lời nói đầu 1
chương i 4
cơ sở lý luận về công tác bồi thường 4
thiệt hạigiải phóng mặt bằng 4
I.khái niệm, vai trò của công tác bồi thường thiệt hại 4
1. Khái niệm về bồi thường thiệt hại. 4
2. Sự cần thiết phải bồi thường thiệt hại khi Giải phóng mặt bằng . 4
3. Vai trò của chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. 6
II. các chính sách của nhà nước về bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. 7
1.Về đối tượng phải bồi thường. 7
2. Về đối tượng được bồi thường 7
3. Chính sách bồi thường về đất. 8
4. chính sách bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất. 12
4.1 Về bồi thường thiệt hại mồ mả. 12
4.2 Về bồi thường thiệt hại hoa màu 13
4.3 Về bồi thường thiệt hại về tài sản về nhà cửa, công trình kiến trúc 13
5. Về chính sách hỗ trợ 14
6. Chính sách lập khu tái định cư. 15
III. một số kinh nghiệm của trung quốc, thái lan và các chính sách của ngân hàng wB, ADB về lĩnh vực bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng. 16
1. Tại Thái Lan. 16
2. Tại Trung Quốc. 17
3. Chính sách của ngân hàng thế giới . 17
chương ii 20
Tình hình thực hiện các chính sách 20
về bồithường thiệt hại 20
trên địa bàn thành phố hà nội 20
I. Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của thủ đô hà nội 20
1. Về điều kiện tự nhiên- tài nguyên thiên nhiên. 20
2.Về kinh tế- xã hội 21
II. khái quát công tác quản lý đất đai và bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 22
1. Trước khi có Luật đất đai 1993. 22
2. Sau khi có luật đất đai 1993. 22
3. Một số kết quả đạt được trong công tác bồi thường thiệt hại GPMB và Tái định cư ở Hà Nội từ khi ban hành Nghị định 22/CP và Quyết định 20/QĐ-UB đến nay. 24
III. tình hình thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố hà nội 25
1. Chính sách bồi thường về đất. 25
2.Về chính sách bồi thường thiệt hại tài sản trên đất. 33
2.1 Về nhà cửa và công trình kiến trúc 33
2.2 Về chính sách bồi thường thiệt hại hoa màu. 35
2.3 Về chính sách bồi thường mồ mả 37
2.4. Chính sách hỗ trợ 38
2.5 Về chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất 42
2.6 Về chính sách tái định cư. 42
4. Đánh giá một vài bất cập trong các chính sách của Nhà nước 46
5. Nguyên nhân của những tồn tại trên 50
chương III 51
phương hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách bồi thường thiệt hại, khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố hà nội. 51
I. phương hướng thực hiện giải phóng mặt bằng trong thời gian tới. 51
Ii. Tư tưởng chỉ đạo của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND Thành phố hà Nội về công tác GPMB trong năm 2003. 52
III. một số giải pháp hoàn thiện chính sách bồi thường thiệt hại, trên địa bàn thành phố hà nội 53
1. Về hoàn thiện, sửa đổi chính sách bồi thường thiệt hại. 53
1.1. Về thay thế khung giá các loại đất. 53
1.2. Chính sách bồi thường thiệt hại về đất. 55
1.3 Về bồi thường thiệt hại tài sản trên đất. 56
2. Về chính sách tái định cư. 57
3. Về công tác tổ chức thực hiện 59
3.1. ở cấp thành phố 59
3.2. ở cấp quận , huyện . 59
3.3. Cấp phường xã 60
3.4. Trách nhiệm của chủ đầu tư 60
3.5. Về giải quyết khiếu kiện đối với phương án bồi thường, GPMB. 60
3.6. Về chính sách đào tạo nguồn nhân lực 60
3.7. Thành lập cơ quan nghiên cứu và quản lý thị trường bất động sản 60
3.8.Về chính sách hậu GPMB đối với nông dân khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 61
Kết luận 63
Tài liệu tham khảo. 64
68 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.900
9.500
3
8.500
6.600
4
4.300
3.900
5
1.200
1.100
Về giá đất ở nội thành, ngoại thành, thị trấn được xác định căn cứ vào vị trí khu đất, khả năng sinh lời và mức độ hoàn thiện của cơ sở hạ tầng, cụ thể:
- Đường phố khu vực nội thành và thị trấn Gia Lâm được phân chia làm 4 loại (I,II,III,IV), mỗi loại chia làm 2 mức A và B mỗi mức lại có 4 vị trí.
Giá đất trong khu vực nội thành và thị trấn Gia Lâm được tính theo Biểu 4.
