MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TRONG DOANH NGHIỆP. 4
1.1. Cơ sở lý luận về tiền lương. 4
1.1.1. Khái niệm, bản chất, vai trò của tiền lương. 4
1.1.2. Những yêu cầu của tổ chức tiền lương. 6
1.1.3. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương. 7
1.1.4. Các hình thức trả lương. 9
1.1.4.1. Hình thức trả lương thời gian giản đơn. 9
1.1.4.2. Chế độ trả lương sản phẩm khoán. 9
1.2.Cơ sở lý luận về tiền thưởng. 10
1.2.1. Khái niệm, vai trò của tiển thưởng. 10
1.2.2. Những nội dung của tổ chức tiền thưởng. 11
1.2.3. Các hình thức tiền thưởng. 12
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG PETROLIMEX. 14
2.1. Một vài nét khái quát về Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex ảnh hưởng đến việc trả lương, trả thưởng. 14
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex. 14
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty. 16
2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua. 19
2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. 21
2.1.5. Đặc điểm nguồn nhân lực 27
2.2. Phân tích thực trạng các hình thức tiền lương tại Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex. 29
2.2.1. Nguồn và sử dụng quỹ tiền lương của Công ty. 29
2.2.2. Các hình thức trả lương của Công ty. 30
2.2.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian. 30
2.2.2.2. Hình thức trả lương khoán. 31
2.3. Phân tích thực trạng các hình thức tiền thưởng tại Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex. 47
2.3.1. Nguồn tiền thưởng. 47
2.3.2. Các hình thức tiền thưởng tại Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex. 47
2.3.2.1. Thưởng năng suất. 47
2.3.2.2. Thưởng cá nhân, tập thể lao động tiên tiến. 49
2.3.2.3. Các hình thức thưởng khác. 50
2.4. Các tồn tại và nguyên nhân. 53
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG PETROLIMEX. 54
3.1.Kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới có ảnh hưởng đến việc trả lương của Công ty. 54
3.1.1. Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu. 54
3.1.2. Những phương hướng hoạt động chủ yếu của Công ty năm 2008. 56
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức tiền lương, tiền thưởng tại Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex. 56
3.2.1. Hoàn thiện hình thức trả lương khoán lao động khối nghiệp vụ. 56
3.2.2. Hoàn thiện hình thức trả lương khoán lao động trực tiếp sản xuất. 60
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức tiền thưởng tại Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex. 63
3.3.1. Hoàn thiện hình thức thưởng năng suất. 63
3.3.2. Áp dụng thưởng tự tìm được hợp đồng mới. 63
3.3. Giải pháp thưởng đột xuất. 63
3.4. Một số giải pháp bổ sung. 67
3.4.1. Giải pháp về đào tạo nâng cao trình độ người lao động. 67
3.4.2. Giải pháp tạo động lực lao động. 68
3.4.3. Giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu thị trường. 69
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC 72
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3306 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện các hình thức tiền lương, tiền thưởng tại Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỨC DANH
SAU ĐH
ĐẠI HỌC
CAO ĐẲNG
TRUNG CẤP
PTTH
TỔNG
1
Kết cấu
2
2
2
Cầu đường bộ
1
1
3
Tin học
1
1
4
Nhân viên phục vụ
2
2
5
Lái xe
5
5
6
Tiên lượng dự toán
2
2
7
XD dân dụng và công nghiệp
9
9
8
XD công trình cảng đường thuỷ
3
3
9
XD công trình biển
1
1
10
Thuỷ công
1
1
11
Thiết kế đường ống
1
1
12
Máy xây dựng
1
1
13
Kinh tế xây dựng
3
4
2
9
14
Chế tạo máy mỏ
1
1
15
Cơ khí
3
3
16
Địa chất công trình
2
2
17
Điện, tự động hoá và điều khiển
6
6
18
Kiến trúc sư
6
1
7
19
Cấp thoát nước môi trường
4
4
20
Lưu trữ
2
2
21
Kinh tế lao động
3
3
22
Kinh tế thương mại
3
3
23
Kế toán
1
4
5
24
Cao đẳng địa chính
1
1
25
Hoá dầu
13
1
14
26
Công nhân xí nghiệp
1
1
27
Bảo vệ
3
3
Cộng
6
68
6
2
11
93
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính.
Nhận xét: Tổng số lao động có trình độ từ đại học trở lên là 74 người, chiếm 79,57% tổng lao động của công ty (74/93). Như vậy, trình độ chuyên môn của công ty là khá cao, số lao động trình độ từ đại học trở lên chiếm đa số trong công ty.
