Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm.
Chi phí NVL trực tiếp tại Công ty bao gồm:
*Chi phí NVL chính: Tôn silic, Nhôm dẻo Aο, Thép lá cácloại CT3, thép tròn, Dây thép, Thép chế tạo, Nhựa PVC, Nhựa PS, Gang, Nhôm lá hợp kim, Dây điện từ các loại,Vòng bi các loại quạt, Đồng, Dây điện
*Vật liệu phụ: bulong, ốc vít các loại
*Nhiên liệu: gas, than, điện
*Vật liệu khác: Bao bì, bao gói, nhãn mác.
Trong tổng chi phí sản xuất thì chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn, đồng thời là yếu tố quyết định giá thành sản phẩm của công ty. Do đó việc hạch toán chính xác các khoản mục có một ý nghĩa quan trọng để đảm bảo cho việc tính giá thành được chính xác, ngoài ra còn giúp nhà quản trị trong những quyết định về tăng, giảm chi phí.
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2914 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Điện Cơ Thống Nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất phù hợp với năng lực của hệ thống máy móc hiện có, đảm bảo được sự đồng bộ và hỗ trợ lẫn nhau của hệ thống máy móc thiết bị.
Để thấy rõ vấn đề này, tham khảo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức sản xuất của công ty Mua ngoài
Kho NVL
Mua ngoài
Phân xưởng Đột dập
PX Thiết bị công nghệ
Phân xưởng Cơ khí
PX Sơn Mạ Nhựa
Kho bán thành phẩm
Phân xưởng Lắp Ráp
Bán thành phẩm mua ngoài
Tiêu thụ
Kho thành phẩm
Bảng 1.2.2: Danh mục sản phẩm của công ty
Số TT
Tên sản phẩm
Ký hiệu
1
Quạt trần cánh 1400mm các loại
QT-1400(VDT,GT,X)
2
Quạt quay treo trần cánh 400mm các loại
QTĐ 400(Đ,XĐ)
3
Quạt đứng cánh 400mm các loại
QĐ 400
(XĐ,NS,NSG,NSĐG,MS,XMS
4
Quạt đứng cánh 450mm,650mm,750mm
QĐ(450-ĐM,650-Đ,750-Đ)
5
Quạt đứng MiNi cánh 400 các loại
QĐM 400
(FHD, ĐK, ĐA, ĐB, ĐM,N)
6
Quạt bàn cánh 225mm,300mm,400mm
QB(225,300-Đ,400NSĐG)
7
Quạt treo tường cánh 400 các loại
QTT400(RĐ,EĐ,EHĐ,XHĐ)
8
Quạt treo tường cánh 450mm,650mm,750mm
QTT(450-Đ,650-Đ,750-Đ)
9
Quạt hộp cánh 300,350
QH(300-LP,350-LP,350G-LP)
10
Quạt thông gió cánh 150mm,200mm,250mm
QTG(150-QM1,QM2;
200-QM1,QM2;
250-QM1,QM2)
11
Quạt hút trần cánh 150mm
QHT-150
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty:
Quạt điện là sản phẩm có kết cấu tương đối phức tạp, các chi tiết đòi hỏi có độ chính xác cao. Bao gồm: Cụm động cơ, cụm cánh lưới, cụm thân đế, cụm đèn, cụm đồng hồ hẹn giờ, cụm điều khiển từ xa…gia công trên nhiều chủng loại thiết bị như máy tiện, máy đột, máy khoan, máy mài, máy đúc áp lực, máy ép nhựa, sơn tĩnh điện, máy vào dây, …, với nhiều chủng loại nguyên vật liệu như: Tôn silic, nhôm, dây, emay, sơn, nhựa hạt các loại, vòng bi ….Để thấy rõ hơn tham khảo bảng 1.2.3 dưới đây :
Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình công nghệ gia công quạt bàn và quạt trần:
Khối Rotor
Đúc+ Gia công cơ
Nắp trên + nắp dưới
Nhôm thỏi
Rotor
Đúc áp lực
Gia công cơ
Tụ
Cụm phím bấm
Đồng hồ hẹn giờ
Vít
Dây điện
Nhựa
Thép sợi
Dây thép làm lưới
Tôn silic cuộn
Đột dập
Bạc
Vòng bi
Lắp ráp động cơ
Vít
Cuộn bin
Nắp trước + nắp sau
Khối Stator
Lưới
Thành phẩm xuât xưởng
Bầu quạt
Cánh quạt
Đế quạt
Lắp ráp tổng
Sơn tĩnh điện
Thân quạt
Ép nhựa
Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình công nghệ gia công quạt bàn và quạt trần
Các công nghệ chủ yếu chế tạo quạt điện:
- Công nghệ đột dập lá thép chế tạo cụm Stator – Rotor:
Vật liệu sử dụng là tôn cuộn. Các công đoạn đột dập + ép tán + đánh độ chéo được thực hiện trên máy + khuôn đột dập liên hợp cao tốc (tốc độ từ 200 – 350 nhát/phút) có độ chính xác cao cho ra sản phẩm hoàn thiện là khối Stator và Rotor.
