988
Hàn Quốc
1652400
4142533
Trung Quốc
32697
17607
Đài Loan
276462
498220
Indonesia
246767
439751
Malaisia
1664
Thái Lan
Singapo
13147
25162
Bỉ
44578
Ấn Độ
152263
246662
Nhập gia công
2319014
5755148
Nhập FOB
1039097
2071074
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Công ty May Thăng Long
Ngoài ra Công ty cũng tăng cường mối quan hệ với một số đơn vị như Dệt 8-3, Dệt Phong Phú... để tìm kiếm nguồn đầu vào. Khoảng 20% giá trị nguyên vật liệu được Công ty May Thăng Long mua từ các đơn vị này.
Bên cạnh nguồn cung ứng nguyên vật liệu, việc tổ chức bả quản nguyên vạt liệu của công ty luôn theo đúng quy trình như thuốc chống ẩm ,mối, bao gói phải đóng góide cẩn thận ... dể bảo quản chất lượng vải .Ngoài ra công ty đã làm tốt công tác kiểm tra chất lượng vải trước khi vào sản xuất để đáp ứng yêu cầu các đơn đặt c ủa khách hàng hàng
3.2. Vấn đề nguồn nhân lực của công ty
Do đặc điểm của ngành may mặc nên lao động nữ trong Công ty chiếm tỷ lệ khá lớn, lao động trong khoảng 90-94% tổng số kinh doanh trong Công ty. Đại đa số công nhân của Công ty đã qua tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc các trường lớp đào tạo về may mặc. Không những thế hàng năm còn tổ chức thi tay nghề cho công nhân trong công ty để luôn có đội ngũ công nhân có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu thực téc của công ty giảm tối đa lãng phí dùng người nhưng không được việc
Điều đó đảm bảo cho Công ty có đội ngũ công nhân có đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu công việc thực tế của Công ty.
Bảng 2.5 : Cơ cấu lao động cuả công ty may Thăng Long
Năm
Số lao động
Trực tiếp
Gián tiếp
Trình độ
Lực lượng LĐ (đ/ng)
åsố
LĐ nữ
Số lượng
%
Số lượng
%
Đại học
Trung cấp
Khác
1996
2013
2880
1791
87
222
11
67
340
1606
617000
1997
2103
1875
1790
89,4
213
10,6
85
348
1870
624000
1998
1975
1777
1761
89,2
214
10,8
95
674
1560
715000
Nguồn:Phòng kế hoạch -công ty may Thăng Long
Qua bảng trên cho ta thấy số lượng lao động giảm nhưng với phương châm tinh giảm lap động mà vẫn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Đồng thời hiện nay một lượng lao động gián tiếp có trình đọ ngoại ngữ khá, có nhiều kinh nghiệm trong công tác kinh doanh xuất nhập khẩu . Đây là mặt mạnh của công ty khi quan hệ với khách hàng Mỹ rất thuận lợi
3.3. Tình hình máy móc thiết bị củsa Công ty
Hiện tại có khoảng 1500 máy thuộc 36 chủng loại thiết bị khác nhau. Trong đó máy móc thiết bị công đoạn cắt có 52 máy, công đoạn may có hơn 1000 máy gồm 897 máy may các loại và thiết bị phù trợ khác, công đoạn giặt mài và thêu có 21 máy, công đoạn là 270 máy. Mỗi xí nghiệp của Công ty hiện nay đang được trang bị khoảng 200 máy các loại. Đa số các máy móc thiết bị của Công ty được nhập từ một số nước tiên tiến về công nghệ Dệt - may như Nhật, Đức, Hàn Quốc...
Ngoài ra Công ty còn có một hệ thống giặt mài quần áo bò hiện đại, là một lợi thế của Công ty trong việc cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài khác. Và đặc biệt đây là một mặt mạnh của Công ty, tạo điều kiện xuất khẩu quần bò, một mặt hàng mà người Mỹ ưa chuộng.
