Chuyên đề Hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

MỤC LỤC

 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.

LỜI MỞ ĐẦU

Chương I: KTTN và sự cần thiết phải hỗ trợ KVKTTN. 1

1.1.KTTN và vai trò của KTTN trong quá trình phát triển kinh tế. 1

1.1.1.Khái niệm về KTTN. 1

1.1.2. Đặc trưng của KTTN. 5

1.1.3. Đặc điểm của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam. 7

1.1.4. Quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển của KTTN Việt Nam. 9

1.1.4.1.Giai đoạn 1986-1999. 9

1.1.4.2. Giai đoạn 2000-2005 10

1.1.4.3. Giai đoạn 2006- 2008 10

1.1.5. Vai trò của KTTN trong nền kinh tế. 10

1.1.5.1. Huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh. 10

1.1.5.2. Đóng góp vào tăng trưởng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH. 11

1.1.5.3. Đóng góp vào xuất khẩu và tăng thu NSNN. 11

1.1.5.4. Tạo việc làm cho người lao động và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. 12

1.1.6. Một số hạn chế của KVKTTN. 13

1.2. Sự cần thiết phải có các chính sách hỗ trợ phát triển KTTN. 16

1.2.1. Đảm bảo KVKTTN vận hành trơn tru và hoạt động có hiệu quả. 16

1.2.2. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. 17

1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương lân cận về chính sách hỗ trợ phát triển. 18

1.3.1.Kinh nghiệm của một số địa phương. 18

1.3.1.1.Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội trong thực thi chính sách hỗ trợ phát triển KVKTTN. 18

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Hải Dương trong thực thi chính sách hỗ trợ phát triển KVKTTN. 20

1.3.1.3. Kinh nghiệm của Phú Thọ trong thực thi chính sách hỗ trợ phát triển KVKTTN. 21

1.3.2.Bài học kinh nghiệm cho HY. 22

Chương II: Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh HY. 24

2.1. Thực trạng phát triển KVKTTN 24

2.1.1. Thực trạng phát triển về lượng. 24

2.1.2. Sự thay đổi về chất 28

2.2. Các chủ trương, chính sách hỗ trợ KTTN hiện hành của Nhà nước 31

2.2.1. CS vốn, tín dụng 34

2.2.1.1. CS lãi suất 34

2.2.1.2. CS bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng. 35

2.2.1.3. CS bảo lãnh tín dụng. 35

2.2.2. Chính sách khuyến khích đầu tư. 35

2.2.3. CS lao động và đào tạo nguồn nhân lực. 38

2.3. Qúa trình thực hiện CS trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 38

2.4. Đánh giá quá trình thực thi chính sách. 40

2.4.1. Kết quả đạt được ( tác động tích cực). 40

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. 49

Chương III. Phương hướng hoàn thiện CS phát triển KVKTTN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. 54