Bảng 3: Cơ cấu lao động theo tuổi và giới
TT
Nhóm tuổi
Tổng số
Nam
Nữ
Số lượng
%
Số lượng
%
1
20 – 30
42
27
64,29
15
35,71
2
30 – 40
17
10
58,82
7
41,18
3
40 – 50
12
7
58,33
5
41,64
4
>50
22
12
54,55
10
45,45
Tổng cộng
93
56
60,22
37
39,78
Nguồn: phòng TCHC Công ty
Nhận xét:
Nguồn nhân lực trong công ty có số lao động trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao, 23,66% lao động trong công ty. Đây là lực lượng lao động đã gắn bó với công ty từ khi công ty mới thành lập và đi vào hoạt động.
Số lao động trong độ tuổi 40 - 50 tuổi chiếm tỷ lệ rất thấp là do trong giai đoạn này công ty mới thành lập, nhu cầu tuyển dụng lao động của công ty chưa cao, sản xuất con ở quy mô nhỏ, hầu như những lao động đã tuyển dụng đều gắn bó với công ty, không có lao động rời khỏi công ty nên nhu cầu tuyển dụng là rất ít. Công ty vãn còn là công ty Nhà nước, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao nên ít mở rộng sản xuất, nhu cầu tăng thêm về nhân lực không có.
Năm 2004, công ty chuyển đổi hình thức từ công ty Nhà nước sang công ty cổ phần, kinh doanh ngày càng phát triển nhanh và nhu cầu nhân lực tăng cao. Mặt khác, nhiều lao động đến tuổi nghỉ hưu, công ty cần tuyển thêm lao động bổ sung. Do vậy, số lao động trong độ tuổi 20 – 30 chiếm tỷ lệ cao, 45,16%. Đây hầu hết là những lao động trẻ được tuyển dụng từ khi mới ra trường hoặc mới công tác 1 – 2 năm, có nhiều sáng kiến, nỗ lực phấn đấu hết mình cho công việc, mang lại năng suất lao động và lợi nhuận cao.
Lao động là nam giới chiếm đa số trong công ty và trong các phòng ban, 60,22%. Nữ chiếm tỷ lệ thấp, có phòng 100% là nam giới. Do là Công ty tư vấn thiết kế các công trình xăng dầu và dầu khí, tính chất công việc phù hợp hơn với nam giới, công việc đòi hỏi đi công tác nhiều. Vì vậy Công ty cần đa số lao động là là nam giới. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là những công việc phù hợp với yếu tố thể trạng, tâm sinh lý của nam giới. Nữ chủ yếu ở khối nghiệp vụ (kế toán, tổ chức hành chính)
2.2. Phân tích thực trạng các hình thức tiền lương tại Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex.
2.2.1. Nguồn và sử dụng quỹ tiền lương của Công ty.
* Nguồn quỹ tiền lương của Công ty: Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Công ty xác định nguồn quỹ tiền lương để trả lương cho người lao động bao gồm:
- Quỹ tiền lương theo đơn giá đã được duyệt (VĐG)
- Quỹ tiền lương từ các nguồn khác (VK)
- Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang (VDF)
V = VĐG + VDF + VK
* Sử dụng tổng quỹ tiền lương: Tổng quỹ tiền lương của Công ty được chia cho các quỹ như sau:
Quỹ tiền lương để trả trực tiếp cho người lao động theo hình thức khoán: chiếm ít nhất bằng 76% tổng quỹ tiền lương.
Quỹ tiền lương còn lại: dùng vào các công việc sau:
Trả cho lao động được Công ty cử đi học tập, tập huấn nghiệp vụ, chuyên môn, tham gia huấn luyện và hội thao quân sự, đi họp nghỉ phép,…
Trả lương cho Chủ tịch HĐQT, thù lao cho các thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát kiêm nhiệm.
Thưởng, khuyến khích lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
Trả cho lao động trực tiếp trong hai tháng chưa thạo việc.
Trả lương khoán công việc cho Tổ Bảo vệ, nhân viên phục vụ.
Trả 03 tháng lương cho lao động đến tuổi nghỉ hưu.
Quỹ lương dùng để dự phòng.
2.2.2. Các hình thức trả lương của Công ty.
2.2.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian.
Lương thời gian trả cho người lao động được tính trong các trường hợp sau:
- Người lao động thử việc được hưởng 70% tiền lương cấp bậc. Phần tiền lương này do Công ty chi trả, không tính vào đơn giá tiền lương của đơn vị.
