Chuyên đề Hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ chi nhánh Hà Nội

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN MỸ CHI NHÁNH HÀ NỘI THỰC HIỆN 3

1.1. Khái quát chung về vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán Mỹ chi nhánh Hà Nội thực hiện 3

1.1.1 Khái niệm, phân loại bằng chứng kiểm toán 3

1.1.1.1 Khái niệm bằng chứng kiểm toán: 3

1.1.1.2 Phân loại bằng chứng kiểm toán: 3

1.1.2 Các quyết định về bằng chứng kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ chi nhánh Hà Nội 5

1.1.3 Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán do Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ chi nhánh Hà Nội thực hiện 6

1.1.2.1. Kỹ thuật quan sát 6

1.1.2.2. Kỹ thuật phỏng vấn 6

1.1.2.3. Kỹ thuật lấy xác nhận 7

1.1.2.4. Kỹ thuật kiểm tra vật chất 9

1.1.2.5. Kỹ thuật phân tích 12

1.1.2.6. Kỹ thuật xác minh tài liệu 14

1.1.2.7. Kỹ thuật tính toán 14

1.2. Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán do Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ chi nhánh Hà Nội thực hiện 15

1.2.1. Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán và thu thập bằng chứng kiểm toán thông qua việc thu thập thông tin về khách hàng 15

1.2.2. Phân tích số liệu 23

1.2.3 Thu thập bằng chứng kiểm toán thông qua việc đánh giá tính trọng yếu 27

1.3 Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 28

1.3.1 Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán về tính trung thực, hợp lý của số dư đầu năm tài chính tại Công ty ABC và XYZ 28

1.3.2 Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán áp dụng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 30

1.3.2.1 Kỹ thuật kiểm tra vật chất (kiểm kê) 30

1.3.2.2 Kỹ thuật lấy xác nhận 33

1.3.2.3 Kỹ thuật phỏng vấn 35

1.3.2.4 Kỹ thuật quan sát 37

1.3.2.5 Kỹ thuật phân tích 38

1.3.2.7 Kỹ thuật xác minh tài liệu 43

1.4. Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn Kết thúc kiểm toán 45

1.4.1. Kết thúc kiểm toán tại Công ty ABC 45

1.4.2. Kết thúc kiểm toán tại Công ty XYZ. 47

1.5. So sánh việc áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại hai khách hàng ABC và XYZ 48

1.5.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 48

1.5.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 49

1.5.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 51

CHƯƠNG II: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN MỸ CHI NHÁNH HÀ NỘI 52

2.1 Nhận xét chung về việc vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty thực hiện 52

2.1.1 Ưu điểm 52

2.1.2 Nhược điểm 53

2.1.2.1 Trong công tác chung 53

2.1.2.2 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 55

2.1.2.3 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 56

2.1.2.4 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 58

2.2. Tính tất yếu và phương hướng hoàn thiện việc vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty thực hiện 58

2.2.1. Tính tất yếu phải hoàn thiện việc vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại Công ty 58

2.2.2 Phương hướng hoàn thiện việc vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại Công ty 59

2.3. Các giải pháp hoàn thiện việc vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty thực hiện 60

2.3.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 60

2.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 62

2.3.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 64

2.4 Kiến nghị thực hiện các giải pháp hoàn thiện việc vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty thực hiện 64