Mặc dù công nghệ những năm 80-90 lại đây vẫn duy trì sản xuất được nhưng đáp ứng sản phẩm may mặc có chất lượng cao để cạnh tranh trên thị trường quốc tế thì chưa nhiều.
BẢNG 2.6: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CƠ CẤU TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Năm
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị còn lại TSCĐ
Công trình xây dựng
Thiết bị
Trị giá
%
Trị giá
%
1996
41.011
25.062
7.602
30,3
17.460
69,67
1997
42.257
22.633
6.745
29,8
15.887
70,29
1998
55.706
32.962
9.558
29
23.404
72
Nguồn: Phòng kế hoạch -công ty may Thăng Long
3.4. Chủng loại sản phẩm của Công ty và mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
Hiện nay Công ty đã sản xuất và xuất khẩu trên 20 mặt hàng với nhiều kiểu dáng mẫu mã, hình thức khác nhau như: các loại áo sơ mi nam nữ, jacket, váy áo dệt kim, quần áo bò, áo khoác...
Nếu căn cứ vào sự ổn định của mặt hàng, tỷ trọng và yếu tố công nghệ, có thể phân loại mặt hàng ưu thế và tiềm năng của Công ty như sau:
* Các mặt hàng có ưu thế:
a. Áo sơ mi: Đây là mặt hàng truyền thống của Công ty với hệ thống dây chuyền may hiện đại, luôn chiếm tỷ trọng cao và nó vừa là mặt hàng ổn định trong xuất khẩu, đồng thời mặt hàng có nhu cầu rất lớn và khả năng mở rộng sản xuất.
b. Áo jacket: Đây cũng là mặt hàng chủ lực truyền thống và xuất khẩu khá ổn định của Công ty. Hàng jacket luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu xuất khẩu hàng FOB của Công ty. Công ty có nhiều ưu thế trong việc sản xuất mặt hàng này do tay nghề công nhân khá, thị trường ổn định. Tuy nhiên sản phẩm này cũng chịu nhiều sức ép cạnh tranh.
c. Các mặt hàng bò: Đây là mặt hàng có ưu thế của Công ty và Công ty tập trung đẩy mạnh xuất khẩu. Với nguyên phụ liệu tận dụng trong nước, có thiết bị mài bò... vì thế mặt hàng này giá thành giảm, thu lợi nhuận cao. Hơn nữa, hiện nay ở trong nước rất ít doanh nghiệp có lợi thế về mặt hàng bò này cho nên tập trung mở rộng thị trường xuất khẩu như Mỹ, Nhật là hướng ưu tiên trong thời kỳ tới.
d. Áo dệt kim: Đây là mặt hàng kỹ thuật tương đối đơn giản nhưng đang được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt là các bạn trẻ trong nước và nước ngoài. Hiện nay Công ty đang có một xưởng may dệt kim hợp tác với Hồng Kông. Và đặc biệt ngay sau khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam, Công ty đã xuất khẩu 300.000 áo dệt kim sang thị trường này.
BẢNG 2.8 : MẶT HÀNG DỆT KIM XUẤT KHẨU SANG MỸ
Năm
Sản lượng (chiếc)
Gia công (USD)
FOB (USD)
1998
106.324
101.228
868.675
1999 (tháng 6)
171.584
154.078
1.219.918
Nguồn: Phòng kế hoạch - Công ty May Thăng Long
Đây là những mặt mạnh của công ty có ưu thế về sản xuất áo jackét, hàng bò, áo sơ mi, áo dệt kim để xuất khâủ sản phẩm sang Hoa Kỳ
Các mặt hàng chính của Công ty được thể hiện qua bảng sau:( mục lục)
3.5. Tình hình tài chính của Công ty
Công ty đang gặp khó khăn về vốn, thiếu vốn đã hạn chế rất lớn đến việc mở rộng xuất khẩu, đổi mới máy móc thiết bị và nâng cao tay nghề cho người lao động, đẩy mạnh nghiên cứu thị trường. Nhiều đơn đặt hàng xuất khẩu theo phương thức mua nguyên liệu bán thành phẩm do phải trả lãi ngân hàng khá cao, cho nên lợi nhuận thấp. Mặt khác, hiện nay muốn mở rộng xuất khẩu nhiều mặt hàng có chất lượng cao với yêu cầu của một số nước như Mỹ thì đòi hỏi phải đổi mới công nghệ có năng suất tốt.