Biểu 4 : Giá đất khu vực nội thành Đơn giá tính : 1000 đ/m2
LOẠI
ĐƯỜNG PHỐ
MỨC GIÁTHEO VỊ TRÍ
Vị trí I
Vị trí II
Vị trí III
Vị trí IV
Loại I
Mức A
9.800
3.920
2.350
1.410
Mức B
7.800
3.120
1.870
1.150
Loại II
Mức A
6.300
2.520
1.510
910
Mức B
5.050
2.020
1.210
730
Loại III
Mức A
4.040
1.620
970
580
Mức B
3.230
1.300
780
470
Loại IV
Mức A
2.200
880
530
320
MỨC B
1.540
620
370
225
-Các thị trấn được phân làm 2 loại (I và II). Các đường trong thị trấn xếp theo 2 loại đường loại I và II và 4 vị trí. Giá đất trong các thị trấn được tính theoBiểu 5 )
Biểu 5 : giá đất tại các thị trấn.
Đơn vị tính : 1000 đ/m2
Loại Thị trấn
Mức giá theo vị trí
Vị trí I
Vị trí II
Vị trí III
Vị trí IV
Loại I
Đường loại I
Đường loại II
1.500
900
540
320
1.250
750
450
270
Loại II
Đường loại I
Đường loại II
1.100
660
400
240
850
510
306
185
- Đường khu vực ngoại thành trừ khu vực thị trấn được phân làm 3 loại I,II,III và chia làm 4 vị trí.Tuỳ theo khu vực đã có hoặc chưa có cơ sở hạ tầng, giá đất được tính theo bảng 6.
Biểu 6 : Giá đất khu dân cư ở các vùng ven đô thị, đầu mối giao thông và trục đường giao thông chính, khu phát triển đô thị, khu thương mại, khu du lịch, khu công nghiệp.
Đơn vị tính : 1000 đ/m2
Vị
trí
lô
đất
Xã ven nội thành, thị trấn khu du lịch, khu quy hoach phát triển đô thị, khu thương mại, khu công nghiệp
Đất tại các đầu mối giao thông, ven các trục đường giao thông chính thuộc các huyện ngoại thành
Đoạn
Loại I
Đoạn
LoạiII
Đoạn
Loại III
Đoạn
Loại I
Đoạn
LoạiII
Đoạn
Loại III
Đất có cơ sở hạ tầng
Đất chưa có cơ sở hạ tầng
Đất có cơ sở hạ tầng
Đất chưa có cơ sở hạ tầng
Đất có cơ sở hạ tầng
Đất chưa có cơ sở hạ tầng
Đất có cơ sở hạ tầng
Đất chưa có cơ sở hạ tầng
Đất có cơ sở hạ tầng
Đất chưa có cơ sở hạ tầng
Đất có cơ sở hạ tầng
Đất chưa có cơ sở hạ tầng
Vị trí I
1.500
1350
1200
1080
960
870
880
790
520
470
310
280
Vị trí II
900
810
720
650
570
520
525
470
310
280
190
170
Vị trí III
540
485
430
390
340
310
290
260
170
155
105
90
Vị trí IV
320
190
260
235
200
190
140
125
85
75
50
45
Ngoài phạm vi 200 mét
220
210
200
190
180
170
Theo giá đất vùng nông thôn
Các vị trí đất trong mỗi đường phố được xác định như sau:
1/- Vị trí 1 : áp dụng đối với các thửa đất có ít nhất 1 mặt giáp với đường phố.
2/- Vị trí 2 : áp dụng đối với các thửa đất có mặt tiếp giáp với ngõ có chiều rộng lớn hơn 3,5m.
3/- Vị trí 3 : áp dụng đối với các thửa đất tiếp giáp với ngõ có chiều rộng từ 2m đến 3,5m.
4/-Vị trí 4 : áp dụng đối với các thửa đất tiếp giáp với ngõ có chiều rộng nhỏ hơn 2m.
Việc xác định vị trí đối với khu dân cư ở các vùng đầu mối giao thông, ven các trục đường giao thông chính...
+Vị trí 1tính từ chỉ giới lưu thông đến 50m.
+ Vị trí 2 tính từ cuối vị trí 1 đến 100m tính từ chỉ giới lưu thông.
+ Vị trí 3 tính từ cuối vị trí 2 đến 150m tính từ chỉ giới lưu thông.
+ Vị trí 4 tính từ cuối vị trí 3 đến 200m tính từ chỉ giới lưu thông.
+ ngoài 200m không thuộc khu vực các xã ven đô thị, khu du lịch, khu thương mại....thì áp dụng theo giá đất khu dân cư nông thôn (bảng2).
