Chuyên đề Hoàn thiện các hình thức trả lương tại chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc

MỤC LỤC

 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ 2

LỜI MỞ ĐẦU 6

1. Lý do chọn đề tài 6

3. Mục tiêu nghiên cứu 7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 7

5. Mẫu khảo sát 8

6. Phương pháp nghiên cứu 8

7. Kết cấu khóa luận 8

CHƯƠNG 1. 9

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 9

1.1. Lý luận chung về tiền lương trong Doanh nghiệp 9

1.1.1. Khái niệm về tiền lương và tiền công. 9

1.1.2. Bản chất của tiền lương, tiền công. 10

1.1.3. Vai trò của tiền lương. 11

1.1.3.1. Về mặt kinh tế 11

1.1.3.2. Về mặt chính trị xã hội. 11

1.2. Lý luận chung về các hình thức trả lương trong Doanh nghiệp 12

1.2.1. Khái niệm về hình thức trả lương. 12

1.2.2. Vai trò của hình thức trả lương trong doanh nghiệp 13

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc xây dựng và áp dụng các hình thức trả lương trong doanh nghiệp. 13

1.2.3.1. Các yếu tố thuộc về môi trường bên trong 13

1.2.3.2. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài 14

1.3. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp. 15

1.3.1.Hình thức trả lương theo sản phẩm 15

1.3.1.1. Chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân 16

1.3.1.2. Trả lương sản phẩm tập thể. 17

1.3.1.3. Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng 18

1.3.1.4. Chế độ trả lương sản phẩm khoán 18

1.3.2. Hình thức trả lương theo thời gian 19

1.3.2.1. Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản 20

1.3.2.2. Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng 21

1.4. Sự cần thiết phải hoàn thiện các hình thức trả lương tại Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc. 21

1.4.1. Vai trò đối với người lao động 21

1.4.2. Vai trò đối với Chi nhánh 22

 

CHƯƠNG 2 23

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CHI NHÁNH XĂNG DẦU VĨNH PHÚC 23

2.1. Khái quát chung về Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc. 23

2.1.1. Giới thiệu chung về Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc 23

2.1.2 Quá trình hình thành và phát tiển của Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc 23

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc. 24

2.1.4. Bộ máy tổ chức quản lý của Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc 25

2.1.5. Thực trạng nguồn nhân lực của Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc 28

2.1.6. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc. 31

2.1.6.1. Đặc điểm về sản phẩm. 31

2.1.6.2. Hình thức hoạt động của Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc. 31

2.1.6.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. 32

2.2. Phân tích thực trạng chung về tiền lương tại Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc. 33

2.2.1. Thang bảng lương Chi nhánh đang áp dụng 34

2.2.2. Định mức lao động tổng hợp 35

2.2.3. Mức lương tối thiểu Chi nhánh xây dựng 36

2.2.4. Quy chế trả lương 36

2.3. Phân tích thực trạng các hình thức trả lương tại Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc. 37

2.3.1. Phân tích thực trạng hình thức trả lương thời gian 37

2.3.2. Phân tích thực trạng hình thức trả lương sản phẩm 43

2.3.2.1. Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân và tập thể. 43

2.3.2.2. Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng 48

2.3.2.3. Chế độ trả lương sản phẩm khoán 49

2.3.3. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn các hình thức trả lương tại Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc 50

2.3.3.1. Các quy định của pháp luật liên quan tới các hình thức trả lương 50

2.3.3.2. Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh 51

2.3.3.3. Đặc điểm về lao động 51

2.3.3.4. Quan điểm trả lương của Chi nhánh 52

2.4. Đánh giá chung về tình hình thực hiện các hình thức trả lương tại Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc 53

2.4.1. Những mặt đạt được trong các hình thức trả lương tại Chi nhánh 53

2.4.2. Những vấn đề còn tồn tại trong các hình thức trả lương tại Chi nhánh 54

2.4.3. Nguyên nhân dẫn tới các vẫn đề còn tồn tại trong các hình thức trả lương tại Chi nhánh 54

 

CHƯƠNG 3 56

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CHI NHÁNH XĂNG DẦU VĨNH PHÚC. 56

3.1. Phương hướng phát triển kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian tới 56

3.1.1. Những thuận lợi của Chi nhánh 56

3.1.2. Những khó khăn của Chi nhánh trong thời gian tới. 56

3.1.3. Phương hướng nhiệm vụ của Chi nhánh trong thời gian tới. 57

3.1.3.1. Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh. 57

3.1.3.2. Phương hướng thực hiện tốt quy chế trả lương mới của Chi nhánh. 57

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc 58

3.2.1. Hoàn thiện các điều kiện trả lương 58

3.2.1.1. Hoàn thiện bản phân tích công việc 58

3.2.1.2. Hoàn thiện công tác định mức lao động 61

3.2.1.3. Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện kinh doanh bán xăng dầu. 62

