Chuyên đề Hoàn thiệc công tác quản lý tiền lương tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 (VINACONEX 12)

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG 5

1. Tiền lương và vai trò của tiền lương 5

1.1 Tiền lương 5

1.2. Vai trò của tiền lương 6

2. Quản lý tiền lương 7

2.1. Khái niệm và mục tiêu của quản lý tiền lương 7

2.2. Các nguyên tắc cơ bản của quản lý tiền lương trong Doanh nghiệp 10

2.3. Nội dung của quản lý tiền lương trong Doanh nghiệp 12

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tiền lương: 16

3.1. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài: 16

3.2. Yếu tố thuôc về Doanh nghiệp: 17

3.3. Yếu tố thuộc về công việc: 17

3.4. Yếu tố thuộc về cá nhân người lao động 19

4. Các hinh thức trả lương: 19

4.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm: 19

4.2. Hình thức trả lương theo thời gian: 24

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 26

1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần xây dựng số 12 (VINACONEX 12): 26

1.1. Quá trình hình thành 26

1.2. Những đặc điểm chủ yếu: 30

2. Thực trạng quản lý tiền lương tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 (VINACONEX 12): 41

2.1. Thực trạng lập kế hoạch tiền lương tại Công ty: 43

2.2. Thực trạng tổ chức trong quản lý tiền lương tại Công ty: 52

2.3. Thực trạng chỉ đạo trong quản lý tiền lương tại Công ty: 53

2.4. Thực trạng kiểm tra trong quản lý tiền lương tại Công ty: 54

3. Đánh giá thực trạng quản lý tiền lương tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 (VINACONEX 12) 54

3.1. Ưu điểm: 54

3.2. Nhược điểm: 56

3.3. Nguyên nhân: 57

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẤN XÂY DỰNG SỐ 12 58

1. Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty: 58

1.1. Hoàn thiện Chiến lược Nguồn nhân lực: 58

1.2. Hoàn thiện công tác xây dựng cơ chế và quy chế trả lương trong Công ty: 60

2. Giải pháp hoàn thiện quản lý tiền lương tại Công ty cổ phần xây dựng số 12 ( VINACONEX 12 ): 64

2.1. Trong công tác lập kế hoạch tiền lương của Công ty: 65

2.2. Trong việc tổ chức: 65

2.3. Trong chỉ đạo: 65

2.4. Trong kiểm tra: 66

3. Kiến nghị đối với Nhà nước để hoàn thiện chính sách tiền lương: 66

3.1. Quan hệ giữa tiền lương và tăng trưởng kinh tế: 66

3.2. Kiến nghị đối với Nhà nước về hoàn thiện chính sách tiền lương: 68

KẾT LUẬN 71

 

 