- Người lao động trực tiếp sản xuất trong thời gian đi học, tham gia huấn luyện và hội thao quân sự, đi họp không liên quan đến chuyên môn.
- Trước lúc nghỉ hưu, người lao động được hưởng 03 tháng tiền lương và phụ cấp (nếu có).
- Các ngày nghỉ lễ, nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng, người lao động được hưởng 100% tiền lương cấp bậc và phụ cấp (nếu có).
- Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc do vi phạm kỷ luật lao động được quy định tại điều 33 khoản 6 Nội quy lao động; bị tạm giam, tạm chờ cơ quan điều tra làm rõ nguyên nhân, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương cấp bậc. Nếu người lao động không có lỗi, bị oan hoặc được miễn tố thì được lĩnh đủ 100% lương cấp bậc nhưng tối đa không quá 3 tháng, nếu có lỗi cũng không phải trả lại lương đã tạm ứng.
- Phụ cấp trách nhiệm đối với tổ trưởng sản xuất, thủ quỹ.
- Tiền lương trả cho Chủ tịch HĐQT chuyên trách, trả thù lao cho các thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát kiêm nhiệm, thư ký tổng hợp.
Cách tính lương thời gian Công ty áp dụng như cách tính lương theo thang bảng lương của Nhà nước:
TLtgi = (HSLtgi + PCi) * TLminNN * NCtti / 22.
Trong đó: TLtgi là tiền lương thời gian của người lao động i.
HSLtgi là hệ số lương cấp bậc của người lao động i, tính theo thang bảng lương Nhà nước.
PCi là hệ số phụ cấp của người lao động i, theo quy định của Nhà nước.
TLminNN là tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Tiền lương tối thiểu của công ty bằng tiền lương tối thiểu Nhà nước quy định.
NCtti: ngày công thực tế tính lương thời gian của người lao động i.
2.2.2.2. Hình thức trả lương khoán.
Tiền lương khoán của Công ty là tiền lương của từng đơn vị trên cơ sở tỉ suất tiền lương tính theo doanh thu thực hiện hàng tháng. Cách trả lương khoán được áp dụng cho tất cả người lao động có ký hợp dồng lao dộng trong Công ty.
Tiền lương khoán được chia trả làm 2 lần để thanh toán lương tháng cho người lao động:
Lần 1: Tiền lương trả cho người lao động lần 1 được tính bằng 50%mức lương tính theo hệ số lương và tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định trên cơ sở ngày công làm việc thực tế của người lao động tại bảng chấm công của kỳ II tháng trước liền kề và kỳ I tháng trả lương ( tính từ ngày 16 tháng trước kiền kề đến ngày 15 tháng trả lương).
Tiền lương lần 1 được trả cho người lao động vào ngày 15 hàng tháng, dự kiến chiếm khoảng 5% doanh thu.
Công thức tính lương lần 1 như sau:
- Tiền lương lần 1 của từng đơn vị là:
TLAlần1 = (50% * HSLAlần1 * TLminNN * NCttA)/22
Trong đó: TLAlần1 là tiền lương lần 1 của đơn vị A
HSLAlần1 là hệ số lương cấp bậc bình quân của đơn vị A.
TLminNN là tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
NCttA là tổng số ngày công làm việc thực tế trong tháng của tất cả người lao động trong đơn vị A (Không tính ngày nghỉ phép, học tập, quân sự, việc riêng,…).
- Tiền lương lần 1 của từng người lao động trong từng đơn vị như sau:
TLilần1 = (50% * HSLilần1 * TLminNN * NCtti)/22
Trong đó: TLilần1 là tiền lương của người lao động thứ i
HSLilần1 Là hệ số lương cấp bậc của người lao động i tính theo thang bảng lương của Nhà nước
NCtti là ngày làm việc thực tế của người lao động i trong tháng (Không tính những ngày nghỉ phép, họp, học tập, quân sự..)
Tiền lương lần 1 của người lao động được dùng làm căn cứ tính và hưởng chế độ bảo hểm xã hội.
Lần 2: Tiền lương trả cho người lao động lần 2 là phần tiền lương khoán còn lại sau khi đã trừ đi tiền lương lần 1, được tính trên cơ sở tỷ suất tiền lương quy định đã được Công ty duyệt, doanh thu thực hiện của các đơn vị trong tháng, hệ số chức danh công việc, hệ số hoàn thành công việc của từng người lao động trong tháng và ngày công làm việc thực tế trong tháng để thanh toán cho người lao động.
Căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế, theo Quyết định số 156/PEC-GĐ-QĐ ban hành ngày 20/10/2004 về việc quy định tỷ lệ khoán sản phẩm trong Công ty, tỷ suất tiền lương theo doanh thu cho các nội dung công việc được quy định như sau:
Thiết kế phía bắc: 23% doanh thu dự án tiền khả thi, khả thi, báo cáo kinh tế kỹ thuật, :
Ban đại diện phía Nam: 35% doanh thu dự án tiền khả thi, khả thi, báo cáo kinh tế kỹ thuật,
Ban giám đốc: 2,2% doanh thu sản xuất chính và kinh doanh khác.
Khối nghiệp vụ (phòng Kinh doanh, Kế toán tài chính, Tổ chức hành chính):
+> 7,15% doanh thu dự án tiền khả thi, khả thi, báo cáo kinh tế kỹ thuật Thiết kế phía Bắc.
+> 4,3% doanh thu dự án tiền khả thi, khả thi, báo cáo kinh tế kỹ thuật Thiết kế phía Nam.
+> 5,5% doanh thu khảo sát địa hình, địa chất.
+> 5% doanh thu kinh doanh khác.
+> 1% doanh thu xây lắp.
Các công việc như thẩm định thiết kế, dự toán, phương án kỹ thuật đấu thầu, tuỳ theo tính chất và đặc điểm của công việc để giao khoán cụ thể.
Đối với công trình khảo sát địa hình, địa chất, thực hiện khoán toàn bộ chi phí, trong đó tiền lương không quá 22% doanh thu, còn lại các chi phí mua sắm vật tư, lán trại, xăng xe, công tác phí và các chi phí khác theo quy định hiện hành cảu Nhà nước về đơn giá định mức dự toán khảo sát.
Tiền lương lần 2 được trả cho người lao động vào ngày 30 hàng tháng.
Tiền lương lần hai được tính khác nhau đối với lao động quản lý, nghiệp vụ và lao động trực tiếp sản xuất:
Đối với lao động quản lý, nghiệp vụ, tiền lương khoán thanh toán lần 2 được tính như sau:
- Tiền lương lần 2 của đơn vị bằng tổng tiền lương khoán của đơn vị tính theo tỷ suất quy định trừ đi tiền lương lầ 1 của đơn vị đã thanh toán trong tháng.
TLAlần2 = TLKA - TLAlần1
Trong đó: TLAlần2 là tiền lương khoán được trả lần 2 của đơn vị A.
TLKA là tổng tiền lương khoán của đơn vị A tính theo tỷ suất quy định.
- Tiền lương lần 2 của từng lao động trong khối nghiệp vụ và lao động quản lý là:
TLilần2 =
Vậy, tổng tiền lương của người lao động i trong tháng được tính như sau:
TLi = TLtgi + TLilần1+ TLilần2
Trong đó: TLi là tổng tiền lương lần 1 và lần 2 của người lao động i trong tháng
TLtgi là tiền lương thời gian của người lao động i trong tháng (nếu có).
* Hệ số lương chức danh công việc
Hệ số lương chức danh công việc được xây dựng để làm căn cứ tính lương lần 2 chỉ áp dụng cho loại hình lao động quản lý, chuyên môn nghiệp vụ và không áp dụng cho loại hình lao động trực tiếp sản xuất.
Nguyên tắc xếp bậc và hệ số lương chức danh: Số bậc trong từng ngạch và hệ số lương chức danh trong từng bảng hệ số lương chức danh công việc được xác định trên cơ sở nội dung, tính chất, mức độ phức tạp của công việc và mức tiêu hao lao động. Hệ số lương chức danh công việc được xếp trong bảng lương chức danh không phụ thuộc vào hệ số lương hiện hưởng theo quy định của Nhà nước.
Điều chỉnh hệ số lương chức danh: căn cứ vào nhiệm vụ, khối lượng và mức độ phức tạp của công việc được giao cho người lao động, kết hợp với việc đánh giá kết quả lao động của từng người lao động trong từng tháng, định kỳ 6 tháng lãnh đạo phòng xem xét, điều chỉnh lại hệ số lương chức danh công việc cho từng người lao động trên cơ sở danh sách đề nghị của đơn vị.
Xác định bậc trong bảng hệ số lương chức danh công việc để thanh toán lương lần 2:
+> Đối với lãnh đạo công ty: hệ số lương chức danh được chia làm 2 bậc.
