DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN A&C THỰC HIỆN 3
1.1 ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY A&C THỰC HIỆN 3
1.2 Tình hình vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC do Công ty A&C thực hiện 7
1.2.1 Công ty XYZ (khách hàng thường xuyên của Công ty A&C) 7
1.2.1.1 Vận dụng kỹ thuật quan sát 7
1.2.1.2 Vận dụng kỹ thuật phỏng vấn 10
1.2.1.3 Vận dụng kỹ thuật lấy xác nhận 12
1.2.1.4 Vận dụng kỹ thuật kiểm tra vật chất (kiểm kê) 14
1.2.1.5 Vận dụng kỹ thuật phân tích 18
1.2.1.6 Vận dụng kỹ thuật xác minh tài liệu 24
1.2.1.7 Vận dụng kỹ thuật tính toán 27
1.2.2 Công ty ABC (khách hàng mới của Công ty A&C) 29
1.2.2.1 Vận dụng kỹ thuật quan sát 29
1.2.2.2 Vận dụng kỹ thuật phỏng vấn 31
1.2.2.3 Vận dụng kỹ thuật lấy xác nhận 34
1.2.2.4 Vận dụng kỹ thuật kiểm tra vật chất (kiểm kê) 38
1.2.2.5 Vận dụng kỹ thuật phân tích 39
1.2.2.6 Vận dụng kỹ thuật kiểm tra tài liệu và tính toán lại 42
1.3 SO SÁNH VIỆC VẬN DỤNG KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN DO KTV A&C THỰC HIỆN TẠI HAI CÔNG TY ABC VÀ CÔNG TY XYZ 48
1.4 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN DO KTV A&C THỰC HIỆN 51
1.4.1 Kỹ thuật quan sát 51
1.4.2 Kỹ thuật phỏng vấn 51
1.4.3 Kỹ thuật lấy xác nhận 53
1.4.4 Kỹ thuật kiểm tra vật chất (kiểm kê) 54
1.4.5 Kỹ thuật phân tích 55
1.4.6 Kỹ thuật xác minh tài liệu 55
1.4.7 Kỹ thuật tính toán lại 56
CHƯƠNG 2: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY KIỂM TOÁN A&C THỰC HIỆN 57
2.1 NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY KIỂM TOÁN A&C THỰC HIỆN 57
2.1.1 Những ưu điểm 57
2.1.2 Những tồn tại 59
2.1.3 Tính tất yếu của việc hoàn thiện vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán 61
2.2 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC VẬN DỤNG KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN DO CÔNG TY A&C THỰC HIỆN 63
2.2.1 Phương hướng hoàn thiện việc vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán 63
2.2.2 Giải pháp hoàn thiện việc vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán 64
2.2.2.1 Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán thông qua phỏng vấn, quan sát 64
2.2.2.2 Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán thông qua lấy xác nhận 64
2.2.2.3 Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán thông qua kiểm kê 65
2.2.2.4 Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán thông qua việc kiểm tra tài liệu và tính toán lại 66
2.2.2.5 Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán thông qua phân tích 66
2.2.2.6 Thực hiện việc thu thập, cập nhật thông tin từ bên ngoài 67
2.2.2.7 Đào tạo nhân viên 67
KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
76 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2229 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á trình khảo sát ban đầu này, KTV sẽ có được những đánh giá sơ bộ về hoạt động của đơn vị khách hàng.
Công ty ABC là khách hàng mới của A&C, do vậy để đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán, A&C rất chú trọng đến việc tìm hiểu HTKSNB của đơn vị khách hàng. Kỹ thuật quan sát là công cụ hữu hiệu, hỗ trợ KTV thực hiện bước công việc quan trọng này.
Bảng 1.12 : Thông tin thu thập được sau khi thực hiện kỹ thuật quan sát đối với Công ty ABC
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C)
AUDITING AND CONSULTING CO., LTD.
Client: Công ty ABC
Prepared by:
Date: 3/1/2009
Period ended: 31/12/2008
Reviewed by:
Date: 13/1/2009
Ban Giám đốc làm việc với thái độ nghiêm túc, nắm vững tình hình hoạt động trong Công ty.
Các bộ phận trong Công ty tách biệt về chức năng, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên sự phối hợp giữa các bộ phận và phòng ban chưa tốt, như: việc đối chiếu giữa thủ kho và kế toán chưa được thực hiện một cách thường xuyên. Điều này có thể dẫn đến những sai sót trong việc kế toán.
Có bộ phận kiểm soát nội bộ, hoạt động độc lập với các bộ phận khác trong Công ty.
