Công ty Viglacera Vân Hải là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ năm 1962, tên gọi ban đầu là Công trường Cát Vân Hải, trực thuộc Ty Công nghiệp Tỉnh Quảng Ninh; giai đoạn đầu chuyên về khai thác cát, sản xuất đơn giản, công cụ phục vụ cho sản xuất chỉ là những công cụ đơn giản, thô sơ như: quang gánh, cuốc, xẻng., số lượng lao động lúc đó it ỏi chỉ có 24 người, sản lượng sản xuất ra chủ yếu là cung cấp cho nhà máy thuỷ tinh Hải Phòng, đời sống người lao động bấy giờ vô cùng khó khăn.
Năm 1970, do tính chất đặc thù của nguồn tài nguyên cát trắng là khoáng sản có trữ lượng giới hạn, cho nên Nhà nước phải tập trung quản lý, khai thác có hiệu quả, vì vậy Công trường Cát Vân Hải được chuyển sang Tổng cục Hoá chất và địa chất Việt Nam quản lý và đổi tên thành Xí nghiệp Cát Vân Hải, tuy nhiên sản lượng sản xuất ra cũng chỉ cung cấp cho một số ít nhà máy trong khu vực như :nhà máy thuỷ tinh Hải Phòng, Bóng đèn phích nước Rạng Đông
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2467 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện các hình thức trả lương tại Công ty cổ phần Viglacera Vân Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo sản phẩm gián tiếp.
L: Lương cấp bậc của công nhân phụ.
M: Số máy phục. vụ cùng loại.
Q: Mức sản lượng của một công nhân chính.
- Tiền lương thực tế:
L1 = ĐG x Q1
Trong đó:
L1: Tiền lương thực tế của công nhân phụ.
Q1: Mức hoàn thành thực tế của công nhân chính.
Tiền lương thực tế của công nhân phụ, phục vụ còn có thể được tính dựa vào mức năng suất lao động thực tế của công nhân chính như sau:
L Q1 L
Hdc = ĐG x x = ĐG x x In
M Qo M
In: Chỉ số hoàn thành năng suất lao động của công nhân chính.
* Ưu điểm:
Khuyến khích người công nhân phụ phục vụ tốt hơn cho hoạt động của công nhân chính.
Thúc đẩy tăng năng suất lao động cho người lao động, đặc biệt nâng cao năng suất lao động của công nhân chính.
* Nhược điểm:
Nếu định mức phục vụ không hợp lý sẽ ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả lao động làm giảm nhẹ hiệu quả trả lương theo sản phẩm.
Có thể gây nên việc hạn chế sự cố gắng làm việc,phục vụ của công nhân phụ.
d) Chế độ trả lương sản phẩm khoán. (10)
Chế độ trả lương này thường được áp dụng cho những công việc được giao khoán cho công nhân. Chế độ này được thực hiện rộng rãi và khá phổ biến trong ngành nông nghiệp, xây dựng cơ bản hoặc một số ngành khác khi công nhân làm những công việc mang tính đột suất, công việc không thể xác định một định mức lao động ổn định trong thời gian dài được.
Tiền lương khoán được tính như sau:
L1 = ĐGk x Q1
Trong đó:
L1: Tiền lương thực tế công nhân nhận được.
ĐGk: Đơn giá khoán cho một sản phẩm hay công việc.
Q1: Số lượng sản phẩm hoàn thành.
Để chế độ trả lương này mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp, một trong những vấn đề quan trọng là xác định đơn giá khoán, đơn giá tiền lương khoán được tính toán dựa vào việc phân tích nói chung và các khâu công việc trong việc giao khoán công việc cho công nhân.
* Ưu điểm:
Có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao trình độ tay nghề của mình, phát huy khả năng sáng tạo, tích cực cải tiến lao động kĩ thuật nhằm tối ưu hoá quá trình lao động sản xuất.
(10) Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Hoàng Quân, 2007, trang 216.
Thời gian lao động để hoàn thành công việc giao khoán có thể gấp rút, nhanh chóng, mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
* Nhược điểm:
Việc xác định đơn giá giao khoán phức tạp, nhiều khi khó xác định chính xác.