3.2.2. Hoàn thiện các hình thức trả lương tại Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc. 63

3.2.2.1. Đối với hình thức trả lương thời gian 63

3.2.2.2. Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm 66

3.2.3. Một số giải pháp khác 67

KẾT LUẬN 69

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2182 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện các hình thức trả lương tại chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đảm bảo phù hợp giữa các thế hệ nhằm tạo điều kiên tốt nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp có hiệu quả, Chi nhánh có đội ngũ lao động trẻ tuổi. Đây là độ tuổi thích hợp nhất lao động hăng hái làm việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách chiến lược kinh doanh của Chi nhánh. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn Công ty luôn chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đào tạo lao động nhằm đáp ứng tốt nhất với yêu cầu công việc thông qua những chính sách đúng đắn, trình độ chuyên môn khá đầy đủ với nhiều nghành nghề được đào tạo, tập trung nhiều nhất ở trình độ Trung cấp, Sơ cấp 131 người chiếm 70,1 %, Đại học Cao đẳng chiếm 27,8 %,thấp nhất là công nhân kỹ thuật chiếm 0,5% và công nhân lái xe chiếm 1,6 %. Cơ cấu này phản ánh đúng với nhu cầu công tac cũng như mức độ đáp ứng trình độ đào tạo với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh. Công việc sản xuất kinh doanh chủ yếu cần nhiều lao động có trình độ Trung cấp, sơ cấp. Còn lại trình độ đào tạo Đại học, Cao đẳng chiếm một phần hợp lý trong công tác quản lý. * Nhận xét: Như vậy, nhìn vào cơ cấu chất lượng lao động tại Chi nhánh ta thấy có sự hợp lý về các mặt, tuy nhiên vẫn còn những vấn đề cần tập trung để giải quyết cho hợp lý hơn. 2.1.6. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc. 2.1.6.1. Đặc điểm về sản phẩm. Sản phẩm kinh doanh chủ yếu của Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc là mặt hàng xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu như: Gas, Dầu mỡ nhờn (DMN), Mazut… Nguồn hàng thì Chi nhánh lập đơn hàng và nhận hàng theo kế hoạch điều động của Công ty xăng dầu khu vực I. Giá nhập kho và giá bán theo quy định của thống nhất trong ngành của từng khu vực. Chi nhánh thực hiện bán hàng và hưởng chiết khấu theo doanh số bán hàng. Do đó, thực chất của việc hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu nhằm đẩy mạnh quá trình bán hàng để tăng sản lượng hàng tiêu thụ, tăng doanh thu để tăng phần chiết khấu được hưởng đồng thời phải cắt giảm chi phí tối đa. 2.1.6.2. Hình thức hoạt động của Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc. Hình thức kinh doanh đó chính là kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu khác như GAS, dầu hỏa, dầu mazut với các hình thức như: bán trực tiếp, bán buôn, bán lẻ, bán thông qua các đại lý, bán xăng qua các cửa hàng xăng dầu. Nguồn sản lượng được Công ty Xăng dầu khu vực I chi phối. Công ty giao quỹ tiền lương, đơn giá tiền lương, quỹ sản lượng cho Chi nhánh dựa vào số lao động định biên của Chi nhánh. Từ đó Chi nhánh phân bổ quỹ tiền lương, sản lượng cho các Phòng ban trong Chi nhánh và các cửa hàng trực thuộc. 2.1.6.