MỤC LỤC
Trang
Lời giới thiệu 1
Phần I Những vấn đề cơ bản về tổ chức bộ máy quản lý và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 2
I Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp 2
1. Khái niện cơ cấu tổ chức 2
2.1 Các yếu tố chủ thể của hệ thống 4
2.2 Nhóm các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý 4
2.3 Nhóm các yếu tố thuộc môi trường 5
3. Các nguyên tắc tổ chức quản lý 5
3.1 Nguyên tắc cơ cấu tổ chức quản lý gắn liền với phương phướng, mục đích của hệ thống 5
3.2 Nguyên tắc chuyên môn hoá và cân đối 5
3.3 Nguyên tắc linh hoạt và thích nghi với môi trường 6
3.4 Nguyên tắc hiệu lực của hệ thống và hiệu quả 6
4. Các kiểu cơ cấu tổ chức quản lý cơ bản 7
4.1 Cơ cấu trực tuyến 7
4.2 Cơ cấu chức năng 8
4.3 Cơ cấu trực tuyến tham mưc 10
4.4 Cơ cấu trực tuyến chức năng 12
4.5 Cơ cấu mai trận 13
4.6 Cơ cấu chính thức và cơ cấu không chính thức 15
4.7 Một số cơ cấu khác 16
II Lý luận chung về quản lý và lao động quản lý 17
1. Lịch sử hình thành và phát triển tư tưởng quản lý 17
2. Khái niệm thực chất vai trò quản lý 21
2.1 Khái niệm 21
2.2 Thực chất quản lý 23
2.3 Vai trò quản lý 24
3. Chức năng quản lý 24
4. Lao động quản lý trong bộ máy quản lý doanh nghiệp 26
4.1 Đặc điểm của hoạt động lao động quản lý 26
4.2 Nội dung lao động quản lý 27
4.3 Phân loại lao động quản lý 29
Phần II Thực trạng bộ máy quản lý ở AGREXPORT - Hà Nội 30
I Đặc điểm sản xuất của AGREXPORT - Hà Nội ảnh hưởng đến cơ cấu bộ máy tổ chức 30
1. Quá trình hình thành và phát triển của AGREXPORT - HN 30
2. Đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp 33
2.1 Yêu cầu thực tế, chức năng nhiệm vụ của công ty 33
2.2 Đặc điểm của sản xuất, những khó khăn thuận lơi trong sản xuất kinh doanh 34
3. Cơ cấu cán bộ của doanh nghiệp 48
II Thực trạng bộ máy tổ chức 49
1. Bộ máy tổ chức của doanh nghiệp trước 1945 49
2. Bộ máy tổ chức cửa công ty sau 1945 51
3. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban hiện nay 53
3.1 Ban gíam đốc 53
3.2 Các phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu 53
3.3 Phòng kế toán tài chính 54
3.4 Phòng tổ chức hành chính 54
3.5 Phòng kế hoạch thị trường 55
3.6 Các nhà máy xí nghiệp 56
4. Tình hình hoạt động của các phòng ban hiện nay 57
4.1 Các phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu 57
4.2 Phòng kế toán tài chính 58
4.3 Phòng tổ chức hành chính 28
4.4 Các chi nhánh thành phố Hải phòng và TPHCM 59
4.5 Phòng kế hoạch thị trường 59
5. Các mặt đã đạt được và những vấn đề cần tồn tại về bộ máy tổ chức AGREXPORT - Hà Nội 60
III Hiện trạng về lực lượng lao động của công ty 62
Phần III Giải pháp và kết luận 65
I Mục tiêu hoàn thiện 65
II Chiến lược kế hoạch sản xuất kinh doanh 65
III Giải pháp hoàn thiện 67
1. Giải pháp cho bộ máy tổ chức 67
2. Giải pháp với lực lượng lao động 68
3. Một số kiến nghị với chính phủ và cơ quan chức năng 69
Kết luận 71
Tài liệu tham khảo 72
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1454 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện bộ máy tổ chức lao động ở công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c điểm sản xuất của agrexport- Hà nội ảnh hưởng đến cơ cấu bộ máy tổ chức.
1. Quá trình hình thành và phát triển của agrexport- Hà Nội.
- Tổng công ty XNK nông sản tên điện tín là agrexport- Hà Nội có trụ sở đặt tại số 6 Tràng Tiền - Hoàn Kiếm - Hà Nội được thành lập từ năm 1963 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trực thuộc Bộ Thương maị quản lý. Năm 1985 được chuyển sang Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quản lý. Theo quyết định số 08- HĐBT ngày 14/01/1985.