Biểu 7 : Giá đất khu dân cư nông thôn
Đơn vị tính : 1000 đ/m2
Loại
Đất
Xã đồng bằng
Xã trung du
Xã miền núi
Đất có cơ sở hạ tầng
Đất chưa có cơ sở hạ tầng
Đất có cơ sở hạ tầng
Đất chưa có cơ sở hạ tầng
Đất có cơ sở hạ tầng
Đất chưa có cơ sở hạ tầng
1
38
29
24
17
14
10
2
32
24
19
13
3
26
20
Bảng khung giá 3519/QĐ-UB đã có rất nhiều điểm tiến bộ hơn Nghị định 87/CP; thứ nhất các mức giá đều quy định bằng mức giá tối đa của NĐ 87/CP điều này cho thấy khung giá 3519/QĐ-UB đã có sự điều chỉnh cho sát dần với thực tế; thứ hai là bảng giá 3519 đã có quy định về giá đất ở các thị trấn để làm căn cứ bồi thường, quy định này ở NĐ 87/CP không có quy định; thứ ba là đối với đất khu dân cư nông thôn, đất ven đầu mối giao thông, đất đô thị bảng giá 3519 đã có quy định cụ thể cho từng loại đường phố, mức đường, đoạn đường, và đất có cơ sở hạ tầng được bồi thường khác với đất chưa có cơ sở hạ tầng. Như vậy khung giá 3519 đã có quy định cụ thể hơn NĐ 87/CP dễ áp dụng hơn. Tuy nhiên thì cả khung giá 87/CP và khung giá 3519 đều không quy định khung giá về đất chuyên dùng, đây là điểm hạn chế của khung giá nhà nước, cần phải bổ sung trong thời gian tới.
Trong thời gian hiện hành Thành phố đang áp dụng chính sách bồi thường thiệt theo Quyết định 20/QĐ-UB và khung giá của 3519/QĐ-UB có bổ sung như sau:
Đối với đất nông nghiệp, Khi nhà nước thu hồi đất, người bị thu hồi đất được bồi thường bằng đất theo diện tích và hạng đất của đất bị thu hồi. Nếu không có đất bồi thường thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền theo khung giá đất nông nghiệp.
Đối với những nơi mới đô thị hoá
“ Đối với đất đô thị: hộ gia đình, cá nhân có khuôn viên đất trong đó có đất đang ở, đất nông nghiệp, đất ;lâm nghiệp đang sử dụng ổn định không có tranh chấp mà không có giấy tờ xác định diện tích đất dùng để ở, khi thu hồi đất Giải phóng mặt bằng được bồi thường như sau :
a/- Trường hợp diện tích đất đang sử dụng nhỏ hơn hoặc bằng 120m2 đối với nội thành, 180m2 đối với nội thị xã, thị trấn: Diện tích đất thực tế bị thu hồi được bồi thường bằng tiền theo giá đất tại đô thị.
b/-Trường hợp diện tích đất đang sử dụng lớn hơn 120m2 đối với nội thành,180m2 nội thị xã, thị trấn: Diện tích đất tối đa được bồi thường theo giá đất ở tại đô thị là 120m2 đối với nội thành, 180m2 đối với nội thị xã, thị trấn. Phần diên tích đất còn lại được bồi thường theo giá đất nông nghiệp, lâm nghiệp nhân với hệ số điều chỉnh K theo quy định của UB
Trên thực tế Thành phố Hà nội đang diễn ra quá trình đô thị hoá siêu mạnh nên giá đất thay đổi từng ngày, từng giờ. Khung giá quy định của Nhà nước không còn phù hợp với thực tế nữa. Mặc dù Nhà nước có quy định điều chỉnh giá đất theo hệ số K và giới hạn tối đa là K= 2,7 nhưng hầu như dự án nào cũng được Thành phố áp dụng mức tối đa này. Giá đất nông nghiệp đa số là áp dụng mức tối đa là 19.300 đồng/m2 sau đó nhân với hệ số K=2,7. Nhưng mức giá này hiện nay cũng không đáp ứng được thực tế. Do vậy hầu hết các dự án đều dựa trên tuỳ từng điều kiện tình hình,từng dự án cụ thể mà có phương án bồi thường khác nhau, gây lên tình trạng tuỳ tiện về giá như số liệu biểu sau:
Biểu 8: Thực tế áp dụng hệ số K trong việc bồi thường thiệt hại trên TP Hà Nội
Tên dự án
áp dụng hệ số (K) để bồi thường
Giá bồi thường (1000đ/m2)
Giá thực tế chuyển nhượng(1000đ/m2)
DA trường PTTH Hồ Tây
2,7
DA phòng khám đa khoa TH
2,7
1.269
35-40.000
DA khu nhà ở Yên Hoà
2,7
89
300-360
DA trường CLC Chu Văn An
3,36 (vị trí2)
9.200
35-40.000
DA trường CLC Chu Văn An
3,97 (vị trí3)
6.000
30.000
DA Voi Phục- Cầu Giấy
3,36 (vị trí 1)
14.800
61.000
Như vậy có thể thấy trong giai đoạn hiện nay Hà Nội đang bị rối vì giá bồi thường. Việc sử dụng hệ số K cũng đang đặt ra nhiều tranh cãi, theo quy định của Nhà nước thì hệ số K tối đa là 2,7 nhưng trong thực tế hệ số K của một số dự án đã vượt ra mức quy định này(như số liệu trong biểu trên) vấn đề đáng nói ở đây là với mức giá cao như thế nhưng vẫn không sát với giá thực tế. Đặc biệt theo tình hình hiện nay các mức tính đều được áp dụng mức tối đa, kể cả hệ số K, Nghị định 22/CP có quy định trong trường hợp đặc biệt thì áp dụng hệ số K theo mức cộng thêm một khoản chênh lệch giữa giá đất ở liền kề, nhưng đã có rất nhiều dự án áp dụng cách tính hệ số K này, như biểu 9
Biểu 9 :DA áp dụng hệ số K theo cách cộng thêm % phần chênh lệch giữa giá đất nông nghiệp hạng I và đất ở liền kề.