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh từ năm 2007 dến năm 2009 Stt Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Sản lượng và số tiền So với năm 2007(%) Sản lượng và số tiền So với năm 2008(%) 1 SLTH (m3) 14085 14389 102.16 15640 108.69 2 Doanh thu ( triệu đồng ) 156032 182502 116.96 230451 126.27 3 Lợi nhuận (triệu đồng ) 452 620 137.17 745 120.16 4 Nộp NSNN ( triệu đồng ) 720 856 118.89 937 109.46 5 Thu nhập BQ/01người (đồng ) 1800000 2000000 111.11 2200000 110.00 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc) Qua trên ta thấy, doanh thu của Chi nhánh qua 3 năm đểu tăng lên năm 2007 đạt 156032 triệu đồng, sản lượng bán ra là 14085 m3. Năm 2008 doanh thu đạt 182502 triệu đồng, tăng 16.96% so với năm 2007, sản lượng bán ra là 14389 m3 tăng 2.16% so với năm 2007. Năm 2009 doanh thu đạt 230451 triệu đồng, tăng 26.27% so với năm 2008, sản lượng bán ra là 15640 m3 tăng 8.69% so với năm 2008. Lợi nhuận và nộp ngân sách qua các năm cũng tăng lên năm 2009 lợi nhuận đạt 743 triệu đồng tăng 20.16% so với năm 2008, nộp ngân sách Nhà nước năm 2009 là 937 triệu đồng tăng 9.46% so với năm 2008. Đặc biệt là thu nhập bình quân đầu người của lao động cũng tăng lên qua các năm, năm 2007 thu nhập bình quân đầu người là 1800000 đồng. Năm 2008 là 2.000.000 đồng tăng 11.11% so với năm 2007. Năm 2009 là 2.200.000 đồng tăng 10% so với năm 2008. Như vậy có thể nói kết quả kinh doanh của Chi nhánh trong ba năm trên có thể nói được hoạt động kinh doanh của Chi nhánh luôn phát triển. Để đạt được những kết quả như trên đó là do Chi nhánh giao nhận mức sản lượng phù hợp với tiềm lực của mình, nghiên cứu thị hiếu của khách hàng, điều chỉnh hướng kinh doanh hợp lý nó khẳng định được Chi nhánh rất quan tâm đến thị hiếu của khách hàng. Sản lượng xăng dầu, sản phẩm hóa dầu ngày càng được tiêu thụ nhiều hơn, khách hàng cũng đã quan tâm nhiều đến các dịch vụ khác của Chi nhánh. Thu được lợi nhuận cao như trên ngoài việc kinh doanh xăng dầu là một mặt hàng đặc thù cần thiết cho mọi người, Chi nhánh còn quan tâm đến các mặt hàng khác như kinh doanh Bảo hiểm xăng dầu, kinh doanh các mặt hàng GAS và cả vận tải dầu. Ngoài ra Chi nhánh còn đầu tư cơ sở vật chất, khoa học công nghệ vào kinh doanh xăng dầu như cải tạo nâng cao sức chứa các kho chứa xăng dầu, cải tạo văn phòng của Chi nhánh, các cửa hàng xăng dầu, mua thiết bị hóa nghiệm, máy bơm chữa cháy, máy bơm xăng dầu, thay thế các thiết bị cũ và phục vụ giao nhận. Điều này tạo điều kiện làm việc cho người lao động trong môi trường an toàn hơn, được sử dụng các thiết bị tiên tiến giúp cho Chi nhánh nâng cao năng suất lao động. Điều đó thể hiện Chi nhánh ngày càng đa dạng hóa các hình thức kinh doanh, đáp ứng những nhu cầu của khách hàng, tìm kiếm các thị trường mục tiêu phù hợp với tiềm lực của Chi nhánh và đòi hỏi của thị trường. 2.2. Phân tích thực trạng chung về tiền lương tại Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc. *Nguyên tắc trả lương tại Chi nhánh: - Thực hiện theo chính sách của đảng, quan điểm của Nhà nước và chỉ đạo của Tổng công ty về cơ chế quản lý tiền lương, thưởng đối với DNNN. - Tiền lương , thưởng trả cho người lao động theo công việc, chức danh công việc, (điều kiện làm việc nặng nhọc, độc hại) và kết quả, hiệu quả làm việc theo hướng tiệm cận với tiền lương,tiền công trên thực tế, đảm bảo tạo động lực, khuyến khích tập thể, cá nhân người lao động làm việc tốt hơn, đảm bảo giữ và thu hút lao động có trình độ chuyên môn. - Hệ số lương của người lao động được xếp theo NĐ 205/2004/NĐ-CP chỉ sử dụng để đóng trả chế độ BHXH, thanh toán tiền lương, nghỉ tết, lễ, ăn ca… - Tiền lương hàng tháng trả cho người lao động là tiền lương thực hưởng, không bao gồm các khoản BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp. 2.2.1. Thang bảng lương Chi nhánh đang áp dụng Thang bảng lương được Chi nhánh áp dụng để giảm bớt gánh nặng về tài chính mà vẫn đảm bảo cho người lao động được