Kế toán trưởng làm việc nghiêm túc, nắm bắt được công việc của từng phần hành, thường xuyên đôn đốc nhân viên.
Nhân viên trong Công ty có thái độ làm việc tích cực, tuân thủ đúng quy chế của Công ty.
Vật tư, hàng hóa trong kho được bảo quản tốt, tuy nhiên việc sắp xếp còn lộn xộn, chưa khoa học, gây khó khăn cho việc kiểm kê.
=> Nhận xét: rủi ro kiểm soát ở mức trung bình.
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: KTV cũng tiến hành quan sát các khoản mục giống như khoản mục HTK tại Công ty XYZ để đánh giá hoạt động của HTKSNB tại đơn vị khách hàng. Tuy nhiên, do Công ty ABC là khách hàng mới nên KTV sẽ đặc biệt chú ý đến việc tìm hiểu các khoản mục như: khoản mục tiền, phải thu, phải trả, doanh thu, chi phí.
Quá trình quan sát hoạt động thu chi tiền mặt tại Công ty ABC: KTV sẽ tiến hành quan sát hoạt động thu chi tiền sau đó ghi vào giấy tờ làm việc những điều cần lưu ý. Tại Công ty ABC, trường hợp người bán trả tiền mặt trực tiếp cho nhân viên thì việc thu tiền bán hàng sẽ do một nhân viên làm và tách biệt với người viết hoá đơn chứng từ. Sau đó người thu tiền sẽ nộp lại tiền cho thủ quỹ vào cuối ngày. Hoá đơn, phiếu thu sẽ được đánh số trước và liên tục.
1.2.2.2 Vận dụng kỹ thuật phỏng vấn
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: KTV tiến hành phỏng vấn trực tiếp BGĐ Công ty ABC, kế toán trưởng, trưởng ban kiểm soát và các nhân viên liên quan đề tìm hiểu các thông tin chung về Công ty và thông tin về thủ tục kiểm soát được thực hiện tại đơn vị làm căn cứ lập kế hoạch kiểm toán.
Thông qua phỏng vấn, KTV sẽ nắm rõ được quá trình hình thành và phát triển của Công ty, cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động, phân cấp quản lý, chế độ kế toán áp dụng, tình hình hoạt động của Công ty… từ đó có những đánh giá chung, ban đầu về đơn vị khách hàng. Việc phỏng vấn ban đầu này cũng sẽ giúp KTV làm quen với nhân viên trong Công ty tạo điều kiện thuận lợi cho KTV trong viêc thu thập thông tin và tài liệu kế toán cần thu thập. Trong quá trình phỏng vấn KTV sẽ yêu cầu BGĐ Công ty cung cấp các tài liệu liên quan đến quá trình thành lập và hoạt động của Công ty, Báo cáo tài chính trong năm của Công ty để lưu vào hồ sơ kiểm toán.
Để tìm hiểu HTKSNB của Công ty ABC, KTV tiến hành lập bảng hỏi phỏng vấn BGĐ, kế toán trưởng và nhân viên.
Bảng 1.13: Một số câu hỏi tìm hiểu HTKSNB của Công ty ABC
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C)
AUDITING AND CONSULTING CO.,LTD.
Client: Công ty ABC
Prepared by:
Date: 3/1/2009
Period ended: 31/12/2008
Reviewed by:
Date: 13/1/2009
Subject: Câu hỏi về kiểm soát nội bộ/ Internal control questionare
YES/NO
1. Sổ cái
Sổ cái có được cập nhật nhanh chóng và đúng theo quy định không?
Có
Các nhật ký có đầy đủ chứng từ và các chứng từ được phê duyệt của BGĐ có đúng không?
Có
Tài khoản chênh lệch chờ xử lý có bị cấm không sử dụng trong kế toán tại Công ty?
Có
Kế toán trong Công ty có sử dụng hệ thống sổ theo quy định không?
Có
Nội dung hạch toán của mỗi nghiệp vụ trong mỗi tài khoản sổ cái có được mô tả rõ ràng không?
Có
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: khoản mục Doanh thu là một khoản mục mà KTV rất quan tâm trong những cuộc kiểm toán năm đầu tiên vì khoản mục này rất dễ xảy ra gian lận và sai sót. KTV đã xây dựng bảng hỏi để tìm hiểu về HTKSNB đối với khoản mục này.
Bảng 1.14: Bảng hỏi tìm hiểu HTKSNB đối với khoản mục Doanh thu của Công ty ABC
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C)
AUDITING AND CONSULTING CO.,LTD.