- Đến năm 1995, Tổng công ty XNK Nông sản được đổi tên thành Công ty XNK Nông sản Thực phẩm Hà Nội trực thuộc Bộ nông nghiệp phát triển Nông thôn theo quyết định 90 - TTG ngày 17/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ và công văn hướng dẫn của UBHH Nhà nước số 04/ UBHH ngày 05/05/1994.
Trải qua hơn 1/3 thế kỷ với những biến cố lớn lao của đất nước AGREXPOR - HN đã không ngừng củng cố và phát triển. Trong thời kỳ đầu từ 1963 - 1975 là giai đoạn Nhà nước đang thực hiện đường lối của Đại hội với hai nhiệm vụ là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đầu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước . Do đó mà phương châm công tác của Tổng Công ty lúc này là đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ nhập khẩu Tổng Công ty đã thành lập hàng loạt trạm thu mua từ Cao Bằng, Lạng Sơn đến Nghệ An để thu mua hàng xuất khẩu. Trong giai đoạn này, nhiều nhà máy sản xuất hàng hoá xuất khẩu làm cho tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty tăng lên 144,71 triệu rúp, trong đó: hàng nông sản chiếm 20%. Có 5 Tổng Công ty đã xuất khẩu trên dưới 100 mặt hàng, có những mặt hàng đạt hàng vạn tấn riêng gạo đạt từ 15-20 vạn tấn.
Về nhập khẩu thì chủ yếu là hàng viện trợ của các nước XHCN đó là các mặt hàng về lương thực (như ngô, gạo, lúa mì, bột mì … ) và thực phẩm như (đậu tương, thịt hộp, thực phẩm khô , mì chính, đường … ) của nhân dân. Do vậy mà tổng kim ngạch xuất khẩu là một con số rất lớn 950 triệu USD.
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước thì Nhà nước thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Trong giai đoạn từ năm 1975-1985, thời gian này Công ty đã được độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh XHCN hàng nông sản nên có địa bàn rộng lớn trên phạm vi cả nước, đặc biệt là phía Nam với một số lượng hàng lớn lương thực và nông sản chế biến.
Tổng Công ty có hợp tác chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Bộ lương thực và các UBND của các tỉnh trong phạm vi cả nước và các tổ chức ngoại thương địa phương để ký kết thu mua các mặt hàng nông sản xuất khẩu như: gạo ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, đậu tương ở Đồng Nai, An Giang cùng các sản phẩm các ngành công nghiệp như rượu, bia chè đường, thuốc lá … nên tổng kim ngạch xuất khẩu thời kỳ này là 411,2 triệu USD. Còn tổng kim ngạch nhập xuất khẩu tăng lên 13.600 triệu USD khối lượng nhập khẩu chủ yếu vẫn là từ Liên Xô cũ và CuBa.
Trong thời kỳ 1986 -1990 nhiệm vụ chủ yếu trong kế hoạch XNK của Tổng Công ty vẫn là thực hiện nghị định của ta và các nước XHCN như Liên Xô cũ, CHDC Đức, Ba Lan …
Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là phân bón, hàng tiêu dùng như mỳ chính, các thiết bị cho SXNN và các nhu cầu xã hội . Trong thời kỳ này, thực hiện chủ trương của Nhà nước và của Bộ , Tổng Công ty đã giao một số mặt hàng cho các đơn vị quản lý chuyên ngành. Năm 1985 bộ phận XNK lương thực được chuyển sang bộ lương thực thực phẩm.
Năm 1987 chuyển mặt hàng đậu nành sang Bộ Thương nghiệp.
Năm 1989 chuyển bộ phận cà phê sang liên hiệp XNK cà phê Việt Nam .
Thời kỳ cuổi Tổng Công ty đã tích cực triển khai tìm kiếm thị trường khu vực II để bán hàng nông sản và thực tế đơn vị đã thích ứng nhanh chóng với thị trường này kế cả về xuất khẩu ( tỉ lệ kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 40 - % tổng kim ngạch xuất nhập khẩu) các mặt hàng XNK đã đa dạng và phong phú hơn. Ngoài các mặt hàng truyền thống từ ngày ra đời như các loại lạc, đâụ, phân bón, thuốc trừ sâu còn có thêm hạt tiêu, hạt điều, đường kính … Các mặt hàng XNK chủ yếu thực hiện ở phía Bắc bình quân 35.000tấn/năm, trong đó phân bón nhập khẩu hàng năm khoảng 15.000 tấn đến 20.000tấn/năm/thuốc trừ sâu các loại khoảng 6 triệu USD/năm.
