Định mức lao động là xác định lượng hao phí sức lao động sống được quy định để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc công việc nào đó trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định, theo tiêu chuẩn chất lượng quy định. Do công tác định mức lao động là tương đối khó mang tính chất định tính và nó ảnh hưởng đến xây dựng đơn giá tiền lương và số lượng tiền lương khoán cho từng tổ. Chính vì thế công tác định mức lao động cần được quan tâm chú ý.
Sau đây là bảng định mức cho một công việc cụ thể ở tổ gò hàn.
- Thành phần công việc:
+ Hàn mặt trong của thân tank lên men.
+ Hàn mặt ngoài của thân tank lên men.
+ Hàn các hệ thống ống dẫn bia.
+ Hàn các linh kiện lắp ráp vào các tank lên men
+ Hàn các linh kiện lắp ráp vào các hệ thống nồi nấu.
51 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện các hình thức trả lương tại Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh Eresson, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5
Máy thủy lực định hình (10-400tấn)
10
Singapore
6
Xe nâng , xe cẩu
5
Trung quốc
7
Dụng cụ cầm tay
1000
Việt Nam, trung quốc
8
Oto
30
Trung quốc
9
Máy cắt
20
Trung quốc
10
Xưởng sx
3 ha
11
Hệ thông cẩu trục
10
Trung quốc
( Nguồn: Bảng thống kê, phòng kế hoạch - vật tư công ty cổ phần cơ điện lạnh Eresson, 2009)
Hiện nay các dụng cụ sản xuất và máy móc thiết bị của công ty hầu như được nhập khẩu về từ Trung quốc và singapore, chất lượng máy còn nhiều hạn chế máy móc đã được sử dụng khá lâu trong quá trình sản xuất. Mỗi tổ đều được trang bị máy móc phù hợp đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra liên tục. Tuy nhiên do máy móc đã sử dụng thời gian dài cũng như nhiều máy móc có kỹ thuật công nghệ lạc hậu nên năng suất lao động của công nhân không cao. Chính vì vậy vấn đề quan tâm của công ty lúc này là việc đổi mới công nghệ máy móc thiết bị cũng như là việc nâng cao chất lượng công nhân. Trong vài năm tới đây công ty đang có kế hoạch đổi mới công nghệ như việc thay thế các máy móc thiết bị cũ được sản xuất từ Trung Quốc và singapore bằng các máy móc thiết bị từ Tây âu như thuỷ điển.
II. Phân tích các hình thức trả lương đang được áp dụng tại công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh Eresson
1. Quy chế trả lương về việc áp dụng các hình thức trả lương tại công ty
1.1 Căn cứ pháp lý để xây dựng các hình thức trả lương
1.1.1. Cách thức trả lương.
Về thời gian : BLLĐ Việt Nam quy định tương đối cụ thể về thời gian mà người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao độngtrong từng trường hợp cụ thể.
“1- Người sử lao động người có quyền chọn các hình thức trả lương theo thời gian (giờ, ngày, tuần, tháng), theo hình thức sản phẩm, theo khoán nhưng phải duy trì hình thức trả lương đã chọn trong một thời gian nhất định và phải thông báo cho người lao động biết
2- Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc ấy hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải trả gộp một lần
4- người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán, được trả lương thảo thuận theo hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hàng tháng được tạm ứng lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng” (điều 58 BLLĐ, nhà xuất bản Tài chính, 2007)
“Trong trường hợp đặc biệt phải trả lương chậm., thì không được chậm thì không được chậm quá một tháng và người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền bằng lãi suất Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả lương” (điều 59 BLLĐ, nhà xuất bản Tài chính, 2007)
Về địa điểm trả lương: “người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ đúng thời hạn và tại nơi làm việc” (điều 59 BLLĐ, nhà xuất bản Tài chính, 2007)
Về cách chi trả: người lao động được trả trực tiếp, có nghĩa là việc chi trả phải không thực hiện qua khâu trung gian nhằm nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động, tránh trường hợp người lao động bị ăn chặn tiền lương thông qua khâu trung gian.