Client: Công ty ABC
Prepared by:
Date: 3/1/2009
Period ended: 31/12/2008
Reviewed by:
Date: 13/1/2009
Subject: tìm hiểu HTKSNB đối với khoản mục Doanh thu
Câu hỏi
Trả lời
Chính sách bán chịu được Công ty áp dụng (đối tượng áp dụng/ số tiền/ thời gian)?
Áp dụng cho những khách hàng thường xuyên của đơn vị, số tiền và thời gian bán chịu do BGĐ Công ty quyết định.
Chính sách giá cả của Công ty?
Giá bán được áp dụng linh hoạt cho từng đối tượng khách hàng, có sự phê duyệt của BGĐ Công ty.
Chính sách chiết khấu?
Công ty có áp dụng chính sách chiết khấu cho khách hàng, đặc biệt đối với những khách hàng mua hàng với khối lượng lớn và thanh toán nhanh.
Các nghiệp vụ bán hàng có được phê duyệt đầy đủ bởi những người có thẩm quyền hay không?
Các Hợp đồng bán hàng, giá cả, hình thức bán chịu, hình thức chiết khấu, phát hành hoá đơn… đều có sự phê duyệt của BGĐ Công ty.
=> HTKSNB của Công ty ABC đạt yêu cầu.
1.2.2.3 Vận dụng kỹ thuật lấy xác nhận
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tại Công ty ABC: KTV sẽ lựa chọn những khoản mục có số dư lớn, những khoản mục có thể ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC của Công ty khách hàng để tiến hành kiểm tra. Quá trình vận dụng kỹ thuật lấy xác nhận trong việc kiểm tra khoản mục phải thu khách hàng được KTV thực hiện như sau:
Trước tiên, KTV sẽ tiến hành thu thập “Bảng tổng hợp chi tiết số dư tài khoản phải thu khách hàng”, đối với những khách hàng có số dư lớn sẽ được KTV lựa chọn để tiến hành gửi thư xác nhận. Thời điểm gửi thư xác nhận là ngày 31/12/2008. Số dư tài khoản phải thu khách hàng tại thời điểm 31/12 sẽ là căn cứ để KTV xác định việc ghi nhận những khoản phải thu của Công ty là hợp lý và chính xác.
KTV tiến hành gửi thư xác nhận đối với những khách hàng đã được lựa chọn (Mẫu thư xác nhận khoản phải thu – Bảng 1.15). Sau khi thu thập được thư xác nhận từ khách hàng, KTV tiến hành đối chiếu số dư tài khoản phải thu khách hàng theo thư xác nhận với số liệu kế toán tại Công ty ABC để tìm ra chênh lệch. Kết quả thu được sẽ được KTV ghi vào “Bảng kiểm soát thư xác nhận các khoản phải thu khách hàng”.
Bảng 1.15: Mẫu thư xác nhận khoản phải thu khách hàng
(Tiêu đề của khách hàng)
Ngày 13 tháng 1 năm 2009
Gửi:
Địa chỉ
:
Người nhận
:
Chức vụ
:
Kính thưa Quý vị,
Về việc: xác nhận kiểm toán
Hiện nay, các Kiểm toán viên của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) đang tiến hành công tác kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính/kỳ kế toán kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2008. Báo cáo của chúng tôi đã phản ánh số dư liên quan đến tài khoản của Quý vị tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2008 như sau:
Số tiền Quý vị còn nợ chúng tôi
:
10.192.626.158 VND
Số tiền chúng tôi còn nợ Quý vị
:
………………………… VND/USD
Nhằm mục đích phục vụ cho kiểm toán, xin Quý vị vui lòng ký xác nhận tính chính xác của số liệu nêu trên vào phần cuối của trang này và gửi thư này đến các Kiểm toán viên của chúng tôi theo địa chỉ sau bằng đường bưu điện:
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C)
CHI NHÁNH HÀ NỘI/NHA TRANG/CẦN THƠ
Địa chỉ
:
229 Đồng Khởi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
40 Giảng Võ, Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
18 Trần Khánh Dư, TP. Nha Trang, Việt Nam
162C/4 Trần Ngọc Quế, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, Việt Nam
Người nhận
:
Ông/Bà ……………………….
Điện thoại
:
(84-8) 38.272.295 – 38.272.296/(84-4) 37.367.879/(84-58) 3.876.555/(84-71) 3.764.995
Fax
:
(84-8) 38.272.298 – 38.272.300/(84-4) 37.367.869/(84-58) 3.875.327/(84-71) 3.764.996
Email
:
……………………………..