Có thể khiến cho người công nhân hay bi quan không chú ý đến đầy đủ một số việc, bộ phận trong quá trình hoàn thành công việc giao khoán.
e) Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng. (11)
Chế độ trả công theo sản phẩm có thưởng, về thực chất là việc kết hợp các chế độ trả công sản phầm kể trên với các hình thức tiền thưởng.
Khi áp dụng chế độ trả công này, toàn bộ sản phẩm được áp dụng theo đơn giá tiền lương cố định, còn tiền thưởng sẽ căn cứ vào mức độ hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về số lượng, chất lượng của chế độ tiền thưởng qui định.
Tiền lương sản phẩm có thưởng được tính theo công thức sau:
L x (m x h)
Lth = L +
100
Trong đó:
Lth: Tiền lương sản phẩm có thưởng.
L: Tiền lương trả theo sản phẩm với đơn giá cố định.
m: Tỷ lệ % tiền thưởng (tính theo tiền lương theo sản phẩm với đơn giá cố đinh).
h: Tỷ lệ % hoàn thành vượt mức sản lượng được tính thưởng.
* Ưu điểm:
Khuyến khích người công nhân năng động sáng tạo trong sản xuất nhằm hoàn thành vượt mức sản lượng, tiết kiệm chi phí sản xuất và bảo đảm an toàn trong lao động.
(11) Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Hoàng Quân chủ biên, 2007, trang 215,216.
Đánh giá đúng đắn trình độ và năng lực cũng như trách nhiệm của người công nhân đối với công việc được giao phó.
Có thể làm cho chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao và đảm bảo tốt hơn.
* Nhược điểm:
Xác định mức lương và lựa chọn xây dựng một hình thức hưởng lương không hợp lí sẽ giảm tác dụng kích thích người lao động và hiệu quả kinh tế.
Nếu việc phân tích tính toán xác định các chỉ tiêu, tiêu thức tính thưởng không chính xác có thể làm tăng chi phí tiền lương, gây bội chi quỹ lương.
III.Sự cần thiết việc hoàn thiện hình thức trả lương tại công ty.
Tiền lương đóng một vai trò hết sức quan trọng trong bất cứ một doanh nghiệp nào. Nó không những chỉ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động. Do đó, việc hoàn thiện các hình thức trả lương cho người lao động để phù hợp với cơ cấu, qui trình sản xuất, bộ máy quản lí của mỗi doanh nghiệp là rất cần thiết.
Đối với công ty cổ phần Viglacera Vân Hải do những đặc điểm riêng biệt vốn có của mình nên việc hoàn thiện các hình thức trả lương cho người lao động trong công ty sẽ mang lại nhiều hiệu quả thiết thực góp phần vào sự phát triển bền vững của công ty.
Thứ nhất, việc các hình thức trả lương trong công ty ngày càng được hoàn thiện sẽ làm gia tăng vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền lương. Điều này là hết sức quan trọng vì nó sẽ kích thích người lao động cố gắng nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng lao động đem lại hiệu quả công việc cao thúc đẩy doanh nghiệp ngày một phát triển.
Thứ hai, mỗi nhóm ngành nghề khác nhau có những đặc điểm đặc thù khác nhau, những khó khăn thuận lợi khác nhau. Do đó việc các hình thức trả lương cho người lao động dần được hoàn thiện sẽ đảm bảo sự công bằng, hợp lí trong cách trả lương cho người lao động, góp phần điều tiết thu nhập cho người lao động một cách hợp lí, tạo điều kiện để họ yên tâm làm việc.
Thứ ba, mỗi một hình thức trả lương đều có những ưu, nhược điểm khác nhau, hoàn thiện các hình thức trả lương cho người lao động sẽ làm phát huy được tối đa các ưu điểm và hạn chế được tối thiểu các nhược điểm. Đối với một doanh nghiệp loại hai như công ty cổ phần Viglacera Vân Hải thì điều này là rất quan trọng vì nó giúp cho công ty chống lãng phí, tiết kiệm được chi phí sản xuất.