3.1. Quan điểm và phương hướng phát triển KTTN của VN 54

3.1.1. Quan điểm phát triển KVKTTN của Đảng và Nhà nước . 54

3.1.1.1. Quán triệt quan điểm: tạo sự bình đẳng thực sự. 54

3.1.1.2. Quan điểm phát triển kinh tế tư nhân trong Báo cáo chính trị Đại hội Đảng X. 54

3.1.2. Phương hướng phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới. 55

3.2. Mục tiên phát triển KTTN của HY trong thời gian tới. 57

3.2.1. Mục tiêu phát triển KVKTTN giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2015. 57

3.2.1.1. Mục tiêu tổng quát. 57

3.2.1.2. Mục tiêu cụ thể 57

3.2.2. Phương hướng phát triển DN thuộc KTTN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. 59

3.2. Phương hướng hoàn thiện các CS hỗ trợ phát triển. 60

3.2.1. CS vốn, tín dụng. 60

3.2.2. CS đất đai. 67

3.2.3. CS lao động. 70

3.2.4. CS thuế. 73

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam dưới các hình thức sau đây: · Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh; · Xí nghiệp hoặc Công ty liên doanh, gọi chung là xí nghiệp liên doanh; · Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài. + Kinh tế tư doanh và kinh tế gia đình được công nhận và được khuyến khích phát triển (trước đây kinh tế tư nhân bị kỳ thị và bị cải tạo đi đến xóa bỏ), theo Nghị định số 27-CP và 29-CP của Chính phủ, ban hành tháng 3-1987. Cụ thể như sau: Ngày 9 tháng 3 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng đã ký các Nghị định số 27- HĐBT ban hành bản quy định chính sách đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp xây dựng, vận tải, Nghị định số 28-HĐBT ban hành bản quy định chính sách đối với các đơn vị kinh tế tập thể sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải, Nghị định số 29-HĐBT ban hành bản quy định chính sách đối với kinh tế gia đình trong hoạt động sản xuất và dịch vụ sản xuất. Đây là các văn kiện quan trọng nhằm cụ thể hoá, thể chế hoá các chủ trương mới về sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nước ta, và đổi mới cơ chế quản lý theo Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, các Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 2, lần thứ 3 và lần thứ 4 (khoá VI). + Năm 1990, Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân ra đời, chính thức thừa nhận về pháp lý đối với thành phần kinh tế tư nhân. Hai văn bản này được xem như bản “đăng ký kết hôn” giữa thành phần kinh tế tư nhân với đời sống kinh tế VN, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của DNTN. Luật công ty để áp dụng cho công ty cổ phần, công ty TNHH vì nó có tên là... công ty. Luật doanh nghiệp tư nhân áp dụng cho những đơn vị có thể có tên khác với từ công ty. Như vậy tồn tại song song hai luật đó là: luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân Đã gần 20 năm đi qua kể từ khi bắt đầu làm luật về kinh tế tư nhân, ông Nguyễn Đình Cung nhận xét ý nghĩa lớn nhất của Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân là lần đầu tiên trong lịch sử chế độ xã hội chủ nghĩa ở VN, kinh tế tư nhân được thừa nhận về mặt pháp lý. Cột mốc này khẳng định sự tồn tại bất biến của kinh tế tư nhân trong xã hội. + Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2000, được đánh giá là sự tiến bộ lớn vì đã sáp nhập hai luật là luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990. Luật DN năm 2000 có nhiều tiến bộ hơn so với luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990 thể hiện ở các điểm sau: Luật được kết cấu khoa học, rõ ràng và không trùng lắp đã giúp các đối tượng được điều chỉnh và người thực thi áp dụng dễ dàng và thuận tiện Luật đã đơn giản hoá tối đa thủ tục thành lập doanh nghiệp và giảm đáng kể chi phí gia nhập thị trường Quy định đầy đủ và cụ thể hơn các loại hình doanh nghiệp theo cơ chế thị trường; Thực hiện quyền tự do kinh doanh của công dân theo quy đinh của pháp luật, áp dụng nguyên tắc "Công dân được quyền kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm". Chuyển đổi căn bản phương thức quản lý Nhà nước từ "Tiền kiểm" sang "Hậu kiểm". +Đại hội lần thứ IX của Đảng (4-2001) khẳng định " Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc" (Văn kiện Đại hội IX, Nxb Chính trị quốc gia, 2001, tr. 87). Đại hội quyết định "Khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãi trong những ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tư