Về phương diện chi trả: “Tiền lương được chi trả bằng tiền mặt. Việc trả lương một lần bằng séc hoặc ngân phiếu do Nhà nước ban hành do hai bên thảo thuận với điều kiện không gây phiền hà cho người lao động” (điều 59 BLLĐ, nhà xuất bản Tài chính, 2007).
Hiện nay các doanh nghiệp đang dần dần đưa vào việc thực hiên cách chi trả tiền lương thông qua hệ thống ATM của các ngân hàng. Cách này vừa giúp tiết kiệm được thời gian thanh toán lương, vừa giúp nhà nước quản lý được thu nhập dân cư. Nhưng hiện nay cách chi trả này tuy đang dần áp dụng rộng rãi nhưng lại gặp một số vấn đề gây cản trở như hệ thống chi trả còn nhiều thiếu sót, tâm lý của người lao động còn chưa kịp thay đổi, họ thích cầm “tiền tươi, thóc thật” hơn. Chính vì thế nhà nước đang có những biện pháp nhằm thúc đẩy việc trả lương bằng hệ thống ngân hàng như phát triển hệ thống ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho việc chi trả tiền lương cho người lao động, bên cạnh đó Nhà nước cũng đưa ra các chính sách nhằm hướng người lao động và doanh nghiệp thực hiện hình thức chi trả qua hệ thống ngân hàng.
1.1.2. bảo đảm số lượng tiền lương cho người lao động.
Để đảm bảo số lượng tiền cho người lao động thì nhà nước cũng quy định rõ ràng trong BLLĐ “ Người lao động có quyền biết moi khoản khấu trừ vào tiền lương của mình. Trước khi khấu trừ tiền lương của người lao động, người sử dụng lao động phải thỏa luận với Ban chấp hành công đoàn cơ sở; Trường hợp khấu trừ thì cũng không được khấu trừ quá 30% tiền lương hàng tháng” (điều 60 BLLĐ, nhà xuất bản Tài chính, 2007).
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có những quy định khá chặt chẽ về trả lương trong từng trường hợp cụ thể như: Trả lương cho người làm thêm; làm thêm; trả lương vào ngày nghỉ hàng tuần; ngày lễ; ngày tết; ….
1.1.3. Công văn 4320/LĐTBXH - TL ngày 29/12/1998 của Bộ lao động thương binh và xã hội về hướng dẫn xây dựng quy chế trả lương trong doanh nghiệp Nhà nước
Mặc dù là doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhưng công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh Eresson vẫn xây dựng các hình thức trả lương trên cơ sở công văn 4320/LĐTBXH - TL cùng với đó là các hệ thống thang lương và bảng lương trùng với thang bảng lương trong doanh nghiệp nhà nước.
1.2. Nội dung.
- Các hình thức trả lương áp dụng cho người lao động trong doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở các quy định chung của Nhà nước, trả lương phải gắn với kết quả lao động. Ta thấy các quy định về hình thức trả lương đã áp dụng theo đúng chính sách của Nhà nước, đã đảm bảo được quyền lợi trước pháp luật nhưng mới chỉ dừng lại ở mức tối thiểu chứ chưa thật sự chú trọng đến quyền lợi của người lao động.
- Hình thức trả lương phải phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, áp dụng hình thức trả lương phải đúng đối tượng nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên năng cao năng suất lao động. Nhưng thực tế hình thức trả lương của công ty còn nhiều hạn chế theo điều tra lấy ý kiến cá nhân đối với các cán bộ công nhân viên Công ty thì chỉ có 48% là cho thấy hình thức trả lương của công ty là hợp lý còn lại 52% là cho rằng bất hợp lý trong đó có 15/50 người là cho rằng cần phải xây dựng lại hình thức trả lương của công ty.
- Thời gian trả lương của công ty quy định là đầu tháng. Công ty đã thực hiện khá tốt với tổng số 45/50 người được điều tra được trả lương vào đầu tháng. số còn lại thì chủ yếu là do vì có lý do riêng của bản thân nên được thanh toán muộn hơn so với quy định của công ty.