Thư này không phải là một yêu cầu thanh toán.
Nếu Quý vị không đồng ý với số dư nêu trên, xin vui lòng thông báo trực tiếp cho Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) đầy đủ chi tiết về khoản chênh lệch đã nêu trong thư này.
Trân trọng kính chào,
______________________
Xác nhận của …………………….: (đánh dấu P vào các ô phù hợp)
Tôi/Chúng tôi xác nhận các số dư ở trên là đúng
Chữ ký:
Đóng dấu(nếu có)
Tên:
Tôi/Chúng tôi xác nhận các số dư ở trên là không đúng
Chi tiết về các khoản chênh lệch như sau (đính kèm bảng chi tiết nếu không đủ chỗ trống để trình bày chi tiết):
Chức vụ:
Bảng 1.16: Bảng kiểm soát thư xác nhận các khoản phải thu
Đơn vị: đồng Việt Nam
STT
Tài khoản
Tên khách hàng
Số dư theo sổ sách thời điểm 31/12/2008
Số dư theo xác nhận thời điểm 31/12/2008
Chênh lệch
1
131301
10.192.626.158
10.192.626.158
-
2
131304
15.012.006.956
15.012.006.956
-
3
131307
18.723.151.755
18.723.151.755
-
4
131309
2.596.356.949
2.596.356.949
-
5
131312
825.247.500
825.247.500
-
6
131114
344.364.259
344.364.259
-
7
131130
307.999.583
307.999.583
-
Tổng
48.001.753.160
48.001.753.160
=> Số dư của các khoản phải thu theo xác nhận và số dư trên sổ sách có sự khớp đúng.
khách hàng tại thời điểm 31/12/2008
Dựa vào “Bảng kiểm soát thư xác nhận các khoản phải thu khách hàng tại thời điểm 31/12/2008”, KTV kết luận số dư tài khoản phải thu khách hàng tại thời điểm 31/12/2008 được kế toán Công ty ABC trình bày chính xác và KTV không có lưu ý gì liên quan đến việc có xảy ra gian lận và sai sót đối với khoản mục này.
1.2.2.4 Vận dụng kỹ thuật kiểm tra vật chất (kiểm kê)
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: đối với khoản mục tiền mặt tại quỹ, do Công ty ABC có 2 chi nhánh tại Vinh và Thanh Hóa và do giới hạn về thời gian nên KTV của A&C không thực hiện việc kiểm kê trực tiếp mà tiến hành thu thập kế hoạch kiểm kê và biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt của đơn vị.
Việc kiểm kê quỹ tiền mặt tại đơn vị được thực hiện tại hai thời điểm 30/9/2008 và 31/12/1008. KTV tiến hành thu thập kế hoạch kiểm kê của đơn vị và biên bản kiểm kê quỹ tại thời điểm 30/9/2008 và 31/12/2008. Sau khi tiến hành thu thập biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt, KTV lựa chọn một số nghiệp vụ phát sinh liên quan tới việc thu chi tiền mặt tại đơn vị từ thời điểm 30/9 đến 31/12 để tiến hành kiểm tra chi tiết (số lượng mẫu chọn phải đủ lớn để giảm thiểu rủi ro kiểm toán tới mức thấp nhất). KTV kiểm tra tính có thực và tính trọn vẹn của việc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan tới việc thu chi tiền mặt. Việc kết hợp kiểm tra các phiếu thu, phiếu chi tiền mặt giúp cho KTV biết được tình hình tăng giảm tiền mặt tại quỹ từ thời điểm 30/9 đến 31/12. Sau khi thực hiện các bước công việc đó, KTV có thể khẳng định được tính chính xác của số dư tiền mặt tại quỹ của đơn vị.
Bảng 1.17: Bảng kiểm soát số dư tiền mặt
Đơn vị: đồng Việt Nam
Số tài khoản
Tên tài khoản
Số dư theo sổ sách 31/12/2008
Số dư theo biên bản kiểm kê 31/12/2008
Chênh lệch
1111100
TM VND - VP
88.236.317
88.235.700
(617)
1111200
TM VND - Vinh
6.541.941
6.542.025
84
1111300
TM VND – Thanh Hóa
-
-
-
1112100
TM USD - VP
3.714.712
(208 USD)
3.690.170
(206 USD)
(24.542)
Tổng TM tại quỹ
98.492.970
98.467.895
25.075
=> Có sự chênh lệch giữa kết quả kiểm kê với số liệu trên sổ sách kế toán, tuy nhiên chênh lệch đó là không lớn và không ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC của Công ty ABC.