- Công nghệ đột cánh quạt trần (bằng nhôm lá 1,2mm hoặc thép lá 0,8mm): Được thực hiện trên máy đột dập 63 tấn với các khuôn đột được chế tạo của công ty.
- Công nghệ đúc áp lực cao : Rotor sau khi đột + ép tán xong được đúc lồng sóc bằng khuôn đúc kim loại. Các chi tiết như gối đỡ trước, gối đỡ sau được đúc bằng khuôn kim loại có độ chính xác cao. Đúc nắp dưới quạt trần(bằng công nghệ đúc áp lực thành mỏng). Vật liệu dùng để đúc là nhôm có chất lượng cao như nhôm ADC 12, A0 hoặc tương đương.
- Công nghệ gia công cơ khí: Sử dụng các máy chuyên dụng, máy mài, máy cán ren. Tiện hoàn chỉnh nắp gang quạt trần, máy đúc áp lực cao …, ép trục vào Rotor bằng máy ép thuỷ lực 10 tấn. Khoan + taro các lỗ bắt bu long – vít bằng máy khoan đứng, khoan bàn và máy taro.
- Công nghệ quấn dây Emay vào Stator : Việc quấn dây êmay vào Stator của quạt trần 1,4m và các loại quạt cánh 400, cánh 300 thực hiện trên máy và dây chuyên dụng.
- Công nghệ tẩm sấy dây Stator : Việc tẩm sấy được thực hiện bằng hệ thống tẩm sấy chân không, đảm bảo tiêu chuẩn cách điện cao.
- Công nghệ sản xuất các chi tiết nhựa : Các chi tiết nhựa như cách quạt, thân, đế, trụ chân …được thực hiện trên các máy ép nhựa. Nguyên liệu sử dụng trong công nghệ này là các loại nhựa hạt như ABS, AS, PP, PE …
- Công nghệ sản xuất lồng quạt : Toàn bộ quá trình sản xuất lồng quạt được thực hiện trên dây truyền liên hoàn bằng máy hàn tự động.
- Công nghệ sơn tĩnh điện : Công nghệ sơn tĩnh điện là công nghệ tiên tiến hiện nay, tiết kiệm tối đa nguyên liệu, giảm tối thiểu các tác động ô nhiễm môi trường. Dùng để sơn các chi tiết như: cánh quạt trần, lồng quạt … Nguyên liệu sử dụng là các loại sơn bột.
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐIỆN CƠ THỐNG NHẤT
Trong mỗi Doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hết sức quan trọng, nó là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi vì các quyết định quản lý có tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của quá trình sản xuất kinh doanh.
Trước tình hình và đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, qua kinh nghiệm thực tiễn của cả một quá trình xây dựng và phát triển, công ty đã tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ và phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh.