hưởng các chế độ phúc lợi xã hội khi nghỉ hưu, ốm đau, thai sản…hưởng lương các ngày nghỉ lễ, phép, tết với mức lương được thể hiện trong một số thang bảng lương dưới đây: Bảng 2.5: Bảng lương cho nhân viên bảo vệ Nhân viên bảo vệ Hệ số lương, bậc lương I II III IV V Nhóm I 1,55 1,83 2,2 2,52 2,85 Nhóm II 1,65 1,99 2,4 2,72 3,09 Nhóm III 1,75 2,12 2,56 3,04 3,62 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc) Bảng 2.6: Bảng lương Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng Hạng cty Chức danh Hệ số lương Tổng cty đặc biệt và tương đương Tổng cty và tương đương Công ty I II III 1.Tổng GĐ,GĐ 7,85-8,2 7,45-7,78 6,64-6,97 5,98-6,31 5,32-5,65 2. Phó tổng GĐ, Phó GĐ 7,33-7,66 6,97-7,3 5,98-6,31 5,32-5,65 4,66-4,99 3.Kế toán trưởng 7,00-7,33 6,64-6,97 5,65-5,98 4,99-5,32 4,33-4,66 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc) Bảng 2.7: Bảng lương viên chức chuyên môn nghiệp vụ: Chức danh Hệ số lương, bậc lương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1. CV cao cấp, KT viên cao cấp, kỹ sư cao cấp 5,58 5,92 6,26 6,6 2. CV chính, kinh tế viên chính, kỹ sư 4,00 4,33 4,66 4,99 5,32 5,65 3. CV, kinh tế viên, kỹ sư 2,34 2,65 2,96 3,27 3,58 3,89 4,2 4,51 4. Cán sự, kỹ thuật viên 1,8 1,99 2,18 2,37 2,56 2,75 2,94 3,13 3,32 3,51 3,70 3,89 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc) Trên đây là những thang bảng lương Chi nhánh áp dụng cho CBCNV, lao động hoạt động kinh doanh bán xăng dầu nhằm tính trả cho các chế độ phúc lợi xã hội. Và các ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật Nhà nước. 2.2.2. Định mức lao động tổng hợp Căn cứ vào sản lượng sản xuất kinh doanh, Chi nhánh xác định thời gian hao phí lao động cho hoạt động bán xăng dầu, gas, dầu mỡ nhờn (trong đó tính cả thời gian hoa phí quản lý và phục vụ). Chi nhánh đã xây dựng được định mức lao động của năm theo công thức: ĐMLĐ=(Q x t) x 8 Trong đó: ĐMLĐ: Định mức lao động năm Q: Tổng sản lượng trong năm đã quy đổi t: Thời gian lao động hao phí cho một đơn vị sản lượng Từ đó Chi nhánh đã xác định được lao động định mức của năm (LĐM) bằng định mức lao động năm chia cho số ngày làm việc trong tháng quy định theo chế độ (22 ngày) và số tháng trong một năm. LĐM=ĐMLĐ/(22 x12) 2.2.3. Mức lương tối thiểu Chi nhánh xây dựng Chi nhánh vẫn áp dụng mức lương tối thiểu Nhà nước đặt ra để tính tiền BHXH và xây dựng mức lương tối thiểu cho riêng mình, căn cứ vào đó để tính lương cho CBCNV trong Chi nhánh. Kđc=K1+K2 (Theo thông tư 05 ngày 29/01/2001 của Chính Phủ: K1 là hệ số vùng, K2 là hệ số nghành). TLmin đc=TLmin x (1+Kđc) Với K1=0.2; K2=1 thì Kđc=0.2+1=1.2 TLmin đc=650.000 x (1+1.2)=1.430.000 Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh thực tế năm kế hoạch và các năm trước liền kề, Chi nhánh được phép lựa chọn mức lương trong khung quy định từ 650.000đ đến 1.430.000đ Như vậy, với việc áp dụng mức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc đã thực hiện đúng việc trả lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước về mức lương tối thiểu mà các cơ quan tổ chức phải trả cho người lao động. Điều này thể hiện rất rõ trong bảng kết quả kinh doanh của Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc là thu nhập bình quân đầu người của 01 lao động năm 2009 là 2.200.000 đồng. 2.2.4. Quy chế trả lương * Hôi đồng lương của Chi nhánh gồm: Giám đốc, Cán bộ phụ trách tổ chức tiền lương, cán bộ định mức, cán bộ phòng kế hoạch. * Xác định quỹ tiền lương Quỹ lương kế hoạch theo đơn giá: QLKH=Lmin x H1 x Lđb x 12 Trong đó: QLKH: quỹ tiền lương kế hoạch năm Lmin: Tiền