doc71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3927 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiệc công tác quản lý tiền lương tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 (VINACONEX 12), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểm soát và phê chuẩn việc Hội đồng quản trị bổ nhiệm Giám đốc điều hành. - Quyết định tổng số tiền thù lao của các thành viên Hội đồng quản trị và Báo cáo tiền thù lao của Hội đồng quản trị. - Bổ sung và sửa đổi Điều lệ Công ty. - Quyết định loại cổ phần và số lượng cổ phần mới sẽ được phát hành, chuyển nhượng cổ phần của thành viên sáng lập trong vòng ba năm đầu tiên kể từ ngày thành lập. - Kiểm tra và xử lý các vi phạm của Hội đòng quản trị hoặc Ban kiểm soát gây thiệt hại cho Công ty và các cổ đông của Công ty… 1.2.2.2. Hội đồng quản trị: - Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm. - Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty. - Giải quyết các khiếu nại của Công ty đối với cán bộ quản lý. - Đề xuất việc phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu và các chứng quyền cho phép người sở hữu mua cổ phiếu theo mức giá định trước. - Quyết định giá chào bán trái phiếu, cổ phiếu và các chứng khoán chuyển đổi. - Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời, tổ chức việc chi trả cổ tức. 1.2.2.3. Giám đốc điều hành: - Điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. - Vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, Giám đốc điều hành phải trình Hội đồng quản trị phê chuẩn kế hoạch kinh doanh chi tiết cho năm tài chính tiếp theo trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu của ngân sách phù hợp cũng như kế hoạch tài chính năm năm. - Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động và quản lý của Công ty. - Chuẩn bị các bản dự toán dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công ty. - Thực hiện tất cả các hoạt động khác theo quy định và các quy chế của Công ty, các nghị quyết của Hội đồng quản trị, hợp đồng lao động của Giám đốc điều hành và pháp luật. 1.2.2.4. Ban kiểm soát: - Đề xuất lựa chọn công ty kiểm toán độc lập, mức phí kiểm toán và mọi vấn đề liên quan đến sự rút lui hay bãi nhiệm của Công ty kiểm toán độc lập. - Kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng và hàng quý trước khi đệ trình Hội đồng quản trị. - Xem xét báo cáo của công ty về các hệ thống kiểm soát nội bộ trước khi Hội đồng quản trị chấp thuận. - Xem xét những kết quả điều tra nội bộ và ý kiến phản hồi của ban quản lý. 1.2.2.5. Phòng Tổ chức hành chính: - Đảm bảo các mặt về công tác lễ tân, hậu cần, quản lý đất đai nhà cửa của Công ty. - Đảm bảo công tác phục vụ, công tác văn thư bảo mật và lưu trữ. - Đảm bảo công tác bảo vệ cơ quan. - Tham mưu giúp cho Đảng ủy, Lãnh đạo Công ty về các công việc sau: + Công tác tổ chức biên chế, sắp xếp, điều động nhân lực theo yêu cầu, nhiệm vụ. + Quản lý toàn bộ số lượng, chất lượng lao động hiện có của Công ty gồm cán bộ, công nhân viên và các lao động hợp đồng theo mọi hình thức. + Tuyển dụng mới lao động theo nhu cầu của sản xuất phát triển mở rộng của Công ty theo đúng Luật lao động hiện hành. + Giải quyết mọi chế độ, chính sách với người lao động gồm: giải quyết chế độ hưu, chế độ nâng lương, thi tay nghề, huấn luyện chuyên môn, đào tạo nâng cao trình độ... + Kiểm tra và duy trì công tác an toàn lao động. + Quản lý kế hoạch về tiền lương, các chế độ khoán sản phẩm với người lao động. + Thực hiện đầy đủ mọi chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động. 1.2.2.6. Phòng Tài chính – Kế toán: - Trong công tác kế hoạch