Thứ tư tiền lương, tiền công người lao động nhận được gắn với kết quả lao động của chính họ. Vì vậy chỉ có hoàn thiện các hình thức trả lương mới khuyến khích người lao động không ngừng học hỏi nâng cao trình độ tay nghề phát huy khả năng sáng tạo cải tiến kỹ thuật.
Thứ năm, hoàn thiện các hình thức trả lương cho người lao động cũng góp phần thúc đẩy công tác quản lí lao động trong doanh nghiệp, tăng cường kỉ luật ý thức của người lao động.
Thứ sáu, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, quỹ lương còn hạn chế thì việc hoàn thiện các hình thức trả công lao động sẽ góp phần sử dụng hợp lý quỹ tiền lương trong doanh nghiệp, tránh gây tổn thất lãng phí. Đây là một trong những yếu tố quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Thứ bẩy xã hội ngày càng vận động phát triển theo hướng đánh giá năng lực làm việc theo kết quả công việc. Người lao động cần được trả công xứng đáng với những gì mà họ bỏ ra, chính vì vậy hoàn thiện các hình thức trả công lao động cũng chính là một trong những biện pháp để người lao động tích cực,năng động hơn nữa với công việc.
Với tất cả những lý do trên việc hoàn thiện các hình thức trả lương cho người lao động tại Công ty cổ phần Viglacera Vân Hải là một vấn đề hết sức cần thiết.
PHẦN II
THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA VÂN HẢI
I- NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA VÂN HẢI:
1. Quá trình hình thành và phát triển:
* Tên đơn vị:
- Tên đầy đủ tiếng Việt: Công ty cổ phần Viglacera Vân Hải.
- Tên tiếng Việt viết tắt: Công ty Viglacera Vân Hải.
- Tên đầy đủ tiếng Anh: JOINT-STOCK COMPANY VIGLACERA VAN HAI.
* Ngày, tháng, năm thành lập: 20/10/1962.
* Trụ sở chính: Thôn Sơn Hào - Xã Quan Lạn - Huyện Vân Đồn - Tỉnh Quảng Ninh.
* Văn phòng đại diện: Dốc Ngân Hàng - Phường Hồng Hải - Thành phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh.
* Điện thoại: 0333. 825 073 - Fax: 0333. 623 603.
Công ty Viglacera Vân Hải là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ năm 1962, tên gọi ban đầu là Công trường Cát Vân Hải, trực thuộc Ty Công nghiệp Tỉnh Quảng Ninh; giai đoạn đầu chuyên về khai thác cát, sản xuất đơn giản, công cụ phục vụ cho sản xuất chỉ là những công cụ đơn giản, thô sơ như: quang gánh, cuốc, xẻng..., số lượng lao động lúc đó it ỏi chỉ có 24 người, sản lượng sản xuất ra chủ yếu là cung cấp cho nhà máy thuỷ tinh Hải Phòng, đời sống người lao động bấy giờ vô cùng khó khăn.
Năm 1970, do tính chất đặc thù của nguồn tài nguyên cát trắng là khoáng sản có trữ lượng giới hạn, cho nên Nhà nước phải tập trung quản lý, khai thác có hiệu quả, vì vậy Công trường Cát Vân Hải được chuyển sang Tổng cục Hoá chất và địa chất Việt Nam quản lý và đổi tên thành Xí nghiệp Cát Vân Hải, tuy nhiên sản lượng sản xuất ra cũng chỉ cung cấp cho một số ít nhà máy trong khu vực như :nhà máy thuỷ tinh Hải Phòng, Bóng đèn phích nước Rạng Đông…
Năm 1972, Xí nghiệp Cát Vân Hải được chuyển sang Bộ xây dựng quản lý và được đổi tên thành Mỏ Cát Vân Hải.