Thời kỳ 1991-1994 Tổng Công ty là đơn vị XNK có uy tín trong nước nhưng trước một bối cảnh phực tạp của kinh tế xã hội , sự chuyển biến của cơ chế thị trường Công ty đã gặp phải không ít khó khăn, trong sản xuất kinh doanh mặc dù việc cân đối tài chính do Nhà nước hỗ trợ song đến 1994 Tổng Công ty đã hoàn toàn phải tự cân đối tài chính trong kinh doanh trong đó có các vấn đề:
- Đời sống các bộ nhân viên, trả khấu hao tài sản thuế, vốn và các khoản nộp ngân sách.
Trong thực tế Công ty đã thích ứng nhanh với cơ chế thị trường. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu đều tăng.
Mặt hàng nông sản chiếm tỉ trọng lớn (80%) kim ngạc nhưng vẫn đảm bảo kinh doanh có lãi, mức nộp ngân sách được đảm bảo, đời sống CB CNV được cải thiện.
Công tác điều chỉnh quản lý ngày càng phù hợp, khuyến khích được cả ba chủ thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh là Nhà nước, tập thể và người lao động.
Đến năm 1995, Tổng Công ty XNK nông sản thực phẩm được đổi tên thành Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm Hà Nội AGREX PORT - HNv. Theo quyết địn 90/thị trường ngày 07/03/1994 và các văn bản hướng dẫn về thành lập Tổng Công ty và Công ty. Việc thành lập lại Công ty với mục đích tiếp tục phát huy hết khả năng lao động, cơ sở vật chất tiền vốn của Công ty nhằm giữ uy tín và quan hệ với các bạn hàng trong nước và quốc tế.
Biểu 1: Các chỉ tiêu khái quát về hoạt động AGREX PORT - HNV trong thời gian qua.
TT
Chỉ tiêu
ĐV
1997
1998
1999
2000
1
Tổng doanh thu
1.000
107.803.382
191.854.000
150.423.257
159.321.000
2
Vốn lưu động
tỉ
125,016
133,734
147,269
157,321
3
Vốn liên doanh
tỉ
4,095
5,306
5,977
7,1729
4
Tổng quỹ lương
1.000
1.386.754
1.472.609
1.546.239
1.669.938
5
Tổng lao động
người
153
157
157
159
6
Lương bình quân
1.000
755
781,639
820,7
875,2
7
Nộp ngân sách
1.000
24.874.065
43.521.000
18.353.000
23.178.720
Nhận xét: Thông qua một số chỉ tiêu về hoạt động của Công ty ta thấy từ 1997-2000 về các chỉ tiêu như lương bình quân, nộp ngân sách, quỹ tương vốn kinh doanh , tổng doanh thu đều tăng qua các tốc độ tăng trưởng là tương đối, thu nhập bình quân đầu người đều tăng mức thấp nhất 1997 là 755.312 đồng/người tháng là đảm bảo được đời sống cho CB CNV xu hướng phát triển về mọi mặt của doanh nghiệp có nhịp độ tăng trưởng khá tuy có một số biến động về số lượng ở năm 1998 so với 1997 là lớn. Số lượng CB CNV được giữ ổn định ở Công ty chỉ có lao động giảm do nghỉ chế độ không có sa thải đây là một điểm mạnh của doanh nghiệp.
2. Đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp .
2.1. Yêu cầu thực tế, chức năng nhiệm vụ của Công ty
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước đều phải theo chế độ tự chủ hạch toán sản xuất kinh doanh Công ty XNK nông sản thực phẩm Hà Nội không nằm ngoài chủ trương đó.
Khi tự chủ trong hạch toán sản xuất kinh doanh như các đơn vị kinh tế Nhà nước khác mục tiêu quan trọng nhất của AGREX PORT - HNv hiệu quả về mặt kinh tế trong sản xuất kinh doanh. Bên cạnh việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước .
Tổ chức xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về mua bán chế biến, vận chuyển, bảo quản và XNK nông sản thực phẩm.
+ Tổ chức thu mua nông sản thực phẩm và thu mua một số mặt hàng theo nhu cầu xuất khẩu. Cùng với nó là tổ chức xuất khẩu những hàng hoá trong kế hoạch được giao.