thống kê: Tham gia xây dựng, tổng hợp, lập báo cáo thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty hàng tháng/quý/năm, thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định của pháp lệnh thống kê. - Trong công tác tài chính dự án, đầu tư phát triển: + Chỉ đạo công tác quyết toán tài chính cho các dự án đầu tư hoàn thành, xây dựng phương án tài chính, thu xếp nguồn vốn cho các dự án đã được phê duyệt, lập các báo cáo liên quan đến tài chính. + Tham gia xây dựng và thẩm tra các phương án kinh tế của các dự án đầu tư. - Trong công tác đầu tư tài chính: + Quản lý thực hiện các thủ tục liên quan đến chứng từ có giá, chứng khoán lưu ký, chi trả cổ tức... + Phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. + Quản lý việc kinh doanh tiền tệ của Công ty. + Phân tích việc huy động vốn, đầu tư tài chính và lập báo cáo quản trị liên quan. - Trong công tác kế toán và quản lý chi tiêu của Công ty: + Tổ chức công tác hạch toán kế toán, quản lý hoạt động tài chính của Công ty. + Phân phối kết quả sản xuất kinh doanh, quản lý chi tiêu và các khoản công nợ, thực hiện nghĩa vụ thuế. + Giải trình các vấn đề liên quan đến tài chính. 1.2.2.7. Phòng Kế hoạch kỹ thuật: - Kiểm tra giám sát tiến độ, chất lượng quy trình quy phạm thi công của các đơn vị sản xuất, kiến nghị Lãnh đạo công ty tạm dừng thi công hoặc dừng thi công và yêu cầu đơn vị thi công khắc phục những sự cố sai phạm kỹ thuật, kiểm tra xác nhận khối lượng hoàn thành, chất lượng công trình, tiến độ thi công của đội sản xuất. - Kiến nghị Giám đốc Công ty khướu từ giải ngân với các đơn vị sản xuất khi: + Các phần việc của công trình không được đảm bảo tiến độ, sai phạm kỹ thuật gây thất thoát vật tư, thiết bị, nhân lực. + Hồ sơ pháp lý về công tác quản lý kỹ thuật chất lượng không đúng quy định, không đảm bảo thời gian quy định dẫn đến công tác thanh quyết toán chậm. + Đơn vị sản xuất không quản lý chặt chẽ dẫn đến thất thoát nguồn vốn đầu tư hoặc chi phí nguồn vốn đầu tư không đúng đối tượng gây ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ thi công công trình. + Việc giải ngân trái với các điều khoản của Hợp đồng giao khoán đã ký. + Không thực hiện công tác báo cáo định kỳ hàng tháng , hàng quý, năm và các báo cáo khác về công ty đúng kì hạn. - Kiến nghị Giám đốc công ty không ký kết các hợp đồng mua bán vật tư, thuê thiết bị thi công, hợp đồng nhân công nếu thấy các hợp đồng này không phù hợp với định mức thực tế hoặc đơn giá và khối lượng bất hợp lý có thể gây thiệt hại cho công ty. - Kiến nghị Giám đốc công ty không ký kết các hợp đồng kinh tế với các Chủ đầu tư mà trong đó nguồn vốn không đảm bảo, hoặc có các điều khoản gây rủi ro lớn cho công ty. 1.2.2.8. Phòng Thiết bị - Đầu tư: - Chức năng: + Tham mưu và thực hiện công tác quản lý toàn bộ xe, máy, trang thiết bị thi công ( gọi chung là thiết bị thi công ) về số lượng, chất lượng, cung ứng và quản lý vật tư thi công tại các công trình nhằm phục vụ tốt cho Công tác sản xuất, kinh doanh của Công ty. + Xây dựng kế hoạch và giám sát thực hiện công tác sửa chữa định kỳ, sửa chữa hư hỏng bất thường, chăm sóc kỹ thuật, đảm bảo thiết bị luôn sẵn sàng đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. + Thực hiện công tác kinh doanh trong lĩnh vực thuê và cho thuê sử dụng Thiết bị trong và ngoài Công ty nhằm khai thác hết năng lực của Thiết bị, đảm bảo có hiệu quả kinh tế cao. + Tham mưu và thực hiện công tác đầu tư ( bao gồm đầu tư mở rộng sản xuất và đầu tư chiều sâu ) nhằm mục tiêu phát triển và tăng năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty. - Nhiệm vụ: + Quản