Sơ đồ 3: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty
T.Giám đốc
Phó TGĐ sản xuất
Phó TGĐ kỹ thuật
Phòng Kỹ Thuật
Phòng KCS
Phòng Kế Hoạch Vật Tư
Phòng Tiêu Thụ
Phòng Tổ Chức – Hành chính
Trung tâm dịch vụ khách hàng
Phòng Tài Vụ
Phòng Bảo Vệ
PX Thiết Bị Công Nghệ
PX Lắp Ráp
PX Sơn
PX Đột Dập
PX Cơ Khí
Ghi chú:
:
Chỉ đạo trực tiếp
:
Mang tính hướng dẫn
:
Bộ phận áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
:
Bộ phận không áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
Qua bảng 1.3 về sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động hiện nay của công ty thấy rằng:
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty được bố trí theo kiểu trực tuyến - chức năng. Chủ tịch - Tổng Giám Đốc ra lệnh điều hành trực tiếp trong công ty thông qua các Phó Tổng Giám Đốc, các phòng ban nghiệp vụ. Các Phó Tổng Giám Đốc, Trưởng phòng ban có trách nhiệm tham mưu cho chủ tịch - Tổng Giám Đốc theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Ban giám đốc : Gồm Chủ tịch - Tổng giám đốc và 2 Phó tổng giám đốc
Chủ tịch - Tổng giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất phụ trách chung mọi hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực
+ Công tác đầu tư, mở rộng sản xuất, phát triển Công ty.
+ Công tác tổ chức – cán bộ, công tác bảo vệ an ninh.
+ Công tác tài chính, vật tư – bán thành phẩm, tiêu thụ.
+ Công tác thanh tra, chống tham nhũng, buôn lậu, thực hiện quy chế dân chủ.
+ Công tác đối ngoại.
Phó Tổng Giám Đốc phụ trách kỹ thuật :
* Giúp Tổng Giám đốc về lĩnh vực kỹ thuật.
* Được Tổng Giám đốc uỷ quyền, thay Tổng Giám đốc điều hành mọi hoạt động của Công ty khi Tổng Giám đốc đi vắng.
* Được bổ nhiệm là đại diện lãnh đạo về chất lượng(QMR) để tổ chức thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng.
* Tổng Giám đốc uỷ quyền trực tiếp phụ trách các lĩnh vực :
+ Chỉ đạo công tác kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, kỹ thuật sửa chữa cơ điện
+ Chỉ đạo công tác sang kiến cải tiến, nghiên cứu chế thử sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm, công nghệ sản xuất sản phẩm, giải quyết vướng mắc trong quá trình sản xuất.
+ Chỉ đạo công tác định mức kinh tế - kỹ thuật.
+ Các công tác khác do Giám đốc phân công.
Phó Tổng Giám Đốc phụ trách sản xuất: Giúp Tổng Giám đốc về lĩnh vực sản xuất.
* Tổng Giám đốc uỷ quyền trực tiếp phụ trách lĩnh vực:
+ Chỉ đạo điều hành sản xuất theo kế hoach sản xuất của công ty.
+ Chỉ đạo tính giá cả, tiền lương, chi phí giá thành các đơn hàng, hợp đồng gia công ngoài.
+ Đôn đốc việc cung cấp vật tư,nguyên liệu, bán thành phẩm gia công ngoài phục vụ cho sản xuất của công ty.
+ Chỉ đạo công tác kiến thiết cơ bản, sửa chữa nhà xưởng, vật tư kiến trúc.
+ Công tác phòng chống bão lụt, hoả hoạn.
+ Công tác an toàn lao động,vệ sinh môi trường, đào tạo công nhân.
+ Công tác quản trị đời sống.
+ Công tác khác do Giám đốc phân công.
Nhiệm vụ các phòng ban nghiệp vụ trong công ty:
- Phòng Tiêu thụ sản phẩm: Tham mưu cho Tổng Giám đốc hoạch định chiến lược về Maketing và mở rộng thị trường tiêu thụ đáp ứng với việc định hướng phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng chiến lược bán hàng, những biện pháp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng: về giá cả, chi hoa hồng môi giới, chiết khấu giảm giá, quảng cáo …
- Phòng Kế hoạch - Vật tư: Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, hợp tác sản xuất với bên ngoài, quản lý kho bán thành phẩm cũng như trong lĩnh vực định hướng phát triển, kế hoạch sản xuất trước mắt, lâu dài và trong việc ký kết các hợp đồng gia công ngoài, mua vật tư – bán thành phẩm đảm bảo có hiệu quả.