+ Tổ chức nhập khẩu các loại vật tư hàng hoá cần thiết phục vụ cho sản xuất trong nước nhất là ở ngành nông nghiệp.
+ Tổ chức thực hiện tốt kế của Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao cũng như nhu cầu của nông nghiệp và các ngành khác.
+ Cùng với các đơn vị trong và ngoài ngành tổ chức nghiên cứu tìm tòi xây dựng thị trường và nguồn hàng ổn định.
+ Tự tìm tòi tổ chức nghiên cứu xây dựng tạo thị trường và nguồn hàng trong sản xuất kinh doanh .
+ Trên văn bản quy định của Nhà nước Bộ Nông nghiệp liên doanh liên kết với các cơ sở với các thành phần trong và ngoài nước trong sản xuất kinh doanh tự hạch toán bảo toàn vốn không ngừng nâng cao lợi nhuận.
+ Tổ chức quản lý và sử dụng tốt các cơ sở vật chất các phương tiện của Nhà nước kết hợp việc thực hiện hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện những nhiệm vụ cần thiết.
2.2. Đặc điểm sản xuất những khó khăn thuận lợi trong sản xuất kinh doanh .
2.2.1. Các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp .
Công ty XNK nông sản thực phẩm Hà Nội là Công ty được quyền xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp. Công ty thực hiện xuất nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng nông sản như lạc, cao su, hoa hồi, chè, quế, ý, dĩ, long nhãn … nhập chủ yếu là các loại hàng hoá phục vụ cho nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, van nước. Trong giai đoạn hiện nay trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt, trong nước có nhiều doanh nghiệp tham gia vào các lĩnh vực xuất nhập khẩu. Bên cạnh việc luôn luôn mở rộng thị trường , tìm kiếm bạn hàng kinh doanh các mặt hàng theo phương châm đa dạng hoá chủ động nhưng không hoàn tràn lan, có sự định hướng điều tiết của Công ty đã mở rộng thêm một số mặt hàng kinh doanh như: Men bia, Gạch men, van nước , kẹo cao su, mỹ phẩm, bánh kẹo, ôtô, sữa tươi …
2.2.2. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu và hoạt động XNK.
Là một Công ty XNK chuyên ngành, mặt hàng xuất chủ yếu của Công ty là lạc nhân, hoa hồi, quế, chè … Đây là những mặt hàng có tỉ trọng tương đối cao và được xuất khẩu trong nhiều năm liên tục cụ thể .
Bảng 2: Bảng kim ngạch các mặt hàng xuất nhập khẩu (1997-2000) về nông lâm sản
TT
Năm
1997
1998
1999
2000
1
Lạc nhân
1.596.711
722.912
694.346
420.318
2
Kê nếp
91.351
121.824
3
Gạo nếp
1.500
374.880
4
Ngô
804.810
13.728
2.038.912
5
Đậu xanh
80.998
54.269
5.128.312
6
ý dĩ
19.523
92.400
1.782.311
7
Long nhãn
102.110
1.215.311
8
Hoa hồi
466.407
236.088
9
Quế
135.550
290.573
173.682
520.318
10
Chè
316.216
357.178
260.688
103.113
11
Cà phê
80.998
350.136
1.327.857
12
Cao su
361.068
ĐVT: USD.
- Đối với các mặt hàng nông sản.
Qua bảng số liệu trên các mặt hàng nông sản thì lạc nhân có tỉ trọng lớn nhất.Tuy có một số biến động sau khi anh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu á nên một số thị trường ở Châu á của Công ty như Singapo, Philippin đã thu hẹp về giao dịch ở năm 1997-1999 nhưng đến năm 2000 ***có mặt hàng như kê nếp, gạo nếp, không xuất tất cả các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng vọt kim ngạch từng mặt hàng phần lớn > 1 triệu USD.
- Đối với các mặt hàng lâm sản trong những mặt hàng lâm sản có một số mặt hàng chủ lực hoa hồi, quế, chè, cà phê, cao su là những mặt hàng chính, chiếm tỷ lệ lớn trong các mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp riêng cà phê năm 2000 xuất trên 1,3 triệu USD.
Bảng 3: Kim ngạch các mặt hàng tư liệu năm 1997-2000.