Từ tháng 4 năm 1974 đến tháng 6 năm 1995, Bộ xây dựng giao Mỏ Cát Vân Hải cho Liên hiệp Đá Cát Sỏi trực thuộc Bộ xây dựng quản lý. Trong những năm 90 của giai đoạn này, cùng với không khí thi đua của thời kỳ đổi mới đất nước, đồng thời được sự giúp đỡ của Liên Xô cũ, Mỏ Cát Vân Hải đã đầu tư chiều sâu, công nghệ khai thác được cơ giới hoá, năng suất lao động tăng, sản lượng cung cấp cho các nhà máy thuỷ tinh, các nhà máy sản xuất kính… được đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, dần dần hình thành được một mạng lưới khách hàng truyền thống, CBCNV của công ty luôn có việc làm ổn định, đời sống từng bước được nâng cao.
Ngày 24/3/1993, Công ty Cát Vân Hải được thành lập theo Quyết định số 110A/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ xây dựng.
Ngày 20/11/1995, Công ty Cát Vân Hải được thành lập lại và trực thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng cho đến nay, theo Quyết định số 991/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Công ty đã đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh, giấy phép kinh doanh số 1100337 vào ngày 02/01/1996 do Uỷ ban kế hoạch Tỉnh Quảng Ninh cấp. Công ty thực hiện đăng ký kê khai nộp thuế theo mã số thuế: 5700101164.
Để đáp ứng với sự phát triển của Công ty, ngày 17/3/2001, Bộ xây dựng có Quyết định số 510/QĐ-BXD nâng hạng Công ty Cát Vân Hải từ doanh nghiệp hạng III lên hạng II.
Ngày 25/6/2003, Bộ xây dựng có Quyết định số 893/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc: đổi tên Công ty Cát Vân Hải thành Công ty Viglacera Vân Hải.
Ngày 29/12/2005, Bộ xây dựng lại có Quyết định số 2399/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc: Chuyển đổi công ty Vân Hải Viglacera thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Vân Hải Viglacera. Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty đã được phê duyệt tại Quyết định số 74/TCT-HĐQT ngày 24/02/2006 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng.
Ngày 22/12/2007, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Vân Hải Viglacera chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần Viglacera Vân Hải theo Quyết định số 1502/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ xây dựng.
Trải qua hơn 47 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, hoạt động ở ngoài biên giới biển đảo, cách xa đất liền trên 80km đường biển, Công ty đã vượt qua muôn vàn khó khăn để trụ vững trong mọi điều kiện hoàn cảnh. Từ chỗ sản xuất chủ yếu là lao động thủ công manh mún, công cụ lao động thô sơ, sản lượng mỗi năm tiêu thụ từ 3.000 đến 4.000tấn/năm đến nay Công ty đã đạt mức 237.000 tấn/năm.
Nhằm đa dạng hoá ngành nghề, Công ty tiếp tục đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực vận tải và được Tổng công ty Thuỷ Tinh và Gốm Xây Dựng cho thành lập Xí nghiệp Vận tải thuỷ (tháng 4 năm 1998), xây dựng Nhà máy sàng tuyển Cát Vân Hải (năm 2003), đầu tư và triển khai dự án xây dựng Khu du lịch sinh thái Vân Hải và xí nghiệp nuôi trồng thuỷ hải sản(2005).
Với sự cố gắng trên của tập thể lãnh đạo và CBCNV nên Công ty đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận thành tích. Năm 2002, tập thể CBCNV Công ty vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Với sự ghi nhận trên của Đảng và Nhà nước, tập thể CBCNV Công ty Viglacera Vân Hải không ngừng phấn đấu xây dựng và phát triển đưa Công ty ngày càng lớn mạnh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
2. Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm sản xuất kinh doanh:
2.1. Chức năng nhiệm vụ:
- Khai thác, kinh doanh cát trắng thuỷ tinh.
- Kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Thăm dò khảo sát tài nguyên khoáng sản.
- Kinh doanh vận tải thuỷ.
- Khai thác và kinh doanh dịch vụ du lịch.
- Kinh doanh nuôi trồng thuỷ sản.
2.2. Loại hình sản xuất kinh doanh:
Công ty Viglacera Vân Hải là một doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng - Bộ xây dựng với nhiệm vụ chính là khai thác nguồn tài nguyên cát trắng dạng nguyên khai mỏ lộ thiên để sản xuất kính và thuỷ tinh.