KTV lập “Bảng kiểm soát số dư tiền mặt”, sau khi đối chiếu giữa số dư tiền mặt theo sổ sách với số dư tiền mặt theo biên bản kiểm kê quỹ KTV phát hiện một số chênh lệch. Tuy nhiên những chênh lệch đó là không lớn và không ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC của Công ty ABC nên KTV đã bỏ qua và không tiến hành tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch.
1.2.2.5 Vận dụng kỹ thuật phân tích
Quá trình vận dụng kỹ thuật phân tích trong việc phân tích biến động khoản mục phải thu khách hàng của Công ty ABC được KTV thực hiện như sau:
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: KTV lập bảng phân tích biến động tăng giảm của khoản phải thu khách hàng và biến động của vòng quay khoản phải thu khách hàng, từ đó KTV có những đánh giá ban đầu về khoản mục phải thu khách hàng của Công ty ABC.
Bảng 1.18: Bảng phân tích biến động khoản mục phải thu khách hàng và biến động vòng quay các khoản phải thu
Đơn vị: đồng Việt Nam
Chỉ tiêu
Số dư cuối năm
Số dư đầu năm
Biến động
tuyệt đối
% biến động
Tổng doanh thu
535.928.833.331
387.778.996.964
148.149.836.367
38,20
Tổng các khoản PTKH
53.985.435.890
43.279.010.862
10.706.425.028
24,74
Tỷ lệ các khoản PTKH so với tổng doanh thu
10,07%
11,16%
- 1,09%
- 10,08
Vòng quay các khoản phải thu
37
41
- 4
- 11
Qua bảng trên KTV nhận thấy doanh thu bán hàng của Công ty tăng lên đáng kể so với năm trước (tăng 38,20%) và tổng các khoản phải thu khách hàng của Công ty cũng tăng lên nhưng tăng với tốc độ chậm hơn so với doanh thu (tăng 24,74%). Điều này làm cho tỷ lệ các khoản phải thu so với doanh thu và vòng quay các khoản phải thu giảm so với năm trước. KTV cho rằng có sự thay đổi trong chính sách bán hàng của Công ty => KTV tiến hành kiểm tra.
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: KTV tiếp tục vận dụng kỹ thuật phân tích trong việc đánh giá tính hợp lý và chính xác của khoản mục phải thu khách hàng. KTV lập bảng phân tích biến động của khoản mục phải thu khách hàng chi tiết theo từng đối tượng phải thu.
Bảng 1.19: Bảng phân tích biến động khoản mục phải thu khách hàng
Đơn vị: đồng Việt Nam
Số tài khoản
Tên tài khoản
Số dư cuối năm
Số dư đầu năm
Biến động số tuyệt đối
% biến động
131100
PTKH – bán buôn
4.019.650.153
9.687.434.030
(5.667.783.877)
(58,51)
131200
PTKH – các đại lý
-
59.694
(59.694)
(100)
131300
PTKH – truyền thống
49.965.785.737
33.591.517.138
16.374.268.599
48,75
Tổng PTKH
53.985.435.890
43.279.010.862
10.706.425.028
24,74
139000
Dự phòng nợ phải thu khó đòi
(55.408.446)
(55.408.446)
0
0
Tổng DPPTKĐ
(55.408.446)
(55.408.446)
0
0
Dựa vào bảng phân tích biến động trên, KTV đưa ra một số lưu ý về biến động của các khoản phải thu khách hàng:
- Khoản phải thu khách hàng từ việc bán buôn trong năm giảm so với năm trước (giảm 58,51% hay 5.668 tỷ VNĐ). Qua phỏng vấn kế toán trưởng, KTV biết được nguyên nhân của biến động giảm này là do Công ty đã thay đổi chính sách bán hàng, đối với những hợp đồng bán buôn Công ty yêu cầu thanh toán ngay bằng tiền mặt thay vì cho khách hàng trả chậm như năm trước.