lý xe, máy, trang thiết bị thuộc tài sản của Công ty theo một thể thống nhất từ các đơn vị trực thuộc, các đơn vị thi công, kho cất giữ ở từng thời điểm về số lượng, chất lượng và tình trạng kỹ thuật. + Kiểm tra và giám sát việc thực hiện chế độ Kiểm định, Lưu hành. Theo dõi thời gian, biện pháp sử dụng, biện pháp chăm sóc kỹ thuật, biện pháp bảo quản Thiết bị ở các đơn vị sử dụng và ở Kho cất giữ. + Thường xuyên tập hợp nhu cầu thiết bị phục vụ thi công: xe, máy, thiết bị nhàn rỗi, thiết bị cần thanh lý, thiết bị cần đầu tư thêm. + Thiết lập và quản lý hồ sơ xe, máy, thiết bị. + Thiết lập và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ, sửa chữa bất thường. Tổng hợp nhu cầu phụ tùng thay thế, chi tiết hay hỏng theo chủng loại, tiêu chuẩn kỹ thuật, số lượng, các địa chỉ cung ứng cho từng loại xe, máy, thiết bị. + Thiết lập, kiểm tra, điều chỉnh việc thực hiện định mức nhiên liệu, năng lượng, quy trình, quy phạm kỹ thuật trong quản lý, bảo quản sử dụng, sửa chữa xe, máy thiết bị. + Tổ chức, khai thác và thực hiện việc thuê và cho thuê xe, máy, thiết bị cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng trong và ngoài công ty. + Thực hiện công tác đầu tư ( bao gồm đầu tư mở rộng sản xuất và đầu tư chiều sâu ) theo chủ trương và kế hoạch của Công ty. + Đề xuất nội dung cần đào tạo bổ túc để nâng cao tay nghề cho Công nhân sửa chữa, vận hành nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. + Tập hợp nhu cầu về vật tư tại các công trình theo tiến độ, tìm kiếm và sàng lọc các nhà cung cấp, cung ứng vật tư đầy đủ, kịp thời cho các công trường đảm bảo chất lượng và tiến độ đề ra. + Thiết lập và vận hành hệ thống quản lý kho tại các công trường và công ty. + Quản lý hồ sơ vật tư tại các kho... 1.2.3. Tình hình hoạt động của Công ty: Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính KH năm 2008 Dự kiến thực hiện KH năm 2008 % so với KH 2008 Kế hoạch năm 2009 % Tăng trưởng 1 2 3 4 5 = 4/3 6 7 = 6/4 I. TỔNG GIÁ TRỊ SXKD Tr. đg 325.000 359.586 110,6% 405.000 112,6% 1. Giá trị sản xuất xây lắp Tr. đg 260.600 349.377 134,1% 336.058 96,2% 2. Giá trị SXCN, VLXD Tr. đg 14.400 10.209 70,9% 18.942 185,5% 3. Giá trị SXKD Nhà và đô thị Tr. đg 50.000 50.000 II. TỔNG DOANH THU Tr. đg 250.000 262.836 105,1% 300.000 114,1% 1. Doanh thu xây lắp nt 233.690 249.265 106,7% 277.460 111,3% 2. Doanh thu sản xuất CN, VLXD nt 12.240 9.723 79,4% 18.040 185,5% 3. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhà nt 4. Doanh thu từ HĐ tài chính nt 4.070 3.848 94,5% 4.500 116,9% Tổng DT/ Giá trị tổng sản lượng Tr. đg 77% 73% 95,0% 74% 101,3% III. TỔNG LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ Tr. đg 8.750 8.755 100,1% 11.000 125,6% 1. Lợi nhuận xây lắp nt 8.750 8.243 94,2% 10.000 121,3% 2. Lợi nhuận SXVLXD nt 512 1.000 195,3% 3. Lợi nhuận HĐ tài chính nt Tỷ suất lợi nhuận/ Tổng doanh thu % 3,50% 3,33% 95,2% 3,67% 110,1% IV. TỶ SUẤT CỔ TỨC % 15% 15% 100,0% 15% 100,0% V. VỐN CHỦ SỞ HỮU BÌNH QUÂN Tr. đg 50.000 30.000 60,0% 50.000 166,7% VI. KHẤU HAO TSCĐ Tr. đg 4.997 4.598 92,0% 5.912 128,6% * Tỷ lệ khấu hao bình quân % 17% 17% 100,0% 17% 100,0% VII. NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Tr. đg 1- Số phải nộp: Tr. đg 9.186 10.665 116,1% 12.798 120,0% Chia ra: - Từ năm ngoái chuyển qua Tr. đg 4.314 4.314 100,0% 6.149 142,5% - Của năm nay Tr. đg 4.872 6.351 130,4% 6.649 104,7% 2- Số đã nộp: Tr. đg 8.814 8.830 100,2% 10.773 122,0% Chia ra: - Từ năm ngoái chuyển qua Tr. đg 4.314 4.314 100,0% 6.149 142,5% - Của năm nay Tr. đg 4.500 4.516 100,4% 4.624 102,4% VIII. ĐẦU TƯ Tr. đg 66.280 