2.4.1 Kiến nghị với Nhà nước 64

2.4.2 Kiến nghị với các doanh nghiệp 65

2.4.3 Kiến nghị với Ban Lãnh đạo Công ty 65

2.4.4 Kiến nghị với kiểm toán viên Công ty 65

KẾT LUẬN 66

PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3217 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số dư bên Nợ tài khoản phải thu khách hàng là 3.990.172.851 VNĐ. Trong đó phải thu Công ty A là 1.243.354.000 VNĐ, Công ty B là 22.235.000VNĐ. Các khoản phải thu này đều được trả trong khoảng thời gian 12/02/2009 đến 23/06/2009 thông qua ngân hàng. KTV đã kiểm tra giấy báo có các khoản nợ của từng khách hàng theo từng hoá đơn bán hàng và kiểm tra chi tiết việc ghi chép trên sổ cái Bên cạnh đó, KTV cũng tiến hành kiểm tra chia cắt niên độ đối với các khoản doanh thu tính cho năm 2008. KTV tiến hành kiểm tra sổ cái và các giao dịch cuối cùng trong năm 2008: phiếu giao hàng, chứng từ, hợp đồng liên quan. Một hợp đồng bán hàng trị giá 40.000.000VNĐ được ký vào ngày 30/12/2008, khách hàng giao 50% giá trị hợp đồng, 50% còn lại được giao khi nhận hàng, phiếu xuất kho số hàng hoá ghi ngày 04/01/2009. Doanh thu được ghi nhận vào năm 2009. Khoản doanh thu này cần phải phản ánh lại đúng kỳ. Ngoài khoản doanh thu ghi nhận không đúng kỳ này thì các khoản doanh thu khác đều được phản ánh đúng kỳ, không phát hiện có sai sót Đối với TSCĐ: Căn cứ vào bảng tính khấu hao TSCĐ 6 tháng đầu năm 2009, KV tiến hành kiểm toán số dư đầu năm tài chính, tức là số dư cuối ngày 31/12/2007 Đối với nhà cửa, máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải và các TSCĐ khác, KTV tiến hành kiểm tra nguyên giá, số lượng, ngày sử dụng, phương pháp tính khấu hao, tỷ lệ khấu hao TSCĐ thông qua giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu, hợp đồng xây dựng, chi phí sửa chữa lớn, hợp đồng mua máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, phiếu chi cho các loại TSCĐ nhằm đảm bảo các TS thực sự tồn tại và thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp được phản ánh đầy đủ và chính xác Đối với tài khoản hao mòn TSCĐ, KTV có thể tiến hành kiểm tra số dư đầu năm khi thực hiện thủ tục kiểm toán năm nay. KTV tiến hành xem xét lại phương pháp tính khấu hao, tỷ lệ khấu hao tuân theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và quy định của Công ty. KTV tiến hành tính lại chi phí khấu hao TSCĐ cho 6 tháng đầu năm, đồng thời tính lại số dư khâu hao TSCĐ cuối ngày 31/12/2008. KTV cũng tiến hành tính toán lại khấu hao của các TSCĐ có giá trị lớn Sau khi tiến hành kiểm tra lại chi phí khấu hao, KTV xác định số dư đầu năm khoản mục TSCĐ là đáng tin cậy Đối với các khoản mục được đánh giá là có khả năng xảy ra sai sót, KTV thực hiện kiểm toán số dư đầu năm tài chính và đánh giá rằng số dư đầu năm tài chính của các khoản mục trên BCTC là đáng tin cậy 1.3.2 Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán áp dụng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 1.3.2.1 Kỹ thuật kiểm tra vật chất (kiểm kê) Trong quá trình kiểm toán, kỹ thuật kiểm kê được sử dụng khá phổ biến đối với HTK, TSCĐ hữu hình, tiền mặt và các giấy tờ thanh toán khác. A.A áp dụng kỹ thuật kiểm tra vật chất trong quá trình kiểm toán 2 Công ty ABC và XYZ như sau: Đối với Công ty ABC có sơ sở kinh doanh tại địa bàn Hà Nội, đồng thời là khách hàng thường niên của A.A và có sự thoả thuận trước với Ban Giám đốc khách hàng nên Công ty đã tham gia kiểm kê quỹ tiền mặt và kiểm kê HTK vào cuối năm tài chính 2009 tại Công ty ABC. Vì có sự tham gia kiểm kê của KTV do đó bằng chứng kiểm kê thu được có độ tin cậy cao, là cơ sở quan trọng để KTV đưa ra ý kiến nhận xét của mình Đối với khách hàng