- Về địa điểm trả lương công ty cũng ban hành quy định trả lương tại phòng Hành chính - Nhân sự. Mặc dù đã thực hiện khá tốt điều này với 94% người được điều tra được trả lương tại phòng Hành chính - Nhân sự. Nhưng theo ý kiến của bản thân thì công ty nên linh động hơn về địa điểm trả lương, bởi vì công ty mặc dù chủ yếu là sản xuất sản phẩm tại chỗ tại phân xưởng nhưng bên cạnh đó vẫn có những công nhân phải điều đi lắp đặt máy móc thiết bị ở các công trình. Vì thế đôi khi họ không kịp để nhận lương, thế nên công ty nên tổ chức một vài đợt thanh toán lương tại công trình.
2. Các hình thức trả lương tại công ty.
2.1. Hình thức trả lương theo thời gian.
2.1.1. Đối tượng áp dụng:
Hình thức trả lương thời gian được áp dụng cho toàn bộ cán bộ công nhân viên toàn nhà máy nhưng trong hình thức trả lương thời gian đang áp dụng tại công ty thì lại bao gồm tiền lương thời gian cơ bản và tiền lương thời gian năng suất mà đối tượng áp dụng của chúng lại khác nhau:
Một là, tiền lương trả cho người lao động theo cấp bậc chức vụ, theo số ngày làm việc thực tế (gọi tắt là lương cơ bản)
Đối tượng áp dụng: toàn bộ cán bộ công nhân viên toàn nhà máy bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp bao gồm:
Lãnh đạo xí nghiệp.
Cán bộ nhân viên phòng ban.
Nhân viên gián tiếp trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng.
Nhân viên phục vụ, lái xe.
Hai là, Tiền lương trả cho người lao động theo hiệu quả sản xuất kinh doanh (gọi tắt là tiền lương năng suất).
Đối tượng áp dụng: áp dụng cho lao động gián tiếp làm việc tại công ty bao gồm lãnh đạo Công ty và các phòng ban bao gồm:
Lãnh đạo xí nghiệp.
Cán bộ nhân viên phòng ban.
Ta thấy xí nghiệp áp dụng hình thức trả lương này cho toàn bộ cán công nhân viên toàn nhà máy theo đúng quy định chung của Nhà nước với mục đích tạo cho họ một nguồn thu nhập ổn định và tạo thuận lợi cho công tác trả lương. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều thiếu sót về phần lương cơ bản cho đối tượng là công nhân sản xuất tại các phân xưởng vì họ trực tiếp sản xuất thế nên không nên áp dụng tiền lương cơ bản cho đối tượng này
2.1.2. Phân tích thực trạng áp dụng tiền lương thời gian tại công ty.
2.1.2.1. Tiền lương cơ bản bao gồm:
Lương trả cho ngày làm việc thực tế.
Theo quy định công ty, ngày làm việc thực tế là 26 ngày/ tháng, 8 giờ/ ngày.
Công thức:
LTT = 650.000 x (HCB + HPC) x NCTTLV26
Trong đó:
LTT : Lương tối thiểu của người lao động (đồng).
HCB: Hệ số lương theo cấp bậc của người lao động.
HPC: Hệ số phụ cấp (trách nhiệm) người lao động
NCTTLV : ngày công thực tế đi làm (ngày).
Lương trả cho những giờ làm thêm, ngày làm thêm theo chế độ hiện hành được tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả của công việc đang làm với mức:
Vào ngày thường: bằng 150%
Vào ngày nghỉ (chủ nhật): bằng 200%.
Làm thêm vào ban đêm (từ 6 giờ tối đến 5 giờ sáng) bằng 200%.
Vào ngày nghỉ, ngày lễ được hưởng theo chế độ quy định : bằng 300%
(Điều 61 BLLĐ, nhà xuất bản tài chính. 2007)
Nhìn chung chế độ trả lương làm thêm công ty nói riêng và doanh nghiệp nói chung áp dụng tương đối hiệu quả, phù hợp với quy đinh của nhà nước.