Tên dự án
Cách tính hệ số K để áp dụng bồi thường về đất (GĐ)
DA trường Mầm Non Q An
GĐ=19.300+(1.620.000-19.300)x30%=499.510đ/m2
Da đường trường QTLHQ
GĐ= 19.300+(1.300.000-19.300)x10%= 147.370đ/m2
DATT y tế & công anTây H
GĐ= 19.300+(1.300.000-19.300)x10%= 147.370đ/m2
Như vậy có thể nói Nhà nước quy định trường hợp đặc biệt là thừa, hay mức giá đất hiện nay phải đạt tới mức đặc biệt. Theo quy định của Chính phủ đất nông nghiệp được phân làm 6 hạng: hạng 1 : 19.300 đ/m2, hạng 6 :1300 đ/m2 chênh lệch hạng 1 và hạng 6 gần 15 lần; đất lâm nghiệp được phân làm 5 hạng : hạng 1 :14000 đ/m2 ; hạng 5 : 1.100 đ/m2 chênh lệch giữa hạng 1 và 5 gần 13 lần. Điều này là không phù hợp với thực tế bởi đất đai khi đã được đầu tư thâm canh thì việc đầu tư vào đất là một tất yếu, do đó hạng đất cũng tăng theo, trong khi Hà Nội chưa có công tác cập nhật hạng đất thường xuyên, nên việc mất bình đẳng trong việc bồi thường theo hạng đất là tất yếu.
Biểu 10 :So sánh mức giá bồi thường giữa khung giá quy định của Nhà nước và thực tế bồi thường
Các DA thực hiện
Loại đất
Khung giá của Nhà nước(đ/m2)
Giá thực tế bồi thường(đ/m2)
Thựctế bồi thường/ khung giá (lần)
Da chỉnh trang đê HHồng
Đất nội thành
620.000
620.000
0 lần
Da trường Chu Văn An
Đất nội thành vtrí 2
2.520.000
9.200.000
1.35 lần
Da xây dựng htkt Hồ Tây
Đất dân cư Nthôn
38.000
147.370
1.44 lần
Da khu đô thị NTLong
Đất nông nghiệp
19.300
95.310
1.83 lần
Da khu LHTTQG
Đất nông nghiệp
19.300
95.310
1.83 lần
Da tuyến vành đai 3
Đất đô thị
2.020.000
10.100.000
1.85 lần
Da Tân Hưng- Sóc Sơn
Đất nông nghiệp
19.300
57.150
0 lần
Qua bảng biểu trên cho ta thấy, hầu hết các dự án đều được bồi thường vượt mức giá quy định của khung giá nhà nước; hệ số vượt cao nhất là 1,85 lần, điều đáng chú ý ở đây là với mức giá vượt như thế nhưng vẫn không sát với giá chuyển nhượng thực tế ở địa phương. Nguyên nhân là do chưa có cơ quan định giá chuyên trách, chưa có số liệu thống kê cập nhật về những biến động của giá trên thị trường nhà đất, mặt khác khung giá đất của Nhà nước không kịp sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế biến động của giá nhà đất ngoài thị trường tự do.
Chính sách bồi thường thiệt hại của Nhà nước nhìn chung còn quy định cứng nhắc theo khung giá các loại đất do Chính phủ ban hành trong khi đất ngoài thị trường tự do lại có sự chênh lệch lớn với khung giá do Chính phủ ban hành. Do vậy người dân không thể dùng số tiền bồi thường thiệt hại để tìm mua được một mảnh đất tương đương với mảnh bị thu hồi. Mặt khác họ lại so bì với người sử dụng đất ở phía trong (giáp với khu đất của họ )nay lại tự dưng trở thành mặt tiền các đường phố lớn, có sự chênh lệch lớn về giá trị quyền sử dụng so với trước đây.Vấn đề này thực chất là vấn đề chênh lệch địa tô, mà Nhà nước chưa có văn bản nào quy định về việc giải quyết vấn đề này . Hiện nay Hà Nội đang thí điểm thực hiện việc bố trí tái định cư tại chỗ(Dự án đường Láng Hạ kéo dài). để tránh tình trạng nêu trên,nhằm đảm bảo công bằng cho mọi người,(ở TP.HCM và Đà Nẵng vấn đề này được giải quyết bằng cách người được ra mặt tiền thì phải đóng thêm tiền và họ thực hiện rất tốt).