nhân phát triển trên những định hướng ưu tiên cùa Nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài; khuyến khích chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động , liên doanh, liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước. Xây dựng quan hệ tốt giữa chủ doanh nghiệp và người lao động" (Sách đã dẫn, tr. 99). Bước chuyển biến mới về tư duy đối với kinh tế tư nhân được thể hiện rõ trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Trung ương Khóa IX ( 3-2002). Theo Nghị quyết, "Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nhghĩa" (Nghị quyết TƯ 5, Nxb Chính trị quốc gia, 2002, tr. 58). Ngoài ra còn ban hành theo một số Nghị định như sau: Theo Nghị quyết 14-NQ/TW ngày 18/3/2002; Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, ngày 18/3/2002 về tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. Thực hiện Nghị quyết số 94/2002/QĐ-CP ngày 17/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân. + Cuối cùng sự ra đời của Luật doanh nghiệp năm 2005 Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời đánh dấu một sự thay đổi lớn trong pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam, đồng thời phản ánh được tư tưởng và mục tiêu nổi bật của luật Doanh nghiệp năm 2005 là hình thành một khung pháp lý chung, bình đẳng áp dụng thống nhất cho mọi loại hình doanh nghiệp. Đây là lần đầu tiên nước ta ban hành một văn bản pháp luật chung điều chỉnh thống nhất tất cả các loại hình doanh nghiệp. Với việc ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2005, các doanh nghiệp Việt Nam đã có điều kiện để hoạt động bình đẳng trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng đáp ứng được yêu cầu đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 2.2.1. CS vốn, tín dụng 2.2.1.1. CS lãi suất Từ 1988-1992, lãi suất ngân hàng chưa đủ thực hiện lãi suất thực dương, lãi suất cho vay thấp. Từ tháng 10/1992 đến tháng 10/1992, NHNN bắt đầu thực hiện lãi suất thực dương. Cho đến cuối tháng 12/1995, NHNN vẫn quy định các mức lãi suất cụ thể cho vay của các tổ chức tín dụng Từ tháng 8/2000, theo Quyết định 241/2000/QĐ-NHNN thay đổi cơ chế điều hành lãi suất cho vay, theo đó NHNN sẽ ấn định một mức lãi suất, các tổ chức tín dụng sẽ căn cứ vào lãi suất cơ bản do NHNN công bố và một biên độ nhất định. Tháng 6/2002, NHNN áp dụng cơ chế lãi suất cho vay thỏa thuận Nghiên cứu, hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay theo lãi suất thỏa thuận quy định tại Nghị quyết số 23/2008/QH – XII ngày 6/11/2008 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế –xã hội năm 2009 trong quý I/2009 theo đó lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại không vượt quá 150% lãi suất cơ bản. Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 và Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 23/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn của các ngân hàng thương mại thực hiện đầu tư dự án, phương án sản xuất kinh doanh theo Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại ( gói hỗ trợ lãi suất 4%). Như vậy, chúng ta thấy rằng, chính sách lãi suất đã được điều chỉnh linh hoạt và theo xu hướng của thị trường tiền tệ đã góp phần để các DNTN có cơ hội tiếp cận được với các nguồn vốn tín dụng của Chính phủ. 2.2.1.2. CS bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng. Ngày 17/8/1996, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quy chế thế chấp cầm cố và bảo lãnh vay vốn ngân hàng của các tổ chức, cá nhân kèm theo QĐ số 217/QĐ-NH1. Quy chế 217 quy định tất cả các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế vay vốn của các tổ chức tín dụng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tài sản và mọi hợp đồng bảo đảm đều phải có chứng nhận của cơ quan công chứng. Ngày 29/12/1999, Chính phủ ban hành NĐ số 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các Tổ chức tín dụng ( NĐ 178). Các biện pháp được quy định trong NĐ 178 phù hợp điều kiện thực tế, xóa bỏ cơ chế xin cho, nâng cao quyền tự chủ của các Tổ chức tín dụng và trách nhiệm của khách hàng vay. Ngày 25/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2002/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung NĐ 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các Tổ chức tín dụng. NĐ 85 cho phép Tổ chức tín dụng tự quy định và thỏa thuận với khách hàng vay về việc bảo đảm tiền vay. 2.2.1.3. CS bảo lãnh tín dụng. Qũy Bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN được các địa phương hoạt động theo Quyết định số 193/2001/QĐ-CP ngày 20/12/2001. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 15 Quyết định số 193/2001/QĐ-CP bằng khoản 4, khoản 5 Điều 4 của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 Quyết định số 193/2001/QĐ-CP bằng Điều 6 của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này. 2.2.2. Chính sách khuyến khích đầu tư. Thứ nhất, chính sách đất đai: Đối với các DN có dự án đầu tư xin thuê đất, nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Luật khuyến khích đầu tư trong nước ( sửa đổi): Nghị định số 51/1999/NĐ-CP; NĐ 35/2002/NĐ-CP đều được hưởng đầy đủ các ưu đãi đầu tư với mức cao nhất. Các thủ tục đăng ký ưu đãi đầu tư đã được rút gọn và đơn giản hóa. Nhà nước có CS ưu đãi cho các DNTN làm mặt bằng sản xuất kinh doanh được thể hiện trong Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai: giảm tiền sử dụng đất từ 50-75%, miễn tiền sử dụng đất trong một số năm. Các thủ tục đăng ký bất động sản được thực hiện nhanh do có cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất từ cấp huyện và quy định thời hạn cho từng thủ tục, với thời gian giảm được 11 ngày ( từ 78 ngày xuống còn 67 ngày). Chi phí đăng ký kinh doanh bất động sản cũng giảm xuống còn 1,2% giá trị của tài sản thay vì 5,5% như trước kia. Giam 4% đối với thuế chuyển quyền sử dụng đất đối với doanh nghiệp. Trong một số trường hợp đặc biệt, có thể được miễn tiền thuê đất trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án được nhà nước ưu tiên phát triển như: xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển giao thông công cộng, sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mở rộng quy mô đổi mới khoa học công nghệ…được thực hiện tại các địa bàn đặc biệt khó khăn: vùng núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa…nhằm tạo điều kiện cho các DN có thể tích lũy vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Theo Luật đầu tư năm 2005 ưu đãi về sử dụng đất với nội dung như sau: Thời hạn sử dụng đất của dự án đầu tư không quá 50 năm; đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm,dự ấn đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thời hạn giao đất, thuê đất không quá 70 năm. Khi hết thời hạn sử dụng đất, nếu nhà đầu tư chấp hành đúng pháp luật về đất đai và có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét gia hạn sử dụng đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Nhà đầu tư trong lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư được miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về thuế. Chính sách thứ hai trong chính sách khuyến khích đầu tư là: chính sách thuế. Chính sách thuế này luôn được nhà nước quan tâm vì nó ảnh hưởng rất lớn đến chính sách tài khóa của Chính phủ do vậy Nhà nước luôn sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với xu thế kinh tế. Các sắc thuế hiện hành có liên quan trực tiếp đến khu vực kinh tế tư nhân là: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế VAT,thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế sử dụng đất. Theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1999, ưu đãi về thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định tại điều 20,21,22,23,24,26,27. Nhà đầu tư được miễn thuế thu nhập trong 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 2 năm tiếp theo; chủ doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng để tạo tài sản cố định cho doanh nghiệp hoặc mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ…. Mức thuế suất cao nhất áp dụng là 25% và thấp nhấp là 15%. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, đã sửa đổi bổ sung một số điều luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1999 như sau: mức thuế cao nhất là 20% và thấp nhất là 10%. Theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới số 14/2008/QH12 ngày 03/03/2008 quy định: Thuế suất chung áp dụng cho các doanh nghiệp là 25% thay cho mức cũ 28%. Các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí có thuế suất từ 32% đến 50%, tuỳ vào từng dự án. Đối với các khoản ưu đãi, luật thuế áp dụng mức cao nhất là 10% trong vòng 15 năm, miễn thuế tối đa không quá 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo đối với các doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động trên địa bàn đặc biệt khó khăn. Hằng năm, tất cả các doanh nghiệp được trích 10% thu nhập trước khi tính thuế để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Theo Luật Thuế VAT mới, đối tượng nằm trong diện nộp thuế gồm hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dung ở VN. Các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt chưa chế biến… không thuộc diện điều chỉnh thuế. Trong đó, mức 0% được áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hoá, trừ các hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài, dịch vụ bảo hiểm… Thuế suất 5% áp dụng đối với các loại hàng hoá dịch vụ như nước sạch phục vụ sản xuất, sinh hoạt; phân bón quặng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm, thực phẩm tươi sống, thiết bị dụng cụ y tế, máy móc chuyên dung phục vụ cho sản xuất nông nghiệp… Mức 10% được áp dụng cho các loại hàng hoá dịch vụ còn lại. 2.2.3. CS lao động và đào tạo nguồn nhân lực. Từ tháng 3/2003 trở về trước, Kho bạc Nhà nước thực hiện việc cho vay để giải quyết việc làm. Từ tháng 4/2003 chuyển giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Việc cho vay theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2002/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 10/4/2002 hướng dẫn cơ chế quản lý Qũy quốc gia hỗ trợ việc làm và lập Qũy giải quyết việc làm tại địa phương của liên Bộ LĐTBXH-BTC-BKHĐT và văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách xã hội. 2.3. Qúa trình thực hiện CS trên địa bàn tỉnh Hưng Yên Để thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước về hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư nhân, trong các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh, Chính quyền tỉnh thường xuyên xây dựng các “Chương trình hành động” của tỉnh để thực hiện các chính sách đó . Gần đây nhất, trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XV xây dựng Chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết TW 5 khóa IX về “ Tiếp tục, đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển khu vực kinh tế tư nhân”, với nội dung cụ thể như sau: Về chính sách vốn, tín dụng. UBND tỉnh thực hiện đúng quy định pháp luật của Nhà nước về ưu đãi đối với KVKTTN đó là được bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trong việc tiếp cận với các nguồn vốn, được hưởng ưu đãi khi vay vốn để đầu tư phát triển; được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấp với ngân hàng với thủ tục đơn giản. Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển KVKTTN, UBND tỉnh Hưng Yên đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để cho khu vực kinh tế này phát triển: bằng việc đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh, chế độ “một cửa” , ưu đãi về đất đai, thuế.... do vậy như là một tất yếu khách quan, hệ thống mạng lưới ngân hàng và các tổ chức tín dụng phát triển đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Nhà nước, ngành Tài chính, Cục Thuế hướng dẫn sửa đổi chế độ ghi chép sổ sách, chứng từ, chế độ kế toán cho phù hợp trình độ doanh nghiệp tư nhân hiện nay. Đồng thời, thực hiện công khai tình hình tài chính doanh nghiệp hàng năm. .Về chính sách đất đai. Các ngành chức năng của tỉnh thực hiện nghiêm túc chính sách về đất đai của các dự án đầu tư theo đúng quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước; Doanh nhân có đất đã được cấp quyền sử dụng đất, đang dùng làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, thì được tiếp tục sử dụng mà không phải nộp thêm tiền thuê đất; dược dùng giá trị quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn ngân hàng hoặc góp cổ phần liên doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các Ban quản lý dự án khu công nghiệp, các ngành, địa phương có liên quan khẩn trương hoàn chỉnh việc quy hoạch các khu công nghiệp tập trung, xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề có quy hoạch được phê duyệt. Các địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục để cán bộ nhân dân tạo điều kiện thuận lợi cho việc thuê đất để phát triển kinh tế. Chính sách lao động – tiền lương Thực hiện ký kết hợp đồng lao động giữa chủ doanh nghiệp với người lao động theo sự hướng dẫn và giám sát của Sở LĐ-TBXH