3.6. Hoạt động marketing và thiết kế mẫu
Hiện nay việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng của Công ty còn mang tính bị động, đa số các thương vụ là khách hàng tự tìm đến Công ty chứ Công ty không tự tìm đến khách hàng. Mặt khác, hệ thống thu nhập thông tin chưa được kịp thời, thiếu thông tin về giá cả, cung - cầu trên thị trường... điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho Công ty trong quá trình đàm phán và xây dựng giá cả. Bên cạnh đó các mẫu mã sản phẩm mà Công ty thiết kế còn chưa hợp với thị hiếu người tiêu dùng, chưa đảm bảo yếu tố thời trang trong thiết kế sản phẩm mặc dù Công ty đã cố gắng.
3.7. Tình hình cạnh tranh sản phẩm của Công ty
BẢNG 2.9: CẤU THÀNH GIÁ FOB CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG
TT
Tên sản phẩm
Giá FOB
Chi phí tiền lương
Chi phí bao bì
Chi phí nguyên phụ liệu
Các chi phí khác
Lợi nhuận
1
Jacket
22
3,52
0,66
15,4
1,914
0,306
2
Áo sơ mi bò
6
0,96
0,18
4,2
0,52
0,14
3
Quần bò
7
7,12
0,21
4,9
0,609
0,161
4
Áo khoác
20
3,2
0,6
11
1,74
0,46
5
Áo thể thao
10
9,6
0,3
7
0,87
0,23
Nguồn: Phòng kế hoạch -công ty may Thăng Long
Qua bảng trên ta thấy, sản phẩm của Công ty xuất theo giá FOB không bao gồm cước phí vận tải và bảo hiểm. Thêm vào đó chi phí tiền lương (chiếm từ 16-20%) và chi phí nguyên phụ liệu (chiếm từ 70-75%) ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất. Căn cứ vào bảng trên, có thể chỉ ra được mặt hàng nào Công ty thu được nhiều lợi nhuận, mặt hàng nào ít lợi nhuận, để từ đó có biện pháp đúng đắn để đẩy mạnh xuất khẩu.
Nếu xét trên thị trường quốc tế thì mức giá thấp ở đây do nhiều nguyên nhân nhưng cơ bản là chi phí tiền lương thấp. Hiện nay, một số nước như Trung Quốc, giá nhân công thấp nhưng phí hạn ngạch cao do đó giá thành sản phẩm cũng cao.
Giá cả là một yếu tố cạnh tranh rất có hiệu quả nhưng đối với Công ty, thực tế rất khó khăn trong việc xác lập một chính sách giá cả hợp lý. Đối với các bạn hàng nước ngoài, Công ty đã thực hiện chính sách ưu đãi về giá với bạn hàng lớn.
Một điểm quan trọng trong việc đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm chính là chất lượng lao động và hiệu quả quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, máy móc thiết bị... Đấy chính là một trong những yếu tố để cạnh tranh trên thị trường Mỹ.