Tiền lương chế độ:
Tiền lương thời gian trả cho người lao động trong trường hợp người lao động được nghỉ nguyên lương vì lý do: nghỉ ốm, thai sản, cử đi học.
Công thức :
LCĐ = 650.000 x (HCB + HPC) x SNN26
Trong đó :
LCĐ : Lương chế độ người lao động (đồng).
SNN : Số ngày nghỉ nguyên lương của người lao động (ngày).
Lương kiêm nhiệm, khuyến khích.
Kiêm nhiệm công tác Đảng là bí thư Đảng bộ, chi bộ xí nghiệp
Kiêm nhiệm công tác đoàn là Chủ tịch công đoàn xí nghiệp.
Kiêm nhiệm là công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là bí thư chi đoàn.
Phụ cấp 150.000 đồng/ tháng.
Khuyến khích những người mà công ty điều đi giám sát công trình, hướng dẫn thi công.
Khuyến khích những người đảm nhận nhiều công việc tại các phòng ban
Mức khuyến khích từ 200.000 - 300.000 đồng/ tháng.
Nhìn chung mức lương cho kiêm nhiệm và khuyến khích của công ty đã rõ ràng và hợp lý.
Tiền lương cơ bản mà một người lao động nhân được:
LCB = LTT + LLT + LCĐ + LKK
Trong đó:
TCB : Tiền lương cơ bản (đồng).
LTT : Tiền lương tối thiểu (đồng).
LLT ; Tiền lương làm thêm (đồng).
LCĐ : Tiền lương chế độ (đồng).
LKK : Tiền lương khuyến khích (đồng).
Nhận xét về tiền lương cơ bản của công ty đang áp dụng: công ty nhìn chung đã xây dựng khá kỹ về tiền lương cơ bản để đảm bảo sự rõ ràng thuận lợi cho công tác trả tiền lương. Tiền lương cơ bản công ty đang áp dụng được đã đảm bảo tính ổn định, điều này thể hiện qua phần lương cơ bản mà hàng tháng người lao động nhận được. Nó tạo ra tâm lý yên tâm công tác và một phần kích thích lao động. Bên cạnh đó tiền lương cơ bản của công ty đang áp dụng trả cho người lao động được xây dựng trên thang lương và bảng lương của Nhà nước, nhưng lại sử dụng tiền lương tối thiểu là 650.000 đồng bằng với tiền lương tối thiểu của nhà nước. Điều đó tuy đúng với pháp luật nhưng đối với người lao động trong công ty thì tiền lương của họ nhận được sẽ tương đối tháp hơn so mức bình quân chung trong thị trường lao động. Thế nên sẽ ảnh hưởng đến các động lực làm việc của người lao động, dễ dẫn đến thái độ bất mãn với công việc. Nếu không có giải pháp kịp thời hoặc bổ sung thì có thể sẽ dẫn đến tình trạng nhảy việc của người lao động nhằm tìm kiếm mức lương cao hơn.
2.1.2.2. Tiền lương năng suất:
Ngoài phần tiền lương tiền lương cơ bản mà bất kỳ người lao động nào nhận được thì lao động gián tiếp còn có thêm phần lương năng suất. Phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Công thức tính:
LNS = HSNS x 650.000 X DTTTDTKH x HSHT x NCTTLV26
Trong đó:
LNS : Tiền lương năng suất của một lao động trong phòng ban (đồng)
HSNS : Hệ số lương năng xuất.
DTTT : Doanh thu thực tế của phòng ban đó (đồng).
DTKH : Doanh thu kế hoạch của phòng ban đó(đồng) .
HSHT : Hệ số hoàn thành công việc.
NCTTLV : ngày công thực tế đi làm (ngày).
Tháng 11/2009 thì doanh thu thực tế = doanh thu kế hoạch của công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh Eresson.