- Khoản phải thu khách hàng đối với các khách hàng truyền thống có xu hướng tăng so với năm trước (tăng 48,75% hay 16.374 tỷ VNĐ). Nguyên nhân của biến động tăng này được giải thích là do chính sách bán hàng của Công ty đối với các khách hàng truyền thống được thay đổi linh động hơn, do là khách hàng truyền thống nên sẽ được Công ty ưu tiên về chính sách thanh toán: về thời gian thanh toán và % chiết khấu thanh toán. Điều này làm cho doanh thu bán hàng của Công ty tăng mạnh so với năm trước (tăng 38,2%), tốc độ tăng của doanh thu cao hơn so với tốc độ tăng của các khoản phải thu khách hàng nên làm cho tỷ lệ các khoản phải thu khách hàng so với doanh thu năm nay giảm so với năm trước (giảm từ 11,16% xuống 10,07%). Vòng quay các khoản phải thu giảm từ 41 ngày xuống còn 37 ngày là do Công ty ABC tiến hành tăng cường thu hồi các khoản nợ từ khách hàng vào thời điểm cuối tháng.
- Trong năm 2008, Công ty ABC không có khách hàng mới là đại lý nào nên sau khi thu hồi khoản nợ phải thu khách hàng – đại lý của năm trước thì số dư khoản phải thu khách hàng – đại lý của năm này bằng 0.
Kỹ thuật phân tích cũng được KTV áp dụng trong việc xem xét tính hợp lý của việc trích lập dự phòng nợ phải thu khách hàng của Công ty. KTV thu thập bảng theo dõi tuổi nợ của khách hàng và so sánh số dư các khoản phải thu theo tuổi nợ giữa số đầu năm và cuối năm.
Sau khi áp dụng kỹ thuật phân tích đối với khoản mục phải thu khách hàng, KTV đưa ra nhận xét: các khoản phải thu khách hàng được kế toán Công ty ghi nhận là hợp lý và chính xác. Tuy nhiên, khi xem xét tuổi nợ của khách hàng, KTV phát hiện ra rằng, khoản phải thu khách hàng – cửa hàng Minh Chi vẫn còn số dư từ năm 2004 và khoản nợ phải thu này vẫn chưa được thanh toán. Do vậy, KTV đưa ra bút toán điều chỉnh đối với khoản nợ phải thu khách hàng này như sau:
Nợ TK 642: 55.408.446 VNĐ
Có TK 139 – cửa hàng Minh Chi: 55.408.446 VNĐ
1.2.2.6 Vận dụng kỹ thuật kiểm tra tài liệu và tính toán lại
Phương pháp kiểm tra tài liệu và tính toán lại là phương pháp mà KTV sử dụng khi kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư. Phương pháp này sẽ được kết hợp với các phương pháp thu thập bằng chứng còn lại để thu được bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao. KTV tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan tới các nghiệp vụ cần kiểm tra để khẳng định tính chính xác trong việc hạch toán và trình bày nghiệp vụ tại đơn vị khách hàng.
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tại Công ty ABC: KTV đã áp dụng kỹ thuật kiểm tra tài liệu và tính toán lại đối với khoản mục tài sản cố định. Quá trình kiểm toán diễn ra như sau:
- Đối với các nghiệp vụ tăng giảm TCSĐ của Công ty ABC:
Để xác định tính chính xác của số dư khoản mục TSCĐ ngày 31/12/2008 của Công ty ABC, KTV tiến hành thu thập bảng tổng hợp TSCĐ tăng và bảng tổng hợp TSCĐ giảm trong tháng 3 tháng cuối năm 2008, kết hợp với việc sử dụng giá trị TSCĐ đã được kiểm toán ngày 30/9. KTV đưa ra kết luận về khoản mục TSCĐ của Công ty ABC.
Đối với các nghiệp vụ tăng TSCĐ trong tháng 12/2008, KTV tiến hành chọn những nghiệp vụ có giá trị lớn để kiểm tra chi tiết. KTV xem xét tất cả các chứng từ hóa đơn có liên quan tới nghiệp vụ tăng TSCĐ đã được lựa chọn, như: Phiếu yêu cầu mua TSCĐ; Hợp đồng mua TSCĐ; Hóa đơn; Biên bản bàn giao TSCĐ. Sau đó KTV tiến hành đối chiếu với Sổ chi tiết TSCĐ. Mục đích của việc làm này là khẳng định tính có thật và việc ghi nhận một cách chính xác các nghiệp vụ tăng TSCĐ của Công ty ABC.
Đối với các nghiệp vụ giảm TSCĐ trong tháng 12/2008, do số lượng các nghiệp vụ giảm TSCĐ là không nhiều nên KTV tiến hành kiểm tra chi tiết đối với tất cả các nghiệp vụ giảm TSCĐ. KTV tiến hành thu thập các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ giảm TSCĐ như: Phiếu yêu cầu thanh lý, nhượng bán TSCĐ; Hợp đồng thanh lý, nhượng bán TSCĐ; Hóa đơn; Phiếu thu tiền hoặc Giấy báo có của ngân hàng, sau đó đối chiếu lên Sổ chi tiết TSCĐ.