- Phòng Tổ chức – Hành chính: Tham mưu cho Tổng Giám đốc triển khai các biện pháp quản lý phát triển nguồn nhân lực. Lập và quản lý hồ sơ nhân sự của CBCNV. Lập kế hoạch đào tạo CBCNV phù hợp với yêu cầu của hệ thống chất lượng, tổ chức nâng bậc, nâng lương hàng năm. Lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện công tác lao động, tiền lương, giải quyết các chính sách, chế độ có lên quan đến người lao động. Cung cấp và quản lý các thiết bị văn phòng trong toàn công ty. Tổ chức theo dõi việc thực hiện các quy trình và các hướng dẫn có liên quan trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2008.
- Phòng Tài vụ: Giúp Chủ tịch - Tổng giám đốc trong lĩnh vực hạch toán kế toán và sử dụng vốn. Giám sát việc thực hiện các chính sách kinh tế, chế độ tài chính trong công ty. Hoạch định các chính sách về giá cả, xác định giá bán, giá gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng.
- Phòng Kỹ thuật: Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong công tác quản lý kỹ thuật, định hướng phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ trước mắt cũng như lâu dài. Tổ chức nghiên cứu thiết kế, chế thử sản phẩm mới. Tổ chức phối hợp với phòng KCS thực hiện công việc kiểm tra, thử nghiệm đáp ứng theo yêu cầu sản xuất.
- Phòng KCS: Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra vật tư, bán thành phẩm đầu vào, các chi tiết sản phẩm,thành phẩm trong quá trình sản xuất. Phối hợp với phòng kỹ thuật, kiểm tra đánh giá kết quả đối với sản phẩm mới, sản phẩm chế thử.
- Phòng Bảo vệ: Giúp Chủ tịch - Tổng giám đốc trong công tác bảo đảm an ninh trật tự trong công ty, bảo vệ quản lý tài sản, quản lý các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy và phòng chống sự cố cháy nổ, bão lụt thiên tai .
- Trung tâm dịch vụ khách hàng: Tham mưu cho Tổng Giám đốc tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động của trung tâm dịch vụ khách hàng : Bán các chi tiết thay thế cho các sản phẩm của Công ty. Thiết kế lắp đặt, sửa chữa bảo dưỡng các loại quạt điện, động cơ điện, công trình điện, nước nhằm mở rộng các hình thức dịch vụ sau bán hàng của công ty. Soát xét các hợp đồng ký với khách hàng về các dịch vụ trước khi trình Tổng Giám đốc phê duyệt.
Nhiệm vụ của từng phân xưởng sản xuất:
- Phân xưởng Cơ khí: Đúc rotor lồng sóc các loại quạt, nắp dưới quạt trần, gối đỡ trước + sau các loại quạt cánh 300 – 400 mm. Gia công cơ khí toàn bộ các chi tiết các loại quạt. Gia công nguội toàn bộ chi tiết các loại quạt.
- Phân xưởng Sơn, Mạ, Nhựa: Hoàn thiện lưới, lồng các loại quạt cánh 300mm, cánh 400mm, sơn cánh quạt trần 1m4. Gia công toàn bộ các chi tiết nhựa của các loại quạt.
- Phân xưởng Đột dập: Pha cắt lá tôn, dập cắt lá tôn Rotor, Stator, ép tán Stator dập cắt, dập vuốt các chi tiết khác của quạt.
- Phân xưởng Lắp Ráp: Vào dây Emay cho động cơ của các loại quạt. Tẩm sấy Stator của các loại quạt. Lắp ráp thành phẩm các loại quạt.