Sơ đồ 1
Công nghệ sản xuất và khai thác cát trắng thuỷ tinh
Bóc tầng phủ
Gom, ủi, xúc lên ô tô
Sàng tuyển và rửa cát
Vận chuyển ra kho chứa thành phẩm
Vận chuyển tới khách hàng
- Bóc tầng phủ: Dùng máy ủi tầng phủ, xúc bóc bỏ một lớp đất có độ dầy 0,2 ¸ 0,3m đổ ra bãi thải với cự ly từ 200m ¸ 300m. Sau đó, lao động thủ công bốc bỏ số đất đá còn sót lại, vận chuyển ra bãi thải.
- Gom, ủi, xúc, vận chuyển: Dùng máy ủi Mitshubishi ủi, vun thành đống sau đó dùng máy xúc Sumitomo SH 223-3 để xúc lên ô tô.
- Sàng tuyển và rửa cát: Sàng tuyển và rửa cát bằng công nghệ tự động tại Nhà máy sàng tuyển Cát Vân Hải.
- Vận chuyển ra kho chứa thành phẩm: Cát được xúc lên ô tô vận chuyển về kho chứa thành phẩm, cự ly vận chuyển từ 2.000m ¸ 3.000m.Sau đó dùng cầu trục điện bốc cát xuống tàu vận chuyển giao cho khách hàng
- Vận chuyển tới khách hàng: Vận chuyển bằng đường biển ngang sông, phương tiện là sà lan,tàu tự hành chuyên dụng.
Bên cạnh nhiệm vụ chính là khai thác, kinh doanh cát trắng thủy tinh, Công ty còn thực hiện đa dạng hoá ngành nghề, hiện nay Công ty đang thực hiện thêm một nhiệm vụ quan trọng nữa đó là: Kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái.
2.3.Đặc điểm của tổ chức sản xuất:
Các bộ phận sản xuất trực tiếp, phục vụ sản xuất, bộ phận phục vụ, đời sống văn hoá, các nhà máy, xí nghiệp trực thuộc, các phòng ban nghiệp vụ, nhà trẻ, nhà ăn, trạm y tế... được Công ty bố trí sắp xếp một cách khoa học, hợp lí và nề nếp.
3. Nguồn nhân lực của Công ty:
Do công ty đóng quân hoạt động ở ngoài biển đảo lực lượng lao động chủ yếu là người địa phương, trình độ văn hóa, nghề nghiệp chuyên môn có giới hạn nên công ty đặc biệt quan tâm, chăm lo đến công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng về văn hóa, nghề nghiệp chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động nhằm nâng cao số lượng chất lượng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lí, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng với tốc độ phát triển của doanh nghiệp trong thời kí công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cụ thể được biểu hiện qua các bảng sau :
Bảng số 1
Thống kê chất lượng, số lượng đội ngũ cán bộ quản lý
STT
Trình độ
Số lượng
Năm 2008
Năm 2007
Năm 2006
I
Đại học
45
40
30
1
Kỹ sư các chuyên ngành
- Khai thác mỏ
01
01
01
- Kỹ sư xây dựng
01
01
01
- Kỹ sư Quản trị kinh doanh
05
04
03
- Kỹ sư cơ khí
03
02
01
- Kỹ sư vỏ, máy tàu thuỷ
02
02
01
- Kỹ sư Đảm bảo an toàn đường thuỷ
01
01
01
- Kỹ sư khai thác hàng hải thuỷ sản
02
02
01
- Kỹ sư tin học
03
02
01
2
Cử nhân các chuyên ngành
- Cử nhân Tài chính kế toán
9
08
07
- Cử nhân kinh tế
14
13
11
- Cử nhân thông tin học
02
01
01
- Cử nhân Luật
02
01
01
II
Cao đẳng và trung cấp
16
13
09
- Cao đẳng kinh tế mỏ
03
02
01
- Cao đẳng hoá chất
03
02
01
- Trung cấp kế toán và khác
10
09
07
Nguồn: Phòng KTTH: Báo cáo chất lượng CB - 3 năm 2006,2007,2008
* Nhận xét:
Nhìn vào bảng cơ cấu lao động ta thấy trình độ cán bộ quản lý và các phòng ban nghiệp vụ gián tiếp rất cao. Năm 2008, Công ty có 45 người có trình độ đại học, chiếm 30,82% ; có 16 người có trình độ cao đẳng, trung cấp, chiếm 10.96 %. Phần lớn họ là những người hiểu biết và có rất nhiều kinh nghiệm về công việc, được sắp xếp, bố trí làm việc theo đúng trình độ đào tạo nên đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty luôn đảm đương được mọi nhiệm vụ.