Sau khi tiến hành kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ, KTV kết luận: tất cả các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ của Công ty ABC trong tháng 12/2008 đều có thật và giá trị TSCĐ tăng giảm đều được ghi nhận một cách chính xác.
Bảng 1.20: Tình hình tăng giảm TSCĐ trong năm 2008
Đơn vị: đổng Việt Nam
STT
Chỉ tiêu
Số tiền
1
Tổng TSCĐ tăng trong 9 tháng đầu năm
24.778.876.410
2
Tổng TSCĐ tăng trong 3 tháng cuối năm
7.935.038.760
3
Tổng TSCĐ tăng trong năm
32.713.915.172
4
Tổng TSCĐ giảm trong năm
553.699.863
- Đối với khấu hao TSCĐ
KTV tiến hành thu thập bảng tính khấu hao TSCĐ do kế toán Công ty tính, rồi tính toán lại chi phí khấu hao TSCĐ dựa trên các tài liệu liên quan đến TSCĐ mà KTV thu thập được. KTV tiến hành đối chiếu kết quả tính toán lại với số liệu trên sổ sách của kế toán để tìm ra chênh lệch. Mục đích là để khẳng định việc tính khấu hao TSCĐ do kế toán Công ty ABC thực hiện là chính xác và hợp lý. Trước đó, KTV đã kiểm tra tính chính xác của việc trích khấu hao TSCĐ trong 9 tháng đầu năm của Công ty ABC.
Quá trình áp dụng kỹ thuật tính toán lại đối với khấu hao TSCĐ được KTV thực hiện như sau:
+ Thu thập bảng tính khấu hao TSCĐ do kế toán Công ty ABC thực hiện.
+ Tính toán lại chi phí khấu hao TSCĐ tháng 12 (đối với những TSCĐ cũ và mới tăng trong tháng 12).
+ Kiểm tra tỷ lệ trích khấu hao TSCĐ đối với những tài sản mới có tuân theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của BTC ban hành về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
+ Đối chiếu giữa số liệu kế toán tại Công ty ABC với số liệu tính toán lại để phát hiện ra những chênh lệch và tìm nguyên nhân của những chênh lệch đó.
Đây là bảng tính toán lại khấu hao giảm tháng 12/2008 của KTV A&C:
Đơn vị: đồng Việt Nam
Loại tài sản
Giá trị
Khấu hao theo Công ty ABC
Thời gian sử dụng
(tháng)
Khấu hao theo tính toán của KTV
Chênh lệch
Khuôn lốp NR 84
54.932.768
914.496
5
915.546
1.050
Khuôn lốp NF 67
53.318.918
887.599
5
888.649
1.050
Khuôn lốp NR 84
54.952.700
914.828
5
915.878
1.050
Khuôn cao su kỹ thuật MAP
119.635.223
1.992.871
5
1.993.921
1.050
Khuôn cao su kỹ thuật MAP
119.635.223
1.992.871
5
1.993.921
1.050
Khuôn cao su để chân KFL
483.188.680
8.052.095
5
8.053.145
1.050
Tổng
885.663.512
14.754.760
14.761.060
6.300
Do đặc điểm của loại tài sản nên thời gian sử dụng của tài sản ngắn: thời gian sử dụng là 5 tháng.
Bảng 1.21: Bảng tính khấu hao giảm trong tháng 12/2008
Qua việc tính khấu hao giảm trong tháng 12/2008, KTV phát hiện ra chênh lệch giữa kết quả tính toán lại với số liệu kế toán tại Công ty ABC là 6.300 VNĐ. Tuy nhiên, chênh lệch này là nhỏ và không ảnh hưởng trọng yếu nên KTV đã bỏ qua chênh lệch này và không tìm hiểu nguyên nhân của chênh lệch.