để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người sử dụng lao động và người lao động theo quy định của Luật lao động Bảo vệ lợi ích chính đáng cho người sử dụng lao động và người lao động. Khuyến khích hướng tới bắt buộc các đơn vị KTTN thành lập tổ chức công đoàn đủ khi điều kiện. Liên đoàn lao động tỉnh chủ trì lập đề án việc đẩy mạnh hoạt động các tổ chức công đoàn khu vực kinh tế tư nhân, chuẩn bị tốt việc chủ doanh nghiệp và người lao động, sau 6 tháng hoạt động thành lập tổ chức công đoàn cơ sở. Từ năm 2003, bắt buộc người lao động và chủ doanh nghiệp đóng BHXH cho người lao động theo đúng luật định( Bảo hiểm xã hội tỉnh chủ trì lập đề án về thực hiện chế độ BHXH trong KVKTTN) Thành lập Qũy hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động trong việc hỗ trợ các trung tâm dạy nghề và các doanh nghiệp trong đào tạo tay nghề cho người lao động. UBND tỉnh rất chú trọng phát triển mối quan hệ giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Hình thức đào tạo ngay tại doanh nghiệp không chỉ là nơi thực tập mà còn là nơi dạy tích hợp cả lý thuyết lẫn thực hành trong dạy nghề và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động. Song song với việc xây dựng các Chương trình hành động, tỉnh còn hướng dẫn khâu Tổ chức thực hiện của các bên liên quan trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết TW5. Bên cạnh đó, tỉnh tiến tới thành lập Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và địa bàn tỉnh Hưng Yên được đánh giá là tỉnh có Hiệp hội doanh nghiệp hoạt động tốt trong việc tham gia đối thoại ba bên: cơ quan chính quyền tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp, Doanh nghiệp. Các hiệp hội đã phát huy sức mạnh của mình trong việc hỗ trợ hệ thống doanh nghiệp trong hiệp hội, tham vấn cho các cơ quan, hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý những giải pháp tốt cho công tác quy hoạch phát triển ngành, công tác điều phối sản xuất, điều tiết thị trường theo quy luật cung cầu thị trường, quy luật giá cả, đảm bảo người tiêu dùng có lợi, doanh nghiệp có lợi, nhà nước có lợi trước những biến đông của thị trường, đặc biệt là các hiệp hội đã tích cực hoạt động đã tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp, tâp hợp những nguyện vọng, ý kiến xác đáng, phản ánh trung thực cơ quan hoạch định chính sách, cơ quan quản lý ngành tiếng nói chung của doanh nghiệp. Trong thời kỳ hiện nay các hiệp hội giữ vai trò quan trọng trong việc thiết lập một thị trường phân phối trong nước theo xu hướng văn minh hiện đại trong đó phải gắn sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong nước cùng với tổ chức hệ thống bán buôn, bán lẻ hàng nhập khẩu trong điều kiện mở cửa thị trường phân phối phù hợp với các cam kết quốc tế. Ngoài ra, hàng năm tỉnh HY thường xuyên mở lớp đào tạo nguồn nhân lực để bổ sung nguồn nhân lực cho kinh tế của vùng. 2.4. Đánh giá quá trình thực thi chính sách. 2.4.1. Kết quả đạt được ( tác động tích cực). Trong việc thực thi chính sách tín dụng Trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều hệ thống ngân hàng, quỹ tín dụng như: Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Công thương Hưng Yên….Trên địa bàn tỉnh khoảng gần 40 chi nhánh và phòng giao dịch của các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Hệ thống Ngân hàng mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa hình thức cho vay vốn, mở rộng cho vay đến các thành phần kinh tế, mạng lưới ngân hàng xuông tận huyện, xã chính điều kiện này đã tạo khả năng tiếp cận vốn từ các ngân hàng của các doanh nghiệp. Trong năm qua, các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã bám sát chương trình kinh tế của tỉnh và định hướng của ngành, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế về nguồn vốn của mình, đã chủ động khai thác và mở rộng đầu tư cho vay tới mọi khách hàng, hạn chế cho vay hoặc dừng cho vay đối với các doanh nghiệp quốc doanh làm ăn kém hiệu quả. Với chủ trương thực hiện chiến lược khách hàng nhằm khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế đến dân cư, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã mở rộng mạng lưới hoạt động, huy động vốn từ tiền gửi hoạt động đến tiền gửi tiết kiệm, từ tiền gửi bằng đồng Việt nam đến ngoại tệ, đã áp dụng nhiều hình thức huy động với những kỳ hạn linh hoạt, lãi suất đa