TT
Năm
1997
1998
1999
2000
1
Thuốc trừ sâu
860.091
1.114.978
2.053.598
2.512.311
2
Men bia
2.437.131
2.771.031
3.215.303
1.782.314
3
Gạch men
477.512
681.066
1.720.064
10.315
23.826
50.311
4
Ôtô
86.410
41.800
5
Bánh kẹo
67.638
39.699
84.399
1.215.413
6
Rượu
10.000
70.629
452.973
1.132.312
7
Sữa tươi
923.062
59.555
130.433
8
Sữa bột
931.605
1.744.485
2.613.298
3.130.200
9
Mỹ phẩm
200.564
97.716
29.560
Với mục đích đáp ứng kịp thời nhu cầu vật tư hàng hoá cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, các mặt hàng nhập khẩu Công ty rất đa dạng bao gồm cả hàng tiêu dùng và hàng tư liệu sản xuất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vật liệu xây dựng. Cơ cấu hàng nhập khẩu được chia làm hai nhóm. Nhóm hàng tiêu dùng và nhóm vật tư, tư liệu sản xuất thể hiện ở bảng trên.
Nước ta là một nước nông nghiệp, chính vì vậy thuốc trừ sâu la một nhu cầu thiết yếu của nông nghiệp mặt hàng này chiếm một tỉ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu khoảng 40%. Ngoài ra trong tư liệu sản xuất men bia là một mặt hàng chủ lực trong nhập khẩu của Công ty từ 1997-2000 giá trị kim ngạch nhập khẩu men bia lớn từ 1,7triệu đến ằ3,2 triệu tuy có sự biến động qua các năm. Men bia, gạch men là mặt hàng tăng lên do sự thay đổi của thị trường trong nước về mặt hàng này tăng mạnh.
Ngoài các nhóm hàng vật liệu sản xuất Công ty còn nhập các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân như rượu, sữa, mỹ phẩm … Từ năm 1997 trở lại đây tổng kim ngạch nhập khẩu tăng dần qua từng năm nhưng so với tổng kim ngạch nhập khẩu lại giảm.
Năm 1997 chiếm 48% năm 1998 đạt 26% đến năm 1999 chỉ còn 18%. Trong số các mặt hàng tiêu dung thì sữa bột là một mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất năm 1997 đạt 931.605 USD chiếm 71% tiếp tục tăng mạnh qua các năm 1998-2000, cao nhất là 2000 tăng đến > 3 triệu USD.
Như vậy trong những năm qua Công ty AGREX PORT - HNv đã có sự chuyển dịch cơ cấu hàng nhập khẩu hợp lý và hiệu quả. Sự chuyển dịch có cấu này xuất phát từ khả năng nhạy bén của Công ty, trong việc phân tích đánh giá được tình hình thị trường trong và ngoài nước theo đúng nhu cầu của thực tế và chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý xuất nhập khẩu . Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên sự biến động về xu thế các mặt hàng, chất lượng … của thị trường trong nước luôn thay đổi do sự biến đổi cuả nền kinh tế nên Công ty cần có sự điều chỉnh hơn nữa để có thể khai thác được tiềm năng của mình.
2.2.3. Thị trường xuất nhập khẩu của Công ty.
a. Thị trường trong nước .
Trước đây thị trường trong nước bao gồm các cơ quan chức năng liên quan hợp tác của Công ty trong việc thu mua hàng nông sản phục vụ cho xuất khẩu phạm vi của thị trường rất rộng phạm vi cả nước trên cả 61 tỉnh thành ở đâu có hàng phục vụ kinh doanh Công ty mở rộng quan hệ tới đó. Hiện nay Công ty tiếp tục mở rộng khai thác thị trường trong nước để mở rộng số lượng và quy mô mặt hàng, ngoài các mặt hàng nông sản phục vụ cho xuất khẩu Công ty còn có các bạn hàng trong nước về các mặt hàng tư liệu sản xuất, tư liêu tiêu dùng ở đâu có nhu cầu cần đáp ứng Công ty sẽ cố gắng phục vụ về các chủng loại hàng trong phạm vi đc phép kinh doanh của Công ty.
b. Thị trường nước ngoài.