Trước sự tăng trưởng và phát triển của Công ty, để đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong những năm tới, Công ty đã có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên, cử người đi học các lớp nghiệp vụ, đại học...
Mọi sản phẩm làm ra đều phải có định mức lao động để từ đó xác định tiêu hao lao động cho sản phẩm và tính đơn giá sản phẩm. Căn cứ vào mức độ lao động để xác định mức chi phí tiền lương cho nhân công theo tính chất công việc cụ thể.
Bảng số 2
Thống kê chất lượng,số lượng đội ngũ công nhân, kỹ thuật
STT
Công nhân
Năm 2008
Năm 2007
Năm 2006
Số lượng
Bậc thợ
Số lượng
Bậc thợ
Số lượng
Bậc thợ
2/7
3/7
4/7
5/7
6/7
7/7
2/7
3/7
4/7
5/7
6/7
7/7
2/7
3/7
4/7
5/7
6/7
7/7
1
Lái xe ô tô
10
2
5
3
12
3
6
3
20
8
9
3
2
Hàn tiện, sửa chữa cơ khí, vận hành dây chuyền sàng tuyển
14
6
5
3
15
1
6
5
3
23
3
12
5
3
3
Đào xúc, ủi, cẩu
11
4
3
2
2
13
1
5
3
2
2
21
4
7
5
3
2
4
Vận hành cầu trục
3
1
1
1
3
1
1
1
4
2
1
1
5
Máy phát điện
3
1
1
1
3
1
1
1
5
2
1
1
1
Số lượng
Bậc thợ
Số lượng
Số lượng
Bậc thợ
1/2
2/2
1/4
2/4
3/4
4/4
1/2
2/2
1/4
2/4
3/4
4/4
1/2
2/2
1/4
2/4
3/4
4/4
6
Thuyền trưởng, thuyền phó tàu sông
11
7
4
11
7
4
13
2
7
4
7
Máy trưởng, máy phó tàu sông
9
1
5
3
10
1
1
5
3
13
2
3
5
3
8
Thuỷ thủ
13
1
3
7
2
14
2
3
6
3
22
5
7
7
3
Nguồn: Phòng KTTH: Báo cáo chất lượng CNKT - 3 năm 2006-2008
Năm 2008, lao động phổ thông có 11 người, chiếm 7,53% do Công ty phải khai thác ở các khai trưởng lẻ, không thể sử dụng được máy móc thiết bị nên sử dụng lực lượng lao động này để khai thác và tuyển chọn cát thuỷ tinh.
4. Một số đặc điểm cơ bản ảnh hưởng đến các hình thức trả lương tại Công ty Cổ Phần Viglacera Vân Hải:
4.1. Đặc điểm về đội ngũ lao động:
* Cơ cấu lao động của Công ty 3 năm 2006-2008:
Bảng số 3
Bảng định biên lao động các bộ phận trong Công ty
STT
Đơn vị
Năm 2008
Năm 2007
Năm 2006
Số lượng
Gián tiếp
Trực tiếp
Số lượng
Gián tiếp
Trực tiếp
Số lượng
Gián tiếp
Trực tiếp
1
Ban tổng giám đốc Công ty
03
03
02
02
02
02
2
Phòng Kinh Tế Tổng Hợp
18
15
03
21
17
04
23
19
04
3
Phòng Thương Mại Kĩ Thuật
10
10
08
08
18
14
04
4
Xí nghiệp Du lịch sinh thái Vân Hải
22
03
19
22
03
19
32
05
27
5
Nhà máy sàng tuyển Cát Vân Hải
57
05
52
59
06
53
90
09
81
6
Xí nghiệp Vận tải thủy
36
04
32
46
07
39
61
09
52
Cộng
146
40
106
158
43
115
226
58
168
Nguồn: Phòng Kinh Tế Tổng Hợp – 3 năm 2006-2008
Chú ý: Năm 2008, Phòng Tổ chức hành chính của công ty sát nhập với phòng Kế toán thành phòng Kinh tế tổng hợp.