Đối với đất nông nghiệp (là tư liệu sản xuất chính của nông dân), thì vấn đề giá đất không hoàn toàn là yếu tố dẫn tới khiếu nại mà vấn đề khu dân cư nông thôn ít được đầu tư và nông dân chủ yếu lại sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp, không có ngành nghề phụ khác và không được Nhà nước đầu tư trong chuyển nghề. Do vậy, khi bị thu hồi đất với quy mô lớn, bức súc của dân là họ sẽ sống bằng gì, con cháu của họ sẽ ra sao khi đất nông nghiệp- nguồn thu nhập chính, nay không còn nữa. Ví dụ dự án sử dụng đất nông nghiệp với quy mô lớn đầu tiên là dự án Khu vui chơi- giải trí- sân gôn tại xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh (120ha, thu hồi đất năm 1995) nhân dân không đồng tình với phương án bồi thường của UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt, đòi mức giá cao hơn, yêu cầu có chính sách tuyển dụng lao động, tình hình an ninh, trật tự ở địa phương nhiều lúc rất căng thẳng (rào làng, đào đường, phá hỏng máy móc....).Khi tổ chức xong công tác GPMB (1999) thì chủ đầu tư không còn cơ hội để kinh doanh nữa và cùng với cuộc khủng hoảng Châu A dự án này cho đến nay đã không được triển khai.
Thêm nữa là việc giải phóng mặt bằng khu công nghiệp Phú Thị, huyện Gia Lâm, nhân dân muốn dùng sức ép của khiếu nại về Giải phóng mặt bằng để giải quyết những bức súc về tố cáo của mình đối với các vi phạm của lãnh đạo chính quyền địa phương.
Đối với đất đô thị vấn đề này được thể hiện qua dự án đường 32 đoạn qua địa bàn huyện Từ Liêm, khi Nhà nước thu hồi đất để mở rộng đường 32 (năm 1995) nhất là việc giải toả khu tập thể Văn công Mai Dịch hay khu tái định cư Dịch Vọng, khiếu nại của nhân dân thực sự găy gắt, tạo sự quan tâm của rất nhiều cơ quan thông tin, báo chí. Một số tồn tại đến nay Thủ tướng Chính phủ vẫn đang chỉ đạo khắc phục, nhưng chưa xong.
Trong thời gian tới công tác bồi thường thiệt hại, Giải phóng mặt bằng của Thành phố Hà Nội rất nặng và vẫn mang tính thời sự nóng bỏng. Dự kiến hàng năm Thành phố phải GPMB khoảng 1000 ha đất và bố trí tái định cư khoảng 7000 hộ dân. Ngoài việc GPMB thực hiện các dự án phát triển đô thị, công nghiệp, Thành phố cũng cần chỉnh trang lại các tuyến đường, các khu phố hiện có tạo bộ mặt đô thị khang trang hiện đại.Do vậy việc quan tâm đến vấn đề hoàn thiện các chính sách về bồi thường thiệt hại là vô cùng cấp bách.
2.Về chính sách bồi thường thiệt hại tài sản trên đất.
2.1 Về nhà cửa và công trình kiến trúc
Những căn cứ về bồi thường thiệt hại tài sản, đó là đơn giá xây dựng mới các công trình trên địa bàn Thành phố
Ngày 17/01/2002 UBND Thành phố ban hành Quyết định số 05/ QĐ-UB về việc ban hành giá chuẩn nhà ở xây dựng mới tại thành phố Hà Nội như sau:
Biểu 11 : Giá chuẩn nhà ở xây dựng mới.
Đơn vị tính 1.000 đ/m2 sàn xây dựng
CẤP, HẠNG NHÀ
Giá chuẩn xây dựng mới
CẤP I
Nhà biệt lập
1670
CẤP II
2- 3 tầng
1330
4- 5 tầng
1410
CẤP III
Nhà mái bằng
910
CẤP IV
Tường 110 mm có bổ trụ tường bao quanh cao >3m không kể hồi, không có trần
580
Tường 220mm có bao quanh cao >3m không kể hồi, không có trần
710
BIỆT THỰ
Hạng 1 biệt thự giáp tường
1720
Hạng 2 biệt thự song đôi (ghép)
1900
Hạng 3 biệt thự riêng biệt
2100
Hạng 4 biệt thự riêng biệt sang trọng
2300
+Đối với tài sản là biệt thự và nhà cấp I,II,III bồi thường theo giá trị còn lại, nhưng không thấp hơn 60% so với đơn giá xây dựng mới đối với nhà cấp I,II và 80% so với đơn giá xây dựng mới đối với nhà cấp III; nhà cấp IV bồi thường theo đơn giá xây dựng mới, nhà ở không hợp pháp không được bồi thường.