Là một doanh nghiệp XNK trực tiếp thị trường nước ngoài của Công ty có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
Trước đây ( trước 1998) hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty hầu như được ấn định sẵn. Hợp đồng được ký kết theo kế hoạch đã định sẵn các nghị định thư các thoả thuận, cam kết của Chính phủ, thị trường chủ yếu là Liên Xô cũ và các nước XHCN ( Thị trường khu vực I). Nhưng từ sau chính biến ở Liên Xô và Đông âu hệ thống các nước XHCN Đông Âu bị sụp đổ, thị trường truyền thống ngày càng bị thu hẹp. Giai đoạn hiện nay thị trường lớn nhất của AGREXPORT - HNv là nước Châu á Thái Bình Dương, các nước ASEAN, Đài Loan, Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu từ các nước này chiếm khoảng 70-95% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam . Ngoài ra Công ty còn mở rộng mối quan hệ với một số thị trường Bắc Âu, Mỹ … nhưng giá trị không lớn vì yêu cầu về chất lượng và số lượng sản phẩm của thị trường này là rất cao. Sau đây là thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công ty như sau:
Bảng 4: Thị trường xuất khẩu từ 1997 - 2000
Năm
Thị trưòng
1997
1998
1999
2000
Singapore
647.300
753.394
540.436
Indonexia
442.760
510300
Thái Lan
29.650
95.230
41.220
Trung Quốc
22.500
962.342
191.167
12.135.000
Nhật Bản
127.720
33.210
137.167
180.314
Hàn Quốc
299.486
238.962
80.973
500.170
Đài Loan
352..278
383.028
26.546
Đức
137.445
Hồng Kông
398
13.981
Mỹ
510
196.201
ấn Độ
232.590
20.300
464.674
1.110.000
Liên Xô cũ
Anh
22.060
22.000
Philippin
60.660
ả Râpxeut
21.000
Ba Lan
6.400
ĐVT: Tính USD
Qua bảng trên ta thấy Công ty mặc dù quan hệ với nhiều nước trên thế giới nhưng Công ty không phải giữ được kim ngạch xuất nhập khẩu với thị trường truyền thống như Inđonexia. Trước đây Indonexia là một thị trường nhiều tiềm năng phát triển các mặt hàng nông sản xuất khẩu như lạc nhân nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ mà Indonexia là nước bị khủng hoảng nghiêm trọng nhất do vậy năm 1998 do đó Indonexia chỉ quan hệ một chiều với Việt nam và có giá trị kim ngạch nhập khẩu là 385.266USD . Riêng Trung Quốc năm 2000 có giá trị kim ngạch XNK tăng vọt với Việt nam ở Công ty trên 12 triệu USD đây là sự biến động của cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Chủ quan do doanh nghiệp đã nhanh chóng thích ứng trong việc khai thác thị trường Trung Quốc tăng cường các mối quan hệ trao đổi, mua bán XNK . Khách quan đó là sự chuyển biến mạnh mẽ của quan hệ kinh tế Việt - Trung.
Thị trường Nga trước đây là thị trường có quan hệ quan trọng nhất của Tổng Công trước đấy và Công ty bây giờ nhưng do sự tan rã của Liên Xô cũ và Đông Âu nên thị trường này đã giảm xuống rất lớn đây là nguyên nhân khách quan ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của Công ty về mặt thị trường .
Như vậy cùng với biến động của cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu thì thị trường xuất nhập khẩu của Công ty cũng biến động. Các thị trường mới cũng đang mở rộng. Tuy nhiên thị trường xuất nhập khẩu của Công ty cũng mới chỉ tập trung vào khu vực Châu á Thái Bình Dương là chủ yếu các thị trường có nhiều tiềm năng như Mỹ Tây Âu, Liên Xô … còn chưa được khai thác mở rộng.
2.2.4. Nguồn hàng trong nước và quốc tế:
Trước năm 1986 Công ty chủ yếu mua hàng xuất khẩu theo phương thức đổi hàng và thu mua theo chỉ tiêu Nhà nước giao cho các đơn vị kinh tế , các đơn vị giao hàng ký kết hợp đồng thu mua tạo nguồn theo hợp đồng thu mua, tạo hàng thông qua liên doanh liên kết với các đơn vị sản xuất , thu mua qua đại lý, muađứt bán đoạn, cácư phương thức đối lưu hàng qua LC xuất khẩu uỷ thác cho các đơn vị tư nhân không có khả năng nhập khẩu . Phương thức thanh toán cho hoạt động thu mua trong nước chủ yếu là trả bằng tiền mặt, séc tín phiếu, nó tuỳ thuộc với yêu cầu của khách hàng.
Đối với các nguồn hàng nước ngoài Công ty nhập hàng từ nước ngoài qua các bạn hàng nhập khẩu tìm kiếm nguồn hàng trên thị trường thế giới sau đó chuyển cho các nhu cầu trong nước hình thức thanh toán chủ yếu là LC (thư tín dụng, Lettr cridite).