lương tối thiểu Chi nhánh đang áp dụng H1: Hệ số lương cấp bậc bình quân Lđb: Số lao động định biên -Đơn giá tiền lương chung theo sản lượng Chi nhánh áp dụng là: 80.000đ -Quỹ lương bổ sung: QLbs=(Lđb x Lmin x H1):Ncd x số công bình quân Trong đó: Ncd là ngày công quy định theo chế độ (22 ngày) Quỹ lương bổ xung gồm: phép, lễ, tết Phép bình quân 14/ngày/người Lễ, tết (theo quy định): 9 ngày Tổng số công bình quân: 22 ngày Quỹ lương làm thêm giờ: QLtg Tổng quỹ lương năm: QL= QLKH+ QLbs+ QLtg * Thanh toán lương. Hàng tháng Chi nhánh tiến hành trả lương cho ngươi lao động theo 1 kỳ vào ngày 15 hàng tháng. + Bảng kiểm tra lương: Trước khi có bảng thanh toán lương, phòng tiền lương phải gửi bảng thanh toán lương xuống các cửa hàng. Yêu cầu các cửa hàng trưởng cho từng công nhân trong tổ mình xem và xác nhận đã kiểm tra (nếu thấy đúng). Nếu phát hiện thừa (thiếu) về tiền lương hoặc phân loại lao động không chính xác cần ghi lại để gửi ngay về bộ phận làm lương nhằm bổ sung vào bảng lương chính thức trước khi phát. + Bảng thanh toán lương: Sau khi đã kiểm tra lương xong phòng tiền lương mới chính thức in bảng thanh toán lương trình Gám đốc, Trưởng phòng hành chính tổ chức rồi mới phát lương. 2.3. Phân tích thực trạng các hình thức trả lương tại Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc. 2.3.1. Phân tích thực trạng hình thức trả lương thời gian * Đối tượng áp dụng Áp dụng cho lao động khối văn phòng của Chi nhánh * Phương pháp tính TLi= Trong đó: TLi: Tiền lương được hưởng của người thứ i Qvp: Quỹ lương được hưởng của khối văn phòng Hi: Hệ số lương chức danh công việc của người thứ i Nci: Ngày công hưởng lương của người thứ i Quỹ tiền lương được hưởng của khối văn phòng do công ty giao xuống. Sau khi nhận được quỹ lương của Công ty giao xuống tùy thuộc vào hoạt động của các phòng ban và định biên lao động của các phòng ban mà Chi nhánh phân bổ lương cho từng phòng ban một cách hợp lý. Hệ số lương chức danh công việc của từng CBCNV được xác định dựa trên chức vụ người lao động đảm nhận, hiệu quả lao động mà người lao động nhận được qua đánh giá của Hội đồng đánh giá (do phòng Tổ chức hành chính thực hiện thông qua Giám đốc). Hệ số lương CDCV của Giám đốc là cao nhất và lấy đó là mức chuẩn để xác định các hệ số lương chức danh còn lại. Quỹ lương của CBCNV được Công ty giao xuống. Giả sử chúng ta gán cho Giám đốc hệ số lương chức danh công việc là 12, thì hệ số lương chức danh công việc của Phó giám đốc Chi nhánh bằng 80% đến 85% hệ số lương của Giám đốc; trưởng các phòng nghiệp vụ Chi nhánh có hệ số lương bằng 70% đến 75% hệ số lương của phó Giám đốc; phó phòng có hệ số lương bằng 80% đến 85% hệ số lương của trưởng phòng. Còn các chuyên viên hay nhân viên nghiệp vụ thì dựa vào cấp bậc, thâm niên nghề nghiệp, chức vụ đang nắm giữ, căn cứ vào mức lương trên thị trường, thang bảng lương Nhà nước để xác định. Lãnh đạo Chi nhánh có hai mức để xác định hệ số lương, mức cao nhất là hoàn thành kế hoạch, mức thứ hai là không đạt được mục tiêu hoàn thành kế hoạch, còn lại được xét ba mức: mức cao nhất khi hoàn thành tốt nhiệm vụ, mức thứ 2 là khi hoàn thành nhiệm vụ, mức thứ 3 là không hoàn thành nhiệm vụ. Hàng tháng bình xét một lần, các nhân viên tự nhận xét rồi trình giám đốc duyệt. Ngày công chế độ là 22 ngày trong một tháng, ngày công làm việc thực tế của người lao động cũng được theo dõi, đánh giá theo bảng chấm công để xác định được mức lương chức danh công việc. Cụ thể hơn ta có tiền lương của CBCNV văn phòng theo hệ số chức danh công việc được thực hiện qua Bảng 2.9 dưới