Bảng số 4
Bảng cơ cấu lao động
ĐVT: Người
STT
Đơn vị
Năm 2008
Năm 2007
Năm 2006
Số lượng
Trình độ
Số lượng
Trình độ
Số lượng
Trình độ
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
1
Quản lý, nghiệp vụ, phục vụ Công ty
37
29
6
02
44
26
04
03
57
20
11
03
2
Quản lý, nghiệp vụ các đơn vị trực thuộc, phục vụ kinh doanh du lịch
24
16
08
22
14
06
36
10
04
3
Công nhân
85
92
133
Nhà máy sàng tuyển
52
53
81
- Lao động kỹ thuật
41
42
69
- Lao động thủ công
11
11
13
XN Vận tải thuỷ
33
39
52
Nguồn: Phòng Kinh Tế Tổng Hợp – 3 năm 2006 -2008
* Nhận xét:
Nhìn vào hai bảng trên, ta nhận thấy cán bộ quản lý và bộ phận gián tiếp còn rất cao. Ví dụ, năm 2008:
Bộ phận quản lí và gián tiếp gồm 61 người chiếm 41%. Nguyên nhân là do Công ty có địa điểm khai thác chính là ở ngoài đảo và có thêm văn phòng giao dịch tại thành phố Hạ Long nên tỷ lệ gián tiếp là còn cao.
Công nhân kỹ thuật là 74 người chiếm 50,68%. Đây là đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, nòng cốt để sản xuất, vận chuyển tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Lao động thủ công là 11 người chiếm 7,53%. Do Công ty còn phải khai thác ở các khai trường lẻ mà máy móc không thể trực tiếp làm được.
Bảng số 5
Tình hình sử dụng thời gian lao động
STT
Các chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2007
Năm 2006
Bình quân cho 1 ngưới LĐ
Cho tổng số người LĐ
Bình quân cho 1 người LĐ
Cho tổng số người LĐ
Bình quân cho 1 người lao động
Cho tổng số người lao động
1
Ngày công theo lịch
365
53.290
365
57.670
365
80.456
2
Ngày nghỉ lễ. chủ nhật
113
16.498
113
17.854
113
25.538
3
Ngày làm việc theo chế độ
252
36.792
252
39.816
252
56.952
4
Thời gian ngừng việc, nghỉ việc
26
3.796
28
4.108
25
5.650
Trong đó:
- Nghỉ phép năm
12
1.752
11
1.738
10
2.260
- Ốm
3,5
511
4
632
3
678
- Thai sản
01
146
02
316
01
226
- Học tập, hội họp
7,5
1.095
7
1106
8
1.808
- Nghỉ lý do khác
2
292
4
632
3
678
5
Ngày công ngừng việc
3
438
2
316
2
452
Trong đó:
- Do điện nước
0
0
0,5
79
0
0
- Do thời tiết
2
292
1
158
1,5
339
-Máy móc thiết bị hỏng
0,5
73
0,5
79
0,5
113
Thiếu NVL, dụng cụ
0,5
73
0
0
0
0
6
Thời gian làm việc thực tế
223
32.518
222
35.076
225
50.850
Nguồn: Phòng KTTH: Báo cáo tình hình sử dụng thời gian - 3 năm 2006-2008
Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động nhằm đánh giá trình độ tận dụng tiềm năng về lao động, đồng thời cũng để xác định tính hợp lý của chế độ công tác, thái độ và ý thức chấp hành kỷ luật lao động của người lao động. Qua đó, ta thấy được số ngày công, giờ công lãng phí từ đó tìm ra những nguyên nhân để khắc phục tình trạng ngừng việc để nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian lao động.