2.2.5. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
a. Lập phương án kinh doanh .
- Khi doanh nghiệp xuất khẩu .
+ Lập phương án sản xuất
+ Lựa chọn bạn hàng.
+ Lựa chọn điều kiện cơ sở giao dịch
+ Phương thức
- Khi doanh nghiệp nhập khẩu
+ Lựa chọn bạn hàng
+ Lựa chọn điều kiện cơ sở giao dịch
+ Lựa chọn phương thức thanh toán
b. Tổ chức điều tra nghiên cứu thị trường
c. Tổ chức ký kết hợp đồng.
- Những công việc trước khi giao dịch tiến tới ký kết hợp đồng.
- Chuẩn bị về giao dịch
- Các bước chào hàng, hỏi hàng đặt hàng
- Các phương tiện kiểm tra tính giá hàng XNK
Quảng cáo và nhãn hiệu trong ngoại thương
Đàm phán gồm các yếu tố có tính chất quyết định như : bối cảnh, thời gian và quyền lực.
Khi ký kết hợp đồng kinh doanh XNK ( thương mại quốc tế) AGREXPORT - HNv tập trung vào điều kiện sau:
+ Điều kiện: Tên hàng, phẩm chất, số lượng, bao bì, cơ sở giao dịch, giá cả, tin hàng, thanh toán, trả tiền, khiếu nại, bảo hành các trường hợp bất khả kháng và điều kiện vận tải.
d. Thực hiện hợp đồng XNK.
+ Xin giấy phép XNK
+ Chuẩn bị XNK
+ Kiểm tra chất lượng hàng hoá
+ Thủ tục lưu cước
+ Mua bảo hiểm
+ Làm thủ tục hải quan
+ Giao nhận hàng tới tầu
+ Làm thủ tục thanh toán
e. Giải quyết tranh chấp khiếu nại (nếu có)
f. Đánh giá việc thực hiện hợp đồng XNK
2.2.6. Khó khăn và thuận lợi trong sản xuất kinh doanh của Công ty nông sản thực phẩm Hà Nội.
a. Khó khăn.
A.1. ổn định chính sách XNK.
Hoạt động xuất nhập khẩu là một hoạt động kinh doanh chịu sự tác động lờn về các yếu tố không gian, thời gian hoàn cảnh lịch sử, về giá cả, phương thức thanh toán. Giá trị hàng hoá là rất lớn nên đòi hỏi chính sách nhập khẩu của mỗi quốc gia phải ổn định lâu dài có vậy doanh nghiệp xuất khẩu mới yên tâm trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, có điều kiện thuận lợi để tìm kiếm khách hàng và thực hiện các hợp đồng kinh doanh tuy nhiên trong điều kiện nước ta hiện nay do nhiều nguyên nhân nên việc thiết lập các chính sách về kinh tế nói chung và chính sách XNK nói riêng còn gặp rất nhiều khó khăn đây là một trở ngại của các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và của AGREXPORT - HNv nói riêng.
A.2. Thủ tục hành chính và các cơ quan quản lý XNK.
Đây là một khó khăn xuất phát từ cơ chế quản lý kinh tế hành chính của nước ta. Mặc dù có nhiều sửa đổi nhưng cơ chế quản lý kinh tế nói chung v à quản lý xuất nhập khẩu nói riêng còn nhiều rườm rà về văn bản giấy tờ, các quy định trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong thực tế hiện nay có rất nhiều các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu tư TW đến địa phương với các quyền hạn quy mô và phạm vi khác nhau cho nên các văn bản thủ tục mà doanh nghiệp tuân theo còn rườm rà vẫn còn ảnh hưởng của cơ chế quản lý cũ của các cơ quan chức năng và số lượng cơ quan chức năng quản lý nên gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó hoạt động XNK rất nhạy cảm về thời gian nên sự chậm trễ vướng mắc của văn bản giâý tờ không những gây thiệt hại về hoạt động uy tín của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà còn có thể gây thiệt hại vê kinh tế trong việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. Bởi giá trị hàng hoá của XNK là lớn nên sự chậm trễ hoặc vướng mắc có thể gây thiệt hại không nhỏ về mặt kinh tế cho doanh nghiệp .
A.3. Thuế XNK.