XYZ, là một khách hàng mới nên Công ty không có điều kiện để tham gia kiểm kê do đó Công ty sử dụng tài liệu kiểm kê do khách hàng cung cấp bao gồm: biên bản kiểm kê quỹ, biên bản kiểm kê vật tư, biên bản kiểm kê TSCĐ. Sau đó, KTV chọn mẫu một số loại vật tư và TSCĐ để thực hiên kiểm kê lại. Kết quả thu được cho thấy giá trị kiểm kê của Công ty XYZ là đúng đắn. Bảng 1.14: Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt tại Công ty ABC BIÊN BẢN KIỂM KÊ QUỸ TIỀN MẶT Hôm nay ngày …/…/20…, chúng tôi gồm: Đại diện Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ chi nhánh Hà Nội Ông (Bà): Chức vụ: KTV Ông (Bà): Chức vụ: KTV Đại diện khách hàng Ông (Bà): Chức vụ: Ông (Bà): Chức vụ: Ông (Bà): Chức vụ: Cùng kiểm kê quỹ tiền mặt VNĐ như sau: Thực tế Số liệu kế toán Loại tiền Số lượng(tờ) Thành tiền (VNĐ) Tồn quỹ Loại: 500.000đồng 1420 710.000.000 1.041.860.582 Loại: 200.000đồng 234 468.000.000 Loại: 100.000đồng 500 50.000.000 Loại: 50.000đồng 4365 218.250.000 Loại: 20.000đồng 543 10.860.000 Loại: 10.000đồng 346 3.460.000 Loại: 5.000đồng 345 1.725.000 Loại: 2.000đồng 324 648.000 Loại: 500đồng 235 117.500 Tổng cộng 1.041.860.500 Chênh lệch ( 32) Giải thích chênh lệch: Thừa do tiền lẻ Kết luận: Đạt mục tiêu KTV chứng kiến kiểm kê Người đếm Thủ quỹ Đại diện khách hàng Bảng 1.15: Biên bản kiểm kê vật tư tại Công ty XYZ BIÊN BẢN KIỂM KÊ VẬT TƯ Thời điểm kiểm kê: ngày 31 tháng 12 năm 2009 Xí nghiệp: XNI Ban kiểm kê gồm: 1. Ông: Nguyễn Văn Nam Chức vụ: Tổng giám đốc 2. Ông: Trần Huy Hùng Chức vụ: Kế toán trưởng 3. Bà: Nguyễn Thị Thuỷ Chức vụ: Kế toán Xí nghiệp 4. Bà: Hoàng Thị Thu Chức vụ: Thủ kho Khi kiểm kê có những mặt hàng sau đây STT Tên hàng Đơn vị Theo sổ sách Đơn giá Thành tiền Số liệu kiểm kê Đơn giá Thành tiền Chênh lệch I NVL nhập khẩu 30.662 824.212.586 30.662 824.212.586 - 1 Hạt nhựa PP kg 24.450 25.528 624.159.600 24.450 25.528 624.159.600 - 2 Hạt nhựa LLDPE kg 3.735 31.658 118.242.630 3.735 31.658 118.242.630 - 3 Chỉ đai MID kg 2.477 33.028 81.810.356 2.477 33.028 81.810.356 - II NVL trong nước 15.550,3 338.482.868,2 15.550,3 338.482.868,2 - 1 Hạt nhựa PP kg 150 28.447,88 4.267.181,7 150 28.447,88 4.267.181,7 - 2 Hạt nhựa LLDPE kg 6025 30.231 182.141.775 6025 30.231 182.141.775 - 3 Hạt UV (HQ) kg 373,6 70.450 26.320.168,2 373,6 70.450 26.320.168,2 - …. …………… .………. ………… …………… ……… ………… …………… …… III Thành phẩm 2.542,4 57.574.165 2.542,4 57.574.165 - 1 Đai 70 mm kg 2,0 27.905 55.810 2,0 27.905 55.810 - 2 Đai 50mm kg 513,9 35.343,8 18.163.533 513,9 35.343,8 18.163.533 - 3 Vải 184 (14*14) kg 382,5 26.566 10.161.755 382,5 26.566 10.161.755 - … ……………. … ………… ………… ………….. ………… ……….. …………….. ………. 1.3.2.2 Kỹ thuật lấy xác nhận Việc tiến hành kỹ thuật xác nhận do bên thứ ba độc lập cung cấp được KTV thực hiện thường xuyên trong cuộc kiểm toán đối với các tài khoản tiền gửi ngân hàng, các khoản tạm ứng, phải thu, phải trả khách hàng. Công ty ABC là khách hàng thường xuyên của A.A, nên đã nắm được những tài liệu cần chuẩn bị cho một cuộc kiểm toán của KTV, vì thế khi kết thúc niên độ kế toán, Công ty ABC tiến hành gửi thư xác nhận tới các đối tượng nêu trên, tuy nhiên thư phúc đáp được gửi trực tiếp cho KTV. Để tiết kiệm chi phí, KTV thường tìm hiểu những khách hàng thường xuyên, có số dư lớn hoặc nợ quá hạn, đặc biệt là những khách hàng mà kế toán chưa thực hiện đối chiếu công nợ để tiến hành gửi thư xác nhận. Sau đây là mẫu thư xác nhận số dư tiền gửi của Công ty ABC Bảng 1.16: Mẫu thư xác nhận số dư tiền gửi tại Công ty ABC Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2010 THƯ XÁC NHẬN SỐ DƯ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG Công