đây: Trong Bảng 2.9: HSL: là hệ số lương chức danh công việc của CBCNV, Ncd: Ngày công chế độ của công nhân viên, Ntt: Ngày công thực tế, Nci là hệ số làm việc được xác định bằng tỷ lệ giữa ngày công thực tế với ngày công chế độ Hệ số quy đổi của người lao động được xác định là: Hqd=Hi x Nci Ví dụ: Tính tiền lương tháng cho khối văn phòng thuộc phòng Tổ chức hành chính với quỹ tiềng lương tháng là: 19345455đ Tiền lương quy đổi của từng người lao động: TLqd===875767.19(đ) Tiền lương tháng cho nhân viên văn phòng là: TL tháng=TLqd x Hqd Bảng 2.8. Bảng quỹ lương của khối văn phòng Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc. Stt Khối văn phòng Quỹ lương (đồng) 1 Ban giám đốc 20018182 2 Công đoàn 5090909 3 Phòng KTTC 22709091 4 Phòng kinh doanh 28436364 5 Phòng TCHC 19345455 6 Phòng QLKT 26680000 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Chi nhánh xăng dầu Vĩnh phúc) BẢNG 2.9. CHẤM CÔNG LÀM VIỆC THỰC TẾ CỦA CBCNV CHI NHÁNH THÁNG 3 NĂM 2010 Họ Và Tên Chức danh HSL Ngày công làm việc thực tế Tổng số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Vũ Viết Hoàng TP 4.00 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 22 Lê Hồng Phương CV nhóm 1 3.27 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 22 Nguyễn Thu Hằng CV nhóm 3 2.34 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 22 Đỗ Thị Hải Như CV nhóm 2 2.34 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 22 Lưu Thị Lan Hương NV t.hành 1.89 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 22 Nghiêm Xuân Thức TP 4.00 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 22 Tạ Thị Thu Hương PP 4.00 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 22 Đoàn Thu Hà CV nhóm 1 2.96 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 22 Trần Ngọc Định CV nhóm 2 2.65 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 22 Lê Văn Thắng CV nhóm 3 2.65 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 22 Nguyễn Hương Thảo NV t.hành 1.71 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 22 Vũ Việt Hưng TP 4.00 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 22 Phạn Huy Thành PP 4.00 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 22 Bùi Xuân Trường CV nhóm 2 2.96 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 22 Hoàng Văn Dậu CV nhóm 2 2.65 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 22 …………………… (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc) Ký hiệu chấm công: x- là số ngày công làm việc thực tế của CBCNV Bảng 2.10: Bảng lương tháng cho CBCNV văn phòng của Chi nhánh Xăng dầu Vĩnh Phúc tháng 3 năm 2010. Stt Họ Và Tên Chức vụ Hi Ncd Ntt Nci Hqd TLqd TL tháng BAN GIÁM ĐỐC 20.8 1 Phan Bá Tài GĐ 12.6 22 22 1.0 12.6 962412.60 12126399 2 Phạm Kim Hợp PGĐ 8.2 22 22 1.0 8.2 962412.60 7891783 CÔNG ĐOÀN 7 3 Trần Mạnh Thái CTCĐ 7 22 22 1.0 7 5090909.00 5090909 PHÒNG TCHC 22.1 4 Vũ Viết Hoàng TP 7 22 22 1.0 7 875767.19 6130370 5 Lê Hồng Phương CV nhóm 1 5 22 22 1.0 5 875767.19 4378836 6 Nguyễn Thị Thu Hằng CV nhóm 3 3 22 22 1.0 3 875767.19 2627302 7 Đỗ Thị Hải Như CV nhóm 2 4.5 22 22 1.0 4.5 875767.19 3940952 8 Lưu Thị Lan Hương NV thừa hành 2.6 22 22 1.0 2.6 875767.19 2276995 PHÒNG KTTC 26.7 9 Nghiêm Xuân Thức TP 7 22 22 1.0 7 850527.75 5953694 10 Tạ Thị Thu Hương PP 6.5 22 22 1.0 6.5 850527.75 5528430 11 Đoàn Thu Hà CV nhóm 1 4 22 22 1.0 4 850527.75 3402111 12 Trần Ngọc Định CV nhóm 2 3.6 22 22 1.0 3.6 850527.75 3061900 13 Lê Văn Thắng CV nhóm 3 3 22 22 1.0 3 850527.75 2551583 14 Nguyễn Hương Thảo NV thừa hành 2.6 22 22 1.0 2.6 850527.75 2211372 