- Phân xưởng Thiết bị công nghệ: Có nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị đột xuất hoặc theo chu kỳ đảm bảo cho hoạt động sản xuất được liên tục, chế tạo toàn bộ các loại khuôn, gá phục vụ quá trình gia công chi tiết tại công ty.Quản lý toàn bộ hồ sơ,tài liệu của các máy móc,thiết bị sản xuất trong toàn công ty.
1.4. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY:
Bộ máy kế toán là một phần rất quan trọng không thể thiếu ở bất cứ đơn vị kinh tế hay đơn vị hành chính sự nghiệp nào. Nó giữ vị trí và vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi vì kế toán phản ánh một cách liên tục, toàn diện và có hệ thống về mọi mặt của hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp. Với 2 chức năng chính là thông tin và kiểm tra, kế toán cung cấp thông tin cho nhà quản lý phục vụ cho việc ra quyết định quản trị doanh nghiệp, kế toán cũng cung cấp thông tin cho các đối tượng có liên quan đến doanh nghiệp về: hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó có được các quyết định nên đầu tư hay không và biết được doanh nghiệp đã sử dụng vốn đầu tư đó như thế nào.
Với vai trò quan trọng đó của kế toán và dựa vào tình hình thực tế tại đơn vị, công ty tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với tình hình của đơn vị và theo đúng yêu cầu của Bộ Tài Chính. Công ty Điện Cơ Thống Nhất đã xây dựng bộ máy kế toán theo mô hình tập trung với tên gọi là Phòng Tài Vụ. Phòng Tài Vụ phải thực hiện toàn bộ công tác kế toán .Trưởng phòng Tài Vụ là người trực tiếp điều hành và quản lý công tác kế toán trên cơ sở phân công công việc cho các kế toán viên.
Hình thức này có ưu điểm là đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của Trưởng phòng tài vụ cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ, hoạt động sản xuất kinh doanh một cách độc lập, và có số lượng các nghiệp vụ kế toán vừa phải nên việc lựa chọn tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung là rất phù hợp.
Dựa vào đặc điểm quy mô sản xuất, đặc điểm quản lý công ty cũng như mức độ chuyên môn hoá và trình độ cán bộ kế toán, Phòng Tài Vụ được tổ chức như sau:
Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty
Trưởng phòng tài vụ.
Kế toán thanh toán(kiêm kế toán chi phí sản xuất và giá thành)
Kế toán TGNN, thuế,thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm
Thủ Quỹ(kiêm kế toán TSCĐ)
Kế toán NVL, CCDC và tiền lương
Phó phòng tài vụ(kiêm kế toán tổng hợp, kế toán công nợ)
(Nguồn: Phòng kế toán)
Chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ kế toán trong đơn vị như sau:
-Trưởng phòng tài vụ: Kiểm tra sổ sách và mọi số liệu trên sổ sách kế toán, đôn đốc bộ phận kế toán chấp hành các quy định, chế độ kế toán nhà nước ban hành.Trưởng phòng tài vụ cũng là người cung cấp các thông tin kế toán – tài chính cho Chủ tịch - Tổng giám đốc, đồng thời chịu trách nhiệm về các số liệu đã cung cấp. Trưởng phòng Tài Vụ là kiểm soát viên tài chính của công ty, có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
+ Ký duyệt séc, uỷ nhiệm chi và các chứng từ thanh toán đã đầy đủ thủ tục phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Ký phiếu thu – chi tiền mặt phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và việc thanh toán mua bán với khách hàng.
+ Ký báo cáo quyết toán quý năm đã được Giám đốc ký duyệt.
+ Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán.
+ Lập kế hoạch cân đối thu – chi hàng tháng, quý, năm phục vụ cho sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ tài chính.
-Phó phòng tài vụ: Phụ trách kế toán TSCĐ, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành phẩm. Phó phòng có trách nhiệm và quyền hạn sau:
+ Giúp trưởng phòng trong việc tổ chức các nghiệp vụ chuyên môn, thay mặt trưởng phòng giải quyết các vấn đề về quản lý hoạt động chung của phòng khi trưởng phòng đi vắng.
+ Theo dõi chi tiết từng TSCĐ, tổng thể TSCĐ trong toàn công ty theo các tiêu chí quy định của pháp lệnh kế toán. Lưu trữ và bảo quản đầy đủ chứng từ, hồ sơ của tình hình tăng giảm TSCĐ, thẻ TSCĐ, sổ theo dõi chi tiết TSCĐ. Trích khấu hao từng quý đầy đủ, chính xác từ đó phân bổ vào chi phí trong kỳ.
+ Tập hợp đúng, đủ, chính xác mọi chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ hạch toán như : Chi phí nguyên vật lệu trực tiếp, chi phí nhân công trục tiếp, chi phí sản xuất chung. Đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ và phương pháp tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm phải theo đúng ngyên tắc khi hạch toán.
- Thủ quỹ: Có trách nhiệm thực hiện các nghiệp vụ, nhập xuất tiền mặt tại quỹ của công ty theo các chứng từ hợp lệ do kế toán cấp. Vào sổ quỹ hàng ngày, tính số dư tồn quỹ hàng ngày. Cuối tháng kiểm quỹ, đối chiếu số dư với kế toán.
- Kế toán TGNH, Thuế, Doanh thu, Thành phẩm:
+ Theo dõi, giám sát thường xuyên mọi hoạt động của các khoản tiền gửi. Lưu trữ chứng từ đầy đủ.
+ Căn cứ vào các hoá đơn mua vào để xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, tập hợp để cuối tháng kết chuyển cho thuế GTGT đầu ra để tính thuế phải nộp trong kỳ.
- Kế toán NVL – CCDC, tiền lương: Theo dõi tính toán tiền lương, các khoản trích theo lương, tạm ứng với cán bộ công nhân viên. Ghi chép tính toán theo dõi chính xác kịp thời về số lượng, giá trị thực tế NVL nhập, xuất, tồn. Tập hợp và phản ánh đầy đủ chính xác kịp thời NVL thiếu, thừa, ứ đọng kém phẩm chất để công ty có biện pháp xử lý kịp thời. Thường xuyên đối chiếu sổ sách với số lượng tồn thực tế. Lưu trữ chứng từ đầy đủ theo đúng quy định của pháp lệnh kế toán.
- Kế toán thanh toán: Kiểm tra theo dõi và thanh toán các chứng từ liên quan đến hoạt động mua và bán có phát sinh các khoản phải thu, phải trả trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng quy định của công ty và luật kế toán, đôn đốc khách hàng trả nợ.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN CƠ THỐNG NHẤT
2.1.KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY :
2.1.1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :
2.1.1.1. Nội dung:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực … được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm.
Chi phí NVL trực tiếp tại Công ty bao gồm:
*Chi phí NVL chính: Tôn silic, Nhôm dẻo Aο, Thép lá cácloại CT3, thép tròn, Dây thép, Thép chế tạo, Nhựa PVC, Nhựa PS, Gang, Nhôm lá hợp kim, Dây điện từ các loại,Vòng bi các loại quạt, Đồng, Dây điện …
*Vật liệu phụ: bulong, ốc vít các loại …
*Nhiên liệu: gas, than, điện …
*Vật liệu khác: Bao bì, bao gói, nhãn mác.
Trong tổng chi phí sản xuất thì chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn, đồng thời là yếu tố quyết định giá thành sản phẩm của công ty. Do đó việc hạch toán chính xác các khoản mục có một ý nghĩa quan trọng để đảm bảo cho việc tính giá thành được chính xác, ngoài ra còn giúp nhà quản trị trong những quyết định về tăng, giảm chi phí.
Hàng ngày, khi phát sinh nghiệp vụ nhập, xuất vật tư công ty theo dõi bằng Phiếu nhập kho và Phiếu xuất kho do cán bộ phụ trách cung tiêu của Phòng Kế hoạch - vật tư theo dõi. Cuối tháng, Phòng Kế hoạch - vật tư sẽ lập bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn vật tư về mặt số lượng và chuyển cho kế toán vật tư của Phòng Tài vụ kèm theo bản sao của các chứng từ nhập , xuất kho vật tư. Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn được lập cho từng nhóm vật tư như: sắt thép, vật liệu điện, hoá chất, phụ tùng …
Kế toán sau khi nhận được Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho sẽ tiến hành tính giá thực tế vật tư xuất kho cho từng loại vật tư bằng cách tính giá bình quân gia quyền của vật tư đó trong tháng căn cứ vào Phiếu nhập kho và vật tư tồn kho.