ty ABC Địa chỉ: …………… Kính gửi: Ngân hàng VietComBank Địa chỉ: 539 Lý Thường Kiệt Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ hiện đang tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty ABC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2009. Công ty ABC có mở tài khoản tiền gửi tại Quý Ngân hàng do đó để tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong việc đưa ra kết luận kiểm toán, xin Quý Ngân hàng vui lòng xác nhận cho chúng tôi thông tin sau: Tính đến ngày kết thúc niên độ kế toán 31/12/2009: Số dư tài khoản tiền gửi VNĐ của Công ty ABC là 50.500.000VNĐ Rất mong Quý Ngân hàng xác nhận và nhanh chóng gửi kết quả xác nhận trực tiếp cho kiểm toán viên chúng tôi trong thời gian sớm nhất trước ngày 01/03/2010 theo địa chỉ sau đây: Ông: Trần Văn A – Trợ lý kiểm toán viên Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ A12, Lô X1 Khu Liên cơ quan Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội Tel: 84-4-37634618 Fax: 84-4-37634617 Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Giám đốc Công ty ABC ……………… Ngân hàng VietComBank Chúng tôi đã đối chiếu với sổ sách kế toán và Đồng ý: Không đồng ý: Với số dư tiền gửi VNĐ là 50.500.000 VNĐ Quá trình lấy xác nhận của Công ty XYZ cũng được thực hiện tương tự như đối với Công ty ABC, tuy nhiên do XYZ là khách hàng mới, nên việc gửi thư xác nhận do KTV tự thực hiện. Chúng ta sẽ đề cập đến việc gửi thư xác nhận đối với các khoản phải thu. Các khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản phải thu, KTV tiến hành gửi thư xác nhận khẳng định. Các khách hàng khác, KTV tiến hành gửi thư xác nhận phủ định, yêu cầu người nhận gửi thư phúc đáp nếu có sự chênh lệch. Sau đây là mẫu thư xác nhận khoản phải thu dạng phủ định Bảng 1.17: Mẫu thư xác nhận khoản phải thu tại Công ty XYZ Hà Nội ngày 14 tháng 2 năm 2010 THƯ XÁC NHẬN SỐ DƯ PHẢI THU Kính gửi: Quý Công ty: ………………………………………………………. Địa chỉ: …………………………………………………….. Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ hiện đang tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty XYZ cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2009. Theo yêu cầu của kiểm toán viên, chúng tôi đề nghị Quý Công ty xác nhận số dư công nợ của Công ty XYZ phải thu Quý Công ty tại thời điểm ngày 31/12/2009 là: ……… VNĐ bao gồm: 1. Số tiền phải trả bằng đồng Việt Nam: …………………………………VNĐ 2. Số tiền phải trả bằng ngoại tệ……………………………….(Ghi rõ loại ngoại tệ) Mọi khoản thanh toán sau ngày 31/12/2009 đều không ảnh hưởng đến số dư xác nhận phải thu này. Đề nghị Quý Công ty gửi trực tiệp thư xác nhận phải thu này theo tên và địa chỉ: Ông: Trần Văn A – Trợ lý kiểm toán viên Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ A12, Lô X1 Khu Liên cơ quan Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội Tel: 84-4-37634618 Fax: 84-4-37634617 Kính thư! Giám đốc ……….. Xác nhận của Ông(bà): ……………………………………………………………. Số dư bằng tiền mà Công ty ABC phải thu của Công ty ………………… tại ngày 31/12/2009 là ……………….. (Nếu có sai lệch số dư trên, đề nghị Quý Công ty ………………ghi chi tiết những sai lệch để các kiểm toán viên của Chúng tôi tiện đối chiếu). Công ty ……….. Giám đốc (ký, ghi rõ họ tên) 1.3.2.3 Kỹ thuật phỏng vấn Khi thực hiện thử nghiệm khảo sát đối với hầu hết các khoản mục trên BCTC, KTV thường xuyên sử dụng thủ tục phỏng vấn kế toán trưởng và các nhân viên kế toán. Công ty ABC là khách hàng thường xuyên của Công ty nên KTV không sử dụng bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB mà dựa vào đánh giá của cuộc kiểm toán năm trước. Qua phỏng vấn Ban Giám đốc, quy trình KSNB tại Công ty ABC được đánh giá là khá và không có sự thay