Kết hợp số liệu đã kiểm toán chi phí khấu hao TSCĐ của Công ty ABC trong 9 tháng đầu năm 2008 và kết quả tính toán lại của KTV về chi phí khấu hao TSCĐ trong 3 tháng cuối năm 2008, KTV tổng hợp thành những thông tin sau:
Bảng 1.22: Bảng tổng hợp chi phí khấu hao TSCĐ năm 2008 của Công ty ABC
Đơn vị: đồng Việt Nam
Chỉ tiêu
Giá trị
Khấu hao trong 11 tháng đầu năm
16.183.190.706
Khấu hao trong tháng 12
- Tổng khấu hao trong tháng 11
- Khấu hao tăng trong tháng 12
- Khấu hao giảm trong tháng 12
1.588.879.932
1.584.417.997
19.222.995
14.761.060
Tổng khấu hao trích trong năm 2008 theo KTV
17.772.070.638
Tổng khấu hao TSCĐ theo sổ sách
17.772.068.561
Chênh lệch
2.077
=> Có sự chênh lệch giữa kết quả tính toán lại của KTV đối với chi phí khấu hao TSCĐ so với sổ sách kế toán là: 2.077. Tuy nhiên chênh lệch này là nhỏ và không ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC của Công ty ABC. KTV đưa ra kết luận: chi phí khấu hao TSCĐ của Công ty ABC được trình bày hợp lý và chính xác.
Qua bảng tính trên KTV phát hiện chênh lệch giữa kết quả tính toán lại chi phí khấu hao TSCĐ năm 2008 của Công ty ABC so với sổ sách kế toán là 2.077. Chênh lệch này là nhỏ và không ảnh hưởng trọng yếu nên KTV đã bỏ qua. KTV đưa ra kết luận: chi phí khấu hao TSCĐ của Công ty ABC được trình bày hợp lý và chính xác.
1.3 So sánh việc vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán do KTV A&C thực hiện tại hai Công ty ABC và Công ty XYZ
- Với kỹ thuật quan sát:
Khi tiến hành vận dụng kỹ thuật quan sát để thu thập thông tin, KTV thường ghi chép lại kết quả của quá trình quan sát trên giấy tờ làm việc làm cơ sở để đưa ra đánh giá của mình.
Tại Công ty XYZ (khách hàng thường xuyên của A&C) KTV không chú trọng kỹ thuật này trong cuộc kiểm toán, mà chỉ tập trung tiến hành quan sát đối với những hoạt động kinh doanh mới hoặc các khâu quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty XYZ.
Công ty ABC là khách hàng mới của A&C, do vậy để đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: KTV A&C rất chú trọng đến việc vận dụng kỹ thuật quan sát để tìm hiểu HTKSNB của đơn vị khách hàng. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: KTV thực hiện quan sát các khoản mục để đánh giá HTKSNB của đơn vị khách hàng, đặc biệt chú ý đến việc tìm hiểu các khoản mục như: tiền, phải thu, phải trả, doanh thu, chi phí.
- Với kỹ thuật phỏng vấn:
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: ta nhận thấy sự khác biệt trong mục đích vận dụng kỹ thuật phỏng vấn của KTV khi kiểm toán tại Công ty XYZ và Công ty ABC. Tại Công ty XYZ, KTV vận dụng kỹ thuật phỏng vấn để tìm hiểu những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, thay đổi về chính sách, thay đổi về nhân sự… của đơn vị khách hàng năm nay so với năm trước. Còn tại Công ty ABC, KTV tiến hành phỏng vấn để tìm hiểu các thông tin chung về Công ty và thông tin về thủ tục kiểm soát được thực hiện tại đơn vị làm căn cứ lập kế hoạch kiểm toán. Việc tiến hành phỏng vấn ban đầu giúp cho KTV làm quen với nhân viên trong Công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập thông tin và tài liệu cần thiết cho cuộc kiểm toán.
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: có thể nhận thấy sự khác biệt rõ rệt trong việc vận dụng kỹ thuật phỏng vấn tại Công ty XYZ và Công ty ABC đó là mức độ vận dụng thường xuyên hơn trong bước công việc đánh giá HTKSNB đối với từng khoản mục.
- Với kỹ thuật lấy xác nhận:
Quá trình vận dụng kỹ thuật lấy xác nhận trong hai cuộc kiểm toán tại Công ty XYZ và Công ty ABC được KTV thực hiện theo một quy trình chung. Các khoản mục KTV tiến hành gửi thư xác nhận là: tiền gửi ngân hàng, phải thu khách hàng, phải trả người bán, vốn đầu tư, các khoản vay.... Đầu tiên KTV tiến hành thu thập bảng kê chi tiết số dư khoản mục, sau đó tiến hành chọn mẫu (những khoản mục có số dư lớn, có dấu hiệu bất thường) để gửi thư xác nhận. Sau khi thu thập được thư xác nhận từ bên thứ ba cung cấp, KTV đối chiếu số dư theo xác nhận với số dư trên sổ sách kế toán của đơn vị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C).doc