Bảng 9: lương năng suất phòng tổ chức hành chính tháng 11/2009.
STT
Họ và tên
Hệ số hoàn thành
Hệ số năng suất
Lương năng suất
1
Lê Sỹ Quang
1,0
3
1.950.000
2
Đoàn Thị Thái
1,0
3
1.950.000
3
Vũ Mai Hương
1,0
2.5
1.625.000
4
Vũ Thị Hằng Nga
1,0
2.0
1.300.000
5
Trương Thùy Linh
1,0
2.0
1.300.000
6
Nguyễn Thành Công
1,0
1.8
1.170.000
Cộng
6
14,3
9.295.000
Ta thấy hệ số hoàn thành được xác định trên cơ sở mức độ hoàn thành công việc của người lao động đươc kiểm tra và đánh giá thông qua bảng đánh giá thực hiện công việc do trưởng phòng đánh giá mức độ hoàn thành công việc thông qua hệ thống chỉ tiêu mà công ty quy định. Mặc dù vậy do hệ thống chỉ tiêu áp dụng cho toàn bộ công ty nên chỉ chung chung không cụ thể cho các phòng ban nên khi áp dụng cụ thể còn nhiều thiếu sót gây khó khăn cho việc đánh giá chất lượng hoàn thành công việc. Thế nên hay xảy ra tình trạng cào bằng chủ yếu hệ số hoàn thành công việc của người lao động đều là 1 tức là đều đạt yêu cầu công việc đề ra.
Hệ số năng suất của công ty được xác định trên bảng hệ số năng suất lao động của công ty được dùng làm căn cứ trả lương. Các căn cứ xác định hệ số năng suất của Công ty bao gồm: Tính chất công việc, dựa trên chức năng nhiệm vụ, hao phí sức lao động thực tế của người lao động, dựa trên cường độ làm việc và hao phí sức lao động. Hệ số năng suất lao động được Giám đốc công ty phê duyệt rồi trình lên Hội đồng quản trị quyết định sau đó sẽ làm căn cứ để thanh toán tiền lương. Mặc dù các chỉ tiêu để đánh giá hệ số năng suất tương đối rõ ràng cụ thể nhưng các chỉ tiêu đó hầu như là chỉ tiêu định tính thế nên khó xác định chính xác được. Vì thế đôi lúc còn sai sót.
Chính vì thế mặc dù công ty đã xây dựng hình thức trả lương theo năng suất lao động nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động gián tiếp trong công ty nhưng vẫn không đạt được hiệu quả lao động cao. Bởi vì tiền lương năng suất mà người lao động nhận được nhiều lúc không phản ánh trực tiếp kết quả của sức lao động của họ
2.1.3. tiền lương của lao động gián tiếp trong công ty:
Công thức
LGT = LCB + LNS
Bảng 10: lương của phòng Hành chính – Nhân sự tháng 11/2009
Đơn vị tính : đồng
STT
Họ và tên
Hệ số lương
Ngày công thực tế đi làm
Lương tối thiểu
(đồng)
Ngày công đi làm thêm
Lương làm thêm giờ
Tiền lương cơ bản
Lương năng suất
Tổng
1
Lê Sỹ Quang
4.29
26
2.788.500
0
0
2.788.500
1.950.000
4.738.500
2
Đoàn Thị Thái
3,67
26
2.385.500
0
0
2.385.500
1.950.000
4.335.500
3
Vũ Mai Hương
2,18
26
1.417.000
0
0
1.417.000
1.625.000
3.042.000
4
Vũ Thị Hằng Nga
2,34
26
1.521.000
2
175000
1.638.000
1.300.000
2.938.000
5
Trương Thùy Linh
1,8
26
1.170.000
0
0
1.170.000
1.300.000
2.470.000
6
Nguyễn Thành Công
2,34
26
1.521.000
1
87.750
1.579.500
1.170.000
2.749.500
Cộng
16,62
165
10.803.000
3
262.750
11.065.750
9.295.000
20.360.750
(Nguồn : bảng lương phòng Hành chính - Nhân sự Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh Eresson, , Đoàn Thị Thái, 12/2009)
Ta thấy hình thức trả trả lương cho lao động gián tiếp trong công ty ngoài tiền lương cơ bản được nhận ra thì còn có thêm phần tiền lương năng suất phụ thuộc vào năng suất lao động của cán bộ nhân viên. Đây là sự tiến bộ lớn trong trả lương cho lao động gián tiếp, nhằm khắc phục hình thức trả lương cơ bản chỉ chú trọng đến thang lương bảng lương của Nhà nước mà chưa chú trọng đến chất lượng lao động, đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Phần lương năng suất mà công ty trả cho lao động gián tiếp này đã giúp gắn một phần tiền lương với kết quả sức lao động để tạo điều kiện thúc đẩy sức lao động của lao động gián tiếp tạo động lực cho họ làm việc, nâng cao trình độ của mình trong công ty, phấn đấu và hoàn thành các nhiệm vụ đề ra.