đổi trong năm nay. Do đó kết quả đánh giá của cuộc kiểm toán năm trước vẫn còn hiệu lực trong năm nay Đối với Công ty XYZ là khách hàng mới của Công ty, kỹ thuật phỏng vấn được vận dụng đầy đủ. KTV tiến hành lập kế hoạch phỏng vấn với mục đích thu thập hiểu biết ban đầu về hệ thống kiểm soát của Công ty. Đối tượng mà KTV lựa chọn phỏng vấn đầu tiên là Ban Giám đốc, là người nắm rõ nhất tình hình hoạt động của Công ty. Tiếp đó là kế toán trưởng để tìm hiểu kỹ hơn về hệ thống kế toán đang thực hiện tại Công ty. Qua quá trình phỏng vấn, KTV cũng bước đầu làm quen và tạo lòng tin với khách hàng Trong quá trình phỏng vấn, KTV sử dụng bảng câu hỏi được xây dựng trước nhằm thu thập đươc những thông tin khái quát về khách hàng. Đồng thời, KTV cũng sử dụng hệ thống các câu hỏi “đóng” và câu hỏi “mở” để tìm hiểu chi tiết và đầy đủ hơn các thông tin thu thập. Sau đây là bảng câu hỏi KTV xây dựng để phỏng vấn kế toán trưởng đối với khoản mục phải thu và dự phòng Bảng 1.18: Tìm hiểu hệ thống KSNB khoản mục phải thu, dự phòng tại Công ty XYZ STT Các vấn đề cần tìm hiểu Trả lời Tham chiếu 1 Tìm hiểu chung - Các khách hàng của Công ty, Công ty có khách hàng ổn định không? - Các loại mặt hàng hoặc dịch vụ mà Công ty cung cấp - Khách hàng chủ yếu là nội địa và tương đối ổn định - Sản phẩm cung cấp: các mặt hàng may mặc - Chính sách bán hàng chung của Công ty? Với những đối tượng nào thì có hợp đồng, đối tượng nào thì không? - Toàn bộ hàng bán ra Công ty đều ký kết hợp đồng mua bán 2 Các chính sách, thủ tục liên quan đến công nợ phải thu khách hàng? - Chính sách bán chịu - Các thủ tục chứng minh sự phát sinh các khoản công nợ phải thu khách hàng: nhận đơn đặt hàng và phê chuẩn đơn đặt hàng (hợp đồng kinh tế), phát hành hoá đơn, xuất kho và giao hàng - Các biện pháp thu hồi công nợ - Các thủ tục đánh giá công nợ phải thu khó đòi, lập dự phòng phải thu khó đòi, xoá sổ các khoản nợ không thu hồi được - Công ty căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng, sau đó ký kết hợp đồng, phát hành hoá đơn và tiến hành giao hàng - Công ty không lập dự phòng phải thu khó đòi 3 Việc theo dõi theo từng đối tượng phải thu trên sổ sách kế toán: có bao nhiêu nhân viên thực hiện, trách nhiệm của từng người Do kế toán thanh toán thực hiện 4 Việc đối chiếu công nợ được thực hiện như thế nào Công nợ được đối chiếu vào cuối tháng 5 Việc mở sổ, ghi sổ, khoá sổ để theo dõi công nợ phải thu khách hàng? Đối chiếu sổ chi tiết và sổ tổng hợp Khoản phải thu được mở sổ chi tiết theo dõi theo từng khách hàng 1.3.2.4 Kỹ thuật quan sát Quan sát là phương pháp mà KTV sử dụng để đánh giá thực trạng hoạt đọng của đơn vị được kiểm toán. Sau khi tiến hành phỏng vấn, KTV sẽ tiến hành quan sát quá trình thực hiện và kiểm tra chi tiết các khoản mục nhằm đảm bảo đưa ra được những kết luận chính xác nhất. Trong quá trình kiểm toán khoản mục HTK của Công ty ABC, KTV phát hiện thấy nhiều vấn đề về hệ thống KSNB. Đồng thời thấy có nhiều sự bất hợp lý trong câu trả lời của thủ kho, vì vậy KTV tiến hành xuống kho quan sát quá trình xuất nhập HTK của Công ty ABC. KTV tiến hành quan sát việc ghi chép, lưu trữ kho và cả quá trình kiểm soát khi ra khỏi xưởng để có sự đánh giá chính xác Bảng 1.19: Áp dụng kỹ thuật quan sát trong kiểm toán khoản mục HTK Tên khách hàng: Công ty ABC Tham chiếu: Năm tài chính: 2009 Người thực hiện: Nội dung công việc: Quan sát Ngày thực hiện: - Hàng hoá lưu kho được mã hoá đầy đủ, tuy nhiên có sự chuyên môn hoá trong sản xuất nên nguyên vật liệu được lưu giữ bên cạnh bộ phận sản xuất. Điều này khó khăn trong việc kiểm kê và bảo quản nguyên vật liệu được lưu giữ bên cạnh bộ phận