Số lượng vật tư tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Phương pháp tính như sau
Giá đơn vị bình quân gia quyền
=
Giá thực tế vật tư tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Căn cứ vào giá đơn vị bình quân gia quyềncủa vật tư nhập kho, kế toán tính ra giá thực tế xuất kho của số lượng vật tư đã xuất ra trong kỳ.
Công thức tính như sau :
Giá thực tế vật tư xuất kho
=
Số lượng vật tư xuất kho
x
Giá đơn vị bình quân gia quyền
Áp dụng cho Thép CT3 Ø8 :
Giá đơn vị bình quân gia quyền trong tháng 2 tính như sau:
=
8.176,71đ/kg
155 x 7.522 + 4.358 x 8.200
155 + 4.358
Gia đơn vị bình quân gia quyền Thép CT3 Ø8 tháng 6 năm 2008
=
Giá thực tế xuất kho Thép CT3 Ø8 tháng 2 như sau:
Giá thực tế Thép CT3 Ø8 xuất kho tháng 6
=
892
x
8.176,71
=
7.293.625,32 đ
Sau khi tính ra giá thực tế vất tư xuất kho, kế toán tiến hành định khoản trên các Phiếu xuất kho và áp giá thực tế xuất vật tư cho khối kượng vật tư xuất kho.
Các định khoản trên Phiếu xuất kho là căn cứ để kế toán lập Bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ.
2.1.1.2.Tài khoản sử dụng
Sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Công dụng và kết cấu của tài khoản này như sau:
-Công dụng: Tài khoản này sử dụng để tập hợp và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào giá thành sản phẩm.
-Kết cấu:
+Bên Nợ: Tập hợp chi phí NVL trực tiếp.
+Bên Có:
.Phản ánh giá trị NVL không sử dụng hết nhập lại kho.
.Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vào giá thành.
Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư
Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 152,111, 112, 131 …
TK 621
TK 154
TK152
Nguyên vật liệu xuất
trực tiếp cho sản xuất
Kết chuyển chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp
Vật liệu sử dụng
không hết nhập lại kho
2.1.1.3.Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết và sổ tổng hơp:
Sơ đồ 5 : Trình tự ghi sổ chi tiết:
Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn
Phiếu xuất kho
Kế toán tổng hợp
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ (tháng)
Đối chiếu
Sơ đồ 6: Tổ chức kế toán tổng hợp
Chứng từ Nhập - Xuất
NKCT 1,2,4,5,7,10
Sổ chi tiết 331
Bảng phân bổ 2
NKCT 5,6
Bảng kê 3
Bảng kê 4,5,6
Sổ Cái TK 152,153
NKCT 7
BCTC
Phiếu nhập kho và phiếu xuất kho được lập thành 3 liên:
-Liên 1: Lưu tại quyển.
-Liên 2: Lưu tại kho nhập, xuất vật tư.
-Liên 3: Giao cho phòng kế hoạch.
Mẫu Phiếu xuất kho như sau (Phiếu nhập kho được lập tương tự):
Biểu số 1
Đơn vị: ………………..
Địa chỉ: ……………….
Mẫu số: 02-VT
Theo QĐ 1141-TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài Chính
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 23 tháng 6 năm 2008
Họ tên người nhận hàng: C.Hoa
Lý do xuất hàng: Xuất cho sản xuất.