40.865 61,7% 72.281 176,9% * Đầu tư phát triẻn nhà, đô thị Tr. đg 55.000 36.733 66,8% 50.000 136,1% * Đầu tư mở rộng sản xuất Tr. đg 5.830 1.870 32,1% 2.705 144,7% * Đầu tư chiều sâu thiết bị Tr. đg 5.450 2.262 41,5% 19.576 865,4% IX. LAO ĐỘNG VÀ TIÈN LƯƠNG Tr. đg 1. Lao động sử dụng bình quân ( cả HĐ ) người 1.850 1.900 102,7% 2.100 110,5% 2. Thu nhập bình quân/ 1 người/ 1 tháng 1.000 đg 2.170 2.270 104,6% 2.400 105,7% Dựa vào bảng báo cáo ta có thể thấy trong năm 2008, Công ty hoạt động có lãi và thu được lợi nhuận cao, tình hình thực hiện vượt mức kế hoạch đặt ra. Có được kết quả đó là do công ty đã có các ưu điểm sau: - Ưu điểm: + Ổn định lực lượng lao động từ đội sản xuát, ổn định tổ chức các phòng ban chức năng đáp ứng nhu cầu sản xuất. + Dần hoàn thiện cơ chế quản lý trong sản xuất kinh doanh. + Huy động nhiều nguồn vốn, nhiều nguồn vật tư thiết bị từ các thành phần kinh tế để thực hiện nhiệm vụ đúng tiến độ và mang lại hiệu quả kinh tế nhất định. + Duy trì và phát triển những thị trường truyền thống, mở ra những thị trường mới. Tập trung và chỉ đạo sản xuất tốt, đáp ứng đúng yêu cầu của Chủ đầu tư, gây được lòng tin và giành được nhiều thị phần trong các dự án lớn. + Chú trọng đầu tư chiều sâu để nâng cao năng lực cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực, thi công nhiều công trình có quy mô lớn và hiện đại, phức tạp đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao. + Quan tâm và chỉ đạo sát sao công tác quản lý chất lượng, tiến độ thi công, quy trình quy phạm kỹ thuật và công tác ATLĐ ngay từ khi bắt đầu thực hiện công trình. + Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh môi trường, xây dựng và hình thành những cơ chế mới trong công tác trả lương trực tiếp cho người lao động. + Xây dựng các phong trào thi đua từ ngày đầu, tổ chức phát động thi đua có các chỉ tiêu cụ thể trên công trường trọng điểm. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại cần phải phấn đấu khắc phục: - Hạn chế: + Lực lượng lao động còn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng nhất là công nhân có tay nghề cao, có tâm huyết gắn bó lâu dài với công ty. + Còn thiếu lực lượng cán bộ đầu ngành ( cán bộ có tầm cỡ đảm đương phụ trách các Ban, chủ nhiệm các công trình lớn...) để điều hành và quản lý các dự án lớn. + Nhiều công trình còn thực hiện thanh quyết toán còn chậm, công tác kiểm soát còn non kém, dẫn tới việc chậm được thanh toán, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. + Quan hệ giữa phòng ban với các đơn vị sản xuất chưa được chặt chẽ, việc cung cấp những thông tin về chế độ chính sách, các thông tư, thông báo của Công ty còn chậm nên công tác thực hiện các chế độ chính sách chưa kịp thời. + Ý thức tổ chức kỷ luật lao động nói chung còn nhiều thiếu sót. Ở các phòng ban một số CBCNV nghiệp vụ chưa thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ được giao, chấp hành giờ giấc và nội quy lao động còn kém. Công ty cần phải phát huy các ưu điểm và khắc phục những tồn tại để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn, phấn đấu vượt mục tiêu đề ra trong năm 2009. 1.2.4. Mục tiêu, phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2009: Danh mục các công trình thi công chủ yếu năm 2009 ĐVT: Triệu đồng TT Tên công trình GT hợp đồng DK chuyển sang năm 2009 GTDK thực hiện năm 2009 Địa điểm XD 1 Đường Láng Hoà Lạc 171.591 144.443 22.225 Hà Nội 2 Nhiệt Điện Quảng Ninh 108.410 83.727 30.727 Q. Ninh 3 Dự án Bắc Phú Cát 147.906 116.421 28.489 Hà Nội 4 Khu Đô thị Văn Phú 22.256 20.603 9000 Hà Nội 5 Các Dự án phía Nam 56.781 21.361 14.228 GL,NT,VT… 6 Các Dự án khác 453.341 373.523 8.954 - Trạm bơm Yên Tập 6.748 1.892 1.892 Bắc Giang - Nhà 15T T.Hoà – N.Chính 28.294 8.579 8.579 Hà Nội - BV Đa khoa Hà Trung 9.811 9.811 9.811 Thanh Hoá - TT Thương Mại 17.945 17.945 10.000 Tuyên Quang …………. 