+> Trưởng phòng: tiền lương lần 2 theo chức danh công việc của trưởng phòng bằng 2 lần tiền lương bình quân lần 2 của lao động trong khối nhiệp vụ hay phòng sản xuất.
+> Phó phòng: Tiền lương lần hai theo chức danh công việc của phó phòng bằng 1,5 lần tiền lương bình quân lần 2 của lao động trong khối nghiệp vụ hay trong phòng sản xuất.
+> Trường hợp quyền trưởng phòng hay phó phòng phụ trách đơn vị là người được tạm giao điều hành mọi hoạt đông của đơn vị thì được hưởng hệ số lương chức danh công việc như trưởng phòng trong thời gian phụ trách.
+> Đối với lao động chuyên môn nghiệp vu: Các chức danh chuyên viên, cán sự, nhân viên phục vụ xác định theo 3 bậc. Riêng lao động làm chuyên môn nghiệp vụ trong thời gian tập sự công việc hay chưa thành thạo công việc thì chỉ được hưởng 80% hệ số lương chức danh bậc 1 của chức danh công việc đang đảm nhận. Sau khi hết thời gian tập sự và đảm nhiệm được công việc, lãnh đạo phòng đề nghị bằng văn bản của Công ty, qua phòng Tổ chức hành chính trình giám đốc, để xếp cho lao động đó hệ số vào bậc 1.
Bảng 4: Bảng bậc - hệ số lương chức danh cán bộ lãnh đạo Công ty:
STT
Chức danh
Hệ số - Bậc lương
Ghi chú
Bậc 1
Bậc 2
1
Giám đốc
9,3
10,6
2
Phó giám đốc
8
9,2
3
Kế toán trưởng
7,5
8,4
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
Bảng 5: Bảng bậc - hệ số lương chức danh công việcđối với lao động
làm việc tại các phòng nghiệp vụ:
STT
Chức danh
Hệ số - Bậc lương
Ghi chú
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
1
Chuyên viên
3,3
4,3
5,06
2
Các sự, nhân viên nghiệp vụ,
photo copy tài liệu
2,3
2,9
3,8
3
Lái xe
2,3
3,0
3,8
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
* Hệ số hoàn thành công việc:
Hệ số hoàn thành công việc của từng người lao động trong tháng được quy định cho lao động quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, không quy định cho lao động trực tiếp sản xuất. Hệ số hoàn thành công việc được chia làm 4 mức:
+> Hệ số 0,9: là mức người lao động chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực hiện chưa đạt năng suất, không chấp hành nội quy, quy chế, kỷ luậtlao động hoặc khi thực hiện công việc còn có sai sót ảnh hưởng đến uy tín, kinh tế của Công ty.
+> Hệ số 1: là mức người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực hiện đạt năng suất, chấp hành nội quy, quy chế, kỷ luật lao động hoặc khi thực hiện công việc không có sai sót ảnh hưởng đến uy tín, kinh tế của Công ty.
+> Hệ số 1,05: là mức người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao (cả về khối lượng, chất lượng và thời gian yêu cầu), chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, kỷ luật lao động hoặc khi thực hiện công việc không có sai sót ảnh hưởng đến uy tín của Công ty. Đối với cán bộ quản lý thì đơn vị đó phải hoàn thành công việc mà Công ty giao không có vi phạm gì trong công tác quản lý.
+> Hệ số 1,1: là mức người lao động hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao (cả về khối lượng, chất lượng và thời gian yêu cầu), chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, kỷ luật lao động hoặc khi thực hiện công việc không có sai sót. Đối với cán bộ quản lý thì đơn vị đó ngoài việc hoàn thành công việc mà Công ty giao theo chuyên môn nghiệp vụ còn thực hiện thêm công việc đột xuất hoặc đơn vị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đã được Hội đồng quản trj phê duyệt và không vi phạm gì trong công tác quản lý.
Hàng tháng, căn cứ vào hiệu quả, khối lượng hoàn thành công việc được gaio, việc chấp hành nội quy, quy chế và quy định của Công ty, hệ số hoàn thành công việc của người lao động được xem xét và xếp như sau:
+> Đối với chức danh giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng: hệ số hoàn thành công việc do Hội đồng xếp lương Công ty xét duyệt.
+> Đối với các chức danh trưởng phòng, phó phòng: Hệ số hoàn thành công việc do Ban Giám đốc công ty xét duyệt.