Mặc dù đã đảm bảo được tính công bằng do tiền lương người lao động nhận được căn cứ vào thời gian làm việc, trình độ chuyên môn lành nghề chất lượng công việc, mức độ quan trọng của người lao động trong công ty. Tuy nhiên nhìn vào bảng lương của cán bộ phòng Hành chính - Nhân sự ta thấy tiền lương năng suất vẫn còn thấp hơn so với tiền lương cơ bản của người lao động, thế nên tiền lương năng suất ở đây chỉ có tác dụng tăng thêm thu nhập cho người lao động chứ chưa thực sự đánh giá chính xác hao phí sức lao động của cán bộ công nhân viên. theo điều tra thống kê của bản thân bằng bảng hỏi câu số 3 thì có tới 88,24% người đồng ý với ý kiến cho rằng nguồn lương của mình nằm chủ yếu ở lương cơ bản. Điều đó sẽ làm hạn chế tinh thần hăng say làm việc của người lao động, không khuyến khích được tinh thần hăng say lao động của người cán bộ nhân viên công ty.
ví dụ về cách tính lương cho lao động cụ thể trong công ty.
Sau đây là cách tính lương cho ông Lê Sỹ Quang theo hình thức trả lương theo thời gian:
Tiền lương cơ bản:
Chức vụ : Phó Giám đốc phu trách phòng Hành chính - Nhân sự.
Hệ số lương 4,29 trong đó:
Ông Quang có trình độ đại học trở lên hưởng lương theo nhóm 3 (nhóm chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư) cấp bậc hiện tai là 6 nên hệ số lương là 3,89.
Ông quang giữ chức vụ trưởng phòng Hành chính - Nhân sự nên được hệ số phụ cấp là cho chức vụ trưởng phòng là 0,4.
Công làm việc thực tế tháng 11/2009 của ông Quang là 26 công.
Như vậy lương tối thiểu của ông Quang trong tháng 11 là :
LTT = 650.000 x (HCB + HPC) x NCTTLV26
LTT = 650.000 x (3,98 + 0,4) x 2626 = 2.788.500 (đồng)
Ông Quang trong tháng 11 ông không đi làm thêm thế nên ông không được lương làm thêm,
Lương kiêm nhiệm khuyến khích của ông Quang là 0 đồng/tháng.
Vậy tổng lương cơ bản cho ông Quang trong tháng 11/2009 là 2.788.500 đồng.
Tiền lương năng suất:
Ông Quang có hệ số hoàn thành công việc là 1,0.
Có hệ số năng suất là 3.
Tiền lương năng suất của ông Quang là:
LNS = HSNS x 650.000 X DTTTDTKH x HSHT x NCTTLV26
= 1,0 x 650.000 x 1 x 3 x 2626
= 1.950.000 (đồng)
Vậy tiền lương thực tế tháng 11 năm 2009 của ông Quang là bốn triệu bảy trăm ba tám nghìn đồng.