7 Các DA chuẩn bị khởi công 191.574 191.574 46.434 - Kè Ngòi Dong 20.000 20.000 5.000 Hoà Bình - Nhà máy Seol Metal 43.812 43.812 10.000 Bắc Ninh - UBND xã Quang Trung 4.063 4.063 4.063 Thanh Hoá …………. Qua nhiều năm lao động sản xuất kinh doanh theo mô hình Công ty cổ phần, đúc rút những kinh nghiệm của những năm đầu, Công ty đã có nhiều đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, tìm tòi nhiều hướng đi mới. Tậo thể cán bộ công nhân viên với trách nhiệm là các cổ đông đã đoàn kết, năng động sáng tạo, hăng hái thi đua trên các lĩnh vực sản xuất và công tác, phấn đấu hoàn thành tốt mục tiêu kế hoạch đề ra. Trên mọi bước đường hoạt động sản xuât kinh doanh, trưởng thành và phát triển Công ty đều nhận được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo Tổng Công ty VINACONEX đặc biệt la Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tổng công ty đó là nguồn động viên khuyến khích CBCNV công ty vượt mọi khó khăn để vươn lên, vượt lên chính mình, xứng đáng là thành viên của Tổng Công ty VINACONEX lớn mạnh. 2. Thực trạng quản lý tiền lương tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 (VINACONEX 12): Theo nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 quy định về hệ thống thang lương: * Thang lương nhóm ngành Xây dựng cơ bản, vật liệu xây dựng Bậc I II III IV V VI VII Nhóm I Hệ số lương 1,55 1,83 2,16 2,55 3,01 3,56 4,20 Mức lương 449,5 530,7 626,4 739,5 872,9 1032,4 1218,0 Nhóm II Hệ số lương 1,67 1,96 2,31 2,71 3,19 3,74 4,40 Mức lương 484,3 568,4 669,9 785,9 925,1 1084,6 1276,0 ( Mức lương:1000đ ) * Bảng lương Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng (Công ty hạng I ) Đơn vị tính: 1000đ Chức danh Hệ số, Mức lương 1. Giám đốc - Hệ số - Mức lương 6,64 – 6,97 1925,6 – 2021,3 2. Phó giám đốc - Hệ số - Mức lương 5,98 – 6,31 1734,2 – 1829,9 3. Kế toán trưởng - Hệ số - Mức lương 5,65 – 5,98 1638,5 – 1734,2 * Bảng phụ cấp giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng của Công ty: Chức danh Hệ số, Mức phụ cấp 1. Trưởng phòng và tương đương - Hệ số - Mức phụ cấp 0,5 145,0 2. Phó trưởng phòng và tương đương - Hệ số - Mức phụ cấp 0,4 116,0 * Bảng lương công nhân lái xe: Nhóm xe Hệ số, Mức lương I II III IV 1. Xe con, xe cẩu dưới 3,5 tấn - Hệ số - Mức lương 2,18 632,2 2,57 745,3 3,05 884,5 3,60 1044,0 2. Xe tải, xe cẩu từ 3,5 – 7,5 tấn - Hệ số - Mức lương 2,35 681,5 2,76 800,4 3,25 942,5 3,82 1107,8 3. Xe tải, xe cẩu từ 7,5 – 16,5 tấn - Hệ số - Mức lương 2,51 727,9 2,94 852,6 3,44 997,6 4,05 1174,5 * Bảng đơn giá giao khoán nhân công: ( Công trình: Nhà 15T Khu đô thị mới Trung Hoà Nhân Chính ) STT NỘI DUNG CÔNG VIỆC Đ.VỊ ĐƠN GIÁ NHÂN CÔNG (Đồng) Đ.Mức DKGK GĐ duyệt 1 Sửa móng bằng thủ công, rộng <=3m, sâu<=1m, đất cấp II M3 38.399 30.000 30.000 2 Đắp đất, cát công trình, hố móng bằng đầm cóc, độ chặt K95, cự ly vác xa 100m M3 2.243 30.000 15.000 3 Đổ bê tông thương phẩm, đổ bằng bơm bê tông di động ( cả bảo dưỡng ) M3 39.804 20.000 15.000 4 Bê tông thương phẩm, đổ bằng thủ công cho BT lót không dùng bơm ( cả bảo dưỡng ) M3 66.495 70.000 70.000 5 Công tác sản xuất lắp dựng cốt thép bê tông tại chỗ Ф 6 – Ф 32 Kg 423 500 450 Hình thức trả lương của Công ty bao gồm: - Lương gián tiếp - Lương trực tiếp - Lương gián tiếp bao gồm: - Lương văn phòng - Lương công trường + Lương văn phòng gồm: Lương cơ bản và Lương