+> Đối với lao động chuyên môn nghiệp vụ: Hệ số hoàn thành công việc do trưởng các đơn vị xét và đề nghị Giám đốc duyệt.
Tiền lương trả lần 2 cho lao động trực tiếp sản xuất không xác định theo hệ số lương chức danh công việc cố định mà tính theo tỷ suất tiền lương cho từng loại hình công việc quy định và kết quả lao động của mỗi người.
* Những ưu điểm của cách tính trả lương khoán đối với lao động khối nghiệp vụ:
- Đơn giản, dễ hiểu, giúp người lao động dễ dàng tính toán được mức lương hang tháng mình được lĩnh.
- Cách tính lương có tính đến hệ số hoàn thành công việc, do đó khuyến khích người lao động làm việc nhiệt tình, nỗ lực để hoàn thành tốt công việc, đạt được hệ số cao để có thể nâng cao thu nhập của bản thân.
- Tính lương theo hệ số lương chức danh công việc, không phụ thuộc nhiều vào yếu tố kinh nghiệm, thâm niên công tác. Do đó, những người trẻ tuổi hoàn toàn có khả năng nhận được mức lương cao như những người lao động làm việc lâu năm, chỉ cần có trình độ và năng lực cao, có ý thức phấn đấu trong công việc. Ngược lại, những lao động có thâm niên công tác nhiều năm cũng cần cố gắng làm việc để duy trì mức lương cao.
* Những nhược điểm của cách tính trả lương khoán đối với lao động khối nghiệp vụ:
Chia lương khoán theo bảng lương chức danh có tính đến hệ số hoàn thành công việc có tác dụng kích thích nâng cao năng suất lao động rất lớn. Tuy nhiên, do số bậc lương trong bảng lương chức danh hiện nay công ty đang áp dụng ít nên tiền lương còn mang tính chất bình quân. Có những người lao động có trình độ khác nhau, mức độ đóng góp cho công việc khác nhau nhưng cùng được xếp vào một bậc lương, mức lương nhận được tương đương nhau. Từ đó dẫn đến bất mãn trong lao động.
Mặc dù hình thức tiền lương này có tính đến hệ số hoàn thành công việc của người lao động nhưng trên thực tế thực hiện, hầu hết người lao động được tính hệ số bằng 1, không có sự xem xét, đánh giá cụ thể để cho hệ số. Do đó, việc đưa hệ số hoàn thành vào cách tính lương chỉ mang tính chất hình thức, không có tác dụng khuyến khích lao động làm việc hiệu quả hơn.
Đối với lao động trực tiếp sản xuất, tiền lương lần 2 được tính như sau:
- Tiền lương lần 2 của đơn vị bằng tổng tiền lương khoán của đơn vị tính theo tỷ suất quy định trừ đi các khoản sau:
+ Tiền lương lần 1 đã thanh toán trong tháng.
+ Tiền lương lần 2 trả cho lãnh đạo phòng.
+ 5% - 10% giá trị tiền lương khoán (do lãnh đạo phòng quyết định) để trả cho các công việc làm thêm giờ và xử lý các công việc còn tồn tại trước đây.
TLAlần2 = TLKA - TLAlần1 – 7%TLKA – TLlãnh đạo phòng
Trong đó: TLlãnh đạo phòng là tiền lương trả cho lãnh đạo phòng
Tiền lương lãnh đạo phòng bao gồm tiền lương trưởng phòng và tiền lương phó phòng, được xác định cụ thể như sau:
TLlãnh đạo phòng = TLtrưởng phòng lần2 + TLphó phòng lần 2
TLtrưởng phòng lần 2 =
TLphó phòng lần 2 =
( n là số lao động trong đơn vị có lãnh đạo phòng)
- Tiền lương lần 2 của người lao động i được tính trên cơ sở tỷ suất tiền lương theo mức độ đóng góp của từng người lao động vào sản phẩm làm ra của đơn vị. Tiền lương khoán lần 2 của cả đơn vị được chia cho từng người lao động theo Quy định số 647/PEC-GĐ-QĐ ban hành ngày 20/10/2004 quy định tạm thời về việc trả lương đối với lao động làm việc tại phòng Thiết kế. Theo quy định này, tỷ lệ tiền lương khoán cho các loại hình công việc (sau khi đã trừ đi các khoản tiền lương lần 1, tiền lương trả cho lãnh đạo phòng,…) được phân phối như sau:
A. Đối với cửa hàng xăng dầu:
1. Chia đều: 15% * (TLlần2)
2. Thiết kế sơ bộ: 5% * (TLlần2 -1)
3. Chủ nhiệm công trình: 3% * (TLlần2 -1-2)
4. Chia theo loại hình công việc: A = (TLlần2 -1-2-3)
- Mặt bằng: 2,5% A.