+ Đối với cây hàng năm và vật nuôi trên đất có mặt nước thì bồi thường bằng giá trị sản lượng thu hoạch 1 vụ tính theo mức thu hoạch bình quân của 3 vụ trước đó và giá nông sản, thuỷ sản thực tế tại thời điểm bồi thường, do Sở Tài chính- Vật giá Thành phố công bố.
Đối với cây lâu năm, nếu cây trồng đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản thì bồi thường toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu, chăm sóc đến thời điểm thu hồi.
Nếu cây trồng đang trong thời kỳ thu hoạch thì bồi thường theo giá trị còn lại của vườn cây, trường hợp không xác định được giá trị còn lại của vườn cây thì mức bồi thường tối đa bằng 2 năm sản lượng tính theo sản lượng bình quân 3 năm trước, theo giá nông sản tại điểm bồi thường.
Trên thực tế công tác bồi thường về nhà cửa, công trình kiến trúc là đa số đúng với giá thực tế, đáp ứng được nhu cầu mong mỏi của người bị thu hồi đất. Điều này đã được thực tế chứng minh có rất ít các vụ khiếu kiện về bồi thường nhà cửa, theo quy định của Nhà nước là các công trình trên đất có cái gì là được bồi thường theo cái đó và theo mức giá xây dựng mới, hai nữa giá trị cái nhà mà so với giá trị của đất là quá nhỏ, giá cả nguyên vật liệu không có biến chuyển mạnh. Mức hỗ trợ cho chủ sử dụng nhà đất phải di chuyển chỗ ở trong phạm vi Thành phố tính theo diện tích sàn xây dựng bị thu hồi:
- Nhà cấp III trở lên : 35.000đ/m2
- Nhà cấp IV : 25.000đ/m2
- Nhà tạm dưới cấp IV : 15.000 đ/m2
Nhưng tổng mức bồi thường di chuyển cho một chủ sử dụng nhà đất tối đa không vượt quá 3.000.000 đồng và tối thiểu không thấp hơn 1.000.000 đồng. Trường hợp chủ sử dụng nhà đất bị thu hồi phải chuyển chỗ ở nếu không nhận nhà hoặc đất ở khu tái định cư trong phạm vi Hà Nội mà di chuyển chỗ ở về tỉnh khác thì được hưởng mức bồi thường di chuyển là 5000.000 đông /hộ.
Trên cơ sở giá xây dựng nhà mới đã được UBND tỉnh quy định, và dựa vào những tiêu chuẩn nhà hợp pháp mà từng dự án có những phương án bồi thường khác nhau; như dự án khai thác khu đất 62ha đường trường chinh thì giá nhà cấp 4 xây gạch giá 653.000/m2,, nhà một tầng xây gạch giá 653.000đ/m2; nhà 2 tầng sàn bê tông cốt thép, cửa gỗ, giá 1.011.000 đ/m2; nhà mái bằng giá 794.000đ/m2 so với khung giá quy định là thấp hơn nhưng Dự án thực hiện xong không có khiếu kiện như vậy có thể nói việc định giá nhà cửa rất đơn giản, nó không giống như đất còn phải phụ thuộc vào nguồn gốc, vị trí....Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn thành phố còn một số vướng mắc về bồi thường thiệt hại cho 53 hộ dân bị mất một phần nhà do bị ảnh hưởng của dự án xây dựng khu nhà văn phòng An Dương. Giai đoạn I của Dự án là bồi thường cho những hộ bị mất một phần nhà (do dự án không có quỹ nhà bố trí tái định cư ) tổng số tiền bồi thường là 163.738.860 đồng. sau khi các chộ dân không chấp nhận, phương án bồi thường bổ sung là 193.144.510 đồng tăng so với trước là 29.405.650 đồng, nhưng cho đến nay mặc dù đã có quyết định cưỡng chế, các hộ vẫn chưa chịu giao trả mặt bằng.
Nói chung về công tác bồi thường thiệt hại nhà cửa, công trình kiến trúc trong quá trình thực hiện đền bù, thì không có gì nảy sinh khiếu kiện và được đa số người dân đồng tình ủng hộ.
2.2 Về chính sách bồi thường thiệt hại hoa màu.
Thành phố Hà Nội dựa vào Điều 23 Nghị định 22/CP, đơn giá nông sản thuỷ sản thực tế ở thị trường địa phương tại thời điểm duyệt phương án bồi thường thiệt hại hoa màu, vật nuôi. Đối với cây lâu năm được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây. Thực tế công tác bồi thường hoa màu trên địa bàn quận Tây Hồ đã được triển khai như sau: Sau khi có quyết định thu hồi đất thì Ban kiểm tra của Hội đồng GPMB đi khảo sát tình hình cụ thể, rồi lên phương án bồi thường.