PHÒNG KINH DOANH 32.2 15 Vũ Việt Hưng TP 6 22 22 1.0 6 883116.89 5298701 16 Phạm Huy Thành PP 5.6 22 22 1.0 5.6 883116.89 4945455 17 Bùi Xuân Trường CV nhóm 2 4.6 22 22 1.0 4.6 883116.89 4062338 18 Bạch Văn Quân CV nhóm 3 3.2 22 22 1.0 3.2 883116.89 2825974 19 Hoàng Vân Dậu CV nhóm 2 4.6 22 22 1.0 4.6 883116.89 4062338 20 Nguyễn Vũ Cường CV nhóm 1 5 22 22 1.0 5 883116.89 4415584 21 Nguyễn Văn Thắng CV nhóm 3 3.2 22 22 1.0 3.2 883116.89 2825974 PHÒNG QLKT 32 22 Trần Quốc Huy TP 7.7 22 22 1.0 7.7 833750.00 6419875 23 Tạ Đình Chinh PTP 6 22 22 1.0 6 833750.00 5002500 24 Đào Văn Điển CV nhóm 1 5 22 22 1.0 5 833750.00 4168750 25 Nguyễn Đức Trung CV nhóm 2 4.3 22 22 1.0 4.3 833750.00 3585125 26 Nguyễn Xuấn Tuyên CV nhóm 3 3.2 22 22 1.0 3.2 833750.00 2668000 27 Nguyễn Việt Thắng CV nhóm 3 3 22 22 1.0 3 833750.00 2501250 28 Văn Đăng Thủy CNKT 2.8 22 22 1.0 2.8 833750.00 2334500 Tổng 122289001 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc) Tính lương tháng cho anh Hoàng là: TL tháng=875767.19 x 7=6130370(đ) Các phòng ban khác tính lương cho CBCNV tương tự như Phòng tổ chức hành chính. Các trường hợp còn lại tính lương tương tự như anh Hoàng. * Đánh giá ưu, nhược điểm + Ưu điểm: Hình thức trả lương này đơn giản, dễ hiểu và dễ tính toán, nhưng hình thức trả lương này chỉ phụ thuộc vào hệ số chức danh công việc và ngày công được hưởng của người lao động chứ chưa gắn chỉ tiêu mức độ tham gia công việc và năng suất lao động của người lao động. Nên đôi khi chưa đánh giá hết khả năng làm việc của người lao động để khuyến khích họ làm việc có hiệu quả cao. Đây là hình thức áp dụng đối với lao động gián tiếp ( CBCNV văn phòng) thì trả lương theo chức danh công việc, dựa vào chức danh công việc mà CBCNV đang đảm nhiệm rồi gán cho người lao động một HSL, dựa vào số ngày công người lao động đi làm thực tế để tính tiền lương cho người lao động. Trả lương theo hình thức này vừa gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí, cách tính đơn giản, dễ hiểu, lại phân cấp được mức lương giữa những người đảm nhận những công việc có độ phức tạp cao hơn, hay vị trí cao hơn, đảm bảo trả lương đúng pháp luật và khuyến khích người lao động + Nhược điểm: Đối với hình thức trả lương theo chức danh công việc thì mức lương của CBCNV trẻ sẽ chưa được cao, tính khuyến khích cho những đối tượng này là chưa nhiều. Hình thức trả lương theo chức danh công việc này cũng chưa đánh giá được nhiều mức độ đóng góp của nhân viên đối với công việc. Vì vậy, việc xác định hệ số chức danh công việc cũng phụ thuộc nhiều vào lãnh đạo của Chi nhánh nên mang tính chủ quan nhiều. 2.3.2. Phân tích thực trạng hình thức trả lương sản phẩm 2.3.2.1. Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân và tập thể. * Đối tượng: Áp dụng cho lao động trực tiếp bán xăng dầu tại các cửa hàng (CHT, nhân viên nghiệp vụ, lao động trực tiếp) * Phương pháp tính TLi= ĐGi x Qi Trong đó: ĐGi: Đơn giá tiền lương của nhân viên bán xăng dầu i Qi: Sản lượng xăn dầu bán được trong tháng của lao động i Đơn giá tiền lương của lao động trực tiếp bán xăng dầu được áp dụng theo quy định của Công ty giao xuống. Đơn giá tiền lương tại Chi nhánh chỉ áp dụng cho lao động trực tiếp kinh doanh xăng dầu tại cac cửa hàng Đơn giá phụ thuộc vào số lao động định biên trực tiếp kinh doanh xăng dầu, quỹ tiền lương, quỹ sản lượng giao xuống, hệ số lương chức danh công việc, hệ số năng suất lao động, năng suất lao động các cửa hàng thực hiện được. Cách xác định cụ thể là: ĐG=QTL/SL Trong đó: QTL: Quỹ tiền lương giáo cho các cửa hàng xăng dầu ĐG tiền lương giao