- Công nghệ: 18% A.
- Kiến trúc: 15% A.
- Kết cấu: 36% A.
- Cấp thoát nước môi trường: 9% A.
- Điện dộng lực, chiếu sáng: 9,5% A.
- Tiên lượng dự toán: 10% A.
B. Đối với kho xăng dầu và kho khí hoá lỏng:
1. Chia đều: 15% * (TLlần2)
2. Thiết kế sơ bộ: 4% * (TLlần2 -1)
3. Chủ nhiệm công trình: 7% * (TLlần2 -1-2)
4. Tự động hoá: 5% * (TLlần2 -1-2-3).
5. Chia theo loại hình công việc: A = (TLlần2 -1-2-3-4)
- Mặt bằng: 3% A.
- Công nghệ: 23% A.
- Kiến trúc: 15% A.
- Kết cấu: 30% A.
- Cấp thoát nước môi trường: 10% A.
- Điện dộng lực, chiếu sáng: 9% A.
- Tiên lượng dự toán: 10% A.
C. Đối với kho nhựa đường
1. Chia đều: 15% * (TLlần2)
2. Thiết kế sơ bộ: 4% * (TLlần2 -1)
3. Chủ nhiệm công trình: 7% * (TLlần2 -1-2)
4. Tự động hoá: 5% * (TLlần2 -1-2-3).
5. Công nghệ + nhiệt + khí nén: 7% * TLlần2
6. Kết cấu: 2% * TLlần2
7. Chia theo loại hình công việc: A = (TLlần2 -1-2-3-4-5-6)
- Mặt bằng: 3% A.
- Công nghệ: 23% A.
- Kiến trúc: 15% A.
- Kết cấu: 30% A.
- Cấp thoát nước môi trường: 10% A.
- Điện dộng lực, chiếu sáng: 9% A.
- Tiên lượng dự toán: 10% A.
D. Nhà máy pha chế dầu nhờn:
1. Chia đều: 15% * (TLlần2)
2. Thiết kế sơ bộ: 4% * (TLlần2 -1)
3. Chủ nhiệm công trình: 7% * (TLlần2 -1-2)
4. Tự động hoá: 5% * (TLlần2 -1-2-3).
5. Công nghệ + nhiệt +trộn khuấy + khí nén: 10% * TLlần2
6. Kết cấu: 4% * TLlần2
7. Chia theo loại hình công việc: A = (TLlần2 -1-2-3-4-5-6)
- Mặt bằng: 3% A.
- Công nghệ: 23% A.
- Kiến trúc: 15% A.
- Kết cấu: 30% A.
- Cấp thoát nước môi trường: 10% A.
- Điện dộng lực, chiếu sáng: 9% A.
- Tiên lượng dự toán: 10% A.
E. Đối với kho hàng khô:
1. Chia đều: 15% * (TLlần2)
2. Thiết kế sơ bộ: 4% * (TLlần2 -1)
3. Chủ nhiệm công trình: 7% * (TLlần2 -1-2)
4. Tự động hoá: 5% * (TLlần2 -1-2-3).
5. Chia theo loại hình công việc: A = (TLlần2 -1-2-3-4)
- Mặt bằng: 5% A.
- Công nghệ: 5% A.
- Kiến trúc: 20% A.
- Kết cấu: 47% A.
- Cấp thoát nước môi trường: 5% A.
- Điện dộng lực, chiếu sáng: 8% A.
- Tiên lượng dự toán: 10% A.
F. Đối với dự án đầu tư:
1. Chia đều: 20% * (TLlần2)
2. Chủ nhiệm dự án: 8% * (TLlần2 -1)
3. Khảo sát hiện trường, lấy số liệu (nếu có sẽ được thanh toán theo thực té do lãnh đạo phòng quyết định cụ thể).
4. Viết dự án: A = 32% * (TLlần2 -1-2-3):
- Chương 1: Căn cứ xác định sự cần thiết phải đầu tư: 20% A.
- Chương 2: Lựa chọn hình thức đầu tư và quy mô công suất: 6% A.
- Chương 3: Chương trình sản xuất và các yếu tố đáp ứng: 4% A.
- Chương 5: Các giải pháp kỹ thuật: 24% A.