sản xuất. Điều này khó khăn trong việc kiểm kê và bảo quản nguyên vật liệu - Thủ kho xuất kho nhưng không trực tiếp kiểm tra mà ghi chép dựa trên thông báo của bộ phận yêu cầu, điều này là không đảm bảo cho việc ghi chép chính xác - Sổ ghi chép không được đánh số trang trước và đóng dấu giáp lai nên khó khăn trong việc kiểm tra của Ban Giám đốc đối với tình hình lưu kho. Dễ xảy ra tình trạng gian lận - Cuối ngày khi các công nhân ra khỏi xưởng có nhân viên bảo vệ kiểm tra để tránh tình trạng mất mát do gian lận Đối với Công ty XYZ, kỹ thuật quan sát được áp dụng trong quá trình kiểm toán khoản mục HTK như sau: Thứ nhất: Tìm hiểu về quá trình nhập hàng. Sau khi thực hiện phỏng vấn kế toán trưởng, kế toán kho, nhân viên phòng vật tư về thủ tục mua hàng và nhập kho, KTV thực hiện quan sát một số nghiệp vụ mua hàng và nhập kho tại đơn vị: Có tờ trình của bộ phận mua hàng không, tờ trình có được Ban Lãnh đạo phê duyệt không?Yêu cầu tham khảo thị trường để có mức giá hợp lý? Có cán bộ am hiểu về hàng hoá đánh giá khi mua và nhập kho không? (đánh giá tính chất lý hoá, đặc tính…); Có mở Thẻ kho, Sổ kho không? Thứ hai: Tìm hiểu về quá trình xuất hàng. Quan sát nghiệp vụ xuất hàng có tờ trình, lệnh xuất không? Lệnh xuất có được lãnh đạo phê duyệt không? Thứ ba: Quan sát quy trình luân chuyển chứng từ theo dõi HTK có tuân theo quy định Nhà nước không? Xem xét đơn vị có hồ sơ riêng đối với chứng từ HTK mà đơn vị tự thiết kế không? Thứ tư: Quan sát quá trình bảo quản HTK. Xem xét quy trình bảo quản và bảo vệ hàng hoá, vật tư tại các kho tàng, bến bãi, đại lý,…. Thứ năm: Hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán. Quan sát Công ty XYZ có mở và lưu trữ sổ sách, chứng từ theo đúng quy định không? Có được đối chiếu thường xuyên giữa kế toán vật tư và thủ kho không? Có hệ thống Thẻ kho, Sổ kho không? Qua quan sát, KTV đánh giá hoạt động kiểm soát của Công ty XYZ đối với khoản mục HTK được thực hiện khá nghiêm túc, thủ tục luân chuyển chứng từ được áp dụng theo quy định Nhà nước và HTK được bảo quản đạt tiêu chuẩn. 1.3.2.5 Kỹ thuật phân tích Trong giai đoạn Thực hiện kiểm toán, kỹ thuật phân tích được kết hợp với trắc nghiệm trực tiếp số dư để thu thập bằng chứng. Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ chi nhánh Hà Nội tiến hành xây dựng mô hình phân tích, thu thập dữ liệu tài chính và nghiệp vụ độc lập với phòng kế toán, ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ của khoản mục cần phân tích. Nếu giá trị ước tính của KTV và giá trị ghi sổ có chênh lệch lớn, có biến động bất thường thì KTV thực hiện kiểm tra chi tiết số dư để phát hiện gian lận và sai sót trọng yếu. Bảng1.20 là ước tính của KTV về giá trị phân bổ công cụ - dụng cụ của Công ty ABC để đối chiếu với giá trị ghi sổ. Để đảm bảo tính độc lập của số liệu, KTV không sử dụng số liệu do phòng kế toán cung cấp mà yêu cầu các phòng, bộ phận liên quan cung cấp thông tin. Cụ thể: giá trị máy tính và màn hình mua mới, KTV lấy từ bộ phận mua hàng (phòng cung ứng) kết hợp với biên bản kiểm kê công cụ - dụng cụ cuối năm; thời gian phân bổ do KTV căn cứ vào tình trạng hiện tại của tài sản để đưa ra số thời gian phân bổ phù hợp. Bảng 1.20: Ước tính phân bổ lại công cụ - dụng cụ tại Công ty ABC Ngày tháng Nội dung Số tiền Số khách hàng Thời gian phân bổ Thời gian ước tính của KTV Số tháng phân bổ Giá trị phân bổ/tháng Giá trị phân bổ trong năm Giá trị còn lại phân bổ 07/03 Mua máy vi tính 7.092.000 24 10 295.500 2.955.000 4.137.000 29/10 Mua 04 máy VT + 03 màn hình 43.000.000 24 2 1.791.667 3.583.000 39.416.667 31/10 Mua 03 máy tính 25.500.000 24 2 1.062.500 2.125.000 23.375.000 31/10 