dạng, hợp lý; Một số đơn vị còn thực hiện chính sách ưu đãi với khách hàng như tặng quà, quay số trúng thưởng...Kết quả đầu tư cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh HY đạt được khá cao, đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho các đơn vị, tổ chức kinh tế để phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Bảng 2.9: Kết quả hoạt động tín dụng trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây Đơn vị: tỷ đồng Năm 2006 2007 2008 Qúy I/2009 Tổng dư nợ cho vay 5.323,6 7.043 8.707 9.073 Phân loại dư nợ theo thời hạn Ngắn hạn Trung, dài hạn 3.485,4 1.838,3 4.711,3 2.331,7 5.556 3.140 5.893 3.180 Phân loại dư nợ theo thành phần kinh tế KV dân doanh KV quốc doanh. 5.281,9 42,2 6.988,9 54,2 8.582 125 8.957 116 Nguồn: Báo cáo hoạt động tiền tệ - tín dụng- ngân hàng năm 2006 – quý I/2009. Dựa vào bảng số liệu ta thấy, tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng và tổ chức tín dụng tăng đểu qua các năm bình quân khoảng 1.700 tỷ đồng, năm 2007 tăng so với 2006 là 32,3%; năm 2008 so với năm 2007 tăng khoảng 22,3%. Trong đó, tổng dư nợ cho vay trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn ( chiếm 99,2% năm 2007;98,65 năm 2008 và 98,7% quý I/2009) và tăng qua các năm. Về tình hình cho vay của từng ngân hàng và các tổ chức tín dụng qua các năm được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.10. Tình hình tổng dư nợ của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Đơn vị: tỷ đồng Năm 2006 2007 2008 Quý I/2009 NH Nông nghiệp 2.010,4 2.510 2.915 3.250 NH Đầu tư 1.090 1.300 1.855 1.730 NH Công thương HY 347,3 342 600 550 NH Công thương khu vực Mỹ Hào 155,7 300 380 397 NH Chính sách- xã hội 422,5 531,8 769,6 869 NH Sacombank 276,1 455,5 485 530 NH TMCP Á châu 102,4 277,2 202,6 184 NH TMCP Kỹ thương 182,8 270,4 230,1 221 NH Ngoại thương 220 350 500 472 Quỹ TD Trung ương 140,6 165,6 195,8 270 Hệ thống Qũy TD nhân dân cơ sở 376,5 490,5 573,9 600 Nguồn: Báo cáo hoạt động tiền tệ - tín dụng- ngân hàng từ 2006 đến quý I/2009. Tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng tăng nhanh qua các năm, tốc độ tăng nhiều nhất và cho vay lớn nhất là NH Nông nghiệp (chiếm khoảng 35% tổng dư nợ tín dụng ), tiếp đến là NH Đầu tư (chiếm gần 20,5%), trong khi đó cho vay ít nhất là NH Công thương khu vực Mỹ Hào chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 3%). Theo tin từ Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh, trong tháng đầu tiên thực hiện hỗ trợ lãi suất tiền vay theo Quyết định số 131/QĐ-TTg và Thông tư số 02/2009/TT-NHNN, đã có trên 898 tỷ 460,3 triệu đồng được “bơm” vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của tỉnh, có 3.124 khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức  kinh tế được nhận vốn theo chương trình hỗ trợ lãi suất. Địa phương có tổng dư nợ nhiều nhất đến thời điểm này là huyện Yên Mỹ với 180 khách hàng vay trên 235,7 tỷ đồng, huyện Khoái Châu có 644 khách hàng vay trên 158,5 tỷ đồng, huyện Mỹ Hào có 366 khách hàng vay trên 158,1 tỷ đồng… Ngân hàng thương mại có số dư nợ cho vay cao nhất đến thời điểm này là: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp - PTNT cho vay 527 tỷ 297 triệu đồng, Chi nhánh Ngân hàng Công thương trên 156 tỷ đồng, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển 88 tỷ 290 triệu đồng… Cũng theo Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh, đã có 327 doanh nghiệp được vay vốn của các ngân hàng thương mại theo chương trình hỗ trợ lãi suất với tổng số tiền đã giao nhận là 479 tỷ 59 triệu đồng. Các ngân hàng vẫn đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thẩm định dự án, giúp doanh nghiệp sớm có được nguồn vốn để duy trì sản xuất. Qua phân tích trên ta thây, vấn đề tiếp cận vốn của của các doanh nghiệp với các nguồn vốn tín dụng đã được cải thiện, chủ trương hỗ trợ lãi suất vốn vay, kích cầu tổng thể nền kinh tế của Chính phủ đã bước đầu giúp hàng trăm doanh nghiệp và hộ sản xuất, kinh doanh duy trì sản xuất, giảm giá thành sản phẩm và giải quyết được hàng nghìn việc làm cho người lao động. Về thực thi chinh sách lao động. Thực hiện công văn số: 5088/BKH-PTDN ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Bộ Kế hoạch – đầu tư về việc ước thực hiện kế hoạch trợ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22037.doc
Tài liệu liên quan