Xuất tại kho: C.Đỗ
Cộng thành tiền (Bằng chữ):
Nợ: 621 Số: 624VT
Có: 152
Địa chỉ (Bộ phận): P.X Thiết bị công nghệ
Số TT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá)
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Thép CT3 Ø8
Kg
45
45
261000
Cộng:
Xuất, ngày 23 tháng 6 năm 2008
Thủ trưởng đơn vị
Kế toán trưởng
Phụ trách cung tiêu
Người nhận hàng
Thủ kho
Kế toán căn cứ vào định khoản trên Phiếu xuất kho và Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn để tính ra chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ cho sản xuất trực tiếp, dùng chung cho phân xưởng, cho bán hàng và quản lý doanh nghiệp bằng cách tập hợp từ các Phiếu xuất kho số lượng vật tư từng loại sử dụng cho các bộ phận rồi áp giá từ Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn vào để tính. Từ đó, kế toán lập Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ.
Mẫu Bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn vật tư tháng 6/2008 như sau:
STT
Tên vật tư
Đơn vị tính
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
Tồn cuối kỳ
SL
TT
SL
TT
SL
TT
SL
TT
1
THÉP
2
Thép CT3 Ø2
Kg
67,6
498888
92
678960
89
656820
70.6
521028
3
Thép CT3 Ø8
Kg
155
901015
62
359600
93
539400
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Cộng
Mẫu Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ như sau:
Biểu số 2
Đơn vị: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Điện Cơ Thống Nhất.
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ
Tháng 6 năm 2008
Đơn vị tính: đồng
STT
Ghi Có các TK
Ghi Nợ các TK
Tài khoản 152
Tài khoản 153
HT
TT
HT
TT
1
621
12.823.981.780
-
2
627.2 (627.3)
190.964.752
24.895.762
3
641.2
7.512.935
-
4
642.2
967.844.359
-
5
632
-
-
6
142
14.721.570
Cộng
13.990.303.826
39.617.332
Sau đó, kế toán tiến hành lập Bảng kê số 3.
Bảng kê số 3 là Bảng tính giá thành thực tế vật liệu và công cụ, dụng cụ. bảng kê này được lập chung cho tất cả các loại vật tư và chung cho toàn công ty. Bảng kê số 3 được lập như sau:
Kế toán căn cứ vào Số dư đầu tháng của tài khoản 152, 153 để ghi dòng Số dư đầu tháng trên Bảng kê số 3.
Kế toán căn cứ vào các NKCT liên quan: NKCT số 1, 2, 5, 6, 7 và các NKCT khác có liên quan để tính ra số nguyên vật liệu, công cụ , dụng cụ mua vào trong kỳ bằng cách lấy số tổng cộng của cột phát sinh Nợ tài khoản 152, 153 đối ứng với phát sinh Có của các tài khoản trên các NKCT trên để ghi vào dòng phát sinh trong tháng tương ứng với mỗi NKCT.
Kế toán căn cứ vào Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ để ghi dòng Xuất dùng trong tháng là số tổng cộng trên Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ.
Mẫu Bảng kê số 3 như sau:
Biểu số 3
Đơn vị: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Điện Cơ Thống Nhất
BẢNG KÊ SỐ 3
Tính giá thành thực tế vật liệu và công cụ, dụng cụ (TK 152, 153)
Tháng 6 năm 2008
Đơn vị tính: đồng
STT
Chỉ tiêu
TK 152
TK 153
1
I.Số dư đầu tháng
20.313.623.106
1.546.233.104
2
II.Số phát sinh trong tháng
20.118.632.311
29.646.250
3
Từ NKCT số 1(ghi Có TK 111)
14.018.235.122
29.646.250
4
Từ NKCT số 2(ghi Có TK 112)
5
Từ NKCT số 5(ghi Có TK 331)
6.044.534.766
6
Từ NKCT số 10(ghi có TK 413)
55.862.423
7
Từ NKCT số 10(ghi Có TK 3333)
8
III.Cộng số dư đầu tháng và phát sinh trong tháng(I+II)
40.432.255.417
1.575.879.354
9
IV.Hệ số chênh lệch
10
V.Xuất dùng trong tháng
29.166.412.649
122.464.331
11
VI.Tồn kho cuối tháng(III-V)
11.265.842.768
1.453.415.023
Kế toán căn cứ Bảng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25992.doc