AGREXPORT - HNv là một đơn vị sản xuất kinh doanh thương mại. Thuế xuất nhập khẩu có tác động trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Hiện nay vấn đề thuế nhập khẩu của Việt Nam là tương đối cao có những mặt hàng đánh thuế > 100% giá trị . Bởi vậy chính sách thuế nhập khẩu nói riêng và chính sách thuế XNK nói chung vẫn chưa thực sự là phù hợp. Các chính sách thuế đối với danh mục hàng hoá trong kinh doanh xuất nhập khẩu vẫn còn nhiều bất cập, có những mặt hàng khuyến khích xuất khẩu chưa có sự linh động hoặc bảo trợ phù hợp về mức thuế để cho doanh nghiệp nó có thể cạnh tranh tốt trên thị trường thế giới nhất là hàng nông sản thực phẩm.
A.4. Trợ giá và đ ầu tư phát triển cho nông sản.ư
Mặt hàng nông sản là mặt hàng chính trong hoạt động xuất khẩu của AGREXPORT - HN ở nước ta số mặt hàng được ưa chuộng trên thế giới như lạc, dầu, cà phê ... Nhưng người sản xuất nông nghiệp vẫn gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Về sản xuất người nông dân gặp khó khăn về vốn, kỹ thuật, và các định hướng sản xuất các mặt hàng hoá nông sản của Công ty. Về mặt tiêu thụ thì người nông dân gặp phải tình trạng "Được mùa nhưng vẫn lo" đó là tình trạng tụt giá hàng nông phẩn, tư thương ép giá..
Nhà nước chưa có sự nghiên cứu đầu tư tốt cho sản xuất nông nghiệp cho những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao.
A.5. Chất lượng hàng hoá nhất là nông sản.
Thực tế hiện nay mà các phương tiên thông tin đại chúng nhắc đến nhiều đó là chất lượng hàng nông sản của nước ta trên thị trường thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu của nước ta trên thị trường thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu về nông lâm thuỷ sản ... của Việt Nam khi xuất khẩu còn ở dạng thô 100% hoặc là sở chế. Trong khi xuất khẩu thế giới cần những hàng hoá ở chất lượng cao. Do đặc điểm hạn chế như vậy nên tỉ lệ về ngoại tệ thu được hay giá hàng hoá nước ta nhất là hàng nông sản còn thấp không có sức cạnh tranh cao bị ép giá trên thị trường thế giới hoặc giá xuất khẩu rẻ. Trong khi một số thị trường nhiều tiềm năng như Mỹ, Tây âu có một số đòi hỏi khắt khe về chất lượng hàng hóa các tiêu chuẩn cao mà hàng nông sản Việt Nam hiện chưa đáp ứng được nhu cầu đấy là một thực tế chung nhưng đã ảnh hưởng đến AGREXPORT - HNv trong việc khai thác tìm thị trường xuất khẩu và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Công ty.
A.6. Vốn kinh doanh.
Vốn kinh doanh là vấn đề có thế nói là nhức nhối của tất cả các doanh nghiệp trong nước. Riêng AGREXPORT - HNv mặc dù có lượng vốn lớn và có sử dụng vốn vay từ các tổ chức tín dụng, vốn ODA để mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng nguồn vốn bổ sung vẫn là vốn vay và đang ít còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty nhất là việc mở rộng quy mô số lượng các mặt hàng trong sản xuất kinh doanh ..
A.7. Thông tin và vấn đề xúc tiến thương mai.
Trong thế kỷ 21, kinh tế thế giới sẽ là kinh tế thị trường thông tin rất quan trọng trong mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội . Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung thông tin thiếu nhiều nhất là trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Trong một cuộc hội thảo về xúc tiến thương mại khi đề cập đến vấn đề xúc tiến thương mại của Việt Nam một chuyên gia nước ngoài nhận xét. "Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới đưa ra một yêu cầu tìm cho chúng tôi một bạn hàng để chúng tôi XNK và giao dịch trong khi câu nói cần thiết là chúng tôi có một số mặt hàng với chất lượng, kiểu dáng, giá cả, số lượng có thể... ra sao. Chúng tôi muốn biết trên thế giới nơi nào có nhu cầu về loại mặt hàng chúng tôi có với số lượng bao nhiêu chấp nhận giá cả như thế nào?
Thông tin có 2 loại : - Thông tin miễn phí
- Thông tin mua
Trong việc kinh doanh xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để có đủ thông tin cần kết hợp cả hai nguồ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29874.doc