LGT = LCB + LNS
= 2.788.500 + 1.950.000
= 4.738.000 (đồng)
2.2. Hình thức trả lương sản phẩm.
Do đặc điểm của sản xuất của công ty là thiết kế chế tạo lắp ráp các day chuyền sản xuất bia theo hợp đồng ký kết với các nhà máy bia nên sản phẩm có tính chất đơn chiếc khối lượng lớn đòi hỏi tập thể lao động cùng thực hiện và thời gian hoàn thành phải tuân thủ chính xác theo hợp đồng lao động nên công ty áp dụng thêm hình thức trả lương khoán cho tập thể cho từng tổ, hoặc nhóm người để tăng thêm thu nhập cho người lao động và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành sản phẩm theo đúng yêu cầu đề ra.
2.2.1.. Đối tượng và điều kiện áp dụng:
Hình thức này áp dụng để tra lương cho công nhâ trực tiếp sản xuất ở các phân xưởng.
Chế độ trả lương khoán có ưu điểm là ngoài việc giúp cho công ty kiểm soát được thời gian hoàn thành sản phẩm để đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, mà tiền lương người lao động nhận được lại gắn trực tiếp với kết quả sản phẩm của họ làm ra do đó có tác dụng khuyến khích lao động. Tuy nhiên thực tế chế độ trả lương này vẫn còn có hạn chế là vẫn có thể dẫn đến hiện tượng chạy theo số lượng mà không chú ý đến chất lượng sản phẩm (hoàn thành sản phẩm nhanh hơn để có thu nhập cao). Đặc biệt với các sản phẩm mà mang tính chất đòi hỏi sự cẩn thận và chính xác thì điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công trình. Do đó để hạn chế những nhược điểm của hình thức trả lương này cũng như phát huy tốt ưu điểm, qua quá trình tìm hiểu vê công ty em thấy công ty cần thực hiện tốt các công tác sau:
+ Công tác định mức lao động và xây dựng đơn giá khoán:
Định mức lao động là xác định lượng hao phí sức lao động sống được quy định để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc công việc nào đó trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định, theo tiêu chuẩn chất lượng quy định. Do công tác định mức lao động là tương đối khó mang tính chất định tính và nó ảnh hưởng đến xây dựng đơn giá tiền lương và số lượng tiền lương khoán cho từng tổ. Chính vì thế công tác định mức lao động cần được quan tâm chú ý.
Sau đây là bảng định mức cho một công việc cụ thể ở tổ gò hàn.
Thành phần công việc:
+ Hàn mặt trong của thân tank lên men.
+ Hàn mặt ngoài của thân tank lên men.
+ Hàn các hệ thống ống dẫn bia.
+ Hàn các linh kiện lắp ráp vào các tank lên men
+ Hàn các linh kiện lắp ráp vào các hệ thống nồi nấu.
….
Sau đây là bảng định mức cơ bản cho công việc hàn mặt trong và mặt ngoài của tank lên men
Bảng 11: bảng định mức cơ bản cho công việc hàn
Đơn vị tính: công/m
Công việc
Câp bậc công việc
Số công
Hàn chiều dài bên trong của thân tank lên men
3/7
0,4
Hàn chiều dài bên ngoài của thân tank lên men
2/7
0,3
(Nguồn: Văn bản ISO 9001:2000 phòng Kỹ thuật - Dự án, Đinh Đức Cường, 2007)
Ta thấy các mức lao động trong công ty được xây dựng bằng hai phương pháp tính toán và thống kê kinh nghiệm. Phương pháp tính toán là phương pháp dựa vào các thông số, bản vẽ kỹ thuật và các tài liệu có từ trước của công ty để xác định các loại hao phí. Phương pháp thống kê kinh nghiệm là phương pháp dựa vào thống kê số lượng và thống kê thời gian cỉa các kỳ trước làm kinh nghiệm để đưa ra các định mức thời gian. Hai phương pháp này được thực công ty thực hiện đồng thời nhưng thực sự thì chưa có độ chính xác cao.