Biểu 12: Giá bồi thường cây cối, hoa màu :
Loại cây
Đơn vị tính
Giá bồi thường
Cây tùng
đ/m2
20 cây/m2 x 15.000 = 300.000
Cây đào thế H = 2,5m
đ/cây
60.000
Cây đào thế H = 1,5m
đ/cây
40.000
Cây mai thế H = 0,6m
đ/cây
10.000
Hoa đuôi công
đ/cây
5.000
Hoa thiết mộc lan
đ/cây
3.000
Cây rau muống
đ/m2
1.200
Cây hoa huệ
đ/m2
2.200
Giá trị sản lượng bình quân trên 1 ha đất trồng hoa , cây cảnh toàn quận Tây Hồ đạt 129.060.320 đ/ha/năm
Do việc bồi thường thiệt hại về cây cối, hoa màu theo phương pháp kiểm đếm, nên có nhiều dự án có mức bồi thường thiệt hại về hoa màu nhiều hơn cả tiền bồi thường về đất như DA trung tâm phòng khám đa khoa quận Tây Hồ tổng mức bồi thường về hoa màu là 410.574.500 đồng, trong khi đó tiền bồi thường cho đất nông nghiệp là 407.644.628 đồng, có việc như vậy bởi có hiện tượng đi thuê cây cối về để trồng đan xen nhằm tăng thêm tiền bồi thường như DA đường vào Trường quốc tế LHQ, tình trạng phá đào trồng tùng và trồng đan cây mật độ phát sịnh cao trên toàn bộ 100% diện tích đất dự án, DA trường mầm non Quảng An cũng có mật độ cây trồng đan xen cao, trị giá 100.000đ/m2 cao hơn cả mức đất nông nghiệp hạng I. Nhưng bên cạnh đó thì hiện nay chính sách bồi thường chưa đáp ứng được thực tế. Theo số liệu thống kê của Cục thống kê Hà Nội và số liệu của phòng kế hoạch Quận Tây Hồ, giá trị sản lượng theo giá thực tế bình quân năm 1999-2002 thì đơn giá bồi thường 1 năm sản lượng theo nhóm cây hàng năm và thuỷ sản như sau :
Biểu 11: Giá thực đất thực tế trồng một số loại cây
Các loại đất trồng cây, hoa màu
Đơn vị tính
Giá thực tế tính theo sản lượng bình quân
Đất trồng cây rau, cây thuốc
đ/m2
5.385
Đất trồng cây lương thực
đ/m2
3.920
Đất nuôi trồng thuỷ sản
đ/m2
2.500
Đất trồng đào ở P Nhật Tân
đ/m2
200.000
Đất trồng đào ở P Phú Thượng
đ/m2
204.313
Đất trồng đào ở P Xuân La
đ/m2
137.600
Đất trồng đào ở P Quảng An
đ/m2
220.658
Trên cơ sở thực tế như vậy Thành phố nên có quyết định phê duyệt mức chuẩn cho 01 m2 trồng đào và quất là 180.000 đồng/m2.
Còn có nhiều dự án bị dân thắc mắc về giá bồi thường quá thấp, mặc dù đã có bao nhiêu lần sửa đổi, bổ sung song vẫn không bắt kịp với sự biến động của thực tế, như dự án đường Quốc lộ 18 trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Hội đồng bồi thường đưa ra đơn giá bồi thường cho một khóm hoa nhài từ 1.500 đ- 2.000 đ, trong khi đó giá thực tế của nó là 15.000 đ- 20.000 đ/khóm.
Như vậy so với các dự án trước, thì việc bồi thường cho đào là thấp hơn so với thực tế. Chính sách bồi thường còn bất cập ở khâu không quy định thời gian cụ thể thực hiện bồi thường, do đó kể cả khi đã có quy hoạch mọi người vẫn tiếp tục trồng các loại cây vì một lý do đơn giản, “Nhà nước đã bồi thường đâu mà không trồng”). Chính nguyên nhân này cũng gây ra nhiều phức tạp sau này trong việc bồi thường .
2.3 Về chính sách bồi thường mồ mả
Thực hiện điều 20 Nghị định 22/1998/NĐ-CP; Trường hợp Thành phố có quỹ đất để bố trí di chuyển mồ mả thì chủ mộ được bồi thường phần chi phí đào bới, di chuyển xây dựng lại và các chi phí hợp lý có liên quan trực tiếp như sau:
+ Mộ đất : 600.000 đông/mộ.
+ Mộ xây : 900.000 đồng /mộ.
+ Mộ đất : 400.000 đồng / mộ.