Mua 03 máy tính, 02 máy in, 02 màn hình 35.732.000 24 2 1.488.833 2.977.667 32.754.333 11/11 Mua linh kiện máy tính 7.181.000 24 2 299.208 538.575 6.642.425 11/11 Mua linh kiện máy tính 6.000.000 24 2 250.000 450.000 5.550.000 25/12 Mua linh kiện máy tính 7.101.905 24 - 295.913 - 7.101.905 25/12 Mua linh kiện máy tính 6.200.000 24 - 258.333 - 6.200.000 Tổng cộng 5.741.954 12.629.575 125.177.330 Qua rà soát và kiểm tra tài liệu, phỏng vấn Kế toán trưởng và kế toán HTK thì biết được trong năm Công ty ABC đã phân bổ giá trị công cụ - dụng cụ vào Chi phí quản lý là 196.056.134 VNĐ. Tuy nhiên, theo ước tính của KTV thì giá trị phân bổ công cụ - dụng cụ trong năm là 76.304.908 VNĐ (giá trị phân bổ KTV trong năm (12.629.575 VNĐ) + giá trị phân bổ đầu kỳ (63.675.333 VNĐ)). KTV đưa ra bút toán điều chỉnh và đề nghị một số thiết bị văn phòng là hệ thống máy tính cần được phân bổ lại theo bảng tính trên - Số đơn vị đã trích vào Chi phí quản lý trong năm: 196.056.134 - Số ước tính của KTV 76.304.908 - Chênh lệch trích thừa vào chi phí 119.751.226 - Bút toán trình bày lại giá trị công cụ xuất dùng còn lại: Nợ TK 142: 5.426.105 Có TK 153: 5.426.105 - Bút toán đề nghị điều chỉnh giảm chi phí: Nợ TK 242: 119.751.226 Có TK 421: 119.751.226 Trong giai đoạn Thực hiện kiểm toán Công ty XYZ, KTV vận dụng thủ tục phân tích để ước tính doanh thu dựa vào tờ khai thuế của đơn vị (Bảng1.21). Đồng thời, phân tích xu hướng biến động doanh thu giữa các tháng, xác định các biến động bất thường làm cơ sở kiểm tra chi tiết. Qua đối chiếu giữa sổ chi tiết, Bảng cân đối số phát sinh, BCKQKD với tờ khai thuế hàng tháng có sự chênh lệch là 4.130.478.870 VNĐ. KTV thực hiện phỏng vấn Kế toán trưởng, kế toán viên và rà soát số liệu, kiểm tra tờ khai thuế cuối năm trước để tìm hiểu nguyên nhân. Đồng thời KTV nhận thấy doanh thu có thuế suất VAT đầu ra 0% giảm mạnh trong tháng 11, tháng 12; doanh thu có thuế suất VAT 10% tăng mạnh vào tháng 9 và tháng 12. KTV vận dụng kỹ thuật phỏng vấn và kiểm tra tài liệu để xác định nguyên nhân. Bảng 1.21: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty XYZ Tên khách hàng: Công ty XYZ Tham chiếu: Năm tài chính: 2009 Người thực hiện: Nội dung công việc: Doanh thu theo tờ khai VAT Ngày thực hiện: Tháng 0% 5% 10% Điều chỉnh tăng Cộng Đối chiếu với sổ chi tiết Chênh lệch 1 - - - - - 4.776.862.944 4.776.862.944 2 4.458.380.649 - 92.727.273 8.568.424.064 13.119.531.986 4.458.380.649 (8.661.151.337) 3 4.426.661.568 - - - 4.426.661.568 4.426.661.568 - 4 4.992.173.760 - - - 4.992.173.760 4.992.173.760 - 5 5.043.867.024 - 92.727.273 - 5.136.594.297 5.136.594.297 - 6 4.469.550.624 - 30.558.574 - 4.500.109.198 4.500.109.198 - 7 5.428.208.016 236.190.477 - - 5.664.398.493 5.428.208.016 236.190.477 8 6.750.404.976 - 56.686.545 - 6.807.091.521 6.807.091.521 - 9 5.585.147.904 - 318.436.445 17.932.980 5.921.517.329 5.921.517.329 - 10 5.674.110.624 - 19.756.935 - 5.693.867.559 5.693.867.559 - 11 3.323.534.016 - 52.904.304 - 3.376.438.320 3.376.438.320 - 12 3.038.622.384 - 275.962.361 - 3.314.584.745 - - Tổng cộng 30.620.108.993 236.190.477 939.759.710 8.586.357.044 62.952.968.776 58.822.489.906 (4.130.478.870) 1.3.2.6 Kỹ thuật tính toán Tính toán là quá trình KTV kiểm tra tính chính xác về mặt số học trong việc tính toán và ghi sổ. Đây là kỹ thuật đơn giản, được sử dụng nhiều nhất khi kiểm tra chi tiết các khoản mục bao gồm các công việc: Cộng dồn số dư, số phát sinh tăng, giảm theo tháng, quý của từng tài khoản theo đối ứng nợ, có để xác định số dư cuối kỳ. Sau đó tiến hành tối chiếu kết quả do KTV thực hiện với kết quả do kế toán khách hàng thực hiện để phát