Từ mức lao động cho từng công việc và cấp bậc tương ứng quy định cho khối lượng công việc đó, cán bộ chuyên trách sẽ tính ra đơn giá tiền lương cho một đơn vị khối lượng công việc theo trình tự sau:
Đầu tiên, dựa vào cấp bậc công việc, hệ số lương của công nhân cán bộ chuyên trách tính ra hệ số lương tương ứng cho 1 ngày công theo công thức sau:
Tiền lương cho 1 ngày công = hệ số lương trung bình của tổ x 650.000 / 26 công
Tiếp theo, dựa vào mức lao động và tiền lương cho một ngày công để xây dựng đơn giá tiền lương cho một đơn vị khối lượng công việc theo công thức sau:
ĐGTL cho tiền lương mức lao động
1 đơn vị công việc cho 1 ngày công cho công việc
+ Công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc:
“Tổ chức phục vụ nơi làm việc là cung cấp cho nơi làm việc các loại phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết và tạo các điều kiện thuận lợi để tiến hành quá trình lao động”. (giáo trình Tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp, tập thể giáo viên bộ môn tổ chức lao động, NXB giáo dục 1994). Tổ chức phục vụ nơi làm việc là khâu đầu tiên quan trọng và diễn ra trong suốt thời gian làm việc, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ngừng việc, và khả năng hoàn thành chỉ tiêu mà công ty giao cho người lao động.
Thực tế với đặc điểm tình hình sản xuất công ty là sản phẩm có khối lượng lớn đại đa số là sử dụng máy móc hiện đại, thời gian hoàn thành sản phẩm tương đối dài qua nhiều bước trung gian chính vì thế hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ phụ thuộc vào trình độ của người quản lý, trình độ chuyên môn lành nghề người công nhân, tính hiện đại của máy móc kỹ thuật mà còn phụ thuộc khá lớn vào công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc. ý thức được vấn đề đó, công ty đã thực hiện công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc như sau:
Công tác cung cấp nguyên nhiên vật liệu, máy móc, thiết bị: công tác này cần phải thực hiện một cách chu toàn. Cần phải cung cấp máy móc thiết bị nguyên nhiên vật liệu đầy đủ kịp thời cho từng đội sản xuất. Bên cạnh đó cũng phải bố trí chung một cách hợp lý tức là máy móc thiết bị phải được đặt ở những chỗ thuận tiện nhất cho người lao động, đảm bảo người lao động làm việc trong tư thế thoải mái, cho phép áp dụng các phương pháp lao động tiên tiến.
Bố trí nơi bốc dỡ hàng. lưu trữ nguyên nhiên vật liệu: bên cạnh việc cung cấp đầy đủ kip thời nguyên nhiên vật liệu thì việc bố trí thời gian bốc dỡ, địa điểm bốc dỡ phải nhanh gọn kip thời, đặc biệt phải đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình bốc dỡ vì nguyên nhiên vật liệu có khối lượng lớn. đồng thời phải có kho lưu trữ nguyên nhiên vật liệu, tránh tình trạng hỏng hóc.
Trang bị đầy đủ các thiết bị vệ sinh an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp: như áo bảo hộ, khẩu trang, kính bảo hộ…
Việc tổ chức, phục vụ nơi làm việc hợp lý, khoa học sẽ giúp cho quá trình lao động được tiến hành thuận lợi, liên tục, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo an toàn cho người lao động, làm cho người công nhân cẩm thấy sự quan tâm của công ty đối với họ. Những năm qua công ty đã thực hiện tốt điều này nên đảm bảo được kế hoạch sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm, đảm bảo toàn lao động, tạo niềm tin đối với khách hành.
+ Công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm:
Vì tiền lương được trả dựa trên số lượng sản phẩm hoàn thành đúng tiêu chuẩn chất lượng của người lao động, nghĩa là tiền lương khoán phụ thuộc cả về số lượng và chất lượng sản phẩm. Do đó công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm là rất quan trọng đảm bảo tiền lương khoán được trả đúng, trả đủ, c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32845.doc