3.8. Thị trường xuất khẩu của Công ty
Công ty May Thăng Long xuất khẩu hàng may mặc theo hình thức FOB sang nhiều thị trường khác nhau. Tại mỗi thị trường đều có khó khăn hạn chế mà Công ty gặp phải, nó tác động đến hiệu quả quy mô giá trị xuất khẩu của Công ty.Thị trườngEU là thị trường lớn nhất của công ty(chiếm tre4en 80% giá trị xuất khẩu hàng FOB của côngty).Đây là một thị trường tiềm năng có nhu cầu về may mặ lớn . Tuy tình trạng thiéu hạn nghạch ,phí hạn nghạch cao, là kihó khăn cơ bản khi xuất khẩu sang thị trường này. Ngoài ra có các thị trường như Nhật bản, Hồng Kông ,Đài loân, Hàn Quốcvà đặc biệt là thị trường Mỹ-là một thị ỷtường khó tính nhưng rất hất dẫn đối vời công ty trong tương lai.Mỹ là một thị trường nhậo khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới(khoảng 39,5% tỷ USD/năm).Mỹ thường đặt hàng và thanh toán đảm bảo khối lượng lớn ,thường mua trực tiếp chứ không ký hợp đồng.Tuy nhiên công ty xuất khẩu sang thị trường Mỹ chủ yềú qua các trung gian như Hồng công ,Đài loan cho nên hiệu quả chưa cao . Đối với thị trường Mỹ, một đặc điểm rất quan trọng Công ty cần chú ý đó là: tuy hàng của ta chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc nhưng nếu khai thác được lợi thế giá nhân công thấp, chất lượng hợp với thị hiếu người tiêu dùng thì vẫn có thể đưa hàng vào Mỹ, như với hàng áo sơ mi vải sợi bông đạt 10$/tá sẽ hấp dẫn các nhà buôn Mỹ.
3.9 Kết quả kinh doanh của Công ty
Với những biện pháp đổi mới, Công ty May Thăng Long đã không ngừng khẳng định vị trí của mình ở thị trường trong và ngoài nước. Trong những năm qua, năm nào Công ty cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, tốc độ năm sau cao hơn năm trước. Điều đó được thể hiện rõ nét qua Bảng trên. Mặc dù trong một số năm Công ty đã không ngừng hoàn thành kế hoạch về sản lượng sản xuất và xuất khẩu. Nhưng năm 1997 tổng doanh thu của doanh nghiệp đã đạt 64,5 tỷ đồng tăng 19,6% so với năm 1996, lợi nhuận đạt 1,209 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 1996.
Bước sang năm 1998, có thể nói đây là một năm đầy thành công của Công ty May Thăng Long trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăm. Với tinh thần vượt qua khó khăn năm 1998 Công ty đã hoàn thành xuất sắc mọi chỉ tiêu kế hoạch đề ra với doanh thu xuất khẩu tăng 16,3% so với năm 1997. Đồng thời năm 1998, kim ngạch xuất khẩu đạt 27,7 tỷ đồng tăng 20,4% so với năm 1997. Doanh thu và lãi từ hoạt động xuất khẩu của Công ty luôn chiếm 80-90% tổng lãi của tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Và năm 1998 nộp ngân sách Nhà nước 16,44 tỷ đồng tăng so với năm 1997 là 52,9%. Điều này càng khẳng định xuất khẩu là hoạt động chiến lược của Công ty may Thăng Long và đặc biệt Công ty đã mở rộng thị trường xuất khâủ hấp dẫn như Hoa Kỳ, mặt hàng đã được người Mỹ ưa chuộng.
Với kết quả đạt được đó, Công ty đã đảm bảo công ăn việc làm và thu nhập cho gần 2000 lao động. Thu nhập bình quân đầu người/tháng năm 1998 là 800.000đồng/người, tăng 8,8% so với năm 1997. Đây là nhờ sự nỗ lực tập thể lao động Công ty cùng ban lãnh đạo.
Tóm lại, về cơ bản, Công ty May Thăng Long đã thích nghi nhanh chóng với nền kinh tế thị trường, đã xây dựng được một mạng lưới thị trường dần vào thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc rộng lớn, sản phẩm xuất khẩu ngày càng đa dạng, phong phú. Và những năm 1999, 2000 doanh thu xuất khẩu liên tục tăng. Năm 1999
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoạch định chiến lược kinh doanh nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của Công ty May Thăng Long sang thị trường Hoa Kỳ.docx