+ Công nghệ: 12% A.
+ Cấp thoát nước, môi trường: 7%A.
+ Điện, tự động hoá: 5% A.
- Chương 6: Các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng: 11% A.
- Chương 7: Giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường: 4% A.
- Chương 8: Tổ chức sản xuất và sử dụng lao động: 3% A.
- Chương 9: Phân tích kinh tế tài chính (khái toán, nguồn vốn, tổng đầu tư, tiến độ huy động vốn, phương án vay hoàn thừ vốn, đánh giá hiệu quả đầu tư): 16% A.
- Chương 10: Kết luận và kiến nghị: 3% A.
- Đánh máy, chỉnh sửa: 4%A.
5. Thiết kế cơ sở: B = 68% * (TLlần2 -1-2-3), được chia cho các bộ môn như sau:
- Tổng mặt bằng: 12% B.
- Công nghệ: 19% B.
- Kiến trúc: 9% B.
- Kết cấu: 31% B.
- Cấp thoát nước môi trường: 10% B.
- Điện tự động hoá: 10% B.
- Tiên lượng dự toán: 9% B.
Chủ nhiệm dự án có trách nhiệm tổng hợp và lập thuyết minh thiết kế cơ sở.
G. Đối với công việc lập dự án công trình tuyến:
1. Chia đều: 23% * (TLlần2)
2. Chủ nhiệm dự án: 8% * (TLlần2 -1)
3. Khảo sát hiện trường, lấy số liệu (nếu có sẽ được thanh toán theo thực tế do lãnh đạo phòng quyết định cụ thể).
4. Viết dự án: A = 32% * (TLlần2 -1-2-3)
5. Thiết kế cơ sở: B = 68% * (TLlần2 -1-2-3), được chia cho các bộ môn như sau:
- Tuyến ống: 70% B.
- Chống ăn mòn: 20% B.
- Dự toán: 10% B.
Chủ nhiệm dự án có trách nhiệm tổng hợp và lập thuyết minh thiết kế cơ sở.
Căn cứ quy định trên và công việc đã hoàn thành lãnh đạo các đơn vị thiết kế phân phối tiền lương cho lao động trong đơn vị trình Giám đốc duyệt.
Trường hợp đặc biệt có bộ môn không tham gia vào dự án thì không chia tiền cho bộ môn đó hoặc ngược lai có bộ môn khối lượng công việc quá lớn, lãnh đạo phòng lập phương án phân phối tiền lương cho ngườilao động trình Giám đốc duyệt.
Vậy, tiền lương của người lao động trực tiếp sản xuất trong tháng được lĩnh như sau:
TLi = TLtgi + TLilần1+ TLilần2
Trong đó: TLi là tổng tiền lương lần 1 và lần 2 của người lao động i trong tháng
TLtgi là tiền lương thời gian của người lao động i trong tháng (nếu có).
* Những ưu điểm của cách tính trả lương khoán đối với lao động trực tiếp sản xuất:
- Tiền lương được trả theo tỷ suất từng bộ môn trong công trình, người lao động làm công việc gì được trả tiền lương cho công việc đó, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít. Tiền lương gắn trực tiếp với kết quả lao động, công sức người lao động bỏ ra để hoàn thành công việc. Nhờ đó, nó khuyến khích người lao động chăm chỉ làm việc, có trách nhiệm với công việc.
* Những nhược điểm của cách tính trả lương khoán đối với lao động trực tiếp sản xuất:
- Cách chia khoán phức tạp, rất dễ nhầm lẫn không chỉ đối với người lao động mà đối với cả cán bộ lao động tiền lương; người lao động nhận lương nhưng không thực sự hiểu vì sao người này nhận được nhiều hơn, vì sao người kia nhận được ít. Do đó, cách trả lương này chưa tạo được động lực lao động, sự thoả mãn với công việc.
- Nhiều công trình kéo dài nhiều năm mới được nghiệm thu. Trong thời gian đó, lãnh đạo phòng có thể thay đổi, quy chế thay đổi, một số người thực hiện công trình đó trước đây giờ đã chuyển đi,…. Khi công trình nghiệm thu, chia lương khoán theo tỷ lệ quy định, phải rà soát lại từng năm, ai làm lãnh đạo phòng trong khoảng thời gian ấy, những ai đã tham gia thực hiện công trình. Do đó, việc chia lương tuy không khó nhưng rất phức tạp, mất nhiều công sức và thời gian của cán bộ lao động tiền lương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12043.doc