(chủ đầu tư có trách nhiệm di chuyển đến nơi quy định ).
Trường hợp Thành phố không có quỹ đất hoặc gia đình tự lo đất di chuyển mộ thì ngoài phần được bồi thường như trên còn được hỗ trợ chi phí đất đai là 1000.000 đồng/ mộ.
hiện nay, việc bồi thường hỗ trợ di chuyển mồ mả khi thực hiện GPMB các dự án trên địa bàn Thành phố Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng lớn đến GPMB các dự án nhất là các dự án trong quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội, các khó khăn đó là :
+ Với dự án phát triển đô thị ở các xã hoặc các phường mới hình thành từ xã thì thường số mồ mả tập trung với quy mô lớn theo thôn xóm hoặc theo xã, một số dự án có mồ mả chôn dải rác trên đất ruộng được giao khoán theo Nghị định 64/CP hoặc ruộng % trước đây, ở mỗi xã phường mới có hàng vạn mộ, muốn di chuyển mồ mả lẻ thì đơn giản, còn phải di chuyển nghĩa trang rthì phải quy hoạch xây dựng nghĩa trang mới, sau khi xây xong nghĩa trang mới, mới chấm dứt được việc chôn cất tại nghĩa nơi cũ và sau đó ít nhất 3 năm mới có thể di chuyển hoàn toàn được nghĩa trang cũ.
+ Việc quy hoạch và xây dựng nghĩa trang mới cũng gặp rất nhiều khó khăn do phong tục tập quán, và do việc lựa chọn địa điểm, kinh phí để xây dựng theo quy hoạch.
+Việc thực hiện mồ mả chỉ thường thực hiện được trong những tháng cuối năm do quan niệm về tín ngưỡng của nhân dân.
Ví dụ : - Dự án xây dựng khu tái định cư Nam Trung Yên giai đoạn I, với diện tích 560.144m2 được tổ chức GPMB từ năm 2001, về cơ bản đã GPMB xong trên diện tích này cần phải di chuyển 619 ngôi mộ trên diện tích khoản 5000m2 tại phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy; Hiện nay còn 100 ngôi mộ chưa di chuyển được do chủ hộ thắc mắc về giá bồi thường.
- Dự án khu công nghiệp Thăng Long và dự án xây dựng hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long- Vân Trì đã triển khai GPMB từ năm 2000, đến nay còn hơn 1000 ngôi mộ thuộc các xã Hải Bối, Kim Nỗ, Vĩnh Ngọc hiện vẫn chưa có nơi di chuyển.
Theo như quy định ở trên của Thành phố, thì khâu tắc nhất vẫn là quỹ đất để bố trí chôn cất mồ mả, hơn nữa theo báo cáo của Ban quản lý nghĩa trang thuộc Sở Lao động- Thương binh xã hội thì nghĩa trang Yên Kỳ được quy hoạch xây dựng thành các dãy mộ xi măng hoặc ốp đá khoảng 2,8 triệu đồng. Do đó tiền bồi thường thiệt hại theo quy định hiện hành của UBND Thành phố là còn hơi thấp so với thực tế. Mặc dù Thành phố đã có Quyết định số 46/QĐ-UB ngày 14/4/2003 là hỗ trợ thêm cho việc di chuyển mồ mả, mỗi mộ 300.000 đồng/mộ, nhưng vẫn không đáp ứng đủ mức của Nghĩa trang Yên Kỳ là 2,8 triệu đồng/mộ.Tuy nhiên Thành phố cũng có quy định các khoản phát sinh trong việc di chuyển nếu thấy hợp lý thì được bồi thường thêm.Nguyên nhân của việc đẩy giá lên cao cũng là do quỹ đất ngày càng hạn hẹp, GPMB để thực hiện các dụ án ngày càng nhiều, dẫn đến việc phải di chuyển mộ đến một nơi tập chung với mật độ đông. Do vậy Thành phố cần phải phối hợp với các Sở ban ngành sớm có quy hoạch xây dựng khu nghĩa trang mới tập trung của Thành phố để phục vụ cho việc chôn cất mới của các phường, xã và di chuyển mộ cũ thuộc diện GPMB. Thành phố nên sớm có Quyết định sửa đổi tăng mức bồi thường thiệt hại về mồ mả để phù hợp với thực tế.
2.4. Chính sách hỗ trợ
Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, người sử dụng đất hợp pháp được hỗ trợ để khắc phục khó khăn về đời sống và đào tào chuyển nghề với mức bằng lợi nhuận sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp 10 năm và giá thóc tại thời điểm bồi thường ( tương đương với 3-5 tấn thóc/ha/năm theo từng hạng đất)
Đối với đất ở không có giấy tờ hợp pháp từ ngày 18/12/1980 đến ngày 08/01/1988 khi Nhà nước thu hồi đất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0072.doc