hiện chênh lệch Kỹ thuật tính toán áp dụng đối với hai Công ty ABC và XYZ không có sự khác biệt rõ rệt. Kỹ thuật này được sử dụng kết hợp với các kỹ thuật khác nhằm đánh giá tính chính xác số học trong việc tính toán và ghi sổ Khi đánh giá công nợ có gốc ngoại tệ của Công ty ABC, KTV đã thực hiện tính toán lại như sau: Bảng 1.22: Đánh giá công nợ có gốc ngoại tệ của Công ty ABC Tên khách hàng: Công ty ABC Tham chiếu: Năm tài chính: 2009 Người thực hiện: Nội dung công việc: Đánh giá công nợ gốc ngoại tệ Ngày thực hiện: STT Khách hàng Số dư trên sổ sách tại 31/12/2009 Đánh giá lại theo tỷ giá 17.941 Nguyên tệ USD Tỷ giá hạch toán VNĐ Tỷ giá Chênh lệch Thành tiền 1 Công ty A 164.822,5 17.941 2.957.080.473 17.941 - - 2 Công ty B 134.506,1 17.113 2.301.803.403 17.941 828 111.371.075,6 3 Công ty C 8.488,15 17.941 152.285.899,2 17.941 - - Bút toán điều chỉnh: Nợ TK 131: 111.371.075,6 Có TK 515: 111.371.075,6 Khi tiến hành kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty XYZ, KTV tiến hành đối chiếu số liệu tổng cộng trên các sổ chi tiết TK 511 (chi tiết theo từng khách hàng) với số liệu trên sổ cái TK 511, với số liệu trên BCKQKD, thấy khớp đúng, không có sự chênh lệch nào Bảng 1.23: Tổng hợp doanh thu theo từng đối tượng khách hàng tại Công ty XYZ TK 5111 5112 Cộng Tháng 1 2.090.322.345 102.562.350 2.192.884.695 Tháng 2 1.405.516.750 30.054.820 1.435.571.570 Tháng 3 1.797.942.325 38.594.300 1.836.536.625 Tháng 4 2.052.590.900 120.223.010 2.172.813.910 Tháng 5 2.437.265.562 63.704.870 2.500.970.432 Tháng 6 3.802.217.662 85.198.080 3.887.415.742 Tháng 7 2.557.766.780 85.856.660 2.643.623.440 Tháng 8 2.098.260.268 108.537.260 2.206.797.528 Tháng 9 3.227.562.961 224.107.640 3.451.670.601 Tháng 10 2.075.086.907 327.180.795 2.402.267.702 Tháng 11 2.513.763.947 219.585.415 2.733.449.362 Tháng 12 3.220.522.990 312.910.762 3.533.433.752 Cộng 28.901.493.031 1.718.615.962 30.620.108.993 % 95,91 4,09 100,0 KTV kiểm tra sự phân loại doanh thu theo thuế suất: tại đơn vị doanh thu được chia thành: doanh thu với thuế suất 0%, doanh thu với thuế suất giá trị gia tăng đầu ra 5% và doanh thu với thuế suất 10%. KTV tiến hành lọc dữ liệu ở sổ chi tiết bán hàng trên máy tính những phần doanh thu với thuế suất 5% sau đó cộng lại và tiến hành đối chiếu với tờ khai thuế giá trị gia tăng, với phần doanh thu thuế suất 10% cũng tiến hành tương tự.Qua kiểm tra thấy khớp đúng hoàn toàn với tờ khai thuế giá trị gia tăng 1.3.2.7 Kỹ thuật xác minh tài liệu Kỹ thuật kiểm tra tài liệu có thể được vận dụng để xác minh cho kết luận có trước của KTV hoặc có thể kiểm tra chi tiết một nghiệp vụ từ khi phát sinh đến khi vào sổ sách. Tuy nhiên A.A không thực hiện kiểm tra 100% tài liệu cho tất cả các số dư tài khoản vì mất thời gian mà hiệu quả không cao, do đó thường tiến hành chọn mẫu đại diện để kiểm tra. Việc lựa chọn các phần tử của mẫu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của KTV Có hai phương thức khác nhau để tiến hành xác minh tài liệu tuỳ theo đặc điểm của khoản mục, nghiệp vụ như đã trình bày ở phần 1.1: Thứ nhất, Kiểm tra từ chứng từ gốc lên sổ sách kế toán nhằm kiểm tra tính đầy đủ trong ghi chép các nghiệp vụ phát sinh của khách hàng. Khi kiểm tra tính đúng kỳ của việc ghi nhận doanh thu, KTV yêu cầu Công ty ABC cung cấp các chứng từ, hoá đơn vào ngày cuối năm liên quan đến tài khoản doanh thu của loại xe HT 5000kg. Sau đó KTV sẽ đối chiếu giữa hoá đơn, sổ cái, bảng kê xuất bán, hợp đồng, phiếu xuất kho và thấy khớp đúng chứng tỏ Công ty ABC đã ghi nhân doanh thu đúng đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ chi nhánh Hà Nội.doc
Tài liệu liên quan