cho người lao động. SL: Mức sản lượng mà Chi nhánh giao cho từng người lao động theo kế hoạch Bảng 2.11: Bảng đơn giá tiền lương và quỹ lương giao cho các cửa hàng năm 2010 Stt Đơn vị Quỹ lương Bán lẻ Sản lượng (m3) Đơn giá (đồng) 1 CHXD số 113 25600000 345 74203 2 CHXD số 114 12500000 143.6 87047 3 CHXD số 115 14600000 160.8 90796 4 CHXD số 116 13200000 210.86 62601 5 CHXD số 117 11970000 123 97317 6 CHXD số 118 29200000 365 80000 7 CHXD số 119 15800000 183 86339 8 CHXD số 120 14520000 160 90750 9 CHXD số 121 13200000 162.32 81321 10 CHXD số 122 10500000 132 79545 11 CHXD số 123 10400000 156.27 66551 12 CHXD số 124 10300000 107.42 95885 13 CHXD số 125 12600000 145.26 86741 14 CHXD số 126 12400000 150.32 82491 15 CHXD số 127 12700000 153.46 82758 16 CHXD số 128 12654139 160.279 78951 17 CHXD số 129 14300000 170.23 84004 18 CHXD số 130 13000000 146.56 88701 19 CHXD số 131 12300000 130.37 94347 20 CHXD số 132 10430000 117.24 88963 21 CHXD số 133 15420000 183.67 83955 22 CHXD số 134 16000000 234.28 68294 23 CHXD số 135 13200000 162.45 81256 24 CHXD số 136 13040000 158.29 82380 25 CH GAS số 142 15420000 243.01 63454 26 CH GAS số 143 14600000 170.25 85756 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc) Quỹ tiền lương giao cho các cửa hàng cũng giống như quỹ tiền lương Công ty giao cho Chi nhánh và được Chi nhánh phân phối cho các cửa hàng. Còn sản lượng Chi nhánh giao cho các cửa hàng được tính toán bởi các yếu tố: Lao động định biên, vị trí địa lý của các cửa hàng, số liệu này do Phòng kinh doanh phân tích thị trường và các yếu tố ảnh hưởng khác để đưa ra. Do đó đơn giá bán lẻ của các cửa hàng được tính bằng cách lấy quỹ lương chia cho sản lượng giao xuống. Ví dụ: Cửa hàng xăng dầu số 118, có quỹ lương là 29200000/ 365=80.000 (đồng) Tương tự tính được đơn giá bán lẻ của các cửa hàng còn lại. Còn đơn giá bán buôn thì bằng 1/4 đơn giá bán lẻ. Việc giao đơn giá thế này sẽ khuyến khích được người lao động làm việc đạt hiệu quả cao, quỹ lương để giao đơn giá cũng ảnh được cách phân phối tiền lương, hơn nữa đảm bảo quỹ lương dự phòng để trả cho người lao động khi Chi nhánh làm ăn lỗ, nhưng đơn giá này lại phụ thuộc vào sản lượng mà Chi nhánh định mức giao cho nên mang tính chủ quan nhiều, con số này đưa ra được là do phân tích các yếu tố thị trường, do vậy đôi khi cũng chưa thực sự chính xác, có thể cửa hàng này được giao sản lượng nhiều nhưng chỉ bán được ít, còn cửa hàng kia chỉ được giao sản lượng ít nhưng có khả năng là vượt mức rất cao. Việc giao đơn giá cho lao động trực tiếp kinh doanh xăng dầu cũng thể hiện được rằng Chi nhánh luôn quan tâm đến công tác thực hiện công việc của người lao động, giao đơn giá là đánh giá mức độ làm việc của công nhân, đảm bảo trả lương phù hợp cho lao động trực tiếp, và khuyến khích họ làm việc sáng tạo hơn, hơn nữa Chi nhánh cũng phân phối hợp lý quỹ lương cho bộ phận hưởng lương thời gian và bộ phận hưởng lương sản phẩm. Việc giao đơn giá cho lao động trực tiếp thì lại giao sản lượng cho tập thể nên nhiều khi đánh giá chưa đúng khả năng làm việc của từng cá nhân. Tức là Chi nhánh đánh giá năng suất lao động của cửa hàng xăng dầu dựa trên sản lượng tập thể đó làm được, do đó khi tính lương cho từng công nhân bán xăng dầu lại phụ thuộc vào sự nhìn nhận của CHT, điều này không thể tránh khỏi những sự đánh giá chủ quan. * Cách xác định đơn giá tiền lương cho lao động trực tiếp ở các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện các hình thức trả lương tại Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc.doc
Tài liệu liên quan