4.2. Đặc điểm bộ máy quản lý của Công ty:
Công ty cổ phần Viglacera Vân Hải được tổ chức : đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc điều hành Công ty chỉ đạo trực tiếp đến các phòng nghiệp vụ, từng đơn vị thành viên, giúp việc cho Tổng giám đốc điều hành là các Phó Tổng giám đốc và các phòng nghiệp vụ của Công ty.
* Ưu điểm:
- Bộ máy quản lý của Công ty được biên chế gọn nhẹ, phù hợp với mô hình của doanh nghiệp cổ phần.
- Mối quan hệ công tác là một khối thống nhất, tập trung dân chủ nhằm mục đích đưa Công ty ngày càng phát triển bền vững.
Toàn bộ bộ máy tổ chức, quản lý của Công ty được thể hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1
Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Viglacera Vân Hải
Hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc điều hành
Phó tổng giám đốc sản xuất
Phó tổng giám đốc kinh doanh
Phòng thương mại kĩ thuật
Phòng kinh tế tổng hợp
Xí nghiệp vận tải thủy
Xí nghiệp du lịch sinh thái
Nhà máy sàng tuyển
Nguồn: Phòng Kinh tế tổng hợp
- Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận quản lý:
٭ Hội đồng quản trị Công ty: Gồm 5 thành viên: Chủ tịch hội đồng quản trị, 4 uỷ viên.
* Ban Tổng giám đốc Công ty: Gồm 03 đồng chí: 01 Tổng giám đốc và 02 Phó tổng giám đốc Công ty.
-Tổng giám đốc Công ty: Đại diện trực tiếp chủ sở hữu do tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng bổ nhiệm. Là người đứng đầu điều hành cao nhất của Công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động khác của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị Công ty, Hội đồng quản trị Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng và trước pháp luật về các sản phẩm, các dịch vụ do Công ty thực hiện.
- Phó Tổng giám đốc kinh doanh: Phụ trách việc tiêu thụ sản phẩm cát thuỷ tinh, kinh doanh dịch vụ du lịch, vận tải… của Công ty và là người được Tổng giám đốc Công ty uỷ quyền điều hành thay Tổng giám đốc khi Tổng giám đốc Công ty đi vắng.
- Phó tổng giám đốc sản xuất: Phụ trách về kĩ thuật, vật tư, nhiên liệu, trực tiếp chỉ đạo sản xuất, khai thác sản phẩm, phụ trách công tác bảo hộ lao động của Công ty.
* Các phòng nghiệp vụ Công ty:
- Phòng Kinh tế tổng hợp (gồm phòng tổ chức lao động và phòng tài chính kế toán trước đây):
+ Có chức năng nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Công ty thực hiện quản lý các lĩnh vực công tác về: Tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương, đào tạo, tuyển dụng,bảo hộ lao động, an toàn lao động, bảo vệ chính trị nội bộ, an ninh quốc phòng, thi đua khen thưởng và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động của Công ty.
+ Tham mưu cho lãnh đạo Công ty thực hiện quản lý các lĩnh vực công tác: Hành chính, quản trị, y tế, nhà trẻ, mẫu giáo, phục vụ văn phòng Công ty…
+ Có nhiệm vụ tổ chức, hạch toán kế toán toàn bộ quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chỉ đạo cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra chế độ chi tiêu của đơn vị và các chế độ báo cáo theo quy định của Nhà nước.
- Phòng thương mại kĩ thuật :
- Có nhiệm vụ kí kết hợp đồng kinh tế với khách hàng, giao bán hàng theo sự chỉ đạo của Tổng giám đốc công ty.
- Có nhiệm vụ thực hiện công tác kế hoạch, hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh, chủ trì nghiên cứu, tổng hợp và cân đối kế hoạch kinh tế xã hội dài hạn, trung hạn và ngắn hạn hàng năm trong toàn Công ty, đầu tư phát triển, kĩ thuật công nghệ sản xuất, thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, công tác vật tư, thiết bị… Giao kế hoạch hàng năm cho các đơn vị trực thuộc và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị trực thuộc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, đảm bảo việc sản xuất kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả.
*
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21964.doc