kinh doanh Lương cơ bản = Hệ số x Lương tối thiểu Ví dụ: Cách xác định lương gián tiếp ▪ Tính lương văn phòng Ông Nguyễn Văn A, kỹ sư xây dựng bậc 1/8, hệ số 2,34 Lương cơ bản = 2,34 x 620.000 = 1.450.800 ( Đồng ) Lương kinh doanh = 1.700.000 ( Đồng ) Vậy Lương tháng = 1.450.800 + 1.700.000 = 3.150.800 ( Đồng ) ▪ Tính lương công trường ( theo mức lương trong quy chế ) Kỹ sư phụ trách công việc chính ( thi công, giám sát chất lượng, nghiệm thu tại hiện trường…) có mức lương: 3.500.000 ( Đồng ) Ví dụ: Cách xác định lương trực tiếp ( dựa theo khối lượng công việc hoàn thành ) Công nhân B làm công việc: Đổ bê tông thương phẩm, đổ bằng bơm bê tông di động ( cả bảo dưỡng ) với đơn giá nhân công là 15000đ/1M3 Vậy nếu người Công nhân này làm được 30 (M3) Tiền lương (CN B) = 30 x 15000 = 450.000 ( Đồng ) 2.1. Thực trạng lập kế hoạch tiền lương tại Công ty: 2.1.1. Xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch năm 2009: - Thành phần tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương của Công ty chỉ bao gồm quỹ tiền lương theo định mức lao động. - Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch của hoạt động sản xuất: Vkh = Lđb x TLmindn x ( Hcb + Hpc ) x 12 tháng Trong đó: Lđb - Lao động định biên của Doanh nghiệp. TLmindn - Mức tiền lương tối thiểu của Doanh nghiệp. Hcb - Hệ số cấp bậc. Hpc - Hệ số phụ cấp. * Xác định lao động định biên của Doanh nghiệp ( Lđb ): Năm 2009 Công ty tập trung đầu tư hiện đại hoá máy móc, thiết bị thi công giải phóng sức lao động thủ công, do đó năng suất lao động được nâng cao. Công ty xây dựng NSLĐ năm 2009 là 91 triệu đồng/người/năm ( tính theo giá trị doanh thu ). Doanh thu xây lắp theo kế hoạch 2009 là: 176.000.000.000 đồng. Vậy Lđb = 176.000.000.000đ : 91 Triệu đ/người/năm = 1940 người. Qua thống kê lao động: Bộ phận lao động gián tiếp chiếm 12% tổng số CBCNV của công ty. Vậy - Bộ phận gián tiếp kế hoạch 2009 là: 233 người Bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất kế hoạch 2009 là: 1707 người. Lao động được phân bổ từng khu vực như sau: Khu vực Hà Nội: 200 người Khu vực Nam Định: 500 người. Khu vực các tỉnh còn lại: 1007 người * Xác định mức tiền lương tối thiểu của Doanh nghiệp: TLmindn1người/tháng = ( 350.000 x 3/4 + 450.000 x 1/4 ) đồng x ( 1 + Kđc ) TLmindn là mức tiền lương tối thiểu của Doanh nghiệp + Kđc: Là hệ số điều chỉnh. Kđc = K1 + K2 + K1 là hệ số điều chỉnh theo vùng, Công ty có 3 khu vực đang hoạt động và theo Nghị định 28CP của Chính phủ ngày 28/03/1997 thì K1 tương ứng là: Thành phố Hà Nội: 200 người, K1 = 0,3 Nam Định: 500 người, K1= 0,2 Các tỉnh còn lại: 1007 người, K1 = 0,1 K1 bình quân = (0,3 x 200) + (0,2 x 500) + (0,1 x 1007) = 0,134 1940 + K2 là hệ số điều chỉnh của ngành Xây dựng, theo quy định K2 = 1,2 Vậy Kđc = K1 + K2 = 0,134 + 1,2 = 1,334 TLmindn = (350.000 x 3/4 + 450.000 x 1/4)đ x (1 + 1, 334) = 1.053.000 đ So sánh với quy định tại Nghị định 94/2006/NĐ–CP ngày 07/09/2006 cho phép thì tiền lương tối thiểu của Công ty được áp dụng trong khung từ 450.000 đến 1.053.000, Công ty chọn mức lương tối thiểu là 700.000 đồng. * Xác định hệ số cấp bậc và hệ số phụ cấp: - Xác định hệ số cấp bậc: + Hệ số cấp bậc công nhân của Công ty: Hcbcn = 2,60 + Hệ số cấp bậc của lao động gián tiếp: Hcblđgt = 3,00 Vậy hệ số cấp bậc chung của lao động sẽ là: Hcbchung = [ (2,6 x 1707) + ( 3,0 x 233) ] : 1940 = 2,650 - Xác định hệ số phụ cấp Hpc: + Phụ cấp lưu động của ngành là 0,2 so với mức lương tói thiểu. Quy theo mức lương cấp bậc bình quân của công ty = 0,2 / 2,65 = 0,071 + Tính hệ số phụ cấp trách nhiệm: Công ty có 6 cán bộ hưởng phụ cấp trách nhiệm mức 0,5 11 cán bộ hưởng mức 0,4 21 cán bộ hưởng mức 0,3 Hpctnbq = [ (6 x 0,5) + (11 x 0,4) + (21 x 0,3) ] : 1940 = 0,007 Tổng hệ số phụ cấp: Hpc = 0,071 + 0,007 = 0,078 * Xác định quỹ lương kế hoạch 2009: - Quỹ lương chính: Vc = Lđb x TLmindn 1 người/tháng x ( Hcb + Hpc ) x 12 tháng = 1940 x 700.000đ x ( 2,65 + 0,078 ) x 12 = 44.455.488.000 đồng. - Quỹ lương bổ sung: Vbs là quỹ lương trả cho CBCNV được nghỉ hàng năm như: nghỉ Lễ, Phép năm, học tập, hội họp của CBCNV gián tiếp. Tổng số ngày nghỉ Lễ, Tết, Phép: 20ngày/người/năm Hệ số lương bình quân thực tế của toàn Công ty: 2,65 Số CBCNV trong biên chế toàn Công ty: 609 người ( trong đó cán bộ nhân viên gián tiếp là 157 người ) + Quỹ lương Lễ + Phép = [ 450.000 x (2,65 x 20 x 609) ] : 26 = 560 triệu đ + Quỹ lương hội họp cho CB gián tiếp là: ( 1công/người/năm ) = ( 450.000 x 3,0 x 157 ) : 26 = 8,2 triệu đ Tổng quỹ lương bổ sung = 560 + 8,2 = 568,2 triệu đ Vậy Quỹ lương KH 2009 = Quỹ lương chính + Quỹ lương bổ sung = 44.455.488.000 + 568.200.000 = 45.023.688.000 đ 2.1.2. Xác định đơn giá tiền lương theo Doanh thu: Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009. Công ty lập chỉ tiêu doanh thu năm 2009 là 176 tỷ đồng Đơn giá tiền lương theo doanh thu = 45.023.688.000 = 252 đ/1000DT 176.000.000.000 (Như vậy, để sản xuất ra 1000đ doanh thu phải chi phí hết 252đ tiền lương) 2.1.3. Phân phối tiền lương, thu nhập cho cán bộ công nhân viên: Để việc trả lương, phân phối thu nhập cho CBCNV bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai minh bạch, khuyến khích người lao động có tài năng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật, năng suất lao động cao, sự đóng góp của người lao động cho Công ty. Căn cứ vào Nghị định 114/2002/NĐCP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động và tiền lương. Công ty quy định tạm thời cách tính trả lương, thu nhập hàng tháng cho CBCNV làm việc tại Công ty như sau: 2.1.3.1. Lương trả cho CBNV gián tiếp: ► Lương trả cho bộ phận gián tiếp làm việc tai văn phòng công ty, văn phòng đơn vị thành viên ( Công ty, Chi nhánh ). * Tổng quỹ lương: trả cho cán bộ công nhân viên khối Văn phòng hàng tháng căn cứ vào kế hoạch định mức quỹ lương và kết quả sản xuất kinh doanh để xác định. Lương trả cho cán bộ công nhân viên gồm 2 phần: - Lương cơ bản và phụ cấp: Trả theo chế độ tiền lương ( Hệ số lương cấp bậc + Phụ cấp ) x Mức lương tối thiểu vùng theo quy định hiện hành của Chính phủ. - Lương năng suất: Trên cơ sở kết quả SXKD hàng tháng ( lương NSLĐ ) trả từng đối tượng theo kết quả phân loại các hệ số K1, K2 của từng người. ▪ Hệ số K1: K1 xác định theo nhóm là biểu hiện mức độ trách nhiệm công tác được giao của từng người ( trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ và kinh nghiệm công tác ) Hệ số K1 được quy định như sau: Nhóm Theo công việc đảm nhận K1 Lãnh đạo, Quản lý 1 Giám đốc Cty 6 2 Phó giám đốc, Kế toán trưởng Cty 5 3 Trưởng phòng, Trưởng ban QLDA, Trưởng BCH, P. Giám đốc Chi nhánh 3 4 Phó phòng Cty, Trưởng phòng Chi nhánh, Phó ban QLDA, phó BCH 2,5 Chuyên viên văn phòng 5 Phụ trách công tác chính, có trình độ, khả năng giải quyết công việc độc lập, có trách nhiệm cao 1,4 - 1,7 Nhân viên văn phòng 6 Nhân viên khác theo tính chất công việc cụ thể đang đảm nhận 1,4 Thủ kho, lái xe 7 Theo trình độ chuyên môn, thâm niên công tác và trách nhiệm công việc đang đảm nhận 1,2 Nhân viên phục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiệc công tác quản lý tiền lương tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 (VINACONEX 12).DOC
Tài liệu liên quan